Đề tài phương hướng và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu ở công ty thực phẩm miền Bắc-Fonexim

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ TRỊ TRƯỜNG

I. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

1. Khái niệm về kinh doanh

2. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh

3. Phân loại hiệu quả kinh doanh

3.1.Hiêu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội của nền kinh tế quốc dân

3.2.Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp

 3.3. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp

4.1. Các nhân tố bên trong

4.2. Nhân tố môi trường bên ngoài

II. Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp

1. Các quan điểm cơ bản trong việc đánh giá hiệu quả của sản xuất kinh doanh

2. Giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế chủ yếu nhằm bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

 3.1.Chỉ tiêu tổng quát

 3.2. Hệ thống các chỉ tiêu bộ phận

III. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu ở nước ta

1. Sự cần thiết và vai trò của thương mại quốc tế

2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về hoạt động thương mại quốc tế ở nước ta hiện nay

3. Nội dung của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

 3.1. Nghiên cứu thị trường thế giới

 3.2. Lựa chọn đối tác kinh doanh

 3.3. Lập phương án kinh doanh

 3.4. Giao dịch và ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu

 3.5. Thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu

4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu

 

doc88 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài phương hướng và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu ở công ty thực phẩm miền Bắc-Fonexim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trong và ngoài nước. - Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu và lập phương án xuất nhập khẩu. - Tổ chức mạng lưới tiêu thụ hàng hoá của công ty trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc. - Nghiên cứu, tìm kiếm biện pháp thúc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá của công ty. - Tổ chức các nguồn hàng nội địa, quan hệ chặt chẽ với các nhà sản xuất ngành hàng thực phẩm. Phòng kế hoạch và thị trường: Tham mưu cho Giám đốc về: - Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm từ các số liệu báo cáo định kỳ của các bộ phận khác trong công ty, từ tình hình thực tế của thị trường, xây dựng phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh và kế hoạch dài hạn. - Điều tiết kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng quý, hàng năm theo nhu cầu sản phẩm trên thị trường, điều tiết kế hoạch vận chuyển hợp lý. - Có kế hoạch cung ứng vật tư cho các đơn vị theo kế hoạch. - Có trách nhiệm về chất lượng và bảo quản vật tư trong kho, quản lý tốt các kho của công ty. - Nghiên cứu và tìm các biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của công ty. Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho Giám đốc về: - Quản lý toàn bộ nguồn vốn, các tài liệu, số liệu về kế toán tài chính, quyêt toán, tổng kiểm kê tài sản hàng năm theo định kỳ của Nhà nước. - Báo cáo về tài chính lên cơ quan cấp trên và nộp các khoản ngân sách cho Nhà nước theo quy định. - Tính toán các thương vụ kinh doanh của các đơn vị, cơ sở trực thuộc đưa ra các phương án khả thi để bảo lãnh vay ngân hàng trong hoạt động sản xuất thuận lợi. Quản lý chi phí hợp lý và có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ với phương châm tổng thu phải lớn hơn tổng chi. - Kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong công ty qua hoạt động tài chính. - Hàng quý hoặc hàng tháng tổ chức quyết toán, khi cần thiết thì tiến hành thanh tra tài chính đối với các thành viên trong công ty. - Làm thủ tục thanh lý và quản lý tốt tiền mặt, điều phối vốn trong công ty - Bảo toàn và phát triển vốn tăng nhanh vòng quay của vốn. Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về: - Tổ chức nhân sự, tổ chức bộ máy quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên trong công ty. - Cân đối tiền lương, tuyển lao động ngắn hạn và dài hạn, điều chỉnh lao động giữa các đơn vị, giải quyết, quyết định cho cán bộ công nhân viên thôi việc về hưu, mất sức, kỷ luật... - Căn cứ vào chế độ chính sách của Nhà nước để giải quyết các vấn đề cụ thể và chế độ bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bồi dưỡng... - Xây dựng kế hoạch lao động, quỹ tiền lương hàng năm, quy chế hoá các nguyên tắc trả lương, tiền thưởng, xác định đơn giá tiền lương, các định mức lao động. - Công tác đào tạo mới, thi nâng bậc công nhân, bồi dưỡng cán bộ quản lý tổ chức hướng dẫn các đoàn tham gia, thực tập. Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho Giám đốc về máy móc kỹ thuật trong các dây chuyền, bộ phận sản xuất của công ty, xác định việc sửa chữa khôi phục mới máy móc thiết bị, nghiên cứu hình thức mẫu mã, bao bì của sản phẩm. Với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý như hiện nay của công ty là tương đối hợp lý. Một mặt giữ nguyên chế độ một thủ trưởng, chỉ có giám đốc là người có quyền ra quyết định đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, mặt khác phát huy được sự giúp đỡ của các phòng ban trong việc chuẩn bị các quyết định, đồng thời hướng dẫn, tư vấn, kiểm tra đối với các đơn vị thực hiện quyết định như các xí nghiệp sản xuất, các chi nhánh, các trạm kinh doanh thực phẩm. 3.Chức năng và nhiệm vụ của công ty 3.1. Chức năng của công ty Chức năng hoạt động của công ty thể hiện ở mục đích và nội dung hoạt động kinh doanh của công ty. ã Mục đích hoạt động kinh doanh: Thông qua hoạt động kinh doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, tổ chức mua, gia công, sản xuất chế biến, xuất nhập khẩu, dịch vụ khách sạn du lịch... để tạo ra hàng hoá góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. ã Nội dung hoạt động của công ty: - Kinh doanh các mặt hàng thực phẩm công nghệ (như: rượu, bia, nước giải khát, đường các loại, sữa các loại, bột ngọt, bánh kẹo các loại...), thực phẩm tươi sống, lương thực, nông sản, lâm sản, cao su, rau củ quả, các mặt hàng tiêu dùng, vật tư nguyên liệu sản xuất phân bón, phương tiện vận chuyển thực phẩm, kinh doanh kho bãi, khách sạn, dịch vụ du lịch và ăn uống giải khát. - Tổ chức gia công sản xuất chế biến các mặt hàng nông sản, lương thực, thực phẩm, rượu, bia, bánh kẹo, đường sữa, lâm sản, thủy hải sản... Tổ chức liên doanh liên kết hợp tác đầu tư vớicác thành phần kinh tế trong và ngoài nước để tạo ra nguồn hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. - Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng nông lâm, thuỷ hải sản và các mặt hàng do liên doanh liên kết tạo ra. - Trực tiếp nhập khẩu và nhận uỷ thác các mặt hàng vật tư, nguyên liệu, hàng tiêu dùng theo quy định của Nhà nước. - Chủ động giao dịch, ký kết hợp đồng mua bán, liên doanh liên kết. - Tự tổ chức mua sắm nguồn hàng, tổ chức quản lý thị trường mặt hàng sản xuất kinh doanh. 