LỜI MỞ ĐẦU 1
I. Quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần thương mại Việt Hoàng Sơn 2
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2
2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 3
II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty 5
1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 5
2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 6
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh 6
2.2. Tình hình mặt hàng kinh doanh của công ty 9
2.3. Khách hàng và thị trường của công ty 10
2.4. Khả năng tài chính 11
III. Đánh giá hoạt động và phương hướng phát triển của công ty cổ phần thương mại Hoàng Việt Sơn 11
1. Ưu nhược điểm trong hoạt động kinh doanh của công ty 12
1.1. Ưu điểm và những mặt thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của công ty. 12
1.2. Những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của công ty 13
2. Dự báo nhu cầu phát triển và mức độ cạnh tranh của công ty 14
2.1. Dự báo nhu cầu thị trường 14
3. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty 15
KẾT LUẬN 17
18 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần thương mại Việt Hoàng Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chỉ giúp phục vụ nhu cầu chia sẻ thông tin mà nó còn là một trong những chìa khoá để dẫn đến thành công của nhiều doanh nghiệp. Do đó các thiết bị tin học, điện tử viễn thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Chính vì vậy đã có rất nhiều công ty tham gia vào ngành dịch vụ viễn thông và trở thành những công ty lớn, có uy tín trên thị trường và được nhiều người biết đến.
Trước thực tế này và với kiến thức mà em đã được học tại trường, em đã quyết định chọn công ty cổ phần thương mại Việt Hoàng Sơn để thực tập. Qua đó em hiểu được rõ hơn về hoạt động kinh doanh của một công ty dịch vụ tin học.
Cùng với sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn Nguyễn Liên Hương và các nhân viên trong công ty em đã quyết định viết báo cáo thực tập về quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thương mại Việt Hoàng Sơn.
Bài báo cáo thực tập gồm 3 phần:
I. Quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần thương mại Việt Hoàng Sơn
II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty
III. Đánh giá hoạt động và phương hướng phát triển của công ty
Quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần thương mại Việt Hoàng Sơn
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Thương mại Việt Hoàng Sơn, tiền thân là công ty TNHH Thương mại & Kỹ thuật Việt Hoàng Sơn được thành lập năm 1998. Sau một thời gian hoạt động công ty đã trưởng thành nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ. Đến năm 2001 công ty đã chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Thương mại Việt Hoàng Sơn (“VHS JSC”).
Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty bao gồm:
Cung cấp máy móc và thiết bị Tin học, Điện tử Viễn Thông, từ năm 1998 đến nay.
Dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng (bảo hành, bảo trì, sao lưu dữ liệu, cài đặt Server, thiết kế các hệ thống mạng...) từ năm 1998 đến nay.
Huấn luyện, Đào tạo & chuyển giao công nghệ từ năm 1999 đến nay.
Công ty Cổ phần Thương mại Việt Hoàng Sơn được biết đến là một nhà cung cấp thiết bị công nghệ thông tin và dịch vụ quản lý chuyên nghiệp (Managed Service Provider – MSP) tại Việt Nam trong lĩnh vực phát triển các giải pháp công nghệ thông tin và viễn thông doanh nghiệp.
Với phương châm hoạt động của công ty là thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng và đảm bảo chất lượng sản phẩm đã cung cấp, công ty luôn cung cấp cho khách hàng các thiết bị công nghệ chính hãng để khách hàng khai thác tối đa những khả năng ứng dụng to lớn của công nghệ thông tin và các giải pháp viễn thông doanh nghiệp với mức giá thành hợp lý và hiệu xuất sử dụng tối đa. Và đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao giá trị công việc bằng những giải pháp công nghệ tích hợp có chất lượng cao. Đây là những giải pháp công nghệ tiên tiến và đảm bảo nhất, được cài đặt và bảo trì với chất lượng dịch vụ cao nhất.
Khách hàng của của công ty là nhữngCơ quan nhà nước, các trường học, các xí nghiệp sản xuất kinh doanh.
