Đề tài Quá khứ trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng

Các tác phẩm văn học không chỉ khác nhau về chất liệu hiện thực (với thơ đó

là hệ thống cảm xúc và suy nghĩ, là hình ảnh, hình tượng thơ; với văn xuôi và kịch

là hệ thống sự kiện, hệ thống tính cách ) mà còn khác nhau về cách bố trí, sắp xếp,

tổ chức các chất liệu hiện thực đó trong tác phẩm (với thơ đó là cách cấu tạo các câu

thơ, khổ thơ, đoạn thơ với văn xuôi và kịch đó là cách dựng lớp, cảnh, chương,

phần, tập ) cách tổ chức các yếu tố bên trong và bên ngoài tác phẩm như vậy gọi

là kết cấu.

Theo Lý luận văn học (Nhà xuất bản Giáo dục, 2001) thì “kết cấu là sự tạo

thành và liên kết các bộ phận trong bố cục tác phẩm, là sự tổ chức sắp xếp các yếu

tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan

và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định” [9, tr. 142- 143].

Theo Từ điển văn học (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1983) thì kết cấu là:

“Toàn bộ tổ chức phức tạp gồm mọi mối quan hệ giữa chỉnh thể và bộ phận trong

một tác phẩm văn học”. Từ điển văn học còn phân định các hình thức kết cấu khác

nhau như: kết cấu theo trình tự thời gian, kết cấu theo tâm lí, kết cấu theo lối đi