3.2. Nhiệm vụ của công ty - Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, dịch vụ du lịch khách sạn, liên doanh liên kết đầu tư trong và ngoài nước... theo đúng luật pháp hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Thương mại. - Tổ chức sản xuất nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. - Chấp hành luật pháp của Nhà nước, thực hiện các chế độ, chính sách về quản lý và sử dụng vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. - Thực hiện đầy đủ cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các đơn vị trong và ngoài nước. - Quản lý và sử dụng tốt đội ngũ cán bộ công nhân viên theo phân cấp quản lý của Bộ Thương mại. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên, phát huy quyền làm chủ tập thể, khả năng sáng tạo trong kinh doanh, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, phân phối lợi nhuận theo kết quả lao động một cách công bằng hợp lý. III. kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua 1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thực phẩm miền Bắc (1999-2001) Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (giai đoạn1999-2001) STT Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001 Tốc độ tăng (lần) 2000/1999 2001/2000 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(5)/(4) (8)=(6)/(5) 1 2 3 4 5 Tổng doanh thu Các khoản nộp NSNN Tổng kim ngạch XNK Lợi nhuận Hệ số hiệu quả =DT/CP Tỷ đồng Tỷ đồng Tr. USD Tr. đồng 340 16,146 11,1 290 1,0008 536 27,420 7,03 603 1,0011 653 32,27 6,4 900 1,0013 1,576 1,698 0,736 2,079 1,218 1,177 0,783 1,493 Nhìn vào bảng 1 ta thấy: Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 1999-2001 đạt kết quả khá, điều này thể hiện ở một số mặt chủ yếu sau: - Tổng doanh thu của công ty năm 1999 đạt 340 tỷ đồng, năm 2000 đạt 536 tỷ đồng tăng 1,576 lần so với năm 1999 với mức tăng tuyệt đối là 196 tỷ đồng. Năm 2001 tổng doanh thu tăng 1,218 lần so với năm 2000 với mức tăng tuyệt đối là 117 tỷ đồng. Có được kết quả này là do một số nguyên nhân sau: * Về kinh doanh: + Tích cực mở rộng thị trường buôn bán, duy trì kinh doanh các mặt hàng truyền thống chiếm tỷ trọng doanh thu cao. + Khai thác, kinh doanh các mặt hàng mà thị trường có nhu cầu: Rượu, bia, thuốc lá... tích cực hoạt động Marketing, tiếp thị, quảng cáo giới thiệu sản phẩm của công ty. Chú trọng hoạt động xuất khẩu và tìm các nguồn hàng nhằm thay thế cho các nguồn hàng phải nhập khẩu của công ty. * Về sản xuất: Tập trung nguồn vốn đầu tư chiều sâu như mua sắm, thay thế trang thiết bị, dây chuyền sản xuất mới, nâng cao chất lượng mẫu mã, bao bì, hạ giá thành sản phẩm nhằm cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác. Trong năm 1999, công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh kẹo của Cộng hoà liên bang Đức và dây chuyền sản xuất rượu vang Hữu Nghị làm cho sản phẩm của công ty ngày càng có uy tín trên thị trường. * Về dịch vụ, khách sạn du lịch: Nâng cấp, thay thế, sửa chữa các phòng ở khách sạn Nam Phương và khách sạn Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng phục vụ với khách du lịch, góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. * Về công tác tổ chức, quản lý: Sắp xếp lại mạng lưới kinh doanh, thành lập thêm các điểm và trạm kinh doanh mới ở