Đề tài Phương pháp giải quyết các vấn đề thương mại của nền kinh tế thị trường. Phát triển thương mại đồng giúp nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng

Mục lục

Lời mở đầu.

Phần nội dung.

Chương I : Tổng quan về những vấn đề lý luận của đề tài nghiên cứu

 1. Khái quát về nền kinh tế thị trường.

 2. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường.

 3. Hệ thống thị trường.

 4.Thương mại và những đặc trưng của thương mại.

 a. Định nghĩa.

 b, Chức năng.

 c, Nội dung.

 d. Vai trò.

Chương II : Phương pháp giải quyết các vấn đề thương mại của kinh tế thị trường.

1. Kinh doanh cái gì ?.

2. Kinh doanh bằng cách nào ?.

3. Bán cho ai ?.

Chương III : Thực trạng kinh tế thị trường ở Việt Nam & thế giới.

A, Kinh tế Việt Nam.

1. Đặc trưng của thương mại trong nền kinh tế thị trường nước ta.

2, Tình hình thương mại dịch vụ trong nước những năm gần đây.

3, Hội nhập kinh tế quốc tế - Cơ hội & thách thức đối với thương mại dịch vụ Việt Nam.

 B, Kinh tế thị trường thế giới.

Chương IV : Giải pháp nhằm đẩy mạnh mức hưởng thụ của người tiêu dùng.

Kết luận.

Phụ lục .

