Đề tài Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí

Trong việc thiết kếlogo, thường thiết kế, kết hợp theo các hướng sau: trình

bày nguyên dạng tên chữcủa biểu tượng, giản ước tên chữthành một tổhợp chữ

cái và sửdụng hình ảnh sản phẩm, dùng một hình ảnh và một dấu hiệu.

Sửdụng hình thức nguyên dạng tên chữ: đó là thiết kếlogo bằng cách

tạo cho mẫu chữmột dáng vẻ đặc biệt gợi những liên tưởng sâu xa vềtính chất

công ty, doanh nghiệp mà nó đại diện.

Thiết kếtheo hình thức tổhợp các chữcái hoặc dùng chữcái đầu của

tên công ty, tổchức đó.Bốcục lôgô thường dễ đạt hiệu quảvềmặt nhận biết.

Hình ảnh thường được cách điệu cao. Ngoài ra, các chuyên gia thiết kếcũng có

thểtái tạo lại một hình ảnh mới của sản phẩm đểthểhiện vào lôgô

Mượn một ẩn dụvà một ký hiệu nào đó đểnói lên bản chất của đối

tượng.Người thiết kếlôgô cần có trí tưởng tượng phong phú, kiến thức rộng,

những liên tưởng sắc sảo.

pdf99 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng? Những tác động ấy được biểu hiện bằng thái độ của công chúng với quảng cáo đó. Người xem quảng cáo có thể cười vui vẻ trước những quảng cáo mà lời nói ngộ nghĩnh, dí dỏm, hoặc có thể cảm động vì những lời nói mang tính giáo dục hay mang tính triết lý. Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 43 Ví dụ công ty bảo hiểm Frudential quảng cáo với một slogan rất ấn tượng: “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”. Slogan đó mang lại tâm lý luôn được quan tâm, luôn được chia sẻ với khách hàng khi khách hàng sử dụng dịch vụ này. Lời thuyết minh bao giờ cũng phải chuyển tải một thông điệp, một ý nghĩa nào đó, phải hé mở một ý tưởng, ý đồ chính của quảng cáo. Lời thuyết minh dù là một từ, một câu, hay một đoạn văn phải rõ ràng, rành mạch, lôgic, tránh thông tin hời hợt, không thuyết phục. Lời thuyết minh phù hợp với văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục. Bản thân lời thuyết minh phải tự nó lôi cuốn công chúng. Để lời thuyết minh có hiệu quả gồm nhiều yếu tố như tổ chức về diễn ngôn quảng cáo, lập luận trong quảng cáo. Trong đó những luận cứ, luận chứng trong lời thuyết minh phải thu hút công chúng bằng lí trí, bằng tình cảm – tâm lí và đạo đức xã hội. Luận cứ thu hút bằng lí trí: hướng vào quá trình suy nghĩ, cân nhắc, có tính toán của người tiếp nhận quảng cáo về những đặc điểm, ưu điểm của sản phẩm và những lợi ích cụ thể mà sản phẩm mang lại. Hầu hết các lời thuyết minh trong quảng cáo đều miêu tả, ngợi ca chất lượng, đặc điểm, tính năng tốt của sản phẩm, công dụng và hiệu quả của nó đối với người sử dụng, giá mua rẻ, hoặc được khuyến mại… Sản phẩm mang lại giá trị kinh tế trong sử dụng, sự tiện ích, ưu việt, mới và có uy tín trên thị trường. Luận cứ thu hút bằng tình cảm, tâm lí: là những xúc cảm, rung động do quảng cáo gợi nên ở người tiêu dùng, khơi lên những xúc cảm tích cực hoặc gây ra một kích thích nào đó ở người tiếp nhận quảng cáo, có thể làm biến đổi hành vi ứng xử của họ để từ đó quyết định mua hàng. Để thu hút bằng tình cảm tích cực, ngôn ngữ đề cao lợi ích, tác dụng của sản phẩm gắn với đời sống tình cảm của con người như tình yêu, tình bạn, tình thấy trò, cha mẹ, con