Đề tài Phương pháp giảng dạy loại bài thực hành trong giảng dạy phần Động vật học 7

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG

TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1

A/.MỞ ĐẦU 2

I. Lí do chọn đề tài 2

II. Đối tượng nghiên cứu 3

III. Phạm vi nghiên cứu 3

IV. Phương pháp nghiên cứu 3

B/.NỘI DUNG 4

I. Cơ sở lí luận 4

1. Các văn bản chỉ đạo của cấp trên 4

2. Các quan niệm khác về giáo dục 4

II. Cơ sở thực tiễn 5

1.Thực tiễn vấn đề nghiên cứu 5

2. Phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng 6

III.Nội dung vấn đề 9

1. Vấn đề đặt ra 10

2. Giải pháp nghiên cứu vấn đề 10

2.1. Tình hình học sinh 10

2.2. Tình hình giáo viên 10

2.3. Thực trạng trường lớp, đồ dùng dạy học 10

2.4. Nhận thức học tập của học sinh 10

2.5. Sự quan tâm của phụ huynh học sinh 10

3. Quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm 10

IV. Kết quả vấn đề nghiên cứu 19

C/.KẾT LUẬN 20

1/. Bài học kinh nghiệm 20

2/. Hướng phổ biến, áp dụng đề tài 20

D/TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

E/.MỤC LỤC 22

F/.PHIẾU ĐIỂM 23

G/.Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 24

 

 

