Đề tài Phương hướng và giải pháp phát triển công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp của huyện Thạch Thất - Tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001-2005

A. Lời nói đầu 1

B. NỘI DUNG 3

Chương I: Một số vấn đề chung về công nghiệp 3

và tiểu thủ công nghiệp. 3

I.Vị trí và vai trò của công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. 3

1.Khái niệm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp . 3

2. Vị trí của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế xã hội. 4

3. Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế Việt nam định hướng xã hội chủ nghĩa. 5

4. Một số phương hướng biện pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền KTQD. 8

5.Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH ở nông thôn nước ta hiện nay. 9

5.1 Đầu tư cơ sở sản xuất ở các địa phương, tạo công ăn việc làm và thu hút lao động từ nông thôn. 9

5.2 Giải quyết đầu ra cho nông nghiệp, nông thôn. 10

5.3 Điện khí hoá nông thôn. 10

5.4. Các sản phẩm cơ khí- điện phục vụ cho nông nghiệp. 11

5.5. Phân bón thuốc trừ sâu phục vụ nông nghiệp. 12

5.6. Các đề tài nghiên cứu khoa học đã được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp. 13

II. Quy luật phát triển khách quan của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. 13

1. Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp từ một ngành có vị trí thứ yếu, phát triển thành một ngành to lớn có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế. 13

2. Lịch sử phát triển của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp. 14

3. Quá trình phát triển công nghiệp từ nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn. 15

CHƯƠNG II 17

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP-TIỂU 17

THỦ CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN THẠCH THẤT-TỈNH HÀ TÂY 17