cái… Chẳng hạn các Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 44 quảng cáo sữa cho trẻ em luôn gắn với tình mẫu tử cho nên lời thuyết minh cần thể hiện được tình cảm âu yếm của người mẹ đối với con, các quảng cáo bột ngọt luôn gắn với sự quan tâm và tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Thu hút bằng sự sợ hãi là điển hình của loại thu hút bằng tình cảm tiêu cực. Các quảng cáo sản phẩm bảo vệ sức khoẻ , dịch vụ bảo hiểm thường sử dụng loại thu hút này. Ví dụ quảng cáo các sản phẩm thuốc đánh răng, thuốc xịt, diệt côn trùng… Quảng cáo này nhằm biến đổi hành vi của người tiêu dùng, khiến họ từ bỏ thói quen xấu và sử dụng dịch vụ, sản phẩm của mình. Luận cứ thu hút bằng đạo đức xã hội. Những thu hút này dựa trên sự nhận thức về các cặp phạm trù cái đúng – cái sai, cái thiện- cái ác, cái cao cả- cái thấp hèn ở người tiếp nhận quảng cáo. Loại thu hút này thường có trong các quảng cáo phi thương mại như quảng cáo tuyên truyền về tác hại của hút thuốc lá, hiến máu cứu người, bạo hành gia đình…Gần đây một số doanh nghiệp quảng cáo, sản phẩm đã bắt đầu sử dụng loại thu hút này như quảng cáo sữa của Vinamilk: 1000 ly sữ cho trẻ em nghèo… Lời thuyết minh hay là lời thuyết minh vừa mang tính thông tin, vừa mang tính giải trí, vừa mang tính nghệ thuật và tính hùng biện cao. Nó phải chinh phục được người tiếp nhận quảng cáo bằng 3 nhân tố : lí trí, tình cảm – tâm lí và đạo đức xã hội. Các dạng lời thuyết minh quảng cáo: Lời thuyết minh thông tin: mang tính chất thông báo, ngôn ngữ chỉ đơn thuần là mang tính chất thông tin, thông báo một cách khô khan, không sử dụng ngôn ngữ mang tính biểu cảm. Người tiếp nhận quảng cáo này ít bị chinh phục bởi nó thiếu các yếu tố như tình cảm – tâm lí và đạo đức xã hội. Lời thuyết minh mang tính chất nhắc nhở, khó hơn, dùng những từ ngữ được lặp đi lặp lại để giúp công chúng ghi nhớ lâu hơn. Những lời thuyết minh mang tính chất nhắc nhở thường hay xuất hiện ở slogan. Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 45 Chẳng hạn như slogan của Viettel là : Hãy nói theo cách của bạn. Lời thuyết minh mang tính thuyết phục thường nhấn mạnh những ưu điểm, chất lượng, thường dẫn ra so sánh và có sức thuyết phục. Lời thuyết minh này dễ nhận thấy ở các quảng cáo trình bày. Những ưu điểm, tính năng vượt trội của sản phẩm được thể hiện qua lời thuyết minh nhằm thuyết phục người tiếp nhận quảng cáo. Cơ sở đánh giá lời thuyết minh: Ấn tượng về lời thuyết minh, thuyết phục hay không. Nó được đánh giá bằng việc có thu hút được công chúng hay không. Quảng cáo không đơn giản chỉ là sự thông báo hay hô hào người mua sản phẩm một cách sống sượng, quảng cáo cong mang lại giá trị về mặt thông tin, vừa mang tính giải trí, vừa mang tính nghệ thuật và tính hùng biện cao. Nó chinh phục được khách hàng bằng cả 3 nhân tố lí trí, tình cảm – tâm lí, đạođức xã hội Tổ chức kết cấu lôgic: Chính xác hay không chính xác về mặt nội dung, bố cục, tổ chức lôgíc phù hợp hay không. Liền mạch hay rời rạc. Mức độ tình cảm: Tình cảm hay khô khan Dễ ghi nhớ hay không dễ ghi nhớ. Điều này thể hiện rõ nhất qua việc sử dụng ngôn từ, cách thức tổ chức, bố cục nội dung