MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Giới thiệu 1
1.1 Probiotic 1
1.1.1 Lịch sử, khái niệm và các loài Bifidobacteria 1
1.1.2 Nguyên tắc phân loại 2
1.2 Bifidobacteria 2
1.2.1 Khái niệm và các chủng của loài Bifidobacteria 2
1.2.2 Các chủng có giá trị thương mại 8
1.2.3 Tiêu chuẩn lựa chọn chủng vi khuẩn 10
2. Quá trình công nghệ thu nhận probiotic bifidobacteria12
2.1 Môi trường nuôi cấy và các điều kiện 12
2.1.1 Môi trường nuôi cấy tiêu chuẩn 12
2.1.2 Môi trường nuôi cấy thay thế 13
2.2 Lên men 16
2.2.1 Các hình thức lên men 16
2.2.2 Canh trường tế bào lên men tự do truyền thống 20
2.2.3 Ảnh hưởng các tính chất công nghệ đến đặc tính của tế bào 22
2.3 Vi lọc 24
2.3.1 Mô hình sợi 24
2.3.2 Hệ thống thiết bị phản ứng sinh học membrane25
2.4 Rửa và bổ sung phụ gia 25
2.5 Hình thành sản phẩm 26
2.5.1 Môi trường dạng lỏng 26
2.5.2 Môi trường dạng lạnh đông 26
2.5.3 Môi trường dạng sấy khô 27
3. Tiêu chuẩn chất lượng 29
4. Thành tựu công nghệ 30
4.1 Đánh giá chủng Bifidobacteria spptrong việc sản xuất các probiotic tiềm
năng trên môi trường đồ uống malt – base 30
4.2 Đánh giá tính an toàn của probiotic bifidobacteria bằng cách phân tích hoạt
tính thủy phân mucin và khả năng chuyển vị 32
5. Phụ lục 37
5.1 Tác dụng của probiotic đối với sức khỏe con người 37
5.2 Bảo quản sản phấm 40
5.3 Những sản phẩm công nghệ bổ sung probiotic bifidobacteria 42
6. Tài liệu tham khảo 47
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4476 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình lên men thu nhận probiotic bifidobacteria, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rất lớn giữa các chủng. Chẳng hạn,
B. longum và B. bifidum được sử dụng trong canh trường thuần khiết để sản xuất
sữa lên men thì không phát triển trong sữa, trong khi nồng độ tế bào B.
aldolescentis tăng lên chỉ 5 lần trong suốt 48h ủ (Samona và cộng sự, 1996). Mặc dù
sữa chứa những dưỡng chất thiết yếu cho bifidobacteria, sự phát triển của chúng
tương đối chậm vì bị giới hạn nồng độ của các acid amin và các peptide mạch
ngắn. Bổ sung dịch chiết nấm men vào sữa, mà chứa các vitamin hòa tan, khoáng,
acid amin và peptide cũng như nước cốt MRS (de Man, Rogosa & Sharpe, 1960)
cải thiện sự phát triển (Roy, Dussault & Ward, 1990). Thêm vào đó, môi trường
dựa trên sữa phải được bổ sung với những cơ chất có khả năng oxy hóa khử thấp
như là cysteine hoặc acid ascorbic để giảm khả năng oxy hóa cao của sữa và để
đạt được yêu cầu kỵ khí của bifidobacteria (Roy và cộng sự, 1990). Bởi vì những
yêu cầu dinh dưỡng và tính cạnh tranh thấp của chúng khi trộn với LAB khác,
bifidobacteria thường được nhân giống trong canh trường thuần khiết và cuối
cùng mới trộn với những canh trường (Tamine, Marshall & Robinson, 1995).
Bảng 6: Dữ liệu sản xuất bifidobacteria trong những hệ thống lên men và điều
kiện môi trường khác nhau
Trong phương pháp lên men tế bào tự do theo mẻ cổ điển của sữa với canh
trường thuần khiết của bifidobacteria có hoặc không có kiểm soát pH, những yếu
tố chính giới hạn sự phát triển là sự tích lũy những sản phẩm cuối của quá trình
Quá trình lên men thu nhận probiotic bifidobacteria .