thẳng vào giữa câu chuyện

pdf93 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1863 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá khứ trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mồ côi; là sự hiếu thuận của hai chị em với người cha đã mất; là tình cảm kính trọng của họ với cụ Hồ Viễn- một tướng Cờ Đen đã từng vào sinh ra tử nay lỡ vận phải làm thầy địa lý, đem cái tài chót của mình ra xem mồ mả, đất cát làm phúc cho người; là tình cảm thương yêu của cụ dành cho đôi chị em côi cút. Tình cảm gia đình, tình nghĩa bạn bè, tình yêu thương con người hòa quyện với nhau làm nên vẻ đẹp mẫu mực của lối ứng xử trong gia đình, ngoài xã hội. Tình cảm hiếu thuận của người con với cha, làm mọi thứ chiều theo sở thích của cha già, thậm chí từ bỏ lối sống của kẻ lãng tử giang hồ để làm tròn trách nhiệm với gia đình; dành thời gian và tâm huyết của mình để tự tay làm đèn chơi trăng cho con trẻ của ông Cử Hai trong truyện Một cảnh thu muộn cũng gợi lên nét đẹp của lối sống nho nhã, tài hoa, tinh tế. Truyện Hƣơng cuội lại gợi lên cho ta cái ấm áp của tình người trong một gia đình nề nếp, gia phong. Hai vợ chồng ông Ấm Cả và ông Ấm Hai sống hòa thuận với nhau cùng chăm lo săn sóc con cháu và lo toan công việc giỗ chạp của gia đình. Họ cùng nhau chuẩn bị tiệc rượu thạch lan hương chiều theo sở thích của cha già. Một nhân vật cũng được Nguyễn Tuân nhắc đến khá nhiều trong truyện này là người bõ già. Bõ già đã ở hầu cụ Kép từ khi cụ Kép còn là một thày khóa sinh hai mươi tuổi cho đến lúc cụ Kép con đàn cháu đống. Bõ đã vác lều chõng cho cụ Kép đi thi tú tài. Việc nhớn, việc nhỏ trong nhà, bõ đều nhớ hết và nếu mợ Ấm Cả lơ đãng, bõ lại nhắc cho mợ khỏi quên. Bõ già tính toán, xếp đặt việc nhà chủ y như một kẻ có quyền lợi dấp dính vào đấy. Lối cư xử kính trên nhường dưới trong gia đình xóa nhòa ranh giới chủ- tớ, chỉ còn thấy tấm lòng tận tụy chân thành của người bõ già và tấm lòng yêu mến, biết ơn của gia đình cụ Kép với bõ. Không chỉ gợi ra lối ứng xử đẹp trong gia đình, Nguyễn Tuân còn cho thấy vẻ đẹp trong cách xử thế của những kẻ tri âm tri kỷ ở đời. Đó là tình bạn chân thành giữa cụ Sáu với sư cụ chùa Đồi Mai trong truyện Những chiếc ấm đất. Chùa Đồi Mai vốn ở xa làng mạc nên ít bị phiền nhiễu bởi đám tạp khách. Nhưng khi có khách đến chơi, ông cụ Sáu bao giờ cũng được sư cụ biệt đãi nhất. Mỗi tháng một lần, nhà sư già lại giữ cụ Sáu ở lại ăn một bữa cơm chay và khi từ biệt nhà sư chân thành tặng khách một giò Chu Mặc Lan. Mỗi lần gặp gỡ, thể nào hai ông già cũng kéo nhau ra cái giếng nước chuyện vãn rất lâu. Và mỗi lần cụ Sáu cho người lên xin nước chùa về pha trà bao giờ cũng cho con đem biếu nhà sư già một bình trà đầu xuân. Có lẽ, khởi phát của mối nhân duyên giữa cụ Sáu và nhà chùa chính là nước giếng chùa Đồi Mai. Nhưng chính tình cảm tri âm tri kỷ, sự đồng điệu về tâm hồn của những con người biết thưởng thức thú vui tao nhã của cuộc đời, sống không màng danh lợi mới là sợi dây gắn kết tình bạn giữa họ. Tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, biết trọng người ngay của quản ngục với Huấn Cao và tấm lòng khẳng khái của Huấn Cao với quản ngục trong Chữ ngƣời tử tù thật đáng ca ngợi. Vẻ đẹp của người nọ tôn lên vẻ đẹp của người kia. Nếu Huấn Cao là người sáng tạo ra cái đẹp thì quản ngục là người biết thưởng thức cái đẹp. Nếu Huấn Cao là người trọng nghĩa khinh tài thì quản ngục biết giá người, biết trọng người ngay. Trên bình diện xã hội, họ là kẻ thù của nhau nhưng trên bình diện của cái đẹp, họ là tri âm tri kỷ. Bằng lối hành văn nhịp nhàng, tinh tế, Nguyễn Tuân đã đề cao lối sống đẹp, làm chuẩn mực cho lối ứng xử xã hội giàu tình nghĩa của người Việt. Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân không chỉ là cuốn sách lưu giữ những nét đẹp của phong tục tập quán, những nét văn hóa truyền thống mà còn là nơi lưu giữ những vẻ đẹp trong văn hóa ứng xử của người xưa. Đọc mỗi trang văn của Nguyễn Tuân, ta như được tắm trong suối nguồn tươi mát của dân tộc để gạt bỏ bụi trần, trở nên thánh thiện, thanh tân. 2.1.3.4. Nét tài hoa nghề nghiệp Nguyễn Tuân là nhà văn có một phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo. Với quan điểm nghệ thuật thiên về cái đẹp, ông luôn tiếp cận thiên nhiên và con người chủ yếu ở phương diện văn hóa nghệ thuật, góc độ tài hoa nghệ sĩ. Nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân thường là những con người tài hoa, thực sự là nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình. Trong thế giới nhân vật ở đề tài quá khứ, ta bắt gặp không ít những nghệ sĩ như thế. Những người thợ mộc làng Tràng Thôn trong truyện Trên đỉnh non Tản của tập Vang bóng một thời với cái tràng, cái đục của mình đã trở nên nức tiếng khắp vùng. Tài hoa trong nghề mộc của họ “không những được người trần biết đến mà thỉnh thoảng cứ vài năm năm một, lại có người tiên trên núi hạ sơn cầu đến, sau những vụ lụt tháng tám rất to, đánh đắm hết những làng ở rải rác dưới chân núi Tản Viên”. Bởi sự tài hoa, điêu luyện trong nghề mà hai lần đích thân Thần Non Tản đến tận nhà mời hiệp thợ của cụ phó Sần lên đỉnh non Tản để sửa chữa lại đền Thượng do những lần vua Thủy dâng nước lên chọc phá để trả mối hận tình. Khi hiệp thợ mộc theo Thần Non Tản vào đền, họ đã nhanh chóng phát hiện ra mấy hàng cột con, cột hàng ba, cột quyết không đủ sức chống cái mái đền lợp ngói vai bò tráng men ngũ sắc; còn ở đất nền mất nhiều chân cột mẹ được làm từ gỗ chò vẩy và thiếu nhiều miếng đá hoa lát nền. Họ tâu với Chúa Ngàn Cao Cả cách thức sửa đền mỗi khi không đủ gỗ cột mẹ: “bắt mấy cái quá giang rồi xoay ra kiểu thượng thực hạ hư”. Cách sửa này vừa đảm bảo nét thẩm mỹ vừa tiết kiệm nguyên liệu quý cho gia chủ. Qua việc đề xuất cách sửa đền, ta có thể thấy sự tinh thông nghề nghiệp và kĩ thuật cao siêu của những người thợ mộc tài hoa làng Tràng Thôn. Qua bàn tay của họ, đền Thượng đã được tái sinh như mới: “Những đầu kèo vai và câu đầu, đều chạm tứ quý tứ linh. Bức trần gỗ thì chạm bát bửu cổ đồ. Nét chạm tỉ mỉ công phu gấp mấy lần công thợ điêu khắc ở các đền đài ở dưới núi. Họ chia nhau ra mà chạm, người thì tỉa hình thư kiếm, quạt và phất trần, kẻ thì gọt dáng tù và với túi roi hoặc là túi thơ cùng bầu rượu, cái nọ ghép vào với cái kia thành một bộ đôi bằng những sợi cẩm đới nét dẻo như tung bay được” [37, tr. 205]. Miêu tả sự tài hoa nghề nghiệp của những người thợ mộc, Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm trân trọng của mình với người lao động cần lao. Bằng tài hoa và sự khéo léo của đôi bàn tay, họ đã góp phần tô điểm cho cõi trần và cõi tiên thêm đẹp đẽ. Hơn thế, bằng cách phủ cho câu chuyện một màu sắc huyền ảo, thần tiên, Nguyễn Tuân thể hiện sự công nhận và đánh giá cao tài năng nghề nghiệp sánh ngang thần thánh của người thợ nước Việt. Gần như đối lập với việc ca ngợi tài hoa của người thợ mộc trong truyện Trên đỉnh non Tản, ở truyện ngắn có cái tên rờn rợn Chém treo ngành (sau đổi là Bữa rƣợu máu), Nguyễn Tuân đã viết về tài chém treo ngành của một kẻ làm nghề đao phủ tên là Bát Lê. Cái nghề của Bát Lê khiến ai cũng phải kinh sợ nhưng quả thật tài