Khác với không khí trầm lắng cũng những tháng đầu năm 2006, từ giữa tháng 5 trở lại đây, thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam đã sôi động hẳn. Hiện nay, xuất khẩu mặt hàng gạo đã đạt 50% mục tiêu về khối lượng và trên 50% mục tiêu về kim ngạch xuất khẩu.Viện Nghiên cứu Thương mại cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2006, xuất khẩu gạo đạt 2.94 triệu tấn, kim ngạch đạt 795 triệu USD, tăng 7,8% về khối lượng và 4.3% về kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta, hiện chiếm tới 75% lượng gạo xuất khẩu của cả nước.Sau một thời gian chuyển sang mua gạo của Pakistan, các khách hàng Châu Phi đã quay lại với nguồn cung ứng từ Việt Nam. Philippines cũng đang có kế hoạch mua thêm 100 nghìn tấn gạo Việt Nam để đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong 3 tháng giáp hạt sắp tới. Đặc biệt, mới đây, vụ trúng thầu xuất khẩu 50000 tấn gạo loại 5% tấn với giá tới 270 USD/tấn (giá FOB) vào thị trường Iraq cũng góp phần làm "nóng" thêm bầu không khí thu mua, chế biến, xuất khẩu gạo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng mạnh do nhu cầu nhập khẩu gạo Việt Nam từ một số thị trường có xu hướng tăng.
125 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2058 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Ngoài các thị trường truyền thống như Cu Ba và Philipines chiếm trên 40% tổng lượng xuất khẩu, các thị trường khác cũng có những chuyến biến tích cực như Nhật Bản tăng 4 lần, Nam Phi tăng 4 lần…Riêng mặt hàng cao su năm nay đã vươn lên vị trí thứ 2 với mức 772 triệu USD khi xuất khẩu được 564000 tấn, tăng 10% về lượng và 29.4% giá trị.
Tiếp theo vẫn là các mặt hàng truyền thống như hạt điều với lượng xuất khẩu 103000 tấn và giá trị đạt 481 triệu USD (tăng trên 10%), hạt tiêu với lượng 106000 tấn và giá trị 146 triệu USD, rau quả đạt giá trị kim ngạch gần 235 triệu USD và tăng 31,1% so với năm 2004, riêng mặt hàng lâm sản đạt 1.74 tỷ USD và tăng 44.2% so với nắm trước.
Sau một năm gia nhập WTO, năm 2007, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt kết quả cao với tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 12.6 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2006, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và vượt mục tiêu đề ra cho năm 2010 tới 1.5 tỷ USD. Hầu hết các mặt hàng nông sản đều được giá nên giá trị xuất khẩu tăng mạnh với nhiều mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trở lên như thủy sản, gạo, cà phê, cao su, sản phẩm gỗ. Trong đó kim ngạch nông sản ước đạt khoảng 6.2 tỷ USD, so với kế hoạch tăng 26.7%, so với năm trước tăng 22.5%. Trong năm 2007, cả nước có 9 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, ngành nông nghiệp chiếm 5 mặt hàng. Các mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực như ( gạo, cao su, cà phê, tiêu, điều) đều đang đứng vị trí hạng cao và có thế mạnh cạnh tranh trên thế giới, đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn. Về tốc độ tăng trưởng kim ngạch năm nay của các mặt hàng nông sản so với năm trước, mặt hàng cà phê có tốc độ tăng cao nhất với mức tăng gần 50%. Năm 2007, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cà phê vượt qua mặt hàng gạo. Cà phê là mặt hàng về đích sớm với khoảng 1.8 tỷ USD, tăng gần 50% so với năm 2006. Mặt hàng gỗ chế biến đạt khoảng 2.34 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2006, cao su trên 1.4 tỷ USD, tăng 10%, gạo là 1.48 tỷ USD, tăng 16%, trong khi đó thủy sản vẫn dẫn đầu với mốc 3.75 tỷ USD. Ngoài ra, hàng loạt nông sản khác cũng được cải thiện đáng kể về chất lượng, giá trị mà đáng chú ý nhất là hồ tiêu với giá xuất khẩu bình quân 3500 