MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ 3
I. Khái niệm 3
II. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường 3
1. Vai trò đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước 4
2. Vai trò làm công cụ điều tiết vĩ mô cơ bản của nhà nước 4
2.1. Thuế góp phần bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát 4
2.2. Thuế là công cụ để định hướng sản xuất, định hướng tiêu dùng 5
2.3. Thuế là công cụ quan trọng để điều tiết thu nhập: 5
2.4. Thuế là một công cụ có hiệu quản nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, thúc đẩy hội nhập kinh tế 5
III. Phân loại thuế 6
1. Căn cứ vào đối tượng chịu thuế 6
1.1. Thuế trực thu 6
1.2. Thuế gián thu 6
2. Căn cứ vào đối tượng thuế 6
1.1. Thuế thu nhập 6
1.2. Thuế tài sản 7
1.3. Thuế đánh vào hoạt động bán và hàng hóa 7
IV. Sự cần thiết phải nghiên cứu phương pháp tính và hạch toán thuế 7
PHẦN II: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ HẠCH TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 9
I. Khái quát chung về thuế GTGT 9
II. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng 9
1. Phương pháp khấu trừ thuế 9
2. Phương pháp trực tiếp 11
III. Nguyên tắc hạch toán thuế GTGT 13
IV. Sổ sách, chứng từ kế toán thuế GTGT 14
1. Hoá đơn GTGT 14
2. Hóa đơn bán hàng 14
3. Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ 14
4. Bảng kê thu mua nông sản, lâm sản, thủy sản của người trực tiếp sản xuất 15
5. Sổ theo dõi thuế GTGT 15
6. Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại 15
7. Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm 15
V. Hạch toán thuế GTGT 15
1. Tài khoản sử dụng 15
2. Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 16
PHẦN III: TÌNH HÌNH ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ HẠCH TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG HIỆN NAY 24
I. Đánh giá tình hình 24
1. Những thành tựu đạt được 24
2. Những vướng mắc tồn tại 25
II. Một Số giải pháp 27
1. Giải pháp 27
2. Giải pháp chung 29
KẾT LUẬN 30
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1791 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp tính và hạch toán thuế giá trị gia tăng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào hoạt động bán và hàng hóa
Là loại thuế có đối tượng đánh thuế là việc bán hàng và hàng hoá.
Việc bán hàng là thực hiện một giao dịch nghiệp vụ vì vậy người ta còn gọi là thuế giao dịch nghiệp vụ, cơ sở đánh thuế là giá trị bằng tiền của từng nghiệp vụ. Thực chất của loại thuế này là đánh vào tiêu dùng hàng hóa. Trong thuế bán hàng, người ta còn đánh vào việc tiêu dùng một số hàng hóa đặc biệt và được gọi là thuế hàng hóa.
IV. Sự cần thiết phải nghiên cứu phương pháp tính và hạch toán thuế
Xét về mặt lý luận, bất kỳ một sắc thuế nào cũng bao gồm nhiều nội dung như đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế, kê khai thu nộp quyết toán thuế,... trong đó phương pháp tính thuế là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của pháp luật thuế. Phương pháp tính thuế do Nhà nước đặt ra dựa trên các căn cứ tính thuế (giá tính thuế và thuế suất) và một số điều kiện khác có liên quan để xác định số thuế mà đối tượng nộp thuế cụ thể phải nộp. Thông qua phương pháp tính thuế, các căn cứ tính thuế được chuyển thành các đối tượng cụ thể và rất có ý nghĩa thực tiễn. Đó là số thuế mỗi nhóm nhất định phải nộp. Số thuế này sẽ được các đối tượng nộp thuế đưa vào ngân sách qua con đường là chế độ kê khai, thu nộp, miễn giảm thuế. Điều đó có nghĩa là phương pháp tính thuế đã cụ thể hoá, liên kết các nội dung của pháp luật thuế với nhau và qua đó thể hiện bản chất của thuế. Vì vậy, việc đưa ra một phương pháp tính thuế đúng đắn, khoa học và phù hợp với tình hình thực tiễn hay không là vô cùng quan trọng. Còn kế toán tổng hợp nói chung và kế toán thuế nói riêng với chức năng giúp chủ doanh nghiệp trong công tác tổ chức kế toán, thống kê nhằm cung cấp được những thông tin về hoạt động kinh tế - tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ, kịp thời do đó cần phải tổ chức hạch toán các loại thuế theo các qui định của chế độ kế toán cũng như của pháp luật hiện hành.