- - 24
trao đổi chất như lactic, acid acetic, và việc tháo xả nước cốt môi trường
(Desjardins, Roy, Toupin & Goulet, 1990). Những nghiên cứu về bifidobacteria
phát triển trong sữa gầy đã được lọc siêu không có kiểm soát pH cho kết quả sản
lượng tế bào tối đa của những chủng khác nhau phổ rộng từ 6,2.108 đến 1,7.109
cfu/ml đối với sữa gầy và từ 2,9.109 đến 3,6.109 cfu/ml đối với sữa gầy cô đặc 5 lần
bằng siêu lọc (Ventling & Mistry, 1993). Số lượng tế bào lớn đạt được với lọc siêu
được kết hợp với thể tích đệm làm gia tăng thêm do nồng độ cao của protein và
các muối không hòa tan, mà vẫn duy trì pH của sữa ở giá trị hỗ trợ sự phát triển
bifidobacteria trong thời gian dài.
Môi trường dựa trên whey cũng được phát triển để sản xuất bifidobacteria
(Core, Madec & Boyaval, 1992). Trong nghiên cứu này, whey được bổ sung thêm
acid casamino hoặc dịch chiết nấm men và một chất khử, như acid ascorbic hay
cysteine, là môi trường thích hợp cho B. bifidum phát triển trong suốt quá trình lên
men theo mẻ không có sự điều chỉnh pH. Tuy nhiên, lượng tế bào tối đa (9.108
cfu/ml) thấp hơn môi trường MRS-cysteine giá trị cao (1,4.109 cfu/ml), trong đó
việc nhân giống bifidobacteria được thực hiện trong phòng thí nghệm. Lượng
bifidobacteria cao trong môi trường MRS cho kết quả với bốn chủng của B.
longum, với nồng độ tế bào tối đa là 3,3; 8,9; 3,7; và 1,3.109 cfu/ml tại pH theo thứ
tự là 5.5, 6.0, 6.5 và 7.0 (Reilly và Gilliland, 1999)
Việc bổ sung vào môi trường MRS với whey permeate cho thấy sự gia tăng
tốc độ phát triển bifidobacteria trong quá trình lên men theo mẻ có kiểm soát pH
(Doleyres và cộng sự, 2002b). Whey permeate là phụ phẩm giá trị thấp của ngành
công nghiệp bơ, chủ yếu chứa lactose (80 – 85%), khoáng (2.5%) và các hợp
chấtchứa nitrogen (2%) trên cơ sở ẩm tự do. Sản lượng rất cao B. bifidum đạt được
trong 12h lên men trong môi trường MRS-whey permeate-cysteine, đạt đến 9,0;
17,3; 15,0; và 6,3.109 cfu/ml tại pH tuần tự là 5.0; 5.5; 6.0 và 6.5, so với 8,7.109
cfu/ml trong môi trường cysteine sau 12h lên men ở pH 5.5 (Doleyres và cộng sự,
2002b)
Để sản xuất thực phẩm bổ sung probiotic cho người ăn kiêng trong môi
trường chi phí thấp, dịch chiết thịt chứa nước cốt thịt MRS thay thế thành công
cho môi trường dựa trên peptone đậu nành, glucose và dịch chiết nấm men cho
quá trình nhân giống bifidobacteria, mà không ảnh hưởng đến tổng số tế bào tối
đa và thời gian ủ (Heenan, Adams, Hosken & Fleet, 2002). Một môi trường rau có
chứa 6% nước ép cà rốt, 12% nước ép cải bắp và 3% nước ép hành tây thích hợp
cho việc nhân giống B. breve và B. bifidum (Savard, Gardner và Champagne, 2003).
Tuy nhiên, việc thất thoát lượng lớn tế bào xảy ra trong suốt quá trình dự trữ của
nước ép rau củ đã lên men ở 4oC trong 30 – 60 ngày, do thể tích dịch đệm của môi
trường thấp gây hại cho việc acid hóa về sau.
Nghiên cứu về số lượng chỉ ra rằng sữa đậu nành hỗ trợ sự phát triển của
bifidobacteria nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều so với sữa bò hay MRS (Kamaly,
1997; Chou & Hou, 2000; Wang và công sự, 2002). Chẳng hạn, tổng số tế bào B.
longum và B. bifidum sau 24h lên men trong sữa đậu nành không kiểm soát pH đạt
được tuần tự 5,0.107 và 1,3.108 cfu/ml, trong khi nồng độ cao hơn 3 – 10 lần trong
Quá trình lên men thu nhận probiotic bifidobacteria .