USD/tấn, vì vậy, dù lượng xuất khẩu năm 2007 giảm khoảng 15% so với năm 2006, nhưng kim ngạch vẫn đạt 300 triệu USD, tăng 57.9%. Những nỗ lực của ngành chè trong việc đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến theo quy hoạch, tăng nhanh tỷ lệ các sản phẩm chè tinh chế, có chất lượng cao đã cải thiện đáng kể giá chè xuất khẩu của Việt Nam với mức tăng khoảng 25%, tương ứng với 270 - 280 USD/tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 130 triệu USD, tăng 18%. Ước xuất khẩu tháng 12 năm 2007 đạt 60 ngàn tấn, kim ngạch đạt trên 29 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 35% về lượng và 2.1 lần về giá trị. Lượng gạo xuất khẩu năm 2007 ước đạt 4.5 triệu tấn, kim ngạch 1.46 tỷ USD, so với năm 2006 giảm 30% về lượng, nhưng tăng 14.4% về giá trị. Khoảng cách giá gạo xuất khẩu của Việt Nam với Thái Lan đã thu hẹp, có thời điểm đạt ngang giá. Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2007 đạt khoảng 300 USD/tấn, tăng 17.5% so với năm trước. Được biết, giá gạo trên thế giới đang tăng do cầu lớn hơn cung, do đó giá lúa trong nước năm nay cũng sẽ tăng lên khoảng 4000 đồng/kg, tăng 800 đồng/kg so với năm 2007. Lượng điều xuất khẩu năm 2007 ước đạt 150 ngàn tấn, kim ngạch đạt 641 triệu USD, so với năm trước tăng 18% về lượng và tăng 27% về giá trị. So với kế hoạch năm, điều xuất khẩu vượt 43% về lượng và 28% về kim ngạch. Để đạt mức xuất khẩu trên, ngành điều đã phải nhập lượng điều thô lớn để đáp ứng cho chế biến xuất khẩu. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân năm 2007 đạt khoảng 4274 USD/tấn, cao hơn năm 2006 là 8%, năm 2005 là 11%.
Năm 2007, hầu hết các mặt hàng nông sản đều lên ngôi, trong đó 6 mặt hàng gạo, cao su, cà phê, điều, tiêu, rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu gần 6 tỷ USD, chiếm 47.23% tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản, tăng gần 30% so với năm 2006.
Để phục vụ cho xuất khẩu, nhiều vùng nông sản xuất khẩu tập trung quy mô lớn đã được hình thành như gạo và hoa quả tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cà phê tại khu vực Tây Nguyên và Lâm Đồng là chè, rau quả. So với năm 2005, tới nay hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu đều có sự gia tăng khá về sản lượng và lượng xuất khẩu, như gạo tăng thêm khoảng 2 triệu tấn, cà phê và hạt điều tăng hơn 4 lần, cao su tăng hơn 3 lần, điều này thể hiện rõ sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất hướng về xuất khẩu.
Cùng với sự gia tăng về lượng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu hàng nông sản cũng được mở rộng đáng kể. Từ chỗ chỉ phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu vào những năm 1990, đến nay, hàng nông sản Việt Nam đã có mặt trên 100 quốc gia, trong đó có các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, EU, ASEAN, Mỹ.
Trên thực tế, một số mặt hàng nông sản đã chiếm giữ được vị thế quan trọng như gạo đứng thứ 2 sau Thái Lan, cà phê đứng thứ 2 sau Brazil, hạt tiêu đứng thứ 3 sau Ấn Độ và Indonesia, nhưng thị phần các mặt hàng này vẫn còn khiêm tốn, đối với các mặt hàng như thịt và rau quả thị phần hầu như không đáng kể. Hiện mặt hàng gạo mới chiếm khoảng 20 - 25% thị phần thị trường gạo, cà phê chiếm khoảng 15 - 20% thị phần thương mại cà phê, hạt tiêu chiếm 30% thị phần mậu dịch hạt tiêu và hạt điều chiếm khoảng 25% thị phần hạt điều thế giới. Còn cao su và chè chỉ chiếm khoảng 10% thị phần thế giới. Ở Đồng bằng sông Cửu Long có trái ngon, nhiều loại đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nhưng năng suất kém, độ đồng đều thấp, không đủ số lượng để đưa ra thị trường thế giới, nhất là công nghệ sau thu hoạch gần như bị bỏ quên.
