Mục lục
Mở đầu
CHƯƠNG I . MỘT SỐ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển hoạt động của NHTM.
2. Hoạt động thực hiện các chức năng của ngân hàng thương mại và vai trò của các hoạt động đó:
2.1/ Đối với nền kinh tế.
2.2/ Đối với ngân hàng.
CHƯƠNG II . QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC DOANH VIỆT NAM.
1. Vài nét về hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam.
2. Hoạt động cung cấp dịch vụ của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam hiện nay:
2.1/ Dịch vụ nhận tiền gửi.
2.2/ Dịch vụ thanh toán cho khách hàng:
2.2.1/ Những đổi mới.
2.2.2/ Những tồn tại.
CHƯƠNG III . MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.
1. Các quan điểm về phát triển.
2. Các giải pháp nhằm phát triển các dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam:
2.1/ Nâng cao hiệu quả các dịch vụ hiện có.
2.2/ Phát triển một số dịch vụ mới:
2.2.1/ Dịch vụ trên thị trường chứng khoán.
2.2.2/ Dịch vụ tư vấn.
2.2.3/ Dịch vụ ngân hàng tại nhà.
2.2.4/ Dịch vụ bảo quản và ký gửi.
KẾT LUẬN.
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình đổi mới hoạt động của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hàng thương mại tạo ra.
Ngày nay, do thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, các ngân hàng đã và đang ứng dụng những kỹ thuật hiện đại, tiên tiến vào hoạt động nhằm mục tiêu phục vụ tốt nhất khách hàng của mình. Theo đó, các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt lần lượt ra đời từ những công cụ cổ truyền như séc thanh toán cho đến các công cụ hiện đại như thẻ thanh toán. Việc sử dụng các công cụ thanh toán này đã làm giảm chi phí lưu thông tiền mặt, đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí xã hội. Với việc luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ cao trong thanh toán, các ngân hàng ngày càng có thể cho hàng triệu khách hàng các dịch vụ hiệu quả nhất với giá cả hợp lý nhất. Họ thực hiện môi giới, đại lý cho các cá nhân, các tổ chức kinh tế trên thị trường chứng khoán, thực hiện các dịch vụ về thông tin tư vấn cho khách hàng và các dịch vụ khác, giúp cho các khách hàng của mình trong việc quản lý tài sản, tài chính một cách có lợi nhất. Hơn thế, với tư cách là một cơ quan chuyên trách, chuyên kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ và tín dụng, các ngân hàng thương mại hoạt động như một "chất bôi trơn", dẫn vốn từ kênh tiết kiệm đến kênh đầu tư trên thị trường tài chính, giải quyết mọi mối quan hệ về cung-cầu tiền tệ, góp phần ổn định nền kinh tế, đảm bảo cho thị trường tài chính hoạt động nhịp nhàng, trôi chảy và hữu hiệu, giúp cải thiện đời sống kinh tế cho mỗi cá nhân trong xã hội.
2.2/ Đối với ngân hàng:
Nếu như đối với nền kinh tế, ngân hàng là người đi vay và cho vay, là người dảm bảo lợi ích của tất cả các chủ thể thì với chính bản thân mình, ngân hàng cũng tìm kiếm được những nguồn lợi không nhỏ. Nguồn lợi ở đây không chỉ dừng lại ở lợi nhuận mà nó còn ở rất nhiều khía cạnh khác nữa. Đó là việc mở rộng thị trường, phân tán rủi ro, khai thác tiềm năng v...v. Nhưng có lẽ khía cạnh đầu tiên cần nói đến không gì khác vẫn là lợi nhuận bởi lẽ ngân hàng chẳng qua cũng chỉ là một doanh nghiệp mà mục đích hàng đầu của mọi doanh nghiệp luôn là kinh doanh để kiếm lời.