- - 25
sữa hoàn nguyên và MRS (Kamaly, 1997). Tương tự nồng độ tối đa đạt được
trong sữa đậu nành sau 48h phát triển của những chủng khác B. infantis và B.
longum đạt đến 3,2.108 và 1,3.107 cfu/ml theo thứ tự (Chou & Hou, 2000). Tuy
nhiên, Garro, de Valdez và de Giori (2004) cho kết quả rằng nồng độ cao 1,5.109
cfu/ml của B. longum đạt được trong sữa đậu nành sau 8h ủ ở 37oC, chỉ ra những
ảnh hưởng chính của việc lựa chọn chủng và thành phần sữa đậu nành.
Trong một nghiên cứu để so sánh việc sử dụng đường trong các canh
trường B. longum, lên men tế bào tự do theo mẻ và liên tục được thực hiện trong
môi trường MRS chứa lactose hoặc glucose như là nguồn carbon (Kim, Song,
Kang và Oh, 2003). Nồng độ tế bào cuối sau 22h lên men theo mẻ trên lactose và
glucose lần lượt là 4,37 và 3,42 g tế bào khô/l, trong khi nồng độ tế bào B. longum
thấp hơn trong quá trình lên men liên tục, trung bình khoảng 2.5 – 3.0 g/l cho tỉ lệ
pha loãng (D) phổ rộng từ 0,07 đến 0,33 h–1. Tuy nhiên, tính theo hiệu suất, lên
men liên tục cho phép sản lượng là 0,75 – 0,90 gl–1h–1 với D = 0,33 h–1, so với chỉ
0,15 – 0,20 gl–1h–1 trong suốt 22h lên men theo mẻ. Việc gia tăng D lên đến 0,4 h–1,
gần với tỉ lệ phát triển đặc hiệu cao nhất của B. longum, kết quả là làm giảm khối
lượng tế bào khô xuống khoảng 1,8 g/l, mà vẫn tương đương hiệu suất 0,7 gl–1h–1
(Kim và cộng sự, 2003)
2.2.3 Ảnh hưởng của những tính chất công nghệ đến đặc tính của tế bào
Khả năng của vi sinh vật đường ruột phát triển và tồn tại phụ thuộc nhiều
vào khả năng thích ứng với sự thay đổi môi trường của nó. Sự thích nghi với môi
trường không có lợi thường xuyên kết hợp với sự cảm ứng của số lượng chủng,
sự tổng hợp của protein cảm ứng với stress (stress – response) và sự phát triển của
hiện tượng đề kháng chéo (cross – resistance) to various stress. Hiện nay các kỹ
thuật chủ yếu dựa trên sự nuôi cấy của tế bào tự do trong tình trạng bỏ đói hoặc
các điều kiện gây stress khác, ví dụ như nhiệt, nồng độ cao của muối, muối mật,
H2O2 hoặc pH thấp. Nó cũng được biết đến như tế bào trong pha tĩnh có khả năng
chịu đựng hơn trong môi trường so với tế bào phát triển theo hàm mũ.
Tuy nhiên, một nghiên cứu nhỏ đã được biết đến trên khả năng thích nghi
stress của bifidobacteria. Sự phản ứng của những chủng bifidobacteria khác nhau
với việc tăng nhiệt độ gây chết, muối hoặc xứ lý muối mật bằng cách tổng hợp các
protein có tính bảo vệ đặc hiệu chống stress kết quả là khả năng chịu đựng được
cải thiện. Ví dụ, gia nhiệt tế bào B. adolescentis tới 47oC trong khoảng thời gian 15
phút trước khi sốc nhiệt lần lượt trong khoảng 10s và 20s. Hơn thế nữa, sự bảo vệ
chéo (cross- protection) được chứng minh trong nghiên cứu này sau khi xử lý muối
(salt treatment) là kết quả của sự tăng khả năng chịu đựng sau giai đoạn rã đông
(frezze – thawing cycles) (14-fold khả năng tồn tại cao hơn với các tế bào khi xứ lý
thô với 2% NaCl trong 1h – 14 – fold khả năng sống sót của tế bào cao hơn trước
xử lý là 2%...) hoặc stress bằng nhiệt độ gây chết (lethal heat stress) (15-fold khả
năng tồn tại cao hơn tại 55oC đã đạt được bằng xứ lý thô với 1.5% NaCl trong 1h).
