Đề tài Phương pháp lựa chọn công nghệ tối ưu trong chuyển giao công nghệ

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

I. Vai trò của công nghệ và chuyển giao công nghệ 2

1. Vai trò cuả công nghệ và chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế thị trường 2

2. Sự cần thiết khách quan của việc lựa chọn công nghệ tối ưu trong chuyển giao công nghệ: 3

3. Thực trạng chuyển giao công nghệ ở Việt Nam trong thời gian qua: 7

3.1. Những kết quả đạt được: 7

3.2. Những mặt còn tồn tại: 11

II. Đánh giá công nghệ 13

1.Khái niệm và mục đích của việc đánh giá công nghệ: 14

2. Giới hạn của việc đánh giá: 15

3. Mô tả và dự đoán công nghệ: 15

4. Xác định ảnh hưởng: 16

5. Phân tích ảnh hưởng: 16

5. 1. Môi trường: 16

5. 2. Phân tích kinh tế: 17

5.3. Những ảnh hưởng xã hội và tâm lý: 19

5. 4. Kỹ thuật huhuhuhiuuiikjui: 19

III. Phương pháp lựa chọn công nghệ tối ưu: 20

1. Nhân tố thị trường: 21

2. Các chỉ tiêu lựa chọn tài chính 22

2. 1. Hiệu giá thuần (NPV: Net Present Value) 22

2. 2. Thời gian hoàn vốn: 22

2. 3. Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C). 22

2. 4. Tỷ xuất thu hồi nội bộ (IRR: Internal Rate of Return): 23

3. Nhân tố công nghệ: 23

Kết luận 25

Phụ lục 26

Tài liệu tham khảo.27

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp lựa chọn công nghệ tối ưu trong chuyển giao công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọ tuyên bố giải thể do thua lỗ và thực hiện chia chác tài sản không thiệt đơn thiệt kép như phía đối tác, họ còn được lợi đơn lợi kép. Vừa được tiền thu về, vừa không phải trả tiền cho việc thải hồi công nghệ. Về phía chúng ta, tham gia vào thị trường công nghệ với tư cách là người tiêu dùng, chúng ta mua công nghệ nhằm thoả mãn tốt nhất lợi ích của mình, tức là phát triển kinh tế công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Cũng giống như người tiêu dùng, chúng ta cung phải mua công nghệ nhằm để phát triển kinh tế quốc gia với những ràng buộc về tài chính, về trình độ kỹ thuật và quản lý hiện có của mình. Do vậy, để phát triển nền kinh tế đất nước cần phải lựa chọn những công nghệ tốt nhất phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta. Có ý kiến cho rằng trong điều kiện hiện nay chỉ nên nhập những công nghệ rẻ để nhập được nhiều, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhiều người, đáp ứng nhu cầu trước mắt, khi nào phát triển đến trình độ mới sẽ thay thế công nghệ mới khác. Nhưng ý kiến khác lại cho rằng, cần phải nhập những công nghệ tiên tiến, có chọn lọc để mau chóng tạo nên những ngành, lĩnh vực then chốt, bắt kịp với trình độ tiên tiến của thế giới, tạo đà thúc đẩy cho các ngành khác phát triển. Tất nhiên ở đây, mỗi quan điểm đều có cái hợp lý và cái sử dụng hợp lý. Có thể quan điểm này đúng với thời điểm giai đoạn này, lĩnh vực, ngành này nhưng lại không đúng ở lĩnh vực ngành khác, giai đoạn khác. Bởi vậy giải quyết tốt nhất là cần phải có những tiêu chuẩn, quy định chung làm thước đo. Trong chính sách cách công nghệ nhà nước đã chỉ ra. - Cần sử dung công nghệ hiện đại ở những khâu quyết định đến chất lượng và hiệu quả sản xuất. - Cần mạnh dạn đi vào công nghệ hiện đại phù hợp với nguồn vốn có được, đồng thời vẫn sử dụng có cơ sở vật chất hiện có với cố gắng đồng bộ hoá, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng. Chú trọng hiện đại hoá các ngành nghề truyền