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15136 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp giảng dạy loại bài thực hành trong giảng dạy phần Động vật học 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c khám phá có hướng dẫn, có tác dụng rèn luyện tập dượt cho học sinh làm quen dần với phương pháp nghiên cứu của khoa học thực nghiệm, đồng thời trau dồi cho các em cả phương pháp nhận thức tích cực, chuẩn bị cho các em thực sự trở thành những con người làm chủ xã hội, người lao động “có văn hóa”. Sau này, dễ có khả năng thích ứng cao trong hoàn cảnh khoa học kỹ thuật tiến bộ phát triển với nhịp độ cao và thường xuyên đổi mới. Phương pháp thực hành cũng giúp các em tích cực chiếm lĩnh kiến thức mà không phải do thầy cô truyền đạt, không phải tiếp thu một cách thụ động. Ngoài ra, còn giáo dục các em có tính kiên trì, bền bỉ, trung thực… trong học tập. 2.2 Tác dụng của dạy học: - Quá trình dạy học bao gồm hoạt động của giáo viên là dạy và hoạt động của học sinh là học. - Học là lao động có tổ chức của học sinh được thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên với mục đích tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển khả năng nhận thức, rèn luyện niềm tin và hình thành nhân cách. - Hoạt động của giáo viên và học sinh gắn bó khắng khít với nhau: Thiếu sự tích cực của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thì không hình dung được vai trò hướng dẫn của giáo viên, thiếu sự hướng dẫn cần thiết của giáo viên thì không tổ chức được hoạt động học tập có mục đích của học sinh. 2.3 Vì sao học phải đi đôi với hành: - Con người luôn vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng vào sản xuất hoạt động sống để tạo ra vật chất, phát triển kinh tế - văn hóa, đem lại lợi ích to lớn cho đất nước. nếu chỉ học mà không vận dụng kiến thức đã học vào hoạt động sống thì kiến thức trở nên vô ích, chỉ là lý thuyết suông. Nếu như làm việc gì mà không nắm được quy trình để tiến hành thực hành thì khi thực hiện thao tác thực hành rất vất vả, đôi khi không đem lại kết quả. Trong động vật học, kiến thức rất đa dạng, phong phú, nếu học sinh không thực hành sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp thu tri thức, tính sáng tạo của học sinh. Đặc biệt là trong giảng dạy theo phương pháp mới, học sinh giữ vai trò chủ động trong tiếp thu tri thức, còn giáo viên giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý giúp học sinh tìm tri thức. Việc thực hành vừa phù hợp với phương pháp mới, vừa phù hợp với đặc thù bộ môn, giúp học sinh: + Có được kỹ năng, kỹ xảo: quan sát, mổ, nhận xét, vẽ hình: khi mổ nhiều động vật học sinh có được thao tác mổ nhanh, đẹp, chính xác, sử dụng đồ mổ một cách thành thạo, qua mẫu mổ học sinh quan sát được các cơ quan, hệ cơ quan, thông qua sự khác biệt về cấu tạo, học sinh thấy được sự tiến hóa, nguồn gốc của động vật giúp các em có kỹ năng phân tích tổng hợp… + Khắc sâu kiến thức đã học: khi tự tay mình tiến hành thực hành thì bản thân các em sẽ dễ hiểu và nhớ kiến thức lâu hơn. + Có được hứng thú học tập động vật học, thích tìm hiểu.Trong quá trình thực hành chính mắt các em thấy được những điều mới lạ về giới động vật, làm “trỗi dậy” tính tò mò, tìm hiểu, khám phá về động vật để chủ động tiếp thu tri thức và trở thành nhà nghiên cứu nên có được sự hứng thú học tập. + Có năng lực tư duy, trí thông minh, sáng tạo: khi làm thực hành học sinh tự mình quan sát, ghi chép, phán đoán kết quả và tự mình rút ra kết luận buộc các em phải tư duy, suy nghĩ, từ đó phát triển thông minh, óc sáng tạo. - Chính vì vậy, giáo viên phải tổ chức cho học sinh thực hành để các em tự mình khám phá, tìm hiểu về giới động vật nhằm phát triển kỹ năng, kỹ xảo và tạo ra những con người năng động, sáng tạo. