Đề tài Phương pháp cảm hoá học sinh cá biệt trong trường THCS Lưu Hoàng

Trước hết để giáo dục cảm hoá học sinh tôi thiết nghĩ là mình phải là nhân vật trung tâm đi đầu trong các hoạt động, phải thu hút học sinh bằng những bài giảng hấp dẫn, dễ hiểu. Có nghĩa là tôi luôn cố gắng để học sinh trong cả lớp cảm thấy thích cách dạy của tôi tạo tình cảm với học sinh. Từ đó học sinh có thể ủng hộ mình, giúp đỡ mình khi cần thiết.

Thêm nữa, tôi luôn cố gắng trong lời ăn tiếng nói, trong cách cư xử, cách sống. Phải nhiệt tình tâm huyết với công việc, coi học sinh như những người thân trong gia đình, tạo cho học sinh tâm lý tốt, luôn tin tưởng, yêu quý và tin tưởng chúng, quan tâm đến tất cả các em, luôn nhớ tên các em mặc dù mới vào lớp chủ nhiệm. Tôi luôn xử công bằng với các em, dù đó là học sinh ngoan để các em học sinh cá biệt cảm thấy cô giáo mình cũng công bằng , vị tha.

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12490 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp cảm hoá học sinh cá biệt trong trường THCS Lưu Hoàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chục đứa, hàng ngàn đứa đang đói lòng được che chở, được bú mớm, được vuốt ve. Đối với người giáo viên chủ nhiệm, lớp chính là nhà của mình mà trường học lại chính là quê hương – nơi đây người giáo viên không những được sống, được tắm mình trong những dòng sữa tri thức, kinh nghiệm mà còn được thoả thê thể hiện cái Tôi của mình. Xác định được điều trên bản thân tôi luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, luôn thể hiện với học sinh bằng những cử chỉ giao tiếp sư phạm nhằm mục đích thay đổi tư tưởng, tình cảm tạo lòng tin tuyệt đối với học sinh Nhiệt tình, thực sự tâm huyết với nghề, yêu trường, mến trẻ. Thường xuyên gần gũi hiểu, thông cảm và tạo mọi điều kiện về mọi mặt để giúp đỡ các em khi gặp khó khăn. Bằng những tìmh huống sư phạm, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng , cách sống của từng học sinh đối với bạn, gia đình, với thầy cô giáo như thế nào để có những biện pháp giáo dục, thuyết phục, giúp đỡ, động viên khích lệ bằng cách trực tiếp hay gián tiếp đối với tâm lý của học sinh. Phải nắm được tâm lý lứa tuổi học sinh cá biệt, cá tính của từng học trò trong quá trình dạy phải biết kết hợp với dỗ, phối hợp chặt chẽ với cán bộ lớp, từng bước nhẹ nhàng cùng với cán bộ lớp để giải quyết những tồn tại trong lớp. Từng bước phân tích rõ nét tạo sự đoàn kết giữa các thành viên với cán bộ lớp. Bám sát sổ ghi đầu bài, sổ sao đỏ để nắm bắt tình hình từng giờ, từng ngày của mỗi giáo viên bộ môn, từ đó thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn để tìm hiểu về lực học và cá tính của từng học sinh đối với mỗi giáo viên bộ môn. Thường xuyên trao đổi với sao đỏ, với giáo viên chủ nhiệm cũ để tìm hiểu mặt mạnh, yếu của lớp. Từ đó tìm ra biện pháp, phương hướng giải quyết kịp thời những vướng mắc và tồn tại cần khắc phục. Luôn phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội để nắm bắt kịp thời các hoạt động của học sinh cũng như hoàn cảnh gia đình của học sinh. Để có những biện pháp linh hoạt trong quản lý giáo dục học sinh. Thông qua bảo vệ trường để nắm bắt tình hình hoạt động của học sinh trong quá trình học tập ở trường, cũng như sau các tiết học trong ngày khi các em ra về. Bởi vì đối với những học sinh