thống. - Chưa nên vội đưa ngay máy móc, thiết bị hiện đại vào thay thế những khâu nhân lực nếu chưa làm tăng chất lượng sản phẩm. - Các khu vực sản suất hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu nên ưu tiên hiện đại hoá công nghệ. Như vậy công nghệ chuyển giao phải là công nghệ tiên tiến, là công nghệ cần thiết cho công nghiệp trong nước, mang lại lợi ích kinh tế lớn cho đất nước, có ý nghĩa quan trọng trong kết cấu kinh tế. Công nghệ đó phải đảm bảo được các yêu cầu sau: + Nâng cao cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả sản xuất. + Khai thác, chế biến sẵn các tài nghuyên, tạo sản phẩm mới, tạo nhiều công ăn việc làm mới. + Tiêu tốn ít năng lượng, sử dụng hợp lý tài nguyên. + ít hoặc không có phế thải, không gây ô nhiễm môi trường. 3. Thực trạng chuyển giao công nghệ ở Việt Nam trong thời gian qua: - Cho đến hết tháng 8/1997 đã có 2137 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép với tổng vốn đăng ký là 32, 341 tỷ USD, trong đó khoảng trên 70% dự án có nội dung chuyển giao công nghệ hoặc có sản xuất sản phẩm mới, nhưng chỉ có khoảng 4% tổng số các dự án có hợp đồng chuyển giao công nghệ được trình Bộ khoa học, công nghệ và môi trường để xin phê duyệt theo quy định của pháp luật. Cho đến nay, trong 71 hợp đồng chuyển giao công nghệ được gửi đến Bộ khoa học, công nghệ và môi trường có 52 hợp đồng đã được phê duyệt với tổng giá trị trên 130 triệu USD, bao gồm các lĩnh vực điện tử luyện kim, vật liệu xây dựng, hoá chất, dầu mỡ bôi trơn, điện, lắp ráp ô tô, thực phẩm, mỹ phẩm... Trong đó các hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được phê duyệt, số hợp đồng thuộc lĩnh vực công nghiệp chiếm 26% và y dược, mỹ phẩm chiếm 11%. 3.1. Những kết quả đạt được: Thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài trong 10 năm qua, nhiều công nghệ mới đã được thực hiện và nhiều sản phẩm mới đã được sản xuất trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhiều cán bộ, công nhân đã được đào tạo mới và đào tạo lại phù hợp với yêu cầu mới. Đồng thời hoạt động đầu tư nước ngoài cũng có tác động thúc đẩy phát triển công nghệ ở trong nước trong bối cảnh có sự cạnh tranh của cơ chế thị trường. Dưới đây xin tóm tắt một số kết quả cụ thể về cac mặt có liên quan đến công nghệ do hoạt động đâù tư nước ngoài mang lại. 3.1.1. Về trình độ công nghệ của sản xuất: Kết quả hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài trong thời gian qua đã góp phần nâng cao một cách rõ rệt trình độ công nghệ của sản xuất trong nước so với thời kỳ trước đây. Một số ngành đã tiếp thu được công nghệ tiên tiến, tiếp cận với trình độ hiện đại của thế giới. Trong đó phải kể đến ngành bưu chính viễn thông, thăm dò, khai thác dầu khí; một số dây chuyền sản xuất tự động đã được đưa vào trong nước như công nghệ CAD, CAM được đưa vào trong thiết kế cơ khí, chế tạo, dệt may, nhựa... Thông qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt nam, một số công nghệ mới đã được nhập vào nước ta như công nghệ sản xuất ống gang chịu áp lực bằng gang graphit cầu, sản xuất ống thép bằng phương pháp cuốn và hàn tự động theo đường xoắn ốc, sản xuất đồ trang sức bằng kim loại quý với quy mô công nghiệp bằng phương pháp đúc khuôn mẫu chảy... 3.1.2. Về trang thiết bị: Hầu hết các trang thiết bị được đưa vào các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tương đối đồng