miền Trung và miền Nam, phân công lao động và sắp sếp lại cán bộ... cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của công ty. Thực hiện quản lý khá chặt chẽ không để xảy ra thất thoát vốn và tài sản của công ty. - Do hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn này đạt hiệu quả cao nên không chỉ giúp công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thông qua các khoản nộp ngân sách Nhà nước của công ty. Năm 1999 công ty đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước 16,15 tỷ đồng, năm 2000 đã tăng lên 27,42 tỷ đồng tăng 1,698 lần so với năm 1999 với mức tăng tuyệt đối là 11,27 tỷ đồng, điều này là do doanh thu của công ty năm 2000 đã tăng 1,576 lần so với năm 1999 nên các khoản nộp ngân sách Nhà nước tăng lên. Năm 2001 các khoản nộp ngân sách Nhà nước là 32,27 tỷ đồng tăng 1,117 lần so với năm 2000 với mức tăng tuyệt đối là 4,85 tỷ đồng. - Tổng kim ngạch XNK của công ty năm 1999 đạt 11,13 triệu USĐ đã giảm xuống chỉ còn 8,19 triệu USD năm 2000 đạt 73,6% so với năm 1999 với mức giảm tuyệt đối là 2,94 triệu USD. Năm 2001 các khoản nộp ngân sách Nhà nước giảm xuống chỉ còn 6,41 triệu USD đạt 78,3% so với năm 2000 với mức giảm tuyệt đối là 1,78 triệu USD. Tổng kim ngạch XNK của công ty đạt kết quả như vậy là do cuộc khủng hoảng của các nước trong khu vực đã làm ảnh hưởng đến hoạt động XNK của các nước, trong khi bạn hàng XNk chủ yếu của công ty là những nước của khu vực Châu á. - Mặc dù tổng kim ngạch XNK trong giai đoạn này có giảm, tuy nhiên do hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa của công ty có hiệu quả nên tổng doanh thu vẫn tăng qua các năm cả về tuyệt đối lẫn tương đối . Vì vậy lợi nhuận của công ty đạt được khá cao, năm 1999 đạt 290 triệu đồng, năm 2000 tăng lên 603 triệu đồng tăng hơn 2 lần so với năm 1999 và đến năm 2001 đạt 900 triệu đồng tăng gấp 1,493 lần so với năm 2000. Tuy tốc độ tăng lợi nhuận có giảm song về mặt tuyệt đối vẫn tăng qua các năm. - Qua chỉ tiêu hệ số hiệu quả ở bảng trên cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả, song hệ số này còn thấp vì vậy công ty cần tìm cách nâng cao hệ số này . Năm 1999 hệ số hiệu quả là 1,0008 có nghĩa là 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ đem lại 1,0008 đồng doanh thu, mức doanh thu do 1 đồng chi phí bỏ ra là quá nhỏ. Tuy nhiên hệ số này tăng lên qua năm 2000 và 2001. 2. Tình hình bảo toàn và phát triển vốn FONEXIM là doanh nghiệp Nhà nước, do đó nguồn vốn chủ yếu là ngân sách Nhà nước cấp, vốn vay cũng chủ yếu vay ở ngân hàng Nhà nước VIETCOMBANK và VIETINBANK. Bảng 2: Tình hình bảo toàn và phát triển vốn của công ty (Giai đoạn 1999-2001) ĐVT: Tỷ đồng Năm Tổng số vốn Vốn cố định Vốn lưu động Trị giá Tỷ trọng (%) Trị giá Tỷ trọng (%) 1999 2000 2001 16 22 25 6 12 14 37,5 54,6 56 10 10 11 62,5 45,4 44 Qua bảng 2 cho thấy tổng số vốn của công ty đều tăng qua các năm trong đó có sự tăng mạnh của nguồn vốn cố định, điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả và công ty đã chú ý đến việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn. Cụ thể, năm 1999 tổng số nguồn vốn của công ty là 16 tỷ đồng trong đó vốn cố định là 6 tỷ đồng chiếm 37,5%, vốn lưu động là 10 tỷ đồng chiếm 62,5%. Đến năm 2000 tổng số nguồn vốn của công ty tăng lên 22 tỷ đổng trong đó nguồn vốn lưu động không tăng mà chủ yếu tăng vốn cố định với mức tăng gấp 2 lần so với năm 1999 và chiếm 54,6% so với