chém đầu tử tù của hắn độc đáo, có nguy cơ thất truyền. Nguyễn Tuân miêu tả trước khi vào cuộc chém mười hai tử tù- những nghĩa quân Bãi Sậy, Bát Lê đã luyện lại tay đao trong vườn chuối để khi vào cuộc sẽ trình diễn thật hoàn hảo trước mặt tên quan Công sứ người Tây và làm hài lòng quan Đổng lý Quân vụ. Nguyễn Tuân đã miêu tả rất chi tiết lối chém treo ngành của Bát Lê: “Bát Lê múa lượn giữa hai hàng tử tù và múa hát đến đâu thì những cái đầu tội nhân bị quỳ kia chẻ gục đến đấy (). Trên áng cỏ hoen ố, không một chiếc thủ cấp nào rụng xuống”, nó vẫn còn dính với thân người bởi làn da cổ và trên quần áo trắng của Bát Lê không có một giọt máu phun tới. Vào những lúc nhộn nhạo quá đông tử tù, việc chém đầu người sẽ được tiến hành theo một cách còn “tài tình” hơn và tất nhiên cũng rùng rợn hơn. Người ta sẽ “Chẻ đôi cây tre đực dài ra, cặp vào cổ từ tù xếp hàng và nối đuôi quỳ hướng về một chiều. Đại để cũng giống như là cái lối cắp gắp chả chim mà nướng ấy”. Rồi đao phủ sẽ cầm gươm mà róc ngang như người ta “róc mắt mía”. Đọc những trang văn này, người đọc không khỏi cảm thấy rùng rợn trước lối viết quá lạnh của Nguyễn Tuân. Nhiều người đã phê phán Nguyễn Tuân là thiếu cái tâm. Tuy nhiên, xét theo quan niệm thẩm mỹ của nhà văn, ta vẫn thấy ông nhất quán trong cách tiếp cận con người ở phương diện tài hoa. Bát Lê làm cái nghề đáng bị lên án, nhưng cái tài của y trong công việc cho thấy y chính là nghệ sĩ trong nghề đao phủ của mình. Có thể thấy, Nguyễn Tuân là nhà văn tuy có phần cực đoan trong quan niệm thẩm mỹ nhưng hơn hết, ta vẫn thấy ông là một người nhất quán với lối viết của mình. Luôn kiếm tìm cái đẹp, cái tài hoa ở mọi bình diện của cuộc sống. Có lẽ, không phải ai cũng được trời phú cho cái tài hoa hơn, vì thế dù trong bất cứ nghề nghiệp nào, cái tài cũng đáng được trân trọng. Phải là một nghệ sĩ yêu cái đẹp thực thụ, Nguyễn Tuân mới có thể bỏ ngoài tai mọi tiếng chê bai để trung thành với phong cách của mình như thế. 2.2. Những kiểu nhân vật tiêu biểu trong sáng tác về đề tài quá khứ của Nguyễn Tuân trƣớc Cách mạng 2.2.1. Giới thuyết vấn đề Đối tượng trung tâm của mọi tác phẩm văn học là con người. Miêu tả con người, đó chính là việc xây dựng nhân vật của nhà văn. Văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hóa hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một nhân vật nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Nhân vật trong văn học không phải là sự sao chụp những chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm về tiểu sử, nghề nghiệp, hình dáng, tính cách, tâm hồn Nhân vật là những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm. Các loại hình nhân vật tât đa dạng. Xét về vai trò nhân vật trong tác phẩm, có thể nói tới nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lý tưởng xã hội của nhà văn, lại có thể nói tới nhân vật chính diện, nhân vật phản diện. Sau nữa, có thể nói tới lại nhân vật tư tưởng, thường được nhà văn sáng tạo ra để minh họa cho một quan điểm tư tưởng của mình, hoặc thể hiện một tư tưởng nào đó của thời đại. Bên cạnh khái niệm nhân vật là khái niệm tính cách. Trong nghiên cứu văn học, theo nghĩa rộng nhất của nó, khái niệm nhân vật mới là hình ảnh về con người, khái niệm tính cách là hình tượng về con người. Tính cách được hiểu là những đặc điểm, những phẩm chất nào đó của nhân vật được thể hiện tương đối rõ nét. Khái niệm tính cách có thể được hiểu theo cách sau: tính cách cũng là nhân vật, nhưng là nhân vật được thể hiện với một chất lượng tư tưởng và nghệ thuật cao hơn. Như