bộ và là các thiết bị có trình độ cơ khí hoá trung bình, cao hơn các trang thiết bị cùng loại đã có trong nước và thuộc loại phổ cập ở các nước trong khu vực. Phần lớn các thiết bị đó được trang bị các bộ gá chuyên dùng kèm theo các phương tiện nâng-hạ-vận chuyển phục vụ cho dây chuyền sản xuất chuyên môn hoá (các máy đột, ép, dập trên các dây chuyền sản xuất các kết cấu kim loại...). Một số dây chuyền sản xuất chuyên môn hoá trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trang bị các thiết bị riêng lẻ có trình độ tự động hoá cao, như các dây chuyền lắp ráp các bản mạch điện tử, lắp ráp tổng đài điện thoại tự động kỹ thuật số, lắp ráp các mặt hàng điện tử... Một số ít dây chuyền sản xuất chuyên môn hoá có các thiết bị tự động hoá hoàn toàn, sản phẩm được thiết kế và sản xuất được điều khiển bằng kỹ thuật vi tính (thêu nhiều màu). Nói chung, bên cạnh một số tồn tại, công nghệ và thiết bị được nhập vào nước ta qua các dự án đầu tư nước ngoài trong thời gian qua nhằm mau chóng tạo ra lợi nhuận, đáp ứng nhu cầu trước mắt của các nhà đầu tư nước ngoài trong sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng phù hợp với giai đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế thị trường, đổi mới công nghệ trong sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Đây là những công nghệ đã ổn định và phổ cập ở các nước đang phát triển, phù hợp với quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm. 3.1.3. Về sản phẩm và chất lượng sản phẩm: Nhiều mặt hàng trước đây ta phải nhập nguyên chiếc hoặc lắp ráp đơn giản, nay qua hoạt động đầu tư nước ngoài, bằng công nghệ mới và trang bị kỹ thuật tương đối hiện đại, đã sản xuất được ở trong nước, góp phần nâng cao dần tỷ lệ chế tạo nội địa các sản phẩm, linh kiện, bộ phận, chi tiết... Trong đó có nhiều sản phẩm có công nghệ chế tạo phức tạp như đèn hình, các bộ phận của xe máy, tổng đài điện tử số, máy biến thế điện áp cao... Hoạt động chuyển giao công nghệ trong đầu tư nước ngoài đã tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lươngj tốt và hình thức, mẫu mã đẹp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Việc đầu tư và chuyên rgiao công nghệ từ nước ngoài vào đã hạn chế đến mức tối đa các loại hàng trước đây ta phải nhập khẩu với khối lượng lớn như bia, các loại gạch đá ốp lát, sứ vệ sinh, xi măng, sắt thép xây dựng... Chất lượng các loại sản phẩm của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói trên hầu hết đạt Tiêu chuẩn Việt nam (TCVN), một số đạt tiêu chuẩn quốc tế (ISO). Cũng phải nói thêm rằng, do thúc ép của thị trường cạnh tranh được tạo ra bởi sản phẩm của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài va hàng ngoại, nhiều doanh nghiệp trong nước đã cố gắng đổi mới công nghệ, nhập các thiết bị , công nghệ mới và đã tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, không thua kém hàng nhập, với giá cả hợp lý, được người tiêu dùng ưa chuộng, như các loại quạt điện, giầy da, giầy vải, các sản phẩm nhựa dân dụng, bánh kẹo, bàn ghế v. v... 3.1.4. Về trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh: Thông qua đầu tư nước ngoài, trong một thời gian không dài, nhiều cán bộ quản lý cá xí nghiệp, các tổ chức kinh doanh, kể cả quản lý Nhà nước, đã tiếp cận được với phương thức quản lý mới-quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ ra ngoài phạm vi lãnh thổ đất nước. Hàng