MỤC LỤC
DANH MỤC PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ________________________________ _______________ 1
CHưƠNG I. PONZI GAME VÀ CUỘC ĐUA LÃI SUẤT_____________ 3
1.1. Khái niệ m Ponzi, Ponzi Scheme và Ponzi Game ___________________________ 3
1.2. Một số biểu hiện của mô hình Ponzi, trò chơi Ponzi ________________________ 5
1.3. Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 ____________ 6
1.3.1. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 _________________ 6
1.3.2. Diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 ___________________ 10
1.3.3. Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 ____________________ 12
1.3.4. Dấu hiệu của Ponzi Game trong cuộc khủng hoảng tài chín h châu Á và bài học
kinh nghiệm __________________________________________________________ 13
1.4. Tác động của Ponzi Game đến nền kinh tế _______________________________ 16
1.4.1. Tác động chung đến nền kinh tế ______________________________________ 16
1.4.2. Tác động riêng đến từng thành phần kinh tế ____________________________ 16
CHưƠNG II. CUỘC ĐUA LÃI SUẤT CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT
NAM ________________________________ _____________________ 18
2.1. Diễn biến cuộc đua lãi suất của các ngân hàng thương mại Việt Nam _________ 18
2.1.1. Diễn biến cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng Việt nam giai đoạn từ đầu năm
2008 đến ngày 26/2/2008 ________________________________________________ 19
2.1.2. Diễn biến cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng Việt Nam giai đoạn từ ngày
26/2/2008 đến ngày 16/5 ________________________________________________ 22
2.1.3. Diễn biến cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng Việt Nam giai đoạn từ 16/5/2008
đến đầu tháng 7/2008 ___________________________________________________ 27
2.2. Đánh giá cuộc đua lãi suất các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam_____ 32
2.2.1. Dấu hiệu xuất hiện của Ponzi đối với lãi suất ngân hàng tại nền kinh tế Việt Nam.
____________________________________________________________________ 32
2.2.2. Ảnh hưởng của cuộc đua lãi suất tới tổng thể nền kinh tế __________________ 34
2.3. Nguyên nhân của cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng Việt Nam hiện nay 46
2.3.1 Sự yếu kém trong điều hành của ngân hàng trung ương (N HTW) ____________ 46
2.3.2 Những nguyên nhân của cuộc chạy đua lãi suất Ponzi bắt nguồn từ phía các NHTM
____________________________________________________________________ 52
CHưƠNG III. GIẢI PHÁP GIÚP TRÁNH KHỎI PONZI GAME VÀ
NGUY CƠ KHỦNG KHOẢNG NỀN KINH TÊ ___________________ 59
3.1 Giải pháp ngắn hạn nhằm giải quyết tình trạng chạy đua lãi suất hiện tại _____ 59
3.1.1 Giải pháp về phía NHTW và chính phủ ________________________________ 59
3.1.2 Nhóm giải pháp ngắn hạn cho các NHTM ______________________________ 62
3.2. Giải pháp trung và dài hạn ____________________________________________ 64
3.2.1. Nâng cao tính độc lập và vai trò của NHNN ____________________________ 64
3.2.2. Củng cố h ệ thống liên ngân hàng _____________________________________ 67
3.2.3. Xây dựng thị trường tài chính vững mạnh hơn __________________________ 68
KẾT LUẬN________________________________ ________________ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2061 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ponzi Game và cuộc đua lãi suất ở Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o xử lý kịp thời.
Tổng kết
Cuộc đua lãi suất có sự tham gia của tất cả các ngân hàng ở Việt nam. Các
ngân hàng nhỏ thường năng nổ tăng lãi suất cao hơn mức trung bình của thị
trường, nhưng những ngân hàng lớn không muốn đánh mất thị phần nên cũng
không thể đứng ngoài cuộc. Đặc biệt, trong cuộc chạy đua lãi suất này, các ngân
hàng ngoài cạnh tranh nhau bằng lãi suất, các chương trình khuyến mại còn cạnh
tranh bằng những dịch vụ mới là các chương trình huy động tiền gửi kì hạn ngắn
(1 đêm, 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 4 tuần …). Mức lãi suất cho các kì hạn ngắn và
không kì hạn cao hơn trước đây rất nhiều. Tuy nhiên do các ngân hàng liên tục
đưa ra các biểu lãi suất mới, ngân hàng sau thường đưa ra biểu lãi suất cao hơn
ngân hàng trước nên hiện tượng người dân rút tiền gửi vào các ngân hàng có lãi
suất cao hơn vẫn tiếp tục diễn ra. Theo dự báo của Tổng cục thống kê, trong
trường hợp thuận lợi nhất, lạm phát của Việt Nam năm 2008 sẽ là 24,75%. Chủ
trương của Thủ tướng Chính phủ là giữ mực lãi suất thực dương, lãi suất cơ bản
và kéo theo đó là lãi suất huy động VND của các ngân hàng Việt nam trong thời
gian tới có khả năng sẽ tiếp tục tăng.