tổng số vốn. Năm 2001 tổng số vốn đầu tư tăng lên 22 tỷ đồng trong đó nguồn vốn cố định chiếm 56%, vốn lưu động chiếm 44%, tỷ trọng của vốn lưu động có giảm nhưng về mặt giá trị tuyệt đối vẫn tăng. Có sự tăng mạnh của nguồn vốn cố định là do công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất bánh kẹo của Cộng hoà liên bang Đức và dây chuyền sản xuất rượu vang Hữu Nghị, đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồng thời do yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh nên công ty phải mở rộng đại lý và chi nhánh. 3. Tình hình tiền lương của cán bộ công nhân viên của công ty (giai đoạn 1999-2001) Bảng 3: Tình hình tiền lương của công ty (Giai đoạn 1999-2001) Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 Tốc độ tăng (lần) 2000/1999 2001/2000 (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)/(3) (7)=(5)/(4) Số lượng lao động Lương bình quân. Người Nghìn đồng 620 505 648 555 677 621 1,0451 1,099 1,0447 1,117 Từ bảng 3 cho thấy số lượng lao động của công ty tăng qua các năm chứng tỏ hoạt động kinh doanh ngày càng được mở rộng . Số lượng lao động tăng từ 620 người năm 1999 lên 648 người năm 2000, tăng 4,51% và đến năm 2001 số lượng lao động tăng lên 677 người, tăng 4,47% với mức tăng tuyệt đối là 29 người. Qua đó cho thấy mặc dù số lượng lao động tăng nhưng mức lương bình quân vẫn tăng từ 505.000 đồng năm 1999 lên 555.000 đồng năm 2000, tăng 9,9% so với năm 1999 với mức tăng tuyệt đối là 50.000 đồng năm 2001 lương bình quân tăng 11,9% với mức tăng tuyệt đối là 66.000 đồng. Việc tăng lương này chứng tỏ công ty đã quan tâm chăm lo đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên. Việc sử dụng chính sách tiền lương để khuyến khích , động viên cán bộ công nhân viên nhằm tạo sự gắn bó của họ với công ty, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công việc của mỗi cán bộ công nhân viên nói riêng và của công ty nói chung. Song công ty cũng cần phải có chính sách tiền lương hợp lý, một mặt vẫn khuyến khích người lao động mặt khác hạn chế mức chi phí tiền lương như có thể áp dụng mức lương theo doanh thu bán được đối với bộ phận tiêu thụ ,mức lương theo sản phẩm đối với bộ phận sản xuất. III. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty 1. Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu Công tác xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu của công ty có những nét đặc thù riêng biệt, xuất phát từ chính đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, từ phương hướng, đường lối phát triển thương mại quốc tế của đất nước được Bộ Thương mại cụ thể hoá cho từng đơn vị và trực tiếp quản lý. Từ đó phòng kế hoạch và thị trường đưa ra kế hoạch xuất nhập khẩu của từng năm cho từng mặt hàng của công ty. Kế hoạch xuất nhập khẩu của công ty được xây dựng dựa vào: - Nhu cầu sản xuất của các đơn vị cơ sở trực thuộc đối với các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như bột mỳ, đường, sữa... Các đơn vị sản xuất như xí nghiệp bánh kẹo Hữu Nghị, xí nghiệp bánh quy cao cấp, xí nghiệp chế biến thực phẩm trình kế hoạch về kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu cho sản xuất nên công ty. Từ đó công ty sẽ tập hợp các nhu cầu lại và đưa ra kế hoạch nhập khẩu cho các mặt hàng này. - Mặt hàng kinh doanh truyền thống của công ty: Đường, sữa, dầu ăn... là những mặt hàng truyền thống đã có bạn hàng trong nước và quốc tế đáng tin