cá biệt, học yếu thì hay bỏ giờ, bỏ tiết, hay tụ tập ở hàng quán trong các giờ ra chơi hay giờ tan học. Đối với học sinh cá biệt phải thường xuyên kết hợp với phụ huynh học sinh, luôn gần gũi bày tỏ tình cảm thân mật, ân cần giúp đỡ. Song tuỳ từng cá tính của học trò, tuỳ từng nơi, từng lúc mà có những biện pháp cứng rắn, hay mềm dẻo. Luôn thay đổi các tình huống xử lý theo phương hướng vừa dạy vừa dỗ. Trong các buổi sinh hoạt giáo viên luôn tạo ra một ý thức tự giác, tự quản của mỗi thành viên cùng với đội ngũ cán bộ lớp để tạo ra một ý thức tự giác cao. 1.1. Điều tra lí lịch học sinh, tìm nguyên nhân. *) Điều tra lý lịch: - Mỗi khi nhận lớp tôi thường nghiên cứu rất kỹ hồ sơ của các em để phân loại học sinh, đặc biệt là những lời phê của các giáo viên chủ nhiệm cũ trong học bạ. Tôi lưu ý hơn cả đối với những học sinh cá biệt. Bởi tôi luôn nghĩ nếu cảm hoá được học sinh cá biệt thì công tác chủ nhiệm đã thành công một nửa. Song điều đó quả là khó khăn bởi không ai có thể nói hay trong việc giáo dục học sinh cá biệt và không có một biện pháp nào luôn tối ưu và hiệu quả. Bởi lẽ mỗi học sinh được sinh ra và lớn lên trong một môi trường khác nhau. Môi trường đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Tôi suy nghĩ trăn trở nhiều để tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất đối với các em. Sau đó tôi gặp gỡ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cũ, với phụ huynh của em với bà con lối xóm nơi em sinh sống, với bạn bè và tất cả những gì liên quan tới các em học sinh cá biệt. Từ đó tôi tổng hợp lại xem xét em đó có ưu điểm gì, yếu điểm gì? ý thích của em là gì? em sống có tình cảm không? Em hư hỏng từ bao giờ? Và nguyên nhân sâu xa của điều đó là gì? từ đó định ra phương pháp giáo dục thích hợp *) Nguyên nhân. Sau khi điều tra cập nhật các nguồn thông tin liên quan đến học sinh tôi tìm ra nguyên nhân sự cá biệt của các em như sau: Thứ nhất: là do một số em có hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt, đời sống khó khăn, bố mẹ các em phải gửi các em cho ông bà hoặc họ hàng hoặc anh chị em tự quản, để đi làm thuê xa quê hương kiếm sống. Các em ở nhà không có sự quản lý chặt chẽ dễ sinh hư. Thứ hai: một số phụ huynh học sinh nhận thức còn hạn chế , chỉ thích khen con ngoan, quá nuông chiều con, không giáo dục nghiêm khắc với con. Trước thời kỳ bùng nổ thông tin, xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ, hiện đại nhưng cũng có nhiều cái xấu, các phụ huynh đó không quản lý để con xem các loại băng hình kích động bạo lực, mải làm ăn, con chơi các trò chơi cá cược ăn tiền, bi-a mà vẫn cứ nghĩ rằng đó là những trò giải trí hoặc con mình không chơi.. Đầu nhuộm xanh đỏ mà họ coi đó là bình thường. Tất cả những điều đó như những chất nghiện làm học sinh quên mất nhiệm vụ học tập , dần dần xa lánh khỏi tập thể. Thứ ba: Một số phụ huynh chưa thực sự gương mẫu, còn sa vào các tệ nạn xã hội cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, nói năng chưa chuẩn mực... đôi lúc say rượu còn đánh vợ chửi con làm cho các con vừa không phục , không sợ bố mẹ vừa ngại với bạn bè gần nhà. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho học sinh hư, Thứ tư : Một số học sinh cứ nghĩ là mình đã là người lớn, thích thể hiện. Do một số bạn xấu thách thức lôi kéo cũng tập hút thuốc, bỏ giờ. Và cho đó là bản lĩnh, là oai. Cứ như vậy dần dần học sinh thành hư hỏng. Thứ năm: Một số học sinh do sức học quá yếu, mất gốc kiến thức từ những năm học trước dẫn đến học không hiểu, chán học, nói chuyện trong giờ học, thích bỏ học đi chơi. Thứ sáu: Một số học sinh đã tiến bộ ít, đã có ý thức cầu tiến song do định kiến của một số bạn bè, thầy cô, xã hội. Họ đã vô tình đối xử không công bằng với học sinh đó, đồng nghiã lại đẩy các em chán nản lâm vào tình cảnh “ Ngựa quen đường cũ”. 1.2. Giáo dục tư tưởng: Tôi luôn nhắc nhở các em câu nói của Bác: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” con người ta phải biết kết hợp, rèn luyện cả hai mặt “tài” và “đức” thì mới có thể trở thành người toàn diện, có ích cho xã hội. Là những học sinh- những mầm măng hy vọng của đất nước. Những người cầm chìa khoá mở tương lai của cuộc đời mình hãy cố gắng, phải cố gắng thật nhiều. Tôi nhấn mạnh là con người không ai là hoàn thiện, ai cũng có những điểm xấu, điểm tốt, kể cả cô giáo cũng vậy vẫn còn một số điểm chưa tốt mà cô luôn sửa chữa. Trong các em có một số bạn học chưa tốt không phải do các bạn dốt mà các bạn chưa chăm học, một số bạn chưa ngoan vì bạn đó chưa có ý thức tu dưỡng. Tôi nêu tên một số học sinh chưa tốt những tôi không đưa mặt xấu ra trước mà trước tiên nêu lên cái tốt của em. Ví dụ : Bạn Tiến, bạn Thanh ở lớp ta cô nghĩ là học lực tương đối khá, có ý thức phấn đấu nhưng do hiếu động quá nên em còn nghịch. Cô nghĩ nếu em cố gắng sẽ trở thành học sinh tiên tiến. Cô và các bạn luôn tin ở em. Sau đó tôi nhấn mạnh tất cả tập thể : Chúng ta hãy thanh lọc cái xấu, phát huy cái tốt để trở thành người hoàn thiện. Chúng ta hãy cùng cố gắng. 1.3. Biện pháp cụ thể đối với học sinh cá biệt: Trước hết để giáo dục cảm hoá học sinh tôi thiết nghĩ là mình phải là nhân vật trung tâm đi đầu trong các hoạt động, phải thu hút học sinh bằng những bài giảng hấp dẫn, dễ hiểu. Có nghĩa là tôi luôn cố gắng để học sinh trong cả lớp cảm thấy thích cách dạy của tôi tạo tình cảm với học sinh. Từ đó học sinh có thể ủng hộ mình, giúp đỡ mình khi cần thiết. Thêm nữa, tôi luôn cố gắng trong lời ăn tiếng nói, trong cách cư xử, cách sống. Phải nhiệt tình tâm huyết với công việc, coi học sinh như những người thân trong gia đình, tạo cho học sinh tâm lý tốt, luôn tin tưởng, yêu quý và tin tưởng chúng, quan tâm đến tất cả các em, luôn nhớ tên các em mặc dù mới vào lớp chủ nhiệm. Tôi luôn xử công bằng với các em, dù đó là học sinh ngoan để các em học sinh cá biệt cảm thấy cô giáo mình cũng công bằng , vị tha. Khi học sinh cá biệt đã có niềm tin vào tôi mà qua ánh mắt các em tôi đã cảm nhận được tôi sẽ chính thức chinh phục các em tiến bộ dần bằng cách riêng của mình. Một là: Tôi gặp gỡ từng em trò chuyện, tâm sự. Tôi hỏi về gia đình các em, bạn bè , sở thích, ước mơ, tôi luôn tỏ rõ sự quan tâm, sự ưu ái, động viên kịp thời trước những tiến bộ nho nhỏ của các em. Có thể nhờ học sinh cá biệt những việc riêng.Ví dụ: “ lên văn phòng mời một thầy cô nào xuống lớp giúp cô”. Hay một học sinh cá biệt ngồi nói chuyện với tôi, cho em chuyện thiếu nhi mà em đó thích để tăng tình cảm, sự thân thiện. Học sinh có nể, có quý mình thì mình mới làm được việc nhất là đối với những học sinh không thích học và không sợ bố mẹ thì càng phải đánh vào tâm lý của các em để thuyết