2.2. Đánh giá cuộc đua lãi suất các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
2.2.1. Dấu hiệu xuất hiện của Ponzi đối với lãi suất ngân hàng tại nền
kinh tế Việt Nam
Từ cuối năm 2007, lạm phát tăng ở hầu hết các nước và Việt Nam cũng
không thoát khỏi vòng xoáy đó, hơn thế nữa Việt Nam còn là nước chịu ảnh
hưởng rất nhiều của lạm phát thế giới. Trước sức ép của lạm phát cùng với ngân
sách nhà nước đang rơi vào tình trạng thâm hụt, NHNN đã buộc phải rút bớt
lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế bằng một loạt các biện pháp như khống
chế tỷ lệ cho vay chứng khoán, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu
bắt buộc…Chính những chính sách này là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng
các NHTM thiếu tính thanh khoản trầm trọng. Trước tình hình đó các NHTM
chỉ còn cách tăng lãi suất huy động vốn nhằm thu hút được lượng tiền nhàn rỗi
trong dân chúng để đảm bảo được tính thanh khoản của mình.
Dấu hiệu cơ bản đầu tiên của Ponzi đối với lãi suất ngân hàng là khi các
NHTM bắt đầu đua nhau tăng lãi suất hàng loạt chỉ trong một thời gian ngắn.
Như đã nghiên cứu ở phần 2.1, khi NHNN quy định mức lãi suất trần 12%/năm,
ngay lập tức các NHTM cũng buộc phải tăng mức lãi suất huy động trung bình
từ 7%/ năm lên mức lãi suất trần để đảm bảo tính thanh khoản. Tuy NHNN đã
áp dụng lãi suất trần nhưng đa số các ngân hàng điều tìm cách “lách luật” tăng
mức lãi suất của mình lên trên mức lãi suất trần bằng cách thỏa thuận với các
khách hàng có số tiền gửi lớn.
Sau đó khi NHNN hủy bỏ lãi suất trần huy động 12% và thay bằng lãi
suất cơ bản 12% (đồng nghĩa với lãi suất trần cho vay 18% năm) thì hầu như tất
cả các NHTM đều đồng loạt tham gia một cuộc đua lãi suất mới khiến lãi suất
tăng lên mức 15% đến 16% năm. Lãi suất này cao hơn hẳn so với lãi suất tái cấp
vốn của NHNN (13%) và lãi suất tái chiết khấu (11%). Đây chính là một dấu
hiệu bất bình thường vì theo thông lệ lãi suất ở thị trường mở phải dao động
giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Và khi NHNN đưa mức lãi
suất cơ bản lên đến 14% thi cuộc đua lãi suất diễn ra ngày càng gay gắt. Lúc đầu
chỉ là các NHTM nhỏ đua nhau tăng lãi suất nhưng sau đó tất cả các ngân hàng
quốc doanh lớn cũng bị cuốn vào “cơn bão” tăng lãi suất đó.
Như vậy dấu hiệu cơ bản đầu tiên của ponzi đã xuất hiện tại nền kinh tế
Việt Nam khi có hiện tượng tranh đua tăng lãi suất của các NHTM chỉ trong một
thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu như chỉ có hiện tượng đó thì chưa thể kết luận
được liệu đó có thể là một “trò chơi Ponzi”, bởi bản chất của “ trò chơi Ponzi” là
cuộc đua tranh vay nợ để trả nợ. Tuy nhiên khi nhìn sâu hơn vào tình trạng khó
khăn của các ngân hàng đang gặp phải thì có thể thấy các NHTM thực sự đang
rơi vào vòng xoáy của cuộc chơi Ponzi.
