Công ty thực hiện chiến lược tăng tốc toàn diện trên nhiều lãnh vực. Với những khâu đột phá có bước đi vững chắc. Mục tiêu hành động của thời kỳ này là tiếp tục chủ động dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu trực tiếp và gia công xuất khẩu, tạo nguồn hàng ổn định , góp phần giải quyết việc làm cho xã hội, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .Với mục tiêu này,công ty may Việt Tíến đề chiến lược phát triển như sau :
· Tiếp tục đổi mới công nghệ,thiết bị sản xuất.đổi mới công nghệ có ý nghĩa then chốt .Chính nhờ thiết bị mới có thể tạo ra những sản phẩm đạt yêu cầu thâm nhập vào thị trường mới ,tạo thu ngoại tệ góp phần đổi mới cơ sở hạ tầng tại công ty.
· Giữ vững và phát triển thị trường trong nước ,đây là cơ sở cho chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài bằng chính thương hiệu của chính mình .Công ty luôn phải củng cố mối quan hệ khách hàng cũ ,mở rộng quan hệ giao dịch với khách hàng mới ở các thị trường khác nhau.
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6266 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình đàm phán ,ký kết,thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu tại Công ty May Việt Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối quan hệ tốt đẹp giữa chính phủ hai nước, nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam từ Nhật chiếm đến 40%. Do đó, thông qua các nhà đầu tư, ta có thể tìm được những khách hàng tiềm năng trong tương lai.
Hiện nay, công ty đang cố gắng khôi phục lại thị trường quen thuộc này, vì đây được coi là một thị trường không thể thiếu đối với công ty.
Thị trường EU: Bao gồm 25 nước có nền kinh tế phát triển nhất Châu Âu. Nền kinh tế EU có lợi thế phát triển hoàn toàn khác so với Việt Nam (về khí hậu, văn hóa…), nên việc hợp tác với Việt Nam sẽ bổ sung cho nhau về lợi thế. EU là nhà tài trợ lớn thứ hai về vốn ODA cho Việt Nam sau Nhật Bản. Chính phủ của các nước EU quan tâm đến sự phát triển thương mại và đầu tư với Việt Nam, cụ thể cho Việt Nam quy chế GSP nhiều ngành hàng. Đây là thuận lợi để những mặt hàng mang lợi thế của Việt Nam như may mặc, giày dép… đã qua gia công vào thị trường này.
Sản phẩm của công ty được xuất vào thị trường này chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Là một thị trường có hạn ngạch, lại không yêu cầu cao, các sản phẩm xuất sang thị trường EU chủ yếu là các loại áo sơ mi, jacket, đầm… có chất lượng cao. Trong các nước EU, Đức là nước mà Việt Tiến xuất sang nhiều nhất, kế đến là Bỉ, Hà Lan… Theo bảng trên cho thấy, tuy hàng xuất sang EU chiếm tỷ trọng khá lớn nhưng vẫn không ổn định. Nếu như năm 2001, kim ngạch xuất khẩu vào EU là 4,284,277 USD chiếm 29.49% tổng kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2002, doanh số là 5,863,731 USD, chiếm tỷ trọng 35.22% (tăng 1,579,454 USD so với năm 2001, tăng 36.89%). Nhưng đến năm 2003, thì kim ngạch giảm xuống đột ngột, chỉ còn 3,935,492 USD với tỷ trọng là 17.89% trong tỷ trọng hàng xuất khẩu. So với năm 2002 thì sự chênh lệch tuyệt đối đã giảm 1,928,239 USD, tức giảm 32.88% tỷ trọng so với cùng kỳ năm trước. Một dấu hiệu không tốt bởi đây là một trong những thị trường chính của Việt Tiến, nguyên nhân chủ yếu do Công ty phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt của các công ty Trung Quốc, làm giảm doanh thu của công ty và vì yếu tố về năng lực sản xuất không đáp ứng đủ, công ty đành phải hủy một số đơn hàng của EU để tập trung vào thị trường mới là Mỹ.
Nhưng hiện nay công ty đang cố gắng giữ vững thị trường truyền thống của mình để giành lại nhiều đơn đặt hàng hơn trong mức hạn ngạch được phân bổ.