I. Điều kiện tự nhiên của huyện. 17

II. THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN THẠCH THẤT GIAI ĐOẠN 1995-1997. 19

1. Kinh tế. 19

1.1 .Về sản xuất: 19

a. Nông nghiệp: 20

b. Lâm nghiệp: 20

d. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 21

1.2. Lưu thông hàng hoá: 21

1.3 .Về cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng 22

doc48 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp phát triển công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp của huyện Thạch Thất - Tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Công nghiệp tách khỏi nông nghiệp thành một ngành sản xuất độc lập. Tuy vậy, giữa hai ngành này có mối liên hệ sản xuất rất mật thiết với nhau. Do đó, đòi hỏi công nghiệp phải quay lại kết hợp với nông nghiệp bằng các hình thức tổ chức mối liên hệ sản xuất với những hình thức đa dạng và ngày càng hoàn thiên nh : tổ chức và cung ứng nguyên liệu và tư liệu lao động cho nhau; các hình thức liên kết liên doanh, các loại hình xí nghiệp liên kết sản xuất, các công ty, tổng công ty nông-công nghiệp hoặc công-nông nghiệp … 3. Quá trình phát triển công nghiệp từ nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn. Đây là quá trình phát triển hoàn thiện về tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ. Quá trình đó trải qua 3 giai đoạn chủ yếu : hiệp tác giản đơn; công trờng thủ công; công xởng-đại công nghiệp cơ khí. Tính quy luật này của sự phát triển công nghiệp đã đợc Lênin phát hiện và đợc đề cập trong tác phẩm “sự phát triển của chủ nghĩa t bản ở nớc Nga”. Các giai đoạn phát triển trên có nhiều điểm khác nhau, trong đó có 2 điểm nổi bật là sự khác nhau về mức độ phát triển phân công lao động xã hội và sự hoàn thiện của các công cụ lao động. So với giai đoạn hiệp tác giản đơn, ở giai đoạn công trờng thủ công, người ta vẫn sử dụng công cụ thủ công, nhng do có sự phân công và hiệp tác lao động nên sức sản xuất giai đoạn này tăng lên nhiều. Trong giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, phân công lao động và công cụ lao động đã có sự thay đổi căn bản : công cụ cơ khí được sử dụng phổ biến, phân công và hiệp tác lao động đợc thực hiện sâu rộng hơn. chính vì vậy, khả năng sản xuất được mở rộng, hiệu quả sản xuất được nâng cao. Sự phát triển công nghiệp có thể diễn ra tuần tự theo các giai đoạn nêu trên, nhng cũng có thể phát triển nhảy vọt từ trình độ thấp lên trình độ cao, khi nó được bảo đảm những điều kiện phù hợp. Trong thời đại ngày nay, con đờng phát triển nhảy vọt đợc áp dụng ngày càng phổ biến ở các nước đang phát triển. Nhờ chính sách huy động hợp lý các nguồn lực bên trong và sự hỗ trợ có hiệu quả từ bên ngoài, nhiều nước đã rút ngắn quá trình xây dựng nền đại công nghiệp, từ một nước lạc hậu trở thành nước có nền công nghiệp phát triển. Các nước công nghiệp mới (NIC) là những điển hình về sự phát triển này. Nghiên cứu tính quy luật này không những có ý nghĩa thực tiễn về tổ chức sản xuất, ứng dụng máy móc thiết bị mà còn góp phần thúc đẩy việc thực hiện công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất trong công nghiệp. Chương II Thực trạng phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ở Huyện Thạch Thất-Tỉnh Hà Tây I. Điều kiện tự nhiên của huyện. -Vị trí địa lý: Thạch Thất là một vùng bán sơn địa, nằm ở phía tây bắc tỉnh Hà Tây. Với diện tích tự nhiên 119,5km2. Có toạ độ địa lý 20o58’23”-21o06’10” độ vĩ bắc 105o27’54”-105o32’22” độ kinh đông. Phía bắc giáp huyện Phúc Thọ; phía nam, đông giáp huyên Quốc Oai; phía tây giáp huyện Lương Sơn-Hoà Bình, huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây. Trung tâm huyện cách thị xã 13km về phía Tây Bắc, cách thị xã Hà Đông 28km về phía Đông nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 