nghìn cán bộ quản lý, cán bộ, công nhân kỹ thuật khác được đào tạo ngay tại các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trên các dây chuyền sản xuất. Nhiều dây chuyền sản xuất phức tạp, có quy mô lớn đã được hình thành va đang được vận hành có hiệu quả với sự điều hành phối hợp của cán bộ Việt nam va các chuyên gia nước ngoài. Cho đến nay trong nhiều xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài số cán bộ là người nước ngoài đã rút ddi đáng kể, một số xí nghiệp hoàn toàn do cán bộ Việt nam điều hành, bên nước ngoài chỉ cử người đến kiểm tra định kỳ. Nhìn chung, 10 năm qua trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của số đông cán bộ trong các liên doanh đã được nâng lên một cách đáng kể. Có lẽ đây là một trong những cái được quan trọng thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài. Và đây cũng là một trong những mục tiêu chính cần đạt được trong chuyển giao công nghệ. 3.1.5. Về bảo vệ môi trường: Phần lớn các chủ dự án đầu tư nước ngoài có ý thức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, đặc biệt là từ khi Nhà nước ta ban hành Luật bảo vệ môi trường. Cho đến nay trên 50% số dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) đã được trình cho các cơ quan quản lý môi trường theo quy định. Trên 520 báo cáo DTM đã được thẩm định. Một số dự án đã thực hiện tốt các yêu cầu của quyết định phê chuẩn báo cáo DTM, đã đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải, đảm bảo đạt TCVN về môi trường. Chuyển giao công nghệ là con đường ngắn nhất để đổi mới công nghệ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính sách mở cửa về kinh tế, với Luật đầu tư nước ngoài và các điều khoản về chuyển giao công nghệ trong Bộ luật dân sự cũng như trong Nghị định quy định chi tiết về hoạt động chuyển giao công nghệ của Chính phủ sắp được ban hành sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động này. Thông qua chuyển giao công nghệ chúng ta sẽ tiết kiệm được nguồn lực (trí tuệ và tiền của), đồng thời mau chóng tạo ra sản phẩm mới với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nâng cao trình độ cán bộ, công nhân trong sản xuất và quản lý sản xuất kinh doanh, tiếp cận với trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới. 3. 2. Những mặt còn tồn tại: Bên cạnh những mặt được, trong hoạt động chuyển giao công nghệ từ các dự án đầu tư nước cũng còn một số tồn tại: 3.2.1. Về thực hiện luật pháp trong chuyển giao công nghệ: Nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dực án đầu tư nước ngoài được thực hiện không theo các quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ (chẳng hạn như không lập và ký kết hợp đồng hoặc chỉ ký kết hợp đồng giữa bên giao và bên nhận mà không trình để phê duyệt, chuyển tiền cho chuyển giao công nghệ khi chưa được phê duỵệt hợp đồng...) Nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ được ký kết giữa các bên là do bên nước ngoài soạn thảo sẵn với những điều khoản có lợi cho họ: trách nhiệm của bên giao không rõ ràng và có những điều khoản trái với quy định của pháp luật Việt nam: phí chuyển giao công nghệ không hợp lý, vượt quá nhiều so với quy định. Những hợp đồng đó thường bị sửa lại nhiều lần, làm kéo dài thời gian phê duyệt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chủ yếu là do các bên tham gia hợp đồng không nắm được luật pháp Việt nam, các đối tác Việt nam không có đủ thông tin về công nghệ và thị trường, lép quyền và lép vốn. Một phần nào đó là do còn một số cán bộ ta thiếu quan tâm đến lợi ích chung, có thể là vô thức, còn bên nước ngoài thì lợi nhuận là mục tiêu của kinh doanh. 