Đề tài Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam thời kỳ 2001-2010

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

ĐỐI VỚI NƯỚC TA 2

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 2

1. Khái niệm hàng thủ công mỹ nghệ 2

2. Đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ. 2

a) Ưu điểm của hàng thủ công mỹ nghệ. 5

b) Hạn chế: 5

II. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM. 6

a) Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đối với nền kinh tế. 6

b) Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đối với xã hội ở nước ta. 8

III. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 9

IV. SỰ CẦN THIẾT VÀ NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA NƯỚC TA 12

1. Sự cần thiết xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 12

2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 13

a) Nghiên cứu thị trường xuất khẩu mặt hàng này. 13

b) Tạo nguồn hàng xuất khẩu. 14

c) Lập phương án giao dịch, đàm phán, kí kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 14

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 16

I. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ THU GOM HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 16

1. Qúa trình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. 16

2. Cơ chế tổ chức thu mua hàng 18

a) Cơ chế thu mua 18

b) Tổ chức thu mua 19

II. CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM 20

1. Nhóm sản phẩm gỗ 20

2. Nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ 22

3. Nhóm hàng mây tre đan 23

4. Nhóm hàng thảm các loại(thảm len,thảm đay cói, thảm sơ dừa) 24

5. Nhóm hàng thêu ren thổ cẩm 25

6. Nhóm hàng thuộc các ngành nghề thủ công khác(chạm bạc, khắc đá, đồ đồng, đúc, chạm) 27

III. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MĨ NGHỆ

CỦA VIỆT NAM 28

1. Thị trường Châu á thái bình dương 29

a) Thị trường Nhật Bản. 30

b) Thị trường Đài Loan – Hồng Kông – Hàn Quốc 31

2. Thị trường Tây – Bắc Âu 32

3. Thị trường Nga, các nước Liên Xô cũ(SNG) và Đông Âu. 34

4. Một số thị trường tiềm năng khác. 35

IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA. 36

1. Kết quả. 36

2. Những tồn tại 41

3. Nguyên nhân. 42

 

CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH

XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 44

I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 44

II. CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM: 47

A. Về phía các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (gọi chung là các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu): 47

1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường. 47

2. Kết hợp sản xuất với xuất khẩu. 54

3. Tạo nguồn hàng kịp thời và có chất lượng. 56

4. Duy trì, củng cố quan hệ làm ăn với bạn hàng cũ và tìm kiếm bạn hàng mới. 58

5. Ký kết hợp đồng chặt chẽ. 59

6. Quản lý chặt chẽ trong khâu thanh toán: 61

7. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động xuất khẩu. 63

B. Về phía Nhà nước 63

1. Tăng mức ưu đãi đầu tư sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ 63

2. Sửa đổi bổ xung các quy định cho vay vốn, nhất là vốn ưu đãi: 64

3. Chính sách đối với các làng nghề: 65

4. Chính sách đối với các nghệ nhân. 68

5. Chính sách đào tạo thợ thủ công truyền thống: 69

6. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. 71

7. Mở rộng phương thức bán hàng xuất khẩu: 74

 

KẾT LUẬN 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

 