Dấu hiệu thứ hai xuất hiện khi các NHTM rơi vào tình trạng quay vòng
vốn không hiệu quả. Các ngân hàng đua nhau thu hút vốn nhằm đảm bảo được
lượng dự trữ bắt buộc tuy nhiên với lượng vốn thu hút dư sau khi đảm bảo yêu
cầu về tỉ lệ dự trữ bắt buộc, các NHTM lại không biết đầu tư vào đâu. Trong tình
hình hiện nay, thị trường chứng khoán tụt dốc không phanh mặc dù tổng công ty
nhà nước SCIC đã bỏ hàng ngàn tỷ dồng để cứu vớt. Kéo theo đó là thị trường
bất động sản cũng bị chấn động mạnh, đến tháng 5/2008 thị trường bất động sản
đã giảm từ 30 đến 40% giá trị và dự đoán sẽ tiếp tục bị giảm thêm 10% đến 20%
so với giá hiện tại vì không có giao dịch. Trước sự đóng băng của hai thị trường
này, hệ thống ngân hàng sẽ là nhân tố bị ảnh hưởng gián tiếp đầu tiên bởi lúc
này phần lớn các doanh nghiệp sẽ không thể vay với mức lãi suất cao đến 21%
để đầu tư vào các thị trường đang trong tình trạng ảm đạm như vậy. Kéo theo
đó, các ngân hàng do khó có thể cho vay đồng vốn của mình nên sẽ khó thu
được lợi nhuận từ việc cho các doanh nghiệp vay mà lợi nhuận thu được từ hoạt
động này được coi là khoản thu chính của ngân hàng. Rõ ràng mức lãi suất tiền
gửi tăng cao quá nhanh cùng với sự lưu thông đồng vốn không mang lại lợi
nhuận hiệu quả, vậy thì số tiền các ngân hàng phải trả cho khách hàng đến khi
đáo hạn tiền gửi sẽ được lấy từ đâu? Chỉ có một cách giải thích duy nhất đó là
các NHTM đang thực hiện trò chơi ponzi bằng cách lấy lãi của người sau để trả
cho người trước với hy vọng tình hình khó khăn này sẽ nhanh qua đi và hệ thống
ngân hàng sẽ phục hồi. Tuy nhiên nếu như trò chơi Ponzi này ngày càng kéo dài
và không được sửa chữa kịp thời thì đó sẽ là báo động đỏ đối với khủng hoảng
kinh tế.
Trò chơi Ponzi xuất hiện sẽ ảnh hưởng tới nhiều mặt của một nền kinh tế,
từ tầm vĩ mô như hệ thống liên ngân hàng, tăng trưởng kinh tế tới tầm vi mô –
các chủ thể trong nền kinh tế như bản thân các ngân hàng, các doanh nghiệp sản
xuất trong nước và người gửi tích kiệm. Sau đây sẽ là một số nghiên cứu về ảnh
hưởng của Ponzi game tới nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua.
2.2.2. Ảnh hưởng của cuộc đua lãi suất tới tổng thể nền kinh tế
2.2.2.1. Ảnh hưởng tới hệ thống liên ngân hàng
Nếu như cuộc đua lãi suất bất thường này kéo dài thì sẽ có nguy cơ dẫn
tới khủng hoảng thanh khoản của hệ thống NHTM. Khủng hoảng thanh khoản
của hệ thống ngân hàng xảy ra khi vì một lý do nào đó, các NHTM không còn
tiền mặt để cho vay và trả nợ đến hạn, mà không vay được trên thị trường liên
ngân hàng hay ở bất cứ đâu khác.
Trong nửa đầu năm 2008, những dấu hiệu đầu tiên của cuộc khủng hoảng
thanh khoản của các NHTM đã xuất hiện. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc
khủng hoảng này:
Nguyên nhân đầu tiên của khủng hoảng thanh khoản là việc lãi suất huy
động ở các NHTM tăng mạnh bất thường. Do khủng hoảng thanh khoản nên các
ngân hàng buộc phải huy động vốn tham gia vào cuộc chạy đua lãi suất. Cho
đến cuối tháng 6/2008, mức lãi suất huy động trung bình của các ngân hàng là
16% - 17%. Với mức lãi suất quá cao như vậy, tính thanh khoản của các NHTM
đang ngày một yếu đi bởi lãi suất huy động vốn tăng cao đồng nghĩa với lãi suất
cho vay phải tăng cao hơn nữa. Với lãi suất cho vay tăng cao, các ngân hàng khó
có thể quay vòng vốn từ việc cho vay hoặc đầu tư vào các hoạt động khác. Rõ
ràng tính thanh khoản của các ngân hàng đang trong tình trạng báo động và cần
sự trợ giúp từ phía NHNN.
Cuối năm 2007, tình hình lạm phát của Việt Nam ngày càng trầm trọng.