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực tiễn vấn đề nghiên cứu 1.1. Tình hình học sinh - Đa số học sinh rất thích tiến hành thực hành, khi tự tay mình tiến hành mổ động vật các em có được kỹ năng: mổ chính xác, thực hiện thao tác nhanh, trình bày mẫu mổ đẹp – khoa học, có niềm tin khoa học, nêu được cấu tạo cơ thể động vật vững chắc. - Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh có tính rụt rè, nhút nhát không chịu tham gia tiến hành thực hành mà chỉ quan sát nên tiếp thu tri thức của các em chưa được vững chắc, không có kỹ năng mổ, không biết cách trình bày mẫu mổ, thực hiện thao tác mổ còn lúng túng khi giáo viên yêu cầu mổ dẫn đến: mổ chưa đạt, thao tác chậm, xác định các hệ cơ quan trên mẫu chưa chính xác, vẽ hình và ghi chú thích hình vẽ chưa rõ ràng… 1.2. Tình hình giáo viên - Nắm vững phương pháp giảng dạy loại bài thực hành. - Có kỹ năng kỹ xảo mổ động vật. - Dự giờ đồng nghiệp về phương pháp giảng dạy loại bài thực hành còn hạn chế nên chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như chưa nắm bắt được nhiều phương pháp giảng dạy của đồng nghiệp về loại bài thực hành. 1.3. Thực trạng trường lớp, đồ dùng dạy học - Ban giám hiệu phân công đúng chuyên môn, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Những dụng cụ phục vụ tiết thực hành như: khay mổ, đồ mổ, kính lúp,…rất nhiều đủ để cho học sinh tiến hành thực hành. - Tuy nhiên, do trường chưa có phòng thực hành nên việc dạy thực hành còn gặp nhiều khó khăn, tiết thực hành phải thực hiện trên lớp đôi khi ảnh hưởng đến những lớp bên cạnh, việc di chuyển dụng cụ thực hành cũng mất nhiều thời gian. 1.4. Hoàn cảnh gia đình và sự quan tâm của phụ huynh học sinh - Phụ huynh chưa tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ học sinh đúng mực. - Phong trào tự học chưa cao. á Những khó khăn trên đã ảnh hưởng đến chất lượng, làm hạn chế khả năng tiếp thu tri thức của học sinh do đó muốn nâng cao chất lượng bộ môn giáo viên cần phải tìm giải pháp mới để đưa chất lượng lên cao hơn, tạo được sự hứng thú ở học sinh. 2. Phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng 2.1. Các loại thực hành động vật học - Phần lớn các tiết thực hành động vật được tiến hành với các bài tập và quan sát thí nghiệm. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào nội dung và tính chất có thể chia làm 2 loại: á Thực hành khảo sát: ( thí nghiệm học tập của học sinh ). - Đây là những thí nghiệm học sinh không biết trước kết quả của thí nghiệm, học sinh tự làm hoặc có sự giúp đỡ của giáo viên ở mức độ nhất định. Sau đó học sinh tự mình rút ra kết luận của vấn đề nghiên cứu. Ví dụ: Nghiên cứu tác dụng của các loại vây cá chép, quan sát mẫu mổ chim bồ câu để làm căn cứ tìm tri thức mới. á Thực hành củng cố minh họa: - Sau khi học xong về lý thuyết, học sinh tiến hành thực hành để kiểm tra lý thuyết, đào sâu và khắc sâu kiến thức. Ví dụ: Mổ giun đất, dựa vào kiến thức đã học quan sát cấu tạo trong xác định tên, vị trí của các hệ cơ quan trên mẫu mổ. 2.2. Các hình thức tổ chức thực hành - Tùy tình hình dụng cụ thí nghiệm, nội dung và yêu cầu cụ thể của từng loại thực hành mà ta có thể tổ chức thực hành với 2 hình thức: á Thực hành đồng loạt: - Chia lớp thành từng nhóm, các nhóm cùng hoàn thành một nội dung thực hành với những dụng cụ và thời gian như nhau. Sau khi hoàn thành nội dung thực hành, các nhóm báo cáo kết quả từ đó rút ra kiến thức. - Hình thức tổ chức theo nhóm và tiến hành đồng loạt có những ưu điểm và khuyết điểm sau: + Ưu điểm: — Giúp học sinh đỡ lúng túng. — Giáo viên dễ chỉ đạo, dễ kiểm tra kết quả, thuận lợi trong việc uốn nắn