Tài liệu tham khảo

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1956 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp giải quyết các vấn đề thương mại của nền kinh tế thị trường. Phát triển thương mại đồng giúp nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có một hệ thống quản lý kinh doanh và có tài sản cố định và tài sản lưu động riêng. Thứ hai: Thông qua quá trình lưu thông hàng hoá, thương mại thực hiện chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông. Thực hiện chức năng này, thương mại phải tổ chức công tác vận chuyển hàng hoá, tiếp nhận, phân loại, và ghép đồng bộ hàng hoá,v.v… Thứ ba: Thông qua hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá trong và ngoài nước cũng như thực hiện các dịch vụ, thương mại làm chức năng gắn sản xuất với thị trường và gắn nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế. Thứ tư: Chức năng thực hiện giá trị hàng hoá, dịch vụ, qua đó thương mại đáp ứng tốt mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng. Chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá là chức năng quan trọng của thương mại, thực hiện chức năng này, thương mại tích cực phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo lưu thông thông suốt, là thực hiện mục tiêu của quá trình kinh doanh thương mại, dịc vụ. c. Nội dung Thương mại là một quá trình kinh tế phức tạp nhưng thường có những nội dung chủ yếu sau đây: Thứ nhất: Là quá trình điều tra, nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường về các loại hàng hoá, dịch vụ. Đây là khâu công việc đầu tiên trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trả lời câu hỏi: Cần kinh doanh hàng hoá, dịch vụ gì? chất lượng ra sao? số lượng bao nhiêu? Mua bán lúc nào? Bán ở đâu? Thứ hai: Là quá trình huy động và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên để thoả mãn các nhu cầu của xã hội. Trong điều kiện cạnh tranh và hàng hoá kinh tế, việc tạo nguồn để đáp ứng các nhu cầu và nâng cao được năng lực cạnh tranh là khâu công việc hết sức quan trọng. Thứ ba: Là quá trình tổ chức các mối quan hệ kinh tế thương mại, ở khâu công tác này, giải quyết các vấn đề về kinh tế, tổ chức và luật pháp phát sinh giữa các doanh nghiệp trong quá trình mua bán hàng hoá. Thứ tư: Là quá trình tổ chức hợp lý các kênh phân phối và tổ chức chuyển giao hàng hoá dịch vụ. Đây là quá trình liên quan tới việc điều hành và vận chuyển hàng hoá, dịch vụ từ nơi sản xuất tới người sử dụng với những điều kiện hiệu quả tối đa. Quá trình này giải quyết các vấn đề : thay đổi quyền sở hữu tài sản, di chuyển hàng hoá qua các khâu vận chuyển, dự trữ, bảo quản, đóng gói, bốc dỡ, cung cấp thông tin thị trường cho nhà sản xuất. Thứ năm: Là quá trình quản lý hàng hoá ở các doanh nghiệp và xúc tiến mua bán hàng hoá. Đối với các doanh nghiệp thương mại, đây là nội dung công tác quan trọng kết thúc quá trình kinh doanh hàng hoá. d. Vai trò Thương mại là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mọi nền kinh tế trên thế giới nói chung cũng như nước ta nói riêng. Xác định rõ vai trò của thương mại cho phép tác động đúng hướng và tạo được nhữn điều kiện thuận lợi cho thương mại phát triển. Vai trò của thương mại một mặt được thể hiện trong quá trình thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nó, mặt khác nó còn được thể hiện ở các khía cạnh sau: Thứ nhất: Thương mại là điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển. Thông qua hoạt động thương mại trên thị trường, các chủ thể kinh doanh mua bán được các hàng hoá, dịch vụ; điều đó đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành bình thường, lưu thông hàng hoá, dịch vụ thông suốt. Do đó, không có hoạt động thương mại phát triển thì sản xuất hàng hoá không phát triển được. Thứ hai: Thông qua việc mua bán hàng hoá dịch vụ trên thị trường, thương mại có vai trò quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức hưởng thụ của các cá nhân và doanh nghiệp, góp phần thúc đầy sản xuất và mở rộng phân công lao động xã hội, thực hiện cách mạng khoa học công nghệ trong các ngành của nền kinh tế quốc dân. Thứ ba: Trong xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế diễn ra mạnh mẽ, thị trường trong nước có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường ngoài nước thông qua hoạt động ngoại