thông điệp, thiết kế slogan… Có rất nhiều quảng cáo gây được ấn tượng mạnh, có sức lôi cuốn đối với người tiếp nhận quảng cáo. Ví dụ như quảng cáo các mạng thoại di động như Viettel với slogan: “ hãy nói theo cách của bạn”; Mobifone với slogan “ Mọi lúc, mọi nơi” Vinaphone với “Không ngừng vươn xa”. Những slogan trên dễ ghi nhớ do nó rất ngắn gọn, từ ngữ dễ hiểu, dễ truyền tải, tạo ấn tượng trong lòng công chúng. Lời thuyết minh ấy sắc sảo hay mờ nhạt là do ấn tượng mà ngôn ngữ mang lại. Những từ ngữ độc đáo kết hợp với cách bố cục, sắp xếp từ ngữ với dụng ý của nhà làm quảng cáo có khiến công chúng tâm đắc hay không phụ thuộc vào sự sáng tạo của các nhà thiết kế. Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 46 3.3.2. Thiết kế lôgô cho quảng cáo: Trong việc thiết kế logo, thường thiết kế, kết hợp theo các hướng sau: trình bày nguyên dạng tên chữ của biểu tượng, giản ước tên chữ thành một tổ hợp chữ cái và sử dụng hình ảnh sản phẩm, dùng một hình ảnh và một dấu hiệu. Sử dụng hình thức nguyên dạng tên chữ: đó là thiết kế logo bằng cách tạo cho mẫu chữ một dáng vẻ đặc biệt gợi những liên tưởng sâu xa về tính chất công ty, doanh nghiệp mà nó đại diện. Thiết kế theo hình thức tổ hợp các chữ cái hoặc dùng chữ cái đầu của tên công ty, tổ chức đó.Bố cục lôgô thường dễ đạt hiệu quả về mặt nhận biết. Hình ảnh thường được cách điệu cao. Ngoài ra, các chuyên gia thiết kế cũng có thể tái tạo lại một hình ảnh mới của sản phẩm để thể hiện vào lôgô Mượn một ẩn dụ và một ký hiệu nào đó để nói lên bản chất của đối tượng. Người thiết kế lôgô cần có trí tưởng tượng phong phú, kiến thức rộng, những liên tưởng sắc sảo. Các yếu tố thành phần (hình tượng) trong lôgô Thường được vẽ cùng với tên công ty và tổ chức đó. Tên gọi của logo, xuất xứ tác phẩm, phân biệt sản phẩm của công ty này, có khi được thiết kế bằng chính tên gọi của lôgô mà không cần sử dụng hình ảnh nào khác. Phải được tạo hình một cách thật đặc biệt, không lẫn lộn với thương hiệu, sản phẩm khác của công ty, mang đầy đủ tính chất thông tin, bản chất hoạt động của công ty, các mục tiêu thương mại. Lôgô bao gồm những mẫu thích hợp thể hiện ý đồ thông điệp một cách hợp lý và minh bạch. Về kiểu chữ: Mang ý nghĩa về tạo hình, tính chất thông tin. Được quan niệm như một hình tưởng như bất cứ hình tượng nào khác. Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 47 Mỗi kiểu chữ không chỉ đơn thuần mang những từ ngữ của thông điệp mà nó nâng cao còn hỗ trợ cho hình ảnh sản phẩm nó đại diện. Những yếu tố quan trọng trong lôgô đó là tính dễ đọc, khoảng cách giữa các chữ, sự thích ứng, ngữ nghĩa phải phù hợp với hình thức của bản thân chữ nhằm mục đích đạt được ý đồ sáng tạo ý nghĩa trong cách trình bày chữ. Ngoài các kiểu chữ thông thường, các kiểu chữ hoa văn, uốn lượn, kiểu chữ viết tay đều có thể sử dụng được (có thể mang tính trừu tượng), đưa vào hình ảnh đồ họa tao nên một logo, ký hiệu trừu tượng, cuốn hút. Ví dụ: Logo của công ty Kim Hoàn sử dụng kiểu chữ nhỏ nét, có hoa văn và trang trí phản ánh vẻ đẹp của đồ trang sức. Logo một công ty xây dựng sử dụng nét chữ cứng cáp, khỏe và đậm hơn. Các công ty, đơn vị không có tính chất sắc