40km về phía Đông, gồm 19 xã và 1 thị trấn. Có đường quốc lộ 32 chạy qua phía bắc huyện, quốc lộ 21A ở phía Tây, đường cao tốc Láng-Hoà Lạc chạy qua ở phía Nam huyện, tỉnh lộ 80, 84 chạy qua huyện tạo nên mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế-xã hội. Địa hình huyện là khu vực chuyển tiếp của vùng núi tỉnh Hoà Bình xuống đồng bằng sông Hồng. Hình dáng địa hình có xu hướng dốc từ phía Tây-Bắc xuống Đông-Nam, nghiêng từ Tây sang Đông, được chia thành 2 vùng chính: + Vùng đồi gò bán sơn địa: Nằm phía hữu ngạn sông Tích thuộc khu vực phía Tây huyện với diện tích 70,56km2 chiếm 60,7% diện tích toàn huyện. + Vùng đồng bằng: Nằm phía tản ngạn sông Tích thuộc khu vực phía Đông của huyện, nói chung địa hình tương đối bằng phẳng, ở phía đông nam có nhiều vùng trũng. -Về khí hậu: Thạch Thất thuộc vùng khí hậu miền bắc Việt Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa nóng ấm và mùa khô hanh, nhiệt độ trung bình hàng năm 23,8oC. Độ ẩm không khí trung bình từ 80%- 85%.lượng mưa trung bình 1753mm, số ngày nắng trong năm khoảng 270 ngày. Hướng gió chủ yếu là tây- bắc, đông- nam, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió Lào khoảng từ tháng 5 đến tháng 7. Với đặc điểm khí hậu nêu trên là điều kiện thận lợi để nuôi trồng các loại cây, con vùng nhiệt đới, nhưng cũng có hạn chế là mùa mưa thường ngập úng, mùa khô hanh thường bị hạn đặc biệt là vùng đồi gò, còn gần 800 ha thường bị hạn do chưa có công trình tưới nước. -Về tài nguyên: + diện tích đất tự nhiên của Huyện Thạch Thất 11948,84 ha trong đó đã khai thác đưa vào sử dụng 10775,45 ha chiếm 90,18% quĩ đất, chử dụng 1173,39 ha bằng 9,82%. + Theo hệ thống phân loại đất Việt Nam vể thổ nhưỡng đất đai của huyện được chia làm 4 nhóm chính. Nhóm đất phù sa: với diện tích 7.979 ha bằng 90,31%. Nhóm Feralit: với diện tích 138 ha chiếm 1,56%. Nhóm dốc tụ: diện tích 407 ha bằng 4,61%. Nhóm đất vàng đỏ trên đồi cao diện tích 311 ha bằng 3,52%. Nhìn chung đất đai ở các vùng đồng bằng có độ phì nhiêu cao, với nhiều loại địa hình nên có thể bố trí nhiều loại cây trồng. + Tổng quỹ đất của huyện phân bố không đều, các xã vùng đồi gò bán sơn địa dân cư thưa, diện tích lớn, các xã vùng đồng bằng dân cư đông đúc, diện tích nhỏ. Bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người khoảng 0,09 ha. Đất nông nghiệp chiếm 65%, bình quân khẩu nông nghiệp 562m2/người. Đất lâm nghiệp có khoảng 905,06 ha thuộc loại rừng trồng. Đất chuyên dùng 2.070,81 ha chiếm 17,33% diện tích đất tự nhiên. + Tài nguyên nước: Nước mặt chủ yếu ở các sông, suối trong nội huyện cung cấp và sự điều tiết ở nơi khác đến bằng các hệ thống công trình thủy lợi như trạm bơm tưới phù sa và hồ Đồng mô. Nước ngầm ở vùng đồng bằng tương đối dồi dào và ở mức nông, vùng đồi gò chưa có tài liệu khoan địa chất nhưng với giếng đào của dân khoảng 6-10m đã có nước. + Khoáng sản: Từ trước đến nay chưa có tài liệu nghiên cứu, đánh giá đầy đủ nguồn khoáng sản trên địa bàn 20 xã của huyện, chỉ có phát hiện ra đất sét ở Minh Nghĩa, Đại Đồng vào năm 1971 do đoàn địa chất 307 lập năm 1982. + Phân vùng sinh thái: Do đặc điểm tự nhiên về khí hậu, địa hình thổ nhưỡng, thuỷ văn huyện Thạch Thất có thể phân ra hai vùng sinh thái: Tiểu vùng đồi gò bán sơn địa thuộc hệ sinh thái đồi vườn và trồng lúa nước, rất thích hợp các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi trâu, bò. Tiểu vùng đồng bằng: Thuộc hệ sinh thái đồng bằng, chế độ canh tác chính là 2 vụ lúa, một vụ màu, có lợi thế với cây ăn quả và chăn nuôi lợn, gia cầm và nuôi thuỷ sản. + Về cảnh quan, di tích lịch sử và du lịch: Thạch Thất là một vùng đất cổ, hình thành và phát triển sớm ở nước ta. Theo thống kê của ngành văn hoá có 98 di tích như đình chùa, đền miếu, văn