Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ
Lời mở đầu
Chương I: Những đặc điểm, yêu cầu và nội dung của hoạt động huy động vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.
1.1. Khái quát tình hình, đặc điểm các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.
1.1.1. Khái quát tình hình xây dựng và phát triển các KCN tại tỉnh Hà Nam.
1.1.1.1 Tình hình chung.
1.1.1.2. Chi tiết từng khu công nghiệp.
1.1.2. Mô hình tổ chức quản lý các khu công nghiệp.
1.1.3. Đặc điểm của các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.
1.2. Những tiêu chí đánh giá hiệu quả và những nhân tố tác động đến khả năng thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.
1.2.1. Những tiêu chí đánh giá hiệu quả.
1.2.1.1. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp.
1.2.1.2. Quy mô vốn đầu tư thu hút vào các khu công nghiệp.
1.2.1.3. Tỷ lệ các dự án công nghệ cao và có vốn đầu tư lớn.
1.2.1.4. Tỷ lệ lao động được qua đào tạo trong các khu công nghiệp.
1.2.1.5. Có khu nhà ở, khu sinh hoạt gần khu công nghiệp tập trung.
1.2.2. Những nhân tố tác động đến khả năng thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.
71 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải phỏp nhằm thu hỳt vốn đầu tư vào trong cỏc khu cụng nghiệp tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nghiệp là ngành nghề sản xuất công nghiệp phù hợp với quy hoạch chi tiết khu công nghiệp đã được phê duyệt và thuộc danh mục không cấm đầu tư.
+ Suất đầu tư của dự án: Suất đầu tư của dự án khi đầu tư vào khu công nghiệp lớn hơn hoặc tương đương 1,5 triệu USD/ha. Nếu dự án thuê đất dưới 1ha, vốn đầu tư phải lớn hơn hoặc tương đương 2 triệu USD/dự án.
+ Năng lực của nhà đầu tư :
Về năng lực tài chính: Nhà đầu tư phải chứng minh được năng lực tài chính thông qua xác nhận số dư tài khoản ngân hàng hoặc tài sản có giá trị khác. Đối với dự án mở rộng sản xuất phải cung cấp báo cáo tài chính 2 năm gần nhất để chứng minh nguồn vốn triển khai dự án.
Về năng lực quản lý của nhà đầu tư: Nhà đầu tư phải chứng minh được năng lực quản lý thông qua việc dự kiến tuyển dụng đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật chủ chốt của nhà máy.
+ Trình độ công nghệ lựa chọn của dự án: Trình độ công nghệ của dự án phải đạt mức độ tiên tiến trở lên và phải đảm bảo tính hoàn thiện của công nghệ. Trong từng trường hợp cụ thể có thể ứng dụng công nghệ thích hợp đối với trình độ sản xuất của tỉnh Hà Nam, nhưng cần giải trình rõ những ưu điểm khi áp dụng công nghệ này và giải thích tính thích hợp của công nghệ được áp dụng.
+ Sử dụng đất đai: Diện tích đất thuê phải phù hợp với quy mô của từng dự án, bảo đảm được mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất theo quy định khi đầu tư vào khu công nghiệp. Trong thời hạn 12 tháng liền mà doanh nghiệp không triển khai dự án hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất cho phép thì sẽ bị thu hồi.
+ Sử dụng lao động: Dự án đầu tư vào khu công nghiệp sử dụng ổn định từ 50 lao động trở lên, trong đó lao động địa phương chiếm tối thiểu 70% tổng số lao động nếu đáp ứng đủ các yêu cầu của nhà đầu tư. Đối với dự án có công nghệ cao sử dụng ít lao động sẽ được xem xét cụ thể.
Mức thu nhập của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Khuyến khích dự án đầu tư có mức thu nhập cho người lao động đạt từ 1 triệu đồng/tháng trở lên và bảo đảm các chế độ của người lao động theo luật định.
+ Bảo đảm môi trường: Các dự án đầu tư phải có Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nghị định 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 08/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường.
+ Mức nộp ngân sách: Dự án đầu tư vào khu công nghiệp khi đi vào xuất ổn định có mức nộp ngân sách địa phương đạt từ 2 tỷ VNĐ/ha/năm trở lên.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM.
2.1. Thực trạng về kết quả thu hút vốn và hoạt động của các dự án trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.
2.1.1. Tình hình chung về thực trạng thu hút vốn và hoạt động của các dự án trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.