những sai sót chung của cả lớp. — Các nhóm tranh luận lẫn nhau, bổ sung cho nhau, vì vậy kết quả chính xác hơn. + Nhược điểm: — Không phát huy hết khả năng tự học của học sinh. — Có những học sinh chỉ ngồi cho “có mặt”, nhất là những em lười biếng, thụ động. á Thực hành riêng rẻ: - Lớp chia thành các nhóm, các nhóm này làm những nội dung thực hành khác nhau trong cùng khoảng thời gian. Sau đó, các nhóm lần lượt quay vòng nối tiếp nhau để hoàn thành toàn bộ nội dung trong thực hành. Các nhóm báo cáo kết quả thực hành, rút ra kiến thức. - Loại bài này có ưu và khuyết điểm sau: + Ưu điểm: Giải quyết được tình hình khó khăn khi thiếu dụng cụ thực hành, ít mẫu vật. + Khuyết điểm: Giáo viên gặp khó khăn khi chỉ đạo. 2.3. Những điều cần lưu ý khi tổ chức thực hành - Trong thực hành cả 2 hình thức tổ chức đồng loạt hay riêng lẻ điều có thể tiến hành ở lớp, ở phòng thực hành hay ở nhà. - Cần chú ý đặc điểm hoạt động theo mùa và thời tiết của động vật để có kế hoạch chuẩn bị chủ động các mẫu vật cho tiết thực hành trong cả năm. - Tổ chức thực hành theo nhóm nhỏ, phân chia nhóm nhỏ hợp lý, không quá nhiều để mọi học sinh đều được tự tay làm các bước thực hành. - Giáo viên có kế hoạch theo dõi, kiểm tra, đánh giá chính xác kịp thời công việc của học sinh, sự quan tâm giúp đỡ của giáo viên không có nghĩa là làm mất đi tính tự lực, sáng tạo của học sinh, nhiều khi không phải là sự uốn nắn sai sót mà chỉ một câu xác nhận cách tiến hành của học sinh là đúng cũng là sự khen ngợi, có tác dụng kích thích học sinh cố gắng tốt hơn nữa.Việc đánh giá cuối buổi để tuyên dương những học sinh làm tốt, giữ trật tự hoặc phê bình học sinh có khuyết điểm cũng có ý nghĩa giáo dục và giáo dưỡng rất to lớn. - Dự tính thời gian từng phần của buổi thực hành một cách hợp lý. Đây là khâu quan trọng để đảm bảo thành công của bài thực hành. Đối với bài lý thuyết nhìn chung giáo viên dễ làm chủ thời gian ở mỗi phần, song đối với bài thực hành thì không đơn giản, giáo viên phải tự mình làm trước các buổi thực hành để lường tất cả những thuận lợi và khó khăn. Sau đó, tổ chức cho cán sự của nhóm làm trước để “đo thời gian” cho từng phần, giáo viên phải dành thời gian cho việc giới thiệu mục đích yêu cầu, hướng dẫn phương pháp, dự kiến thời gian quan sát (thí nghiệm thực hành) mẫu mổ và dành thời gian 5 phút cho việc thu dọn dụng cụ, vệ sinh phòng. - Vẽ hình: là yêu cầu phổ biến đối với hầu hết bài thực hành động vật, song đa số học sinh chưa biết cách vẽ theo tiêu chuẩn của bản vẽ khoa học. Vì vậy giáo viên cần lưu ý: + Vẽ hình phải trung thực: chỉ vẽ những gì các em thấy khi quan sát trên vật thật. + Hình vẽ phải đúng tỉ lệ tương đối giữa các phần của con vật hoặc bộ phận của một hệ cơ quan. + Nên vẽ bằng bút chì đen. + Hình vẽ không quá bé, các đường chú thích phải song song nhau và mũi tên đánh dấu quay vào các cơ quan để đảm bảo tính chính xác, nếu hình vẽ có nhiều chú thích có thể dùng kí hiệu 1, 2, 3,…và ghi chú thích theo các số đo dưới hình vẽ ngay ngắn thẳng hàng để hình vẽ sáng và đẹp. 2.4. Các khâu công việc cụ thể khi tổ chức dạy một bài thực hành: - Khâu chuẩn bị: + Giáo viên lập kế hoạch bài giảng. Trong đó xác định rõ: mục đích, yêu cầu, hình thức thực hành, cách tổ chức, dụng cụ, mẫu vật, nội dung và phương pháp. + Xác định rõ học sinh phải chuẩn bị những gì, nhận định rõ nội dung nào phải làm trước. - Khâu tiến hành thực hành: + Tổ chức thực hành: — Giáo viên chia nhóm( 6-8 em), kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. — Giáo viên giới thiệu dụng cụ được sử dụng trong giờ thực hành, nêu yêu cầu của tiết thực hành. + Tiến hành thực hành: — Giáo viên hướng dẫn cách tiến hành thực hành một cách cụ thể, rõ ràng, có tranh ảnh, mẫu vật kèm theo để minh họa. — Hướng dẫn học sinh viết thu hoạch: Giáo viên đặt ra hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh dựa vào đó viết thu hoạch. — Học sinh tiến hành thực hành: Học sinh thực hiện đúng theo sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên quan sát, theo dõi gíúp đỡ, động viên học sinh. — Học sinh báo cáo kết quả thực hành: đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung rút ra kết luận. Giáo viên tổng kết kết quả thực hành. + Khâu tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm: — Giáo viên phân tích kết quả thực hành của học sinh, giải đáp các thắc mắc do học sinh nêu ra. Nhận xét về kỹ năng thực hành của học sinh — Biểu dương các cá nhân, các nhóm làm tốt, tích cực. Phê bình, nhắc nhở cá nhân, nhóm có những sai sót về thái độ học tập, chuẩn bị dụng cụ học tập mẫu vật. — Thu bản thu hoạch để đánh giá cho điểm. — Rút kinh nghiệm cho buổi thực hành sau, thu dọn dụng cụ, làm vệ sinh phòng học. 2.5. Phương pháp vận dụng khi giảng dạy loại bài thực hành trong giảng dạy phần động vật học 7 - Chuẩn bị: + Giáo viên: chuẩn bị các dụng cụ, mẫu vật liên quan đến bài thực hành, tiến hành mổ trước, yêu cầu nhóm trưởng mổ trước để “đo thời gian” + Học sinh: chuẩn bị mẫu mổ, các kiến thức có liên quan đến bài thực hành, dụng cụ thực hành nếu có. - Phương pháp: + Bài thực hành củng cố: — Khi hướng dẫn cách tiến hành thực hành: Giáo viên sử dụng phương pháp giảng giải để thuyết trình về cách tiến hành, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học ở bài trước để hoàn thành bài thực hành. — Khi học sinh tiến hành thực hành: Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để mổ, quan sát, xác định các hệ cơ quan, hoàn thành phiếu học tập, vẽ hình. — Khi tổng kết: Giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày mẫu mổ, báo cáo kết quả thảo luận, nhận xét, bổ sung, rút ra kiến thức. Sau đó giáo viên tổng kết lại kiến thức cho học sinh nắm. — Khi củng cố bài: Giáo viên sử dụng phương pháp hỏi đáp để củng cố kiến thức cho học sinh đồng thời qua hỏi đáp giáo viên vừa khắc sâu kiến thức vừa kiểm tra khả năng tiếp thu tri thức của học sinh. + Bài thực hành khảo sát: — Khi hướng dẫn cách tiến hành thực hành: Giáo viên sử dụng phương pháp giảng giải để thuyết trình về cách tiến hành, hướng dẫn học sinh vận dụng thông tin trong SGK, hình vẽ, kiến thức liên quan ở các chương và các bài để hoàn thành bài thực hành bằng các câu hỏi định hướng. — Khi học sinh tiến hành thực hành: Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt thảo luận nhóm để: mổ, quan sát, xác định, nhận biết các bộ phận, cơ quan của mẫu mổ, hoàn thành phiếu học tập, vẽ hình. — Khi tổng kết: Giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm, nhóm khác nhận xét, bổ sung, rút ra kiến thức mới, giáo viên tổng kết lại cấu tạo của các hệ cơ quan. — Khi củng cố: Giáo viên đặt ra hệ thống câu hỏi để kiểm tra khả năng tiếp thu bài mới, khắc sâu kiến thức thực hành để học sinh vận dụng vào bài lý thuyết có hiệu quả, chính xác, từ đó chất lượng bộ môn được nâng lên. III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ 1. Vấn đề đặt ra: - Với nội dung chương trình SGK Sinh học 7( phần Động vật học 7) gồm rất nhiều bài thực hành. Các bài thực hành này giữ vai trò rất quan trọng trong dạy và học môn Sinh học 7. Tuy nhiên, việc giảng dạy các loại bài thực hành có đạt hiệu quả cao hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng là giáo viên phải vận dụng phương pháp nào, giải pháp nào để giúp học sinh học tốt. Trong quá trình công tác, bản thân tôi luôn cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu nhiều hướng khác nhau, vận dụng