Do đó đến tháng 6/2007 khi NHNN điều chỉnh tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên gấp
đôi đối với cả nội tệ (tức 10%), nhiều NHTM đã bắt đầu tăng dần lãi suất tiết
kiệm để đảm bảo được tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới. Tuy vậy, lạm phát không giảm
mà còn tăng vọt, lên tới 14%/năm trong tháng 1/2008. Đến ngày 13/2/2008,
NHNN thông báo sẽ phát hành 20,3 nghìn tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc đối
với 41 NHTM. Đây có lẽ là quyết định “gây sốc” cho thanh khoản của hệ thống
ngân hàng, vốn đã khá khó khăn từ cuối 2007. Do đã cho vay đến hết hạn mức,
các NHTM bắt đầu cuộc chạy nước rút để kiếm đủ tiền mặt trả cho tín phiếu,
VIBOR tăng vọt. Cuộc đua lãi suất bắt đầu.
Nguyên nhân thứ hai của cuộc khủng hoảng thanh khoản xuất hiện khi mà
lãi suất qua đêm của hệ thống liên ngân hàng tăng vọt lên đến 43%. Với lãi suất
huy động vốn cao như hiện nay, vẫn có nhiều ngân hàng thiếu tiền và buộc phải
vay với mức lãi suất qua đêm cao “ngất ngưởng”. Thông thường lãi suất liên
ngân hàng chỉ được dao động trong khoảng giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi
suất tái cấp vốn bởi: trong hệ thống ngân hàng, khi một ngân hàng thiếu vốn thì
ngân hàng đó có thể vay NHNN vì một trong những vai trò quan trọng của
NHNN là vai trò “người cho vay cuối cùng” theo mức lãi suất tái chiết khấu quy
định. Tuy nhiên trong trường hợp của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian vừa
qua, NHNN đã không làm tốt vai trò này của mình, cụ thể là các NHTM khó có
thể vay được từ NHNN, do đó họ chỉ còn con đường cuối cùng là vay trên thị
trường liên ngân hàng, chính điều này đã đẩy lãi suất qua đêm lên cao. Trong
một khoảng thời gian cụ thể, lãi suất qua đêm có thể cao hơn lãi suất chiết khấu,
tuy nhiên nếu điều này xảy ra trong một khoảng thời gian dài thì đó là một dấu
hiệu hoàn toàn không tốt cho hệ thống ngân hàng và chắc chắn dòng vốn đang
không được lưu thông hiệu quả. Ngoài ra việc chạy đua tăng lãi suất VND nhằm
huy động vốn và cạnh tranh khách hàng của các ngân hàng thương mại hiện nay
cũng là một nguyên nhân nữa đẩy lãi suất qua đêm tăng lên mức đột biến.
2.2.2.2. Ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Cuộc đua lãi suất tăng cao bất thường sẽ kiềm chế tăng trưởng kinh tế
theo nhiều mặt. Nhìn vào biểu đồ dưới đây có thể thấy GDP của Việt nam sang
năm 2008 đang trên đà giảm, trong khi đó lạm phát tăng cao. Sau đây nhóm đề
tài sẽ phân tích hai nhân tố chính tạo đà tăng trưởng kinh tế nhưng lại chịu ảnh
hưởng tiêu cực bởi cuộc đua lãi suất. Từ đó nhóm sẽ chỉ ra hiện tượng lãi suất
ngân hàng tăng cao đột xuất sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế ra
sao.
Biểu đồ 2: Tốc độ tăng GDP Việt Nam qua các năm
Mặt thứ nhất phải kể đến đó là tình hình sản xuất kinh doanh trong nước.
Đua lãi suất kìm hãm sản xuất kinh doanh trong nước. Hiện nay khi lãi
suất cho vay lên tới 21 % / năm, phần lớn các doanh nghiệp đều không dám vay.
Vì vậy các doanh nghiệp trong nước hiện đang rất khan hiếm vốn do không thể
vay từ ngân hàng. Khi các doanh nghiệp sản xuất không có vốn đề đầu tư, các
doanh nghiệp xuất khẩu thiếu vốn để gom mua hàng, các hoạt động kinh tế bị
đình trệ…thì đó là những biểu hiện đầu tiên của việc tốc độ tăng trưởng sẽ giảm
đối với một nền kinh tế. Trong thời điểm khó khăn này nhiều doanh nghiệp phải
tạm dừng sản xuất, sản xuất trong nước đình trệ sẽ kéo theo tăng trưởng giảm.