3.2.2. Về mặt công nghệ, thiết bị và chất lượng sản phẩm: Ngoài những mặt tích đã nêu trên, một số công nghệ lạc hậu mà nhiều nước trên thế giới đã loại bỏ cũng được nhập vào nước ta như: công nghệ sản xuất các chất tẩy rửa có sử dụng chất tạo bọt bằng DBSA, thậm chí có dự án sản xuất DBSA. Những dự án như vậy đã buộc phải chuyển đổi sản xuất hoặc chuyển đổi việc sử dụng nguyên liệu. Nhiều dây chuyền sản xuất còn sử dụng nhiều lao động thủ công hoặc có trình độ cơ khí hoá thấp... Trong lĩnh vực cơ khí, công nghệ được nhập vào nước ta trong thời gian qua chủ yếu là công nghệ lắp ráp. Nhiều dây chuyền sản xuất trong lĩnh vực này chỉ có các khâu gia công đơn giản, lắp ráp, hoàn thiện và bao gói sản phẩm, không có khâu tạo phôi và gia công chính xác (sản xuất quạt điện, sản xuất ô tô, xe máy, chế tạo linh kiện, phụ tùng, sản xuất các linh kiện điện tử...). Phần lớn các thiết bị trong các dự án đầu tư nước ngoài thuộc loại trung bình hoặc trung bình tiên tiến trong khu vực, ít thiết bị hiện đại. Nhiều thiết bị trong các dây chuyền sản xuất đã qua sử dụng, một số đã được sử dụng trên hai thập kỷ, dù đã được tân trang, cải tiến ít nhiều (các dây chuyền sơn- mạ tôn lợp, dây chuyền sợi- dệt, sản xuất thuốc lá...), có dây chuyền là các thiết bị thanh lý của bên nước ngoài ở chính quốc. Một số dự án đưa thiết bị đã qua sử dụng vào với các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa quá lớn. Cũng còn những dây chuyền thiết bị công nghệ từ nhiều nguồn gốc, lẫn lộn nhiều thế hệ, trình độ chưa thật đồng bộ. Cho đến nay có ít xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được hệ thống quản lý chất lượng được cấp chứng chỉ đảm bảo tiêu chuẩn theo hệ thống ISO. Chất lượng sản phẩm chủ yếu mới đạt được các tiêu chuẩn để tiệu thụ trong nước, trừ một số ít sản phẩm sản xuất có tính chất đơn chiếc mang nhãn hiệu của các công ty nổi tiếng thế giới được xuất khẩu ra nước ngoài (như máy biến thế trong liên doanh với ABB). 3. 2. 3. Về mặt bảo vệ môi trường: Nhiều xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dử dụng công nghệ xử lý chất thải chưa có hiệu quả. Phần lớn các nhà máy dệt nhuộm có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng các phương án xử lý nước thải khó có khả năng giải quyết triệt để và khó đạt TCVN về môi trường. Trong việc sử dụng nhiên liệu đốt lò, hầu hết các chủ đầu tư đều trình phương án dùng loại nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao nhưng không muốn đầu tư thiết bị xử lý khí thải. Việc xử lý chất thải rắn chưa được các nhà đầu tư quan tâm đúng mức ngay từ đầu, khi lập dự án. Việc xử lý chất thải rắn hầu như hoàn toàn dựa vào hoạt động của các tổ chức vệ sinh môi trường địa phương. II. Đánh giá công nghệ Một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo hiệu quả của việc chuyển giao công nghệ là nâng cao năng lực đánh giá công nghệ để lựa chọ được những công nghệ chính hợp với hoàn cảnh cụ thể, có hiệu quả cao, đảm bảo tuân thủ những tiêu chuẩn đề ra, nhất là tiêu chuẩn liên quan tới môi trường và phát triển bền vững. Mặt khác, giá cả của công nghệ là điều kiện chuyển giao cũng là những yếu tố vô cùng quan trọng. Một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo hiệu quả của việc chuyển giao công nghệ là nâng cao năng lực đánh giá công nghệ để lựa chọn được những công nghệ chính hẹp với hoàn cảnh cụ thể, có hiệu quả cao, đảm bảo tuân thủ những tiêu chuẩn đề ra, nhất là tiêu chuẩn liên quan tới môi trường và phát triển bền vững. Mặt khác giá cả của công nghệ là điều kiện chuyển giao cũng là những yếu tố vô cùng quan trọng. 