Đề tài Quá trình bầu cử tổng thống Hoa Kỳ

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 0

NỘI DUNG CHÍNH 1

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHẾ ĐỘ BẦU CỬ HOA KỲ 1

II. QUÁ TRÌNH BẦU CỬ TỔNG THỐNG HOA KỲ 1

1. Bầu cử sơ bộ 1

2. Đại hội Đảng 7

3. Tổng tuyển cử 8

4. Một số yếu tố liên quan đến bầu cử ở Hoa Kỳ 19

KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1982 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một khu vực. Điều này buộc các ứng cử viên bắt đầu chiến dịch tranh cử sớm hơn để có thể kiếm được một chỗ đứng tại những bang tổ chức các cuộc bầu chọn ban đầu. Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là truyền thanh và truyền hình, cộng với sự ủng hộ của lãnh đạo Đảng tại bang đã đóng một vai trò rất quan trọng để các ứng cử viên có thể quan tâm tới tất cả các cử tri ở những bang mà có tổ chức bầu cử sơ bộ vào cùng một ngày. Việc này đem lại lợi ích rất to lớn cho những ứng cử viên được thừa nhận trên toàn quốc, ví dụ như Tổng thống đương nhiệm, thống đốc của các bang lớn, các Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ, những người có khả năng tiếp cận tiền bạc, giới truyền thông và sự hỗ trợ của các tổ chức kinh tế và xã hội. Năm 2004, 8 ứng cử viên Dân Chủ đã gây quỹ khoảng 25 triệu đô-la và chi 7 triệu đô-la tính đến ngày 31/3/2003. Trong số các ứng cử viên này, những người có ghế trong Quốc hội gây được quỹ nhiều nhất, thuê những cố vấn chính trị nổi tiếng nhất, bắt đầu xây dựng những tổ chức tiến hành những chiến dịch vận động tranh cử lớn nhất. Những cải cách trong quá trình đề cử ứng cử viên Tổng thống đã tạo cơ sở cho sự tham gia của dân chúng: Năm 1968: 12 triệu người bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử sơ bộ, gần 11% số dân trong độ tuổi bầu cử. Năm 2000: 35 triệu người tham gia trong đó: 20 triệu người bỏ phiếu bầu chọn Geogre W Bush và các đối thủ của đảng Cộng Hoà, 15 triệu người bỏ phiếu bầu chọn Al Gore và các ứng cử viên của đảng Dân Chủ. Nhìn chung, đây là bước đầu tiên để chọn ứng cử viên Tổng thống của mỗi Đảng. ở hầu hết các nước, các Đảng tự chọn ứng cử viên. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, các cử tri tuyên bố ủng hộ Đảng này hay Đảng khác chọn ra một người từ danh sách ứng cử viên. Các ứng cử viên, cạnh tranh với chính thành viên của Đảng mình, phải giành đủ sự ủng hộ của các bang trong vòng đầu để có được đại đa số đại biểu tại đại hội Đảng. Một số bang như Iowa, sử dụng hệ thống họp kín, chứ không phải bỏ phiếu sơ bộ, để chọn ra ứng cử viên. Họp kín phức tạp hơn và hoạt động bằng cách chọn các đại biểu qua rất nhiều giai đoạn. SỐ LƯỢNG CÁC CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG SƠ BỘ VÀ TỶ LỆ % CÁC ĐẠI BIỂU HỘI NGHỊ TỪ CÁC BANG CHỦ YẾU TÍNH THEO ĐẢNG NĂM 1912-2000 Đảng Dân Chủ Đảng Cộng Hoà Năm Số các cuộc bầu cử sơ bộ ở bang % đại biểu từ các bang chủ yếu Năm Số các cuộc bầu cử sơ bộ ở bang % đại biểu từ các bang chủ yếu 1912 12 32.9 1912 13 41.7 1916 20 53.5 1916 20 58.9 1920 16 44.6 1920 20 57.8 1924 14 35.5 1924 17 45.3 1928 17 42.2 1928 16 44.9 1932 16 40.0 1932 14 37.7 1936 14 36.5 1936 12 37.5 1940 13 35.8 1940 13 38.8 1944 14 36.7 1944 13 38.7 1952 15 18.7 1952 13 39.0 1956 19 42.7 1956 19 44.8 1960 