Theo quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2010 Hà Nam sẽ có 4KCN và 2 CCN. Đến nay đã có 2 KCN và 2 CCN đã đi vào vận hành và thu hút đầu tư: KCN Đồng Văn, KCN Châu Sơn, CCN Hoàng Đông, CCN tây nam thị xã Phủ Lý. Đang lập quy hoạch chi tiết cho dự án KCN Thanh Liêm và KCN Hoà Mạc. Khi các KCN được xây dựng hoàn chỉnh và đi vào hoạt động sẽ hình thành chuỗi đô thị thị xã Phủ Lý- Đồng Văn – Hoà Mạc.
- Về kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng và giải phóng mặt bằng(GPMB): Đến hết tháng 12 năm 2006, đã đền bù GPMB và xây dựng xong cơ sở hạ tầng KCN Đồng Văn I, CNN Hoàng Đông và CNN tây nam thị xã Phủ Lý; cơ sở hạ tầng KCN Châu Sơn được xây dựng theo phương thức cuốn chiếu, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu và đã GPMB được 79ha/169ha. Đối với KCN Đồng Văn II và KCN Thanh Liêm đã thu hồi và đền bù GPMB xong, hiện đang tiến hành san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Còn KCN Hoà Mạc đang lên kế hoạch đền bù GPMB. Như vậy, đến nay đã thu hồi và GPMB xong 839ha/1069ha diện tích đất các KCN, CCN theo quy hoạch.
- Về kết quả thu hút đầu tư: Đến hết tháng 12/2006, đã có 65 dự án (có 6 dự án đầu tư nước ngoài) đầu tư vào các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam (trong đó có 2 dự án đầu tư phát triển và kinh doanh hạ tầng KCN của Công ty cổ phần Phát triển Hà Nam vào KCN Đồng Văn II 270ha và Công ty TNHH Hà Hoa Tiên vào CCN Hoàng Đông 100ha) với diện tích 764ha (tổng vốn đầu tư theo dự án là 4.235 tỷ đồng và số lao động thu hút theo dự án là gần 15.000 lao động. Kết quả thực hiện: đã có 41 dự án đi vào hoạt động và 24 dự án đang triển khai xây dựng với tổng thực hiện đạt 1.465 tỷ đồng, diện tích đất đã sử dụng 104ha, số lao động thu hút đạt 5.320 lao động.
Trong 4 KCN và 2 cụm Công nghiệp của tỉnh Hà Nam đến nay đã có 65 dự án đăng ký đầu tư và đã có 42dự án đi vào hoạt động. Số dự án đăng ký và số dự án đã đi vào hoạt động được thể hiện chi tiết ở bảng sau:
+ Phân theo số dự án:
Bảng 3: Thực trạng thu hút các dự án đầu tư vào các KCN tỉnh Hà Nam đến cuối năm 2006.
STT
Tên KCN
Số dự án
đăng ký
Số dự án đã hoạt động
Số DA
% trên TS
1
KCN Đồng Văn I
38
21
55,3
2
KCN Châu Sơn
8
6
75,0
3
CCN Tây Nam Thị xã
19
13
68,4
4
KCN Đồng Văn II
0
0
0
5
Cụm Công nghiệp Hoàng Đông
0
0
0
(Nguồn: BQL các KCN tỉnh Hà Nam)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy KCN là Đồng Văn I và CCN Tây Nam Thị xã là nơi thu hút nhiều dự án đầu tư dăng ký và hoạt động. Còn lại 2 KCN là Châu Sơn và Đồng Văn II có ít các dự án đăng ký đầu tư, đặc biệt cụm Công nghiệp Hoàng Đông chưa có dự án đăng ký đầu tư vào vì cụm Công nghiệp Hoàng Đông mới xong phần lấp nền và xây dựng hàng rào KCN nên chưa có doanh nghiệp nào đầu tư và hiện chủ đầu tư đã xin chuyển sang đầu tư xây dựng trường đại học.
Hình 1: Tình hình thu hút các dự án trong các KCN tỉnh Hà Nam.
Qua bảng số liệu và biểu đồ thể hiện các dự án đầu tư vào trong các KCN của tỉnh Hà Nam ở trên, chúng ta nhận thấy việc thu hút các dự án vào các KCN tỉnh Hà Nam đến thời điểm này là không đồng đều.
+Phân theo các lĩnh vực hoạt động.