Xét về mặt thực tiễn, bắt đầu từ ngày 1/1/1999 hai luật thuế mới là thuế giá trị gia tăng (còn gọi là VAT) và thuế thu nhập doanh nghiệp được đưa vào áp dụng thay thế cho luật thuế lợi tức và thuế doanh thu. Sự thay thế này có nghĩa là đã có một số sự thay đổi so với hai luật thuế trước đây như thay đổi về phương pháp tính thuế trong “thuế giá trị gia tăng” hay mở rộng đối tượng đánh thuế trong “thuế thu nhập doanh nghiệp”. Và khi đưa vào thực thi trong giai đoạn đầu này thì không tránh khỏi những khó khăn vướng mắc nhất định. Ngoài ra, một số loại thuế khác trong doanh nghiệp cũng có một vài sửa đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế đất nước và thông lệ quốc tế như thuế tiêu thụ đặc biệt (Luật thuế tiêu thụ đặc biệt mới; Sửa đổi, bổ sung thuế xuất nhập khẩu - có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999) nhằm giúp cho Việt Nam dễ dàng hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Như vậy, cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề “phương pháp tính và hạch toán thuế” mà trong phạm vi bài viết này chỉ là một số loại thuế trong doanh nghiệp, đó là thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Hơn nữa, qua các cách phân loại thuế đã nêu trên thì cách “phân loại theo đối tượng nộp thuế” là đơn giản, dễ hiểu và thấy rõ được ưu nhược điểm của từng loại thuế hơn cả nên bài viết sẽ được trình bày theo cách phân loại này.
Phần II - Nội dung phương pháp tính và hạch toán thuế giá trị gia tăng
I. Khái quát chung về thuế GTGT
- Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
- Đây là một điển hình của loại thuế gián thu bởi vì thuế này do các nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính gộp vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán tức là người nộp thuế không đồng nhất với người chịu thuế. Mục đích của thuế GTGT là nhằm “góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa, dịch vụ, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước” (trích Lời nói đầu của Luật thuế giá trị gia tăng).
- Đối tượng nộp thuế GTGT bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và các tổ chức cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu).
- Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam trừ các đối tượng thuộc diện không phải chịu thuế giá trị gia tăng (đã được qui định chi tiết tại Điều 4 - Nghị định số 28/1998/NĐ - CP).
II. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
Hiện nay tại Việt Nam, chúng ta áp dụng cả hai phương pháp tính thuế GTGT , đó là phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT (phương pháp trực tiếp) và phương pháp khấu trừ. Đối tượng áp dụng và việc xác định thuế phải nộp theo từng phương pháp sau:
1. Phương pháp khấu trừ thuế
- Đối tượng áp dụng:
Các đơn vị, tổ chức kinh doanh, bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, hợp tác xã và các đơn vị tổ chức kinh doanh khác, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
- Xác định thuế GTGT phải nộp:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
Trong đó:
=
x
Thuế GTGT Giá tính thuế của hàng hoá, Thuế suất thuế GTGT
đầu ra dịch vụ chịu thuế bán ra của hàng hóa, dịch vụ đó
=
Thuế GTGT Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa,
đầu vào dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu.
Giá tính thuế là giá của hàng hóa dịch vụ chưa có thuế GTGT . Đối với hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như tem bưu chính, vé cước vận tải, ... ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá chưa có thuế được xác định như sau:
Giá chưa có thuế GTGT
=
Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem,...)
1+(%) thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó.
- Khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
+ Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.
+ Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
Riêng đầu vào của tài sản cố định (TSCĐ) được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc hoàn thuế theo qui định của Chính phủ.
+ Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
+ Trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến mua nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất mà không có hoá đơn GTGT thì được khấu trừ đầu vào theo một tỷ lệ (%) tính trên giá trị hàng hóa mua. Tỷ lệ này do Chính phủ qui định đối với từng loại hàng hóa. Việc tính khấu trừ trên không được áp dụng đối với trường hợp các sản phẩm này được làm nguyên liệu để sản xuất chế biến hàng xuất khẩu.
2. Phương pháp trực tiếp
- Đối tượng áp dụng:
+ Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam.
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
+ Cơ sở kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ.
- Xác định thuế GTGT phải nộp:
Thuế GTGT phải nộp
=
Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
x
Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ
Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào
Giá thanh toán của
hàng hóa, dịch vụ bán ra
GTGT của hàng hóa, dịch vụ
-
=
(1) Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra là giá bán thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả.
(2) Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng của hàng hóa, dịch vụ bán ra được xác định bằng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào (giá mua bao gồm cả thuế GTGT) mà cơ sở sản xuất, kinh doanh đã dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra.
GTGT xác định đối với một số ngành nghề kinh doanh như sau:
+ Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bán hàng hóa là số chênh lệch giữa doanh số bán với doanh số vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất kinh doanh. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán được số vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng với doanh số bán ra thì xác định như sau:
Giá vốn hàng bán
Doanh số tồn đầu kỳ
Doanh số mua trong kỳ
=
+
-
Doanh số tồn cuối kỳ
+ Đối với xây dựng lắp đặt là số chênh lệch giữa tiền thu về xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình trừ (-) chi phí vật tư, nguyên liệu, chi phí động lực, vận tải, dịch vụ và chi phí mua ngoài khác để phục vụ cho hoạt động xây dựng lắp đặt công trình, hạng mục công trình.
+ Đối với các hoạt động kinh doanh khác là số chênh lệch giữa tiền thu về hoạt động kinh doanh trừ (-) doanh số hàng hóa, dịch vụ mua ngoài để phục vụ hoạt động kinh doanh đó.
Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ tính thuế GTGT phải nộp đối với từng cơ sở kinh doanh như sau:
+ Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua bán hàng hóa, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì GTGT được xác định căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ.
+ Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hoá đơn, chứng từ bán hàng hóa, dịch vụ, xác định được đúng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ nhưng không có đủ hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ thì GTGT được xác định bằng doanh thu nhân với tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu.
III. Nguyên tắc hạch toán thuế GTGT
- Giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ mua vào:
+ Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng phải nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ mua vào là giá mua thực tế không có thuế GTGT đầu vào.
+ Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào).
- Hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
- Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ. Trường hợp không hạch toán riêng được thì được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế GTGT so với tổng doanh số bán ra. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá vốn của hàng hóa bán ra trong kỳ.
Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ, số còn lại được tính vào giá vốn hàng bán ra kỳ sau.
- Cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi mà được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác thì số thuế GTGT đầu vào không được khâú trừ mà được tính vào giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ mua vào.
- Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số thuế GTGT đầu vào còn lại được trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo chế độ qui định.
- Các cơ sở kinh doanh thuộc diện chịu thuế GTGT phải kế toán chính xác, trung thực các chỉ tiêu:
+ Thuế GTGT đầu ra phát sinh.
+ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ.
+ Thuế GTGT phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.
+ Thuế GTGT được hoàn lại.
+ Thuế GTGT được miễn giảm.
IV. Sổ sách, chứng từ kế toán thuế GTGT
1. Hoá đơn GTGT
Đối với các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải sử dụng “Hoá đơn GTGT” do Bộ tài chính phát hành (trừ trường hợp được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá có thuế GTGT). Hóa đơn này phải đủ các yếu tố của chứng từ sau:
- Giá bán chưa có thuế GTGT.
- Các khoản phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có).
- Thuế GTGT.
- Tổng giá thanh toán (đã có thuế GTGT).