nhiều phương pháp và giải pháp khác nhau nhưng do phạm vi đề tài được giới hạn nên tôi chỉ trích dẫn ra đây một số kinh nghiệm mà bản thân tôi thấy có hiệu quả để chứng minh cho giả thuyết đã đưa ra. 2. Giải pháp nghiên cứu vấn đề: 2.1. Tình hình học sinh - Giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh để tất cả các em phải tham gia tiến hành thực hành để củng cố và tìm tri thức mới. - Rèn kỹ năng mổ cho học sinh để các em tiến hành mổ nhanh và đẹp. - Hướng dẫn cách ghi chú, cách trình bày mẫu mổ. - Quan sát cách tiến hành của từng nhóm để hướng dẫn cách quan sát, vẽ hình. - Các thao tác khó giáo viên phải đến tận các nhóm để giúp học sinh. 2.2. Tình hình giáo viên - Tích cực dự giờ đồng nghiệp, tham khảo tài liệu chuyên môn. - Cập nhật thông tin môn sinh, quan sát cách mổ động vật. - Tiến hành mổ động vật trước, phải xác định được những thao tác, những yêu cầu mà học sinh khó thực hiện được. - Cần phân phối thời gian phù hợp. 2.3. Thực trạng trường lớp, đồ dùng dạy học - Giáo viên tự trang bị đồ dùng dạy học - Sử dụng phòng học cho học sinh tiến hành thực hành, có sự linh động trong sử dụng đồ dùng dạy học. - Bảo quản đồ dùng dạy học, yêu cầu học sinh phải bảo quản tốt (giao nhiệm vụ cho các nhóm trưởng). 2.4. Nhận thức học tập của học sinh - Tạo sự hứng thú, say mê học tập cho học sinh, tạo được niềm tin khoa học cho học sinh khi các em tiến hành thực hành. - Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh. 2.5. Sự quan tâm của phụ huynh học sinh - Đề nghị phụ huynh quan tâm đến con mình - Giải thích rõ cho phụ huynh biết vai trò của môn học để phụ huynh thay đổi cách suy nghĩ. 3. Quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm - Để nâng cao chất lượng dạy học thì thầy và trò phải làm như thế nào? Đây là vấn đề quan trọng cần giải quyết. - Thật vậy, muốn dạy tốt để nâng cao chất lượng trong học tập của học sinh, giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ cho một tiết lên lớp, bên cạnh đó cần phải để cho học sinh thực hành để các em khắc sâu kiến thức và phát huy tính sáng tạo. Vì vậy tôi đưa ra một số nhiệm vụ sau: + Học sinh phải nắm được kiến thức cơ bản toàn diện có hệ thống về giới động vật ở các phương diện: hình dạng, cấu tạo, phân loại, nguồn gốc, sự đa dạng, ý nghĩa thực tiễn. + Biết được vị trí, vai trò của giới động vật đối với con người và tự nhiên để từ đó các em biết bảo vệ động vật có ích. + Có được kỹ năng: quan sát, giải phẩu, giải thích, nhận biết, phân biệt, phân tích, nhận xét. - Để hoàn thành nhiệm vụ trên thì giáo viên phải phối hợp các phương pháp giảng dạy kết hợp với phương tiện trực quan, còn học sinh phải có trí nhớ, tư duy trừu tượng, tính tự giác học tập và tự tay mình tiến hành thực hành để khắc sâu kiến thức và phát huy tính sáng tạo. Với đề tài “Phương pháp giảng dạy loại bài thực hành trong giảng dạy phần động vật học 7”, tôi đã đi sâu nghiên cứu một số bài cụ thể để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm. Bài 16: MỔ VÀ QUAN SÁT GIUN ĐẤT (Thực hành củng cố) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Thấy được cấu tạo ngoài của giun đất như sự phân đốt của cơ thể. Vòng tơ xung quanh ở mỗi đốt, đai sinh dục, lỗ miệng, sinh dục đực và cái , hậu môn. - Nắm được cấu tạo trong của giun đất trên mẫu mổ. 2. Kỹ năng - Quan sát, mổ, sử dụng thành thạo dụng cụ mổ, vẽ hình chính xác, vận dụng, biết cách trình bày mẫu mổ, thảo luận nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục tính cẩn thận, kiên trì, có tinh thần hợp tác trong thí nghiệm thực hành II. Chuẩn bị GV: Bộ đồ mổ, chậu thủy tinh, lúp tay, khay mổ, tranh giun đất, cồn Tranh câm hình 16.1, 16.2 SGK/ 56,57, tranh cấu tạo ngoài và trong của