Đề tài Phương pháp đánh giá thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra đối với sức khỏe của người dân Hà Nội, với các kinh nghiệm từ nước ngoài và áp dụng tại Hà Nội

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU 5

Lời cám ơn 7

Chương I: Cơ sở khoa học và thực tiễn của đánh giá thiệt hại sức khỏe con người do ô nhiễm không khí. 9

1.1. Khái niệm về ô nhiễm không khí. 9

1.2. Tác hại của ô nhiễm không khí tới sức khỏe dân cư. 16

Chương II: Hiện trạng ô nhiễm không khí và thiệt hại do ô nhiễm không khí trên địa bàn Hà Nội 21

2.1 Khái quát về Hà Nội 21

2.2 Hiện trạng về ô nhiễm không khí trên địa bàn Hà Nội 22

2.3. Những thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra tại Hà Nội. 26

Chương III: Đánh giá thiệt hại do ô nhiễm không khí 33

3.1. Những kinh nghiệm đánh giá thiệt hại do ô nhiễm không khí tới sức khỏe trên thế giới. 33

3.2. Phương pháp sử dụng để đánh giá thiệt hại do ô nhiễm không khí 41

3.3. Áp dụng đánh giá tại Hà Nội 45

3.4. Lượng giá bằng tiền thiệt hại đối với sức khỏe người dân. 54

Chương IV: Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí. 58

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4605 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp đánh giá thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra đối với sức khỏe của người dân Hà Nội, với các kinh nghiệm từ nước ngoài và áp dụng tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o cuối năm 2007, dân số thành phố đã tăng 1,8 lần và Hà Nội cũng nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Mật độ dân số Hà Nội hiện nay, cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính, không đồng đều giữa các quận nội ô và khu vực ngoại thành. Trên toàn thành phố, mật độ dân cư trung bình 1.875 người/km² nhưng tại quận Đống Đa, mật độ lên tới 35.341 người/km². Trong khi đó, ở những huyện như ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ không tới 1.000 người/km². Sự khác biệt giữa nội ô và còn huyện ngoại thành còn thể hiện ở mức sống, điều kiện y tế, giáo dục... Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng 4 năm 1999, cư dân Hà Nội và Hà Tây khi đó chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Năm 2006, cũng trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây, cư dân đô thị chiếm tỷ lệ 41,1% và cư dân nông thôn là 58,1%, tỷ lệ nữ chiếm 50,7% và nam là 49,3%. Toàn thành phố hiện nay còn khoảng 2,5 triệu cư dân sinh sống nhờ sản xuất nông nghiệp. 2.2 Hiện trạng về ô nhiễm không khí trên địa bàn Hà Nội 2.2.1 Ô nhiễm PM10 PM10 trung bình năm tại Hà Nội nhìn chung đã vượt ngưỡng khuyến cáo của WHO (20µg/m3). Nồng độ bụi trong các năm gần đây đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt trong 2 năm 2003 (85µg/m3) và 2004 (93µg/m3), nồng độ bụi trung bình năm vượt rất xa so với TCVN (50µg/m3) và ngưỡng khuyến cáo của WHO (20µg/m3). Tuy nhiên, nồng độ bụi PM10 hàng năm còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu (số ngày nắng trong năm…và đặc biệt là chế độ mưa). Theo kết quả nghiên cứu tại trạm Láng từ năm 1999 đến 2004, cứ năm nào mưa nhiều thì nồng độ bụi PM10 giảm, và ngược lại, năm nào mưa ít thì nồng độ bụi PM10 tăng. (Lượng mưa hàng năm tăng 100mm thì lượng PM10 năm đó giảm 1.8µg/m3) Hình 1 : Diễn biến PM10 trung bình năm trên địa bàn Hà Nội (Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2007, Môi trường không khí đô thị Việt Nam, Bộ Tài Nguyên Môi trường 2007) Ngoài ra, sự dao động nồng độ PM10 giữa các khu vực trong nội thành lại rất khác nhau. Biểu đồ dưới được thực hiện đo đạc tại 2 trạm thuộc địa bàn Hà Nội: trạm Láng thể hiện nồng độ bụi trong khu dân cư, và trạm được đặt tại trường Đại Học Xây Dựng, đường Giải Phóng thể hiện nồng độ bụi tại khu vực nút giao thông với mật độ giao thông cao. Có thể thấy được diễn biến bụi tại 2 khu vực này rất khác nhau, với nồng độ trung bình năm đo được tại trạm trường ĐH Xây Dựng cao hơn hẳn so với tại trạm Láng. Hình 2 : Nồng độ PM10 trung bình năm tại trạm Láng và tại trạm đặt tại trường ĐH Xây Dựng (đường Giải Phóng) (Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2007, Môi trường không khí đô thị Việt Nam, Bộ Tài Nguyên Môi trường 2007) Ngoài nguồn ô nhiễm do bụi, không khí Hà Nội còn bị ảnh hưởng bởi nhiều loại khí thải như SO2, CO2, CO, NOx…đặc biệt là tại các khu công nghiệp sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch và tại các trục đường giao thông lớn của thành phố. 2.2.2. Ô nhiễm COx Nguồn gốc phát sinh CO2 trên địa bàn Hà Nội chủ yếu từ sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, oxi hóa hydrocarbon do các phương tiện giao thông gây ra. Nồng độ CO2 đang có xu hướng gia tăng trong các năm gần đây, từ năm 1997 lượng CO2 phát thải từ các cơ sở công nghiệp là 25000 tấn, nhưng đến năm 2005 đã lên tới 47000 tấn. Việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm từ các cơ sở công nghiệp cũ, các tuyến đường giao thông, các làng nghề và dịch vụ phát tán trong khu dân cư còn gặp nhiều khó khăn. 2.2.3. Ô nhiễm SO2 Tại hầu hết các khu công nghiệp tập trung ở khu vực Hà Nội, nồng độ SO2 dao động ở mức 0,05 - 0,11 mg/m3 thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép (0,3mg/m3). Tuy nhiên, tại một số khu công nghiệp nồng độ SO2 cao hơn tiêu chuẩn và có thời điểm lên tới 20 mg/m3. Trong khi đó, nồng độ SO3 tại các nút giao thông chính đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Theo tính toán thì tổng lượng khí SO2 từ các nguồn thải ở Hà Nội trong năm 1996 là hơn 7.000 tấn, nhưng đến năm 2003 đã tăng thêm 1.000 tấn, đến năm 2006 thì con số này là 9.000 tấn. 2.3. Những thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra tại Hà Nội. Thiệt hại do ảnh hưởng tới sức khỏe: các chi phí khám chữa bệnh, giảm ngày công lao động, chi phí phục hồi sức khỏe sau nhiễm bệnh, chi phí phòng chống bệnh tật là các loại chi phí do ô nhiễm không khí gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Dự án “điều tra, thống kê, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe cộng đồng” của Cục bảo vệ môit trường (2007) được tiến hành tại hai tỉnh Phú Thọ và Nam Định đã cho ước tính thiệt hại do ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới sức khỏe trung bình trên đầu người mỗi năm vào khoảng 295.000 đồng, tức là khoảng 5% GDP đầu người. Nếu giả thiết tổn thất về kinh tế do ô nhiễm không khí gây ra tại Hà Nội tương tự như ở hai tỉnh Phú Thọ và Nam Định, thì Hà Nội, với 3,2 triệu dân, mỗi ngày sẽ thiệt hại ước tính vào khoảng 2,58 tỷ đồng. Đây là giả thiết mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội tương đương với 2 tỉnh Phú Thọ và Nam Định, còn trên thực tế, chắc chắn nồng độ các khí độc và mức độ ô nhiễm tại