Cũng giống như tất cả các tổ chức kinh doanh khác, một ngân hàng khi có số lượng khách ngày một nhiều nghĩa là doanh thu của họ ngày một tăng. Doanh thu tăng lên sẽ giúp ngân hàng tập trung được nguồn vốn to lớn thông qua tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán để ngân hàng có điều kiện mở rộng quy mô tín dụng-là hoạt động trọng tâm của ngân hàng. Qua đó, lợi nhuận của ngân hàng tăng lên rõ rệt.
Hơn nữa, việc phát triển các loại hình dịch vụ ngày một đa dạng mà đặc biệt là những dịch vụ hỗ trợ như môi giới, đại lý chứng khoán, tư vấn, thông tin, bảo quản, ký gửi... sẽ tạo điều kiện cho khách hàng có những mối quan hệ khách hàng lâu dài, bền vững. Đây là điều mà một ngân hàng thương mại dặc biệt quan tâm bởi điều đó quyết địnhphần lớn sự thành công của hoạt động ngân hàng. Cho nên, mục tiêu của các ngân hàng thương mại luôn là làm sao để khai thác và mở rộng các khoảng trống trên thị trường, phát triển các mối quan hệ với những khách hàng đã, đang và sẽ có.
Thực hiện được tốt các chức năng của mình, một ngân hàng còn có khả năng để phân tán mọi rủi ro. Có thể nói, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là hoạt động gặp rủi ro nhiều nhất bởi mọi biến động trên các thị trường đều liên quan đến tiền tệ. Có một số loại rủi ro ngân hàng thường gặp như rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro hệ thống, rủi ro chính sách, rủi ro môi trường... Trong đó rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá là hiện tượng thường gặp nhất đối với ngân hàng bởi trong cơ chế thị trường, lãi suất và tỷ giá luôn biến động. Nhưng không chỉ có vậy, có nhiều loại rủi ro không phải do bản thân ngân hàng hay hệ thống ngân hàng tự gây nên. Rủi ro nhiều khi phát sinh từ những biến động trong đời sống kinh tế-xã hội của một quốc gia, một khu vực hoặc trên thế giới như sự thay đổi về chính sách thuế, ngoại thương v...v. Nhưng đáng lo ngại nhất là rủi ro hệ thống. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, một hoặc một số tổ chức tài chính bị phá sản, lây lan đến toàn bộ hệ thống tài chính mà trong đó ngân hàng nằm ở vị trí trung tâm của phản ứng dây chuyền này. Vốn của khách hàng bị rút khỏi ngân hàng một cách ồ ạt trong khi các khoản nợ chưa thu hồi được làm hàng loạt ngân hàng bị mất khả năng thanh toán. Bởi vậy, việc mở rộng về phạm vi và loại hình hoạt động là "phương thuốc" hữu hiệu nhất mà "vị thuốc chính" là lợi nhuận. Lợi nhuận thu được từ các dịch vụ khác nhau, ở những khu vực khác nhau sẽ bổ sung cho nhau khi thị trường biến động. Nó có khả năng giúp hàn gắn những vết rạn và giữ vững sự ổn định cho ngân hàng.
Chương II
Quá trình đổi mới của hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam.
1. Vài nét về hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam:
Sau khi pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ra đời vào tháng 5/1990, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được hình thành với tư cách là các pháp nhân thực hiện kinh doanh tiền tệ, cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp và các thể nhân để thông qua đó tìm kiếm lợi nhuận.
Đến nay hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã bao gồm một mạng lưới rộng lớn như sau:
- 6 ngân hàng thương mại quốc doanh;
- 51 ngân hàng thương mại cổ phần ( gồm 31 ngân hàng cổ phần đô thị và 20 ngân hàng cổ phần nông thôn);
- 10 công ty tài chính;
- 4 ngân hàng liên doanh;
- 25 chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Hệ thống quỹ tín dụng và hợp tác xã tín dụng với 16 quỹ tín dụng khu vực và 966 quỹ tín dụng cơ sở.