phục. Hai là: Tục ngữ có câu: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” Tôi thực hiện chính sách “ Chia để trị” tôi cho các em cá biệt ngôi riêng một chỗ. Tôi xếp các em ngồi cùng các bạn được các em quý nể, phần lớn đó là các em ngoan, học giỏi lại khéo léo trong cách cư xử với mục đích tôi sẽ chỉ cho các em cách thuyết phục cảm hoá dần dần Ba là: Tôi luôn làm cho các em hiểu rằng tôi tin tưởng ở các em, giao cho các em một số công việc của lớp, Ví dụ: Bàn trưởng bàn 1 phụ trách ý thức hay tổ phó phụ trách lao động... Tôi theo dõi uốn nắn, kiểm tra thường xuyên và trong các ngày bình nhật cuối tuần, tôi động viên khen ngợi kịp thời. Có thể bàn với ban trung tâm lớp trích quỹ lớp có những phần thưởng nhỏ khích lệ thành quả của các em đó. Bốn là: Tôi thường tận dụng những giờ học để qua đó giáo dục ý thức các em. Bởi lẽ lợi thế của tôi là dạy văn. Người ta thường nói “Văn là người, là cuộc đời”. Qua tiết dạy tôi thường lấy nhân vật văn học có đức tính tốt để tác động đến học sinh, các câu chuyện văn học thường gắn liền với đời sống. ở những tiết đó tôi luôn khuyến khích học sinh cá biệt bằng những câu hỏi dễ, có gợi ý dần dần để thu hút các em vào môn học. Ví dụ: Khi dạy văn nghị luận tôi cho các em đề bài: “ em hiểu thế nào là câu nói: Một sự nhịn là chín điều lành” Qua bài kiểm tra của các em tôi nhận thấy các em đã nắm bắt được yêu cầu của đề thậm chí còn nêu được ý thức trách nhiệm của bản thân trong cuộc sống và học tập. Trong giờ trả bài tôi chữa bài đồng thời khắc sâu vấn đề hơn để một lần nữa giáo dục các em hay nóng nảy đánh nhau, giáo dục tính kiên trì, nhẫn nại trong cuộc sống tạo sự đoàn kết. Năm là: Trong công tác chủ nhiệm, tôi luôn có gắng thẳng thắn phê bình cả những em học sinh tiêu biểu của lớp, kể cả cán bộ lớp, bằng những quy định nghiêm khắc gấp đôi gấp ba các em khác. tất nhiên sau đó tôi phải nói rõ mụcđích cho các em hiểu. Tôi thường đùa các em cán bộ lớp phải chịu “ khổ nhục kế” để làm mọi việc và để việc lớn thành công. Điều đó cũng giúp các em nhắc nhở các bạn dễ hơn vì các học sinh cá biệt đều biết nếu bạn cán bộ không nhắc nhở thì chính bạn đó sẽ bị cô giáo phê bình. Sáu là: Tôi luôn dùng nội quy của nhà trường kết hợp với gia đình, song phải “ giơ cao đánh khẽ” mềm dẻo linh hoạt, lúc nhu, lúc cương tránh đặt cho học sinh cá biệt những yêu cầu quá cao để học sinh không thực hiện được dẫn đến chán nản, coi thường phép lớp. Với những em đó phải đặt những tiêu chuẩn vừa phải, từng bước dần dần để các em học sinh cố gắng. Có như vậy giáo viên chủ nhiệm mới thành công. Bảy là: Trong một số trường hợp đặc biệt, tôi sử dụng những học sinh cá biệt năm trước đã được cảm hoá tâm sự, trò chuyện với học sinh cá biệt đó. Tôi hi vọng bằng chính tấm gương của mình các em lớp sau sẽ có sự đồng cảm và dần dần tiến bộ. Cuối cùng : Tôi luôn tạo uy tín trước phụ huynh học sinh, tạo sự ủng hộ cao nhất, tôi kết hợp tốt với các lực lượng giáo dục như giáo viên bộ môn, tổng phụ trách, cùng kết hợp kịp thời trong việc giáo dục học sinh. 1.4. Xây dựng nếp sinh hoạt lớp : Để cho học sinh cá biệt hoà đồng được với tập thể, ngay từ khi vào lớp tôi tiến hành xây dựng một nếp sinh hoạt hàng tuần thật nghiêm khắc. Vào tiết 5 thứ 6 hàng tuần tôi tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể thật sự thoả mái ở tiết