Thị trường Mỹ: Mỹ được xem là thị trường lớn nhất thế giới bởi Mỹ có sức tiêu thụ lớn và khả năng thanh toán cao. Sản phẩm của Công ty xuất sang Mỹ tăng đều nhưng cũng biến động. Trong những năm từ trước năm 2001 thì có thể nói lượng hàng xuất khẩu sang thị truờng Mỹ coi như không đáng kể, như trong năm 2001, giá trị xuất khẩu chỉ đạt 57,851 USD, nhưng sau khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký vào tháng 7-2000 và có hiệu lực từ 10-12-2001 giúp cho hàngViệt Nam vào Mỹ được chịu mức thuế quan thấp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty phát huy được khả năng của mình, năm 2002, con số vượt lên 691,39 USD, chiếm tỷ trọng 4.155% kim ngạch xuất khẩu toàn công ty, tăng hơn so với cùng kỳ năm 2001 là 633,478 USD, tương đương tăng 195.02%. Nếu sự kiện ngày 11-9 không xảy ra thì chắc chắn kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong năm 2001 đã không chỉ là con số trên. Nhưng sau khi tình hình thị trường đã ổn định trở lại thì việc hợp tác song phương vẫn tiếp tục phát triển, sang năm 2003, doanh số thu được khi xuất sang Mỹ là 9,497,416 USD, chiếm tỷ trọng 43.15% tổng doanh số xuất khẩu, tăng 8,806,087 USD.
Thị trường ASEAN: Nền kinh tế cũng như điều kiện vị trí của các nước ASEAN gần giống như Việt Nam và cũng là những bạn hàng thường xuyên với công ty, nhưng lượng hàng xuất vào đây tương đối thấp và không ổn định, thường thì thị trường Malaysia và Thái Lan nhập khẩu hàng từ công ty Việt Tiến nhiều hơn các thị trường khác trong khối. Năm 2001, giá trị xuất khẩu sang thị trường này là 2,525,569 USD, chiếm 17.38% tỷ trọng. Sang năm 2002 giảm xuống chỉ còn 1,828,853 USD, giảm đi 696.716 SD, tương đương mất 27.59% ty trọng so với cùng kỳ năm 2001. Năm 2003 tiếp tục giảm xuống còn 1,382,397 USD giá trị kim ngạch, chỉ chiếm 6.28% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của công ty, tức giảm 446,456 USD, giảm 24.41% tỷ trọng năm 2002.
Ngoài các thị trường lớn như các thị trường trên, công ty còn xuất hàng sang các nuớc như Đài Loan, Úc, Hồng Kông… tuy nhiên tỷ trọng ít và có sự thay đổi nhiều về doanh số. Năm 2001 là 2,094,119 USD, chiếm 14.41% tỷ trọng. Năm 2002 đạt 1,501,047 USD, giảm 593,072 USD, tương đương thấp hơn năm trước là 28.31%. Sang đến năm 2003, giá trị lại tăng thêm 1,598,574 USD, đạt được 3,099,621 USD, chiếm 14.09% tỷ trọng hàng xuất khẩu.
Nhìn chung, công ty may Việt Tiến xuất khẩu hàng gia công và gia công hàng trực tiếp cho nhiều thị trường trên thế giới. Mỗi thị trường đều có sự thuận lợi và khó khăn khác nhau, nhưng sự phấn đấu tạo uy tín với khách hàng cũng như thực hiện việc làm ăn tốt đẹp sẽ giúp công ty ngày càng mở rộng hợp tác với nhiều thị trường hơn trên thế giới.