cậy, chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu. Mặt hàng cao su là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. - Dựa vào đường lối phát triển thương mại quốc tế của đất nước, căn cứ vào các điều luật về các mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu, biểu thuế quan và hạn ngạch xuất nhập khẩu mà Bộ Thương mại cấp cho công ty hàng năm. Cụ thể như hạn ngạch nhập khẩu đường của công ty năm 2001 là 7000 tấn. Còn một số mặt hàng thì công ty được Bộ Thương mại cấp giấy phép cho là đầu mối xuất nhập khẩu như rượu, cao su... thì công ty được quyền chủ động kinh doanh. - Dựa vào chiến lược phát triển của công ty trong những năm tới. Việc xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu: + Đường: Dựa vào nhu cầu cho sản xuất của các đơn vị cơ sở để quy định lượng nhập khẩu cung cấp cho cơ sở. Dựa vào hạn ngạch nhập khẩu của các đơn vị để quy định lượng nhập khẩu trực tiếp tối đa mà doanh nghiệp thực hiện. Dựa vào hiệu quả kinh doanh đem lại quy định kế hoạch nhập khẩu trực tiếp hay nhập khẩu uỷ thác ở các đơn vị bạn. + Cao su: Dựa vào hạn ngạch xuất khẩu quy định kế hoạch xuất khẩu lượng hàng. Dựa vào hiệu quả kinh doanh dự tính đem lại quyết định kế hoạch lựa chọn phương thức xuất khẩu. + Các mặt hàng bột, mỳ, sữa... chủ yếu dựa vào nhu cầu của các đơn vị. Do đó trong việc đưa ra kế hoạch xuất nhập khẩu đòi hỏi công ty cần phải nhanh nhạy, linh hoạt đánh giá tình hình cung cầu của từng mặt hàng cụ thể, từ đó đưa ra kế hoạch xuất nhập khẩu cho hợp lý. Ngoài ra, công ty còn có quyền đề xuất với Bộ chủ quản có chủ trương can thiệp vào thị trường kịp thời. Với chiến lược nắm thông tin thị trường nước ngoài, tiến đến năm 2003 hoặc 2004 tham gia kênh xuất khẩu mặt hàng đường, tự cân đối kim ngạch xuất nhập khẩu, nhập khẩu những mặt hàng cần thiết, vật tư nguyên liệu cho sản xuất chế biến, hàng tự sản xuất chế biến được thị trường trong nước chấp nhận và phấn đầu xuất khẩu. Chính vì thế, công tác xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu ở công ty được tính toán chặt chẽ cho kế hoạch cả năm và kế hoạch ở từng hợp đồng được ký. 2.Phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty thực phẩm miền Bắc Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty thực phẩm miền Bắc trong thời gian qua chủ yếu áp dụng các phương thức kinh doanh sau: - Xuất khẩu trực tiếp. - Nhập khẩu trực tiếp - Xuất uỷ thác. - Nhập uỷ thác. a) Xuất khẩu trực tiếp ra thị trường nước ngoài Theo phương thức này, công ty thực hiện xuất khẩu trong quy định và hạn ngạch cho phép. Công ty phải làm nhiệm vụ liên hệ với khách hàng sau đó sẽ dựa vào hợp đồng để đặt hàng trực tiếp từ các cơ sở sản xuất. Công ty sẽ phải bỏ chi phí lưu thông, vận chuyển, chi phí quản lý, phục vụ, thuế xuất khẩu nhưng đây lại là phương thức làm ăn có hiệu quả, ngày càng được mở rộng ở công ty. Qua phương thức này, công ty trực tiếp giao dịch với khách hàng, nắm được nhu cầu của khách hàng, của thị trường khu vực để có hướng đầu tư phát triển mặt hàng xuất khẩu thích hợp, tạo thế đứng của công ty trên thị trường quốc tế. b) Nhập khẩu trực tiếp Theo phương thức này, công ty cũng giao dịch trực tiếp với các bạn hàng nước ngoài hoặc qua đại lý của họ tại Việt Nam, công ty ký hợp đồng trực tiếp với các công ty nước ngoài, phương thức chủ yếu vận chuyển hàng, giao hàng theo điều kiện CIF được quy định trong Incoterm 1990. Công ty sẽ phải chịu thuế hải quan, thuế