doc79 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam thời kỳ 2001-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ươc các cửa hàng lớn ở Nhật vì họ chủ động tiếp nhận trực tiếp nhận hàng từ nước ngoài. Biểu 7: Kinh ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Châu á - Thái Bình Dương Năm Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang châu á - Thái Bình Dương (triệu USD) Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Nhật(Triệu USD) Tỷ trọng (%) 1995 44,178 9,7196 22 1996 68,28 18,4356 27 1997 98,067 31,2 31,8 1998 115,529 38,7 32,7 1999 153,218 56 36,5 Nguồn: Bộ Thương mại b) Thị trường Đài Loan – Hồng Kông – Hàn Quốc Đài Loan: là thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của công nghiệp, trong đó có đồ gỗ gia dụng và mĩ nghệ,kim ngạch hnàg năm khoảng 50 – 60 triệu USD, chiếm 20% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Đài Loan và đây là thị trường còn nhiều tiềm năng ta có thể khai thác để xuất khẩu, vì thuế nhập khẩu loại mặt hàng này của Dài Loan thấp, chỉ từ 0% - 2.5%.ngoài ra một số chủng loại hàng thủ công mĩ nghệ khác cũng được xuất khẩu sang thị trường này:Đá mĩ nghệ non nước (Đà nẵng) Đài Loan cũng là một thị trường hứa hẹn đối với sản phẩm thủ công mĩ nghệ.Trị giá xuất khẩu qua các năm đẵ tăng đáng kể.Các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng truyền thống cần chú trọng vào thị trường tiềm năng này để phát triển Biểu 8: Giá trị xuất khẩu sang Đài Loan Năm Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang châu á - Thái Bình Dương (triệu USD) Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Đài Loan (Triệu USD) Tỷ trọng (%) 1995 44,178 7,86 17,8 1996 68,28 13 19,1 1997 98,067 19,6 20 1998 115,529 26,6 23 1999 153,218 39 25,6 Nguồn: Bộ Thương mại Hàn Quốc – Hồng Kông: Đây là thị trường lâu nay ta đã xuất khẩu được nhiều trủng loại hàng thủ công mỹ nghệ. Theo thống kê trong 8 tháng đầu năm 1999 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của ta sang các thị trường này đạt 5,5 triệu USD. Ngoài ra thị trường Hồng Kông còn là thị trường chuyển khẩu lớn của các nước châu á, các mặt hàng của các nước sẽ được nhập khẩu vào Hồng Kông sau đó sẽ được tái xuất sang các thị trường khác như châu Âu, châu Mỹ 2. Thị trường Tây – Bắc Âu Thị trường EU là thị trường rộng lớn, xuất khẩu của ta sang khu vực thị trường này trong những năm gần đây tăng khá nhanh, hiện nay chiếm tỷ trọng 1/4 trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đây cũng là một thị trường ta xuất được nhiều hàng thủ công mỹ nghệ và có nhiều triển vọng, mở rộng và đẩy mạnh tiêu thụ một số loại hàng ta có khả năng phát triển. Sản phẩm gỗ của ta hiện nay đang thâm nhập rất tốt vào thị trường EU, thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất thế giới, đây cũng là một trong các thị trường trọng điểm cho đồ gỗ chế biến của ta. Biểu 9: Trị giá xuất khẩu thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU. Năm Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Tây – Bắc Âu (triệu USD) Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Tây – Bắc Âu (Triệu USD) Tỷ trọng (%) 1995 71 9,62 13,55 1996 113,8 15.6 13,7 1997 145,5 21,8 15 1998 166,95 29,7 17,8 1999 215,8 43,16 20 Nguồn: Bộ Thương mại Hàng gốm sứ mỹ nghệ cũng là nhóm hàng đang tiêu thụ mạnh sang khu vực thị trường này. Thông qua hội chợ FranKfurt hàng năm tại Đức, một số công ty của ta đã thành đạt trong việc nắm bắt được nhu cầu của khách hàng ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ. Đặc biệt hàng gốm sứ Việt Nam đã được nhiều khách hàng ưa chuộng, có thương nhân đã chuyển toàn bộ đơn đặt hàng từ các nước xung quanh để tập hợp đặt hàng vào Việt Nam và hứa hẹn giúp đỡ đầu tư mở rộng sản xuất tăng lượng hàng