2.5. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NĂM 2001, 2002 và 2003
Tình hình những năm 2001, 2002, 2003 có nhiều biến động lớn trên thế giới. Dù gặp nhiều khó khăn trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều đơn vị kinh doanh ngành may mặc đã được nhà nước cấp giấy phép kinh doanh, nhưng hoạt động kinh doanh của Công ty cũng gặt hái được nhiều thành công và đang trên đà phát triển. Sau đây là một số kết quả cụ thể:
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm 2001, 2002 và 2003 của Công ty may Việt Tiến
CHỈ TIÊU
2001
2002
2003
So sánh 2001 - 2002
So sánh 2002 -2003
1. Doanh thu thuần
236,501,621,792
394,518,001565
433,918,001,565
166.81%
109.99%
2. Tổng lãi gộp
7,179972,229
11687,462,596
15,065,032,613
162.78%
128.90%
3. Nộp NS và thuế
5,371303,943
7,115,951,489
9,749,794,111
132.48%
137.01%
4. Lợi nhuận
1,808,668,356
4,571,511,101
5,315,238,502
252.76%
116.27%
5. Sử dụng vốn
* Vòng quay vốn
42.20
42.20
43.40
100.00%
102.84%
* Ngày luân chuyển
9.05
7.85
6.55
86.74%
83.44%
6. Thu nhập BQ/người
1,271,879
1,386,348
1,559,641
109.00%
112.50%
(Nguồn: Công ty Việt Tiến)
Qua bảng trên ta thấy, doanh thu thuần trong năm 2002 và 2003 đều tăng cao so với năm trước (166.81% và 109.99%). Nguyên nhân của sự gia tăng này chủ yếu là do Công ty đã nỗ lực tìm kiếm được nhiều hợp đồng gia công xuất khẩu ra nước ngoài, chứng tỏ thị trường khách hàng của Công ty đang rất ổn định và ngày càng gia tăng. Điều này cũng chứng tỏ chính sách kinh doanh của Công ty đã và đang đi đúng hướng với những mục tiêu và chiến lược đã đề ra.
Cùng với sự tăng lên của lợi nhuận (năm 2002 đạt 252.76% so với năm 2001 và năm 2003 đạt 116.27% so với năm 2002), thu nhập bình quân đầu người của cán bộ, công nhân viên Công ty năm 2002 và 2003 cũng tăng lên so với những năm trước, tạo điều kiện cho công nhân viên ngày càng phấn đấu vì Công ty hơn. Nhìn chung, lợi nhuận của Công ty tăng cao chứng tỏ Công ty hoạt động có hiệu quả. Đây là một kết quả khả quan cho Công ty.
Bảng 2.7: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm 2001, 2002 và 2003 của Công ty may Việt Tiến
ĐVT: đồng
CHỈ TIÊU
2001
2002
2003
I. Doanh thu
1. Tổng doanh thu
239,829,911,310
397,854,628,024
437,554,628,024
2. Các khoản giảm trừ
3,328,289,518
3,336,626,459
3,624,613,522
3. Doanh thu bán hàng thuần
236,501,621,792
394,518,001,565
433,918,001,565
II. Giá vốn hàng bán
229,321,649,493
382,830,538,969
418,852,968,952
III. Lợi tức gộp
7,627,168,694
11,687,462,596
15,065,032,613
IV. Chi phí bán hàng và quản lý
5,498,564,421
8,356,693,081
10,392,221,445
1. Chi phí bán hàng
3,444,243,326
4,922,901,461
6,320,235,795
2. Chi phí QLDN
2,054,321,095
3,433,791,620
4,071,985,650
V. Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh
1,681,407,808
3,330,769,515
4,672,811,168
VI. Lợi tức hoạt động tài chính
941,515,744
2,997,209,626
2,586,488,140
VII. Lợi tức bất thường
32,193,020
368,012,880
248,753,752
VIII. Tổng lợi tức trước thuế
846,448,216
1,756,468,040
2,192,814,531
IX. Lợi tức sau thuế
1,808,668,356
4,571,511,101
5,315,238,502
(Nguồn: Công ty Việt Tiến)
Bảng 2.8: Bảng cân đối kế toán qua ba năm 2001, 2002 và 2003 của Công ty may Việt Tiến
ĐVT: đồng
TÀI SẢN CÓ
2001
2002
2003
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
20,354,510,721
25,955,452,813
25,746,436,432
I. Vốn bằng tiền
2,156,118,537
7,519,840,745
10,764,849,863
II. Các khoản phải thu
4,974,030,058
8,413,694,026
4,985,555,915
III. Tồn kho
6,069,280,735
9,202,688,004
6,663,646,027
IV. Tài sản lưu động khác
7,155,081,391
859,230,038
3,332,384,627
A. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