Các ngân hàng thương mại quốc doanh (bao gồm Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng công thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng phát triển nông nghiệp và hai ngân hàng mới thành lập là Ngân hàng phục vụ người nghèo và Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long) chủ yếu được cải tổ từ các ngân hàng chuyên doanh cũ thực hiện chức năng kinh doanh với vai trò chủ đạo trong hệ thống. Sau gần 10 năm đổi mới thực sự hạch toán kinh tế và kinh doanh độc lập, các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam đã phát triển và lớn mạnh không ngừng, doanh số hoạt động chiếm 85% hoạt động ngân hàng trong cả nước và có đủ sức mạnh để cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài có mặt ở Việt Nam, nâng cao được uy tín với bạn hàng trong nước và quốc tế.
Quán triệt nguyên tắc đa dạng hoá và đa phương hoá hoạt động, các ngân hàng thương mại quốc doanh đã mở rộng tín dụng cho mọi thành phần kinh tế, tín dụng không chỉ dành riêng cho khu vực kinh tế quốc doanh mà còn được thực hiện cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và dân cư, các loại cho vay cũng được cơ cấu lại một cách hợp lí, các hình thức huy động vốn có nhiều thay đổi, từ đó mà khối lượng và chất lượng tín dụng tăng lên đáng kể, tỷ lệ nợ quá hạn giảm đi rõ rệt. Một số các dịch vụ mới đã bước đầu phát triển như thanh toán quốc tế, dịch vụ kiều hối, dịch vụ uỷ thác đầu tư, tài trợ xuất nhập khẩu... đóng góp một nguồn thu đáng kể trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Ngoài ra các ngân hàng còn chú trọng mở mang quan hệ với quốc tế bằng việc nhận làm đại lí cho các ngân hàng nưóc ngoài, đặc biệt, Ngân hàng ngoại thương còn mở một công ty tài chính tại Hồng Kông và một số văn phòng đại diện tại các nước trên thế giới.
Song song với việc đổi mới và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh có hiệu quả, các Ngân hàng thương mại quốc doanh đã dành vốn tích luỹ để đầu tư đáng kể cho cơ sở vật chất kĩ thuật nhằm đổi mới bộ mặt của một ngân hàng thương mại. Các ngân hàng đã tích cực ứng dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào các hoạt động mở đầu bằng việc đưa hàng ngàn máy tính vào ứng dụng để thu thập, khai thác, xử lí, truyền dẫn, lưu trữ thông tin, dữ liệu, các phần mềm ứng dụng do các ngân hàng tự thiết lập được chạy trên các hệ thống trong mạng vi tính của ngân hàng. Sự xuất hiện của các loại thẻ nhựa như Visa, Mastercard... đã tạo thêm công cụ thanh toán mới trong nền kinh tế. Việc ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động đã bước đầu phát huy được hiệu quả không những giúp được cho ngân hàng nhanh chóng hội nhập với các ngân hàng trên thế giới mà còn có tác dụng tích cực đối với nền kinh tế.
Những hoạt động trên đã mang đến cho các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam một diện mạo mới, một sắc thái mới hết sức khả quan trong giai đoạn khởi đầu của thế kỉ 21. Có được ngày hôm nay, trước hết phải kể đến sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, thứ đến là sự nỗ lực của toàn thể cán bộ tại các ngân hàng thương mại quốc doanh. Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam đã thực hiện cải tổ bộ máy theo hướng gọn nhẹ, xoá bỏ cấp quản lí trung gian gắn với địa dư hành chính tỉnh, thành phố, thực hiện mô hình quản lí tập trung thống nhất từ một trung tâm chỉ huy với hội sở chính tại Trung ương thực hiện hai chức năng là quản lí, chỉ đạo hoạt động toàn hệ thống và thực hiện nhiệm vụ kinh doanh. Đội ngũ cán bộ đã được sắp xếp lại và được trang bị những kiến thức phù hợp với cơ chế mới thể hiện qua các lớp đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Qua đó, trình độ và phong cách của một cán bộ ngân hàng được nâng lên rõ rệt.