Đồng bằng sông Cửu Long, mỗi năm sản lượng lương thực đạt khoảng 20 triệu tấn nhưng công suất hệ thống kho chứa bảo quản trong toàn vùng chỉ đạt 35000 tấn. Số lượng còn lại đều do nông dân tự lo. Yếu tố này đã làm hao hụt một lượng khá lớn nông sản. Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện thất thoát nông sản dạng hạt bình quân vào khoảng 18%/năm, dạng quả và củ trên 22%/năm. Đây là tỷ lệ khá cao so với mức hao hụt bình quân 10% của các nước trong khu vực. Các chuyên gia nông nghiệp đã ước tính, chỉ cần giảm mức hao hụt nông sản sau thu hoạch xuống 10% thì có thể tăng sức cạnh tranh lên 7% và nông dân tăng thu nhập hơn 3%.
Trong thời kỳ vừa qua, Việt Nam được mùa về xuất khẩu các mặt hàng nông sản với kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, các mặt hàng nông sản xuất khẩu ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại, chất lượng các mặt hàng nông sản xuất khẩu cũng được nâng cao...Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhìn một cách tổng quát thì nền nông nghiệp của nước ta vẫn có năng suất,chất lượng và hiệu quả cạnh tranh thấp so với nhiều nước trên thế giới. Việc thực hiện chủ trương nâng cao năng xuất, chất lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của các sẩn phẩm nông lâm thủy sản chưa được nhiều. Vấn đề dịch bệnh trên cây trồng, gia xúc, gia cầm vệ sinh an toàn thực phẩm đang đặt ra nhiều bức xúc, thêm vào đó thời tiết diễn biến hết sức phức tạp đã gây ra nhiều khó khăn cho nông nghiệp. Nhằm khắc phục từng bước những vấn đề còn đang tồn tại trong những năm vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra nhóm nhiệm vụ cấp bách cần tập trung chỉ đạo trong năm 2008 và những năm tới để đạt mục tiêu năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 13.5 tỷ USD. Theo đó, diện tích đất nông nghiệp trồng cây lương thực như (lúa, ngô...) sẽ tiếp tục giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng nên công tác giống, phòng chống sâu bệnh được đặt lên hàng đầu để sản lượng của 7.25 triệu ha lúa đạt 36 - 36.5 triệu tấn, sản lượng ngô đạt 5 triệu tấn. Các loại cây công nghiệp chủ lực như ( cà phê, cao su, chè, mía, điều...) duy trì diện tích hiện tại, chỉ phát triển mới ở những khu vực có điều kiện thuận lợi, tập trung chủ yếu vào cải tạo, đưc ác giống mới để cải thiện năng suất, chất lượng. Diện tích các loại cây ăn quả đặc sản sẽ được mở rộng theo hướng xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, thực hiện quy trình sản xuất GAP với diện tích dự kiến khoảng 800000 ha. Trên cơ sở nhận diện những điều kiện thuận lợi và hạn chế sau một năm gia nhập WTO, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định tiếp tục xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có năng xuất, chất lượng, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao gắn với hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2. Thị trường xuất khẩu hàng nông sản
Trong quá trình đổi mới về kinh tế, nông nghiệp là lĩnh vực đạt được những thành tựu hết sức to lớn. Sản xuất lương thực, chăn nuôi, rau quả và cây công nghiệp đều có những bước phát triển mạnh mẽ. Liên tục trong nhiều năm, nông nghiệp đạt mức tăng trưởng trên 4.5%/năm. Cùng với việc đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thị trường nội địa, xuất khẩu nông sản cũng tăng nhanh cả về sản lượng và kim ngạch.
Thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong những năm qua đã được mở rộng đáng kể, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Ngoài các thị trường truyền thống như Trung Quốc, ASEAN, Nga, các nước Đông Âu, hàng hóa nông sản Việt Nam bước đầu đã thâm nhập vào những thị trường đầy tiềm năng và cũng rất khó tính như EU, Mỹ, Châu Phi...
Sau đây là thị trường xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam:
Thị trường xuất khẩu cà phê:
Bảng 7: Thị trường xuất khẩu cà phê
Thị trường xuất khẩu
Đức
Mỹ
Anh
Bỉ
Italia
Nhật
Thị phần (%)
17.8
13.8
12.7
7.3
5.6
3.2
Nguồn: Thời báo kinh tế 2007
Về xuất khẩu cà phê, Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, nhất là khi vào WTO như: Đức: 17.8%; Mỹ: 13.8%; Anh: 12.7%; Bỉ: 7.3%; Tâ; Nhật: 3.2%...Tuy nhiên điểm đáng yếu nhất của việc xuất khẩu cà phê Việt Nam là chất lượng cà phê. Trong thời gian qua, chất lượng cà phê của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường bên ngoài như: Nhật, EU, Mỹ…Điều này làm cho giá cà phê của Việt Nam thường thấp hơn so với các mặt hàng cùng loại với nước ngoài. Mặt khác, chủng loại cà phê xuất khẩu ta vẫn chưa phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trên thế giới. Hiện nay, thị trường thế giới có nhu cầu lớn về cà phê ARABICA chiếm 70 - 80% nhưng diện tích cà phê ở Việt Nam lại chiếm tới 65% là cà phê Rubusta. Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần phải chuyển đối cơ cấu cà phê cho phù hợp với nhu cầu trên thế giới.
Thị trường xuất khẩu rau quả:
Bảng 8: Thị trường xuất khẩu rau quả 12/2007
Thị trường
T12/07
(USD)
So T11/07 (%)
So T12/06
(%)
12 T/07
(USD)
So 12T/06 (%)
Trung Quốc
2367719
7.72
-40.58
24614107
-29.56
Nhật
2248131
-6.51
15.39
27572623
-4.89
Mỹ
1984159
3.81
3091
18400506
39.87
Nga
1732790
12.29
-10.88
22070119
23.81
Đài Loan
1592824
-13.78
-21.56
27156778
1.07
Singapore
804293
21.95
-2.94
7916870
19.59
Đức
461268
28.84
4100
2948459
-19.05
Anh
276689
38.73
-3.29
2579913
28.81
Nam phi
-100.00
570248
-56.10
Ấn độ
2889118
92.32
Malaixia
355877
74.91
0.81
4196830
-0.84
Nguồn: Niên giám thống kê
Xuất khẩu ra quả của nước ta những năm qua tăng mạnh, theo số liệu Hải quan thì trong thang 12/2007, xuất khẩu rau quả cả nước đạt 20.95 triệu USD. Như vậy, trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta đạt 259.08 triệu USD, tăng 10.02% so với năm 2006 và tăng 44.865 so với năm 2005.
Trong tháng 12/2007, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt 2.36 triệu USD, tăng trên 7% so với thang 11/2007. Cũng trong thời gian này, xuất khẩu rau quả của nước ta sang các nước khác cũng tăng mạnh như: Nga, Singapore, Anh, Mỹ, Nhật…
Nhật, Đài loan, Trung quốc. Nga, Mỹ là năm thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam. Trong đó, thị trường Nga có tốc độ tăng trưởng khá cao, lần lượt tăng 23.7% và tăng 39.8% so với năm 2006, còn thị trường Trung quốc giảm gần 30% so với năm 2006.