Mặt thứ hai tạo đà tăng trưởng kinh tế nhưng lại chịu ảnh hưởng tiêu cực
từ cuộc đua lãi suất, đó là cán cân thương mại. Lãi suất tăng cao là một trong
những nguyên nhân gián tiếp gây thâm hụt cán cân thương mại bởi lãi suất cho
vay cao khiến cho các công ty xuất khẩu gặp khó khăn trong việc vay vốn, hạn
chế hoạt động xuất khẩu. Theo tờ “kinh tế Sài Gòn” số ra ngày 26/6/2008, một
số công ty xuất khẩu có nguồn ngoại tệ thu về vào tháng 7-2008 đang không biết
sẽ giải quyết bài toán tỷ giá và lãi suất ra sao. Để thu mua nguyên liệu, làm hàng
xuất khẩu, họ phải vay tiền đồng với lãi suất 21%/năm .Với lãi suất vay cao như
thế, trong khi giá hàng xuất không tăng hoặc tăng không đáng kể, rõ ràng lợi
Nguồn: Theo Economist Intelligence Unit thuộc tạp chí The Economist
nhuận của nhà xuất khẩu giảm. Các đơn vị này chỉ còn trông chờ bù đắp lợi
nhuận bằng tỷ giá, nhưng nếu tính toán kỹ thì mức tăng thêm của tỷ giá 322
đồng/đô la Mỹ mà NHNN điều chỉnh ngày 11-6-2008 vẫn chưa thể ngang bằng
với sự gia tăng lãi suất vốn vay. Bán đô la cho ngân hàng theo tỷ giá niêm yết và
thương lượng để ngân hàng cho vay tiền đồng với lãi suất ưu đãi, dưới 18%/năm
là việc nhiều công ty xuất khẩu đang làm.Tuy nhiên không phải ngân hàng nào
cũng có thể cho doanh nghiệp vay tiền với lãi suất ưu đãi bởi lãi suất tiết kiệm
cũng đang ở mức 18%/năm.
29
Theo tính toán của một chuyên gia ngân hàng, thâm hụt thương mại năm
2007 là 14 tỷ USD và con số này được bù đắp từ 3 nguồn : kiều hối, đầu tư trực
tiếp nước ngoài và ODA. Sang năm 2008, dự kiến thâm hụt thương mại sẽ lên
tới 22-25 tỷ USD trong khi tốc độ tăng dự kiến của ba nguồn vốn bù đắp nói
trên chỉ khoảng 15% tương đương với 16 tỷ USD, như vậy sẽ thiếu khoảng 6-9
tỷ USD để bù đắp. Nhìn vào bảng số liệu duới đây, có thể thấy cán cân thanh
toán Việt Nam nửa cuối năm 2007 - đầu năm 2008 đang thâm hụt nhiều nhất kể
từ năm 2003 trở lại đây.
Biểu đồ 3: GDP bình quân đầu ngƣời và Cán cân thƣơng mại
của Việt Nam qua các năm
29 Theo Hải Lý “Tỷ g iá xuống, lãi suất lên”
Như vậy có thể nói cuộc đua lãi suất ngân hàng này nếu diễn ra trong thời
gian dài sẽ hàm chứa nhiều nguy hiểm hơn chỉ là sự khủng hoảng hệ thống ngân
hàng đơn thuần. Nó tác động đến các mặt của nền kinh tế và sẽ gây khủng hoảng
kinh tế nếu không được khắc phục kịp thời.
2.2.3. Ảnh hưởng của cuộc đua lãi suất của các NHTM tới các thành
phần trong nền kinh tế
Cuộc đua lãi suất ảnh hưởng trực tiếp và trước tiên tới các thành phần
trong nền kinh tế, đó là bản thân các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp
sản xuất trong nước và người dân gửi tích kiệm. Ảnh hưởng của hiện tượng lãi
suất tăng cao bất thường này khiến cho mọi hoạt động của mọi thành phần kinh
tế bị đảo lộn và rơi vào tình trạng khó khăn. Mỗi cá nhân, doanh nghiệp, ngân
hàng đều phải chịu những khó khăn riêng.
2.2.3.1.Ngân hàng thương mại
Trong cuộc đua lãi suất từ cuối năm 2007 đến nửa đầu năm 2008, nhân tố
trong nền kinh tế bị ảnh hưởng đầu tiên chính là các NHTM. Bản thân các
NHTM tham gia cuộc đua lãi suất nhưng họ chính là những người lo sợ nhất
không biết kết cục của cuộc đua này sẽ đi đến đâu. Hiện tại hầu hết các NHTM
đều gặp khó khăn trong kinh doanh, trong tương lai nếu không có sự điều chỉnh
kịp thời sẽ dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng.
