Đề tài Phương pháp dạy tốt một tiết đọc tiếng anh 8

While – reading activities ( các hoạt động trong khi đọc)

- Giáo viên cần tổ chức các hoạt động cho học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu. Trong giai đoạn này cũng cần kết hợp những kỹ năng như nói, viết để rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho học sinh. Đối với các bài khóa trong chương trình sách giáo khoa rất đa dạng, phong phú về các chủ điểm. Vì vậy, giáo viên nên cho học sinh thực hành theo lối đọc mở rộng (extensive reading) nhằm mục đích khích lệ các em tự tin hơn khi tiếp xúc với các văn bản chuẩn xác. Bằng cách đọc mở rộng học sinh sẽ cảm thấy dù trình độ ngôn ngữ của mình còn hạn chế nhưng vẫn có thể hiểu một cách khái quát được thông tin qua ngôn ngữ thực dùng trong cuộc sống.

Hình thức luyện tập ở giai đoạn này là để tìm hiểu, khai thác nội dung bài khoá và tuỳ theo nội dung của từng bài sẽ có những dạng câu hỏi và yêu cầu khai thác khác nhau. Vì vậy, giáo viên cần phải khích lệ học sinh đọc thầm để hiểu nội dung bài khóa. Đọc lớn tiếng chỉ giúp học sinh luyện cách phát âm mà thôi. Tuy nhiên, giáo viên có thể cho học sinh nghe bài khóa một hoặc hai lần để các em có thể dễ dàng hơn trong việc thực hành nói (trả lời câu hỏi) về nội dung của đoạn văn.

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7457 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp dạy tốt một tiết đọc tiếng anh 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần thiết để giúp các em phát triển toàn diện về đạo đức và trí tuệ, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Cơ sở thực tiễn: Để đáp ứng nhu cầu về chất lượng mà ngành giáo dục đã đặt ra và tình huống thực tế ở trường, đa số học sinh chưa có phương pháp học tập thực sự hiệu quả. Một số học sinh thường xao lãng, ít quan tâm đến việc học của mình, một số em ít có thời gian học tập ở nha vì còn phải phụ giúp cha mẹ mưu sinh, một số lớn học sinh có hoàn cảnh khó khăn nên các em có ít sách tham khảo để nâng cao vốn từ ngoài sách giáo khoa cung cấp. Mặt khác, các em có ít điều kiện để giao tiếp bằng tiếng Anh và các em cũng ngại giao tiếp, trao đổi nhau bằng tiếng Anh ngoài giờ học. Qua nhiều năm dạy khối 8 và 9, tôi nhận thấy đây là hai khối lớp có các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được phân chia rạch ròi và cụ thể nhất. Mỗi kỹ năng đều khó hơn hẳn so với lớp 6 và 7. Đối với kỹ năng đọc được thể hiện rất rõ rệt ở từng bài. Các em không phải chỉ đơn thuần đọc một bài đọc hoặc một bài đối thoại ngắn, đơn giản với yêu cầu cũng rất đơn giản như điền từ, mà các em phải đọc hẳn một bài khóa hoặc bài đối thoại dài, sau đó phải nắm thật chắc nội dung toàn bài đọc để trả lời câu hỏi hoặc chọn câu đúng sai, tùy theo yêu cầu của từng bài.Tức là các em phải có trình độ đọc hiểu tương đối mới có thể đáp ứng nổi yêu cầu kiến thức này. Tuy nhiên qua thực tiễn giảng dạy, tôi thấy rõ một điều đa số các em rất yếu kỹ năng này. Thậm chí cứ đến tiết đọc, có nhiều em tỏ ra rất căng thẳng và không có hứng thú học tập, chỉ một vài em khá giỏi hoặc một vài em đã tham khảo sách hướng dẫn học tốt ở nhà là tham gia xây dựng bài. Như vậy chứng tỏ rằng học sinh học chưa đều các kỹ năng, kỹ năng đọc chưa được học sinh đầu tư nhiều như các kỹ năng khác . Do đó, trong quá trình giảng dạy bộ môn Tiếng Anh 8 , tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh lớp 8 học tốt hơn với kỹ năng đọc, nhằm giúp các em nắm được kiến thức cơ bản và các dạng bài đọc, từ đó các em củng cố lại kiến thức đã học và làm các bài tập đọc đạt kết quả tốt hơn. Từ thực tế trên, tôi đã quyết định thực hiện đề tài này nhằm giúp cho các em cải thiện phần nào những khó khăn , trở ngại khi các em học kỹ năng này và với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc cố