16 38.3 1960 15 38.6 1964 17 45.7 1964 17 45.6 1968 17 37.5 1968 16 34.3 1972 23 60.5 1972 22 52.7 1976 29 72.6 1976 28 67.9 1980 31 74.7 1980 35 74.3 1984 26 62.9 1984 30 68.2 1988 34 66.6 1988 35 76.9 1992 39 78.8 1992 38 80.4 1996 34 62.6 1996 43 90.0 2000 40 85.7 2000 43 93.1 (Nguồn: số liệu của Uỷ ban Quốc gia của đảng Dân Chủ, Uỷ ban Quốc gia của đảng Cộng Hoà và Uỷ ban bầu cử Liên Bang) 2. Đại hội Đảng Những thay đổi trong quá trình đề cử ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ đã làm suy giảm tầm quan trọng của Hội nghị đề cử quốc gia. Thực tế thì những người được đề cử ra ứng cử viên Tổng thống được xác định bởi cử tri vào giai đoạn tương đối sớm trong quá trình đề cử. Tuy nhiên, các hội nghị này vẫn là một trong những sự kiện lớn trên chính trường Hoa Kỳ, được truyền hình Hoa Kỳ phát sóng hàng năm. Việc này chỉ nhằm mục đích là thông tin đến cử tri, huy động sự ủng hộ và tạo nên sự hứng khởi trong các đảng viên về ứng cử viên của Đảng mình, tập trung sự chú ý của đất nước vào cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Mỗi bang tới phòng họp với đại biểu và biểu ngữ tuyên bố ứng cử viên Tổng thống nào được hậu thuẫn. Đại biểu từ mỗi bang chính thức chọn ủng hộ ứng cử viên Tổng thống nào. ứng cử viên giành được sự ủng hộ của nhiều đại biểu nhất là chiến thắng. Và người giành chiến thắng cũng đề cử nhân vật liên danh chức phó Tổng thống với mình. Quá trình đề cử ứng cử viên Tổng thống chưa phải là hoàn thiện song trong những thế kỷ gần đây nó đã nâng cao sự tham gia của công chúng, cải thiện tính đại diện về dân số học, củng cố quan hệ giữa các Đảng viên bình thường và các ứng cử viên. Quá trình này tạo lợi thế cho những ứng cử viên nổi tiếng hơn, có thể quyên góp được nhiều tiền hơn, có thể tổ chức chiến dịch tranh cử tạo hiệu quả nhất và tạo nhiều sự hứng khởi nhất, trong cử tri ngay từ giai đoạn đầu tiên trong mùa bầu cử sơ bộ. 3. Tổng tuyển cử Vào ngày thứ ba tiếp sau ngày thứ hai đầu tiên trong tháng 11 vào những năm chia hết cho 4, là ngày tổng tuyển cử Tổng thống Hoa Kỳ. Thực chất là để ấn định thành phần cử tri đoàn. Công dân Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên sẽ được đi bầu cử nếu có đăng ký. Công dân Hoa Kỳ là tất cả người dân tại nước này, kể cả quân nhân, sỹ quan, viên chức, chuyên gia, và nhà ngoại giao của Hoa Kỳ đang có mặt ở các nước trên thế giới. Ngay cả những người đang ở trong tù cũng được bầu Tổng thống nếu tội án dưới 3 năm. 3.1.Vai trò người điều hành bầu cử Do bản chất địa phương của các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ nên có hàng ngàn người điều hành bầu cử chịu trách nhiệm tổ chức và tiến hành bầu cử. Đó là việc định ngày cho các cuộc bầu cử, chứng nhận tính hợp lệ của các ứng cử viên, đăng ký cho cử tri hợp lệ, chuẩn bị danh sách cử tri, lựa chọn các thiết bị phục vụ bầu cử, thiết kế lá phiếu, tổ chức lực lượng nhân viên điều hành việc bỏ phiếu trong ngày bầu cử, lập bảng kết quả bỏ phiếu và chứng nhận kết quả. Đây là một công việc đòi hỏi sự chính xác rất cao, vì vậy người điều hành bầu cử, thường là một nhân viên hồ sơ của quận hoặc thành phố, có một trách nhiệm nặng nề. Họ chịu trách nhiệm đăng ký cử tri trong suốt cả năm và xác định xem ai là người đủ điều