Việt Hoàng Sơn là một đối tác tích cực trong việc phát triển các dịch vụ, ứng dụng dựa trên nền tảng các công nghệ của các hãng uy tín như: Microsoft, IBM, Oracle,là đại lý bán hàng chính thức của một số hãng nổi tiếng trong và ngoài nước như: HP, APC, SANTAK, CMS, ELEAD FPT .....
Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Bộ máy quản lý của công ty được chỉ đạo thống nhất, hình thành theo cơ cấu trực tuyến.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý họat động kinh doanh của công ty cổ phần thương mại Việt Hoàng Sơn như sau:
Ban giám đốc
P.TCKT
P.Nhân sự
P.Kỹ thuật
P.Kinh doanh
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Kho
Đại hội đồng cổ đông: bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Pháp luật và Điều lệ công ty.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý khác trong công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Pháp luật và Điều lệ Công ty, các Quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định.
Giám đốc: Là người điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao, đại diện cho công ty trước nhà nước và pháp luật.
Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc phụ trách hoạt động kỹ thuật, kinh doanh của công ty và được giám đốc uỷ quyền điều hành công ty khi vắng mặt.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Phòng tổ chức, nhân sự: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về việc sắp xếp, bố trí cán bộ, đào tạo và phân loại lao động để bố trí đúng người, đúng ngành nghề công việc, thanh quyết toán chế độ cho người lao động theo chính sách, chế độ nhà nước và quy chế của công ty.
Phòng tài chính kế toán: Ghi chép phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị, giám đốc tình hình tài chính của công ty cũng như việc sử dụng có hiệu quả tiền vốn, lao động, vật tư, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, các chỉ tiêu kinh tế tài chính theo quy định của pháp luật, lập báo cáo tổng hợp, xác định kết quả tiêu thụ, kết quả tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Phòng kinh doanh: Tổ chức phân phối sản phẩm, tìm kiếm khách hang, tiếp thị và cung ứng trực tiếp hàng hoá cho mọi đối tượng khách hàng. Ngoài ra còn phải quản lý tiền, hàng, cơ sở vật chất do công ty giao, thực hiện việc ghi chép ban đầu và cung cấp thông tin cho phòng kế toán tổng hợp.
Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm lắp ráp thiết bị, cung ứng các dịch vụ của công ty kinh doanh và dịch vụ bảo hành sản phẩm sau khi mua, tư vấn giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm.
Kho: chịu trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ và sắp xếp từng loại hàng hoá theo đúng yêu cầu xuất nhập kho, ghi chép các số liệu xuất nhập kho và cung cấp số liệu cho phòng tài chính kế toán.
Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty
Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty hoạt động trên hai lĩnh vực chính là sản xuất và kinh doanh:
Sản xuất:
Lắp ráp các thiết bị điện tử - viễn thông từ năm 1998
Lắp ráp máy tính
Sản xuất máy vi tính CMS, FPT ELEAD từ năm 2004
Kinh doanh:
Kinh doanh các sản phẩm điện tử, tin học thiết bị viễn thông.
Đại lý bán hàng của các hãng nổi tiếng như IMB, IBM, HP COMPAQ, APC, CMS, FPT ELEAD, LG, Canon, SamSung, Cisco, Santak, LinkPro, Hayer...
Các sản phẩm dịch vụ như cài đặt server, thiết kế các hệ thống mạng
Trong đó hoạt động kinh doanh vẫn là hoạt động chủ yếu, doanh thu từ hoạt động này chiếm tới 97.61% doanh thu sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy công ty cũng đã bắt đầu kết hợp cùng với CMS, FPT sản xuất và phân phối máy tính từ năm 2004 đến nay nhưng doanh thu từ hoạt động còn nhỏ. Bên cạnh việc phát triển hai lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của mình, sang năm 1999 công ty mở rộng hoạt động sang lĩnh vực huấn luyện, đào tạo và chuyển giao công nghệ. Tuy hoạt động này không phải là hoạt động kinh doanh chính của công ty nhưng công ty cũng đã đạt được những thành công bước đầu trong hoạt động chuyển giao công nghệ và được nhiều khách hàng tin cậy điển hình là hợp đồng cung cấp giải pháp trọn gói theo phương án chìa khoá trao tay Hệ thống Công nghệ thông tin bao gồm Thiết bị phần cứng( máy chủ, máy tính để bàn, xách tay, thiết bị mạng), phần mềm có bản quyền và hỗ trợ khách hàng cho Bộ Thuỷ Sản trong chương trình nâng cao Năng lực hành chính do chính phủ Đan mạch tài trợ.