gắng nâng cao dần chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường một cách thực tế. Nội dung vấn đề: Vấn đề đặt ra: Được phân công giảng dạy môn tiếng Anh 8A1, 8A3 và 8A4 với tổng số học sinh là 113, trình độ học tập của các em chênh lệch khá cao giữa học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém. Do đó, học sinh yếu kém không thể học theo kịp những học sinh khá giỏi. Nguyên nhân: Mất kiến thức cơ bản ở lớp dưới, không xác định được thì, dạng câu. Vốn từ vựng của các em còn hạn chế nhiều. Các em ngại khó, không chuẩn bị bài, không thuộc bài. Để đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả cần đảm bảo những nguyên tắc sau: Gây hứng thú cho học sinh và giảng giải rõ ràng. Tôn trọng học sinh và việc học của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh. Thường xuyên có đánh giá và phản hồi phù hợp với học sinh. Chỉ rõ mục tiêu và thách thức trí tuệ đối với học sinh. Xác định cho học sinh khả năng tự chủ, tìm kiếm con đường độc lập nhằm thông hiểu bài học và tự kiểm tra. Thầy phải luôn tìm hiểu rõ về học sinh nhằm đưa ra sự hướng dẫn phù hợp. Để dạy một bài đọc thế nào là tốt nhất và sử dụng những phương pháp nào là hiệu quả nhất , ngay từ đầu giáo viên cần dựa vào tình huống bài đọc, giáo viên có thể đưa ra sự gợi ý, hoặc một số thủ thuật nhỏ nhằm giúp cho học sinh có hứng thú với môn học và dễ dàng hiểu và nắm bài thật chắc, nhanh hơn và chính xác hơn. Mỗi giai đoạn dạy đọc có mục đích khác nhau nên giáo viên cần sử dụng các loại thủ thuật khác nhau và phù hợp với học sinh của mình nhằm đạt được hiệu quả giảng dạy cao nhất. Giáo viên cần bám sát vào chuẩn kiến thức kỹ năng, mục tiêu bài học và quyết định sử dụng loại bài tập nào cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể của bài dạy, mặt khác sự chuẩn bị đa dạng bài tập luyện đọc thì sẽ tránh cho học sinh khỏi sự nhàm chán, tẻ nhạt, đơn điệu trong giờ học. Bên cạnh đó giáo viên phải tạo được sự hứng thú đối với học sinh khá giỏi, đồng thời tạo cảm giác tự tin cho các em học yếu, tạo cơ hội cho học sinh thực hành đọc hiểu ở nhiều thể loại khác nhau. Cuối cùng, giáo viên cần khắc sâu trí nhớ của học sinh thông qua các dạng bài tập thực hành và liên hệ thực tế. Các giải pháp chủ yếu: Trước những khó khăn nêu trên, với cương vị là một giáo viên bộ môn tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh lớp 8 học tốt một tiết đọc. Giới thiệu bài đọc ngắn gọn, súc tích. Dùng tranh ảnh, dụng cụ trực quan để giới thiệu từ mới, tình huống bài đọc. Đảm bảo cho học sinh nắm được cấu trúc ngữ pháp mới để các em dễ hiểu bài hơn trong khi đọc. Đưa ra một số câu hỏi gợi mở hoặc các câu đoán trước khi đọc. Đưa ra các dạng bài tập phù hợp với các bước (while-reading / post-reading). Khắc sâu trí nhớ học sinh thông qua các bài tập thực hành và liên hệ thực tế. Quá trình thực hiện: Trong bài dạy đọc thông thường đi theo phương pháp Communication Approach và theo The PPP Framework: Pre-reading stage (Giai đoạn giới thiệu bài -> trước khi đọc). While-reading (Giai đoạn luyện tập -> trong khi đọc). Post-reading (Giai đoạn vận dụng -> sau khi đọc). Warm up: Trước khi thực hiện 3 bước chính trong bài dạy đọc như đã nêu trên, trước tiên đòi hỏi giáo viên nên tránh gây căng thẳng cho học sinh bằng cách trò chuyện với các em (chatting) về một số điều có liên quan đến bài đọc hoặc hướng dẫn các em chơi một trò chơi (game) đơn giản và phù hợp nhằm hướng học sinh vào bài đọc. Nhớ rằng, phải cố tạo ra cho các em một tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng, hứng thú vào bài học sắp tới. Đây là bước mà ta gọi là “khởi động” (warm up). Một số trò chơi có thể thực hiện như: brainstorming, word square, hangman, kim’s game, …vv. Ví dụ 1: Warm up: (English 8 - Unit 4. Lesson 4 :Read ) Brainstorming: Tấm