1.Khái niệm và mục đích của việc đánh giá công nghệ: Đánh giá công nghệ được định nghĩa một cách đúng đắn nhất là: Một sự nghiên cứu hoặc phân tích có tính chất phê phán có hệ thống và có tính chất bao trùm về phạm vi những hiệu quả tiềm tàng trong những dự án phát triển công nghệ. Việc đánh giá công nghệ thường được thực hiện bởi một đội ngũ chuyên môn như chuyên gia về môi truường, nhà kinh tế, kỹ sư, các nhà khoa học xã hội,... và nó sẽ dẫn đến sự tác động qua lạI lẫn nhau giữa các nguyên lý khác nhau. Một quá trình đánh giá công nghệ có thể mang lại những kết quả sau: - Sửa đổi một dự án. - Cụ thể hoá việc điều khiển môi trường hoặc xã hội. - Khuyến khích việc nghiên cứu và triển khai để giảI quyết những tác động bất lợi. - Cung cấp nguồn thông tin đáng tin cậy. - Ước tính giá trị của công nghệ. Hình thức đánh giá có thể là: Đánh giá dự án, đánh giá vấn đề và đánh giá công nghệ. Như vậy mục đích của việc đánh giá công nghệ là xem xét trên tất cả các mặt, các khía cạnh mà công nghệ đó có ảnh hưởng tới, chỉ ra những ưu nhược đIúm của công nghệ đó. Qua việc đánh giá sẽ rút ra được kết luận có nên tiếp tục xem xét công nghệ đó với những chỉ tiêu tiếp theo hay không. 2. Giới hạn của việc đánh giá: Quy định giới hạn của một bản đánh giá tức là xác định giới hạn đánh giá. việc này có liên quan gắn bó đến những nhiệm vụ đánh giá khác nhau và có tính chất vô cùng quan trọng đối với việc thực hiện và hoàn thành có hiệu quả việc đánh giá đó. Việc quy định giới hạn sẽ cho phép tiến hành công việc một cách có trật tự. Những điểm cần phải quy định giới hạn: - Thời gian. - Địa lý. - Cơ cấu tổ chức liên quan. - Phạm vi ứng dụng. - Những khu vực ảnh hưởng. - Những chính sách cụ thể. 3. Mô tả và dự đoán công nghệ: Tất cả mọi bản đánh giá công nghệ phải bao gồm các phần phân tích, mô tả và dự đoán về công nghệ đó. Người ta cần phải hiểu được những lợi ích thiết thực của công nghệ trước khi có thể phân tích ảnh hưởng của nó. Vì thế ở mục này đặc biệt đòi hỏi những người có trình độ kỹ thuật thực sự. Việc giới thiệu những công nghệ mới sẽ đem lại những kết quả có tác động làm thay đổi xã hội(Ví dụ: công ăn việc làm, thu nhập, mức sống,...) Một công nghệ được đưa vào những cơ cấu xã hội khác nhau cũng sẽ mang lại những ảnh hưởng khác nhau. Bởi vậy xã hội cũng phải được miêu tả trước khi xác định rõ mức độ ảnh hưởng của công nghệ. 4. Xác định ảnh hưởng: Để xác định được ảnh hưởng của công nghệ, có rất nhiều phương pháp, song có hai phương pháp cơ bản hay được sử dụng là: - Kỹ thuật quét sử dụng một bảng kiểm tra. Bảng kiểm tra này có thể được lấy từ một báo cáo đánh giá kỹ thuật đã có hoặc nếu không có thông tin thích hợp thì có thể xây dựng bảng đó từ đầu. Bảng kiểm tra có thể được làm cơ sở cho một bản nghiên cứu tác động toàn diện hơn. - Kỹ thuật đồ hoạ: là phương pháp sử dụng những biểu đồ hình cây và các nhánh biểu đồ đó thể hiện những mối liên hệ giữa những ảnh hưởng khác nhau ở những mức độ khác nhau 5. Phân tích ảnh hưởng: 5. 