nét như vậy, tìm một kiểu chữ giống với tính chất và sắc điệu của sản phẩm. Chữ trong lôgô có thể chỉ là những con số, là một chữ, một sự tập hợp của hai, ba hoặc bốn chữ cái hay của cả một tên chữ. Yêu cầu của chữ đòi hỏi phải: có sự cách điệu trên bản thân hình chữ làm cho khác đi với các dạng kiểu chữ trong các sản phẩm khác, tạo cho bản thân chữ (yếu tố quan trọng) trở thành có nghĩa. Về tên gọi: Một công ty thường có: tên thương mại (là tên mà một công ty mang ra để kinh doanh) và tên giao dịch: là tên công ty sử dụng khi giao dịch với các công ty và tổ chức khác thường được thiết kế, sử dụng làm tên gọi của lôgô bởi tính chất: đơn giản, quốc tế hóa, tạo sự phân biệt cao, và thuận lợi trong kinh doanh, in ấn, quảng cáo. 3.3.3. Thiết kế Slogan: Slogan trước hết phải tạo hiệu quả cao trong vấn đề kinh doanh của công ty, nâng thương hiệu của doanh nghiệp lên tầm cao mới. Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 48 Một Slogan hoàn hảo phải dựa trên những yêu cầu sau: Slogan phải sáng sủa, rõ ràng, có sức thuyết phục, tiềm ẩn, có nhịp điệu và hiệu quả của nó phải tạo tiếng vang. Slogan phải có sức hấp dẫn, dễ nhớ, dễ thuộc, phải là thứ ngôn ngữ kết nối tất cả mọi người, mục đích của người sáng tạo ra nó là muốn xây dựng những thông điệp ngắn gọn, gắn liền với định hướng và những ý tưởng trong kinh doanh của công ty. Slogan phải gắn liền với mục tiêu, quá trình hình thành và phát triển của công ty nên phải có tính kiên định (bắt buộc phải phù hợp và thể hiện nghệ thuật quảng cáo). Slogan phải dựa trên những kế hoạch, hoạt động lắng nghe, thông qua cả một quá trình thiết kế logo (slogan và logo kết hợp với nhau một cách nhẹ nhàng mang nét đặc thù riêng, mang lại thành công trong quảng cáo). Ví dụ: Biti’s: Nâng niu bàn chân Việt Cô gái Hà Lan: Sẵn sàng một sức sống Bia Sài Gòn: Dù bạn không cao người khác cũng phải nhìn. Đó là những slogan đáp ứng được các yêu cầu trên, tạo nên uy tín, tăng giá trị thương hiệu lên một tầm cao. 3.3.4. Hình ảnh trong quảng cáo Hình ảnh trong quảng cáo vừa chuyển tải thông điệp của sản phẩm, lại gợi trí tò mò của người tiếp nhận quảng cáo. Quảng cáo có hình ảnh sẽ giúp người tiếp nhận quảng cáo như được tận mắt thấy sản phẩm mình đang được quảng cáo, mặt khác hình ảnh sẽ giúp người xem quảng cáo không cảm thấy mệt mỏi trước hàng ngàn thông tin mà báo, trong đó có quảng cáo đem lại. Hình ảnh là một thế mạnh của báo in, do vậy các quảng cáo cần phát huy hơn nữa thế mạnh của nó để thu hút người tiếp nhận quảng cáo, gây niềm hứng Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 49 thú trong lòng họ để những thông tin mà quảng cáo đem lại được chấp nhận một cách dễ dàng hơn. 3.3.5. Bố cục trong quảng cáo: Bố cục trong quảng cáo bao gồm bố cục trang và bố cục một quảng cáo. Bố cục trang có thể được sắp xếp theo chiều ngang hay dọc của trang báo. Cách sắp xếp nội dung các quảng cáo lên trên hay xuống dưới, bên trái hay bên phải, việc kết hợp quảng cáo có diện tích lớn hay quảng cáo có diện tích nhỏ hơn đều phụ thuộc vào con mắt thẩm mỹ của người thiết kế cũng như một số điều kiện về giá cả quảng cáo, yêu cầu của doanh nghiệp muốn quảng cáo. Bố