Cám Cây tre trăm đốt The folk tales of Vietnamese ----- Sọ Dừa ---- Ví dụ 2: Warm up: (English 8 - Unit 5. Lesson 4 :Read ) Chatting : Do you like learning English? How many new words do you try to learn a day? What do you do when you read a new word? How do you learn or remember a new word? Ví dụ 3: Warm up: (English 8 - Unit 6. Lesson 4 :Read ) Jumbled words: racchtaer iojn mai pexailn nessmsimbuan thauolgh character join aim explain businessman although Ví dụ 4: Warm up: (English 8 - Unit 7. Lesson 4 :Read ) Guessing the words: A place where you can buy vegetables and fruits -> grocery store A place where you can buy everything -> supermarket / market A place where you can buy books? -> bookstore / bookshop A place you can come to eat -> restaurant / foodstall / … A place you can come to see the movies -> movie therter A person who comes to the store and buy something -> customer. b. Pre – reading activities (các hoạt động trước khi đọc) Đây là hoạt động rất cần thiết cho học sinh. Thiếu hoạt động này chắc chắn học sinh không ít khó khăn khi làm một bài tập đọc hiểu. b.1 Giới thiệu bài đọc: - Hoạt động này rất quan trọng nhằm cung cấp cho học sinh thông tin về bài đọc. - Lời giới thiệu cần ngắn gọn, súc tích, gây hứng thú và tạo được sự lôi cuốn học sinh vào bài đọc. Mặt khác, giáo viên cần giúp học sinh liên hệ giữa bài đọc với kiến thức đã học. b.2 Những phương pháp giới thiệu một bài đọc: - Sử dụng dụng cụ trực quan: giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh để thu hút sự chú ý của học sinh về chủ điểm chính của bài đọc nhằm tạo không khí hào hứng cho học sinh. - Giới thiệu từ mới: giới thiệu từ mới cho học sinh trước khi đọc là cần thiết nhưng không phải giảng hết mọi từ mới có trong bài đọc. Vì đây là bước nhằm để cho học sinh hiễu nhanh, nắm nội dung bài đọc. + Giáo viên có thể dùng một số cách sau để giới thiệu từ mới: Sử dụng dụng cụ trực quan như: tranh ảnh (pictures), vật thật (real things), điệu bộ (mine). Dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa (synonym / antonymn). Dịch sang tiếng Việt (translation). Giải thích bằng tiếng mẹ đẻ (explanation) Sau khi giới thiệu từ mới, giáo viên có thể kiểm tra lại từ vựng của học sinh bằng một trò chơi nhỏ (games: matching, Rub out and remember, What and Where, Slap the board, …v. v.) sao cho phù hợp với vốn từ mới đã giới thiệu. b.3 Giới thiệu cấu trúc ngữ pháp mới: - Giáo viên nên ôn lại hoặc giới thiệu các cấu trúc ngữ pháp có trong bài đọc. b.4 Các hoạt động hướng học sinh vào bài đọc : - Giáo viên cần giới thiệu tổng quát về chủ đề sắp đọc, dùng các dữ kiện có liên quan đến kinh nghiệm sống của học sinh qua một số hoạt động như: Đặt câu hỏi gợi mở và giúp học sinh đoán trước được nội dung tổng quát của bài đđđọc. Giáo viên nên đặt các câu hỏi gợi mở theo trình tự các diễn biến của sự kiện hay trình tự lý luận trong bài đđọc. Các câu hỏi này thể hiện cấu trúc cơ bản của bài đọc và là phương tiện để giúp học sinh đoán trước được nội dung của bài đọc, từ đó các em chuyển sang việc đọc bài văn một cách tự nhiên hơn. b.5 Các ví dụ minh hoạ : Ví dụ 1: Pre – reading ( English 8 - Unit 4. Read ) Pre – teach vocabulary: rags (n) (picture) to marry -> married upset (a) (mime) fairy (n) (picture) magically (adv.) (explanation) to drop (mime) prince (n) (picture) cruel (adj.) (picture) Checking vocabulary: Matching ( the words with their meaning) T/F statements prediction: Little pea’s father was a poor farmer. Her father got married again after his wife died. Her new mother was very nice to her. Little pea worked hard all day. She didn’t have new clothes to take part in the festival. The prince fell in love with her when he met her. Ví dụ 2: Pre – reading ( English 8 - Unit 4. Read ) Pre – teach vocabulary: - well-paying job : Công việc có thu nhập cao. (translation) - typhoon (n) : (Trận) bão lớn. ( example) - flood (n) : lũ lụt. (situation) - drought (n) : hạn hán. (antonym) - migrant (n) : dân di cư. (explanation) Checking vocabulary: ROR The scene. Do you live in the city or in the country ? What do you like about the city ? Besides “advantages”, there are some disadvantages in cities. According to you. What is the most urgent problem ? (=> overpopulation). Today we are going to read a text about “Migration to cities”. Find the word (in the passage) that means : of the countryside a. urban. as many as needed b. tragedy. become greater or larger c. rural. a great pressure d. plentiful. a terrible event e. increase. of the city or city life f. strain. Answer key :1c 2d 3e 4f 5b 6a Ví dụ 3: Pre – reading ( English 8 - Unit 10. Read ) Pre- teach vocabulary: - a tire (picture) - to refill (explanation) - a pipe (drawing) - to melt ≠ to freeze - a deposit (translation) Checking vocabulary :Rub out and remember. Open prediction: - What do people do with used things? - What can they make from them? a) Car tires: ------------------------------------ ------------ b) Milk bottles:-------------------------------- ------------ c) Glass: ---------------------------------------------------- d) Drink cans:----------------------------------------------- e) Household and garden waste: ------------------------ Ví dụ 4: Pre – reading ( English 8 - Unit 5. Read ) Pre-teach vocabulary: mother tongue (n) (explanation) (to) underline (model) (to) highlight (model) (to) come across (explanation) (to) stick (mime) Checking vocabulary : Slap the board. Brainstorming: How to learn new words worswors -> Suggestion: + make sentences + highlight + read + copy many times + underline + stick everywhere at home c. While – reading activities ( các hoạt động trong khi đọc) - Giáo viên cần tổ chức các hoạt động cho học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu. Trong giai đoạn này cũng cần kết hợp những kỹ năng như nói, viết để rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho học sinh. Đối với các bài khóa trong chương trình sách giáo khoa rất đa dạng, phong phú về các chủ điểm. Vì vậy, giáo viên nên cho học sinh thực hành theo lối đọc mở rộng (extensive reading) nhằm mục đích khích lệ các em tự tin hơn khi tiếp xúc với các văn bản chuẩn xác. Bằng cách đọc mở rộng học sinh sẽ cảm thấy dù trình độ ngôn ngữ của mình còn hạn chế nhưng vẫn có thể hiểu một cách khái quát được thông tin qua ngôn ngữ thực dùng trong cuộc sống. Hình thức luyện tập ở giai đoạn này là để tìm hiểu, khai thác nội dung bài khoá và tuỳ theo nội dung của từng bài sẽ có những dạng câu hỏi và yêu cầu khai thác khác nhau. Vì vậy, giáo viên cần phải khích lệ học sinh đọc thầm để hiểu nội dung bài khóa. Đọc lớn tiếng chỉ giúp học sinh luyện cách phát âm mà thôi. Tuy nhiên, giáo viên có thể cho học sinh nghe bài khóa một hoặc hai lần để các em có thể dễ dàng hơn trong việc thực hành nói (trả lời câu hỏi) về nội dung của đoạn văn. Trong khi dạy đọc hiểu, giáo viên cần nêu một số câu hỏi để hướng dẫn học sinh đọc hiểu nội dung thông tin trong bài, đồng thời cũng để kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh để từ đó giáo viên có thể giải thích thêm về các chi tiết mà học sinh chưa rõ. Vì vậy những câu hỏi cần hướng sự chú ý của học sinh đến những ý tưởng chính của các đoạn văn và giúp học sinh hiểu ý nghĩa của bài văn. Giáo viên chú ý không nên đặt những câu hỏi quá khó để thách thức học sinh mà nên nêu ra những câu hỏi dễ hiểu hoặc dạng câu hỏi “Yes/No question” để kiểm tra khả năng hiểu bài của học sinh. Mục đích chính là nhờ hệ thống câu hỏi giúp học sinh hiểu bài. Một vấn đề khác, giáo viên cần lưu ý đến là việc tổ chức hoạt động đọc hiểu làm