thương. Sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương sẽ đảm bảo mở rộng thị trường các yếu tố đầu vào, đầu ra của thị trường trong nước và đảm bảo sự cân bằng giữa hai thị trường đó. Vì vậy, thương mại có vai trò là cầu nối gắn kết kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mở cửa. Thứ tư: Khi nói đến thương mại là nói đến sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường trong mau bán hàng hoá, dịch vụ. Quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh là quan hệ bình đẳng, thuận mua vừa bán, nói cách khác là các quan hệ đó được tiền tệ hoá. Vì vậy, trong hoạt động thương mại đòi hỏi các doanh nghiệp tính năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy cải tiến, phát huy sáng kiến để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ trên thị trường. Điều đó góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Với ý nghĩa quan trọng như vậy của thương mại, để phát triển thương mại nước ta cần chú trọng và đẩy mạnh phát triển cả ngoại thương và nội thương, đảm bảo hàng hoá lưu thông thông suót, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động thương mại để mở rộng thị trường trong nước và hội nhập có hiệu quả. Chương II : Phương pháp giải quyết các vấn đề thương mại của kinh tế thị trường Kinh tế thị trường giải quyết câu hỏi : 1. Kinh doanh cái gì ? Đây là câu hỏi khó khăn với nhiều nhà kinh doanh, nhất là đối với những người mới bước vào sự nghiệp kinh doanh. Theo quan điểm Marketing hiện đại thì mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận, mà muốn có lợi nhuận thì mình phải cung cấp một thứ hàng hoá gì đó cho thị trường, được thị trường chấp nhận, người tiêu dùng sẽ thanh toán cho chúng ta, chúng ta có thu nhập và lợi nhuận. Trong thời kinh tế thị trường ngày nay thì thị trường là trọng tâm của quá trình sản xuất kinh doanh, cho nên khi lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, chúng ta không thể nhắm mắt làm liều hoặc cung cấp những bất cứ thứ gì mà ta có sẵn cho thị trường mà phải nghiên cứu thị trường và tìm xem thị trường cần gì và ta đáp ứng nhu cầu đó. Đây là nguyên tắc quan trọng hiện nay của các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là phải thấu hiểu thị trường, bám chắc thị trường, nhạy cảm với những thay đổi của thị trường, như thế mới tồn tại được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Ngoài ra, sau khi xác định được những ngành nghề mà doanh nghiệp có thể kinh doanh, thì xem xét tới những chỉ tiêu khác nữa đó là thu nhập, chi phí, lỗ, lãi....chúng ta chỉ làm khi thật sự tìm thấy lợi ích trong hoạt động đó theo quy luật :lợi ích chi phối hành động; không thể làm không công, phải tính tới lợi ích kinh tế. Kinh tế thị trường chỉ ra cho các doanh nghiệp phải đánh giá các phương án hành động, các phương án kinh doanh và đưa ra quyết định mà từ đó tối đa doanh thu, tối thiểu hoá chi phí nhờ đó thu được lợi nhuận tối đa. 2. Kinh doanh bằng cách nào * Nguồn hàng Nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu nhất của doanh nghiệp thương mại là bảo đảm cung ứng cho sản xuất và tiêu dùng những hàng hoá cần thiết đủ về số lượng, tốt nhất về chất lượng, kịp thời gian yêu cầu, thuận lợi cho khách hàng và thường xuyên liên tục, ổn định ở các nơi cung ứng. Để thực hiện được nhiệm vụ này doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác tạo nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại. Nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại là toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hoá thích hợp với nhu cầu của khách hàng đã và có khả năng mua được trong kỳ kế hoạch. Nguồn hàng quyết định khối lượng hàng bán ra và tốc độ hàng bán ra, cũng như tính ổn định và kịp thời của việc cung ứng hàng hoá dịch vụ. Nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại đòi hỏi phải nhanh, nhạy, phải có tầm nhìn xa, quan sát rộng và thấy được xu hướng phát triển nhu cầu của khách hàng. Điểm bắt đầu của của công tác tạo nguồn hàng là việc nghiên cứu và xác đinh nhu cầu của khách hàng về khối lượng, cơ cấu mặt hàng, quy cách, cỡ loại, màu sắc, thời gian, địa điểm mà khách hàng có nhu cầu, phải nắm bắt được khách hàng cần hàng để làm gì và đồng thời phải chủ động nghiên cứu và tìm hiểu khả năng của các đơn vị sản xuất trong nước, thị