Hà Nội sẽ cao hơn gấp nhiều lần. Thiệt hại do ảnh hưởng tới sức khỏe: các chi phí khám chữa bệnh, giảm ngày công lao động, chi phí phục hồi sức khỏe sau nhiễm bệnh, chi phí phòng chống bệnh tật là các loại chi phí do ô nhiễm không khí gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Dự án “điều tra, thống kê, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe cộng đồng” của Cục bảo vệ môit trường (2007) được tiến hành tại hai tỉnh Phú Thọ và Nam Định đã cho ước tính thiệt hại do ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới sức khỏe trung bình trên đầu người mỗi năm vào khoảng 295.000 đồng, tức là khoảng 5% GDP đầu người. Nếu giả thiết tổn thất về kinh tế do ô nhiễm không khí gây ra tại Hà Nội tương tự như ở hai tỉnh Phú Thọ và Nam Định, thì Hà Nội, với 3,2 triệu dân, mỗi ngày sẽ thiệt hại ước tính vào khoảng 2,58 tỷ đồng. Đây là giả thiết mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội tương đương với 2 tỉnh Phú Thọ và Nam Định, còn trên thực tế, chắc chắn nồng độ các khí độc và mức độ ô nhiễm tại Hà Nội sẽ cao hơn gấp nhiều lần. Hình 3: 10 nguyên nhân mắc bệnh cao nhất tại các bệnh viện (Nguồn: Niên giám thống kê y tế 2007) Theo các chuyên gia, ô nhiễm không khí ở các dô thị do giao thông gây ra chiễm tỷ lệ khoảng 70%. Kết quả quan trắc của sSở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho thấy, nồng độ bụi trung bình 1 giờ tại nhiều tuyến đường khoảng 0,5mg/m3, trong đó khoảng 60% số kết quả vượt TCVN và 25% vượt TCVN trên 2 lần. Bảng 2: Mười nguyên nhân mắc bệnh cao nhất tại các bệnh viện Viêm phổi, phế quản 248,206 Tiêu chảy nhiễm trùng đường ruột 167,015 Viêm đường hô hấp trên 136,302 Sốt rét 116,731 Tai nạn và chấn thương 90,189 Cao huyết áp 75,735 Viêm dạ dày tá tràng 56,260 Bệnh phụ khoa 49,742 Sốt xuất huyết 47,715 Lao hô hấp 38,388 (Nguồn: Niên giám thống kê y tế 1997) Tại Hà Nội, quỹ đất dành cho giao thông nội thành chỉ chiếm gần 7% diện tích đất đô thị, trong khi ở các nước phát triển, quỹ đất dành cho giao thông thường từ 20% đến 25%. Hơn nữa, mạng lưới đường bộ phân bố không đồng đều làm gia tăng mạnh lượng khí độc hại như CO, SO2, NO2 cùng các hợp chất chứa bụi, chì, khói và tiếng ồn. Hệ thống giao thông đô thị hiện nay còn nhiều hạn chế do có quá nhiều nút giao thông (580nút) và hầu hết là nút đồng mức, gồm 279 ngã ba, 282 ngã tư, 17 ngã năm và 1 ngã bảy. Cường độ dòng xe lớn (1.800 đến 3.600 xe/giờ), đường hẹp, chất lượng kém, nhiều nút giao, phân luồng hạn chế, các loại xe đi lẫn lộn, luôn phải thay đổi tốc độ, đứng lâu. Số lượng phương tiện cơ giới đường bộ ở Thủ đô lớn thứ 2 trên cả nước, lại có tốc độ gia tăng rất cao, ước tính, tổng lượng ô tô, xe mãy của Hà Nội sẽ là hơn 2,9 triệu chiếc vào năm 2010 và 7,1 triệu chiếc vào năm 2020. Do vậy, khả năng phát thải khí ô nhiễm là rất lớn. Tạu các đô thị, hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm không khí, nhất là phát thải khí SO2. Khí thải ô nhiễm phát sinh từ nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch như than và dầu. Đặc biệt, chất lượng nhiên liệu của nước ta chưa tốt so với các nước trong khu vực, cụ thể là hàm lượng benzen trong xăng quá cao (5% so với 1%), hàm lượng lưu huỳnh trong diesel cao (0,25% so với 0,05%). Theo Bộ Y Tế, các bệnh có tỷ lệ người mắc cao nhất trong phạm vi toàn quốc đều là các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Cụ thể: vuêm phổi tỷ lệ mắc là 4,16%, viêm họng và viêm amidan cấp 3,09%, viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp 3,05%. Tại những khu vực có lưu lượng xe qua lại và là công trường xây dựng như Pháp vân, Ngã tư Sở, Đại Cồ Việt… mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép hàng chục lần. Bảng 3 : Dự báo số trường hợp bị ảnh hưởng đến sức khỏe liên quan đến ô nhiễm không khí ở Hà Nội Các tác động Số trường hợp 2005 2010 2020 Viêm phổi mãn tính ở người lớn 987 2,174 4,872 Viêm phổi mãn tính ở trẻ em 8,890 19,580 43,889 Nhập viện vì đường hô hấp 233 513 1,150 Nhập viện vì tim mạch 204 450 1,008 Cấp cứu 9,617 21,181 47,479 Khó thở 18,487 260,942 584,916 (Nguồn: Báo Hà Nội mới) Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng tới hoa màu: bụi trong không khí hấp thụ những tia sóng cực ngắn làm cho cây không lớn và khó này mầm. Những nơi ô nhiễm không khí nặng, lá cây hai bên đường quốc lộ bị phủ một lớp bụi dày làm ảnh hưởng tới quá trình quang hợp, do đó cây cối còi cọc và phát triển cằn cỗi. Quận Long Biên có trên dưới 50 lò gạch thủ công nằm rải rác trên địa bàn tổ 1 và tồ 2 phường Long Biên, trong đó có cả cụm Thạch Câu, đang hoạt động hết công suất. Khói từ các lò gạch thải ra làm ảnh hưởng đến năng suất hoa màu, khiến cho thu nhập của người dân làm nông nghiệp giảm mạnh. Tại khu công nghiệp Việt Trì, Phú Thọ, ô nhiễm không khí có ảnh hưởng rõ rệt tới cây trồng, các vườn chuối ở xã Xuân Huy, Chu Hóa, Cao Mại (huyện Phong Châu) bị khí thải SO2 từ nhà máy supe phốt phát Lâm Thao làm hư hại. Cũng ở khu vực này, đầu năm 1997 do sự cố của nhà máy mà hoa màu, cây cối trong khu vực đã bị tàn phá nặng nề, nhà máy đã phải bồi thường hơn 80 triệu đồng để khắc phục thiệt hại. Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến các công trình xây dựng và vật liệu: Ô nhiễm các chất SO2, NO2 trong môi trường không khí gây ra hiện tượng lắng đọng và mưa axit. Chính các hiện tượng này là nguyên nhân chính làm giảm tính bền vững của các công trình xây dựng và các dạng vật liệu. Kết cấu của các công trình xây dựng có thể bị suy yếu đi do ô nhiễm không khí. Khí SO2 ảnh hưởng rất mạnh lên các vật liệu xây dựng, bên cạnh đó, tác động đồng thời của SO2, NO2 và O3 cũng là nguyên nhân gây hao mòn công trình xây dựng, làm nhiều loại nguyên vật liệu xây dựng quan trọng có thể bị ảnh hưởng, ví dụ: kim loại (sắt, đồng, thiếc,…), hợp chất hữu cơ (sơn). Ô nhiễm không khí còn làm giảm sức bền cơ khí, gây han rỉ, hỏng các chi tiết trang trí, hao mòn đường ống…dẫn tới giảm tuổi thọ công trình, tăng chi phí tu sửa và bảo dưỡng thay thế Chương III: Đánh giá thiệt hại do ô nhiễm không khí 3.1. Những kinh nghiệm đánh giá thiệt hại do ô nhiễm không khí tới sức khỏe trên thế giới. 3.1.1. Nghiên cứu được thực hiện tại Jakarta – Indonesia Cho thấy được sự thay đổi nồng độ các chất độc trong không khí (PM10, SO2, O3, chì, NO2) sẽ đem tới sự thay đổi các cảnh báo về bệnh tật (tỷ lệ tử vong, RHA, ERV, RAD…) Bảng4: Lợi ích về sức khỏe đạt được tại Jakarta khi giảm nồng độ các chất độc trong không khí xuống mức tiêu chuẩn của Indonesia. Hậu quả sức khỏe Thấp Trung bình Cao Tử vong 750 1,200 1,600 RHA 1,100 2,000 2,700 ERV 22,100 40,600 59,100 RAD 4,460,000 6,330,000 9,905,000 LRI (trẻ em) 49,300 104,000 146,600 Bệnh hen suyễn 232,000 464,000 3,885,000 