cục một quảng cáo trên báo in thường tuân theo một số cách sau: Bố cục theo kiểu mondrian: là một trong những định dạng phổ biến nhất , tận dụng theo những đường kẻ dày hoặc vạch kẻ nhỏ nét màu đen và những khối tô đồng màu chia bản vẽ thành những ô hình chữ nhật, ô vuông ngang dọc. Cách vẽ này đặc biệt phổ biến đối với các nhà dàn trang báo nó dựa trên sự phối hợp tinh tế giữa ô khối và màu sắc. Bố cục theo kiểu mondrian vẫn là một trong những nguyên tắc bố cục lý tưởng hiện nay. Bố cục thiên về chữ với điểm nổi bật trong các định dạng bố cục này là chữ. Do cách quảng cáo thiên về chữ tự bản thân nó trông có vẻ nghiêm túc hơn những cách khác, nên các chi tiết quảng cáo này thuờng được trình bày một cách cân xứng. Ví dụ như các hàng tiêu đề với phông chữ Roman được canh giữa, phần lời quảng cáo được bắt đầu bằng chữ cái kích thước lớn hơn và chia thành hai cột trở lên. Bố cục theo kiểu mondrian Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 50 Bố cục dạng khung: Bố cục dạng khung thừơng được dùng nhiều trên các báo hơn là trên tạp chí, giúp tách biệt mẫu quảng cáo khỏi rừng các quảng cáo khác. Theo dạng này các nhà thiết kế thường đóng khung phần trình bày hình ảnh, phần trống còn lại dành cho phần tiêu đề và lời quảng cáo. Một biến thể khác là dành toàn bộ phạm vi cho phép để trình bày phần hình ảnh, phần chữ thường được in đen trên phần hình màu nhạt hoặc in trắng trên nền hình màu đậm. Bố cục quảng cáo thể hiện tính khoa học, lôgic của nhà thiết kế quảng cáo. Trước khi tổ chức bố cục một quảng cáo cần chọn một bố cục, khi bắt tay phác thảo, có thể trong đầu sẽ nảy sinh ra những biến thể mới nhằm các biến thể ấy thành một bố cục thống nhất. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO TRÊN BÁO BẮC GIANG (Khảo sát 6 tháng cuối năm 2009) A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BÁO BẮC GIANG Bố cục dạng khung Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 51 I. Vài nét về Bắc Giang Bắc Giang là tỉnh ở miền trung du và giáp với châu thổ đồng bằng Bắc bộ. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và tây bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía nam và đông nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Với diện tích 3.822 km2 cùng địa hình đồng bằng, trung du, đồi núi , và dân số khoảng 1,58 triệu người (năm 2005) mật độ bình quân là: 413 người/ km2). Kinh tế Bắc Giang đang phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao trên tất cả các lĩnh vực kinh tế từ nông nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và đặc biệt là kinh tế công nghiệp hiện đang mở rộng và phát triển mạnh mẽ. Do vậy để thúc đẩy nền kinh tế Bắc Giang phát triển không thể không nhắc đến vai trò của quảng cáo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong việc quảng bá, quảng cáo các mặt hàng, các sản phẩm của Bắc Giang đến với đông đảo người tiêu dùng cũng như thị trường trong và ngoài tỉnh, thậm trí còn vươn ra thị trường thế giới. Về nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Bắc Giang ngày càng phát triển với các mặt hàng nông sản xuất khẩu, các sản phẩm hàng hoá từ nông nghiệp như mỳ Chũ, bánh đa Kế, sản