Thị trường xuất khẩu gao:
Philippine, Malaysia, Cuba, Indonexia và Bờ Biển Ngà lần lượt là năm thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất trong năm 2006 của nước ta. Riêng xuất khẩu tới Philippin đã đạt hơn 1.5 triệu tấn, gần bằng 1/3 trong tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, và cao hơn hẳn (gấp 3 lần) so với khối lượng xuất khẩu tới thị trường lớn tiếp theo là Malaixia. Tuy nhiên, giá xuất khẩu tới Philippin trong năm qua không được cao, trong khi khối lượng xuất khẩu tăng 15% so với năm 2005 thì kim ngạch thu được lại giảm hơn 7%. Trong khi đó, xuất khẩu sang Indonexia đạt mức tăng trưởng cao, tăng tới 245.8% về lượng và tăng tới 283.1% về trị giá so năm 2005. Ngược lại, xuất khẩu sang Bờ Biển Ngà lại giảm 35.3% về lượng và giảm 31.7% về trị giá so năm 2005..
Ngoài ra, xuất khẩu gạo của ta trong năm 2006 sang một số thị trường như Thổ Nhĩ Kỳ, Irắc, Đài Loan, Georgia, Litva, Mỹ…cũng tăng mạnh. Ngược lại, xuất khẩu sang Etiôpia, Hà Lan, Xenegan, Modambic…lại giảm khá mạnh so năm 2005.
Bảng 9: Thị trường xuất khẩu gạo năm 2006
Thị trường
Năm 2006
So 2005
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (%)
Trị giá (%)
Philippine
1509854
429249075
14.97
-7.15
Malaixia
504622
139550798
11.59
19.92
Cuba
453100
131240402
6.89
-4.37
Inđônêxia
339830
104616910
245.81
283.10
Bờ Biển Ngà
213550
5114867
-35.32
-31.70
Angola
181708
47547856
-10.83
-11.30
Nhật Bản
165222
43095581
-16.06
-19.33
Ghana
115718
28538890
63.11
64.33
Nam Phi
104653
24907944
-58.58
-56.56
Singapore
103151
26753028
147.97
154.87
Trung Quốc
43218
12442030
-10.49
3.98
Đài Loan
9132
2383100
966.82
614.17
Nguồn: Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn
Về chủng loại xuất khẩu:
Gạo 5% tấm, 25% tấm, 15% tấm…tiếp tục là những chủng loại xuất khẩu nhiều nhất của nước ta trong năm 2006. So với năm 2005, xuất khẩu gạo 5% tấm và 15% tấm tăng lần lượt về lượng là 13.10% và 5.91%; về trị giá là 17.12% và 4.85%; chủ yếu xuất sang các thị trường Malaysia, Angola, Bờ Biển Ngà, Cuba, Indonexia, Philipine. Ngược lại, xuất khẩu gạo 25% đã giảm 9.50% về lượng và giảm 5.89% về trị giá so với năm 2005.
Trong năm 2006, bên cạnh việc xuất khẩu một số chủng loại như gạo tám, gạo 35% tấm, gạo thơm 100% tấm…có mức tăng trưởng khá cao, thì xuất khẩu các loại như gạo giống Nhật 5% tấm, gạo lứt, gạo 10% tấm lại giảm so năm 2005.
Bảng 10: Chủng loại gạo xuất khẩu trong năm 2006
Chủng loại
Năm 2006
So với năm 2005
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (%)
Trị giá (%)
Gạo 5% tấm
1567535
410989013
13.10
17.12
Gạo 25% tấm
1322833
369360849
-9.50
-5.89
Gạo 15% tấm
1314061
363537289
5.91
4.85
Gạo 100% tấm
75696
15826093
-58.52
-58.46
Gạo 10% tấm
68688
19005308
-65.65
-67.13
Gạo 20% tấm
66401
17796727
36.71
50.03
Gạo nếp 10% tấm
65250
25696103
8.94
63.62
Gạo thơm 5% tấm
38481
12474986
-9.92
-4.65
Gạo tám
17897
3740888
2104.04
1695.96
Gạo 35% tấm
8789
2083548
796.84
781.89
Gạo nếp 5% tấm
4633
1792657
-40.64
-19.96
Nguồn: Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn
Khác với không khí trầm lắng cũng những tháng đầu năm 2006, từ giữa tháng 5 trở lại đây, thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam đã sôi động hẳn. Hiện nay, xuất khẩu mặt hàng gạo đã đạt 50% mục tiêu về khối lượng và trên 50% mục tiêu về kim ngạch xuất khẩu.Viện Nghiên cứu Thương mại cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2006, xuất khẩu gạo đạt 2.94 triệu tấn, kim ngạch đạt 795 triệu USD, tăng 7,8% về khối lượng và 4.3% về kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta, hiện chiếm tới 75% lượng gạo xuất khẩu của cả nước.Sau một thời gian chuyển sang mua gạo của Pakistan, các khách hàng Châu Phi đã quay lại với nguồn cung ứng từ Việt Nam. Philippines cũng đang có kế hoạch mua thêm 100 nghìn tấn gạo Việt Nam để đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong 3 tháng giáp hạt sắp tới. Đặc biệt, mới đây, vụ trúng thầu xuất khẩu 50000 tấn gạo loại 5% tấn với giá tới 270 USD/tấn (giá FOB) vào thị trường Iraq cũng góp phần làm "nóng" thêm bầu không khí thu mua, chế biến, xuất khẩu gạo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng mạnh do nhu cầu nhập khẩu gạo Việt Nam từ một số thị trường có xu hướng tăng.