kiện bỏ phiếu trong cuộc bầu cử. Họ phải thiết kế lá phiếu cho cuộc bầu cử để đảm bảo rằng tát cả các ứng cử viên được chứng nhận đều được liệt kê và tất cả những vấn đề cần quyết định đều được trình bày chính xác, càng đơn giản và càng rõ ràng càng tốt. Ngoài ra, họ còn phải lựa chọn những thiết bị bầu cử cụ thể sẽ sử dụng sao cho phù hợp với lá phiếu. Và họ chịu trách nhiệm lưu trữ và bảo quản các thiết bị này trong thời gian giữa các cuộc bầu cử. Một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của họ là thuê và huấn luyện một đội ngũ nhân viên tương đối lớn để có thể làm việc trong một ca dài khoảng từ 10h đến 15h trong ngày bầu cử. Công việc của họ thực sự khó khăn khi thiết bị bầu cử và mẫu lá phiếu thay đổi trong thời gian giữa các cuộc bầu cử. Trong hoàn cảnh này thì những công việc như kiểm tra tư cách cử tri phải giao cho những tình nguyện viên của các chính đảng lớn. 3.2.Quá trình bỏ phiếu Mỗi địa hạt đều có phòng bầu cử dành cho dân trong khu vực và có thể thay đổi mỗi năm. Thùng phiếu có thể tại một nhà chứa xe của một người phục vụ cộng đồng, có thể tại một trường học, hay một cơ quan. Giờ bầu cử khác nhau tuỳ vùng và tiểu bang, nhưng thông thường từ 7h sáng đến 8h tối theo giờ địa phương. Tại văn phòng bầu cử, ban vận động thuyết phục cử tri bỏ phiếu cho đảng của họ một lần nữa. Mặc dù trước đó người ta đã nhận truyền đơn, điện thoại “quảng cáo” về các ứng cử viên. Trước khi vào phòng phiếu, nhân viên ban bầu cử hướng dẫn cách dùng máy bỏ phiếu mặc dù các cử tri đã biết. Đối với việc bỏ phiếu, Hoa Kỳ có rất nhiều loại thiết bị bầu cử và công nghệ này được thay đổi liên tục. Trước đây, khi công nghệ bầu cử chưa được hiện đại hoá thì đó là những lá phiếu đánh dấu “X” bên cạnh tên ứng cử viên được chọn. Tuy nhiên, tính đến năm 2004 thì đã có 6 hệ thống bỏ phiếu được sử dụng mang tính hiện đại hoá rất cao. Đó là: -Đục lỗ thẻ: Cử tri bấm lỗ bên cạnh sự lựa chọn của mình trên phiếu bầu giấy. Loại này chiếm 13,7% tổng số phiếu. -Cần gạt: Cử tri gạt một chiếc cần nhỏ bên cạnh tên của những ứng cử viên mình chọn, 14%. -Phiếu scan trên máy tính: Cử tri điền vào lá phiếu trên máy. Hình thức này chiếm 34,9%. -Thiết bị điện tử ghi nhận trực tiếp: Cử tri chọn ứng cử viên trực tiếp trên máy, 29,3%. -Phiếu giấy: Cử tri đánh dấu trên giấy và phiếu được kiểm bằng tay, 0,7%. -Hỗn hợp: Các thành phố trong mỗi hạt sử dụng các loại máy khác nhau. Trên đây là những hình thức bỏ phiếu trực tiếp hay còn gọi là bỏ phiếu kín, ngoài ra dân Hoa Kỳ có quyền không đi bầu nếu họ không thích cả hai vị ứng cử viên Tổng thống. Tuy nhiên, nếu muốn dự phần trong cuộc bầu cử dù ở đâu người ta cũng có thể bầu qua thể thức vắng mặt. Phong bì đã được gửi đến cho từng công dân Hoa Kỳ đã đăng ký vài tháng trước khi cuộc đua vẫn chưa đến luc căng thẳng. Sống ở nước ngoài, công dân Hoa Kỳ chỉ việc gửi thư của mình về tiểu bang đã đăng ký và chờ kết quả. Nhiều cử tri gặp khó khăn về phương tiện đi lại hay không thích đến những cơ sở bỏ phiếu kín thì bầu theo thể thức này, nhưng phải theo thời hạn quy định của từng tiểu bang và có xác nhận ngày gửi để xác minh tính trung thực. 3.3.Kiểm phiếu Hiện nay, có một điều khoản mới là “bỏ phiếu sớm”. Theo đó, các máy bầu cử được đặt trong các