học này học sinh, đặc biệt là những em cá biệt được tự đánh giá nhận xét bản thân mình và góp ý với bạn đồng thời trình bày ý nguyện, nói lên quan điểm , đề xuất ý kiến của mình trước giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp. Trước tiên: các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ, rồi lớp phó học tập, lớp phó văn nghệ, lớp phó lao động, sao đỏ, và cuối cùng là đánh giá chung của lớp trưởng về các mặt hoạt động của lớp. Sau đó: các thành viên trong tổ có vấn đề gì chưa hợp lý thì đề xuất ý kiến cứ như vậy trong vòng 20 phút các ý kiến được tập trung về lớp trưởng giáo viên chủ nhiệm mới bắt đầu vào phần của mình. Sau khi đánh giá nhận xét chung về tình hình hoạt động của lớp căn cứ vào các báo cáo mà các cán bộ lớp lập lên. Tôi giải đáp những thắc mắc của học sinh chỉ ra những ưu, nhược điểm cuả các em, động viên các em học sinh khá giỏi đã có thành tích bằng việc cộng điểm thi đua tuần hoặc tháng. còn riêng đối với những học sinh cá biệt có sự chuyển biến thì tôi tặng khen bằng hình thức cộng điểm hoặc xếp loại hạnh kiểm khá, tốt trong tuần, tháng đó hoặc miễn trực nhật cho các em . Còn khi các em mắc khuyết điểm tôi đã mời cha mẹ các em lên. việc cha mẹ các em lên văn phòng nhà trường cũng là một việc làm giúp các em nhìn nhận lại bản thân mình và gia đình có những động thái tích cực uốn nắn các em ở nhà nhiều hơn. Tôi cũng lắng nghe và đáp ứng nguyện vọng của các em bằng việc chuyển chỗ cho các em ngồi cạnh nhau để giúp nhau học tập có kết quả. Song việc đó cũng không phải là tối ưu mà tôi chuyển các em khi thấy rằng tuần này các em đã có biểu hiện vi phạm. 2. Kết hợp với lực lượng giáo dục khác 2.1 Đối với bản thân người giáo viên giảng dạy Ngoài việc truyền đạt kiến thức được quy định trong chương trình học của học sinh. Là một giáo viên dạy môn Văn nên tôi cũng có không ít những kinh nghiệm giao tiếp và kinh ngiệm trong cuộc sống. Bằng những bài giảng của mình, bằng những tình thương của nhà giáo tự lúc nào không hay biết tôi đã gieo vào lòng các em những tình cảm tốt đẹp của quê hương đất nước, của làng xóm và bè bạn. Qua các bài học, tôi không chỉ giảng dạy kiến thức cơ bản của bài học mà thông qua đó tôi còn tổ chức cho các em nhiều trò chơi, nhiều tình huống gắn với bài học và thông qua đó giáo dục các em yêu trường lớp, yêu bạn bè và đoàn kết yêu nhiệm vụ học tập. Không chỉ riêng tôi là giáo viên dạy văn mà còn nhiều thầy cô khác khi bước chân vào bất cứ một trường học phổ thông nào cũng bắt gặp dòng chữ trang nghiêm “ Tiên học lễ, hậu học văn” và chắc hẳn không dưới một lần các đồng chí nhắc lại, đọc to câu nói đó cho các em nghe và phân tích cho các em hiểu điều sâu sa nhất của con người là lễ phép. Có lễ phép thì mới góp phần vào việc hoàn thiện bản thân. giữ đúng nề nếp, kỷ cương. Trong trường trung học cơ sở, chúng ta nhận thấy đối tượng học sinh của chúng ta là những đối tượng “nhỡ nhỡ nhàng nhàng” và thường nói đùa với nhau cho vui là “giở ngây giở ngô” nhiều học sinh nam tỏ ra là có tí chất đàn ông, là trang nam tử nên vấn đề uống rượu bia, hút thuốc lá là điều không thể tránh khỏi nên thông qua bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng, tôi đã phân tích, kể chuyện về cuộc đời hoạt động đầy gian khổ, hy sinh cả hạnh phúc riêng tư, là tấm gương vượt lên trên hoàn cảnh