chỉ, trong đó có 30 di tích đã được xếp hạng. Nổi bật có đền thờ trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, chùa Tây Phương, cùng nhiều lễ hội làng Việt cổ, làng nghề truyền thống. Sự hiện diện của vùng đồi thấp, bên cạnh có hồ nước Tân Xã cây xanh bốn mùa nằm ở khu vực phía Tây của huyện và sông Tích uốn khúc chảy từ Bắc xuống Nam. Với tài nguyên nhân văn và cảnh quan du lịch với vị trí không xa thủ đô Hà Nội nên có nhiều thuận lợi trong phát triển du lịch. + Dân số và lao động: Dân số Thạch Thất năm 1997 là 137.202 người, tốc độ tăng bình quân 1,2%. Mật độ dân số trung bình 1.142 người/km2, trong đó vùng đồng bằng 1.942 người/km2, vùng bán sơn địa 635 người/km2. Lao động có 63.773 người trong đó lao động vùng nông nghiệp 84,5%, lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 10,5%, còn lại là lao động ngành dịch vụ, có 8/20 xã trong huyện có làng nghề thủ công nghiệp. II. Thực trạng kinh tế xã hội của huyện Thạch Thất giai đoạn 1995-1997. 1. Kinh tế. .Về sản xuất: Tổng giá trị sản xuất 1995: 270,237 tỷ đồng, năm 1996: 294,43 tỷ đồng, năm 1997: 322,734 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân 3 năm (1995-1997) là 8,2%. Tổng giá trị tăng thêm (GDP) năm 1995 là 165,938 tỷ đồng, năm1996 là 184,907 tỷ đồng, năm 1997 là 194,773 tỷ đồng. Tốc độ tăng GDP bình quân 3 năm (1995-1997) là 7,2%, trong đó: nông nghiệp tăng 2,2%, công nghiệp, thủ công nghiệp-xây dựng cơ bản tăng 12,5%, dịch vụ-du lịch tăng 13,4%. Huy động ngân sách từ GDP năm 1995 là 3,15%, năm 1996 là 3,3%, năm 1997 là 2,86%. GDP bình quân đầu người năm 1995 là 1,237 triệu đồng, năm 1996 là 1,362 triệu đồng, năm 1997 là 1,419 triệu đồng, bình quân tăng 3 năm là 8,5%, bình quân lương thực đầu người năm 1995 là 357kg, năm 1996 là 333kg, năm 1997 là 320kg. Trong 3 năm qua, mức tăng trưởng kinh tế ở mức trung bình, nhưng điểm xuất phát trên 3 mặt chủ yếu là GDP bình quân đầu người, mức lương thực bình quân và tỷ lệ huy động ngân sách do chưa có xuất khẩu nên có mức thu nhập thấp. Tuy đời sống nhân dân có được cải thiện hơn song vẫn còn khó khăn. a. Nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp nhìn chung có những bước phát triển do được đầu tư về cơ sở vật chất nên giá trị trồng trọt năm 1995, vụ xuân năm 1996, 1997 có bước phát triển khá, năng xuất cao nhất từ trước tới nay (trên 50 tạ/ha/vụ). Nhưng vụ mùa của 2 năm 1996-1997 do sâu bệnh và ngập úng nặng nên sản lượng lương thực giảm. Chăn nuôi từng bước phát triển, cơ cấu ngành đã có bước chuyển dịch. - Cây lương thực chiếm tỷ trọng cao về diện tích: 88,3%, ngô và cây rau màu khác chiếm tỷ trọng rất thấp, cần đẩy mạnh cây vụ đông lên 62% diện tích lúa vụ mùa. - Ngành chăn nuôi của huyện Thạch Thất cũng từng bước được phát triển, trong cơ cấu ngành công nghiệp tỷ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng tăng dần, nhưng mức tăng vẫn còn chậm. Một số vật nuôi chu yếu: Đàn trâu năm 1997 tăng 5% so với năm 1995, đàn bò tăng 14%, đàn lợn tăng 5,5% và gia cầm tăng gần 30% (năm 1997 so với năm 1995). Từng bước đã đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi như bò lai sind, lợn hướng nạc… Song việc áp dụng các tiến bộ khoa học còn chậm, chưa có hướng đầu tư chăn nuôi, các con vật nuôi có giá trị kinh tế cao như dê, bò sữa… b. Lâm nghiệp: Toàn huyện có 9.055,06 ha đất lâm nghiệp chiếm7,57% diện tích đất tự nhiên và 8,4% diện tích đất sủ dụng.