Nhìn lại chặng đường hơn 10 năm (từ 1990 đến nay), có thể thấy rằng các ngân hàng thương mại quốc doanh cùng với toàn bộ hệ thống ngân hàng đã góp một phần to lớn trên con đường đổi mới nền kinh tế. Đó là: góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Hoạt động cung cấp dịch vụ của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam hiện nay:
Qua những trình bày trên có thể thấy rằng hoạt động của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam đã khởi sắc hơn so với trước đây rất nhiều. Tuy nhiên, họ chỉ tập trung vào hai loại dịch vụ chính là dịch vụ nhận tiền gửi và dịch vụ thanh toán, các dịch vụ khác hầu như không đáng kể.
Sau đây ta sẽ tập trung vào nghiên cứu thực trạng hoạt động ở các ngân hàng thương mại quốc doanh qua hai dịch vụ chủ yếu này.
2.1/ Dịch vụ nhận tiền gửi của khách hàng :
Trước đây, khi pháp lệnh ngân hàng chưa ra đời, việc nhận tiền gửi của khách chỉ bó hẹp trong hai loại là tiền gửi các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm. Ngày nay, các hình thức và công cụ huy động vốn của các tổ chức tín dụng đã không ngừng được cải tiến và ra đời thêm một số công cụ huy động vốn mới, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của nền kinh tế. Các công cụ đó là:
* Kỳ phiếu ngân hàng có mục đích: Là một công cụ huy động vốn ngắn hạn rất linh hoạt của các ngân hàng thương mại tuỳ theo yêu cầu đầu tư vốn tín dụng của từng thời kì hoặc từng dự án đối với khách hàng. Lãi suất huy động vốn cũng linh hoạt theo yêu cầu đầu tư vốn của dự án cho vay. Đây là một công cụ thích hợp đối với ngân hàng và được công chúng ưa dùng nên trong những năm qua, các ngân hàng thương mại sử dụng phổ biến loại này. Kì phiếu ngân hàng là loại công cụ phát hành bằng chứng chỉ nên còn có tác dụng dùng để cầm cố vay vốn, chiết khấu và mua bán trên thị trường, nhưng việc mua bán loại này chưa phổ biến do nước ta chưa có thị trường mua bán chứng từ có giá - chưa hình thành thị trường thứ cấp các công cụ nợ.
* Trái phiếu ngân hàng thương mại: Là công cụ để huy động vốn dài hạn dùng cho đầu tư các dự án vay vốn trung và dài hạn. Năm 1994, công cụ huy động vốn này mới được ra đời, các ngân hàng thương mại và nhất là Ngân hàng Đầu tư và phát triển đã sử dụng công cụ này để thu hút tiền gửi và đạt được một số kết quả nhất định. Cụ thể: từ ngày 6/12/1994, Ngân hàng Đầu tư và phát triển phát hành trái phiếu, dự kiến thực hiện đến ngày 20/12/1994, nhưng chưa đầy 2 tuần đã hoàn thành gấp đôi chỉ tiêu đạt được 200 tỉ VND và gần 1 triệu USD. Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam dự kiến phát hành trái phiếu từ ngày 5 đến 30/11/1994 nhưng cũng phải ngừng trước thời hạn vì đã hoàn thành chỉ tiêu 500 tỉ đồng.
Điều đó chứng tỏ rằng với lãi suất hấp dẫn, hình thức huy động vốn đa dạng, việc tổ chức hợp lí thì ngành ngân hàng có thể huy động được số lượng vốn rất lớn còn tiềm ẩn trong nhân dân để đầu tư cho các nhu cầu của nền kinh tế.
* Tiết kiệm xây dựng nhà ở: Là hình thức huy động vốn dài hạn gắn liền với việc cho vay có mục đích là cải tạo và xây dựng nhà ở của nhân dân theo phương thức hợp đồng giữa người gửi và ngân hàng. Theo phương thức huy dộng vốn này thì nhiều người gửi cũng là người vay vốn, người có nhu cầu dự định xây dựng và cải tạo nhà ở trong tương lai thì phải kí hợp đồng gửi tiền tiết kiệm và vay vốn với ngân hàng. Ngân hàng sẽ cho vay tối đa số tiền bằng số tiền đã gửi và lãi suất do hai bên thoả thuận theo khung lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định. Khi thực hiện thí điểm ở Ngân hàng Đầu tư và phát triển (tại Hội sở và một vài chi nhánh), chỉ sau 20 ngày thực hiện, doanh số đã đạt 16 tỉ đồng. Điều đó chứng tỏ người dân đã hưởng ứng kiểu tiết kiệm này.