Một số nhà nghiên cứu đã quan sát khả năng thích nghi acid tại pH 5.2 trong 2h
Quá trình lên men thu nhận probiotic bifidobacteria .
- - 26
đã bảo vệ tế bào B. breve chống lại pH gây chết xảy ra sau đó (subsequent lethal pH)
(2-5), bile (0.2-1%), H2O2 (100-1000ppm) stress và trong suốt thời gian bảo quản tại
những nhiệt độ khác nhau.
Pha tĩnh – các chủng bifodobacteria đã được xử lý nhiệt và acid cũng đưa
ra các phản hồi về sự thích nghi khác nhau và khả năng bảo vệ chéo trong các thí
nghiệm quy mô phòng thí nghiệm (laboratory scale). Sự phản hồi của bảo vệ chéo
(nhiệt bảo vệ chống lại pH thấp và pH thấp bảo vệ chống lại bile) được quan sát
trong 2 chủng bifidobacteria đã được kiểm tra (B. breve và B. animalis), nhưng
ngược lại sự phản hồi khả năng thích nghi (xử lý sơ bộ tại pH 3 -4 bảo vệ chống
lại pH 2.5 hoặc xử lý thô tại 47oC bảo vệ chống lại nhiệt độ 55oC) được quan sát
chỉ với B. longum. Hơn thế nữa, kết quả tại quy mô phòng thí nghiệm với B.
animalis không thể được lặp lại tại thùng lên men (fermented scale), điều này có thể
được giải thích vì sự khó khăn trong tìm kiếm điều kiện thích hợp cho các quá
trình xử lý thành công của các chủng tại thùng lên men (fermenter scale).
Trong một nghiên cứu khác, ứng dụng của các điều kiện stress trong suốt
quá trình sản xuất B. longum và B. lactis đem lại kết quả khác trên khả năng chịu
lạnh và acid. B. longum thể hiện khả năng chịu lạnh cao, trong khi B. lactis chỉ cho
thấy cải thiện về khả năng chịu đựng acid, cho thấy sự phản hồi stress phụ thuộc
vào loài và chủng probiotic bifidobacteria phải được lựa chọn cẩn thận cho việc
sử dụng trong thực phẩm và bổ sung trong các phần ăn (dietary supplements). Tuy
nhiên các điều kiện cho trước hoặc các biện pháp gây stress cũng phải có kết quả
trong việc giảm sản lượng tế bào, hoạt động của tế bào và/ hoặc hiệu suất về thể
tích của quá trình phụ thuộc vào chủng hoặc loài, pha phát triển và cơ chế bảo vệ
gây stress.
2.3 Vi lọc
Phương pháp vi lọc để tách các tế bào vi sinh vật. Cấu hình thiết bị
membrane dạng sợi rỗng (hollow fiber) được sử dụng phổ biến. Kích thước mao
quản membrane thường là 0,1µm hoặc 0,2 µm. Năng suất hoạt động của thiết bị
có thể đạt 20000 m3/ngày.
2.3.1 Mô hình sợi (hollow fiber module)
Thiết bị membrane được chế tạo bằng thép không rỉ có dạng hình trụ với
đường kính thường dao động trong khoảng 2,5÷12,7cm; chiều dài: 18÷120cm. Bên
trong thiết bị có chứa sợi membrane. Mỗi module chứa từ 50÷3000 sợi. Đường
kính sợi thay đổi từ 0,2÷3mm. Trong quá trình thẩm thấu ngược, đường kính sợi
sử dụng có thể giảm xuống 0,04mm. Thông thường chiều dày membrane từ
100÷400µm.
Khi hoạt động, canh trường vi sinh vật được bơm vào bên trong thiết bị và
chui vào trong các sợi membrane. Dòng ra retentate sẽ đi hết theo chiều dài sợi và
tập trung thoát ra ở đầu còn lại của thiết bị. Dòng ra permeate sẽ chui qua các lỗ
mao dẫn membrane, thoát ra ngoài sợi rồi được tập trung vể cửa ra nằm trên thân
Quá trình lên men thu nhận probiotic bifidobacteria .
- - 27
thiết bị. Riêng hãng Dupont thiết kế một số thiết bị sử dụng trong kỹ thuật thẩm
thấu ngược đã cho dòng nguyên liệu đi vào khoảng không gian trống giữa các sợi
membrane. Khi đó, một số cấu tử sẽ chui qua mao dẫn membrane để vào bên
trong sợi và tạo nên dòng permeate.