Trong các KCN tỉnh Hà Nam có tổng số 65dự án đầu tư cho các lĩnh vực khác nhau, tuỳ thuộc vào việc bố trí địa điểm các KCN để khai thác tiềm năng sẵn có và nhập khẩu nguyên liệu. Chi tiết cụ thể về các dự án đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau trên địa bàn tỉnh Hà Nam cụ thể như sau:
Bảng 4: Các lĩnh vực đầu tư trong các KCN tỉnh Hà Nam đến năm 2006.
STT
Các lĩnh vực đầu tư
Số dự án trên tổng số 65 DA
Số DA
% trên TS
1
May mặc, thêu ren, da giày xuất khẩu
12
18,5
2
Chế biến nông sản thực phẩm
13
20,0
3
Sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất, hàng mỹ nghệ cao cấp
13
20,0
4
Cơ khí, lắp ráp điện tử, hoá mỹ phẩm, hương liệu…
15
23,0
5
Các lĩnh vực khác: kinh doanh xăng dầu, bưu chính viễn thông…
12
18.5
(Nguồn: BQL các KCN tỉnh Hà Nam)
Hình 2: Tình hình sản xuất trong các lĩnh vực của các KCN tỉnh Hà Nam.
Qua số liệu trên ta nhận thấy: các lĩnh vực được đầu tư trong các KCN tỉnh Hà Nam tương đối đồng đều. Đây là điều kiện cần thiết phù hợp với chủ trương khai thác triệt để có hiệu quả các nguồn lực sẵn có tại địa phương trong phát triển KCN.
+Tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Hà Nam qua các năm.
Kể từ khi bắt đầu xây dựng KCN Đồng Văn I năm 2003 đến nay tổng số vốn mà các KCN thu hút được tính ra VNĐ là: 4.235tỷ. Cụ thể như sau:
Bảng5: Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Hà Nam qua các năm.
TT
Năm
Vốn đầu tư (tỷ VNĐ)
Tăng trưởng (%) so với năm trước
1
2003
1.532
1
2
2004
2.216
46,93
3
2005
3.425
78,56
4
2006
4.235
43,14
(Nguồn: BQL các KCN tỉnh Hà Nam)
Hình 3: Sự thay đổi vốn thu hút vào các KCN tỉnh Hà Nam qua các năm.
Qua bảng số liệu trên, xét về tỷ lệ thu hút vốn qua 3 năm, các KCN đi vào hoạt động thì lượng vốn năm sau thu hút cao hơn năm trước. Đây là dấu hiệu khả quan cho việc thu hút đầu tư vào các KCN.
2.1.2. Kết quả về đầu tư và hoạt động chi tiết các dự án trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.
2.1.2.1. Doanh nghiệp Khu công nghiệp Đồng Văn.
Các doanh nghiệp khi dự án được chấp thuận đầu tư cơ bản là bắt tay ngay vào thực hiện dự án (27/33 dự án). Nhưng tiến độ thực hiện dự án cũng khác nhau. Đa số các dự án được triển khai nhanh nhà xưởng, để bắt tay ngay vào hoạt động sản xuất kinh doanh.. Nhưng nhìn chung tiến độ triển khai thực hiện của dự án còn chậm, phương pháp, cách thức đầu tư của các doanh nghiệp là vừa sản xuất vừa xây dựng. Cho nên tiến độ thực hiện dự án là chậm so với quy định. Kết quả cụ thể triển khai dự án như sau:
a. Số doanh nghiệp đã đầu tư đạt từ 70 - 100%: là 20/38 doanh nghiệp, đạt 42,42% như:
- Công ty TNHH Nam Sơn: Nhận đất làm 02 đợt: đợt 1 tháng 02/2001, đợt 2 tháng 5/2004 diện tích 11.983m2, ngành nghề sản xuất tấm lợp. Vốn đầu tư đã thực hiện 5,7/5,7 tỷ đồng. Diện tích đất đã sử dụng đạt 100%. Lao động đã sử dụng 160/200 lao động, lao động địa phương 134, thu nhập 800.000 đồng/tháng/lao động. Đóng góp ngân sách 113 triệu đồng. Đã hoàn thành các thủ tục về đất đai, môi trường và PCCC.
- Công ty TNHH dệt Trí Hường: Nhận đất tháng 5/2001, diện tích đất đã nhận là 31.787 m2, ngành nghề đầu tư dệt vải, vốn đầu tư theo dự án 38 tỷ đồng, suất đầu tư 11,980 tỷ/ha. Đến nay dự án đã hoàn thành, diện tích sử dụng đạt 90%. Vốn đầu tư đã thực hiện 38,98 tỷ đồng. Lao động đã sử dụng 221/300 lao động, lao động địa phương 180, thu nhập bình quân của người lao động 750.000đồng/tháng/lao động. Đóng góp ngân sách 185,7 triệu, trong đó thuế thực nộp tại tỉnh là 42 triệu đồng. Đã hoàn thành các thủ tục về đất đai và PCCC.