Ngoài ra còn có hình thức huy động tiết kiệm và kì phiếu bằng ngoại tệ và gần đây nhất là hình thức gửi tiền ở một nơi, rút nhiều nơi. Hình thức này đã được thực hiện thí điểm từ tháng 1/1994 ở 7 điểm ( 3 điểm ở Miền Bắc và 4 điểm ở Miền nam). Kết quả bước đầu cho thấy: tổng thu đạt 2,2 tỉ đồng, tổng chi đạt 600 triệu đồng, số dư đạt 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiên điều kiện để mở rộng hình thức này đòi hỏi phải có kĩ thuật và phương tiện với mạng lưới các chi nhánh ngân hàng rộng khắp.
Đối với tiền gửi tiết kiệm: Nếu như vào thời điểm trước năm 1985, vốn huy động được qua tiết kiệm chỉ chiếm khoảng 4% trong tổng nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng với các hình thức huy động vốn đơn điệu, chủ yếu bằng biện pháp vận động và tuyên truyền, thì nay tiền gửi tiết kiệm không còn là một chính sách để thông qua đó Nhà nước trợ cấp cho các đối tượng chính sách không lao động được nhưng có một ít tiền gửi để hưởng lãi, mà dần theo quan hệ cung cầu giữa người gửi và tổ chức tín dụng. Bởi trong cơ chế thị trường, các ngân hàng thương mại thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải thực hiện hạch toán kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả tài chính và phải bảo toàn vốn của mình, nếu không sẽ đi đến phá sản. Do đó, tiền gửi tiết kiệm từ chỗ là một trong các biện pháp tình thế để ngăn chặn và đẩy lùi lạm phát phi mã với việc lãi suất tiết kiệm được nâng lên rất cao nhằm thu hút lượng tiền thừa quá lớn trong lưu thông, Ngân hàng Nhà nước đã hạ lãi suất tiết kiệm xuống dần cho phù hợp với chỉ số lạm phát, các thể thức tiền gửi tiết kiệm cũng được dần thay đổi từ chỗ chỉ có kì hạn 3 tháng đến chỗ có nhiều kì hạn hơn là 6 tháng, 9 tháng, 1 năm và trên 1 năm.
Đối với tiền gửi thanh toán : Dịch vụ nhận tiền gửi của khách hàng thông qua mở tài khoản tiền gửi và thanh toán cũng được mở rộng. Trước đây, các ngân hàng thương mại chỉ mở tài khoản tiền gửi và thanh toán cho các đơn vị kinh tế quốc doanh thì nay đã mở rộng ra đa thành phần kinh tế, cho phép mở tài khoản tư nhân và cá nhân ( quyết định số 160/QĐNH2 ngày 19/8/1993). Tính đến cuối năm 1995 đã có hơn 38.000 tài khoản cá nhân được mở tại ngân hàng với số dư lên tới 700 tỷ VND. Công tác thanh toán không dùng tiền mặt được cải tiến không ngừng, đặc biệt là việc hiện đại hoá công nghệ thanh toán làm nguồn vốn tập trung vào ngân hàng ngày một lớn.