nhập khẩu và chi phí vận chuyển, bốc dỡ tại cảng Việt Nam về kho của mình. Việc thuê tàu và mua bảo hiểm do bên đối tác chịu. Giá mua hàng thường là giá CIF Hải Phòng, công ty sẽ không phải mất nhiều chi phí quản lý và phục vụ vào các lô hàng nhập này. Tuy nhiên giá mua hàng CIF cao hơn giá FOB do những hạn chế nhất định về khối lượng hàng nhập và truy cập thông tin chưa được đầy đủ nên công ty mới chỉ dừng lại ở việc nhập khẩu trực tiếp theo điều kiện CIF. Nhưng công ty sẽ phấn đấu mở rộng trực tiếp nước ngoài, có điều kiện thuận lợi hơn trong việc mua hàng tại nơi xuất khẩu. c) Xuất nhập khẩu uỷ thác - Uỷ thác: Là việc các đơn vị uỷ quyền cho một cơ sở ngoại thương hoặc một đơn vị khác có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp được quyền xuất nhập khẩu lô hàng của mình. - Mục đích của đơn vị nhận uỷ thác là nhận được một khoản thù lao thường tính % lô hàng nhận xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Phương thức này có ưu điểm là không phải bỏ vốn nên có thể tránh được rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên nó đem lại hiệu quả kinh doanh thấp, không kích thích được xuất nhập khẩu, không đảm bảo được tính chủ động trong kinh doanh. ở công ty thực phẩm miền Bắc, ngoài việc công ty nhận uỷ thác xuất nhập khẩu của các đơn vị khác để xuất nhập khẩu mặt hàng mình được phép kinh doanh thì công ty cũng phải xuất nhập khẩu uỷ thác một số mặt hàng cho các đơn vị khác. Đó là do đa dạng mặt hàng kinh doanh ở công ty nên có những mặt hàng công ty không được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc mặt hàng kinh doanh có hiệu quả nhưng hạn ngạch xuất nhập khẩu của công ty lại quá thấp. Nhược điểm là mất thêm chi phí cho đơn vị mà công ty uỷ thác (phí uỷ thác) nhưng lại có ưu điểm là đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, tuy hệ số hiệu quả thấp hơn nhưng hiệu quả tuyệt đối sẽ tăng lên. Các phương thức kinh doanh mà công ty thực hiện trong các năm được thể hiện ở các bảng sau: Bảng 4: Các phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu ở công ty thực phẩm miền Bắc. ĐVT : Triệu USD. Phương thức 1999 2000 2001 Tỷ giá Tỷ trọng Tỷ giá Tỷ trọng Tỷ giá Tỷ trọng + Xuất khẩu trực tiếp + Xuất khẩu uỷ thác Tổng cộng 4,6 4,6 100 100 0,575 0,575 100 100 1,5 1,5 100 100 + Nhập khẩu trực tiếp + Nhập khẩu uỷ thác Tổng cộng 6,4 6,4 100 100 6,45 1,15 7,6 84,8 15,2 100 4,207 0,693 4,9 85,8 14,2 100 Như vậy trong tất cả phương thức kinh doanh của công ty, mặc dù phương thức này hiệu quả thấp hơn, có phương thức kinh doanh có hiệu quả cao hơn song phương thức nào cũng có hiệu quả. Vì thế không nên coi nhẹ bất kỳ phương thức nào mà cần phải sử dụng hài hoà, đúng đắn và hợp lý. Như phương thức xuất nhập khẩu trực tiếp vừa đem lại hiệu quả lâu dài vừa đem lại hiệu quả tuyệt đối cao, nhưng phương thức xuất nhập khẩu uỷ thác lại đem lại hiệu quả nhanh, trước mắt... Công ty thực phẩm miền Bắc xác định việc đa dạng hoá phương thức kinh doanh là hết sức cần thiết song phải có định hướng đầu tư thích hợp dựa trên cơ sở lựa chọn các phương thức kinh doanh đúng, có hiệu quả cao nhất trong từng thời kỳ, từng khu vực thị trường để tạo ra lợi thế cho công ty, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trong công tác xuất nhập khẩu của công ty. 3. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu của công ty Tình hình thực hiện kế hoạch về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty ở bảng sau: Bảng 5: Tình hình thực hiện kế hoạch về tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty thực phẩm miền Bắc ĐVT: Triệu USD Năm Kế hoạch Thực hiện Vượt kế hoạch %thực hiệnkế hoạch (1) (2) (3) (4) (5)=(3)/(2) 1999 2000 2001 4,6 0,7 2 4,646 0,575 1,5 0,046 -0,125 -0,5 101 82,1 75 Kết quả từ bảng 5 cho thấy trong giai đoạn 1999-2001, công ty hầu như không hoàn thành kế hoạch xuất khẩu đặt ra. Chỉ riêng năm 1999 đạt 101% kế hoạch với mức vượt kế hoạch là 0,046 triệu USD. Đến năm 2000, do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực và căn cứ vào tình hình thực tế kinh doanh của công ty nên năm 2000 kế hoạch về xuất khẩu cuả công ty đã giảm rất mạnh từ 4,6 triệu USD xuống còn 0,7 triệu USD, song với mức kế hoạch thấp như vậy nhưng công ty vẫn không hoàn thành kế hoạch đặt ra giá trị xuất khẩu thực hiện là 0,575 triệu USD đạt 82,1% kế hoạch. Năm 2001, kế hoạch xuất khẩu công ty đặt ra là 2 triệu USD nhưng thực tế chỉ xuất khẩu 1,5 triệu USD đạt 75% so với kế hoạch .Qua đây chứng tỏ hoạt động xuất khẩu của công ty đạt hiệu quả không cao,với giá trị thực tế thấp. Điều này là do mặt hàng xuất khẩu của công ty duy nhất là cao su, cùng với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực nên nhu cầu nhập khẩu về cao su giảm. Chính vì vậy để cải thiện tình hình trên trong thời gian tới công ty cần tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường, kết hợp với đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu. Bảng 6 : Tình hình thực hiện kế hoạch về tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty thực phẩm miền Bắc ĐVT : Triệu USD Năm Kế hoạch Thực hiện Vượt kế hoạch % thực hiện kế hoạch (1) (2) (3) (4) (5)=(3)/(2) 1999 2000 2001 5,8 7,5 6,6 6,5 7,6 4,9 0,7 0,1 -1,7 112 101,3 74,2 Qua bảng 6 cho thấy tình hình nhập khẩu của công ty trong 2 năm 1999 và 2000 luôn vượt mức kế hoạch đặt ra. Năm 1999 công ty vượt mức kế hoạch là 12%, năm 2000 vượt mức kế hoạch là 1,3%. Có kết quả này là trong 2 năm đó nhu cầu về một số mặt hàng nhập khẩu như: đường, sữa, dầu ăn tăng lên đo đó làm tăng mức nhập thực tế so với kế hoạch. Tuy nhiên đến năm 2001 với chủ trương phải cân đối kim ngạch XNK và do hạn ngạch của Bộ Thương mại cấp cho công ty giảm, hơn nữa công ty cũng đẩy mạnh việc khai thác mặt hàng đường được sản xuất ở trong nước để kinh doanh như:đường Lam Sơn, đường Việt Đài, đường Tây Ninh ...làm cho công ty không thực hiện so với kế hoạch đặt ra. Để đánh giá chi tiết tình nhập khẩu của công ty ta xem xét việc thực hiện kế hoạch nhập khẩu theo mặt hàng của công ty như sau: Bảng 7: Tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu theo mặt hàng ĐVT: Triệu USD Mặt hàng Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 KH TH % thực hiện KH KH TH %thực hiện KH KH TH % thực hiện KH Đường Sữa Dầu ăn Bột mỳ Còn lại 2 0,1 0,1 3,5 0,1 0 0,3 1,5 4,6 0,1 - 300 150 131,4 100 3 0,2 1,5 1,6 0,2 3,6 0,8 1,5 0,2 1,5 120 400 100 12,5 125 3,6 0,6 1,4 0,6 0,4 3,4 0,5 0,3 0,12 0,65 94,4 83,3 21,4 20 16,25 Tổng 5,8 6,5 112 6,5 7,6 101 6,6 4,9 74,2 Qua bảng 7 cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa kế hoạch đặt ra so với thực tế nhập khẩu theo mặt hàng của công ty. Sở dĩ có như vậy là do công tác lập kế hoạch kinh doanh của công ty sát với nhu cầu thực tế và thị trường, điều này có n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0404.doc
Tài liệu liên quan