vậy, ta có thể thấy thế giới nhân vật trong văn học rất sinh động. Trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân, thế giới nhân vật của ông cũng rất đa dạng, độc đáo. Trong phần này, người nghiên cứu chỉ đề cập đến thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám. Nguyễn Tuân là một nhà văn có cái Tôi độc đáo, khác người. Ông chịu ảnh hưởng của nhiều luồng tư tưởng khác nhau. Về triết học, ông ảnh hưởng của triết học Niezsche về quan niệm con người siêu đẳng: Nguyễn Tuân chia con người thành hai loại; nhóm nhỏ những con người đặc biệt- những con người đề cao sức mạnh phi thường có quyền chà đạp lên người khác; loại thứ hai là số đông những con người tầm thường và tẻ nhạt. Về văn học, ông ảnh hưởng của nhà văn Pháp A.Gide khi đề cao vai trò của cá nhân với cộng đồng xã hội: con người càng khác biệt, đối lập với cộng đồng xã hội bao nhiêu, con người ấy càng khẳng định được mình bấy nhiêu. Trong quan điểm về cuộc đời và con người, Nguyễn Tuân tiếp cận tư tưởng Lão Trang một cách sâu sắc và ảnh hưởng từ người cha- cụ Tú kép Nguyễn An Lan xem cuộc đời như một cuộc chơi. Bởi vậy, cái tôi trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân rất đặc biệt, nói như Phan Cự Đệ: “Đó là một cái tôi lập dị, ngang bướng, đi lù lù giữa cuộc đời, ném đá vào những kẻ xung quanh, khiêu khích với xung quanh” [6, tr. 103]. Nguyễn Tuân thổi phồng cái tôi của mình lên. Ông tâm sự trong tiểu thuyết Thiếu quê hƣơng: “Người lỗi lạc sống một cách đặc biệt không giống ai và không cho ai bắt chước được mình, chết là mang cả cái bản chính đi, chứ không để lại một bản sao nguyên cảo nào” Nhà nghiên cứu Hà Văn Đức có nhận xét về các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân: “Nhiều nhân vật trong tác phẩm, Nguyễn Tuân sử dụng đại từ nhân xưng thứ nhất tôi và thậm chí các nhân vật khác của ông mặc dù tên gọi có khác nhau: Vi, Bạch, Hoàng, Nguyễn thì thực chất vẫn mang rõ hình bóng chủ quan của tác giả”. Như vậy, nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Tuân chính là biểu hiện của chính con người cá nhân tác giả. Như đã nói ở trên, quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân là vươn tới cái đẹp. Hay nói cách khác, cái tôi cá nhân nhà văn là một cái Tôi nghệ sĩ. Trong tác phẩm của mình, ông nhìn sự vật bằng con mắt thẩm mỹ, những nhân vật mà ông xây dựng đều là những bậc tài hoa, nghệ sĩ. Điều này ta không chỉ thấy trong trang sách mà trong cuộc đời, Nguyễn Tuân đều thể hiện một cách rất nhất quán. 2.2.2. Những kiểu nhân vật tiêu biểu trong sáng tác về đề tài quá khứ của Nguyễn Tuân trƣớc Cách mạng 2.2.2.1. Những nhà nho cuối mùa bi quan, chán nản trƣớc thời cuộc. Nhân vật chính trong các truyện ngắn của tập Vang bóng một thời chủ yếu là các nhà nho cuối mùa- khi Hán học đang suy tàn nhường chỗ cho thời đại “mưa Âu gió Mỹ”. Nguyễn Tuân ảnh hưởng nét tính cách tài hoa, phóng khoáng từ người cha của ông là cụ Tú Kép làng Mọc Nguyễn An Lan và hình ảnh các nhà nho tài tử trong lịch sử như Cao Bá Quát. Từ những nguyên mẫu có thực này, ông đã xây dựng trong tác phẩm của mình những nhân vật tiêu biểu cho lớp nho sĩ cuối mùa, tuy khoanh tay bất lực trước thời cuộc nhưng vẫn giữ nhân cách bằng những thú vui tao nhã, coi đó như lớp rào bảo vệ họ khỏi những hạt bụi của làn gió Âu hóa. Hình ảnh lớp nhà nho này cũng là những tâm sự mà Nguyễn Tuân gửi gắm về thời cuộc. Là một nhà văn có cá tính và ý thức về cái tôi, giữa thời buổi nhiễu nhương “làm lạc mất cả quan niệm cũ”, Nguyễn Tuân cảm thấy bất hòa sâu sắc. Ông không tìm thấy cái đẹp ở