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong những năm gần đây, công ty phải đối mặt với không ít những khó khăn phát sinh như sự cạnh tranh quyết liệt về thị trường, giá cả, nguồn hàng cũng như sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Nhưng hoạt động kinh doanh của công ty vẫn thu được kết quả cao và luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh.
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2005-2008
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Biến động năm 2006 so với năm 2005
Năm 2007
Số tiền
Tăng trưởng(%)
Tổng tài sản
5075456.395
5471882.395
396426
7.81
12142091.839
Tổng nợ phải trả
1323785.076
1579290.377
255505.301
19.3
8015752.446
Vốn lưu động
5073684.855
5449046.753
375361.898
7.39
11720910.610
Doanh thu
18861453.330
14713937.892
- 4147515.438
-21.99
17325186.214
Lợi nhuận sau thuế
268273.683
101462.864
-166811.819
-62.18
168298.110
Chỉ tiêu
Biến động của 2007 so với 2006
Năm 2008
Biến động của 2008 so với 2007
Số tiền
Tăng trưởng(%)
Số tiền
Tăng trưởng(%)
Tổng tài sản
6670209.444
121.89
18678420.218
6536328.379
53.83
Tổng nợ phải trả
6436462.069
407.55
13956762.882
5941010.436
74.12
Vốn lưu động
6271863.857
115.1
18140000.483
6419089.873
54.77
Doanh thu
2611248.322
17.747
51194961.493
33869775.28
195.49
Lợi nhuận sau thuế
66835.246
65.872
1811059.128
1642761.018
976.1
Nguồn: Phòng kế toán của công ty
Dựa vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 4 năm gần đây, ta thấy tổng doanh thu và lợi nhuận tăng dần qua các năm. Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng mở rộng đặc biệt là vào năm 2008 tổng tài sản và vốn lưu động tăng khoảng 54% so với các năm 2007. Công ty đã hoàn thành vượt kế hoạch đề ra.
Nhìn vào bảng trên ta thấy quy mô kinh doanh của công ty đang dần được mở rộng.
Năm 2005 tổng doanh thu của công ty thực hiện được 18861453.33 đồng đạt 106.48% so với cùng kỳ năm 2004. Mặc dù doanh số so với kế hoạch là 130.77% nhưng lợi nhuận công ty đạt được chỉ có 66.83% so với kế hoạch và 68.03% so với cùng kỳ năm 2004. Đó là do giá cả của mặt hàng máy tính và thiết bị giảm, trong đó hàng máy tính và thiết bị luôn là mặt hàng chủ lực của công ty.
Bước sang năm 2006, mặc dù có nhiều khó khăn như giá các mặt hàng máy tính và thiết bị linh kiện trong nước giảm trong khi giá thu mua, nhập thiết bị lại không giảm. Tuy nhiên công ty đã cố gắng đẩy mạnh kinh doanh và phục vụ khách hàng phù hợp tình hình thực tại và đạt được kết quả như sau: Tổng doanh thu đạt 14713937.892 đồng tức là giảm 21.99% so với cùng kỳ năm 2005.
Đến năm 2007 công ty đã có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ so với trước. Cụ thể là đối với tổng doanh thu đã có sự thay đổi là 17325186.214 đồng và đạt 117.74% so với cùng kỳ năm 2006. Lý do có sự cố gắng để đầy mạnh hoạt động kinh doanh.
Với mục tiêu mở rộng kinh doanh và có thêm nhiều hợp đồng kinh doanh nên doanh thu của năm 2008 tăng lên đột biến tăng trưởng 195.49% so với năm 2007 cùng với lợi nhuận sau thuế của công ty tăng gấp hơn 10 lần năm 2007. Điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả, tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định.