Đến cuối tháng 9/2007, cả nước xuất khẩu được 3.7 triệu tấn, còn 800000 tấn, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam (VN) đạt bình quân 293 USD/tấn, tăng 42 USD/tấn so với năm 2006. Điều đáng nói, lần đầu tiên, giá gạo VN xuất khẩu ngang bằng với gạo Thái Lan cùng cấp các loại, từ 5% tấm, 10%, 15% đến 20% tấm, và mới đây, gạo loại 25% tấm của VN đã trúng thầu cao hơn gạo Thái Lan 8USD/tấn. Giá trúng thầu rất cao 350 USD/tấn, so với Thái Lan là 342 USD/tấn.
Năm 2008, do giá gạo 5% tấm xuất khẩu tăng từng ngày và các hợp đồng đăng ký có thời hạn giao hàng trong tháng 2/2008 đến nay số lượng đã nhiều trong lúc thời vụ thụ hoạch đông xuân mới bắt đầu, Hiệp hội Lương thực Việt Nam vừa đề nghị các Doanh Nghiệp thành viên tạm ngừng đăng ký tiếp các hợp đồng gạo trắng các loại có thời hạn giao hàng trong tháng 2/2008 để chờ những mức giá tốt hơn. Riêng nếp và gạo thơm cho đăng ký bình thường. Các hợp đồng có thời hạn giao hàng từ tháng 3/2008 chờ hướng dẫn mới của Bộ Công thương. Thời gian qua, việc ký kết, đấu thầu xuất khẩu gạo của các Doanh Nghiệp Việt Nam cũng khá thuận lợi khi các Doanh Nghiệp vừa trúng thầu xuất khẩu 300000 tấn gạo sang Philippines, nâng tổng số lượng gạo đã ký hợp đồng xuất khẩu ra nước ngoài trong năm nay lên hơn 700000 tấn. Tính đến giữa tháng 2, các Doanh Nghiệp đã xuất khẩu được khoảng 160000 tấn gạo với mức giá tốt.
Còn đây là một số thị trường lớn của nông lâm sản xuất khẩu Việt Nam:
Bảng11: Thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam (Triệu USD/năm)
Thị trường xuất khẩu
Trung Quốc
ASEAN
Trung Đông
EU
Nga, Đông âu
Mỹ
Nhật
Kim ngạch xuất khẩu
400-500
500
200
300-350
5060
100
40- 50
Nguồn: Tạp chí Thương mại 2006 - 2007
Trung Quốc (cả Hồng Kông): Với dân số hơn 1,3 tỷ người, hằng năm Trung Quốc nhập khẩu một khối lượng nông sản rất lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Các loại nông sản Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc bao gồm: cao su, cà phê, hạt điều, rau quả, gạo, hồ tiêu, dầu thực vật...Trong đó nhóm hàng cao su, rau quả và hạt điều chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông sản giữa hai nước. Đây là thị trường lớn, gần, tiêu thụ rất nhiều loại nông sản, thị hiếu gần với sản phẩm của nước ta. Kim ngạch xuất sang Trung Quốc thường đạt khoảng 400 - 500 triệu USD/năm. Chủ yếu là cao su trên 100.000 tấn; gạo từ vài chục ngàn tấn đến vài trăm ngàn tấn; hạt điều khoảng 10.000 tấn, rau quả các loại trên 100 triệu USD, sản phẩm chăn nuôi...