- Đài viễn thông Duy Tiên: Nhận đất tháng 7/2001, diện tích 1.988m2, ngành nghề xây dựng trạm viễn thông phục vụ KCN, vốn đầu tư theo dự án 4,1 tỷ đồng, suất đầu tư 20,7 tỷ/ha. Đến nay dự án đã hoàn thành. Lao động 10/10, lao động địa phương 10, thu nhập 1.000.000đồng. Đã hoàn thành các thủ tục đất đai, PCCC.
- Công ty TNHH Trung Thành: Nhận đất tháng 6/2003, diện tích 34.925m2, ngành nghề sản xuất chế biến thực phẩm. Vốn đầu tư đã thực hiện 18/18tỷ, suất đầu tư 5,160 tỷ/ha. Diện tích đất đã sử dụng đạt 90%. Lao động đã sử dụng 130/300 lao động, lao động địa phương 65 lao động, thu nhập đối với lao động trực tiếp 750.000đồng; đối với lao động gián tiếp 1.500.000đồng. Đóng góp ngân sách: mới nộp thuế môn bài 1.000.000đồng. Đã hoàn thành các thủ tục về đất đai, PCCC và môi trường.
- Công ty TNHH Tam Kim: Nhận đất làm 02 đợt; đợt 1 tháng 06/2003, đợt 2 tháng 01/2005, diện tích đất 32.455m2, ngành nghề sản xuất cơ khí và thiết bị điện. Vốn đầu tư đã thực hiện 15/21 tỷ đồng. Diện tích đất đã sử dụng đạt 75%, các hạng mục đã cơ bản hoàn thành, chưa xây dựng nhà văn phòng. Lao động đã sử dụng 118/150 lao động, lao động địa phương 92 lao động, thu nhập 700.000 đồng/tháng/lao động. Đóng góp ngân sách 258 triệu đồng. Đã làm xong các thủ tục về đất đai và môi trường.
- Công ty CNC Song Hà: Nhận đất tháng 10/2003, diện tích 1.792m2, ngành nghề kinh doanh nước sạch phục vụ KCN, vốn đầu tư đã thực hiện 12/30 tỷ đồng, suất đầu tư 16,74 tỷ/ha. Diện tích đất đã sử dụng 100%. Lao động đã sử dụng 9/40 lao động, lao động địa phương 8 lao động, thu nhập 700.000 đồng/tháng. Đóng góp ngân sách 2 triệu đồng. Đã hoàn thành các thủ tục về đất đai, PCCC và môi trường.
- Công ty TNHH Nam Dương: Nhận đất 01/2004, diện tích 5.000m2, ngành nghề sản xuất giống cây trồng phục vụ nông nghiệp. Vốn đầu tư đã thực hiện 2/3 tỷ đồng. Diện tích đất đã sử dụng đạt 80%, còn lại các hạng mục nhà văn phòng chưa triển khai. Lao động đã sử dụng 17/50 lao động, lao động địa phương 16, thu nhập 1.000.000 đồng/tháng. Đóng góp ngân sách 1 triệu đồng. Đã hoàn thành các thủ tục về đất đai, môi trường và PCCC.
- Công ty TNHH Thuỷ lực máy: Nhận đất tháng 11/2004, diện tích 20.535m2, ngành nghề sản xuất các sản phẩm cơ khí. Vốn đầu tư đã thực hiện 18,3/25 tỷ đồng. Diện tích đất đã sử dụng đạt 70%, còn nhà điều hành chưa triển khai xây dựng. Lao động đã sử dụng 76/120 lao động, lao động địa phương 53 lao động, thu nhập 1.000.000 đồng/tháng/lao động. Đóng góp ngân sách chủ yếu là thuế môn bài 1,5 triệu đồng. Đã làm xong các thủ tục về đất đai, PCCC và môi trường.