35,676,697,534
38,066,210,681
40,166,364,690
I. Tài sản cố định
17,838,348,767
19,266,264,681
20,626,264,681
II. Đầu tư tài chính dài hạn
16,832,944,786
18,099,732,897
19,019,732,897
III. Xây dựng dở dang
1,005,403,981
700,213,103
520,367,112
Tổng tài sản Có
56,031,208,255
64,021,663,494
65,912,801,122
TÀI SẢN NỢ
2001
2002
2003
A. Nợ phải trả
27,150,170,225
28,891,038,554
28,608,417,338
I. Nợ ngắn hạn
15,500,968,283
17,252,106,048
19,381,569,369
II. Nợ dài hạn
4,985,555,915
11,190,102,506
9,035,935,010
III. Nợ khác
6,663,646,027
448,830,000
190,912,959
B. Vốn chủ sở hữu
28,881,038,030
35,130,624,940
37,304,383,784
I. Nguồn vốn quỹ
25,509,596,208
30,000,000,000
32,000,000,000
II. Nguồn kinh phí
3,371,441,822
5,130,624,940
5,304,383,784
Tổng tài sản Nợ
56,031,208,255
64,021,663,494
65,912,801,122
(Nguồn: Công ty Việt Tiến)
Tỷ số lưu động
Tài sản lưu động
Tỷ số lưu động =
Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Để kiểm tra tính thanh toán, ta dùng tỷ số lưu động. Tỷ số này là hệ số luân chuyển tài sản lưu động. Nó phản ảnh cứ một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng bao nhiêu đồng tài sản lưu động. Nếu tỷ số này giảm thì khả năng trả nợ giảm, và ngược lại, nếu tỷ số này quá cao cho thấy có nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay nhiều nợ khó đòi thì việc quản trị tài sản lưu động không có hiệu quả.
Ta có tỷ số lưu động của Công ty Việt Tiến qua 3 năm như sau:
20,354,510,721
Tỷ số lưu động năm 2001 = =1.31
15,500,968,283
25,955,452,813
Tỷ số lưu động năm 2002 = =1.50
17,252,106,048
25,746,436,432
Tỷ số lưu động năm 2003 = =1.33
19,381,569,369
Như vậy, việc đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động trong cả 3 năm đều rất tốt, vì kết quả của các tỷ số này tương đối cao, giá trị tài sản lưu động lớn hơn nhiều so với nợ ngắn hạn. Điều này chứng tỏ là tình hình tài chính của Công ty là bình thường.
Kiểm tra điều hành – Vòng quay tồn kho – Vòng quay tổng tích sản
Doanh thu
Chỉ số vòng quay tồn kho =
Tồn kho
Doanh thu
Chỉ số vòng quay tổng tích sản =
Tổng tích sản
Ý nghĩa: Nghiên cứu các chỉ số này để đo lường khả năng luân chuyển vốn của doanh nghiệp. Tỷ số càng cao, tài sản tồn kho của doanh nghiệp sử dụng càng có hiệu quả.
Kiểm tra khả năng luân chuyển vốn của Công ty Việt Tiến qua ba năm như sau:
239,829,911,310
Vòng quay tồn kho năm 2001 = =39.52
6,069,280,735
397,854,628,024
Vòng quay tồn kho năm 2002 = = 43.23
9,202,688,004
437,554,628,024
Vòng quay tồn kho năm 2003 = = 65.66
6,663,646,027
Kết quả đạt được của Công ty Việt Tiến trong ba năm qua hết sức thuận lợi. Tài sản tồn kho của Công ty cũng được sử dụng một cách rất hiệu quả.
239,829,911,310
Vòng quay tổng tích sản năm 2001 = = 4.28
56,031,208,255
397,854,628,024
Vòng quay tổng tích sản năm 2002 = = 6.21
64,021,663,494
437,554,628,024
Vòng quay tổng tích sản năm 2003 = = 6.64
65,912,801,122
Theo kết quả trên ta thấy Công ty Việt Tiến có tỷ lệ vòng quay tổng tích sản tăng tỷ lệ thuận theo lượng tăng của doanh thu. Mặc dù càng những năm về sau, lượng tích sản được dùng để đạt được mức doanh số trong năm của Công ty càng tăng, nhưng nhìn chung điều này không ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.
Kiểm tra khả năng sinh lời
Lợi nhuận ròng sau thuế
Chỉ số lợi nhuận gộp = x 100%
Tổng doanh thu
Ý nghĩa: Nghiên cứu chỉ số lợi nhuận gộp sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tình hình doanh thu đạt được trong năm cùng với lợi nhuận trong năm. Từ đó đề ra kế hoạch tăng doanh thu, giảm chi phí cho năm tới nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn.