phẩm mây tre đan... Khi các sản phẩm này được quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ giúp người nông dân Bắc Giang bán được nhiều sản phẩm, được khách hàng khắp nơi biết đến, sản phẩm nông nghiệp của Bắc Giang sẽ có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh . Về công nghiệp, cùng hoà nhịp với sự phát triển chung của nền kinh tế trong nước và thế giới, công nghiệp ở Bắc Giang cũng ngày càng được mở rộng và phát triển. Bên cạnh các nhà máy, xí nghiệp có tiếng từ lâu đời như Nhà máy Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 52 Phân đạm và hoá chất Hà Bắc, xí nghiệp... còn có các khu công nghiệp mới có vốn đầy tư của nước ngoài như khu công nghiệp Đình Trám ở Việt Yên, khu công nghiệp Quang Châu ( Việt Yên) cho đến các khu, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp làm ăn lớn nhỏ cũng đang được mở rộng cả về diện tích cũng như thị trường tiêu thụ. Để bắt nhịp với thị trường trong và ngoài nước các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đã có nhiều chiến lược quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường, bán được nhiều sản phẩm và tạo được thị phần riêng trong nền kinh tế. Về thương nghiệp và du lịch Bắc Giang còn là một thị trường đầy tiềm năng để các thương nhân, các doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiêu thụ, phát triển dịch vụ du lịch trong tỉnh. Việc quảng cáo cho thị trường trong tỉnh cũng là một cách để thị trường tiêu thụ trong tỉnh ngày càng được mở rộng, quảng bá hình nảh về du lịch Bắc Giang đến du khách thập phương. Bắc Giang còn là một thị trường tiềm năng của các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh bởi có địa bàn dân cư đông, sức tiêu thụ cũng khá lớn. Do vậy các doanh nghiệp nên có những chiến lược quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng Bắc Giang trong đó quảng cáo trên Báo Bắc Giang là một cách quảng cáo hữu hiệu và mang lại hiệu quả tương đối cao bởi báo Bắc Giang là một tờ báo Đảng, được đông đảo nhân dân Bắc Giang biết tới và đón đọc. Việc quảng cáo trên báo Bắc Giang đã nằm trong kế hoạch quảng cáo, truyền thông của nhiều tổ chức, công ty, doanh nghiệp. Để quảng cáo trên báo Bắc Giang ngày càng có hiệu quả hơn thì đó không chỉ là nỗ lực của phòng quảng cáo Báo Bắc Giang mà cần thu hút các doanh ngiệp quảng cáo trên báo. II. Báo Bắc Giang 1. Sự hình thành và phát triển của Báo Bắc Giang: Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936-1939), một số trí thức và công chức tiến bộ trong tỉnh đã tập hợp lại thành nhóm “Hiện thực” ở Phủ Lạng Thương, dự Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 53 định xuất bản một tờ báo lấy tên là “Hiện thực” nhằm phản ánh mọi mặt của đời sống dân chúng tỉnh Bắc Giang dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Công việc chuẩn bị đã xong, kể cả việc xin được giấy phép của công sứ Bắc Giang, nhưng do khó khăn về tài chính, báo không ra được. Bước vào thời kỳ vận động giải phóng dân tộc (1939-1945), nhận thức được tầm quan trọng của báo chí trong cuộc đấu tranh cách mạng, tháng 1 năm 1941, Ban Cán sự Đảng tỉnh Bắc Giang ra tờ báo lấy tên là “Phục Quốc” làm cơ quan ngôn