- Công ty XNK Hoàng Sơn: Nhận đất tháng 08/2004, diện tích đất 15.167m2, ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng và bao bì nhựa. Vốn đầu tư đã thực hiện 2/4 tỷ đồng. Diện tích đất đã sử dụng đạt 70%, còn hạng mục xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng chưa triển khai. Lao động đã sử dụng 62/150 lao động, lao động địa phương 25 lao động, thu nhập 650.000 đồng/tháng/lao động. Đóng góp ngân sách chủ yếu là thuế môn bài 1 triệu đồng. Đã làm xong các thủ tục về đất đai, PCCC và môi trường. Nhìn chung tiến độ đầu tư còn chậm so với dự án.
- Công ty TNHH Nguyễn Khoa: Nhận đất tháng 12/2004, diện tích đất 14.854m2, ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Vốn đầu tư đã thực hiện 8/8 tỷ đồng. Diện tích đất đã sử dụng đạt 80%, các hạng mục đã cơ bản hoàn thành. Lao động đã sử dụng 140/110 lao động, lao động địa phương 116 lao động, thu nhập 650.000 đồng/tháng/lao động. Đóng góp ngân sách chủ yếu là thuế môn bài 3 triệu đồng. Đã làm xong các thủ tục về đất đai, PCCC và môi trường.
- Công ty CP dinh dưỡng Hồng Hà: Nhận đất tháng 12/2004, diện tích đất 19.914m2, ngành nghề sản xuất thức ăn chăn nuôi. Vốn đầu tư đã thực hiện 18/24 tỷ đồng. Diện tích đất đã sử dụng đạt 90%, các hạng mục cơ bản đã hoàn thành. Lao động đã sử dụng 50/80 lao động, lao động địa phương 10 lao động, thu nhập 1.300.000đồng/tháng/lao động. Đóng góp ngân sách 2 triệu. Đã làm xong các thủ tục về đất đai và môi trường.
- Công ty Leojins Việt Nam: Nhận đất tháng 10/2005, diện tích đất 17.316m2, ngành nghề sản xuất kinh doanh hàng may mặc cao cấp. Vốn đầu tư đã thực hiện 20/37 tỷ đồng. Diện tích đất đã sử dụng đạt 80%, đã xây dựng nhà xưởng sản xuất, văn phòng. Lao động đã sử dụng 800 lao động, lao động địa phương 700 lao động, thu nhập 800.000 đồng/tháng/lao động. Đóng góp ngân sách 21 triệu đồng. Đã làm xong các thủ tục về đất đai và môi trường.
Trong đó có nhiều dự án triển khai nhanh: Công ty CP dinh dưỡng Hồng Hà, Công ty Leojins Việt Nam, Công ty TNHH Trung Thành, Công ty TNHH Đại Uy... Ngành nghề lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp nêu trên thuộc các lĩnh vực dệt may, chế biến nông sản, cơ khí, hàng tiêu dùng. Số vốn mà các doanh nghiệp này đã đầu tư đạt từ 80-100% tổng vốn đầu tư theo dự án, chỉ còn một số hạng mục và một phần máy móc thiết bị sẽ được đầu tư tiếp, doanh thu năm 2006 ước đạt 1.434,55 tỷ đồng.
Hiệu quả sử dụng đất đối với các doanh nghiệp nêu trên, sử dụng đất đạt 70-100% diện tích đất thuê, diện tích còn lại chủ yếu sẽ dùng để xây dựng nhà điều hành, các công trình phụ trợ, trồng cây xanh..., còn các hạng mục xây dựng nhà xưởng để sản xuất cơ bản đã sử dụng hết. Tuy nhiên, các dự án này chưa đạt hết 100% công suất theo dự án. Do vậy mà lao động của các doanh nghiệp này chưa đạt 100% như cam kết trong dự án. Số lao động sử dụng là: 1.808/2.610 lao động, đạt 69,2%, thu nhập bình quân của người lao động từ 800.000 - 1.000.000 đồng/tháng.
Các doanh nghiệp nêu trên đều có đăng ký thực hiện môi trường với Sở Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên trên thực tế còn nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm chú trọng đến việc triển khai xây dựng các hạng mục xử lý môi trường chất thải rắn và nước thải tại nhà máy.
b. Số doanh nghiệp đang đầu tư hoặc đã đầu tư một phần cơ sở vật chất:
- Công ty TNHH Phương Nam Việt Nam: Nhận đất tháng 01/2003, diện tích đất 9.928m2, ngành nghề sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất phụ thuộc nhiều vào thời vụ, nên hoạt động của nhà máy không thường xuyên liên tục. Vốn đầu tư đã thực hiện 6,5/7 tỷ đồng. Diện tích đất đã sử dụng đạt 60%, đã xây dựng xong nhà sản xuất và một số công trình phụ trợ khác. Lao động đã sử dụng 10/50 lao động, lao động địa phương 10 lao động, thu nhập 500.000 đồng/tháng/lao động. Đã làm xong các thủ tục về đất đai và môi trường, PCCC.