Tình hình mặt hàng kinh doanh của công ty
Máy tính ngày càng trở thành một mặt hàng thiết yếu đối với người dân. Trên thế giới ngày nay đặc biệt là các nước phát triển thì việc người dân tự mua cho mình một chiếc máy tính quả là dễ dàng. Ở nước ta hiện nay thu nhập của người dân đã và đang ngày càng nâng lên cùng với nhu cầu tiếp cận công nghệ thông tin ngày càng cao thì việc mua một chiếc máy tính không còn là điều phải đắn đo. Do đó đi kèm với nhu cầu tăng về máy tính thì nhu cầu về các thiết bị máy tính và các sản phẩm dịch vụ tin học cũng tăng theo.
Hiện nay ở nước ta máy tính được cung cấp ra thị trường theo 2 nguồn:
Sản xuất, lắp ráp trong nước: nguyên liệu ngoại nhập trong đó Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia là ba nước chiếm ưu thế trong việc cung cấp các linh kiện để lắp ráp, sản xuất máy tính.
Nhập nguyên các sản phẩm: được nhập từ nhiều nước khác nhau.
Thị trường máy tính đang rất sôi động với nhiều chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng, đặc tính nổi bật, nhiều mức giá chênh lệch khác nhau. Chênh lệch giá là do nguồn sản xuất, ưu điểm, đặc tính nổi trội phụ thuộc vào từng loại sản phẩm và hãng sản xuất. Do đó các công ty phân phối máy tính đã cố gắng giảm thiểu chi phí tối đa, tìm các nguồn nhập linh kiện, thiết bị rẻ; chất lượng đảm bảo và đưa ra nhiều chương trình khuyến mại khác nhau để thu hút khách hàng.
Đối với công ty Việt Hoàng Sơn đã đi vào hoạt động chính thức từ năm 1998 nên các sản phẩm của công ty đã được nhiều người biết đến.
Sản phẩm kinh doanh chủ yếu của công ty là
Máy tính: máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy chủ của các hãng HP, DELL, LENOVO, CMS, ELEAD FPT.
Thiết bị máy tính của các hãng Hitachi, HP, Samsung, Seagate, western.
Các sản phẩm dịch vụ tin học: Dịch vụ bảo hành, bảo trì, sửa chữa máy tính;sao lưu dữ liệu, cài đặt Server, thiết kế các hệ thống mạng, cung cấp các phần mềm có bản quyền, hỗ trợ khách hàng.
Về mặt hàng máy tính và thiết bị máy tính thì công ty có đầy đủ các loại mẫu mã phong phú trên thị trường. Các mặt hàng máy tính chủ yếu là nhập linh kiện nước ngoài về lắp ráp nên chi phí sản xuất giảm làm cho giá thành sản phẩm giảm.Với mức giá cả mà công ty đưa ra ngày càng hợp lý do công ty tìm được nguồn nhập hàng giá rẻ, chất lượng cao, có đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường nên doanh số bán hàng của công ty tăng lên nhanh chóng đặc biệt là năm 2008 tăng lên 195.49%. Hiện tại các loại máy tính của HP, Lenovo, Dell được tiêu thụ mạnh nhất.
Về sản phẩm dịch vụ: Công ty đã cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao và đưa ra nhiều chính sách ưu đãi như gia tăng thời hạn bảo hành, bảo hành, sửa chữa, bảo trì tại điểm đặt máy, tư vấn, hỗ trợ khách hàng 24/24, ưu đãi về giá linh kiện, thiết bị khi sử dụng dịch vụ của công ty để thu hút khách hàng.