luận của Đảng bộ. Báo in li-tô, 2 trang, khổ 18-24 cm, mỗi tháng một kỳ, mỗi kỳ 50 bản. Cơ quan in báo lúc đầu đặt ở thôn Bừng (Lạng Giang), sau bị lộ phải chuyển đến thôn Hoàng Liên (Hiệp Hoà). Những người tham gia viết báo chủ yếu là các đồng chí trong Ban Cán sự và một số đồng chí khác. Báo phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng, hô hào nhân dân trong tỉnh ủng hộ du kích và nhân dân Bắc Sơn (Lạng Sơn), lên án thực dân Pháp và phát xít Nhật cấu kết với nhau đàn áp cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và đàn áp bóc lột nhân dân Việt Nam, kêu gọi quần chúng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Cuối tháng 3 năm 1941, do khó khăn về tài chính, báo phải ngừng hoạt động. Cách mạng Tháng Tám thành công chưa được bao lâu thì thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta nhất tề đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Để tuyên truyền, phổ biến đường lối kháng chiến của Đảng, đưa tin về sự trưởng thành và những chiến công của lực lượng võ trang tỉnh ta, đưa tin về hoạt động của bộ máy chính quyền và đoàn thể các cấp, đầu năm 1947, Ty Thông tin Bắc Giang đã kịp thời ra tờ tin lấy tên là “Tin Bắc Giang”. Tờ “Tin Bắc Giang” in li-tô, khổ 40x 66 cm, 2 trang, mỗi kỳ ấn hành 500 bản. Năm 1949, Ban Tuyên truyền Đảng Bắc Giang cho ra đời tờ “Tin nội bộ” do đồng chí Vũ Mạnh, quyền Trưởng ban Tuyên truyền Đảng phụ trách. Tờ “Tin nội bộ” ra mỗi tháng 2 kỳ, sau tăng lên mỗi tuần một kỳ, 2 trang giấy dó, khổ 20 Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 54 x 30 cm. Vào những ngày kỷ niệm thành lập Đảng, ngày Quốc tế Lao động, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, tờ tin tăng lên 4 trang. Giữa năm 1950, thực hiện chủ trương của Đảng, Ban Tuyên truyền Đảng sáp nhập vào Ty Thông tin tuyên truyền, tờ “Tin nội bộ” hợp nhất với tờ “Tin Bắc Giang” lấy tên là “Tin Bắc Giang” trực thuộc Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh. Tờ “Tin Bắc Giang” in ty-pô, ra hàng tuần, 2 trang, khổ 40 x 60 cm. Nhiệm vụ chủ yếu của tờ “Tin Bắc Giang” là tuyên truyền cho cuộc kháng chiến lâu dài, anh dũng của dân tộc ta. Những tin, bài in trên “Tin Bắc Giang” đã góp phần cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến, củng cố lòng tin vào thắng lợi và sự lãnh đạo sáng suốt của Hồ Chủ tịch, Trung ương và Chính phủ. Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, tờ “Tin Bắc Giang” tập trung đưa tin về công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc và trong tỉnh. Đó là những tờ báo tiền thân của báo Sông Thương. Do yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, thực hiện Nghị quyết của Trung ương về công tác báo chí, ngày 30-11-1961, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang ra Nghị quyết số 139 NQ-TU chuyển tờ “Tin Bắc Giang” thành tờ báo Sông Thương, cơ quan ngôn luận của Đảng bộ. Nhiệm vụ của báo Sông Thương, Nghị quyết của Tỉnh uỷ chỉ rõ : “Tuyên truyền, phổ biến những chủ trương công tác của Đảng bộ, hướng dẫn, động viên đảng viên và quần chúng thực hiện các công tác của Đảng. Phản ánh những đặc điểm, bản sắc về kinh tế, chính trị, xã hội và truyền thống yêu nước anh dũng,cần cù của nhân dân trong tỉnh. Phản ánh nguyện vọng, yêu cầu và những kinh nghiệm công tác và sản xuất của quần chúng. Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 55 Đấu tranh phê phán những tư tưởng và hành động lạc hậu, giáo dục tư tưởng và đạo đức xã hội chủ nghĩa cho đảng viên và quần chúng”. Tỉnh uỷ quyết định số 1 báo Sông Thương sẽ chính thức ra mắt ngày 1-1-1962. Trước khi ra báo chính thức, sẽ phát hành 2 số trong tháng 12 năm 1961 để cán bộ và nhân dân góp ý kiến. Báo Sông Thương phát hành mỗi tuần một số, khuôn khổ 40 x 60 cm, 2 trang (vào những ngày kỷ niệm lớn, báo tăng số trang), in ty-pô tại Xưởng in Hoàng Hoa Thám của Ty Thông tin - Văn hoá Bắc Giang. Sau khi phát hành 19 số khổ 40 x 60 cm, từ số 20 ngày 16-4-1962, báo chuyển sang khuôn khổ 30 x 40 cm, 4 trang cho phù hợp với yêu cầu của quần chúng và bạn đọc, các chuyên mục vẫn giữ nguyên. Báo Sông Thương phát hành đến tổ Đảng, đội sản xuất của hợp tác xã nông nghiệp, tổ sản xuất trong xí nghiệp, cơ quan, trường học, bệnh viện trong tỉnh. Số cuối cùng - số 94 - ra ngày 26-3-1963 trước khi sáp nhập với báo Bắc Ninh. Cơ quan Báo Sông Thương gồm 8 đồng chí : Đồng chí Vũ Mạnh, quyền Trưởng ban Tuyên truyền Đảng, được Tỉnh uỷ phân công làm Trưởng ban Biên tập (sau gọi là Tổng Biên tập). Báo Hà Bắc (1-4-1963 -:- 31-12-1996) Sau khi hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc theo đơn vị hành chính mới từ ngày 1-4-1963, Báo Sông Thương và Báo Bắc Ninh sáp nhập thành Báo Hà Bắc. Biên chế cơ quan Báo Hà Bắc ban đầu có 14 người; Trưởng ban Biên tập: Vũ Mạnh; Phó Trưởng ban Biên tập : Lê Thảo. Báo Hà Bắc số đầu tiên ra ngày 02-4-1963, các số sau phát hành mỗi tuần 2 kỳ vào thứ ba và thứ sáu, 4 trang, khổ 30 x 40 cm. In tại Xưởng in của Toà soạn. Tháng 01-1994 tăng thêm một kỳ trong tuần với các số 3, 5, 7. Số Hà Bắc Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 56 thứ bảy in ốp-sét 4 màu 8 trang nội dung phong phú, hấp dẫn bạn đọc. Nhiệm vụ của Báo Hà Bắc như “Lời ra mắt” đăng trên báo số 1 đã xác định : “Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, nhiệm vụ công tác của Đảng bộ, phản ánh tin hoạt động mọi mặt của nhân dân trong tỉnh; giáo dục động viên, tổ chức nhân dân thi đua hoàn thành kế hoạch Nhà nước; xây dựng tư tưởng, đạo đức, tác phong xã hội chủ nghĩa cho cán bộ, đảng viên và quần chúng...”. Ngày 01-4- 1978, nhân kỷ niệm 15 năm báo Hà Bắc ra số đầu, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Bắc quyết định lấy ngày 1-4 hàng năm là ngày Hội truyền thống của Báo Hà Bắc. Báo Bắc Giang (1997-2009) Sau 34 năm hợp nhất, ngày 6-11-1996, tại kỳ họp thứ mười khoá IX Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định chia tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Báo Hà Bắc tách ra thành báo Bắc Giang và báo Bắc Ninh.Ngày 1-1-1997, tỉnh Bắc Giang chính thức đi vào hoạt động. Bộ máy cơ quan Báo Bắc Giang gồm Ban Biên tập và 4 phòng chức năng với tổng số cán bộ, phóng viên, công nhân viên là 32 người. Tổng Biên tập: đồng chí Hoàng Đình Tiến, Phó Tổng Biên tập: đồng chí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí.pdf
Tài liệu liên quan