- Doanh nghiệp tư nhân Đại Dương: Nhận đất tháng 01/2003, diện tích đất 60.000m2, ngành nghề sản xuất nước mắm, muối tinh, kem giặt, bao bì, thức ăn chăn nuôi. Vốn đầu tư đã thực hiện 30/45 tỷ đồng. Diện tích đất đã sử dụng đạt 55%, đã xây dựng được nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, phân xưởng sản xuất nước mắm, nhà văn phòng, nhà kho, còn lại 02 ngành nghề là kem giặt và bao bì chưa triển khai. Lao động đã sử dụng 50/300 lao động, lao động địa phương 48 lao động, thu nhập 500.000đồng/tháng/lao động. Đóng góp ngân sách theo báo cáo của doanh nghiệp là 500 triệu đồng, nhưng thực tế mới thực nộp thuế môn bài 1 triệu. Đã làm xong thủ tục về môi trường, còn thủ tục đất đai và PCCC chưa triển khai, do chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính (tiền san nền).
- Công ty Dệt 19/5: Nhận đất tháng 1/2003, diện tích đất 100.657m2, ngành nghề liên hợp sợi, dệt, nhuộm. Vốn đầu tư đã thực hiện 278/600 tỷ đồng. Diện tích đất đã sử dụng đạt 20%, đã hoàn thành được một nhà xưởng dệt, một ỡos hạng mục phụ trợ kèm theo. Lao động đã sử dụng 100/2000 lao động, lao động địa phương 58 lao động, thu nhập 1.050.000đồng/tháng/lao động. Nộp ngân sách 1.760 triệu đồng. Đã làm xong các thủ tục về đất đai. Tốc độ triển khai dự án chậm so với tiến độ đăng ký, đầu tư không đồng bộ.
- Công ty sản xuất xây dựng Thi Sơn: Nhận đất tháng 5/2003, diện tích đất 19.434m2, ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng. Vốn đầu tư đã thực hiện 13,96/18 tỷ đồng. Diện tích đất đã sử dụng đạt 50%, đã xây dựng được một số hạng mục như: nhà sản xuất chính, kho nguyên phụ liệu.... Lao động đã sử dụng 30/50 lao động, lao động địa phương 22 lao động, thu nhập 1.200.000 đồng/tháng/lao động. Đóng góp ngân sách 176 triệu. Đã làm xong các thủ tục về đất đai và môi trường, PCCC.
- Công ty CP Hoàn Dương: Nhận đất tháng 5/2004, diện tích đất 32.636m2, ngành nghề chế biến thức ăn gia súc gia cầm. Vốn đầu tư đã thực hiện 19/37 tỷ đồng. Diện tích đất đã sử dụng đạt 60%, đã hoàn thành 01 phân xưởng sản xuất thức chăn nuôi, nhà văn phòng làm việc và một số công trình phụ trợ khác. Lao động đã sử dụng 100/500 lao động, lao động địa phương 80 lao động, thu nhập 1.200.000 đồng/tháng/lao động. Đóng góp ngân sách chủ yếu là thuế môn bài 1 triệu. Đã làm xong các thủ tục về đất đai và PCCC.
- Công ty thép Hưng Thịnh: Nhận đất tháng 6/2004, diện tích đất 21.519m2, ngành nghề luyện cán thép chuyên dùng chất lượng cao. Vốn đầu tư đã thực hiện 7/30 tỷ đồng. Đang tích cực xây dựng nhà máy.... Đã làm xong các thủ tục về đất đai và môi trường. Nhìn chung tiến độ đầu tư xây dựng còn chậm.
- Công ty Giầy Thượng Đình: Nhận đất tháng 8/2004, diện tích đất 108.808m2, ngành nghề sản xuất giầy da xuất khẩu. Vốn đầu tư đã thực hiện 34/140 tỷ đồng. Diện tích đất đã sử dụng đạt 35%, xây dựng 01 nhà xưởng sản xuất giầy, nhà điều hành. Lao động đã sử dụng 420/4000 lao động, lao động địa phương 378 lao động, thu nhập 700.000 đồng/tháng/lao động. Nộp ngân sách 113 triệu đồng. Đã làm xong các thủ tục về đất đai, môi trường và PCCC.