Khách hàng và thị trường của công ty
Với mặt hàng kinh doanh của công ty là các thiết bị máy móc điện tử viễn thông, một mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống ngày nay do đó đối tượng khách hàng của công ty rất lớn bao gồm các cơ quan bộ ngành, các doanh nghiệp, trường học, bệnh việnvà đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập WTO tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực của đời sống ngày càng nhiều và vì thế số lượng khách hàng sử dụng các thiết bị máy móc điện tử viễn thông sẽ ngày càng tăng lên. Từ những đặc điểm về khách hàng và thị trường như vậy ta có thể nhận thấy thị trường của công ty vẫn trong giai đoạn phát triển và mở ra nhiều cơ hội cho công ty mở rộng cũng như có chỗ đứng trên thị trường và thu hút được nhiều khách hàng.
Vấn đề ở đây là công ty cần phải xây dựng được thương hiệu cũng như uy tín của mình trên thị trường để chinh phục được khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm.
Khả năng tài chính
Việt Hoàng Sơn là một công ty cổ phần có quy mô nhỏ nên nguồn vốn rất hạn hẹp khá thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành. Vốn đầu tư của chủ sở hữu đến ngày 31/12/2008 đạt 4,7 tỷ, tăng thêm 0.6 tỷ so với năm 2007. Vốn chủ tăng đều ổn định qua các năm không có hiện tượng mất vốn. Cơ cấu vốn của công ty chủ yếu là vốn chủ sở hữu, nợ phải trả thấp chỉ chiếm gần 30% nguồn vốn của công ty trong năm 2005, 2006. Đến năm 2007, hệ số nợ tăng lên 66% do công ty có thêm nhiều hợp đồng nên xuất hiện nhiều khoản mua chịu người bán. Cơ cấu vốn của công ty có xu hướng chuyển sang nợ nhiều. Đặc biệt khi công ty thực hiện kế hoạch mở rộng sản xuất với quy mô vốn chủ nhỏ thì công ty ngày càng chiếm dụng vốn của người bán nhiều hơn và bắt đầu đi vay ngắn hạn do đó nợ phải trả của công ty tại thời điểm 31/12/2008 chiếm đến 74.72% nguồn vốn kinh doanh. Tuy nhiên khả năng sinh lời trên tài sản là 11.75% và khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng cao đạt 40.9%, khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tốt cho thấy công ty đã sử dụng vốn hiệu quả làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên gấp 10 lần so với năm 2007.
Đánh giá hoạt động và phương hướng phát triển của công ty cổ phần thương mại Hoàng Việt Sơn
Là một công ty dịch vụ trong ngành công nghệ thông tin, để giữ vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, trong thời gian tới công ty cần đề ra phương hướng phát triển, khắc phục những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Ưu nhược điểm trong hoạt động kinh doanh của công ty
Ưu điểm và những mặt thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Việc coi thị trường Hà Nội và các thành phố lớn là thị trường trọng tâm của công ty là một chiến lược đúng đắn. Sự tăng trưởng trong doanh thu, lợi nhuận của công ty qua các năm đã minh chứng cho điều đó. Để có được những kết quả tốt đẹp đó thì công ty đã có những chính sách hợp lý cũng như các yếu tố khách quan thuận lợi giúp cho công ty liên tục tăng trưởng và phát triển trong những năm qua.
Các nhân tố khách quan thuận lợi
Công ty hoạt động trong ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, có xu hướng tăng trưởng ngày càng cao trong tương lai.
Nhu cầu ngành tăng cao trong xu thế hội nhập quốc tế, công nghệ hoá trên mọi lĩnh vực
Nguồn cung dồi dào với các mặt hàng phong phú đa dạng.
Những chính sách hợp lý của công ty
Công ty đã đáp ứng tốt nhu cầu sản phẩm của khách hàng, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng cũng như các dịch vụ chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi mua hàng tốt.
Chính sách giá cả hợp lý, có tính cạnh tranh cao do tìm được nguồn cung hàng hoá giá rẻ, chất lượng bảo đảm.
Chính sách quảng bá sản phẩm hiệu quả thông qua việc thiết lập các địa điểm giao dịch trên mạng để quảng cáo thương hiệu và thực hiện các giao dịch trên mạng, đăng quảng cáo trên báo, tạp chí và báo mạng; phát tờ rơi, dán áp phích quảng cáo, thực hiện nhiều chương trình khuyến mại để thu hút khách hàng.