Đất lâm nghiệp của Thach Thất chủ yếu trồng keo, bạch đàn và một số loại cây khác được trồng từ những năm 80 theo chương trình dự án 327,dự án PAM.Việc khai thác gỗ, củi chỉ mới tiến hành gần đây song giá trị rất nhỏ: năm 1995 là 467 triệu đồng, năm 1996 là 557 triệu đồng, năm 1997 là 685 triệu đồng. c.Thuỷ sản: Hiện tại huyện Thạch Thất có 219 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chiếm 3,12% đất nông nghiệp và 306,2 ha mặt nước chưa sử dụng.Việc nuôi thuỷ sản trong một vài năm gần đây có xu thế giảm.Tổng giá trị sản xuất năm 1995 là 1.200 triệu đồng, năm 1996 là 2.494 triệu đồng, năm 1997 là 2.711 triệu đồng, tốc độ bình quân 3 năm là 5%. Hướng tập trung khai thác đưa vào sử dụng hết diện tích mặt nước chưa chăn thả cá, phát động nông dân phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ đặc sản để tăng nhanh giá trị sản phẩm về thuỷ sản. d. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã được tổ chức lại thích ứng với cơ chế thị trường, chuyển hướng sản xuất kinh doanh cải tiến mẫu mã từng bước đạt kết quả khá. - Tổng giá trị sản xuất năm 1995 là 59.694 triệu đồng, năm 1997 là 81.399 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân 3 năm (1995-1997) là 12,5%. - Hiện tại có một doanh nghiệp nhà nước (gạch Cẩm Thanh) tổng vốn kinh doanh là 5,52 tỷ đồng với 220 công nhân. Có 4 công ty TNHH hành nghề xây dựng và trang trí nội thất tổng số vốn đăng ký 6,172 tỷ đồng với 196 lao động. Có 2714 hộ cá thể sản xuất thủ công nghiệp với gần 8.695 lao động. - Thủ công nghiệp của Thạch Thất chủ yếu là làng nghề truyền thống, có 5 làng nghề với 2.270 hộ làm nghề thủ công tập trung vào một số ngành như kim khí, chế biến lâm sản, sản xuất đồ mộc, sản xuất vật liệu xây dựng, làm hàng mây tre đan,… 1.2. Lưu thông hàng hoá: Thương mại dịch vụ: Trong những năm qua hoạt động dịch vụ ở các cụm dân cư, ở trung tâm các xã, các thị trấn, các chợ trên địa bàn huyện phát triển mạnh. Năm 1997 có khoảng 3.200 lao động tham gia vào ngành thương mại dịch vụ và khoảng 2.700 lao động nông nghiệp kết hợp tham gia hoạt động thương mại. Tổng giá trị sản xuất năm 1995 là 28.808 triệu đồng, năm 1997 là 38.251 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 16% đã đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Dịch vụ các ngành phi vật chất: Do nhu cầu ngày càng tăng nhanh về sản xuất hàng hoá và đời sống nhân dân nên các dịch vụ về tài chính ngân hàng, bưu điện, y tế, bảo hiểm,…ngày càng tăng. Giá trị sản xuất năm 1995 là 35.644 triệu đồng, chiếm 55,3% trong cơ cấu lưu thông, năm 1997 là 54.460 triệu đồng, chiếm 58,8% cơ cấu lưu thông dịch vụ. Đã đáp ứng được nhu cầu phục vụ đời sống và quản lý Nhà Nước. Du lịch: Huyện Thạch Thất thuộc cụm du lịch Sơn Tây-Thạch Thất-Quốc Oai, có chùa Tây Phương, hồ Tân Xã, các đình, chùa, di tích lịch sử văn hoá, các làng nghề truyền thống và các lễ hội truyền thống. Nhưng trong những năm qua chưa được đầu tư xây dựng điểm tham quan du lịch, nên nền kinh tế du lịch chưa được hình thành. Tài chính-ngân hàng: Ngành tín dụng, ngân hàng đã có nhiệu đổi mới về hoạt động, huy động vốn, cho vay, thu nợ doanh số cho vay năm 1997 là 41,9 tỷ đồng tăng 5% so với năm 1996. Đối tượng cho vay nông nghiệp chiếm 66,7%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 24,1%, dịch vụ là 9,2%. Số dư nợ tiết kiệm năm 1997 là 16,96 tỷ đồng tăng hơn năm 1996 là 24,2%. Đối tượng và ngành nghề cho vay được mở rộng, từng bước đã đáp ứng được nhu cầu về vốn phục vụ nhân dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, các hộ nghèo đã có vốn để xoá đói giảm nghèo một cách có hiệu quả. .Về cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng Thuỷ lợi: Thuỷ nông: Toàn huyện có 43 trạm bơm, trong đó 24 trạm bơm tưới và 19 trạm bơm tiêu. Tổng công suất là 224.910m3/h. Đê điều: Huyện Thạch Thất có tuyến đê tả ngạn sông Tích do nhà nước quản lý với chiều dài 16,5km. Có 18 cống tiêu dưới đê làm nhiệm vụ tiêu nước về mùa mưa. b. Điện: Nguồn điện: hiện tại huyện Thạch Thất được cấp điện bằng 3 trạm biến áp trung gian với tổng công suất 9.000 KVA. + Khu vực 1: Cấp từ trạm trung