Suy hô hấp 15,705,000 31,000,000 47,100,000 Viêm phế quản mãn tính 4,800 9,600 14,300 (Nguồn: Estimating the Health Effects of Air Pollution, A method with an Application to Jakarta, WB, 1994) Bảng 5: Lợi ích về sức khỏe đạt được tại Jakarta khi giảm nồng độ các chất độc trong không khí xuống mức tiêu chuẩn của WHO. Hậu quả sức khỏe Thấp Trung bình Cao Tử vong 900 1,400 1,900 RHA 1,400 2,500 3,200 ERV 26,600 48,800 71,000 RAD 5,360,000 7,595,000 11,876,000 LRI (trẻ em) 59,200 125,100 176,200 Bệnh hen suyễn 279,000 558,000 4,668,000 Suy hô hấp 18,873,000 37,331,000 56,619,000 Viêm phế quản mãn tính 6,100 12,300 18,400 (Nguồn: Estimating the Health Effects of Air Pollution, A method with an Application to Jakarta, World Bank, 1994) 3.1.2. Đánh giá giá trị sức khỏe tại Mỹ. Cách tiếp cận để đánh giá giá trị sức khỏe tại Mỹ dựa trên 2 nguyên tắc: sự sẵn lòng chi trả (WTP – willingness to pay) và sự sẵn lòng chấp nhận (WTA – willingness to accept). Theo đó mỗi cá nhân sẽ cho biết số tiền họ sẽ chấp nhận đưa ra để tiến hành thay đổi tình trạng môi trường hiện tại nhằm giảm bớt rủi ro về sức khỏe (WTP) hay sẽ chấp nhận những rủi ro xảy ra và chi trả tiền để khắc phục nó để không ảnh hưởng tới lợi ích hiện tại của họ (WTA). Đầu tiên, là việc sử dụng hàm thiệt hại để tính toán số người được tránh khỏi những rủi ro sau các chương trình môi trường được thực hiện. Bảng dưới đây cho biết số trường hợp được “cứu sống” phân theo mỗi nhóm tuổi sau chương trình “Clean Air Act” nhằm giảm thiểu nồng độ các chất lơ lửng (ở đây là PM2.5) trong không khí được thực hiện tại Mỹ vào năm 1990 Bảng 6: Số trường hợp tránh được những rủi ro về sức khỏe tại Mỹ năm 2002 Ô nhiễm Nhóm tuổi Tuổi thọ còn lại Số trường hợp ngăn ngừa được PM2.5 < 65 25 45,000 65 - 74 14 43,000 74 - 85 9 54,000 > 85 6 41,000 (Nguồn: Environmental Economics and Development Policy Course, World Bank Institute, July 15-26, 2002, Washington, D.C.) Vậy, sự giảm thiểu rủi ro có ý nghĩa gì? Nó có nghĩa là một người dưới 65 tuổi sẽ sẵn lòng chi trả 50$ vào công việc giảm ô nhiễm môi trường, khi đó anh ta sẽ có thể giảm rủi ro mắc bệnh và tử vong cho bản thân mình từ những nguyên nhân do ô nhiễm môi trường xuống còn 1/100.000. Nếu mỗi một người dân trong số 100.000 người có thể sẵn lòng chi trả số tiền đó nhằm giảm thiểu những rủi ro bệnh tật do ô nhiễm môi trường, gọi là giá trị của sự sống. Trong ví dụ này, giá trị đó = 50$ x 100.000 = 5.000.000$. Bảng 7: Quy đổi giá trị cho các trường hợp liên quan đến bệnh về hô hấp tại Mỹ Ô nhiễm Giá trị (trung bình 1 trường hợp) Tử vong PM & Pb $4,800,000 Viêm phế quản mãn tính PM $230,000 Thay đổi chỉ số IQ Pb Mất điểm IQ Pb $3,000 (/1 điểm IQ) IQ < 70 Pb $42,000 Cao huyết áp Pb $680 Đột quỵ Pb $200,000 - nam $150,000 - nữ CHD Pb $52,000 Phí tổn khi nằm viện Bệnh thiếu máu cục bộ PM $10,300 Chứng xung huyết tim PM $8,300 Các triệu chứng khác PM & O3 $6,100 Các bệnh hô hấp và triệu chứng Viêm phế quản cấp tính PM $45 Hen cấp tính PM & O3 $32 Hô hấp cấp tính PM, O3, NO2, SO2 $18 Triệu chứng hô hấp nặng PM $19 Triệu chứng hô hấp nhẹ PM $12 Suy hô hấp PM $5.3 (mỗi ngày) Ngày làm việc bị mất PM $83 (/1 ngày) Ngày làm việc bị hạn chế PM & O3 $38 (/1 ngày) (Nguồn: Environmental Economics and Development Policy Course, World Bank Institute, July 15-26, 2002, Washington, D.C.) Dựa vào bảng tính