sao để cho tất cả các thành viên trong lớp cùng tham gia vào việc trả lời các câu hỏi. Vì lẽ đó nên giáo viên cần tổ chức lớp thành hoạt động nhóm để thảo luận và tìm ra các câu trả lời. Đây là cơ hội cho học sinh cùng học chung, thảo luận và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Các bài tập và thủ thuật phổ biến ở giai đoạn này thường có những dạng sau: C.1 Đọc trả lời câu hỏi có sẵn trong sách giáo khoa: Học sinh có thể làm việc theo cặp, theo nhóm. (Hỏi – Đáp) C.2 Đọc trả lời câu hỏi do giáo viên soạn ra tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của lớp mình dạy: Các câu hỏi được sử dụng như một kỹ năng trong lớp học trong việc dạy tiếng Anh. Có 3 loại câu hỏi: Yes / No questions. Alternative questions. Wh – questions. C.3 Một số bài tập phát triễn kỹ năng đọc hiểu: Sau khi kiểm tra mức độ đọc hiểu học sinh bằng cách cho các câu hỏi, giáo viên cần đưa ra một số bài tập khác để học sinh luyện tập những gì đã học trong bài đọc: Find the word in the passage that means. True or False? / True or False, then correct the false sentences. Multiple choice. Gap –filling exercises. Matching exercises. Complete the table. C.4 Một số ví dụ minh hoạ về các hoạt động trong khi đọc Ví dụ 1: While – reading ( English 8 - Unit 4. Read ) Reading Correcting T/F statements Little pea’s father was a poor farmer. Her father got married again after his wife died. Her new mother was very nice to her. Little pea worked hard all day. She didn’t have new clothes to take part in the festival. The prince fell in love with her when he met her. -> Correction: 1/ T ; 2/ T ; 4/ T ; 6/ T 3/ F -> her new mother was cruel to her. 5/ F -> a fairy gave her beautiful clothes. Asking and answering the questions: (Đây là dạng câu hỏi có sẵn trong SGK) The questions (2/P42) Who was Little Pea? What did Stout Nut’s mother make Little Pea do all day?. How did Little Pea get new clothes? Who did the prince decide to marry? Is this a true story? How do you know? The Answers (2/P42) She was a poor farmer’s daughter. She made her do the chores all day. Before the festival started, a fairy appeared and magically changed her rags into beautiful clothes. He decided to marry little pea because the shoe fiited her. No, it isn’t. Because there is a fairy in the story. Gap filling: a/ farmer d/ marry / choose b/ died e/ new clothes c/ used – again f/ lost Ví dụ 2: While – reading ( English 8 - Unit 6. Read ) Reading True / False statements: GUESS ANSWER CORRECTTION a b c d e T F F F T - Scouting began in England - William Boyce is an American businessman - BSA is mainly for boys Fill in the missing date. DATES EVENTS a) 1907 b) 1909 c) 1910 d) 1994 - The beginning of the Scout Association - William Boyce was introduced to Scouting - The founding of the Girl Guides Association and Cam Fire Boys and Girls - Over five million scouts in the BSA Comprehension questions: -> Key: Scouting began in England in 1907. The meeting between a boy scout and Mr. William Boyce led to the Scout Association crossing the Atlantic in 1910. Girls can join in the Girl Guides Association and Camp Fire Boys and Girls. The three aims are building character, good citizenship and personal fitness. Ví dụ 3: While – reading ( English 8 - Unit 8. Read ) Reading Comprehension Questions. ( Giáo viên soạn ra một số câu hỏi này nhằm kiểm tra lại mức độ hiểu bài của học sinh thông qua trò chơi “ những con số may mắn) Lucky numbers. According to many people from rural areas, are well-paying jobs plentiful in the city ? => Yes, they are. Why is life on the farm always a struggle with nature ? => Because typhoons, floods or droughts can easily destroy a harvest and leave the farmer with little or no money until the following year. What has the increase in