Bảng 1: Nguồn vốn huy động được qua ngân hàng
Đơn vị: tỷ đồng
Số dư tiền gửi
Năm 1995
Năm 1996
Năm 1997
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
1- TG các tổ chức KT(không kì hạn)
Tăng so với năm trước
2- TG tiết kiệm
Tăng so với năm trước
3- Kì phiếu, trái phiếu
Tăng so với năm trước
4- TG tiết kiệm bằng ngoại tệ
Tăng so với năm trước
Tổng cộng
Tăng so với năm trước
9.666
37%
18.822
216,4%
8.590
30,5%
13.063
24%
50.141
66,7%
19,3
37,5
17,1
26,1
14.655
52%
24.424
30%
8.408
-12%
19.146
47%
66.633
32,9%
21,9
36,8
12,6
28,7
19.928
36%
27.666
13%
11.682
39%
26.531
39%
85.807
28,8%
23,3
32,2
13,6
30,9
Nguồn: Vụ nghiên cứu kinh tế - Ngân hàng trung ương.
Nhìn chung, việc cho ra đời nhiều hình thức thu nhận tiền gửi mới với lãi suất và thời hạn linh hoạt của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam thời gian qua đã thu hút được một khối lượng vốn đáng kể tập trung vào trong tay ngân hàng để đáp ứng nhu cầu về vốn ngày một tăng cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên nhìn nhận một cách khách quan thì hoạt động ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được cho nhu cầu phát triển kinh tế. Với mức huy động tăng trung bình như hiện nay (xem bảng 1), các ngân hàng thương mại Việt Nam mới đủ sức đáp ứng khoảng 30% so với nhu cầu đầu tư trong nước và 8% so với nhu cầu đầu tư của toàn xã hội.
Trong khi đó, nguồn vốn các ngân hàng thương mại thu hút từ dân cư chỉ chiếm 17% nguồn tiền nhàn rỗi của họ còn lại hầu hết là được dự trữ dưới dạng mua vàng, ngoại tệ hay mua nhà đất và các nhu cầu cải thiện đời sống sinh hoạt. Nguồn vốn của các tổ chức kinh tế cũng vậy, do lãi suất của tiền gửi có kì hạn thấp nên hầu như họ không quan tâm đến việc gửi tiền vào ngân hàng, có chăng chỉ là trả tiền hàng cho các đơn vị có liên quan chứ ít khi họ gửi tiền vào tài khoản tiền gửi để tạo khả năng thanh toán cho chính họ.
Bảng 2: Cơ cấu huy động vốn của các NHTMQD
Tên ngân
hàng
31/12/1997
31/4/1998
Tổng số
Trong đó
Tổng số
Trong đó
TG các
TCKT %
TGTK,TG kì phiếu%
TG các
TCKT %
TGTK,TG kì phiếu%
_NHNN&PTNTVN
_NHĐT&PTVN
_NHCT VN
_NHNT VN
100
100
100
100
27
30
41
66
73
70
59
24
100
100
100
100
23
33
30
71
77
67
70
29
Điều gì đã dẫn đến tình trạng không khai thác hết được nguồn vốn sẵn có của nền kinh tế để tập trung vào trong tay ngân hàng nhằm đáp ứng cho nhu cầu của nền kinh tế ? Cốt lõi của vấn đề là ở chỗ các hình thức, các công cụ và các phương pháp để thu hút vốn của ngân hàng chưa đa dạng, chưa phong phú và còn nhiều bất cập. Nó được thể hiện ở các mặt sau:
- Thứ nhất: Việc mở tài khoản tiền gửi và áp dụng các loại hình tiền gửi tiết kiệm như hiện nay chưa tạo ra được nhiều "tiện ích" cho người gửi tiền. Tiện ích ở đây có thể hiểu là các thuận lợi cho người gửi tiền trong việc được sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
- Thứ hai: Các hình thức tiền gửi tiết kiệm hiện nay mới chỉ bó gọn trong các loại tiền gửi có kì hạn và không có kì hạn với việc trả lãi cố định lĩnh theo định kì, trong khi các công cụ cổ phiếu có tác dụng rất to lớn và được đánh giá như một phát minh quan trọng trong lịch sử nhân loại. Hiện nay các ngân hàng thiếu hẳn một công cụ tiền gửi mang tính chất mạo hiểm nhiều hơn, không lấy lãi cố định theo kì, từ đó có thể kích thích người gửi tiền nhận lãi cao hơn so với tiền gửi thông thường.