Khó khăn đầu tiên mà các NHTM gặp phải là duy trì được lượng vốn huy
động hiệu quả trong ngân hàng của mình. Hiện nay ngân hàng đang giữ mức lãi
suất huy động kỉ lục là Ngân hàng Seabank huy động với lãi suất 19,2%/năm
cho kỳ hạn 13 tháng. Tuy các NHTM huy động được vốn nhàn rỗi trong dân cư
nhưng dòng vốn đó đang được lưu thông không hiệu quả do xảy ra nạn tiền
“chạy”. Thông thường với lãi suất huy động ở mức cao như hiện nay sẽ tạo điều
kiện cho NHTM hút thêm những nguồn tiền đang nhàn rỗi trong dân cư, ngoài
hệ thống về, đảm bảo tốt được tính thanh khoản của từng ngân hàng. Tuy nhiên
dòng vốn huy động vào các NHTM thực chất đang chạy vòng quanh, chu
chuyển từ nơi có lãi suất thấp sang nơi có lãi suất cao, còn bản thân hệ thống
NHTM không thu được thêm nhiều vốn huy động. Nạn tiền "chạy" xảy ra sau
khi các ngân hàng lao vào cuộc đua tăng lãi suất. Ngân hàng nhỏ thì tăng lãi suất
để kiếm thêm vốn. Ngân hàng lớn cũng phải chạy theo để giữ vốn. Một số ngân
hàng tuy đã huy động đủ vốn cho tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhưng vẫn không dám hạ
lãi suất bởi nếu như họ hạ lãi suất, lập tức người dân sẽ rút tiền gửi sang ngân
hàng có lãi suất cao hơn. Kiểu chạy vòng vốn này hoàn toàn đáng lo ngại bởi
dòng chảy này không tạo nguồn vốn mới mà làm nảy sinh thêm chi phí và gây
bất lợi cho chính các ngân hàng, đặc biệt trong việc ổn định hoạt động và quản
lý nguồn vốn.
“Trao đổi với VnEconomy, đại diện một số ngân hàng cổ phần lớn cho
rằng bản thân nguồn vốn khả dụng của họ hiện nay sung túc, dư thừa, nhu cầu
tăng lãi suất cho mục đích gọi vốn không quá lớn, nhưng vẫn buộc phải điều
chỉnh để giữ chân khách hàng, nhất là khi dòng vốn có tín hiệu chạy vòng. “
30
Ngày 4/7/2008, Giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP HCM Hồ
Hữu Hạnh cho biết kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm của khối ngân hàng
thành phố không đạt lợi nhuận cao do nhà băng đua tăng lãi suất đầu vào gần
bằng lãi suất cho vay.
31
Khó khăn thứ hai mà các NHTM đang gặp phải khi tham gia vào cuộc
chơi tăng lãi suất đó là lợi nhuận kinh doanh các ngân hàng đang ngày một
giảm. Có một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên:
Thứ nhất, lãi suất đầu vào của NHTM, tức lãi suất huy động vốn tăng cao,
cộng với chi phí cao do tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng mạnh, chi phí bù lỗ cho việc
mua tín phiếu NHNN, nhưng lãi suất cho vay tăng chậm, khoảng cách chênh
lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất đầu vào thu hẹp. Cụ thể: Ngày 11/6/2008
khi NHNN nâng mức lãi suất cơ bản lên 14%/ năm thì trần lãi suất cho vay lúc
này là 21%/ năm. Tuy nhiên theo các ngân hàng tính toán, nếu mức lãi suất huy
30
Theo Minh Đức. “Lãi suất ngân hàng cần tìm t iếng nói chung”
31
Tần Vy. “Đua lãi suất, ngân hàng hết lợi nhuận”
động đã là 19/năm-20% / năm thì các ngân hàng phải cho vay với mức 25%-
26%/ năm mới có lãi, sau khi trừ đi các chi phí dành cho quản lý, dự trữ bắt
buộc, dự trữ thanh khoản... trong khi đó trần lãi cho vay chỉ là 21%/ năm. Rõ
ràng việc tăng lãi suất hoàn toàn không có lợi cho các NHTM vì chênh lệch giữa
lãi suất đầu vào và đầu ra ngày càng thu hẹp. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng dư
nợ chậm hơn tốc độ tăng huy động vốn.Cả hai nhân tố đó làm cho lợi nhuận của
NHTM ngày càng thấp, làm ảnh hưởng đến năng lực tài chính và khả năng cạnh
tranh, uy tín của NHTM.
Thứ hai, nguồn vốn huy động được sử dụng không hiệu quả do với mức
lãi suất quá cao như vậy, khó có doanh nghiệp nào có thể chịu được. Nếu doanh
nghiệp không vay được thì việc huy động vốn không có tác dụng, thậm chí còn
bất lợi cho ngân hàng.Vì vậy việc đưa ra mức lãi suất huy động bao nhiêu không
khó, mà khó là phải lường trước được khả năng vay vốn của doanh nghiệp.