population led to I many cities ? => It has led to overcrowding in many cities. Do children live at home with neighbors when their parents go away ? => No, they don’t. Is it difficult or easy for Governments to provide facilities for these migrants ? => It is difficult. Do you like living in the city ? Why ? => Yes, I do / No, I don’t. Because … Ví dụ 4 : While – reading ( English 8 - Unit 10. Read ) Reading Prediction answers: (2/P93) a) Car tires: are recycled to make pipes and floor recovering. b) Milk bottles: are cleaned and refilled. c) Glass: is broken up, melted and made into new glassware. d) Drink cans: are brought back for recycling e) Household and garden waste: is made into compost Comprehension questions: (1/p93) a) People cleaned and refilled empty milk bottles. b) The glass is broken up, melted and made into new glassware. c) The Oregon government made a new law that there must be a deposit on all drink cans.The deposit is returned when people bring the cans back for recycling. d) Compost is made from household and garden waste. e)If we have a recycling story to share,we can call or fax the magazine at 5265456. Ví dụ 5 : While – reading ( English 8 - Unit 13. Read ) Task 1: Read the postcards (skimming) to complete the chart . Read and find out what Mrs Quyen did and saw on her vacation. Places What she did & saw a. Hawaii Went swimming, visited Kilauea volcano b. New York c. Chicago d. Mount Rushmore e. San Francisco Task 2 : Answers: a) She went by plane. b) She saw the famous prison on the island of Alcatraz c) It is a mount where the heads of 4 American presidents are carved into the rock. d) The other name of Chicago is “The windy city” e) She went shopping. d .Post – reading activities (các hoạt động sau khi đọc) Hoạt động này học sinh củng cố lại hệ thống kiến thức vừa học. Để đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh thực hành các phần trước và trong khi đọc trôi chảy để học sinh có đủ thời gian cho phần sau khi đọc. Giáo viên nên tổ chức các hoạt động khác cho phần “ post – reading” này nhằm mở rộng việc khai thác nội dung bài đọc và tạo cho lớp học sinh động hơn đồng thời cũng rèn cho học sinh đủ các kỹ năng trong một bài học. Các dạng bài tập phần sau khi đọc này có thể là : d.1 Put these events in the correct order (group work) giáo viên cho các dữ liệu xáo trộn và yêu cầu học sinh sắp xếp lại theo trình tự như nội dung bài đọc. d.2 Summary: giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt lại nội dung bài đọc. Bài tập phần này cũng có thể là một bài viết tóm tắt dựa trên cơ sở thông tin của bài đọc đã được học sinh thực hành hoặc các em có thể nói trước lớp d.3 Discusstion (group work) giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm về những gì mà bài đọc liên quan đến thực tế hằng ngày chúng ta. Giáo viên cũng có thể nêu ra những câu hỏi liên quan đến kinh nghiệm sống, ý kiến, tình cảm, thái độ của học sinh. d.4 Interview (pair work) d.5 Matching (group work) d.6 Speaking (Whole class) d.7 Role play (pair work) d.8 Make sentences (group work / pair work) d.9 Một số ví dụ minh hoạ về các hoạt động sau khi đọc. Ví dụ 1 : Post – reading ( English 8 - Unit 1. Read ) Using the words below to talk about your close friends. friendly, kind, hard-working, sociable, reseved, sense of humor (humorous) Ví dụ 2 : Post – reading ( English 8 - Unit 2. Read ) Put these events in the correct order: Alexander Graham Bell --- went to live in the United States. successful demonstrated States. worked with Thomas Watson. was born in Scotland. went to live in Canada. invented the telephone. worked with people who could neither speak nor hear. -> Answer : 1.d; 2.e; 3.a; 4.g; 5.c; 6.f; 7.b. Ví dụ 3 : Post – reading ( English 8 - Unit 3. Read ) Discuss about “ Safety precaution on the streets” - Go one line to the right. - Don’t go fast. - Don’t turn right or turn left without observing the streets. - Obey traffic laws. - Wear helmet when riding on a motorbike . - …………………………… Ví dụ 4 : Post – reading ( English 8 - Unit 4. Read ) Retell the story Ví dụ 5 : Post – reading ( English 8 - Unit 5. Read ) Survey Ways of learning words Lan Hoa .... 