phía trên, có thể thấy được từ những năm 1990, các nhà khoa học Mỹ đã có thể tính toán được chi phí do ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới sức khỏe người dân như thế nào, cụ thể, chỉ cần tính toán được số lượng người bị mắc các bệnh do ô nhiễm không khí hoặc chịu ảnh hưởng do ô nhiễm không khí, rồi dựa vào bảng giá trên, chúng ta có thể dễ dàng xác định được chi phí mà ô nhiễm không khí gây ra trên sức khỏe của người dân trong vùng. 3.1.3. Đánh giá giá trị sức khỏe tại Malaysia. Bảng8: Phương pháp tính toán của Malaysia Mã số 1 Số trường hợp điều trị ngoại trú C1 140,000 2 Số trường hợp điều trị nửa ngoại trú C2 60,000 3 Số trường hợp nằm viện C3 400 4 Số ngày nằm viện trung bình của mỗi trường hợp C4 5 5 Chi phí trung bình một trường hợp điều trị ngoại trú và tiền thuốc (RM/trường hợp) C5 25 6 Chi phí trung bình một ngày trong viện (RM/ngày) C6 125 7 Tỷ lệ giữa những trường hợp điều trị ngoại trú với những trường hợp nằm viện C7 0.60 8 Tỷ lệ những trường hợp điều trị ngoại trú phải quay lại bệnh viện C8 0.15 9 Số ngày trung bình nghỉ khám bệnh C9 2 10 Tiền lương trung bình C10 26.50 11 Số ngày bị ảnh hưởng do bụi C11 45 12 Tỷ lệ những người bị ảnh hưởng bởi bụi nhưng vẫn đến làm việc C12 0.40 13 Số ngày làm việc trung bình bị hạn chế C13 4 14 Chi phí của những trường hợp ngoại trú và điều trị nửa ngoại trú C14 = (C1+C2)*C5 5,000,000 15 Chi phí nằm viện C15 = (C3*C4*C6) 250,000 16 Số ngày làm việc bị mất C16 = (C3*C4*C7) + (C1*C8*C9) 43,200 17 Chi phí cơ hội của những ngày làm việc bị mất C17 = (C16*C10) 1,144,800 18 Số ngày làm việc bị hạn chế C18 = (C1*(1-C8) +C2)*C13 716,000 19 Chi phí cơ hội của những ngày làm việc bị hạn chế C19 = (C18*C12*C10) 7,589,600 20 Tổng chi phí cho bệnh tật C20 = (C14+C15+C17+C19) 13,984,400 21 Số người bị ảnh hưởng do khói bụi C21 = (C1+C2+C3) 200,400 22 Chi phí do bệnh tật 1 người 1 ngày C22 = (C20/(C21*C11)) 1.55 (Nguồn: Measuring The Economic Benefit of Biodiversity: Valuation Methodologies) Đây là một công trình nghiên cứu đã được thực hiện tại Malaysia vào năm 1997, dựa vào các tính toán này có thể thấy được tầm quan trọng của việc lượng giá thiệt hại ô nhiễm thông qua đánh giá giá trị sức khỏe con người bị mất. Chi tiết của nghiên cứu này: - Tổng chi phí cho bệnh tật = tổng chi phí của những trường hợp điều trị ngoại trú và nửa ngoại trú + tổng chi phí của những trường hợp nằm viện + chi phí cơ hội của những ngày làm việc bị mất + chi phí cơ hội của những ngày làm việc bị hạn chế. - Tổng chi phí của những trường hợp điều trị ngoại trú và nửa ngoại trú được tính bằng tổng số trường hợp điều trị ngoại trú và nửa ngoại trú với đơn giá của một trường hợp điều trị ngoại trú. Malaysia đã tính toán được với một trường hợp điều trị ngoại trú sẽ có phí tổn là 25RM/trường hợp (vào khoảng 10$, tính theo tỷ giá năm 1997). - Tổng chi phí của những trường hợp nằm viện bằng tổng số trường hợp nằm viện với đơn giá của một trường hợp nằm viện. Một trường hợp nằm viện trong 1 ngày tại Malaysia có chi phí là 125RM (= 50$). - Ngoài ra còn phải tính đến chi phí cơ hội. Có 2 loại chi phí cơ hội trong cách tiếp cận này: chi phí cơ hội của những ngày làm việc bị mất và chi phí cơ hội của những ngày làm việc bị hạn chế. + Chi phí cơ hội của những ngày làm việc bị mất = Số ngày làm việc bị mất * tiền lương trung bình. Số ngày làm việc