siêu thị và những nơi công cộng khác trong vòng 3 tuần trước ngày bầu cử. Các công dân có thể tiện đường ghé vào để bỏ phiếu. Và tỷ lệ công dân bỏ phiếu trước ngày bầu cử tăng lên nên ngày thứ 3 đầu tiên sau ngày thứ 2 đầu tiên trong tháng 11 có thể được coi là ngày kiểm phiếu. Những lá phiếu này chỉ được kiểm vào cuối ngày bầu cử nhằm mục đích là để trước khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa không có thông tin nào được tiết lộ về việc ứng cử viên nào đang dẫn điểm hay tụt lại sau. 3.4.Đại cử tri Khi cử tri Hoa Kỳ đi bỏ phiếu bầu Tổng thống, nhiều người cho rằng họ đang tham gia vào một cuộc bầu cử Tổng thống trực tiếp. Về mặt pháp lý thì điều đó không đúng vì sự tồn tại của chế độ đại cử tri, một di sản Hiến pháp thế kỷ XVIII. Đại cử tri là tên đặt cho một nhóm “các đại biểu cử tri”, được các nhà hoạt động chính trị và thành viên các Đảng ở các bang đề cử. Khi đã cam kết với ứng cử viên này hoặc ứng cử viên kia, vào ngày bầu cử các đại biểu này được bầu theo phương thức phổ thông. Hoạt động của đại cử tri: Các cử tri đã đăng ký ở 50 bang và Quận Colombia bỏ phiếu bầu Tổng thống và phó Tổng thống vào thứ 3 đầu tiên sau thứ 2 đầu tiên của tháng 11 trong năm bầu cử. Những ứng cử viên naò giành thắng lợi trong cuộc bầu phiếu phổ thông ở bang thường giành được tất cả số phiếu bầu của đại biểu ở bang đó. Số đại cử tri của một bang bằng số Thượng Nghị sĩ và Hạ Nghị sĩ của bang đó.Quận Colombia không có đại diện bỏ phiếu trong Quốc hội thì được 3 phiếu đại cử tri. Các đại biểu gặp gỡ và chính thức bầu Tổng thống và phó Tổng thống vào thứ 2 đầu tiên sau ngày thứ 4 thứ 2 trong tháng 12 trong năm bầu cử Tổng thống. Một ứng cử viên muốn trúng cử phải giành được đa số phiếu. Vì có 538 đại cử tri nên cần phải có tối thiểu là 270 phiếu thì mới giành được thắng lợi. Nếu không có ứng cử viên nào đạt được đa số phiếu của đại cử tri, Hạ viện sẽ phải quyết định người chiến thắng trong số ba người giành nhiều phiếu bầu nhất của đại cử tri. Khi làm như vậy, thành viên của Hạ viện biểu quyết theo bang, mỗi cử tri đoàn của bang có 1 phiếu. Nếu không có ứng cử viên phó Tổng thống nào giành được đa số phiếu của đại cử tri, Thượng viện sẽ phải quyết định người giành thắng lợi trong số 2 người giành nhiều phiếu nhất của đại cử tri. Tổng thống và phó Tổng thống tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 năm sau, sau khi bầu cử. Sức mạnh bỏ phiếu của đại cử tri tính theo bang Bang Số đai cử tri Bang Số đại cử tri Bang Số đại cử tri Alabama Alaska Arizona Arkansas California Colodaro Connecticut Delaware Colombia Florida Geogia Hawait Idaho Illinois Indiana Iowa Kansas Kentucky 9 3 10 6 55 9 7 3 3 27 15 4 4 21 11 7 6 8 Louisiana Maine Maryland Massachusetts Michigan Minnesota Mississippi Missouri Montana Nebraska Nevada NewHamsphire New Jersey New Mexico New York North Carolina North Dakota Ohio 9 4 10 12 17 10 6 11 3 5 5 4 15 5 31 15 3 20 Oklahoma Oregon Pennsylvania Rhode Island SouthCarolina South Dakota Tennessee Texas Utah Vermont Virginia Washington West Virginia Winconsin Wyoming 7 7 21 4 8 3 11 34 5 3 13 11 5 10 3 Total 538 (Số liệu từ trang web: của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam) Năm 2004, bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ được coi là cuộc chạy đua hết sức căng thẳng và sát nút giữa Tổng thống đương nhiệm Geogre W.Bush của đảng Cộng Hoà và ứng cử viên John Kerry của đảng Dân Chủ. Và Tổng thống Bush đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai của mình. Có rất nhiều lý do giải thích cho kết quả này. Dân Hoa Kỳ vẫn muốn tổng thống Bush nắm chính quyền bởi họ không quan tâm lắm đến chính sách đối ngoại của ông và việc hoà giải với Châu Âu. Họ chỉ quan tâm đến quyền lợi kinh tế của họ, những vấn đề về việc làm, quốc phòng. Hơn nữa, họ không tin vào lời hứa của ông Kerry, một người không kiên định và hay thay đổi lập trường. Qua ba lần tranh luận giữa hai ứng cử viên, nhiều người nói rằng xem “ai nói dối giỏi hơn” bởi các cuộc tranh luận này thì xoay quanh các vấn đề như: chiến tranh tại Iraq, chống khủng bố, vấn đề chế tạo vũ khí hạt nhân ở Bắc Hàn và Iran; thuế, bảo hiểm sức khoẻ, việc làm, chính sách kinh tế; các vấn đề xã hội như việc có cho phép phụ nữ phá thai hay không, hôn nhân đồng giới có được chấp nhận hay không,... Đây là những vấn đề gây nhiều tranh cãi trong dư luận Hoa Kỳ và dư luận quốc tế. Ngoài ra, ông Bush tái đắc cử có lẽ một phần nhờ cương lĩnh của đảng Cộng Hoà. Dưới đây là trích lược cương lĩnh của hai Đảng về một số vấn đề đang gây được sự chú ý rất lớn Trích lược cương lĩnh Vấn đề Cương lĩnh của Đảng Cộng hòa “Một thế giới an toàn hơn, một nuớc Mỹ có triển vọng hơn” Cương lĩnh của Đảng Dân chủ “Mạnh hơn ở trong nuớc và đuợc tôn trọng trên thế giới” Chủ nghĩa khủng bố Chúng ta đang bảo vệ hũa bỡnh bằng cỏch tấn cụng kẻ thự. Chỳng ta đang đối đầu với bọn khủng bố ở nuớc ngoài bởi vậy chúng ta không phải đối đầu với bọn chúng ở trong nuớc. Chúng ta đang tiêu diệt giới lãnh đạo của các mạng luới khủng bố bằng các cuộc đột kích bất ngờ, phá hỏng kế hoạch và ngăn chặn nguồn tài trợ của bọn chỳng và truy lùng chúng ráo riết. Chúng ta đang gìn giữ hòa bình cùng với hơn 80 quốc gia đồng minh và các tổ chức quốc tế khác nhằm cô lập và chống lại bọn khủng bố cung nhu các chế độ ngoài vòng pháp luật. Chúng ta không thương luợng với bọn khủng bố. Chúng ta không thể ép hay thuyết phục đuợc chúng từ bỏ con đuờng giết nguời. Chỉ khi nào chủ nghia khủng bố bị tiêu diệt hoàn toàn, lúc đó chúng ta mới có tự do. Chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố cần phải có sự kết hợp giữa quyết tâm của nuớc Mỹ với sự hợp tác của cộng đồng quốc tế trên tất cả các mặt trận. Chiến thắng này đòi hỏi chúng ta phải có khả năng và sẵn sàng tiến hành các hoạt động quân sự trực tiếp, hiệu quả và kịp thời, khi có thể bắt giữ hoặc tiêu diệt các nhóm khủng bố hay các thủ lĩnh của chúng; cải tiến mạnh mẽ việc thu thập và phân tích thông tin tình báo đi đôi với việc thực thi luật pháp mạnh mẽ; không ngừng nỗ lực ngăn chặn nguồn tài chính của bọn khủng bố; nỗ lực toàn cầu ngăn không cho các quốc gia thất bại trở thành sào huyệt của bọn khủng bố; nỗ lực liên tục ngăn không cho bọn khủng bố có thể thu nạp thêm thành viên thông qua các biện pháp ngoại giao nhân dân hiệu quả; không ngừng cố gắng về kinh tế và chính trị nhằm cải tiến giáo dục, tạo dựng hòa bình, ủng hộ dân chủ và truyền đi hy vọng. Iraq Ở Iraq, Hoa Kỳ đang đang đấu tranh vì sự nghiệp tự do, hòa