cung ứng cho thị trường này lên 2 – 3 lần so với hiện nay. Các mặt hàng như: mây, tre, lá đan…, các sản phẩm bàn ghế trang trí nội thất bằng nguyên liệu song mây hàng thêu ren…Cũng được thị trường này ưa chuộng và chúng ta đã thực hiện được xuất khẩu khối lượng đáng kể như hàng mây tre xuất sang Tây Âu, thảm cói, đệm cói sang Hà Lan, Tây Ban Nha, ý…Hàng thêu ren, thảm dệt sang thị trường Pháp, ý, Thuỵ Sỹ, áo, Đức… Trong khu vực thị trường này, hầu hết các nước đều nhập hàng thủ công mỹ nghệ của ta, trong đó có một số thị trường nhập khẩu với kim ngạch tương đối lớn. Riêng 8 tháng đầu năm 2000 ta đã xuất khẩu sang Đức 7,6 triệu USD; Bỉ 6,2 triệu USD, Hà Lan 5,9 triệu USD, Anh 4,2 triệu USD. Nhưng thực tế cho ta thấy nhu cầu của thị trường này về hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam là rất lớn nhưng do các cơ sở sản xuất hiện nay mới hồi phục nên chưa đáp ứng đủ cho khách hàng. Thực tế trên chứng minh nếu phát hiện, nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của từng thị trường và có giải pháp thích hợp để đáp ứng thì mở rộng được thị trường tiêu thụ, phát triển được sản xuất, tạo được việc làm và thu nhập cho dân. 3. Thị trường Nga, các nước Liên Xô cũ(SNG) và Đông Âu. - Đây là khu vực thị trường rộng lớn đã từng một thời trên 30 năm (từ 1955 - 1990) là thị trường chủ yếu (nếu không muốn nói gần như là thị trường độc nhất) tiêu thụ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch cao nhất là năm 1985 đã đạt tới con số gần 20 triệu Rúp. - Từ sau năm 1990, tại khu vực thị trường này có những biến đổi lớn có tính đảo lộn về chính trị và kinh tế gây khó khăn cho việc xuất khẩu những loại hàng hoá này của ta. - Trong mấy năm gần đây do cố gắng chung của các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp, hàng xuất khẩu của ta trong đó có thủ công mỹ nghệ đã từng bước khôi phục thị trường xuất khẩu vào thị trường Nga và một số nước trong khu vực. Năm 1998 một đơn vị ở Gia Lai đã đăng kí một hợp đồng trị giá 200.000 USD xuất khẩu sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ bằng song mây với công nghệ kỹ thuật cao sang thị trường Nga và các sản phẩm như bàn ghế, tủ giường, làn sách tay, giỏ hoa…của đơn vị mang sang chào hàng ở đây đã được đánh giá cao. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp ta đã trở lại thị trường này với phương thức, cung cách làm ăn mới thì thành đạt Biểu 10: Giá trị xuất khẩu thủ công mĩ nghệ vào thị trường Nga, các nước SNG và đông âu Năm Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Tây – Bắc Âu (triệu USD) Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nga,các nước SNG (Triệu USD) Tỷ trọng (%) 1995 71 8,3 12,5 1996 113,8 12,2 10,5 1997 145,5 13,1 9 1998 166,95 13,52 8,1 1999 215,8 14,24 6,6 Nguồn: Bộ Thương mại Dù sao đây cũng là khu vực thị trường có nhu cầu lớn về nhiều chủng loại hàng hoá mà ta có thể đáp ứng,trong đó có hàng thủ công mĩ nghệ,trong kí ức người tiêu dùng ở đây chắc ít nhiều vẫn còn dấu ấn về những mặt hàng thủ công mĩ nghệ của ta trong một thời gian dài ở qúa khứ và có lẻ những điều Nêu trên vẫn còn quen đây là khu vực thị trường truyền thống. Vì vậy cần quan tâm trở lại khu vực thị trường này,nhưng không thể với những phương thức và cách làm ăn trước đây mà phải khai thác khu vực thị trường lớn này bằng mẫu mã mới,sản phẩm mới với chất lượng giá cả, phương thức bán hàng phù hợp và có sức cạnh tranh nếu so với các khu vực thị trường này chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. 