Tính lỏng của các công cụ huy động vốn còn có khoảng cách khá xa so với tiền mặt. Người gửi tiền đặc biệt quan tâm đến tính lỏng của các tài sản của mình vì tiền gửi có kì hạn thường là những khoản tạm thời nhàn rỗi nên khả năng chuyển ra tiền mặt có ý nghĩa quan trọng quyết định đến việc gửi tiền.
- Thứ ba: Về lãi suất cũng chưa thật sự ưu đãi cho tiền gửi trung và dài hạn cũng như lãi suất tiền gửi thanh toán quá thấp. Giữa các ngân hàng còn có sự chênh lệch về lãi suất tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước chỉ quy định khung lãi suất đối với các ngân hàng thương mại, còn lãi suất cụ thể do các ngân hàng thương mại tự quy định tuỳ thuộc vào nhu cầu huy động vốn của từng thời kì, dẫn đến hiện tượng tiền gửi của dân cư chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng kia mà tổng số vốn huy động được trong nền kinh tế không tăng lên.
- Thứ tư: Việc tổ chức các nghiệp vụ thu nhận tiền gửi thiếu đồng bộ, khoa học, thủ tục còn rườm rà, phong cách phục vụ kém gây chậm trễ, ách tắc và phiền hà cho người gửi tiền.
- Thứ năm: Công tác thanh toán qua ngân hàng còn nhiều hạn chế, các ưu đãi về thanh toán không dùng tiền mặt chưa được rõ ràng, cụ thể, chưa khuyến khích được các doanh nghiệp cũng như các cá nhân thanh toán qua ngân hàng.
Cuối cùng, một nguyên nhân không kém phần quan trọng nữa là: Tâm lí ưa thích tiền mặt và thói quen thích tích trữ vàng, ngoại tệ trong dân cư. Điều này do hậu quả của tình trạng khan hiếm tiền mặt trong lưu thông và nạn lạm phát xảy ra vào thời kì trước. Để khắc phục tình trạng trên không thể một sớm một chiều là có thể xoá bỏ được, đòi hỏi các ngân hàng cần đảm bảo uy tín và khả năng phục vụ của mình tạo sự tin tưởng cho khách hàng. Một trong những yếu tố tạo nên sự thiếu lòng tin vào ngân hàng là do sự khó khăn trong việc rút tiền mặt ra khỏi ngân hàng. Hơn nữa, dân chúng Việt Nam chưa có thói quen cũng như thu nhập còn quá thấp để có thể thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
2.2/ Dịch vụ thanh toán cho khách hàng :
2.2.1/ Những đổi mới:
Sau khi Pháp lệnh ngân hàng ra đời, công tác thanh toán qua ngân hàng đã có chuyển biến rõ rệt. Mở đầu bằng việc ra đời Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt ban hành kèm theo quyết định số 101/NH - QĐ ngày 30/7/1991 của Ngân hàng Nhà nước là cơ sở pháp lí để tổ chức toàn bộ hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Thể lệ này đã đề cập đến nhiều vấn đề như quy định các thể thức thanh toán qua ngân hàng, các phương thức thanh toán giữa các ngân hàng như thanh toán liên ngân hàng trong cùng hệ thống, thanh toán bù trừ, thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng Nhà nước.
Chế độ thanh toán không dùng tiền mặt ban hành kèm theo quyết định số 22/QĐ - NH1 ngày 21/2/1994 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã bổ sung thêm hai hình thức thanh toán mới là thẻ thanh toán và ngân phiếu thanh toán. Thẻ thanh toán cho phép bước đầu thực hiện ở Ngân hàng Ngoại thương là kết quả đáng mừng cho việc hiện đại hoá công cụ thanh toán để từng bước hoà nhập với hệ thống thanh toán trên thế giới; ngân phiếu thanh toán ra đời giải quyết trước mắt nhu cầu khan hiếm tiền mặt, tạo thuận lợi cho người sử dụng.