gian Thạch Thất với công suất 3.600 KVA lấy từ trạm E7 Sơn Tây cấp cho các xã phía bắc. + Khu vực 2: Cấp từ trạm trung gian Thạch Hoà công suất 1.800 KVA lấy từ nguồn E7 Sơn Tây cấp cho các xã phía tây huyện. + Khu vực 3: Từ trạm trung gian Bình Phú công suất 3.600 KVA lấy nguồn từ Quốc Oai cấp cho các xã phía Nam. Lưới điện: Lưới điện ở Thạch Thất chủ yếu là 2 cấp điện áp 35KV và 10KV nhưng chủ yếu là cấp điện áp 10KV. Hiện tại có 65 trạm biến áp tiêu thụ, số máy biến áp là 69 với tổng công suất là 9.770 KVA. Đường dây cao thế là 125,8 km, đường dây hạ thế là 169,2 km, tổng phụ tải 17.776 kw. c. Giao thông vận tải: Mạng lưới đường bộ đã được phát triển đồng bộ từ vùng đồi gò đến vùng đồng bằng, mật độ là 2,21km/km2. Đường quốc lộ thuộc địa phận là 13 km bao gồm đường 21A, 32. Đường tỉnh lộ thuộc địa phận huyên là 22 km gồm tỉnh lộ 80, 84 trong đó đường rải nhựa 14 km, đường cấp phối là 8 km. Đường liên xã 65 km trong đó có 9,2 km rải nhựa. Đường thôn xóm 163,6 km, trong đó đường nhựa 7,5 km, đường bê tông, đương gạch 45 km, đường cấp phối 111,1 km. d. Thông tin liên lạc: Mạng lưới thông tin liên lạc hiện nay đã có 3 tổng đài kỹ thuật số với dung lượng 3000 số, số máy điện thoại có trên mạng là 1800, mật độ là 1,31 máy trên 100 dân. Số bưu cục là 3, bán kính phục vụ bình quân mỗi bưu cục là 4km, mạng thông tin tuyên truyền phát hành báo trí được tổ chức tốt ở tất cả các xã. 2. Xã hội Thu nhập và đời sống: Sau những năm đổi mới với tình hình kinh tế của huyện Thạch Thất đã có những sự tăng trưởng nhất định (Tốc độ tăng bình quân từ 1995-1997 là 7,2%). Phần lớn dân cư ở các thị trấn, xã, cụm dân cư đã tìm được việc làm, khu vực nông thôn sản xuất nông nghiệp phát triển mở ra triển vọng mới. Nhờ vậy, đời sống nhân dân được ổn định, một bộ phận được cải thiện rõ rệt. Giá trị bình quân thu nhập đầu người năm 1995 là 1,237 tiệu đồng, năm 1997 là 1,419 triệu đồng. Bộ mặt dân cư ở một số cụm, thị trấn được đổi mới như nhà cửa, cửa hàng, cửa hiệu khang trang hơn. ở khu vực nông thôn nhờ chính sách khoán giao ruộng đất ổn định nên đã phát huy được sức sản xuất, nông dân tập trung đầu tư thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi kết hợp sản xuất thủ công nghiệp nên đời sống cũng được ổn định. 1.2. Giáo dục đào tạo: Mạng lưới giáo dục được phát triển rộng khắp huyện, số học sinh đến trường ngày càng cao, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm đáng kể, chất lượng giáo dục đào tạo được nâng cao. Hiện tại 19 xã, 1 thị trấn trong huyện đã có trường tiểu học và trung học cơ sở. Có 2 trường PTTH ở 2 khu vực trung tâm, có 27,2% dân cư đang đi học ở các cấp học. Trong hai năm trung tâm hướng nghiệp dạy nghề đã mở ra các lớp cho học sinh phổ thông như: Tin học, điện tử, điện dân dụng, cắt may,…cho 7.748 học sinh và 600 thanh niên. 1.3. Y tế, dân số: Huyện Thạch Thất có 1 bệnh viện, có phòng khám đa khoa khu vực, tổng số cán bộ y tế 146 người. Trong đó bác sĩ là 24 người, bình quân 5.448 người dân có 1 bác sỹ. Mạng lưới trạm y tế xã có cả ở 20 xã với số cán bộ y tế xã là 76 người. Tổng dân số huyện năm 1997 là 137.202 người, tốc độ tăng dân số từ năm 1995-1997 là 1,2%. 1.4. Về văn hoá thông tin: Đời sống tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao, đài truyền thanh huyện và xã đảm bảo thời lượng truyền thanh. Khoảng 98% số hộ được nghe đài và 60% số hộ được xem truyền hình. 100% các xã có báo nhân dân, báo Hà Tây. Nếp sống văn hoá được đẩy mạnh, có 14.300/30.890 hộ được công nhận gia đình văn hoá. Có 19/45 làng xã xây dựng hương ước làng xã, có 30/98 di tích được nhà nước công nhận di tích lịch sử. III. Thực trạng phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 1996-2000. 