Các nước ASEAN: Gần nước ta về địa lý, nên nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng nông sản gần gũi với Việt Nam. Gạo là mặt hàng chính xuất sang 3 nước: Indonesia, Malaysia và Philippines từ 1 triệu tới 3 triệu tấn. Các mặt hàng khác: cao su, hồ tiêu, hạt điều, cà phê...xuất sang các nước này chủ yếu qua trung gian Singapore, Thái Lan...Tổng kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN đạt gần 500 triệu USD.
Các nước Trung Đông: (Iraq, Iran...) đang tiêu thụ nhiều loại nông sản của ta như: gạo, chè, quế, hồi...Kim ngạch đạt gần 200 triệu USD/ năm.
Các nước EU: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU những năm gần đây thường xuyên chiếm 18 - 19% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp nước ta.
Với thị trường này, kim ngạch xuất khẩu khoảng 300 - 350 triệu USD/năm; chủ yếu là cà phê, gạo, cao su, hồ tiêu, đồ gỗ thành phẩm, nhất là đồ gỗ ngoài trời, hạt điều, chè và một số quả nhiệt đới đã chế biến...Những nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu vào thị trương EU ổn định và liên tục tăng từ năm 2000 đến nay như: sản phẩm gỗ 77%/năm, điều nhân 32%/năm, chè 35,8%/năm, cao su sơ chế 44,7%/năm, rau quả 35,5%/năm. Riêng cà phê đã có dấu hiệu phục hồi sau vài năm đi xuống, cà phê là một trong những mặt hàng nông sản đang khai thác tốt và có thị phần tương đối lớn ở khu vực này: Tại Bỉ chiếm 10,1% thị trường nhập khẩu, Pháp chiếm 48,5%, Đức chiếm 57%, Italy chiếm 49,6%, Tây Ban Nha chiếm 53,9%, Anh chiếm 64,2%... Có những mặt hàng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nước ta, sản phẩm chè năm 2003 mới chỉ chiếm khoảng 1,8% thị phần nhập khẩu của EU, gỗ chiếm khoảng 1%, rau quả không đáng kể.
Nga và các nước Đông Âu: Hiện nay, xuất khẩu nông sản sang các nước này giảm đi so với trước do rủi ro cao, phải cạnh tranh với nhiều nước như EU, Mỹ, Thỗ Nhĩ Kỳ...Kim ngạch xuất khẩu đạt khaỏng 5060 triệu USD/năm, chủ yếu là gạo, cao su, cà phê, chè, thịt, hồ tiêu, rau quả...Đây là các thị trường truyền thống đã từng tiêu thụ một lượng lớn hàng nông sản Việt Nam, đang phục hồi nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng, vì thế chính sách hỗ trợ xuất khẩu vào thị trường này đối với một số mặt hàng như thịt, rau quả, gia vị, chè... là cần thiết.
Mỹ: Kim ngạch xuất khẩu mới đạt trên 100 triệu USD/năm, trong đó cà phê, điều, hồ tiêu chiếm khoảng gần 90%. Dung lượng lớn, chủng loại đa dạng và yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng không quá khắt khe như các nước phát triển khác. Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ một điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản Việt Nam xâm nhập thị trường này.
Nhật: Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường này mới ở mức 40 - 50 triệu USD/ năm với các mặt hàng chủ yếu là: cà phê, cao su, chè, tơ tằm và một số rau quả chế biến, nấm, điều, lâm sản... Nhật là thị trường đòi hỏi chất lượng cao, nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh dịch tễ, hàng rào bảo hộ cho sản xuất nông nghiệp rất cao.
Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn đến năm 2010 đã đề ra mục tiêu và biện pháp đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu sản xuất và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất nông - lâm nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu; phấn đấu đến năm 2010 có kim ngạch xuất khẩu từ 7 - 8 tỷ USD, nâng cao vị thế của Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng nông lâm sản trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, trong cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá, tỷ trọng trị giá hàng nông sản xuất khẩu còn chiếm vị trí khiêm tốn và có xu hướng giảm. Điều đáng quan tâm là sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế còn thấp kém, do vậy hiệu quả xuất khẩu chưa cao, chưa tạo được thế đứng vững chắc trên thị trường quốc tế.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, nếu chúng ta biết “nuôi dưỡng” thị trường truyền thống và “đột phá vùng đất mới” bằng việc khẳng định thương hiệu, thì xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ gặt hái được những thành công đáng kể. Theo dự báo, trong những năm tới, các thị trường nhập khẩu nông sản của Việt Nam đều có khả năng tăng kim ngạch nhập khẩu. Theo đó, đối với thị trường Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ tăng từ 400 - 500 triệu USD/năm hiện nay lên 700 - 800 triệu USD/năm, gồm các mặt hàng chủ yếu là cao su, hạt điều, tinh bột sắn. Đối với thị trường Mỹ, hiện nay, kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm sản của chúng ta mới chiếm khoảng 0,4 - 0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu nông, lâm sản của nước này. Đây thực sự là một con số khiêm tốn so với tiềm năng hiện có của ngành nông sản Việt Nam cũng như nhu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ. Nhận định của ông William Troy, Công ty Thương mại Toàn cầu (Mỹ): “Sỡ dĩ khả năng thâm nhập thị trường Mỹ của hàng nông sản Việt Nam còn hạn chế, chính là do năng lực cạnh tranh kém". Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang các nước thuộc khối ASEAN vẫn luôn phập phù, dao động từ 400 - 900 triệu USD/năm với mặt hàng chủ yếu là gạo.
2. Tác động của hội nhập WTO đến động thái xuất khẩu hàng nông sản sau một năm
2.1. Xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam thuận lợi sau một năm vào WTO
Nông nghiệp được coi là lĩnh vực chịu nhiều tác động nhất trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thề giới WTO của Việt Nam. Nhiều lo ngại về sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên sân chơi lớn này xuất phát từ những hạn chế trong năng lực sản xuất, chế biến, tạo dựng thương hiệu và uy tín của từng mặt hàng nông sản. Kể từ khi bước sang thế kỷ 21 và nhất là sau khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực.
Bảng 12: Kim ngạch xuất khẩu nông sản (Triệu tấn)
Năm
2001
2002
2006
2007
Kim ngạch xuất khẩu
2.36
3.24
5.37
5.86
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nếu như năm 2001 và năm 2002, kim ngạch xuất khẩu nông sản của ta mới chỉ có 2.36 và 3.24 triệu tấn thì đến năm 2006 đã lên tới 5.37 triệu tấn và đặc biệt sau một năm vào WTO con số này đã là 5.86 triệu tấn. Tình hình cụ thể như sau:
Năm 2002, xuất khẩu nông sản "mất mùa" vì thiếu thông tin:
Trong khi cánh cửa cho xuất khẩu nông sản năm nay đang rộng mở do có nhiều thị trường và giá cả cũng cao hơn thì không ít mặt hàng chủ lực của Việt Nam lại "thất bát" về giá. Theo đánh giá của các chuyên gia, tình trạng này có nguyên nhân không mới, các doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trường thế giới.
Cám cảnh nhất là các đơn vị xuất khẩu gạo, càng xuất nhiều càng lỗ. Tính đến hết tháng 7, cả nước đã xuất 1.803 triệu tấn, bằng 48.7% kế hoạch cả năm. Trong đó có khoảng 1.3 triệu tấn xuất khẩu theo hợp đồng chính phủ mà phần lớn được ký từ cuối quý IV/2001 với giá cả ổn định: gạo 5% tấm 198 USD
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phương hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản của VN trong hội nhập WTO.DOC