1. Make a list of words, their meanings and learn them by heart. 2. Write example sentences with new words. 3. Stick new words somewhere in the house. 4. Underline or highlight the words. 5. Read the stories in English. 6. Learn words through songs. 7. Copy words on papers many times. ………… Discuss about this question: How do you learn new words? Ví dụ 6 : Post – reading ( English 8 - Unit 6. Read ) Interview a member of the Boys Scouts of America Interview Member of BSA 1.When did scouting begin in England? 2. When were the aims established? 3. Can a girl join the BSA? 4. How many members does the scouting Association have now? 5. Is it the largest voluntary Youth Organization in the world? 6. Are you happy to join the BSA? -> In 1907 in England -> They were established in 1907 -> No, it is mainly for boys but girls can join similar organizations such as the girl guides Association or the co-educational Camp fire Boys and Girls. ->Over 25 million -> Yes, of course -> Yes, I’m happy to be a member of this organization e .Home work : (hướng dẫn học sinh học bài ở nhà) Thời gian học ở trường rất ít, nên học sinh phải tự tổ chức hoạt động học tập của mình ở nhà. Vì thế, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh xây dựng hoạt động học tập ở nhà thật hiệu quả. Làm được điều này chắc chắn hoạt động dạy và học sẽ đạt hiệu quả cao hơn và hoàn thiện hơn. Yêu cầu: Giáo viên phải bao quát lớp, tập trung sự chú ý của tất cả học sinh. Giáo viên nên sắp xếp thời gian mỗi tiết học cho hợp lý. Giáo viên nên dùng các thủ thuật từ dễ đến khó dần và chú ý đến những học sinh yếu kém. Giáo viên nên luôn đổi mới các phương pháp dạy phù hợp với nội dung bài học để học sinh khỏi bị nhàm chán. Mục đích cuối cùng là học sinh hiểu bài. Giáo án minh hoạ: UNIT 5: STUDY HABITS DATE: 26 / 10 / 2010 PERIOD:29 Lesson 4 : READ I. Aim: By the end of the lesson , students will be able to read comprehension about how to learn a foreign language, especially English. II. Language contents: 1. Grammar : The present simple tense. Modal verb : should 2. Vocabulary : mother tongue, to underline, to highlight, to come across, to stick. III. Techniques Chatting Matching Brainstorming T/F statements Asking and answering the questions Survey. IV. Teaching aids: Cassette and tape , sub. board V. Procedures: A.Greetings and checking attendance: B.Today’s lesson: Teacher’s and students’ activities Contents T. gives questions. Ss. answer the questions T. presents new words, and the situation of the text. Ss. listen and read the new words (chorally, individually) T. checks Ss’ vocabulary T. reminds the “should” Ss. play the game (2 groups) T. gives some statements. Ss. try to predict which is true or false. Ss. work in groups. T. has Ss. listen to the tape once, then read the text and check their prediction above T. corrects. T. gives some questions. Ss. work in groups, then give their answers on the board. T. gives correction T. aks Ss. to work in groups to interview one another and stick the ways they have used to learn new words. Ss. report about their group 1.Warm up: (5’) Chatting : Do you like learning English? How many new words do you try to learn a day? What do you do when you read a new word? How do you learn or remember a new

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhương pháp dạy tốt một tiết đọc tiếng anh 8.doc
Tài liệu liên quan