giun đất HS: Chuẩn bị mỗi nhóm “1 con giun đất to” để thực hành Xem trước nội dung bài thực hành III. Phương pháp dạy học - Phương pháp trực quan, phương pháp thực hành, biểu diễn thí nghiệm, hợp tác nhóm nhỏ. IV. Tiến trình 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. - Giáo viên chia nhóm (6-8 em) - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - Giáo viên giới thiệu về dụng cụ thực hành được sử dụng đã mổ giun đất: kéo, phanh, đinh ghim, dao. 3. Giảng bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn tìm hiểu bài á Hoạt động 1: Tìm hiểu về mục tiêu của bài thực hành - Mục tiêu: học sinh biết được mục tiêu của bài thực hành. I. Yêu cầu: - Giáo viên nêu yêu cầu của bài thực hành - Biết cách mổ giun đất - Quan sát, xác định đúng cấu tạo của giun đất trên mẫu vật thật - Có kỹ năng: mổ, quan sát, nhận biết, vẽ hình chính xác cấu tạo cơ thể giun đất á Hoạt động 2: Tổ chức thực hành - Mục tiêu: học sinh biết được cách tiến hành và tự mình tiến hành mổ, quan sát được các cơ quan của giun đất. II. Tổ chức thực hành 1. Cách tiến hành a. Tìm hiểu về cấu tạo ngoài - Giáo viên hướng dẫn học sinh xử lý mẫu: Gây mê bằng ête hay cồn loãng hoặc cho giun đất vào nước trong thời gian dài. - Xác định vòng tơ, mặt lưng, mặt bụng. - Cho giun đất lên tờ giấy. kéo lê giun theo chiều ngược xem có tiếng động gì? Giải thích vì sao có tiếng động? - Đặt giun lên khay mổ xác định mặt lưng, mặt bụng (dựa vào màu sắc, lỗ sinh dục), hoàn thành hình vẽ 16.1/ SGK (thay số bằng chữ). 4 2 1 3 b. Tìm hiểu cấu tạo trong: á Cách mổ giun đất - Hãy làm theo 4 bước như hình 16.2/SGK — Bước 1: Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ. Cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh ghim. — Bước 2: Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi. — Bước 3: Đổ nước ngập cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể. — Bước 4: Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim tới đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu. á Lưu ý: Khi mổ giun phải mổ ở mặt lưng, trong khi mổ phải nâng mũi kéo lên để tránh làm tổn thương các nội quan. - Xác định vị trí, tên các hệ cơ quan - Dựa vào hình 16.3A,16.3B/SGK xác định hệ tiêu hóa và hệ sinh dục trên mẫu mổ. - Gạt ống tiêu hóa sang một bên quan sát hệ thần kinh. 2 1 88 Dựa vào kiến thức đã học hoàn thành phần chú thích ở hình 16.3B và 16.3C/SGK (thay số bằng chữ). 3 9 4 10 5 6 1 10 7 - Vẽ hình mẫu mổ. á Hướng dẫn viết thu hoạch: - Mô tả hình dạng ngoài, nêu cấu tạo các hệ cơ quan của giun đất. - Hoàn thành chú thích hình 16.3B và 16.3C/SGK. - Vẽ hình mẫu mổ. 2. Tiến hành thực hành: - Học sinh: + Tiến hành xử lý mẫu, quan sát cấu tạo ngoài. + Mổ giun, quan sát cấu tạo trong của giun đất. + Vẽ hình mẫu mổ - Giáo viên: + Mô tả hình dạng ngoài và cấu tạo trong của cơ thể giun + Hoàn thành chú thích trong hình vẽ + Vẽ hình mẫu mổ á Hoạt động 3: Nhận xét tiết thực hành - Mục tiêu: Học sinh tự mình đánh giá được kết quả của việc thực hành để củng cố cầu tạo của giun đất. + Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả của bài thu hoạch. + Học sinh trình bày kết quả của bài thu hoạch: đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung rút ra kết luận. Giáo viên tổng kết. + Giáo viên nhận xét: — Sự chuẩn bị — Quá trình tiến hành thực hành — Nội dung bài thu hoạch — Tinh thần thái độ 4. Củng cố và luyện tập - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cấu tạo của giun đất, các bước mổ giun. - Thu dọn vệ sinh 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Về nhà tiếp tục hoàn thành bài thu hoạch - Xem bài “ Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành giun đốt” - Hoàn thành bảng 1, bảng 2 