- Công ty TNHH Thanh Xuân: Nhận đất tháng 8/2004, diện tích đất 13.176m2, ngành nghề sản xuất thuỷ tinh. Vốn đầu tư đã thực hiện 7/11,8 tỷ đồng. Diện tích đất đã sử dụng đạt 40%. Lao động đã sử dụng 60/250 lao động, lao động địa phương 45 lao động, thu nhập 700.000 đồng/tháng/lao động. Nộp ngân sách 4 triệu đồng. Đã làm xong các thủ tục về đất đai.
- Công ty TNHH Sao Thái Dương: Nhận đất tháng 8/2004, diện tích đất 19.476m2, ngành nghề sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm. Vốn đầu tư đã thực hiện 4/42,2 tỷ đồng. Diện tích đất đã sử dụng đạt 30%, chưa triển khai thủ tục đất đai và PCCC, tốc độ triển khai dự án quá chậm.
- Công ty TNHH Đức Phú: Nhận đất tháng 10/2004, diện tích đất 29.857m2, ngành nghề sản xuất kết cấu thép. Vốn đầu tư đã thực hiện 7/14,6 tỷ đồng. Diện tích đất đã sử dụng đạt 60%, đã hoàn thành nhà xưởng sản xuất và các hạng mục phụ trợ. Lao động đã sử dụng 50/120 lao động, lao động địa phương 40 lao động, thu nhập 500.000đồng/tháng/lao động. Đóng góp vào ngân sách là 2 triệu đồng. Đã làm xong các thủ tục về đất đai.
- Công ty điện tử Nam Môn: Giao đất làm 02 đợt là tháng 12/2004 và tháng 12/2005, diện tích đất 52.700m2, ngành nghề sản xuất loa thùng và loa liền ampli. Vốn đầu tư đã thực hiện 7/35 tỷ đồng. Diện tích đất đã sử dụng đạt 20%, đã xây dựng được một phân xưởng, tốc độ đầu tư chậm so với tiến độ cam kết của dự án.
- Công ty TM - SX Thăng Long: Nhận đất tháng 9/2004, diện tích đất 10.899m2, ngành nghề sản xuất nhựa công nghiệp. Vốn đầu tư đã thực hiện 8,8/12 tỷ đồng. Diện tích đất đã sử dụng đạt 65%, đã xây dựng xong nhà xưởng, chưa triển khai xây dựng nhà văn phòng. Lao động đã sử dụng 20/100 lao động, lao động địa phương 18 lao động, thu nhập 1.700.000 đồng/tháng/lao động. Nộp ngân sách 1,5 triệu đồng. Đã làm xong các thủ tục về đất đai, môi trường.
- Công ty TNHH Đại Uy: Nhận đất tháng 6/2005, diện tích đất 30.760m2, ngành nghề sản xuất thức ăn chăn nuôi và mì ăn liền. Vốn đầu tư đã thực hiện 14/33 tỷ đồng. Diện tích đất đã sử dụng đạt 60%, đã hoàn chỉnh hạng mục sản xuất thức ăn chăn nuôi, bắt đầu đi vào sản xuất, diện tích còn lại sẽ xây dựng xưởng chế biến mì ăn liền. Lao động đã sử dụng 50/100 lao động, lao động địa phương 35 lao động. Đóng góp ngân sách chủ yếu là thuế môn bài 3 triệu đồng. Đã làm xong các thủ tục về đất đai và môi trường
- Công ty TNHH Việt Phương: Nhận đất tháng 6/2005, diện tích đất 19.940m2, ngành nghề sản xuất thức ăn chăn nuôi. Vốn đầu tư đã thực hiện 5,1/16,5 tỷ đồng. Diện tích đất đã sử dụng đạt 60%, đang tiến hành lắp đặt dây chuyền sản xuất chính. Lao động đã sử dụng 25/80 lao động, lao động địa phương 17 lao động, thu nhập 1.760.000đồng/tháng/lao động. Đã làm xong các thủ tục về đất đai, môi trường, PCCC.
- Công ty thép DMT: Nhận đất tháng 8/2005, diện tích đất 30.000m2, ngành nghề chế tạo và gia công thép. Vốn đầu tư đã thực hiện 2,66/21,3 tỷ đồng. Hiện nay đang san lấp và đã xây dựng nhà xưởng sản xuất chính, một số công trình phụ trợ, trạm biến áp, nhà bảo vệ, nhà để xe.