4. Một số thị trường tiềm năng khác. Thị trường Mỹ: Khi thị trường Mỹ được mở rộng theo quy chế bình thường (Khi hiệp định thương mại Việt Mỹ được kí kết ) trong quan hệ buôn bán với ta thì đây cũng là thị trường lớn đối với hàng thủ công mĩ nghệ Việt Nam.Tuy nhiên,ngay trong điều kiện hiện nay một số doanh nghiệp của ta đã xuất khẩu các sản phẩm mây tre đan mỹ nghệ và các sản phẩm mỹ nghệ cao cấp như tranh ghép, tranh sơn mài … nhu cầu thủ công mĩ nghệ ở khu vực thị trường này mấy năm gần đây có chiều hướng giảm mặc dù Mỹ có nhu cầu rất lớn về hàng gốm sứ và hầu hết không sản xuất loại hàng này.Năm 1997 nhập khẩu 3,1 tỷ USD và năm 2000 là 4,8 tỷ USD về hàng gốm sứ và theo dự báo hàng năm còn tăng từ 7% - 15%.Trong những năm tới chúng ta phải tích cực nghiên cứu khu vực thị trường mới mẻ này để xuất khẩu vừa để tăng kim ngạch xuất khẩu vừa để hưởng chế độ đãi ngộ (MFN) đặc biệt của mỹ. Ngoài ra còn một số các thị trường đang nhập khẩu hàng thủ công mĩ nghệ cuả Việt Nam: thị trường Trung Đông mà hiện còn nhiều tiềm năng Ta chưa khai thác được để đẩy mạnh xuất khẩu.Trong những năm gần đây hàng thủ công mĩ nghệ của ta bắt đầu xâm nhập vào thị trường nay như các tiểu Vương Quốc Arap thống nhất, Israel, Iran, Arap xế ut … Sự phục hồi trở lại của thị trường SNG và các nước Đông Âu cũng là một dấu hiệu đáng mừng cho việc sản xuất và xuất khẩu của ta. Biểu 11: Giá trị xuất khẩu thủ công mĩ nghệ vào các thị trường khác Năm Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (Triệu USD) Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường khác (Triệu USD) Tỷ trọng (%) 1995 71 8,3425 11,75 1996 113,8 17,72 15,6 1997 145,5 12,533 8,6 1998 166,95 8,201 4,9 1999 215,8 5,182 2,4 Nguồn: Bộ Thương Mại IV. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong những năm vừa qua. 1. Kết quả. Để thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước ta hiện nay, kinh tế đối ngoại nói chung và ngoại thương nói riêng ngày càng có vai trò quan trọng, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng lĩnh vực này. Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế cũng như sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật và công nghiệp hoá của đất nước ta tiến hành nhanh hay chậm phụ thuộc một phần vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Dù kinh doanh trong lĩnh vực nào cũng chú trọng đến vấn đề hiệu quả và kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng không nằm ngoài những điều trên. Nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp là nghề có từ lâu đời ở Việt Nam theo thống kê của Bộ Thương Mại hiện nay có khoảng 600 làng nghề. Nếu xuất khẩu thủ công mỹ nghệ phát triển sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong các làng nghề và tăng thu nhập cho họ góp phần ổn định kinh tế. Đặc biệt là duy trì và phát triển được các ngành truyền thống với các nghệ nhân thợ giỏi tay nghề tinh xảo, độc đáo được truyền từ đời này sang đời khác có từ hàng trăm năm thậm trí hàng nghìn năm. Theo kinh nghiệm thực tế đã hình thành, nếu xuất khẩu được 1 triệu USD thì thu hút được khoảng 3.500 đến 4.000 lao động chuyên nghiệp/năm. Nếu là lao động nông nhàn thì số lượng lao động nhiều hơn khoảng 2 – 3 lần. Với kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ một năm đạt được khoảng 1.50 triệu USD thì số lượng lao động sản xuất trong ngành này khoảng 500 – 600 nghìn người và nếu tính một phần là lao động nông nhàn thì tổng số lao động thu hút vào sản xuất là trên 1 triệu người, chưa kể số người sản xuất loại hàng này cho nhu cầu nội địa mà nhu cầu này cũng tăng lên khá lớn trong những năm qua. Ngoài ý nghĩa về kinh tế đây là con số lớn về chính trị – xã hội, nhất là trong điều kiện của ta hiện nay. Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ nói chung là không lớn. Mặt bằng cơ sở sản xuất một phần có thể bị phân tán trong các gia đình, hộ nông nhàn, không nhất thiết phải có cơ sở sản xuất tập trung toàn bộ, một số khâu trong sản xuất có thể sử dụng thiết bị máy móc thay cho lao động thủ công để tăng năng xuất hạ giá thành, nhưng có thể dần dần từng bước, không đòi hỏi cấp bách giải quyết ngay một lần nên cũng tạo thuận lợi cho việc chuẩn bị vốn đầu tư. Phát triển và mở rộng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là góp phần mở rộng giao lưu văn hoá và kinh tế giữa các vùng, các quốc gia. Nếu đem so sánh kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ với tổng kim ngạch xuất khẩu của ta qua các năm ta thấy hàng thủ công mỹ nghệ có vị trí ngày càng tăng trong xuất khẩu Việt Nam. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mức sống của người dân và mức thu nhập của họ ổn định ở mức cao hơn. Thì vấn đề tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ là nhu cầu mà họ hướng tới. Tuy nhiên để có cạnh tranh với các đối thủ khác, các doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh cần nghiên cứu, tìm hiểu khách hàng không ngừng đa dạng hoá mẫu mã, kiểu dáng, nâng cao chất lượng để ngày càng đáp ứng cao hơn nhu cầu và thị hiếu của họ. Qua bảng sau đây ta thấy được mức độ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu để có biện pháp giải quyết và nâng cao khả năng cạnh tranh và giá trị xuất khẩu. Biểu 12: Kinh ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Năm Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (triệu USD) Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (Triệu USD) Tỷ trọng (%) 1995 71 5448,3 1,30 1996 113,8 7255 1,57 1997 145,5 9185 1,584 1998 166,95 9356 1,784 1999 215,8 11523 1,873 2000 300 – 350 15782 – 16234 1,9 – 2,155 Nguồn: Bộ Thương mại Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ qua các năm Năm 2000, chúng ta đã đạt được kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ khoảng 300 – 350 triệu USD (nếu không kể đồ gỗ gia dụng thì chỉ có khoảng 180 – 220 triệu USD) và mục tiêu phấn đấu đạt kim ngạch khoảng 900 – 1000 triệu USD vào năm 2005 (nếu không tính đến đồ gỗ gia dụng thì chỉ khoảng 550 – 600 triệu USD) với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 25%/năm. Nếu tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ đạt 20% thì kim ngạch năm 2005 chỉ đạt khoảng 780 – 800 triệu USD, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 15% thì kim ngạch chỉ còn 600 – 700 triệu USD nhưng thực tế về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm qua cho ta thấy mục tiêu có tốc độ tăng trưởng trung bình là 25% một năm là hoàn toàn có thể đạt được. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã tăng vài năm trở lại đây nhưng nếu đi sâu theo cơ cấu mặt hàng (như ở trên đã nghiên cứu) thì kim ngạch các mặt hàng tăng, giảm thất thường, không ổn định loại trừ hàng gốm sứ mỹ nghệ đã đảm bảo cho sự tăng trưởng ở mức ổn định cao qua các năm. Hiện nay mặt hàng này đang là nguồn hàng chủ lực trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của ta, ngày càng có xu hướng tăng lên theo nhu cầu của khách hàng, thị trường. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Biểu 13: Tỷ trọng các mặt hàng trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (%) Mặt hàng 1995 1996 1997 1998 1999 1. Hàng gỗ mỹ nghệ 20,3 19,3 20,62 20,2 19,83 2. Thảm các loại 2,7 2,9 2,75 3,3 3.24 3. Gốm sứ mỹ nghệ 27 40 43 45 51 4. Hàng mây tre đan 27 21 19,24 18 14,4 5. Thêu ren thổ cẩm 13,5 10,5 8,9 8,4 7,4 6. Các ngành nghề khác 9,5 6,3 5,49 5,1 4,13 7. Tổng 100 100 100 100 100 Nguồn: Bộ Thương mại Biểu đồ 2: Tỷ trọng các mặt hàng trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ qua các năm Nếu đạt mục tiêu phấn đấu năm 2005 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ khoảng 900 – 1000 triệu USD sẽ có một ý nghĩa quan trọng, mục tiêu đó tương đương với việc chúng ta có thêm khoảng 4 triệu tấn gạo để