để các em hiểu Bác tấm gương đáng để cho mọi con người, mọi thế hệ học tập và noi theo. Tôi thường nghiêm khắc phê bình những học sinh có ý thức kém, đua đòi và từ đó uốn nắn dạy bảo các em phải sống, ăn mặc như thế nào để tỏ rõ mình là người đứng đắn, đàng hoàng. Từ bài học trong sách vở tôi cũng giáo dục các em nếp sinh hoạt trong mỗi gia đình như: đơn giản không những là con cháu trong gia đình, họ hàng hay là bạn bè đến nhà nhau nếu được mời ăn cơm phải giữ phép lịch sự, trong phép ăn không được mút đũa và nhất là không được uống nước canh ngay trên môi múc canh của cả mâm mà muốn uống nước canh phải chan vào bát hoặc ăn hết cơm thì múc vào bát để uống. Khi uống không được húp nước thành tiếng, không được và cơm nhiều lần liên tục, nhất lại là con gái phải biết giữ mình, phải thể hiện đúng giới tính tức là phải thuỳ mị nết na, Tôi cũng chỉ cho các em thấy được trong gia đình ai cũng vậy thôi người phụ nữ, người vợ, người mẹ bao giờ cũng là những người phải biết thu va hàn vén, phải biết giao tiếp và thành công hay không , êm ấm hay không của một gia đình chính là ở sự khéo léo của người phụ nữ., không những thế là con gái là phải biết làm đẹp cho bản thân nhưng không được cầu kỳ v..v. Từ đi đứng, nói năng từ cách ăn mặc, đầu tóc tôi uốn nắn các em từng ly từng tý một không chỉ ở lớp tôi chủ nhiệm mà bất cứ vào lớp nào giảng dạy tôi cũng đều tranh thủ vạch ra những quy định và cách làm việc của tôi đơn giản như: việc vào lớp tất cả các em phải đứng dậy chào và khi hết giờ ra lớp, không được học sinh nào cất sách vở vào cặp trước tôi, mà khi trống tan tôi hô cả lớp nghỉ thì tất cả các em phải đứng dậy chào tôi và tôi ra khỏi lớp thì mới được cất sách vở đi, cứ như vậy dần dần tôi hình thành trong các em một nề nếp, một ý thức tôn trong thầy cô. Nội dung học của tôi không gò ép các em vào việc phải đạt kết quả là như thế này mà thông qua nhận thức của các em đến đâu các em có thể trình bày đến đấy. Có như thế mới tránh được việc sao chép bài của nhau. Có nghĩa là người giáo viên đã thực hiện tốt phương pháp tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Học sinh được rèn luyện một thói quen tư duy nhận thức vấn đề một cách có hệ thống có lôgíc. Đồng thời tạo cho các em học sinh cá biệt một sân chơi kiến thức hoà đồng. Trong các bài kiểm tra tôi đã thực hiện được yêu cầu: ra đề chẵn lẻ, không những thế tôi còn soạn thêm và dành diêng cho các em cá biệt một đề riêng và chắc chắn rằng đề của các em cá biệt có phần dễ hơn và điều đó tôi cũng thông báo trước lớp về việc ưu tiên các bạn. Làm như vậy tôi trách được việc các em bỏ giấy trắng hoặc làm qua loa, qua cách làm như vậy tôi thấy các em đã hứng thứ làm bài và các em học khá cũng đồng tình với việc làm của tôi. 2.2. Đối với các giáo viên bộ môn: Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn nhận được những ý kiến phản hồi của các thầy cô giáo bộ môn trực tiếp giảng dạy ở lớp đóng góp ý kiến về phương pháp quản lý học sinh, quy định khen thưởng kỷ luật đối với học sinh. Như đồng chí Trần Hà, đồng chí Khiên về cách khen thưởng học sinh có thành tích hơn nữa để động viên các em học tập hay đồng chí Dương Thị Minh chỉ cho tôi thấy được điều sâu xa trong mối quan hệ giữa giáo viên bộ môn dạy lịch sử với lớp với giáo viên chủ nhiệm dạy văn như tôi. Theo đồng chí giáo dục