2. Hóa đơn bán hàng
Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi bán hàng hóa, dịch vụ phải sử dụng “Hoá đơn bán hàng” do Bộ Tài chính phát hành trong đó phải có đủ các yếu tố chứng từ sau:
- Giá bán.
- Các khoản phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có).
- Tổng giá thanh toán (đã có thuế GTGT).
3.. Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ
Trường hợp cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện phải lập hóa đơn bán hàng thì khi bán phải lập “Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ” theo mẫu của Bộ tài chính phát hành.
4. Bảng kê thu mua nông sản, lâm sản, thủy sản của người trực tiếp sản xuất
Cơ sở sản xuất, chế biến mua hàng hóa là các mặt hàng nông sản, lâm sản, thủy sản chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra không có hóa đơn theo chế độ qui định thì người mua phải lập “Bảng kê thu mua nông sản, lâm sản, thủy sản của người trực tiếp sản xuất” do Bộ Tài chính phát hành.
5. Sổ theo dõi thuế GTGT
Sổ này chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và ghi sổ kế toán đơn. Sổ dùng để phản ánh thuế GTGT phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.
6. Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại
Sổ này áp dụng cho các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và được dùng để ghi chép, phản ánh số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại cuối kỳ kế toán.
7. Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm
Sổ này áp dụng cho các cơ sở kinh doanh thuộc các ngành và các thành phần kinh tế . Sổ để dùng ghi chép, phản ánh số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn giảm cuối kỳ kế toán.
V. Hạch toán thuế GTGT
1. Tài khoản sử dụng
TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Kết cấu và nội dung TK 133:
Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Bên Có:
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
- Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại.
Số dư bên Nợ:
- Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ.
- Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng ngân sách Nhà nước chưa hoàn trả.
TK133 có 2 tài khoản cấp 2:
TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ.
TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ.
Kết cấu và nội dung TK 3331:
Bên Nợ:
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.
- Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp.
- Số thuế GTGT đã nộp vào ngân sách Nhà nước.
- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại.
Bên Có:
- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ.
- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ.
- Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập bất thường.
- Số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa nhập khẩu.S
Số dư bên Có: Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ.
Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào ngân sách.
TK 3331 có hai tài khoản cấp 2:
TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra
TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
2. Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
* Hạch toán thuế GTGT đầu vào:
- Mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ,dịch vụ trong nước (Nhập kho hoặc dùng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ):
Nợ TK liên quan (151,152,156,211,611,627,641,...)
Nợ TK 133 (1331, 1332)
Có TK 331, 111,112,...
- Mua hàng giao bán ngay (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ) cho người bán (không nhập kho):
Nợ TK 632 : Giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào
Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111,112,... : Tổng giá thanh toán
- Mua vật tư, hàng hóa dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án hoạt động văn hóa, phúc lợi được trang trải bằng nguồn kinh phí khác:
Nợ TK liên quan (152,153,156,... ) : Giá mua đã có thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 331,...
- Thuế GTGT của hàng nhập khẩu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 133 : thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 33312 : thuế GTGT phải nộp
- Vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình, dự án,... được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác thì số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu được tính vào trị giá hàng mua vào:
Nợ TK 151,152, 156, 211,...
Có TK 33312
Vật tư, hàng hoá mua về dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu và không chịu thuế GTGT nhưng không tách riêng được:
Nợ TK liên quan (152,153,156,... ): Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 : thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ
Có TK 111,112,...: Tổng giá thanh toán
- Hàng mua phải trả lại cho người bán, khi xuất kho trả lại hàng cho người bán:
Nợ TK 331 : phải trả cho người bán
Có TK 151,152,... : trị giá hàng xuất kho
Có TK 133 : thuế GTGT được khấu trừ
* Hạch toán thuế GTGT đầu ra:
Phản ánh thuế GTGT phải nộp khi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 111,112,131: Tổng giá thanh toán
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511,512 : Doanh thu bán hàng ( giá chưa có thuế GTGT )
- Khi bán hàng hoá dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế theo phương pháp trực tiếp , kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,131,...