xuất khẩu. 2. Những tồn tại Mặc dù có sự lỗ lực của các doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh doanh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ trong việc giải quyết dần những khó khăn về thị trường tiêu thụ,tăng cường đầu tư phát triển mặt hàng mới,đẩy mạnh nhập khẩu để phục vụ sản xuất và xuất khẩu nhưng nhìn chung các đơn vị vẫn còn những khó khăn tồn tại như: Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp dẫn đến hiệu quả kinh doanh ngày càng thấp tỉ lệ lợi nhuận giảm dần.Hàng thủ công mĩ nghệ của Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của hàng Trung Quốc,Triều Tiên khi ra thị trường thế giới,những năm gần đây một số mặt hàng chủ lực giảm giá trtị xuất khẩu,mặt khác ngay trong nước khâu thu mua,sản xuất đã gặp nhiều khó khẩn thị trường thế giới lại gặp khó khăn gấp bội. Mặc dù sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ không đòi hỏi đầu tư vốn lớn như đã nêu ở trên, nhưng các đơn vị sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,thậm chí chỉ là các hộ dân sản xuất theo đơn đặt hàng cuả các doanh nghiệp,nên rất khó tiếp cận các nguồn tín dụng của các ngân hàng,nhất là vốn tín dụng theo chính sách ưu đãi của nhà nước,kể cả vốn đầu tư cho sản xuất và vốn mua nguyên vật liệu,thu gom hàng hoá trong sản xuất,kinh doanh,hàng rào về thủ tục vay vốn và yêu cầu về tài sản thế chấp của các ngân hàng và tổ chức tín dụng,các đơn vị sản xuất kinh doanh loại hàng hoá này không dễ gì có thể vượt qua. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phần lớn được tiến hành tại các làng nghề có từ lâu đời,nay những ngành này có nhu cầu phát triển và mở rộng thì gặp rất nhiều khó khăn về mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất,điều kiện cơ sở hạ tầng cũng rất thấp kém.Đối với các đơn vị sản xuất nhỏ,ngay cả đối với các làng nghề thì đây là gánh nặng,họ không có sự hỗ trợ của nhà nước của trung ương hoặc các tỉnh,thành phố. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tuy có thuận lợi lớn là chủ yếu sử dụng nguồn vật liệu dồi dào ở trong nước,nhưng việc tổ chức,khai thác,cung ứng một số nguyên vật liêụ cho sản xuất chưa tốt (Gỗ,song,mây …).Các đơn vị sản xuất nhỏ để có được nguyên liệu cho sản suất thường phải mua lại từ nhiều ngồn cung ứng bất hợp pháp nên phai mua với giá cao làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm,và trong trường hợp này thường không có hoá đơn Giá trị gia tăng để hoàn thuế xuất khẩu. Thủ tục hành chính trong tất cả các khâu sản xuất,lưu thông,giao nhận vận chuyển và xuất khẩu hàng hoá vẫn còn là ván đè không ít khó khăn phiền hà cho người sản xuất kinh doanh,lam cho họ phải rất vất vả,tốn kms mới có thể vận dụng được nguồn vốn tín dụng nhất là tín dụng ưu đãi tiếp cận các nguồn nguyên liệucó thể giải phóng nhanh lô hàng bảo đảm thời hạn giao hàng theo hợp đồng xuất khẩu Một doanh nghiệp sản xuất gốm mỹ nghệ xuất khẩu mà chỉ được phép hạch toán tiền công không quá( 18-20)% giá trị sản phẩn,nếu vượt quá thì phải loại ra để tính thu nhạp chịu thuế là không hợp lý,vì trong sản xuất hàng này tiền nguyên vật liệu không đáng kể ( chỉ có đất men….) còn chủ yếu là tiền công trả cho công nhân,hoạ sĩ đó là một thí dụ về những quy định hành chính bất hợp lý gây khó khăn cho sản xuất. 3. Nguyên nhân. cơ chế thị trường dặt ra nhiều thách thức,các doanh nghiệp luôn phải chủ đọng tự lực sản xuất kinh doanh ai cũng muốn bán được hàng hoá điều đó tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp và tất nhiên doanh nghiêp nào không có lợi thế cạnh tranh sẽ bị cơ chế thị trường dào thải. Trình độ nghiệp vụ ngoại ngữ của cán bộ còn chưa tốt gặp nhiều khó khăn trong khâu tìm ra bạn hàng,và ký kết hợp đồng và kinh phí còn hạn hẹp nên không cử được người ra nước ngoài tìm hiểu,nghiên cứu cùng gửi hàng mẫu. Nhóm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của ta ít đổi mới về kiểu dáng mẫu mã chất lượngnên khách hàng nước ngoài cảm thấy dơn điệu ít hấp dẫn,chưa đầu tư vào khai thác các sản phẩn mới. Chính sách quảng cáo,hoạt động xúc tiến yểm trợ chưa tốt.ngày nay quảng cáo là một vũ khí rất lợi hại trong bán hàng nhưng kinh phí của ta bỏ ra cho hoạt động này chưa nhiều nhất là cho kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Chương III. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ I. Phương hướng, mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Trước tầm quan trọng của việc xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu hàng hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng. Nhà nước ta đã đặt ra phương hướng mục tiêu cho các nhóm hàng thủ công truyền thống xuất khẩu trong những năm tới. Biểu 14: Phương hướng mục tiêư xuất khẩu trong thời gian tới Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Năm 2001-2005 Tỷ trọng (%) Năm 2006-2010 Tỷ trọng (%) Đồ gỗ gia dụng 350-400 38,9-40 700-800 38,8-40 Đồ gỗ mỹ nghệ 120-150 13,3-15 240-300 13-15 Gốm sứ mỹ nghệ 250-300 27,7-30 500-600 27,8-30 Mây tre đan 60-80 6,7-8 120-160 6,6-8 Thảm các loại 20-25 2,2-2,5 40-50 2,2-2,5 Thêu ren thổ cẩm 20-25 2,2-2,5 40-50 2,2-2,5 Các loại khác 20-30 2,2-3 40-60 2,2-3 Tổng cộng 900-1000 100 1800-2000 100 Nguồn: Bộ Thương mại Với mục tiêu phấn đấu đạt kim nghạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào năm 2000 từ 300-350 triệu USD (nếu không kể đồ gỗ gia dụng thì chỉ khoảng 180-220 triệu USD). Đến năm 2003 mục tiêu đặt ra là 400-580 Triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2001 – 2005 vào khoảng 25%/ năm (nếu tốc độ tăng trưởng bình quân năm 20% thì năm 2005 đạt kim ngạch khoảng 780-800 triệu USD, nếu tốc độ 15%/năm thì sau 5 năm tăng kim ngạch lên gấp đôi tức năm 2010 kim ngạch đạt 1800-2000 triệu USD. Trong lịch sử phát triển xuất khẩu ở nưpớc ta tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong năm khoảng 2,5-3 lần là hiện thực. Định hướng và xác định hướng mục tiêu phấn đấu có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu đặt mục tiêu 900 – 1000 triệu USD vào năm 2005 thì coi như ta có thêm 4 triệu tấn gạo xuất khẩu. Để có 4 triệu tấn gạo xuất khẩu như hiện nay nhà nước ta đã phải đầu tư rất lớn trong các khâu mở rộng diện tích canh tác, thuỷ lợi, giống,phân bón...Vì vậy để đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng truyền thống này đạt kim ngạch tương đương với xuất khẩu 4 triệu tấn gạo. Nhà nước phải đầu tư một mức độ nhất định nào đó thì cũng là điều rất thoả đáng. Phương hướng mục tiêu là rất quan trọng,nhưng có nhiều yếu tố quyết định đến yếu tố thành công trong đó các chính sách và biện pháp của nhà nước cũng như các giải pháp của các đơn vị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu không nằm ngoài các yếu tố đó. Định hướng phát triển theo vùng và lãnh thổ Vùng 1: Vùng Đồng Bằng Nam Bộ và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tập trung vào các tỉnh thành:Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Đồng Tháp...lấy Thành phố Hồ Chí Minh làm trung tâm.Dự kiến sản lượng chiếm 40-50% toàn ngành. Vùng 2:Vùng Đồng Bằng Sông Hồng và một số tỉnh phụ cận gồm:Hà Nội, Hà Tây, Hải Dưong,Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định,Hà Nam,Phú Thọ,Phú Yên lấy Hà Nội làm trung tâm.Dự kiến sản lượng chiếm 30-40% toàn ngành. Vùng 3: Vùng Duyên Hải Miền Trung và một số tỉnh khu 4 cũ gồm: Đà Nẵng,Quảng Nam, Thừa Thiên Huế lấy thành phố Đà Nẵng làm trung tâm.Dự kiến sản lượng chiếm 10% toàn ngành. Định hướng cho đầu tư công nghệ Kết hợp hài hoà giữa đầu tư chiều sâu, cải tạo và đầu