trường nước ngoài để tìm nguồn hàng, để đặt hàng, để ký kết hợp đồng mua hàng; doanh nghiệp thương mại cũng cần phải có các biện pháp cần thiết để tạo điều kiện và tổ chức tốt việc đặt hàng, mua hàng, vận chuyển, giao nhận, phân phối hàng về các điểm cung ứng phì hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng. Phân theo khối lượng hàng hoá mua được thì nguồn hàng phần thành; nguồn hàng chính, nguồn hàng phụ, mới và nguồn hàng trôi nổi.hoặc cũng có thể phân thành nguồn hàng trong nước, nguồn hàng nhập khẩu và nguồn hàng tồn kho. Nên tìm nhiều nguồn hàng khác nhau để phân tán rủi ro, việc quyết định nguồn hàng nào là chủ yếu thì phụ thuộc mục đích cũng như đặc thù của từng doanh nghiệp mà xem xét cho phù hợp. Nguồn hàng có những tác dụng to lớn: Thứ nhất: nguồn hàng là một điều kiện quan trọng của hoạt động kinh doanh, nếu không có nguồn hàng thì doanh nghiệp thương mại không thể tiến hành kinh doanh được. Thứ hai: tạo nguồn và mua hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại tiến hành thuận lợi, kịp thời, đẩy mạnh được tốc độ lưu chuyển hàng hoá rút ngắn thời gian lưu thông. Thứ ba: Tạo nguồn và mua hàng tốt còn có tác dụng lớn giúp cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp thương mại thuận lợi. Thu hồi vốn nhanh, có tiền bù đắp các khoản chi phí kinh doanh, có lợi nhuận để mở rộng và phát triển kinh doanh, tăng them thu nhập cho người lao động và đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Những biện pháp thực tế để xác định nguồn hàng: - Nghiên cứu nhu cầu mặt hàng của khách hàng - Nghiên cứu thị trường nguồn hàng - Lựa chọn bạn hàng, thiết lập mối quan hệ truyền thống, trực tiếp, lâu dài với các bạn hàng tin cậy. - Thiết lập mối quan hệ kinh tế thương mại bằng hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá - Kiểm tra hàng hoá và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá. * Công nghệ kinh doanh Nền kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá. Ngoài quan hệ sản xuất mới tiên tiến hơn, còn có kỹ thuật công nghệ sản xuất kinh doanh mới, tiên tiến hơn. Công nghệ kinh doanh là tổng hợp việc áp dụng những yếu tố công nghệ, trình độ, kinh nghiệm quản lý, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh nhằm tăng năng suất chất lượng, hiệu quả kinh doanh. Công nghệ trong nền kinh tế thị trường chính là một yếu tố cạnh tranh trực tiếp, công nghệ quyết định năng suất, chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng tính cạnh tranh so với hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh. Đổi mới công nghệ sản xuất là một yêu cầu cấp bách trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, tài sản máy móc kỹ thuật có thời gian khấu hao rất ngắn, hao mòn hữu hình diễn ra quá nhanh. Kinh tế thị trường yêu cầu đưa các ứng dụng khoa học phục vụ hoạt động thương mại, từ lưu chuyển hàng hoá tới hoạt động thông tin liên lạc, thậm chí cả tiến bộ trong lĩnh vực khoa học quản lý vào quản lý hoạt động kinh doanh. 3. Bán cho ai? Trong nền kinh tế toàn cầu quá rộng lớn, lượng người tiêu thụ rất lớn, rất nhiều người muốn tiêu dùng hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp nhưng không phải thế mà có thể bán cho tất cả những người đó. Đa số họ là những người có nhu cầu nhưng không có khả năng thanh toán hoặc không muốn thanh toán. Phải nghiên cứu thị trường và tìm ra những nhóm khách hàng có khả năng thanh toán, có tiền và chấp nhận thanh toán. Chương III : Thực trạng kinh tế thị trường & thương mại ở Việt Nam & thế giới A, Kinh tế Việt Nam 1. Đặc trưng của thương mại trong nền kinh tế thị trường nước ta Nền kinh tế nước ta có đặc trưng là nền kinh tế hỗn hợp vừa có cơ chế tự điều chỉnh của thị trường và vừa có cơ chế quản lý, điều tiết của Nhà nước. Trong điều kiện như vậy, thương mại nước ta có những đặc trưng sau: - Thương mại hàng hoá dịch vụ phát triển dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần ( thương mại nhiều thành phần). Cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều thành phần đó là do còn nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Đại hội Đảng IX đã khẳng định tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghiax, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và công dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tập trung sửa