Cuối cùng, các ngân hàng bị buộc phải từ bỏ các khoản thu từ phí suất,
mà thực chất là một cách tăng lãi suất cho vay theo cung cầu của thị trường, nên
sẽ gặp khó khăn hơn về doanh thu. Mặc dù lãi suất cho vay ra có thể tăng thêm
3%, nhưng lãi suất huy động có thể cũng phải tăng một lượng tương tự do áp lực
cạnh tranh, nên chênh lệch lãi suất danh nghĩa hầu như không đổi. Trong khi đó,
phần doanh thu “mềm” từ phí suất, đôi khi lên tới 4 – 5%, bị cắt hẳn sẽ ảnh
hưởng tới nguồn thu của ngân hàng.
Như vậy rõ ràng bản thân các NHTM sẽ là chủ thể bị ảnh hưởng đầu tiên
trong cuộc đua lãi suất này, bản thân họ không muốn tham gia cuộc chơi nhưng
trong thời kì lạm phát tăng cao và nền kinh tế khó khăn như hiện nay, hầu hết
các ngân hàng đều tăng lãi suất với hi vọng bản thân mình sẽ vượt qua được thời
kì này trước rồi sau đó sẽ bình ổn sau.
2.2.3.2. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước
Trong cuộc đua lãi suất giữa các NHTM thì các doanh nghiệp sản xuất
cũng là chủ thể chịu nhiều áp lực. Thực tế hiện nay, khi một doanh nghiệp hay
cá nhân đến vay tiền ngân hàng đều bất ngờ trước mức lãi suất quá cao. Việc
vay vốn của doanh nghiệp, của khách hàng trở nên khó khăn hơn. Một mặt tạo
điều kiện cho tiêu cực nảy sinh trong quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân
hàng, tức là NHTM buộc phải lựa chọn dự án, lựa chọn khách hàng, việc cho
vay vốn khắt khe hơn. Mặt khác nhiều dự án bị từ chối vay vốn, hoặc doanh
nghiệp không dám vay, không dám triển khai dự án do khả năng sinh lời không
hiệu quả. Sau đây là một số khó khăn mà các doanh nghiệp trong nước đang gặp
phải:
Thứ nhất, lãi suất cho vay cao, các doanh nghiệp khó có thể chịu được.
Tăng lãi suất cho vay vốn trên thị trường tức là làm tăng chi phí vốn vay của
doanh nghiệp và người kinh doanh, từ đó làm tăng giá thành sản phẩm và dịch
vụ, tác động tăng giá trên thị trường. Với mặt bằng lãi suất cao như hiện nay (lãi
suất cho vay đối với doanh nghiệp là 21%), nhiều doanh nghiệp nhất là trong
khối sản xuất không dám vay vì không thể chịu được mức lãi suất quá cao đó.
Thậm chí đã có doanh nghiệp phải dừng sản xuất, cho công nhân nghỉ việc.
Ngay cả khi doanh nghiệp đủ khả năng để vay thì các ngân hàng cũng đang hạn
chế cho vay, do chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay không
đáng kể, nhiều ngân hàng còn chịu thua lỗ khi cho vay nhiều. Thêm vào đó do
tăng trưởng tín dụng bị hạn chế ở mức 30% nên nhiều ngân hàng có tiền, mà
tăng trưởng tín dụng đã gần tới giới hạn trên cũng không dám cho vay. Hiện nay
các ngân hàng thường chỉ cho những khách hàng cũ vay với những khoản vay
ngắn hạn.
Thứ hai, lãi suất biến động không ngừng là một bất lợi lớn cho các doanh
nghiệp. Có những hợp đồng đã ký, đã giải ngân 20-30%, doanh nghiệp vẫn phải
ký lại hợp đồng vay với lãi suất cao hơn. Trước đây lãi suất vay cố định hàng
tháng, hàng quý; nay doanh nghiệp phải ký phụ kiện hợp đồng, điều chỉnh lãi
suất 15 ngày/lần. Với sự thay đổi lãi suất quá nhanh như vậy, doanh nghiệp
không xoay xở kịp, không lên được kế hoạch sản xuất kinh doanh, và luôn bị
động về chi phí đầu vào cho giá thành sản phẩm và điều này có thể dẫn tới tình
trạng thua lỗ. Giám đốc một công ty nói: “Lãi suất 21% kéo dài sẽ vượt quá sức
chịu đựng của doanh nghiệp. Nhưng đáng nói hơn là lãi suất không ổn định. Bây
giờ thôi thì cao thấp cũng được, song lãi suất phải ổn định thì chúng tôi mới có
thể tính toán kinh doanh.”