vỡ bài tập. Giáo viên rút kinh nghiệm để tiết dạy sau tốt hơn: Khi chính tay mổ và tận mắt nhìn thấy được cấu tạo của giun đất trên mẫu thật làm cho các em củng cố và khắc sâu kiến thức đã học về cấu tạo giun đất, có các kỹ năng: quan sát, nhận biết, giải phẫu động vật, vẽ hình chính xác, khi mổ các em được đặt vào vị trí nhà nghiên cứu, nhà khoa học nhỏ, nên các em rất hứng thú, say mê tìm hiểu. Khi tiến hành thực hành các em đã vận dụng kiến thức đã học vào bài thu hoạch nên kết quả bài thu hoạch chính xác, rõ ràng. Bài 32: THỰC HÀNH: MỔ CÁ (Thực hành khảo sát) - Đây là bài thực hành mới, do đó giáo viên phải hướng dẫn tỉ tỉ, cụ thể về các bước tiến hành, khâu chuẩn bị là rất quan trọng, nó quyết định sự thành công của giờ thực hành nên giáo viên phải chuẩn bị chu đáo. I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS xác định được vị trí, bộ phận trên cơ thể của cá - Nêu vai trò của cơ quan ở cá 2. Kỹ năng - Quan sát. Mổ động vật không xương sống 3. Thái độ - Giáo dục tính nghiêm túc, cẩn thận II. Chuẩn bị GV: Mô hình ( tranh) cá chép, bộ đồ mổ HS: - xem bài “ Thực hành mổ cá” - Chuẩn bị 1 con cá chép IV. Tiến trình 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Giáo viên chia nhóm (6-8 em) - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - Giáo viên giới thiệu về dụng cụ thực hành được sử dụng: bộ đồ mổ, chậu, khay mổ, mẫu mổ. 3. Giảng bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn tìm hiểu bài á Hoạt động 1: Tiìm hiểu yêu cầu của bài thực hành - Mục tiêu: học sinh nắm được yêu cầu của bài thực hành. I. yêu cầu: - Giáo viên nêu yêu cầu của bài thực hành: + Nhận dạng được một số nội quan của cá trên mẫu mổ và quan sát bộ xương cá. + Rèn luyện kỹ năng mổ động vật có xương sống. á Hoạt động 2: Tổ chức thực hành - Mục tiêu: Học sinh biết cách mổ và xác định được các bộ phận của cá, vẽ hình chính xác, trình bày mẫu mổ đẹp, khoa học. II. Tổ chức thực hành 1. Các tiến hành: a. Cách mổ: (mổ theo hình bên) - Cắt một vết trước hậu môn và bắt đầu từ a dọc bụng cá cho đến b. Khi mổ phải nâng mũi kéo tránh cắt vào các nội quan vùng bụng và tim nằm ở vùng vây ngực. - Cắt tiếp theo đường b đến c vòng theo nắp mang. (Sử dụng kéo mũi cong) - Cắt theo đường edc qua các xương sườn, dưới cột sống và lật bỏ. (Sử dụng mũi kéo cong cắt khoảng 2/3 chiều ngang cơ thể cá). - Cắt xương nắp mang theo đường cb’ để lộ nội quan. (Sử dụng kéo mũi nhọn) b. Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ b. - Dựa vào tranh vẽ hình 32.3/SGK, xác định các hệ cơ quan của cá trên mẫu mổ. (Gỡ mẫu mổ theo hướng dẫn của giáo viên mới quan sát được cấu tạo trong). + Xác định vị trí, tên các bộ phận (nằm ở vị trí nào của cơ thể: phần nào, cạnh cơ quan nào của cơ thể theo phiếu học tập) + Tìm chức năng của các hệ cơ quan đó. - Vẽ hình mẫu mổ c. Quan sát xương cá và bộ não - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình SGK để xác dịnh các bộ phận của cơ thể các trên tranh câm do giáo viên chuẩn bị bằng cách thay số bằng chữ vào tranh câm. - Giáo viên giới thiệu về cấu tạo bộ não cá cho học sinh biết. á Hướng dẫn thu hoạch - Dựa vào hình SGK, xác định cấu tạo các hệ cơ quan trên mẫu vật thật, nêu cấu tạo trong của các chép theo phiếu học tập sau: Tên cơ quan Nhận xét vị trí và vai trò - Mang (hệ hô hấp) - Tim (hệ tuần hoàn) - Hệ tiêu hoá (thực quản, dạ dày, ruột, gan) - Bóng hơi - Thận (hệ bài tiết) - Tuyến sinh dục (hệ sinh sản) - Não (hệ thần kinh) - Dựa vào hình vẽ SGK hoàn thành tranh câm về cấu tạo bộ xương. - Vẽ hình mẫu mổ cá. 2. Tiến hành thực hành: - Học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhương pháp giảng dạy loại bài thực hành trong giảng dạy phần Động vật học 7.doc