hiện tại. Với ông, cái đẹp, chất thơ thuộc về những cái của ngày xưa còn vương sót lại. Cuộc đời đối với ông là một khu vườn tàn tạ khi mùa xuân đã hết. Ông buồn rầu đi tìm kiếm, lượm lặt những nhành hoa cuối mùa, những cánh hoa tàn rụng. Ông đối lập xưa với nay, cổ với kim. Ông tự cho mình thuộc lớp người “sinh lầm thế kỷ”, lạc lõng giữa thời đại- ông thường gọi là thời đại cơ khí khiến người ta bị cơ khí hóa đến cả tâm hồn. Không ai tri kỷ, ông dựng lên những nhân vật nhà nho , những con người của thời cũ còn sót lại, để làm nơi ẩn dật của tâm hồn khi cảm thấy quá mệt mỏi với hiện tại. Ông gọi đấy là những bến nước thiên nhiên khuất nẻo, yên tĩnh cho tâm óc ông tìm đến thả neo. Với hiện tại, ông chỉ dành cho những lời khinh bạc. Nhưng đối với những cái của ngày xưa, giọng văn của ông bao giờ cũng đôn hậu. Đôn hậu nhưng biết bao buồn tủi, ngậm ngùi. Nó tiêu biểu cho “mỹ học hoài cựu” của nhà văn. Hình ảnh lớp nhà nho cuối mùa là nhân vật chính trong tập Vang bóng một thời, nhưng thể hiện rõ nhất là qua các tác phẩm: Thả thơ, Hƣơng cuội, Chén trà trong sƣơng sớm, Một cảnh thu muộn. Các nhân vật nho sĩ cuối mùa hầu hết cuộc đời đã sang buổi xế chiều và đều là thuộc loại người tài hoa, tài tử, bất đắc chí. Cụ Phủ Ông trong Thả thơ vốn là một người mà học lực và đức độ, chính tích chấp được cả bạn đồng liêu một thời, và khi cụ Phủ già cáo lão về hưu, người làng chỉ gọi là quan Nghè Móm. Cụ Phủ Bà mất hồi đầu xuân, cỏ xanh chưa kịp che kín hết mộ thì cuối xuân, cậu Chiêu- con trai duy nhất của cụ Phủ cũng sớm cướp công sinh thành, để lại trần thế một gia đình đang lúng túng vì sự hiu quạnh và cảnh gà trống nuôi con. Cụ Nghè Móm già gần kề miệng lỗ sống cùng cô con gái lỡ thì trong cảnh thanh bạch. Hàng ngày, cụ Nghè móm dạy học vào buổi sớm, thời gian nhàn rỗi, cụ sao lá số, gieo quẻ bói hay kê một đơn thuốc cho người làng, còn cô Tú lo săn sóc việc nhà và phụng dưỡng cha già. Mặc dù gia cảnh bần hàn và cả nỗi buồn vì cô Tú đã quá lứa mà vẫn chưa yên bề gia thất vì kém nhan sắc, cụ Nghè Móm vẫn giữ thói quen uống trà tàu, rượu cúc, chơi cây cảnh và thắp nến bạch lạp để đọc Đường thi sách thạch bản coi đó như những thú vui nhằm xua tan đi cảnh thê lương lúc tuổi xế chiều. Cụ là một đại diện của lớp nhà nho cuối mùa mà cuộc đời đang tàn lụi dần. Nghe lời mách nước của người bạn đồng song cùng quê, cụ Nghè Móm tháng tháng tổ chức những cuộc thả thơ trên mặt nước. Trong cái nhà bè lợp lá gồi trên dòng sông, cụ Nghè Móm ngồi làm nhà cái, thả thơ cho đến một chục người con đánh và cô Tú ngồi bên cạnh cha già, lúc bận đỡ cái túi thơ của cha lấy ra từng lá thơ đặt vào lòng chiếu cho làng chọn chữ đặt tiền, lúc thì cô lại bấm mấy tiếng tơ mà tô vẽ cho buổi đố chữ lấy tiền. Người ta đánh bạc bằng thơ, đem cái may rủi vào tận cõi văn chương. Thế nhưng ở đây không có sự cay cú được thua của những kẻ trót mê trò may rủi mà “trên mặt nước sông thu, tiếng ngâm một câu thơ được cuộc, tiếng ngâm một câu thơ thua cuộc mất ăn tiền, những tiếng đó đều âm hưởng trên làn nước lạnh, thanh âm nghe trong trẻo, du dương và thái bình như tiếng vang của một hội tao đàn chân chính” [37. tr. 48]. Nhân vật cụ Phủ phảng phất nét giống với nhân vật ông Đồ trong bài thơ cùng tên của thi sĩ Vũ Đình Liên. Cả hai đã trở thành lớp người của quá khứ, trở nên lạc lõng giữa hiện tại, họ phải đem cái tài hoa ra phục vụ đám đông quanh mình để mưu sinh. Hai nhân vật dẫu cảnh ngộ mỗi người khác nhau nhưng cái đọng lại trong tâm trí chúng ta chính là sự tàn tạ của một lớp người mà tài năng và nhân cách