Ta có chỉ số lợi nhuận gộp của Công ty qua ba năm như sau:
1,808,668,356
Chỉ số lợi nhuận gộp năm 2001 = x 100% =0.75%
239,829,911,310
4,571,511,101
Chỉ số lợi nhuận gộp năm 2002 = x 100% = 1.15%
397,854,628,024
1,808,668,356
Chỉ số lợi nhuận gộp năm 2003 = x 100% = 1.21%
437,554,628,024
Theo kết quả trên ta thấy chỉ số lợi nhuận gộp tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2001 là 0.75%, năm 2002 là 1.14% và năm 2003 là 1.21%. Điều này cho thấy Công ty luôn đạt lợi nhuận tăng trên 100 đồng doanh thu.
Trên đây là một số tỷ lệ tài chính cụ thể về tình hình chi tiêu, sử dụng tích sản của Công ty may Việt Tiến. Hầu hết các tỷ lệ nêu ra đều khả quan, chứng tỏ tình hình kinh doanh của Công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng. Song song đó, sự tồn tại lâu dài, vững chắc của Công ty trên thương trường đã mang lại nhiều kinh nghiệm tốt trong quá trình quản lý và kiểm soát hoạt động tài chính. Kết quả phân tích đã cho thấy tương lai đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh luôn phát sinh những biến động bất ngờ, vì vậy, việc quản lý tốt để đưa ra những điều chỉnh hợp lý và kịp thời trong công việc quản trị là điều vô cùng khó khăn.
2.6. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty thực hiện chiến lược tăng tốc toàn diện trên nhiều lãnh vực. Với những khâu đột phá có bước đi vững chắc. Mục tiêu hành động của thời kỳ này là tiếp tục chủ động dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu trực tiếp và gia công xuất khẩu, tạo nguồn hàng ổn định , góp phần giải quyết việc làm cho xã hội, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .Với mục tiêu này,công ty may Việt Tíến đề chiến lược phát triển như sau :
Tiếp tục đổi mới công nghệ,thiết bị sản xuất.đổi mới công nghệ có ý nghĩa then chốt .Chính nhờ thiết bị mới có thể tạo ra những sản phẩm đạt yêu cầu thâm nhập vào thị trường mới ,tạo thu ngoại tệ góp phần đổi mới cơ sở hạ tầng tại công ty.
Giữ vững và phát triển thị trường trong nước ,đây là cơ sở cho chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài bằng chính thương hiệu của chính mình .Công ty luôn phải củng cố mối quan hệ khách hàng cũ ,mở rộng quan hệ giao dịch với khách hàng mới ở các thị trường khác nhau.
Hoàn thiện cơ chế tổ chức,đổi mới quản lý kinh doanh ,đào tạo phát trểin nhân lực theo hướng tiếp cận trình độ quốc tế ,công ty chú trọng nâng cao kiến thức Marketing,đàm phán cho nhân viên.
Nâng cao chất lượng sản phẩm đạt được tiêu chuẩn quố tế về quản lý hệ thồng theo tiêu chuẩn ISO 9002 &và trách nhiệm xã hội SA8000.
Liên doanh liên kết :tìm hiểu kỹ đối tác trong và ngoài nước để liên doanh các lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu cho nhành may-đặc biệt là nguyên liệu chính .Từ đó ,công ty sẽ có nguồn cung cấp ổn định phục vụ cho sản xuất xuất khẩu & nội địa .
Tiến hành các biện pháp chống nạn làm nhái ,hàng giả của công ty.các biện pháp cụ thể là là thông qua các cơ quan quyền lực chống lại viậc làm nhái giả hàng công ty.Công ty đã tiến hành các dây viền ,cúc áo ,nhãn hiệu một cách tinh xảo để chống hàng giả mạo,đăng báo ,in brochute danh sách các đại lý chính thức ,chỉ rõ phân biệt hàng giả ,hàng thật.
Triển khai chiến lược :
*Xây dựng kế hoạch hành động (dài hạn -trung hạn-ngắn hạn )
-Kế hoạch dài hạn :
+ Phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra giai doạn 2001-2010.