tư mở rộng mới, nhanh chóng thay thế những thiết bị và công nghệ lạc hậu, nâng cấp thiết bị còn có khả năng khai thác, bổ xung thiết bị mới để nâng cao chất lượng sản phẩm. Định hướng cho thị trường tiêu thụ Duy trì và củng cố phát triển quan hệ ngoại thương với các thị trường truyền thống, thâm nhập và tạo đà phát triển vào các thị trường có tiềm năng và thị trường khu vực. Từng bước hội nhập thị trường kinh tế khu vực AFTA và thị trường kinh tế thế giới WTO. Đối với thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, với chất lượng cao giá thành hạ, đa dạng hoá mặt hàng, đáp ứng thị hiếu và phù hợp với túi tiền của mọi tầng lớp nhân dân. Định hướng về phát triển nguyên liệu Phát triển vùng nguyên liệu để chủ động về nguyên liệu và quá trình sử lý nguyên liệu cần chú trọng từ đó hạ giá thành sản phẩm và thu hẹp nhập khẩu nguyên liệu. Định hướng về đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật Phát triển hình thức và cấp đào tạo để tăng số lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật. Định hướng phát triển về mặt hàng chủ lực Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất đa dạng và phong phú cần có chính sách đầu tư sản xuất và xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực- những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn và thu được nguồn ngoại tệ cao đồng thời giải quyết phần lớn số lao động dư thừa như hàng gốm sứ,mây tre đan, thêu ren thổ cẩm,đồ gỗ gia dụng,gỗ mỹ nghệ. II. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt nam: A. Về phía các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (gọi chung là các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu): 1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường. Trong kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, việc phân đoạn thị trường theo các tiêu thức địa lý, theo đó chia toàn bộ thị trường của các đơn vị thành các khu vực địa lý (thị trường châu á + thị trường Bắc Âu, thị trường Trung Đông,…) là hợp lý bởi các nước trong cùng một khu vực thị trường có những đặc điểm tương đồng trên nhiều phương diện: Nền văn hoá, các trào lưu nghệ thuật, các yếu tố chính trị, trình độ phát triển kinh tế và thu nhập,…có ảnh hưởng lớn tới việc hình thành nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, sự phân chia đó quá khái quát, không nhận thức được thị trường trọng điểm mà các đơn vị cần tác động gây nhiều lãng phí vô ích về chi phí xuất khẩu, đặc biệt bỏ qua nhiều cơ hội có thể khai thác tiềm năng thị trường. Vì vậy, trong việc tìm kiếm nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu các đơn vị cần phải nghiên cứu và phân tích sâu hơn nữa. a. Nghiên cứu nhu cầu thị trường. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia nhu cầu của thị trường thế giới về hàng thủ công mỹ nghệ là rất lớn và các hãng sản xuất xuất khẩu vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu đó. Đây là một đặc điểm rất thuận cho kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ song vấn đề đặt ra cho các đơn vị là phải nắm được nhu cầu thị trường trên cả 3 mặt: Nhu cầu đó xuất hiện ở đâu? Nhu cầu xuất hiện khi nào? Quy mô thị trường là bao nhiêu và quy mô đó có tồn tại bền vững không?. Để xác định được các tham số đó trên các thị trường khác nhau, các đơn vị phải tập trung vào một số vấn đề: - Trào lưu tiêu dùng xuất hiện trên thị trường của từng thị trường về hàng thủ công mỹ nghệ điều này rất quan trọng bởi lẽ các mặt hàng tiêu dùng thông thường, hàng thủ công mỹ nghệ thoả mãn nhu cầu cấp cao hơn là nhu cầu và nhu cầu thưởng thức cái đẹp. Do đó, nhu cầu về các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phụ thuộc nhiều vào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0454.doc
Tài liệu liên quan