Chiến lược bán hàng theo nhóm: Trưởng phòng kinh doanh, các nhân viên marketing phân chia mỗi người chuyên một mảng kinh doanh và chịu trách nhiệm với mảng kinh doanh đã được phân chia. Mỗi nhân viên marketing sẽ được hưởng phần trăm doanh thu theo thị trường mình quản lý, điều đó khuyến khích nhân viên hăng say làm việc.
Công ty luôn tìm kiếm đối tượng khách hàng mới và nhu cầu của khách hàng. Luôn tìm hiểu, thu thập các ý kiến đóng góp của khách hang về chất lượng sản phẩm, giá cả hay các phương thức hoạt động bán hàng của công ty để từ đó hoàn thiện hơn nữa trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của công ty
Hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua đã có sự phát triển đáng mừng. Bên cạnh việc tăng trưởng mạnh trong doanh thu và hoạt động kinh doanh thì công ty còn có những hạn chế nhất định. Nếu khắc phục được những hạn chế này sẽ giúp cho công ty thuận lợi hơn nữa trong việc kinh doanh của mình.
Thị trường kinh doanh của công ty còn hẹp, chưa có nhiều đại lý chi nhánh bán hàng trên toàn quốc.
Hợp đồng kinh doanh có giá trị nhỏ, đối tượng khách hàng chưa phong phú, ít khách hàng lớn, chủ yếu là khách hàng cá nhân.
Vốn kinh doanh của công ty quy mô còn nhỏ, tương đối thấp so với các công ty trong ngành.
Trình độ chuyên môn, khả năng làm việc của nhân viên công ty chưa cao.
Dự báo nhu cầu phát triển và mức độ cạnh tranh của công ty
2.1. Dự báo nhu cầu thị trường
Về cung thị trường: Ngày càng nhiều chủng loại thiết bị tin học, điện tử viễn thông của các hãng nổi tiếng tràn ngập trên thị trường do rất nhiều các công ty tin học ở Việt Nam phân phối. Hiện tại có nhiều công ty đã nhập khẩu linh kiện và lắp ráp thành thiết bị, máy móc bán trên thị trường với tên tuổi của họ.Các công ty đang có xu hướng tăng mức tiêu thụ của mình tăng thêm so với các năm trước đó, đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Về cầu thị trường: Với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực đời sống ngày càng nhiều do đó nhu cầu tiêu dùng các thiết bị tin học, điện tử viễn thông có xu hướng gia tăng và đồng thời thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao. Vì vậy mặt hàng tin học, điện tử viễn thông sẽ trở thành mặt hàng thiết yếu trong đời sống nhân dân và sẽ tiêu thụ lớn trong thời gian tới.
Giá cả: Giá cả trên thị trường tiêu dùng đang có xu hướng tăng lên, tuy nhiên mặt hàng thiết bị tin học, điện tử viễn thông vẫn ở mức giá ổn định, đang có xu hướng giảm do đó rất vừa với túi tiền của người dân.Trong thời gian tới công ty cũng đưa ra biện pháp cắt giảm chi phí hợp lý để đưa ra thị trường một mức giá hợp lý đối với người tiêu dùng.
Dự báo cạnh tranh của công ty
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra khắp nơi trong cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong các năm qua là điều đáng ghi nhận cùng với việc Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã đem đến nhiều cơ hội cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Do đó hiện nay đã có một số lượng lớn công ty hoạt động trong lĩnh vực này và đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động vào nhiều lĩnh vực của nền kinh tế trong nước nhưng lĩnh vực công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực ít chịu tác động của cuộc khủng hoảng nhất, vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định và có xu hướng tăng lên. Chính điều đó càng làm tăng thêm tính hấp dẫn của ngành và càng có nhiều công ty có xu hướng chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực này nên các đối thủ cạnh tranh của công ty ngày càng đông đảo cả dạng tiềm ẩn lẫn hiện hữu. Tuy nhiên mức độ cạnh tranh của công ty trong những năm tiếp theo vẫn tốt do:
Công ty đi vào hoạt động được hơn 10 năm và dần đi vào quy củ, vận hành ngày càng hiệu quả và có lượng khách hàng quen.