1. Môi trường: Khi xem xét và phân tích ảnh hưởng của công nghệ đối với môI trường cần phải quan tâm tới các lĩnh vực sau: - Các hệ thống sinh thái. - Đất. - Nước. - Không khí. - Tiếng ồn. - Bức xạ. 5. 2. Phân tích kinh tế: 5. 2. 1. Trên giác độ vi mô: Mục tiêu cơ bản của những phân tích ảnh hưởng kinh tế vi mô là xác định xem liệu những lợi nhuận thu được có nhiều hơn chi phí bỏ ra khi thực hiện dự án hay không ? Việc phân tích chi- thu có ảnh hưởng chủ yếu tới quyết định có đầu tư hay không. Tất cả các khoản thu, chi đều phải được tính bằng cùng một đơn vị tiền tệ. Đồng thời về mặt thời gian và địa đIểm cũng có tầm quan trọng. Để xem xét và đánh giá sự hấp dẫn về mặt tài chính, cần tính toán các chi tiêu sau: - Hiện giá thuần (NPV:Net Present Value). - Tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR). - Chu kỳ quay vòng vốn. - Tỷ lệ thu chi (B/C). 5.2.2. Trên giác độ vĩ mô: Cần xem xét những khoản thu chi ngoài phạm vi, khoảng thời gian cụ thể nào đó. Đó là những khoản chi-thu đối với chính phủ, môi trường và xã hội nói chung. Kiểu thu và chi này được gọi là những chi phí gián tiếp bên ngoài. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng kinh tế vĩ mô cũng liên quan tới những nhân tố như thuê nhân công, thu nhập và giá cả. Trong phạm vi vấn đề này sẽ sử dụng các kỹ năng phân tích sau: - Những kiểu mẫu cơ bản về kinh tế, sử dụng thu nhập và tăng số nhân công(những mô hình này tính đến sự tác động của một cuộc đầu tư mới đối với thu nhập trung bình và tỷ lệ công ăn việc làm. - Phân tích đầu vào, đầu ra xem xét mối quan hệ qua lạI giữa các thành phần kinh tế. - Dự đoán đường cung, đường cầu hoặc xem xét những ảnh hưởng theo chính sách. 5.2.3. Định giá công nghệ: Giá cả đối với việc chuyển giao công nghệ sẽ ảnh hưởng đến khả năng thực hiện dự án đang được xem xét. Tuy nhiên lạI không có một phương pháp chuẩn nào để xác định được giá hợp lý và phí kỹ thuật. Thông thường được ước lượng trong nghiên cứu tiền khả thi. Giá thực tế sẽ dựa trên: - Sức mặc cả và khả năng đàm phán của hai bên. - Tuổi thọ và tốc độ hao mòn của công nghệ. - Tỷ giá trung bình phổ biến. - Những chi phí về nghiên cứu và chiển khai đối với công nghệ đó. Có thể sử dụng một phương pháp đơn giản để xác định hiệu giá của một công nghệ có hợp lý hay không. Theo phương pháp này, giá của công nghệ được tính là phần trăm của lợi nhuận mà bên tiếp nhận công nghệ thu được. Song phương pháp này chỉ có tác dụng kiểu thu được lợi nhận thực tế và nó sẽ mất tác dụng nếu bị lỗ. 5.3. Những ảnh hưởng xã hội và tâm lý: ở đây có một khuôn khổ chung để giải quyết lĩnh vực này là quan niệm về “chất lượng cuộc sống”. Cơ sở lý thuyết cho việc xem xét quan niệm này bắt đầu từ những nhu cầu cơ bản của con người. Năm 1968 nhà tâm lý học MagLow đã đưa ra hệ thống những nhu cầu của con người bao gồm: - Những nhu cầu về sinh lý (ăn uống, sức khoẻ,...). - Những nhu cầu về an toàn (ổn định, an ninh,...). - Những nhu cầu về sở hữu (tình yêu, tình cảm,...). - Những nhu cầu đánh giá (uy tín, sự nghiệp,...). - Những nhu cầu tự phát sinh. Chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân được đánh giá dựa trên mức độ đáp ứng những nhu cầu. Những thay đổi do công nghệ mang lại có thể ảnh hưởng đến hệ thống trên. 5. 