đổi, bổ xung cơ chế, chính sách, pháp luật, đổi mới công tác chỉ đạo thực hiện để đảm bảo các thành phẩn kinh tế đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác cạnh tranh lành mạnh.. đó là kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nền kinh tế nhiều thành phần trong sự vận động của cơ chế thị trường ở nước ta là nguồn lực tổng hợp to lớn để phát triển nền kinh tế đưa thương mại phát triển. - Thương mại phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước. Sự vận động của nền kinh tế, thương mại theo cơ chế thị trường không thể nào giải quyết hết được những vấn đề do chính cơ chế đó và bản thân hoạt động thương mại dịch vụ đặt ra. Đó là các vấn đề về quan hệ lợi ích, thương mại với môi trường, nhu cầu kinh doanh với các nhu cầu xã hội, buôn lậu, gian lận thương mại...Những vấn đề đó trực tiếp hay gián tiếp đều có tác động ngược trở lại và có ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại dịch vụ. Vì vậy sự tác động của Nhà nước vào các hoạt động thương mại trong nước và với nước ngoài là một tất yếu của sự phát triển. Sự quản lý của Nhà nước đối với thương mại ở nước ta được thưc hiện bằng luật pháp và các chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại. Nhà nước sử dụng những công cụ đó để quản lý các hoạt động thương mại làm cho thương mại phát triển trong trật tự kỷ cương, kinh doanh theo quy tắc của thị trường. - Thương mại tự do hay tự do lưu thông hàng hoá dịch vụ theo quy luật kinh tế thị trường và theo pháp luật. Sản xuất hàng hoá trước hết là sản xuất những giá trị sử dụng những những giá trị sử dụng này phải trao đổi mới trở thành hàng hoá được. Bởi vậy, thương mại làm cho sản xuất phù hợp với những biến đổi không ngừng của thị trường trong nước và thế giới, với tiến bộ kỹ thuật thay đổi nhanh chóng, thông suốt là điều kiện nhất thiết phải có để phát triển thương mại và kinh tế hàng hoá. Sản xuất bị gò bó, hạn chế thì rút cuộc sản xuất cũng bị kìm hãm. - Thương mại theo giá cả thị trường. Giá cả thị trường được hình thành trên cơ sở giá trị thị trường, nó là giá trị trung bình và là giá trị các biệt của những hàng hoá chiếm phần lớn trên thị trường. Mua bán theo giá cả thị trường tạo cơ ra động lực để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo cơ hội để các doanh ngiệp vươn lên làm giàu. - Tất cả các mối quan hệ kinh tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ đều được tiền tệ hoá và được thiết lập một cách hợp lý theo quy định hướng của Nhà nước, tuân theo các quy luật của lưu thông hàng hoá của kinh tế thị trường. 2, Tình hình thương mại dịch vụ trong nước những năm gần đây * Tình hình thương mại dịch vụ những năm gần đây Thương mại dịch vụ nước ta những năm gần đây đã có những bước phát triển vượt bậc, điều này thể hiện qua sự gia tăng không ngừng của quy mô thị trương, khối lượng hàng hoá mua bán, chủng loại hàng hoá và thị trường đang được mỏ rộng. Điều này thể hiện qua các bảng thống kê sau: Bảng 2: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế Bảng 5: Tổng mức bán lẻ toàn xã hội giai đoạn 1995-2005 * Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng 8 tháng 2008 Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2008 ước đạt 81,7 nghìn tỷ đồng, nâng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng lên 609,2 nghìn tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2007. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng đầu năm 2008 chỉ tăng 6,4%. Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thì kinh doanh thương nghiệp đạt 501,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 83,2%, khách sạn nhà hàng đạt 69,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4%, du lịch đạt 8 nghìn tỷ đồng chiếm 1,3%, dịch vụ đạt 30,2 nghìn tỷ đồng chiếm 5%. Vận chuyển hàng hoá 8 tháng đầu năm ước tính đạt 391 triệu tấn đạt 113,9 tỷ tấn.km, tăng 11,9% về số tấn và tăng 39,9% về số tấn.km so với cùng kỳ năm 2007. Vận tải hàng hoá của các ngành vận tải đều tăng cả về khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển so với cùng kỳ năm trước, trong đó vận tải đường bộ đạt 275,9 triệu tấn và 14,3 tỷ tấn.km, tăng 12,5% về khối lượng vận chuyển và tăng 18,7% về khối lượng luân chuyển, vận tải đường biển đạt 36,2 triệu tấn và 92,9 tỷ tấn.km, tăng 28% và tăng 47%; đường song