1. Những đặc điểm chính: Thạch Thất có diện tích đất tự nhiên 12.807 ha, gồm 20 xã thị trấn, là huyện nông nghiệp có 11 xã vùng nông giang, 9 xã vùng đồi gò. Lực lượng lao động xã hội của huyện khá lớn, mức độ thu hút vao công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp chưa nhiều. Năm 2000 lao động sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là 13.000/68.421 người. Đặc biệt có 8 làng nghề truyền thống đang phát triển mạnh với các nghề như mộc cổ truyền, mộc dân dụng, mây tre giang đan, cơ kim khí,…Trong đó phát triển mạnh kể cả diện rộng là nghề chế biến sản xuất đồ mộc, cơ kim khí với đội ngũ kỹ thuật đông đảo đã góp phần quan trọng nâng cao mức sống nhân dân. Có hệ thống đường điện, trạm biến áp phủ kín 20 xã. 2. Tình hình sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp 1996-2000. Trong những năm qua tuy tình hình kinh tế- xã hội có nhiều khó khăn nhưng các cấp uỷ, chính quyền từ xã đến huyên đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tạo ra sự chuyển biến và đạt được một số kết quả đáng kể: a. Những kết quả đạt được: Đã tập trung khá lớn nguồn vốn đầu tư cải tạo hệ thống trạm biến áp và đường dây tải điện, hệ thống giao thông liên xã, các trục giao thông nối liền tỉnh lộ, quốc lộ tới cụm dân cư, một số nơi đã bố trí được bến bãi chứa vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. Lực lượng sản xuất ngoài quốc doanh phát triển khá mạnh, với nhiều loại hình sản xuất: + 4 hợp tác xã sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. + 5 tổ hợp tác. + 15 công ty trách nhiệm hữu hạn. + Đặc biệt có 9.300 hộ sản xuất kinh doanh công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đủ các ngành nghề. Lực lượng trên chủ yếu tập trung ở các xã có nghề thủ công truyền thống. Ngoài ra nhiều làng đã có nghề mới như xay sát lương thực, vận tải, may mặc, khâu bóng,…phát triển ở nhiều xã trong huyện. Các loại hình sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh đã thu hút một lực lượng lao động thường xuyên năm sau nhiều hơn năm trước: Năm 1996 có 8.675 lao động công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp , chiếm tỷ lệ 14% lao động xã hội; năm 2000 có 13.000 lao động, chiếm 19% lao động xã hội. Do nhu cầu cạnh tranh để tồn tại và phát triển đã đẩy nhanh mức độ cơ giới hoá ở các khâu, chính vì vậy nhiều sản phẩm có chỗ đứng ổn định ở thị trường trong nước và một số thị trường tham gia xuất khẩu. Trên địa bàn duy nhất có 2 doanh nghiệp nhà nước sản xuất vật liệu xây dựng đang từng bước ổn định sản xuất. Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng khá, tốc độ tăng bình quân trong thời gian 1996-2000 là 14,3%. Thu ngân sách ngoài quốc doanh giữ ở mức ổn định. Năm 1996 gia trị công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là 59 tỷ đồng, thu ngoài quốc doanh là 1,118 tỷ đồng gồm cả dịch vụ và xây dựng cơ bản. Đến năm 2000, giá trị công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là 100,2 tỷ đồng, thu ngoài quốc doanh là 1,294 tỷ gồm cả dịch vụ và xây dựng cơ bản. Những năm qua, các câp, các ngành, các đoàn thể, nhất là hội phụ nữ đã bước đầu quan tâm đến công tác khuyến công. 12 xã chủ yếu là thuần nông đã tổ chức được 25 lớp học các nghề: Mây tre giang đan, khâu bóng, làm nón mũ lá, chế biến lương thực thực phẩm, thêu ren, tin học điện tử cho 1.701 người. Ngoài ra Trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp dạy nghề đã tổ chức dạy nghề và thi nghề cho: 3.150 học sinh theo chương trình hướng nghiệp và đào tạo nghề cấp tốc phục vụ nhu cầu sản xuất. Kết quả trên bước đầu tạo ra những tiền đề mới cho sự phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Song so với yêu cầu và tiềm năng thì đang còn nhiều tồn tại yếu kém. b. Những tồn tại: Tỷ lệ lao động công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp so với tổng số lao động xã hội trên địa bàn hàng năm còn thấp (bình quân 5 năm la 15,5%). Một số làng nghề truyền thống phát triển mạnh song số làng thuần nông ít nghề còn chiếm tỷ lệ cao (46/54 làng chiếm 85%). Đáng chú ý là lực lượng sản xuất của các làng nghề bung ra chưa tổ chức lại, hiện tượng nhiều hộ sản xuất kinh doanh lớn nhưng không đăng ký kinh doanh. Tình trạng ô nhiễm môi trường: không khí, nguồn nước, tiếng ồn ở các xã như xã Phùng Xá, Hữu Bằng, Chàng Sơn đang ở mức báo động, làm ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ công đồng dân cư. Song việc khắc phục còn nhiều khó khăn vượt tầm giải quyết của cơ sở, huyện. Công nghiệp quốc doanh trên địa bàn nhỏ bé, còn nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp, nhất là thị trường xuất khẩu. Công nghệ sản xuất lạc hậu, mẫu mã cải tiến chậm, khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Đáng chú ý đang xuất hiện tình trạng làm hàng xô, chất lượng sản phẩm kém ảnh hưởng đến uy tín nghề truyền thống. ý thức,trách nhiệm và chấp hành lập pháp của các cơ sở sản xuất chưa nghiêm. Việc nhân cấy nghề, phát triển nghề mới gặp nhiều khó khăn về nhận thức, về kinh phí đào tạo nghề, vì vậy hiệu quả đào tạo nghề đáp ứng ở mức độ thấp. Công tác quản lý Nhà nước tuy có quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ chính quyền từ xã đến huyện nhưng bộ máy quản lý từ các cơ sở xã, thị trấn đến các ban ngành chưa được củng cố kiện toàn, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo, hầu hết các xã, thị trấn vẫn chưa bố trí cán bộ theo dõi. Cơ sở kỹ thuật hạ tầng không đáp ứng như đường liên xã còn hẹp, yếu về kết cấu, bến bãi hầu như chưa có hoặc bố trí tuỳ tiện làm ảnh hưởng thường xuyên đến chật tự an toàn giao thông, hệ thống đường dây và trạm biến áp, thông tin liên lạc tuy có đầu tư cải tạo, nâng cấp song còn nhiều bất cập. Danh sách Số làng có nghề và số làng đạt tiêu chuẩn làng nghề năm2000 và dự kiến 2005. TT Tên xã Số làng trong xã Năm 2000 Dự kiến 2005 Số làng có nghề Số làng đạt tiêu chuẩn làng nghề Số làng có nghề Số làng đạt tiêu chuẩn làng nghề 1 Cẩm Yên 3 2 2 Đại Đồng 1 1 1 1 3 Lại Thượng 6 4 4 Phú Kim 4 3 5 Hương Ngải 1 1 1 1 6 Canh Nậu 1 1 1 1 7 Dị Nậu 2 2 2 1 8 Phùng Xá 2 2 2 2 9 Hữu Bằng 1 1 1 1 10 Bình Phú 4 4 4 4 11 Thạch Xá 2 2 1 2 2 12 Chàng Sơn 1 1 1 1 1 13 Cần Kiệm 3 2 3 2 14 Đồng Trúc 4 1 1 3 15 Hạ Bằng 3 1 1 2 16 Tân Xã 3 2 17 Bình Yiên 6 4 18 Kim Quan 2 2 19 Liên Quan 4 1 3 20 Thạch Hoà 1 1 Cộng: 54 20 7 43 14 3. Nguyên nhân: Xuất phát điểm về kinh tế- xã hội của huyện Thạch Thất còn thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của huyện. Trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý của lực lượng lao động của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp còn hạn chế. Công nghệ kỹ thuật chưa được đầu tư đúng mức. Nguồn vốn cho vay còn chưa cao, lãi xuất còn ít hấp dẫn để khuyến khích người dân tham ra, mở rộng sản xuất kinh doanh. Xây dựng công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn là một vấn đề lớn. Nhưng nhận thức đang còn coi là vấn đề còn mới, từ đó sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở các mặt: Con người và bộ máy quản lý cụ thể, tổ chức lãnh đạo chưa ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. Các chế độ chính sách có đề ra nhằm khuyến khích tháo gỡ cho cơ sở. Song quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, chậm chễ trong việc triển khai thực hiện. Chương III Phương hướng và giải pháp phát triển công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2001-2005. I. Phương hướng phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2010. Chuyển nhanh theo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0018.doc
Tài liệu liên quan