bị mất được tính = (số trường hợp nằm viện * số ngày nằm viện trung bình của một trường hợp * tỷ lệ số trường hợp ngoại trú với số trường hợp nằm viện) + (số trường hợp điều trị ngoại trú * tỷ lệ các trường hợp điều trị ngoại trú không phải quay lại bệnh viện * số ngày trung bình nghỉ khám bệnh) + Chi phí cơ hội của những ngày làm việc bị hạn chế = Số ngày làm việc bị hạn chế * tỷ lệ những người mắc bệnh nhưng vẫn đến làm việc * tiền lương trung bình. Theo nghiên cứu này, tổng chi phí do ô nhiễm không khí được tính dựa trên biến đổi sức khỏe của người dân là khoảng 14.000.000 RM, xấp xỉ 5.600.000 $, như vậy trung bình 1 người 1 ngày sẽ mất 1,5 RM chi phí cho sức khỏe. Malaysia đã dựa vào tính toán này để thấy được tầm quan trọng của vấn đề ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trong khu vực như thế nào. Trong phần phụ lục của chuyên đề này sẽ dựa vào bảng giá của Malaysia để đưa ra những lượng giá cụ thể cho Việt Nam. 3.2. Phương pháp sử dụng để đánh giá thiệt hại do ô nhiễm không khí Trên thế giới hiện nay, ô nhiễm không khí đã được lượng giá thiệt hại bằng rất nhiều phương pháp, tại Việt Nam vẫn chưa có một phương pháp chuẩn để lượng giá toàn bộ thiệt hại của ô nhiễm không khí. Trong khuôn khổ một chuyên đề thực tập không thể nhìn nhận và lượng giá một cách tổng thể và toàn bộ ô nhiễm không khí. Chuyên đề này chỉ đưa ra một khía cạnh của vấn đề bằng việc sử dụng những nghiên cứu và tính toán đã được thực hiện tại nước ngoài, áp dụng vào Việt Nam. Đó là sử dụng phương pháp ước lượng thiệt hại về sức khỏe của người dân chịu hậu quả do ô nhiễm không khí trong khu vực. Từ những thiệt hại về sức khỏe đó có thể nhìn thấy một phần nào tác hại và sự cần thiết phải ngăn ngừa ô nhiễm không khí. Chúng ta sẽ sử dụng một phương pháp lượng giá được WB (World Bank) tổng hợp và nghiên cứu trong tài liệu “Estimating the Health Effects of Air Pollution”, Bart Ostro, 1994. Nghiên cứu này đưa ra một cách tổng quan về việc lượng giá giá trị sức khỏe từ sự thay đổi nồng độ các chất độc trong không khí xung quanh, dựa trên những quan sát thực tế và những nghiên cứu trước đó. Theo đó, có 4 loại chất trong không khí có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe dân cư là: chất lơ lửng (TSP, PM10, nghiên cứu này sử dụng PM10), SO2, O3 và chì. Trong đó chú trọng nhất là nồng độ chất lơ lửng (PM10), do nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và có thể ước lượng được một cách tổng quan, còn các chất như SO2 và O3 chỉ gây tác hại không đáng kể, và chì thì chủ yếu gây ra ảnh hưởng tới chỉ số IQ và các bệnh về đường máu, dễ nhầm lẫn với các nguyên nhân khác. Nghiên cứu đưa ra 3 mức độ cho mỗi loại tác hại của nồng độ chất lơ lửng gây ra đối với sức khỏe: ước lượng trên, giữa và dưới. Tương ứng với giới hạn có thể thay đổi của mỗi loại tác hại. Có tổng cộng 8 tác hại do nồng độ các chất lơ lửng trong không khí được đề cập đến trong nghiên cứu này, chúng ta sẽ sử dụng những công thức sau đây để ước lượng thiệt hại do nồng độ các chất lơ lửng (PM10) gây ra đối với sức khỏe người dân: Đối với số người tử vong Ước lượng trên về thay đổi trong số người tử vong = 9,1 x 10-6 x (thay đổi PM10) Ước lượng giữa về thay đổi trong số người tử vong = 6,72 x 10-6 x (thay đổi PM10) Ước lượng dưới về thay đổi trong số người tử vong = 4,47 x 10-6 x (thay đổi PM10) Phí tổn khi