+ Nghiên cứu và phát triển khách hàng mới ,thị trường mới.
+Kế hoạch sản phẩm mới : dây chuyền may bộ quần áo VESTON cao cấp.
+Sử dụng đồng vốn có hiệu quả ,tạo khả năng sinh lời tối đa.
+Định vị và phát triển doanh nghiệp.
Kế hoạch trung hạn :
+Kế hoạch bán hàng : hoàn thiện quy chế cho hệ thống tiêu thụ sản phẩm của công ty trên phạm vi cả nước .mở rộng đại lý ở các địa phương (Bắc ,Trung ,đồng bằng sông Cửu Long ,Tây Nguyên)Xâm nhập các siêu thị cao cấp tại T.P.HCM và thị trường ASEAN.
+Kế hoạch sản xuất và dự thảo ngân sách
+Sắp xếp nhân lực các bộ phận cho phù hợp với yêu cầu quản lý .
+Phân tích kế hoạch tác nghiệp.
Kế hoạch ngắn hạn :
+Đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị .
+ Duy trì Website để giới thiệu quảng bà sản phẩm.
+Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ,mẫu mã hàng hoá theo đúng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế ,giới thiệu sản phẩm như một thương hiệu độc quyền của công ty trên thương trường .
+Đặt hàng và điều độ công việc.
Về thị trường :
Đối với thị trường xuất khẩu :
Phải giữ thị trường đã có bằng cách:
+ Linh hoạt giá cả ,đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến bộ giao hàng .
+ Sử dụng hiệu quả các loại QUOTA được cấp.
+Phân tích lực chọn khách hàng và có chính sáxh ưu đã đối với từng loại khách hàng.
+Tăng cường công tác tiếp thị ,tham gia các cuộc tri63n lãm ,hội chợ quốc tế ,hội thảo..
+Coi trọng thị trường Asean để tận dụng các ưu thế khi gia nhập Asia
+ Tiếp tục mở rộng thị trường Nhật bản và các thị trường Free Quota .
+ Từng bước nâng cao tỷ trọng sản xuất hàng mua nguyên phụ liệu ,bán thành phẩm ,thay dần hình thức gia công thuần tuý ,phấp đấu đến 2005 sản xuất theo loại hình mua NPL ,bán thành phẩm (Sản xuất FOB) chiếm tỉ trọng 70% trong tổng doanh thu sản xuất.
Đối với thị trường nội địa :
+Hoàn thiện qui chế cho hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm của công ty trong phạm vi cả nước .
+Mở rộng thêm các đại lý ở các địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế đi đôi với chính sáxh cho từng khu vực.
+Nghiên cứu chế thử và hoàn thiện thông số sản phẩm cho phù hợp với đặc điểm từng vùng.
+Duy trì hội nghị khách hàng ,tham gia các hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao ,đẩy mạnh quảng cáo tiếp thị ,tăng cường công tác hướng d64n thị trường và người tiêu dùng .có chính sách hậu mãi sau bán hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Công ty may Việt Tiến chiếm nhiều ưu thế trong ngành may mặc, công ty hoạt động trên diện tích khá rộng, từ công ty cho đến các xí nghiệp trực thuộc, các cửa hàng, đại lý được đặt xuyên suốt từ Bắc vào Nam. Trong suốt thời gian qua, công ty không ngừng đứng vững và phát triển trên thị trường cạnh tranh trong và ngoài nước. Công ty đã chứng tỏ được mình qua những thành tựu đã đạt được.
Nhìn lại chặng đường đã qua và những kết quả công ty đạt được là sự cố gắng rất lớn của công ty mặc dù trong quá trình kinh doanh công ty còn gặp không ít khó khăn. Đó là sự cố gắng của Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty. Họ đã cùng công ty trên bước đường tồn tại và phát triển trong sự tồn tại khắc nghiệt của thị trường. Với quyết tâm mạnh mẽ đưa công ty đứng vững và gặt hái nhiều thành quả to lớn, góp phần nâng cao đời sống công nhân viên và góp phần không nhỏ vào sự phát triển và phồn vinh của đất nước.