Có TK 511- Đối với trường hợp bán hàng theo phương thức trả góp (hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ), kế toán xác định doanh thu bán hàng là giá bán trả 1 lần chưa có thuế GTGT và thuế GTGT ghi:
Nợ TK 111,131,112.. .
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (giá bán trả một lần)
Có TK 711 - Thu nhập hoạt động tài chính (lãi bán hàng trả chậm) Hạch toán thuế GTGT được khấu trừ , thuế GTGT phải nộp, đã nộp và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ:
- Sau khi xác định được số thuế GTGT được khấu trừ , số thuế GTGT phải nộp trong kỳ ghi:
Nợ TK 3331
Có TK 133
- Trường hợp thuế GTGT vừa phân bổ cho đối tượng chịu thuế GTGT vừa phân bổ cho đối tượng không chịu thuế GTGT, cuối kỳ xác định số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu, rồi ghi:
+ Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ
Nợ TK 3331 : thuế GTGT phải nộp
Có TK 133 : thuế GTGT được khấu trừ
+ Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ
Nợ TK 632 : nếu tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ
Nợ TK 142 : nếu tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau
Có TK 133 : thuế GTGT được khấu trừ
+ Khi tính số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 142 - Chi phí trả trước
- Khi nộp thuế GTGT vào ngân sách nhà nước:
Nợ TK 3331
Có TK 111,112...
- Trường hợp được hoàn lại thuế GTGT (khi số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của 3 tháng liên tục > số thuế GTGT đầu ra các tháng tương ứng ,thuế GTGT của TSCĐ khấu trừ 3 tháng liên tục chưa hết ... ):
Nợ TK liên quan 111,112 : Số đã nhận
Có TK 133 : Số đầu vào được hoàn lại
Có TK 3331 : Số nộp thừa được hoàn lại.
- Trường hợp giảm thuế (các cơ sở bị lỗ do mức thuế GTGT phải nộp của các hoạt động kinh doanh lớn hơn mức thuế doanh thu trước đây):
Nợ TK 3331 : Trừ vào số phải nộp
Nợ TK 112,112 : Số được giảm đã nhận
Có TK 721 : Số thuế GTGT đựoc giảm trừ
* Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ :
TK111, 112 TK152,156, TK511 TK111,112
TK331,... TK211,... TK154,632 . .. TK 911..... TK 711,... TK 131,...
(1) (4)
TK 133 TK 3331
(2) (6)
TK 111,112
(7)
(3)
Ghi chú:
(1): Giá trị vật tư,hàng hóa, TSCĐ nhập kho theo giá thực tế chưa có thuế GTGT đầu vào
(2): thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
(3): thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ và phải nộp NSNN
(4): doanh thu bán hàng và thu nhập hoạt động khác chưa có thuế GTGT
(5): thuế GTGT phải nộp
(6): thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với thuế GTGT phải nộp
(7): Nộp thuế GTGT vào NSNN
3. Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
- Mua hàng hóa, dịch vụ về nhập kho hoặc dùng ngay vào sản xuất kinh doanh:
Nợ TK liên quan (TK 152, 156, 627, 641,...)
Có TK 112,111,331,.. .
- Phản ánh số thuế GTGT và trị giá hàng hoá nhập khẩu:
Nợ TK 152, 153, 156, 211: Giá thực tế hàng nhập khẩu
Có TK 3333 : Thuế nhập khẩu
Có TK 33312 : Thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp
Có TK 111,112 : Giá mua và chi phí thu mua
- Khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc khi phát sinh các khoản thu nhập hoạt động tài chính và các khoản thu nhập bất thường đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT thì phản ánh các loại thu nhập đó là tổng thu nhập ( tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT ):
Nợ TK 111, 112 : Tổng số tiền phải thu của người mua
Có TK 511, 512 : Doanh thu bán hàng
Có TK 711 : Thu nhập hoạt động tài chính
Có TK 721 : Thu nhập hoạt động bất thường
- Cuối kỳ, kế toán tính và xác định số thuế GTGT phải nộp:
+ Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh :
Nợ TK 642 (6425) - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp
+ Đối với các hoạt động khác (hoạt động tài chính, bất thường):
Nợ TK 811 - Chi phí hoạt động tài chính
Nợ TK 821 - Chi phí hoạt động bất thường
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Khi nộp thuế GTGT vào ngân sách Nhà nước
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112, ...