các em là giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống quý báu của dân tộc, của cha anh đã hy sinh xương máu để có được như ngày hôm nay và tôi nhận thấy rất đúng bởi lẽ văn là người, sử là nền tảng, là truyền thống. Con người trưởng thành lên, nhận thức sâu sắc hơn là nhờ việc giáo dục truyền thống. Từ đó có thể thấy rằng những ý kiến của các đồng chí giáo viên bộ môn dạy ở lớp đóng góp cho tôi trong công tác quản lý học sinh cũng như giảng dạy bộ môn Văn quả là có ý nghĩa trong việc kết hợp đa chiều giáo dục học sinh Tôi thường nghĩ, nhân tố quyết định nên một gia đình êm ấm, phát triển là cha, mẹ. Những người lớn tuổi phải thực sự mẫu mực, thực hiện theo đúng gia phong, tôn ti trật tự thì đối với lớp học cũng như vậy, người đầu tầu không chỉ là giáo viên chủ nhiệm mà còn có cả các thầy cô giáo phải gương mẫu. Nhiều khi tôi cũng trao đổi thẳng với các đồng nghiệp dạy ở lớp, các đồng chí cứ xem các em như con cái của các đồng chí đi, đau với những nỗi đau khi thấy con minh bị đau ốm, hay trăn trở khi thấy con mình học sa sút thì mới thấy được hết trách nhiệm của mình ở trong đó. Nếu đồng chí lơi là một chút thì con đồng chí hư. Không nghiêm khắc một chút với chúng thì khác nào đồng chí đã gửi “trứng cho ác”. Học sinh cũng vậy, nếu trong quá trình giảng dạy một tiết đồng chí không dừng lại một, hai phút phê bình các em khi các em mắc khuyết điểm, rồi hai lần , ba lần.... cứ như vậy tự nhiên đồng chí lại đẩy đồng chí vào cái vết xe mà đã được in sâu trong lòng đất. Trong việc giáo dục học sinh lớp tôi các đồng chí phải nghiêm khắc phê bình chỉ ra những đối tượng vi phạm ngay khi đồng chí phát hiện (bằng cách ghi vào sổ đầu bài) nếu không đồng chí sẽ bị học sinh đó cãi bay ( như đối với học sinh Vũ, học sinh Đức ) đây là hai đối tượng cha mẹ bận làm ăn nên đã buông thả các em mặc cho xã hội điều chỉnh nên các em có những lời “lập luận” hay đến mức ru ngủ được. Nhiều đồng chí giáo viên bộ môn không giảng dạy ở lớp tôi nhưng vẫn góp ý cho tôi về các học sinh cá biệt hay cung cấp cho tôi những việc làm mà ở nhà các em vi phạm như em Nguyễn Đức Đông thường xuyên đi chơi bi-a, hay em Vũ có biểu hiện giao du với đối tượng xấu. Tiếp thu những ý kiến đóng góp bổ ích đó tôi lại truyền đạt cho học sinh hiểu tâm tư nguyện vọng của các thầy cô giáo, từ đó nhắc nhở khẽ, nói bóng gió để các em hiểu, nhiều khi học sinh trêu đùa tôi là “cô như một cỗ máy không biết ngưng nghỉ” hay chúng còn trêu tôi – cô như là con ma xó” Vâng! là người giáo viên chủ nhiệm là như vậy, không chỉ theo dõi các em ở trên trường, trên lớp mà còn theo dõi chặt chẽ việc các em sinh hoạt ở gia đình, địa phương, nhất là những em cá biệt Nhiều đêm tôi không ngủ được, mệt mỏi về những lỗi lầm của các em, tại sao học sinh lớp mình lại như vậy? Mình là giáo viên mà lại cứ phải chạy theo các em thế ư? v..v nhiều câu hỏi cứ xoáy sâu trong đầu tôi, thậm trí có những lúc tôi đã buông xuôi về hành vi, việc làm của em Kiều Tuấn Vũ, em Kiều Xuân Đức, em Thắng, em Đông . Nhưng rồi trách nhiệm của người thầy không thể yên tâm được bởi và gia đình các em, xã hội đã tin tưởng gửi con em vào trường trong sâu thẳm họ mong muốn con cái sẽ trưởng thành ở đây tất cả “ trăm sự nhờ thầy” hơn nữa câu nói của Người luôn hiện hữu trong tôi “ Vì lợi ích mười năm trồng cây; Vì lợi ích