Ngày 9/5/1996, Chính phủ ban hành nghị định số 30/CP về quy chế phát hành và sử dụng séc quy định những điều từ đơn giản như các từ ngữ cần hiểu thống nhất cho đến những điều cốt lõi như nội dung của séc, quyền hạn và nghĩa vụ của người phát hành séc, người thụ hưởng và các đơn vị thanh toán, đơn vị thu hộ, giải quyết các vụ kiện tụng khi có tranh chấp xảy ra, xử lí các vi phạm...
Ngày 16/9/1997, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có quyết định số 308/QĐ - NHNN ban hành quy chế lập, sử dụng, kiểm soát, xử lí, bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử của các ngân hàng và tổ chức tín dụng; Ngày 22/10/1997, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có quyết định số 363/QĐ - NHNN2 ban hành quy chế chuyển tiền điện tử. Hiện nay, hệ thống chuyển tiền điện tử đang được thực hiện thí điểm, hy vọng trong nay mai sẽ được ứng dụng rộng rãi.
Các văn bản nói trên đã tạo hành lang pháp lí cho hoạt động thanh toán của các ngân hàng thương mại. Hiện nay, hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam đang sử dụng những thể thức thanh toán sau:
* Uỷ nhiệm chi: là lệnh uỷ chi tiền của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng trích tài khoản của mình để chi trả cho bên hưởng thụ. Đây thực chất là hình thức chuyển khoản để thanh toán về các khoản trả tiền hàng hoá - dịch vụ hoặc chuyển vốn trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống trong cùng tỉnh hoặc ngoài tỉnh, là hình thức thanh toán truyền thống và phổ biến, chiếm tỷ trọng lớn nhất, đặc biệt đối với các tỉnh phía Nam.
* Uỷ nhiệm thu: Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu được áp dụng trong thanh toán cùng địa phương hoặc khác địa phương trong hệ thống và ngoài hệ thống về các khoản trả tiền hàng, dịch vụ mà 2 bên mua bán thống nhất thoả thuận dùng hình thức này với những điều kiện thanh toán cụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng đã được bên mua ký xác nhận trên các phương thức thanh toán như hoá đơn, vận đơn.
Đây là hình thức thanh toán được cải tiến một cách cơ bản từ hình thức nhờ thu chấp nhận trước và về thực chất, nó là sự kết hợp giữa hai loại thanh toán bằng trích khoản và hối phiếu, tuy nhiên, hiện nay hình thức thanh toán này chưa được sử dụng nhiều.
* Séc: Về đại cương, những quy định về séc của Việt Nam cũng có nhiều điểm giống những quy định về séc sử dụng trong các ngân hàng trên thế giới và bao gồm các loại sau: séc chuyển khoản, séc chuyển tiền, séc bảo chi, séc định mức, séc cá nhân.
Đây cũng là hình thức thanh toán được áp dụng phổ biến, đặc biệt là ở Miền Bắc chiếm tỷ trọng lớn thứ hai. Trong các loai séc, séc chuyển khoản và séc bảo chi được sử dụng nhiều còn séc cá nhân, do có nhiều hạn chế nên được sử dụng rất ít, chỉ tập trung ở một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh...
* Ngân phiếu thanh toán: Ngân phiếu thanh toán do Ngân hàng Nhà nước phát hành có mệnh giá và thời hạn thanh toán được in sẵn trên từng tờ. Ngân phiếu thanh toán không kí danh và có thể chuyển nhượng được, được coi như "tiền mặt có kì hạn" và dùng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, trả nợ, tiền gửi vào ngân hàng có giá trị ngang bằng với giá trị tiền mặt và không bị hao hụt.
* Thư tín dụng: Về cơ bản là giống thể thức thư tín dụng của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, do quy trình thanh toán rườm rà, chặt chẽ, nặng về khâu an toàn nên khách hàng hầu như không sử dụng loại này. Hiện nay có Ngân hàng Ngoại thương và Công thương áp dụng hình thức thư tín dụng cho việc thanh toán xuất nhập khẩu của khách hà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2188.DOC