Khi được giảm trừ thuế GTGT :
Nợ TK 3331 : Trừ vào số phải nộp trong kỳ
Nợ TK 111,112 : Nhận số giảm trừ bằng tiền
Có TK 721 : Số thuế GTGT được giảm trừ
* Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
TK111, 112 TK152,156, TK111,112
TK331,... TK211,... TK154,632 TK 911 TK 511 TK 131,...
(1) (2)
TK 3331 TK 6425
(5) (3)
TK 811,821
(4)
Ghi chú:
(1): Giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ nhập kho
(2): Doanh thu bán hàng, dịch vụ có thuế GTGT phải nộp
(3): Thuế GTGT phải nộp ngân sách Nhà nước của hoạt động sản xuất kinh doanh
(4): Thuế GTGT phải nộp ngân sách Nhà nước của hoạt động tài chính và hoạt động bất thường
(5): Nộp thuế GTGT vào ngân sách Nhà nước
Phần III: Tình hình áp dụng phương pháp tính và hạch toán thuế giá trị gia tăng hiện nay
I. Đánh giá tình hình
1. Những thành tựu đạt được
Luật thuế GTGT. đây là loại thuế mới lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam, nó ra đời để thay thế cho Luật thuế doanh thu trước đây. Trong thời kỳ Việt Nam mới bước vào nền kinh tế thị trường, luật thuế doanh thu với 11 loại thuế suất phù hợp với nhiều loại hình kinh doanh trong các thành phần kinh tế trong quá trình chuyển đổi cơ chế, cũng như phương pháp tính thuế đơn giản đã tỏ ra tương đối phù hợp và góp phần không nhỏ vào thu ngân sách. Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngày một phát triển thì thuế doanh thu tỏ ra không còn phù hợp. Cơ chế “thuế đánh chồng lên thuế” tạo tình trạng đánh thuế chồng chéo, gây bất bình đẳng trong cạnh tranh, hạn chế xuất khẩu, phức tạp trong quản lý. Biểu thuế doanh thu dễ dẫn đến tình trạng trốn thuế. Thuế GTGT, với bản chất mang tính trung lập về mặt kinh tế đã khắc phục được hầu hết các nhược điểm nói trên của thuế doanh thu. Và nhân tố làm nên những ưu điểm này của thuế GTGT là sự thay đổi trong phương pháp tính thuế. Luật thuế GTGT qui định phương pháp tính thuế bao gồm 2 cách: phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Với 2 phương pháp, đặc biệt là phương pháp khấu trừ, thuế GTGT đã thể hiện rõ bản chất của loại thuế gián thu. Chủ thể kinh doanh chỉ là người thu thuế hộ Nhà nước. Thói quen kêu ca về thuế chồng chéo sẽ không còn lí do tồn tại. Thay vào đó là một lối tư duy mới, chủ động, tự hoàn thiện được thể hiện ở một phần rất quan trọng là phương pháp tính thuế buộc các chủ thể nộp thuế phải làm quen với chế độ hoá đơn chứng từ. Thêm vào đó, việc bổ sung TK 1331 - Thuế GTGT đầu vào và sửa đổi TK 3331 từ thuế doanh thu sang thuế GTGT phải nộp khi áp dụng Luật thuế GTGT đã giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc theo dõi tình hình thanh toán với ngân sách Nhà nước cũng như đáp ứng thoả đáng nhu cầu của người sử dụng thông tin kế toán.
Nhìn chung luật thuế mới đều đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay và đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
2. Những vướng mắc tồn tại
Thuế GTGT, trước hết là sự phân chia đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế sẽ gây ra hiện tượng phân đoạn các hoạt động kinh tế, tức là các hoạt động này sẽ mất khả năng “chuyển
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thue (6).doc