Chính sách bảo hành, dịch vụ của công ty đạt hiệu quả được người tiêu dùng và khách hang tín nhiệm vì dễ đổi và bảo hành khi có sự cố về sản phẩm.
Tiềm lực tài chính của công ty cũng đủ mạnh để cạnh tranh với đối thủ của mình trên thị trường và được kiểm chứng qua doanh thu tăng qua các năm.
Công ty luôn đáp ứng các yếu tố về thị hiếu, yêu cầu của khách hàng nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hang
Với những lý do đó ta có thể thấy mức độ cạnh tranh của công ty trong thời gian tới là tương đối khả quan, tuy nhiên công ty vẫn là công ty có quy mô, nguồn vốn còn nhỏ nên cần phải nâng cao hoạt động kinh doanh hơn nữa thì mới có thể cạnh tranh được với các công ty hoạt động trong ngành có mức độ cạnh tranh gay gắt này.
Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty
Mục tiêu chính của công ty là mở rộng mạng lưới chi nhánh, hoạt động kinh doanh trên toàn quốc và quảng bá hình ảnh thương hiệu đến mọi người dân trong nước và quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, công ty phải đương đầu với rất nhiều khó khăn nhưng với tốc độ phát triển như hiện nay cùng với uy tín về sản phẩm và chất lượng đã có của công ty trong những năm qua thì công ty sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra.
Phương hướng phát triển của công ty:
Phương hướng phát triển thị trường đầu vào
Thị trường hàng hóa, dịch vụ: Trong thời gian tới công ty sẽ đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, tìm kiếm các mặt hàng kinh doanh mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng luôn ưa thích các sản phẩm có chất lượng cao nhất, nhiều công dụng và tính năng mới. Bên cạnh đó công ty sẽ tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh.
Phát triển thị trường vốn: Công ty đang có kế hoạch tăng vốn hiện có để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Phát triển thị trường lao động: Cùng với kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của công ty, công ty sẽ tuyển thêm nhân viên có trình độ cao.
Phương hướng phát triển thị trường đầu ra
Mở rộng hệ thống bán hàng tại các tỉnh thành trên toàn quốc. Tăng doanh số bán hàng đến năm 2010 lên gấp 2 lần so với năm 2008
Công ty xác định thị trường mục tiêu là Hà Nội và các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng
Tăng cường mở rộng, tìm kiếm các đối tượng khách hàng mới và duy trì mối quan hệ với đối tượng khách hàng cũ.
Chú trọng đến hoạt động Marketing để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Chủ động mở rộng thị trường bằng cách phát huy nguồn nhân lực và phát triển nguồn lực của công ty trong việc phát triển thị trường.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu và đánh giá tình hình kinh doanh của công ty cổ phần thương mại Việt Hoàng Sơn, em đã thấy được hoạt động kinh doanh tại công ty luôn tăng trưởng nhanh và bền vững. Công ty đã nhanh chóng chiếm được niềm tin của khách hàng và trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng trong và ngoài nước với những sản phẩm máy tính, thiết bị tin học mẫu mã phong phú, chất lượng cao và giá cả hợp lý. Trong thời gian tới với phương châm hoạt động và phát triển đúng đắn cùng với đội ngũ nhân viên có năng lực và đầy kinh nghiệm, công ty sẽ trở thành một công ty có vị thế trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam.
Trong thời gian thực tập và tìm hiểu hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại Việt Hoàng Sơn, dựa trên những kiến thức mà em đã học tại trường, em đã có những hiểu biết sâu sắc về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thương mại Việt Hoàng Sơn. Do thời gian nghiên cứu ngắn và kiến thức chưa sâu nên những vấn đề em nêu ra không tránh khỏi những thiết sót, do đó em rất mong cô thông cảm, góp ý cho bài viết của em để em có thể viết tốt hơn.
Cuối cùng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5841.doc