Chương 3
QUY TRÌNH TỔ CHỨC
ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT
VÀ THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
Chương 3
QUY TRÌNH TỔ CHỨC ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT
VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
3.1. Giao dịch, nghiên cứu thị trường và tiếp xúc với khách hàng
Thị trường là nơi trao đổi giữa người mua và người bán, giữa bên đặt gia công và bên nhận gia công. Ý nghĩa của việc nghiên cứu thị trường là giúp cho công ty có thể hiểu biết thêm về thị trường, đảm bảo cho sự phát triển theo định hướng đã đề ra. Với những thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời có thể điều tiết được khả năng hoạt động của công ty.
Như đã phân tích, đối với công ty may Việt Tiến thị trường xuất khẩu được chia hai loại là : thị trường hạn ngạch và thị trường phi hạn ngạch. Thị trường hạn ngạch gồm các nước như Mỹ ,EU, Đức, Canada, Nauy, Thổ Nhĩ Kỳ,… Phần còn lại là thị trường phi hạn ngạch, chủ yếu là Nhật Bản và các nước Châu Á.Về hợp đồng xuất khẩu của công ty thuj75c hiện theo 2 hình thức gia công thuần tuý và hợp đồng mua nguyên phụ liệu vầ sản xuất theo mẫu của khách hàng sau đó bán sản phẩm cho khách hàng theo điều kiện FOB (còn gọi là hàng kinh doanh FOB)
Là thành viên của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, Công ty May Việt Tiến thường xuyên nhận được sự hỗ trợ về thông tin về thị trường Dệt May . Tuy nhiên công ty may Việt Tiến chủ yếu tự khai thác hợp đồng trực tiếp với các đối tác nước ngoài.
Khách hàng của Công ty hiện tại bao gồm các khách hàng truyền thống và khách hàng mới. Với những khách hàng truyền thống, quá trình tiếp xúc đơn giản và nhanh chóng hơn là đối với khách hàng mới, vì đã quen với yêu cầu của họ nên việc tìm hiểu về thị trường dễ dàng hơn. Khách hàng có nguồn gốc xuất xứ khác nhau thường có những hành vi tiếp xúc, tìm hiểu khác nhau. Ví dụ khách hàng Nhật luôn xem xét cơ sở vật chất, kỹ thuật của công ty một cách cẩn thận trước khi đưa ra những thư hỏi giá. Khách hàng Châu Âu thường đề cập vào trung tâm của quá trình tiếp xúc: điều kiện, giá cả giao hàng, kiểm tra chất lượng,…,Đối với khách hàng Mỹ trước khi đặt đơn hàng tại công ty phải đánh giá công ty có hội đủ tiêu chuan về cơ sở vất chất,tài chính ,máy móc thiết bị ,môi trường và điều kiện làm có thực hiện theo luật hay không .Công việc đánh gía này thông qua một công ty tư vấn nước ngoài có uy tín .nếu hội đủ tiêu chuan thì khách hàng mới tiến hành các bước đàm phán, ký kết hợp đồng . Thông thường các đối tác nước ngoài trực tiếp gặp gỡ và đàm phán với Việt Tiến tại trụ sở Công ty hoặc tại các địa điểm khác trong nước. Như vậy, Công ty có lợi thế nhất định trong việc giảm chi phí ký kết hợp đồng và lợi thế đàm phán. Đối với khách hàng lâu năm, quá trình trên chỉ còn giao dịch qua đường bưu điện (gửi hàng mẫu) và đặt hàng qua fax.
Sau khi khách hàng đưa ra những yêu cầu cụ thể về các thông số kỹ thuật, mức độ cung cấp nguyên vật liệu và các điều kiện thanh toán, giao hàng, thì nhiệm vụ của Phòng Kế hoạch là xem xét khả năng của công ty có đủ năng lực thực hiện đơn hàng hay không, và nếu được thì tính toán chi phí thực hiện hợp đồng để làm cơ sở cho việc đàm phán và đi đến ký kết hợp đồng. Yêu cầu đối với việc định giá này là tính chính xác của thông tin, các chi phí cần được phản ảnh đầy đủ trong bản ước tính. Công việc này do Phòng Kế hoạch, Phòng tài chính Kế toán và Kỹ thuật Công nghệ phối hợp thực hiện.
Cách thức triển khai theo s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp đối công ty và một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm hoàn thiện quá trình đàm phán,ký kết và thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu c.doc