bình và an ninh cho chính chúng ta… Chúng ta hoàn toàn tin tuởng vào kế hoạch tự trị của nguời Iraq mà chính phủ lâm thời Iraq hiện đang thực hiện. Chúng ta không đuợc phép thua trong công cuộc xây dựng hòa bình. Chúng ta không cho phép một nuớc Iraq thất bại bởi điều đó chắc chắn sẽ biến Iraq thành thiên đuờng của bọn khủng bố và là nhân tố gây bất ổn định ở khu vực Trung Đông. Trung Đông Đảng Cộng hòa ủng hộ chính sách của Tổng thống Bush trong việc hợp tác với tất cả các chính phủ ở Trung Đông có quyết tâm tiêu diệt mạng luới khủng bố và trong tương lai chúng ta mong rằng các quốc gia thân hữu trong khu vực sẽ cải tổ sâu rộng và dân chủ hon. Chúng ta sẽ mở rộng nền hòa bình bằng việc ủng hộ dân chủ, và chính dân chủ sẽ đem lại hy vọng và tiến bộ chứ không phải là căm thù và khủng bố trong một khu vực Trung Đông rộng lớn hon. Chúng ta ủng hộ tầm nhìn của Tổng thống Bush về hai nhà nuớc Israel và Palestine chung sống trong hòa bình và an ninh… Nếu nhân dân Palestine cú dân chủ và pháp quyền, đấu tranh chống tham nhũng và kiên quyết chống khủng bố thì họ có thể giành đuợc sự ủng hộ của Hoa Kỳ về việc thành lập một Nhà nuớc Palestine. Hoa Kỳ cần cú sỏng kiến lớn về ngoại giao nhõn dõn nhằm ủng hộ những tiếng núi tự do của thế giới Arập và Hồi giỏo… và chỳng ta phải ủng hộ cỏc nhúm nhõn quyền, cỏc hóng truyền thụng độc lập, các nghiệp đoàn đang quyết tâm xây dựng một nền văn hóa dân chủ từ co sở. Chúng ta sẽ hành động để thay đổi Chính quyền Palestine bằng việc tạo ra một thế hệ lónh đạo mới có trách nhiệm, cam kết chống khủng bố và thúc đẩy dân chủ. Chúng ta ủng hộ việc thành lập một nhà nuớc Palestine dân chủ mong muốn chung sống trong hòa bình và an ninh với Nhà nuớc Do thái Israel. WMD Chúng ta sẽ không cho phép những chế độ nguy hiểm nhất trên thế giới đuợc sở hữu những vũ khí nguy hiểm nhất. Mục tiêu an ninh hàng đầu của chúng ta là ngăn không cho bọn khủng bố có đuợc những vũ khí này. Vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới Chúng ta khẳng định vai trò của Hoa Kỳ trong việc dẫn dắt thế giới tới tự do, thịnh vuợng và cơ hội. Những nỗ lực nhằm mở rộng tự do kinh tế và chính trị của chúng ta sẽ đuợc hoan nghênh nhờ nỗ lực thúc đẩy tự do tôn giáo. Chúng ta tin vào một nuớc Mỹ mà nhân dân trên khắp thế giới đều nguỡng mộ bởi họ biết rằng chúng ta không chỉ yêu mến tự do của riêng mình mà còn yêu mến tự do của chính họ Dân chủ không chỉ là hy vọng của chúng ta mà còn là hy vọng của chính họ. Hoà bình và an ninh không chỉ cho chúng ta mà còn cho cả thế giới. Thương mại Thương mại tự do phải là hình thức thương mại công bằng nhằm thúc đẩy các mục tiêu kinh tế của Mỹ và bảo vệ việc làm của nguời dân Mỹ. Để đạt đuợc mục tiêu này, chúng ta phải hành động song phương, ở cấp khu vực và toàn cầu nhằm đam phán các hiệp định thương mại mới và thực thi các cam kết thương mại hiện có. Uu tiên hàng đầu của chúng ta là dỡ bỏ các rào cản để tiến tới một nền thương mại tự do, công bằng và cân bằng sao cho các quốc gia khác cũng sẽ mở cửa thị truờng của họ giống như ta. Chúng ta sẽ dùng tất cả các công cụ hiện có để tạo ra những co hội mới cho công nhân, nông dân và các doanh nghiệp Hoa Kỳ và dỡ bỏ những hàng rào tại các thị truờng xuất khẩu chính của chúng ta. Y