nằm viện của những người bị bệnh hô hấp (RHA) Ước lượng trên về thay đổi RHA trên 100.000 dân = 1,56 x (thay đổi PM10) Ước lượng giữa về thay đổi RHA trên 100.000 dân = 1,20 x (thay đổi PM10) Ước lượng dưới về thay đổi RHA trên 100.000 dân = 0,657 x (thay đổi PM10) Các trường hợp cấp cứu (ERV) Ước lượng trên về thay đổi ERV trên 100.000 dân = 34,25 x (thay đổi PM10) Ước lượng giữa về thay đổi ERV trên 100.000 dân = 25,54 x (thay đổi PM10) Ước lượng dưới về thay đổi ERV trên 100.000 dân = 12,83 x (thay đổi PM10) Những ngày làm việc bị hạn chế (RAD) Ước lượng trên về thay đổi RAD trên 1 người 1 năm = 0,0903 x (thay đổi PM10) Ước lượng giữa về thay đổi RAD trên 1 người 1 năm = 0,0575 x (thay đổi PM10) Ước lượng dưới về thay đổi RAD trên 1 người 1 năm = 0,0404 x (thay đổi PM10) Các bệnh về hô hấp thường gặp ở trẻ em (LRI) Ước lượng trên về thay đổi LRI = 0,00238 x (thay đổi PM10) Ước lượng giữa về thay đổi LRI = 0,00169 x (thay đổi PM10) Ước lượng dưới về thay đổi LRI = 0,0008 x (thay đổi PM10) Số người bị mắc bệnh hen suyễn (Asthma attacks) Ước lượng trên về số người mắc bệnh hen suyễn = 0,273 x (thay đổi PM10) Ước lượng giữa về số người mắc bệnh hen suyễn = 0,0326 x (thay đổi PM10) Ước lượng dưới về số người mắc bệnh hen suyễn = 0,0163 x (thay đổi PM10) Số người bị mắc bệnh viêm phế quản mãn tính (Chronic Bronchitis) Ước lượng trên về số người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính = 9,18 x 10-5 x (thay đổi PM10) Ước lượng giữa về số người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính = 6,12 x 10-5 x (thay đổi PM10) Ước lượng dưới về số người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính = 3,06 x 10-5 x (thay đổi PM10) Các triệu chứng về hô hấp (Respiratory Symptoms) Ước lượng trên về số lần mắc các triệu chứng về hô hấp trên 1 người 1 năm = 0,274 x (thay đổi PM10) Ước lượng giữa về số lần mắc các triệu chứng về hô hấp trên 1 người 1 năm = 0,183 x (thay đổi PM10) Ước lượng dưới về số lần mắc các triệu chứng về hô hấp trên 1 người 1 năm = 0,091 x (thay đổi PM10) 3.3. Áp dụng đánh giá tại Hà Nội Lấy số liệu vào năm 2004, là năm mà nồng độ PM10trong không khí cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Nồng độ PM10trung bình tại Hà Nội trong năm 2004 là 93 µg/m3. Trong khi mức tiêu chuẩn của Việt Nam theo TCVN 9537-2005 là 50µg/m3, để giảm nồng độ này xuống mức tiêu chuẩn của Việt Nam là 43µg/m3. Dựa trên mô hình của WB đã tính toán, ta có bảng kết quả sau: Bảng 9: Lợi ích về sức khỏe dạt được tại Hà Nội khi giảm nồng dộ các chất độc trong không khí xuống mức tiêu chuẩn của Việt Nam Hậu quả sức khỏe Thấp Trung bình Cao Tử vong 654 982 1.330 RHA 961 1.754 2.281 ERV 22.068 40.489 58.910 RAD 5.906.480 8.406.500 13.201.860 Bệnh hen suyễn 196.602 393.205 3.292.790 Triệu chứng bệnh về hô hấp 13.304.200 26.754.600 40.058.800 Viêm phế quản mãn tính 4.474 8.947 13.421 (Nguồn: tác giả tự tính toán dựa trên cơ sở các nguồn dữ liệu đã có) (Lấy dân số Hà Nội trước khi sáp nhập=3.400.000người vào cuối năm 2006) 3.3.1 Tử vong Số người tử vong sẽ giảm được trung bình 982 người nếu mức PM10trong không khí giảm xuống mức tiêu chuẩn Việt Nam. Một con số không nhỏ. Công thức tính số người tử vong: Thay đổi số người tử vong = 6,72 x 10-6 x (thay đổi PM10) x (dân số Hà Nội) = 6,72 x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111214.doc