4. Kỹ thuật: Khi tiếp nhận một công nghệ mới điều quan trọng là bên tiếp nhận phải có đủ trình độ lành nghề để tiếp thu công nghệ. Ngoài ra cũng cần phải chú ý tới chất lượng sản phẩm được tạo ra từ công nghệ mới nhập đó. Chất lượng sản phẩm đó phải vượt lên trên. III. Phương pháp lựa chọn công nghệ tối ưu: Đối với các nước đang phát triển, nơi nguồn tài chính eo hẹp và các nguồn tiềm năng khác cũng hạn chế thì việc sử dụng các nguồn này sao cho có hiệu quả nhất là việc làm rất cần thiết. Bởi vậy, việc lựa chọn một trong số những công nghệ cạnh tranh nhau liên quan tới một loại sản phẩm nhất định là vô cùng quan trọng. Việc sử dụng công nghệ thường gắn liền với nhiều yếu tố rủi ro mà người mua công nghệ phải gánh chịu. Rủi ro không phải lúc nào cũng xuất phát từ chỗ công nghệ đó không tương xứng hay không thích hợp mà nó có thể xuất phát từ chỗ thiếu nhu cầu, đánh giá thấp về đầu tư, ảnh hưởng về mặt pháp lý hay các yếu tố tương tự khác. Mức độ chịu rủi ro liên quan tới việc đánh giá về mức độ đầu tư, thị trường, sự liên kết của những sản phẩm, đặc tính quy cách sản phẩm, lợi nhuận dự tính,... Các nhân tố chính trị, xã hội cũng ảnh hưởng tới việc chọn lựa công nghệ. Ngoài ra, những cân nhắc về vấn đề tài chính cũng có thể ủng hộ một công nghệ nào đó bởi với ý định sử dụng công nghệ ấy sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn đổ vào mà nền kinh tế đang cần, hoặc ngược lại, công nghệ đó được ưu tiên lựa chọn vì nó không đòi hỏi phải có vốn đầu tư. Cần phải ghi nhớ rằng công nghệ là mọt đối tượng luôn nằm trong mối quan hệ tay ba với thị trường và đầu tư chứ không phải là một mối quan hệ đều đều hay quan hệ mắt xích, cái nọ tiếp cái kia. Nhiệm vụ của người mua công nghệ là chọn lựa một công nghệ có khả năng giảm bớt đến mức thấp nhất những rủi ro đối với đầu tư và thị trường của chính bản thân người mua. 1. Nhân tố thị trường: Sự lựa chọn công nghiệp nói chung phụ vào việc xem xét các nhan tố thị trường, khả năng đứng vững trên thị trường về các mặt khối lượng sản phẩm, sự kết hợp của sản phẩm và chất lượng sản phẩm, công nghệ được chọn lựa phải đem một mức lợi nhuận thích đáng và chiếm lĩnh một lượng hàng hoá nhất định trên thị trường. Mặc dù công nghệ được lựa chọn thường có xu hướng phù hợp với lượng hàng chiếm lĩnh thị trường, nhưng nó cũng phải có những cho phép thay đổi dự kiến nhiều hoặc ít hơn lượng hàng đó. Với một lượng hàng chiếm lĩnh thị trường nhỏ nhất thì việc sử dụng công nghệ lựa chọn phải đem lại một mức lợi nhuận tương đương với vốn đã đầu tư. Về mặt kết hợp sản phẩm, một sản phẩm được chọn lựa trong tổng thể phải có khả năng, năng động về mặt kinh tế. Tức là một sự thay đổi của tổng thể đó không được dẫn tới sự tăng mạnh mức giá bình quân hay tỷ lệ tiêu thụ nguyên vật liệu. Nói khác đi, công nghệ đó phải đảm bảo tính linh hoạt và nhanh chóng thích ứng với tổng thể sản phẩm dự tính với những hậu quả xấu được tính đến từ trước. Sau cùng, sự lựa chọn công nghệ còn bị ảnh hưởng bởi chất lượng sản phẩm mong muốn. Để có những sản phẩm nghiêm ngặt về quy cách, chất lượng (mà thông thường không quan trọng lắm đối với thị trường nội địa hay các nước đang phát triển) thì thực sự cần phải sử dụng những công nghệ tinh vi. Do đó, chi phí đầu tư cũng như chi phí hoạt động có thể tăng mạnh và đe doạ lợi nhuận đầu tư. Bên cạnh mục tiêu nâng cao chấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33720.doc
Tài liệu liên quan