tế thế giới Chúng ta hoàn toàn ủng hộ sự chỉ đạo của Tổng thống trong việc gia tăng mạnh mẽ các nguồn lực nhằm tìm ra vắc-xin chống HIV/AIDS và dành ít nhất 15 tỷ đô-la Mỹ trong năm năm cho các chương trình điều trị, chăm sóc và phòng chống trên toàn thế giới... có biện pháp toàn diện chống lại dịch bệnh này trong đó bao gồm cả giáo dục, kiêng cữ, phòng chống, thử nghiệm, điều trị và chăm sóc. Giải quyết những thách thức y tế toàn cầu-trong đó có cả dịch bệnh AIDS là một nghia vụ nhân đạo và là yêu cầu của an ninh quốc gia... Và chúng ta sẽ khôi phục lại sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trong vấn đề y tế thế giới bằng cách loại bỏ những chính sách dựa trên ý thức hệ chứ không phải khoa học. An ninh nội địa Các co quan trọng yếu bảo vệ an ninh quốc gia của Hoa Kỳ đang đuợc chuyển đổi nhằm đối phó với những thách thức trong công cuộc bảo vệ đất nuớc trong kỷ nguyên mới. Chúng ta cần nâng cao khả năng thu thập, phân tích và chia sẻ thông tin sao cho có thể truy tìm đuợc những kẻ khủng bố và ngăn chặn truớc khi chúng ra tay. Vấn đề nhập cư Đảng Cộng hũa ủng hộ việc cải tổ hệ thống nhập cu nhằm đảm bảo rằng đó là một hệ thống hợp pháp, an toàn, có trật tự và mang tính nhân đạo... Một nền kinh tế đang tăng truởng sẽ cần thêm nhiều nhân công và Tổng thống Bush đa đề xuất một chương trỡnh việc làm tạm thời mới dành cho những truờng hợp khụng thể tìm đuợc công dân Mỹ nào phù hợp với công việc. Chúng ta sẽ mở rộng cam kết cho phép những nguời đang đấu tranh vì tự do đuợc trở thành công dân... Những nguời nhập cư hiện đang ở trong lãnh thổ Hoa Kỳ mà đa đuợc kiểm tra về nhân thân, làm việc chăm chỉ, nộp thuế thì cần phải đuợc tham gia đầy đủ vào xã hội Hoa Kỳ. Kinh tế Chúng tôi mong muốn ngày càng có nhiều nguời sở hữu hoặc thành lập các doanh nghiệp nhỏ, ngày càng có nhiều nguời tự lo cho vấn đề chăm sóc y tế của họ, ngày càng có nhiều nguời đuợc huởng lương huu. Chúng tôi sẽ khôi phục lại ngành công nghiệp chế tạo của Hoa Kỳ, tạo việc làm mới, bảo vệ việc làm hiện có bằng cách chấm dứt không cho các công ty chuyển việc làm ra nuớc ngoài đuợc nợ thuế đồng thời giảm thuế cho những công ty nào đang tạo thêm việc làm ở trong nuớc. (Nguồn: trích từ “Cương lĩnh đảng Dân Chủ” tại và “Cương lĩnh đảng Cộng Hoà” tại 4. Một số yếu tố liên quan đến bầu cử ở Hoa Kỳ Nhắc đến bầu cử Tổng thống, đối với người dân Hoa Kỳ, đó là sự cạnh tranh của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà. Ngoài ra, nó còn có sự góp mặt của các nhóm lợi ích và vai trò rất to lớn của thông tin đại chúng. 4.1.Hai đảng lớn nhất ở Hoa Kỳ Đối với người dân nước ngoài nói chung và người dân Hoa Kỳ nói riêng, họ cho rằng đa đảng là cần thiết. Như vậy đảm bảo được tính dân chủ trong chính quyền. tại Hoa Kỳ, tính đến năm 2004, người dân biết đến có ít nhất 56 đảng phái chính trị trên toàn quốc. Đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hoà là “hai đảng lớn” (The Two Major Parties) tại Hoa Kỳ hiện nay. Tổng cộng có tất cả 37 “đảng phái thứ ba” (The Third Parties), nhưng trong năm 2004 chỉ có 7 đảng chính trị thuộc đảng phái thứ ba tham gia vào cuộc chạy đua bầu cử Tổng thống. Ngoài ra, còn có 17 đảng phái khác (The Other Parties) không chính thức với lực lượng không đáng