của họ đã làm nên hồn cốt dân tộc trong nhiều thế kỷ. Đọng lại vẫn là vẻ đẹp của thơ ca được thăng hoa trong một đêm trăng với cảnh sông nước thanh bình. Có thể nói, trong cái tàn lụi của một lớp trí thức phong kiến còn sót lại, ta vẫn thấy ánh lên vẻ đẹp lấp lánh của những tâm hồn đẹp đẽ. Dẫu cuộc sống có khắc nghiệt, họ phải bày trò cho thiên hạ để kiếm cớ mưu sinh thì mục đích của họ không phải là tiền bạc mà chính là những giây phút được cùng nhau ngâm một khúc Đường thi. Tâm hồn của họ vẫn hướng về giá trị đẹp đẽ của nghệ thuật và văn hóa. Không chỉ có vậy, họ còn trân trọng, gìn giữ danh tiết và phẩm giá của mình. Khi có kẻ ác miệng phao tin cụ Nghè Móm định mượn cuộc thả thơ để tìm lựa khách đồng sàng cho cô con gái gần quá lứa, cụ Nghè Móm đã không cho cô Tú theo mình đi thả thơ nữa. Cụ Nghè Móm đại diện cho những nhà nho yếm thế, bất lực trước thời cuộc nhưng vẫn kiên quyết giữ vững tiết tháo của bản thân. Khác với gia cảnh neo đơn, thanh bạch của cụ Nghè Móm, cụ Kép làng Mọc thượng trong truyện Hƣơng cuội có gia cảnh khá hơn, con cháu đề huề và đã thành danh. Cụ Kép là người thích uống rượu, ngâm thơ và chơi hoa lan. Cụ đã tới cái tuổi được hoàn toàn nhàn rỗi để dưỡng lấy tính tình. Xưa kia, cụ cũng muốn có một vườn cảnh để sớm chiều ra đấy tự tình nhưng phải đến khi rời xa danh lợi, cảm thấy đủ tư cách để chơi cây cảnh, cụ Kép mới gây lấy một vườn lan nho nhỏ đến sớm chiều làm bạn. Cụ Kép là đại diện cho lớp nhà nho chán nản trước thời cuộc, đành lui về sống với quan niệm “độc thiện kỳ thân” bằng thú điền viên, đem quãng đời xế chiều của mình phụng sự lũ cỏ hoa. Với cụ Kép, người chơi hoa cũng phải là người có đủ tư cách, phải dành toàn tâm toàn ý, lấy chí thành, chí tình ra mà đối đãi với cái đẹp không bao giờ lên tiếng nói thì mới phải đạo, đạo của người tài tử. Những người bạn của cụ, những cụ Cử Lủ, cụ Tú, cũng là những người có cùng sở thích thanh cao giống cụ. Trong không khí ấm áp của chiều xuân sớm, họ cùng ngồi lại với nhau trong tiệc rượu hoa, cùng nhắm rượu Thạch Lan Hương và ngâm thơ cho tàn hết buổi chiều. Tìm cho mình một lối sống thanh cao trong lúc thời cuộc rối ren, đó cũng là cách để những nhà nho này giữ gìn nhân cách, đồng thời thể hiện khao khát gìn giữ những giá trị văn hóa đẹp đẽ của cha ông. Cụ Ấm trong truyện Chén trà trong sƣơng sớm là đại diện cho lớp hàn nho, hết thời, bất lực nhìn thời gian trôi qua không gì cứu vãn được: “Trong cảnh trời đất lờ mờ chưa đủ phân rõ phần đêm và phần ngày, ông cụ Ấm có cả phong thái một triết nhân ngồi rình bước đi của thời gian” [37, tr.126]. Hình ảnh ông cụ ngồi lặng lẽ trong không gian bảng lảng khói sương của trời đất lúc sớm mai như một bức họa tạc vào thời gian, hằn bóng quá khứ trai trẻ. Tuổi tác đã cao, lại sống vào thời buổi dở Tây dở ta, cụ Ấm để tháng ngày tàn còn lại trôi qua với những công việc vụn vặt nhưng có ích: đi xem bệnh cho người làng trên xóm dưới, giữ thói quen thưởng trà sớm với tất cả nghi lễ thiêng liêng. Với cụ, chỉ có người tao nhã, cùng một thanh khí mới có thể cùng nhau ngồi bên một ấm trà. Cụ đã từng phàn nàn với người bạn nhà nho còn về loại khách tạp, uống trà rất tục, loại người này chỉ có thể uống nước chế từ bình tích pha sẵn chứ không thể hợp với lối giao du thanh đạm của cổ nhân. Tỏ thái độ bất bình với loại người phàm tục, tìm về với thú thưởng trà, ngâm thơ thanh tao chính là cách di dưỡng tinh thần cho con người trong buổi giao thời đầy huyên náo. Cũng có gia cảnh khá giả và con cháu đề huề giống với cụ Kép làng Mọc là cụ Thượng Nam Ninh trong