trăm năm trồng người” tôi lại vững vàng bước tiếp con đường vì sự nghiệp giáo dục, tôi đã họp lớp đi thẳng vào việc điều tra các hành vi của các em, được sự giúp đỡ của các em trong ban cán sự lớp khuyên bảo em Vinh, em Thắng đã khóc, những giọt nước mắt ân hận của em làm tôi không khỏi xúc động và thầm mãn nguyện về cách làm của tôi. Qua đó một điều mà tôi cũng rút ra được trong cách giáo dục các em phải có nhu, phải có cương phải biết tâm lý của các em để giải quyết, tức là lúc nào nên sử dụng nhu, lúc nào nên sử dụng cương ấy mới là người biết nhìn nhận, đồng thời các em cán bộ lớp cũng là đối tượng quan trọng để người giáo viên chủ nhiệm sủ dụng. 2.3. Đối với cha mẹ học sinh: Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh qua sổ chuyên cần của các em. Sau mỗi thứ hai hàng tuần tôi bất chợt kiểm tra sổ chuyên cần của các em xem các em sau một tuần học có về trao đổi lại gia đình không và gia đình có phản hồi không. Thì nhìn chung các em đã thực hiện tốt việc đó, Từ việc các em thực hiện tốt việc thông báo cho gia đinhg thì việc thông tin hai chiều của tôi với gia đình học sinh có hiệu quả. Những gia đình có học sinh vi phạm nội quy của lớp, trường như em Kiều Đức Thắng, Nguyễn Đức Đông… đều được tôi mời lên văn phòng nhà trường để kết hợp với GVCN với ban giám hiệu và các thầy cô giáo bộ môn chỉ ra những việc làm sai phạm của học sinh để cho gia đình nắm bắt được quá trình hoạt động học tập của con em. Không chỉ đối với những em học sinh cá biệt được mời cha mẹ lên trường mà ngay cả gia đình các em học sinh khá - giỏi cũng được tôi mời lên để giải quyết các trường hợp như : việc các em viết thư từ cho nhau, hay có những cử chỉ, tình cảm thân thiện hơn vượt qua mốc tình cảm bạn bè không phù hợp đối với lứa tuổi của các em khi còn ngôi trên ghế nhà trường. IV - Kết quả thực hiện có so sánh đối chiếu: Bước đầu thực hiện đề tài trên, bằng sự kết hợp các biện pháp giáo dục học sinh các biệt. Tôi thấy một số em học sinh cá biệt đã có sự tiến bộ rõ rệt. Các em đã hoà mình vào tập thể lớp, góp phần thúc đẩy phong trào của lớp đi lên. Nề nếp từng bước chuyển biến rõ rệt về mọi mặt. Cụ thể: Đợt thi đua thứ 2 xếp loại B Đợt thi đua thứ 3 xếp loại A Trong các giờ học không mất trật tự, không nói leo, nói đế, trồng vào lớp các em rất nghiêm túc, không khí học tập sôi nổi hơn, số điểm tốt tăng rõ rệt, đa số các tiết học được các thầy cô giáo nhận xét , xếp loại giờ tốt. Các nề nếp của Đoàn - Đội, lớp đề ra đều tự giác thực hiện tốt như : Khi trống vào lớp không còn học sinh nào lảng vảng bên ngoài hay vào muộn, truy bài nghiêm túc. Giờ thể dục không còn học sinh nào ở trong lớp hay bỏ giờ. Ra xếp hàng ngay ngắn, tập đều đặn. Các giờ ngoại khoá không ồn ào, tự giác chú ý. Tác phong, trang phục, do Đội quy định thực hiện nghiêm túc một cách tự giác. Cho đến nay, không khí thi đua học tập của học sinh lớp 7A sôi nổi hơn, nề nếp tự giác, tự quản ngày càng được củng cố tốt hơn. Nhiều học sinh trước đây như em Thắng, Vinh, Duẩn, Đông hay bỏ giờ, bỏ tiết, vở bài tập luôn bỏ trắng. Vậy mà, qua một thời gian ngắn các em không những chấp hành tốt mà còn tham gia xây dựng phong trào thi đua hăng hái. Đội ngũ cán bộ năng nổ, nhiệt tình, đoàn kết biết tổ chức mọi hoạt động của lớp Kết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSKKN VAn.doc