32
Các doanh nghiệp thuộc các ngành đều lên tiếng phản ánh giai đoạn làm
ăn khó khăn như hiện nay, mỗi ngành một khó khăn riêng, nhưng điểm chung là
tình trạng thiếu vốn.
Ông Huỳnh Văn Hạnh - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ
TPHCM - GĐ Công ty đồ gỗ xuất khẩu Minh Phương cho biết: "Trong 3 tháng
đầu năm, chi phí sản xuất đồ gỗ đã tăng 17% và tiếp tục tăng theo tỉ giá USD.
Điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ quy mô vừa và nhỏ hoạt
động cầm cự, khó có thể có lợi nhuận. Mặt khác, nhiều đơn vị phải từ chối các
đơn hàng xuất khẩu do không chủ động được giá nguyên vật liệu, thiếu vốn hoặc
ngại vay vốn lãi suất cao trong khi không thể điều chỉnh giá đơn hàng nhiều lần
trong năm nên đành từ chối đơn đặt hàng.”
33
Ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép VN (VSA) cho
biết: “Mức lãi suất phổ biến mà các doanh nghiệp đang vay khoảng từ 18-20%,
gần mức lãi suất trần nhưng nhiều khi vẫn không được giải ngân trong hạn mức
tín dụng. Do khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng, trong khi tình hình tiêu thụ
thép chậm do các công trình xây dựng cũng đang đình đốn dẫn đến việc thời
gian qua không ít doanh nghiệp sản xuất phôi thép "cực chẳng đã" đã phải tìm
cách xuất khẩu ngược phôi thép để quay vòng vốn”. Một số doanh nghiệp ngành
thép cũng cho hay, thời gian qua có doanh nghiệp đã nợ tiền mua thép phế
(nguyên liệu để sản xuất phôi thép) lên tới 30 tỉ đồng (tương đương khoảng 2
32
Theo P.V “Doanh nghiệp khó, ngân hàng cũng khó”
33
Theo Mai Vân -Thanh Nhàn. “DN nhỏ và vừa: Cầm cự chờ qua cơn khó”
icleID=265010&ChannelID=91
triệu USD). Nếu bán phôi trong nước thì không có doanh nghiệp nào mua vì sẽ
đội giá thành sản xuất thép cán lên cao. Xuất khẩu ngược phôi thép thì không
những thu được ngoại tệ để đảm bảo sản xuất, lại không bị đọng vốn. Tuy nhiên
điều này là không bình thường trong bối cảnh nguồn phôi thép trong nước đang
thiếu hụt cho nhu cầu cán thép và mới đây Chính phủ đã phải ra quyết định tăng
thuế xuất khẩu phôi lên 10% để hạn chế tình trạng này.
34
Theo nhận định các doanh nghiệp trong giai đoạn trước mắt, doanh
nghiệp chỉ có cách là tự mình cứu mình bằng những giải pháp tạm thời như tiết
kiệm triệt để chi phí sản xuất, chi phí quản lý... Bên cạnh đó, cùng với việc đẩy
mạnh tiêu thụ sản phẩm, nhiều doanh nghiệp cũng phải tranh thủ các đối tác lớn
nước ngoài để được trả chậm với mức lãi suất thấp hơn so với lãi vay của ngân
hàng.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp và nhà thầu đã thực hiện huy động vốn
từ tiền nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên và gia đình. Cụ thể với biện pháp
này, doanh nghiệp sẽ trả lãi cho người có tiền cao hơn lãi suất gửi, nhưng cũng
tận dụng được mức lãi suất phải trả thấp hơn ngân hàng. Nhiều công ty kinh
doanh địa ốc hoặc kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp góp vốn, hoặc cũng áp dụng
hình thức kêu gọi vốn vay tương tự.
2.2.3.3. Người gửi tiền.
Cho đến hiện nay, các ngân hàng vẫn buộc phải tiếp tục tham gia cuộc
đua lãi suất. Lý giải chung cho đợt tăng này, hầu hết các ngân hàng đều nhấn
mạnh muốn làm hài lòng khách hàng về một lãi suất thực dương so với lạm phát
tại thời điểm công bố. Tuy nhiên với các mức lãi suất cao, bên cạnh những
khoản lợi nhuận thu được do gửi tích kiệm ngân hàng, người dân cũng phải chịu
rủi ro và thiệt hại đi kèm.
Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều quy định khách hàng gửi tiền kỳ hạn
12-13 tháng, tham gia dự thưởng hưởng lãi suất cộng thêm, ngoài số tiền gửi
đảm bảo tối thiểu theo quy định phải cam kết không rút trước thời hạn. Ngân
34 Theo