truyện Một cảnh thu muộn. Cụ Thượng đã ở tuổi lục thập. Trước đây, cụ từng là Tổng đốc vùng xuôi, sau đó về trí sĩ ở Hà Nội trong một cái nhà ngói chật hẹp phố Hàng Gai ở cùng với người con thứ- ông Cử Hai, chứ nhất định không chịu vào ở nơi rộng rãi, có người hầu kẻ hạ với người con cả- ông huyện Thọ Xương. Tình cảm dành cho hai người con của cụ có phần thiên lệch về người con thứ, bởi ông tìm thấy ở Cử Hai một quan niệm và lối sống của một người tri kỷ, có tâm hồn lãng tử, coi sống cuộc đời như người ta rong chơi nơi cõi thế, “không có lấy một giây phút trịnh trọng đối với nhân sinh” [37, tr.141]. Tất cả niềm vui lúc tuổi xế chiều là mỗi buổi rượu sớm, mỗi tuần trà trưa hay lễ tết đều có con cháu kề bên, cùng chia hưởng thú vui tao nhã cùng cụ. Cùng là con cả, nhưng cụ Thượng đã thấy rõ Cử Cả, tức ông huyện Thọ Xương đương chức kia là một người có tâm thuật hèn kém mà thường cụ vẫn hạ mấy chữ “vô sở bất chí”. Cụ tin rằng, khi cụ trăm tuổi thì ông huyện Thọ Xương dám làm chuyện phương hại đến gia thanh, làm mất hết những chính tích hay trong một đời làm quan của mình. Thất vọng với người trưởng nam có lối sống thực dụng, gió chiều nào che chiều ấy, sớm thích nghi với thời cuộc nhiễu nhương bao nhiêu cụ lại càng nghĩ thương yêu người con thứ bấy nhiêu. Ông huyện Thọ Xương kiểu cách, hách dịch thì ông Cử Hai lại đơn giản như ngày còn để chỏm. Cũng có thân danh là một ông cử, nhưng ông Cử Hai chỉ có khoa mà không có hoạn. Bản tính của một nghệ sĩ lãng tử, “không chịu sống cho người khác và hùa theo với người chung quanh” [37, tr.142] nên ông khó hòa hợp với thời buổi hỗn loạn giao thời. Ông tỏ ra bất đắc chí và phẫn uất với thời cuộc mà tha phương cho thỏa ý của người tài tử. Việc xây dựng hai nhân vật cụ Thượng và ông Cử Hai đối lập với ông Cử Cả là một dụng ý của Nguyễn Tuân. Cái trịch thượng, phàm tục, xu thời nịnh thế của ông huyện Thọ Xương càng làm tôn lên cốt cách thanh cao của ông Cử Hai. Hai nhân vật này cũng chính là đại diện cho hai loại người trong thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân. Cụ Thượng, ông Cử Hai chính là những nhà nho bất đắc chí, chán nản với buổi giao thời hỗn tạp, họ giữ cho mình một đời sống tâm hồn thanh sạch bằng những giây phút đầm ấm, nề nếp bên gia đình, chăm lo cho con trẻ. Ông Cử Hai và cụ Thượng đã mất nhiều thời gian và dành tất cả sự khéo léo và tâm huyết của mình để làm đèn xẻ rãnh và đèn kéo quân cho con trẻ chơi tết trung thu. Sống tận tâm cho gia đình và hết mình cho niềm vui của con trẻ, đó cũng là nền tảng văn hóa cổ truyền cần gìn giữ. Đây cũng chính là những dòng tâm huyết của chính Nguyễn Tuân với giá trị văn hóa đẹp đẽ của dân tộc. Hình ảnh những nhà nho như những ông Phủ, ông Nghè, ông Ấm, ông Cử trong các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân là hình ảnh tiêu biểu cho một lớp người trong xã hội phong kiến có tâm huyết với cuộc đời, với nhân sinh nhưng họ đều rơi vào tâm trạng chán nản, bi quan, bất lực trước cuộc đời đầy biến động. Bởi lẽ, họ không đủ sức để làm thay đổi diện mạo xã hội, lập lại trật tự xã hội dù họ có tâm huyết đến đâu. Thất vọng trước cuộc sống hiện tại, họ chỉ biêt đi tìm những thú vui tao nhã, những trò thả thơ, đánh thơ, nhấm nháp chén trà buổi sớm, uống rượu Thạch Lan Hương Đây là những thú vui của các nhà nho cuối mùa, dù có thất thế nhưng họ vẫn sống cuộc sống nhàn hạ, thanh tao và biết giữ gìn, chắt chiu c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_qua_khu_trong_sang_tac_cua_nguyen_tuan_truoc_cach_mang_3912_1915855.pdf
Tài liệu liên quan