- Công ty Giang Hồng: Nhận đất tháng 8/2005, diện tích đất 20.000m2, ngành nghề sản xuất thức ăn chăn nuôi. Vốn đầu tư đã thực hiện 10/18 tỷ đồng. Diện tích đất đã sử dụng đạt 50%, đã xây dựng được nhà xưởng và một số công trình phụ trợ khác. Lao động đã sử dụng 45/120. Thu nhập 800.000 đồng/tháng/lao động. Đã làm xong các thủ tục về đất đai, môi trường.
- Công ty dinh dưỡng nông nghiệp Quốc tế: Nhận đất tháng 12/2005, diện tích đất 20.007m2, ngành nghề chế biến thức ăn gia súc, thuỷ sản và các chế phẩm dinh dưỡng gia súc. Vốn đầu tư đã thực hiện 8/27 tỷ đồng. Đang xây dựng nhà máy. Lao động đã sử dụng 32 lao động, lao động địa phương 16 lao động, thu nhập 1.200.000 đồng/tháng/lao động. Nộp ngân sách 7 triệu đồng.
- Công ty Shin Myung Anti Fire Hàn quốc: Nhận đất tháng 6/2006, hiện đang triển khai san nền (Thực hiện theo đúng tiến độ).
Các doanh nghiệp đầu phù hợp với điều kiện ngành nghề đầu tư vào KCN, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: sản xuất thức ăn chăn nuôi, dệt may, da giầy, hàng tiêu dùng, cơ khí, sản xuất thép... Tổng mức đầu tư của các doanh nghiệp này là 962,4 tỷ. Tổng vốn đã đầu tư ước đạt 403,26 tỷ = 41,9%. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2006 của các doanh nghiệp này ước đạt 202 tỷ đồng. Số lao động sử dụng 1.392 lao động. Hiệu quả sử dụng đất bình quân mới đạt 50%. Tiến độ xây dựng chậm so với cam kết trong dự án.
Các doanh nghiệp nêu trên vừa sản xuất kinh doanh vừa tiếp tục đầu tư xây dựng, nên công suất mới đạt khoảng 20 - 30% công suất thiết kế đăng ký theo dự án. Lao động của các doanh nghiệp đã sử dụng khoảng 1.000 lao động. Các doanh nghiệp đều nộp đầy đủ tiền đền bù giải phóng mặt bằng, tuy nhiên còn chậm nộp tiền sử dụng hạ tầng (4.000đồng/m2/năm). Riêng doanh nghiệp tư nhân Đại Dương chưa nộp tiền san nền là 1,3 tỷ. Đối với việc thực hiện bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp này vừa sản xuất kinh doanh vừa đầu tư xây dựng, công suất hoạt động chưa cao nên vấn đề môi trường thực tế chưa xảy ra những vấn đề gì nghiêm trọng, bức xúc.
c. Các doanh nghiệp nhận đất chưa đầu tư xây dựng.
- Công ty CP Thương mại Phương Bắc: Nhận đất tháng 3/2005 hiện nay xong phần san nền, Ban quản lý các KCN đã làm việc nhiều lần yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nhiều lần cam kết thực hiện theo tiến dộ nhưng đến nay vẫn chưa triển khai xây dựng nhà máy.
- Công ty TNHH Việt Trung Tín: Nhận đất tháng 2/2006 nhưng đến nay triển khai san lấp 50% diện tích.
2.1.2.2. Khu công nghiệp Châu Sơn.
a. Tình hình thu hút đầu tư.
Các doanh nghiệp bắt đầu đầu tư vào khu công nghiệp Châu Sơn năm 2004. Đến nay đã có 05 dự án đã và đang đầu tư , 02 dự án đang chuẩn bị đầu tư: Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu; Công ty Vina Korea Younhap (Hàn Quốc). Như vậy, trên diện tích đất đã thu hồi cơ bản được lấp đầy.
Tổng vốn đầu tư theo dự án quy ra VNĐ là: 878 tỷ đồng.
Suất đầu tư bình quân: 39,231tỷ/ha.
Diện tích đất đã thuê: 239.598m2.
Lao động sử dụng theo dự án: 855 lao động.
Ngành nghề đầu tư phù hợp với điều kiện ngành nghề đầu tư. Chủ yếu tập trung vào các ngành nghề sau: dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm.
Các dự án khi đầu tư vào KCN đều cam kết thực hiện đúng tiến độ đầu tư, sử dụng đất đúng mục đích, thực hiện bảo vệ môi trường, cam kết sử dụng và bảo đảm quyền lợi của người lao động. Thực hiện đầy đủ cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0031.doc