đạt 72,8 triệu tấn và 3,5 tỷ tấn.km, tăng 3,8% và tăng 4,1%; đường sắt tăng 2,4% và tăng 14,5%. www.neu.edu.vn * Lĩnh vực hoạt động, quy mô, mặt hàng Bảng: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khu vực dịch vụ giai đoạn 2001-2005 Đơn vị: Triệu USD. % Nội dung 2001 2002 2002 2004 2005 2001-2005 KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng Tổng số 3.317 12,5 3.741 12,8 4.227 13,0 4.887 15,6 5.650 10,5 21.824 15,7 Tỷ trọng XK/GDP 9,5 10,0 10,5 11,3 12,0 10,8 Thương mại dịch vụ nước ngày càng phát triển vói quy mô rộng lớn, điều này thể hiện qua các chỉ tiêu như là lĩnh vực hoạt động, không chỉ hoạt động trên lĩnh vực phân phối hàng hoá thông thường qua hệ thống cửa hàng bán lẻ, cửa hàng bách hoá, hệ thống chợ, mà còn có thêm các loại hình phân phối hiện đại như: trung tâm thương mại và hệ thống siêu thị. Ngày càng có thêm lực lượng lao động tham gia vào ngành dịch vụ, thương mại: 5/11 triệu lao động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Sức tăng trưởng mạnh mẽ giúp quy mô ngành trở nên to lớn doanh thu lớn, đóng góp 25% vào tổng thu ngân sách Nhà nước. * Cạnh tranh: - Cạnh tranh nội địa : Lấy ví dụ ngành ngân hàng tài chính, thông tin liên lạc bưu chính viễn thông, lĩnh vực thuê bao di động, cung cấp mạng Internet. Hoạt động của ngành bưu chính viễn thông những năm gần đây có mức tăng trưởng cao và ổn định, được các tổ chức viễn thông thế giới đánh giá là một điểm sáng. Số thuê bao điện thoại tháng 8/2008 ước tính đạt gần 2,3 triệu thuê bao, đưa số thuê bao cả 8 tháng 2008 lên 15,3 triệu tăng 14,9% so với 8 tháng 2007. Tính đến hết tháng 8/2008 đạt 67,1 thuê bao điện thoại. Số thuê bao internet tính phát triển mới 8 tháng 2008 ước tính đạt 952,8 nghìn nâng tổng số thuê bao internet đến cuối tháng 8/2008 đạt 6,2 triệu, đưa số người sử dụng lên tới 20,7 triệu, tăng 20,5% so với cùng kỳ 2007. Trong ngành bưu chính viễn thông là ngành có bước tăng trưởng vượt bậc, cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng vô cùng khắc nghiệt trên lĩnh vực điện thoại cố định, thuê bao di động, cung cấp dịch vụ internet. Cuộc cạnh tranh diễn ra trên cả việc tìm kiếm thuê bao mới của các nhà cung cấp : Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel, VNPT với mạng Vinaphone, Mobiphone, mà còn cả trên việc tạo chất lượng dịch vụ, giá cả phải chăng, dịch vụ mới: Viettel cung cấp dịch vụ G-phone, VNPT cung cấp Homephone điện thoai cố định không dây phát triển trên nền cơ sở đường truyền thông tin di động,... - Cạnh tranh trên trường quốc tế Xuất khẩu gạo Việt Nam hiện đứng hàng thứ hai thế giới, sau Thái Lan, sang nhiều thị trường thế giới, gạo Việt Nam được nhiều đối tác trên thế giới ưa chuộng mặt hàng này có vị thế cạnh tranh tương đối cao. Cao su: Nước ta là nước có lượng cao su xuất khẩu tương đối lớn trên thế giới, nếu tính riêng cao su robusta thì chiếm hàng đầu thế giới. Hồ tiêu: sản lượng chiếm hơn 60% sản lượng thế giới, có vai trò chi phối giá bán. Hiện nay Việt Nam được bầu làm chủ hiệp hội các nước xuất khẩu hồ tiêu. Thủy sản: hiện thủy sản nước ta chiếm lĩnh thị trường nhiều nước, khu vực trên thế giới: Mỹ , Nhật Bản, EU, Nga,... với các sản phẩm như cá tra, cá basa, tôm,.... 3, Hội nhập kinh tế quốc tế - Cơ hội & thách thức đối với thương mại dịch vụ Việt Nam Ngay từ thời kỳ trước đổi mới Việt Nam đã chú trọng tới ngoại thương nhưng do điều kiện thời kỳ đó nên thương mại chủ yếu với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Thương mại lúc đó tương đối đơn điệu nghèo nàn, chủ yếu là quan hệ tương hỗ trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, quan hệ không cân xứng nguồn chủ yếu là viện trợ. Nước ta chủ yếu xuất yếu mặt hàng sản phẩm nông nghiệp, lương thực, thực phẩm, nhập máy móc sản xuất nông nghiệp và phục vụ công nghiệp hoá nông thôn, hàng tiêu dùng, nguyên nhiên vật liệu,... Sau đổi mới nước ta có chủ trương hội nhập, với chủ trương “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” trên nguyên tắc bình đẳng, hợp tác cùng có lợi, không tham dự vào công việc nội bộ của nhau. AFFTA, ASEAN, diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương,.. Cuối năm 2006, đầu năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, từ đây nước ta chính thức bước vào sân chơi kinh tế toàn cầu với tư thế hoàn toàn bình đẳng với các quốc gia khác trên thế giới. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Từ đây cũng tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nước ta: * Cơ hội - Nền kinh tế nước ta có tận dụng được những thuận lợi, do công cuộc hội nhập đem lại - Việt Nam có cơ hội nâng cao mức sống của người dân thông qua thực hiện giao lưu kinh tế thế giới - Có cơ hội tiếp cận nguồn vốn từ nước ngoài có chất lượng cao - Chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất, kinh nghiệm quản lý của các nền kinh tế phát triển trên thế giới. - Được hưởng các quy chế bình đẳng trên trường quốc tế, hàng hoá Việt Nam có cơ hội thama nhập sâu vào thị trường nhiều nước, vùng lãnh thổ. * Thách thức - Sức cạnh tranh trên thị trương quốc tế quá khốc liệt trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chưa được chuẩn bị sẵn, cũng như chưa có kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế - Thị trường nội địa mở cửa,các tập đoàn xuyên quốc gia với số vốn khổng lồ có thế bóp nghẹt hệ thống phân phối nhỏ bé của nước ta. - Các Cty nước ngoài có tiềm lực sẽ chi phối nền kinh tế nước ta làm ảnh hưởng tới những chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô. B, Kinh tế thị trường thế giới Tình hình ngoại thương của một số nước và khu vực kinh tế trên thế giới được miêu tả tóm tắt qua bảng số liệu sau: Bảng 3: Xuất nhập khẩu trên thế giới Những kinh nghiệm của một số doanh nghiệp thành công trên thế giới Wal-Mart là chuỗi bán lẻ lớn nhất thế giới xây dựng một hệ thống điều hành chuỗi cung và kho hàng khiến diện mạo công ty thay đổi hoàn toàn. Pete Abell giám đốc nghiên cứu bán lẻ của Cty tư vấn công nghệ cao AMR tại Boston nói “ Chúng tôi cho rằng Wal-Mart alf chuỗi cung vĩ đại nhất của mọi thời đại”. Wal-Mart có thể tạo lợi thế cạnh tranh là mua hàng với số lượng lớn trực tiếp từ nhà sản xuấ, song các nhà sản xuất khó có thể vận chuyển hàng đến các cửa hàng của hãng nằm rải rác khắp nơi. Họ thành lập một trung tâm phân phối để tập trung hàng hoá mà tất cả các nhà sản xuất cùng vận chuyển đến. Từ trung tâm này các xe tải của hãng vận chuyển tới các cửa hàng của công ty. Để duy trì trung tâm này Cty mất thêm 3% chi phí, nhưng do mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất nên họ tiết kiệm được 5%, rút cuộc thì họ tiết kiệm được 2% chi phí. Chẳng hạn, sau khi các nhà sản xuất chở hàng tới trung tâm phân phối, Cty phải chuyển hàng tới từng cửa hàng phân phối, vì vậy Wal-Mart cần có mạng lưới vận chuyển trên toàn nước Mỹ, họ nhanh chóng nhận ra rằng bằng cách liên lạc băng vô tuyến với các lái xe, họ có thể nhận hàng khi trở về tại một cửa hàng khác gần nơi giao hàng. Như vậy tránh được việc chạy trở về không tải. Như thế cũng góp phần giảm chi phí rất nhiều. Chương IV : Giải pháp nhằm đẩy mạnh mức hưởng thụ của người tiêu dùng Những lập luận trên đã chứng minh luận điểm là: việc phát triển thương mại dịch vụ đồng nghĩa với việc nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng. Cho nên để tìm những biện pháp nhằm nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng ta phải đi tìm những biện pháp nhằm phát triển thương mại dịch vụ. Sau đây là những biện pháp cơ bản để phát triển thương mại dịch vụ: - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách pháp luật nhằm quản lý có hiệu quả nền kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện hoạt động và hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. - Đơn giản hoá thủ tục hành chính có liên quan đến kinh doanh, thủ tục đất đai, xây dựng, hải quan, cấp giấp phép xuất nhập khẩu,... Thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng kinh doanh thương mạ. Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, dễ dự đoán. - Tiếp tục phát triển thêm hàng hoá, dịch vụ mới. - Tổ chức nghiên cứu, phân đoạn thị trường, xác định thị trường mục tiêu nhằm tập trung nguồn lực, sức mạnh, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư. - Tổ chức nghiên cứu, thiết kế, cung cấp những sản phẩm phù hợp với từng đoạn thị trường, đặc biết chú ý tới thị trường mục tiêu. - Tăng cường quản lý hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc nhằm giảm chi phí lưu thông. - Phát triển kênh phân ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25033.doc
Tài liệu liên quan