kể, không được nhiều người ủng hộ. Đảng Dân Chủ: Đảng Dân Chủ được ông Thomas Jeffeson sáng lập năm 1792, trong một cuộc hội nghị kín để đấu tranh cho “Bản tuyên ngôn nhân quyền” và chống lại nhóm đại biểu của đảng Liên Bang. Năm 1798, đảng mới thực sự lấy tên là đảng Dân chủ, đảng của người bình dân. Và trong năm 1800, ông Jefferson đã đắc cử làm Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ thuộc đảng Dân Chủ. Ông phục vụ xuất sắc trong 2 nhiệm kỳ và được kế nhiệm bởi ông James Madison năm 1808. Đến năm 1812, ông James Monroe dẫn dắt Hoa Kỳ đạt đến “Kỷ nguyên của phấn chấn”. Từ năm 2000, sau 2 nhiệm kỳ của Tổng thống Clinton, đảng Dân Chủ không còn chiếm đa số trong Quốc hội Hoa Kỳ. Năm 2004, ông John Kerry, Thượng nghị sĩ của tiểu bang Massachusetts là ứng cử viên của đảng Dân Chủ cùng chung liên danh với ông John Edwards nhưng thất bại. Đảng Cộng Hoà: Đảng Cộng Hoà ra đời trong những năm đầu của thập niên 1850 bởi những nàh hoạt động chống chế độ nô lệ. Cuộc họp không chính thức của đảng này diễn ra ở Ripon, Wisconsin, một làng nhỏ phía Tây Bắc tiểu bang Milwaukee. Và sau đó là cuộc họp chính thức đầu tiên của đảng vào ngày 6/7/1854 tại Jackson, Michigan. Cái tên “Đảng Cộng Hoà” được chọn vì nó ám chỉ sự bình đẳng, công bằng trong xã hội cũng như chính trị. Hiện nay, đảng Cộng Hoà đang chiếm ưu thế về chính trị trong Quốc hội và Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ, Geogre W.Bush là người thuộc đảng Cộng Hoà. Mặc dù đảng phái chính trị ở Hoa Kỳ có vai trò hạn chế hơn nhiều so với các nước khác nhưng nó vẫn là nhân tố quan trọng trong đời sống chính trị Hoa Kỳ. Các đảng đóng vai trò như những tổ chức trung gian trong quá trình bầu cử. Đảng vừa đứng ra chọn ứng cử viên cho chính phủ, vừa giúp cử tri dễ dàng hơn trong việc lựa chọn người mình sẽ bỏ phiếu. Những chiến dịch vận động tranh cử Trong quá trình bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, các chiến dịch vận động tranh cử đóng một vai trò rất quan trọng. Đây là lúc các ứng cử viên đưa ra những chính sách, đường lối nhằm thu hút, thuyết phục cử tri trong cả nước bỏ phiếu cho mình. Trong thời đại ngày nay, các ứng cử viên và đội ngũ vận động phải bỏ ra rất nhiều tiền của để xuất hiện trên truyền hình cả nước. Ngoài ra, hai ứng cử viên của đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hoà còn có ba buổi tranh luận trực tiếp trên truyền hình. Và trong những tuần cuối trước ngày bầu cử, các ứng cử viên thường tập trung chú ‎vào “các bang chính” để giành được phiếu của đại cử tri. Vấn đề thường gây được sự chú ‎ nhất trong những chiến dịch vận động tranh cử là tình hình tài chính. Các ứng cử viên thường dựa vào 4 nguồn tài chính để tranh cử: (1) Cá nhân, công dân trực tiếp quyên góp tiền (2) Các Đảng chính trị của họ (3) Các nhóm lợi ích, thường thông qua các uỷ ban hành động chính trị (PACs) (4) Các nguồn của các nhân và gia đình Sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào phương tiện thông tin đại chúng và phẩm chất chính trị chuyên nghiệp đã làm cho các đợt vận động bầu cử ngày càng trở nên tốn kém. Các ứng cử viên Tổng thống đã chi 607 triệu đô-la trong cuộc bầu cử Tổng thống

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docqth13 (3).doc