Ưu điểm của mô hình sợi là thiết bị ít chiếm diện tích nhà xưởng dù diện
tích membrane sử dụng rất lớn, ít tốn năng lượng cho quá trình. Tuy nhiên, trong
quá trình vận hành, một số sợi membrane dễ bị tổn thương và việc thay thế chúng
sẽ tốn kém và phức tạp. Để hạn chế hiện tượng tắc nghẽn mao quản membrane
trong quá trình sử dụng, người ta dùng khí nén để thổi ngược định kỳ, kết hợp
với quá trình rửa ngược (backwash) nhằm tách bỏ các cấu tử bám trên bề mặt của
membrane. Ngoài ra, sau mỗi 4÷6 tuần sử dụng, người ta dùng hóa chất để vệ
sinh membrane.
Hình 8: Cấu tạo mô hình sợi
Hình 9: Cấu tạo mô hình sợi (A bề mặt, B thành phần theo chiều ngang, C thành
phần theo chiều dọc, D nguyên lý lọc)
Quá trình lên men thu nhận probiotic bifidobacteria .
- - 28
2.3.2 Hệ thống thiết bị phản ứng sinh học membrane
Trong một hệ thống membrane với việc cung cấp liên tục môi trường sạch,
các tế bào được giữ lại trong thiết bị phản ứng sinh học bằng một màng vi lọc
hoặc siêu lọc, trong khi các phân tử nhỏ khuếch tán thông qua các lỗ trên
membrane theo kích thước của nó. Do đó, trong một thiết bị phản ứng có
membrane, những sản phẩm chuyển hóa có tính kiềm hãm quá trình lên men bị
loại ra trong dòng permeate, trong khi đó các tế bào được cô lại trong dòng
retentate. Phân đoạn tế bào cô đặc có thể được thu gom tốt nhất là theo mẻ hoặc
liên tục cùng với việc không hoặc có xử lý lại tối thiểu đối với nồng độ tế bào
trước khi làm đông hoặc đông khô.
Lượng tế bào B. bifidum (5.109 cfu/ml) và năng suất (2.1011 cfu/lh) cao được
thực hiện trên môi trường dựa vào whey là chính và một thiết bị phản ứng có
membrane (Corre và cộng sự, 1992). Taniguchi và cộng sự (1987) cũng đã đưa ra
kết quả về nồng độ cuối B. longum cao hơn 7 lần khi thực hiện trong thiết bị phản
ứng có membrane so với kết quả đạt được khi lên men tế bào tự do theo mẻ.
Tuy nhiên, một giới hạn quan trọng của thiết bị membrane và việc tái sử
dụng tế bào có thể xảy ra là những tế bào không ở trong tình trạng độ nhớt cao
làm giảm hoạt tính chuyển hóa, điều này được cho là gây stress đột ngột bởi
những tế bào trong suốt quá trình bơm qua màng membrane (Bibal, Vayssier,
Goma và Parceilleux, 1991). Thêm vào đó, việc ứng dụng thiết bị phản ứng có
membrane bị hạn chế vì chi phí đầu tư cao, bảo dưỡng thiết bị và tắc nghẽn màng
(Tejayadi và Cheryan, 1995; Musale và Kulkarni, 1998)
Hình 10: Thiết bị phản ứng sinh học có màng membrane
2.4 Rửa và bổ sung phụ gia
Canh trường sau khi qua hệ thống vi lọc thì đem rửa với nước nguyên liệu đồng
thời bổ sung phụ gia chủ yếu là phụ gia chống đông.
Quá trình lên men thu nhận probiotic bifidobacteria .
- - 29
Bảng 7: Một số phụ gia chống đông có thể được sử dụng
Adonitol Bột sữa gầy
α-tocopherol Maltodextrin
β-glycerophosphate Dịch chiết malt
Bovinine albumin Mannitol
Calcium alginate Chất béo sữa
Calcium carbonate m-Inositol
Casein hydrosylate Na-alginate
Carnithine Na-glutamate
Dextran Pectin
Dimethylsulphoxide Polyethylenglycol
Gelatine Sucrose
Glucose Sorbitol
Glycerol Trehalose
Glycogen Tween
Lactose Xathangum
L – acid ascorbic Dịch chiết nấm men
L – asparigine Bột whey
L – cysteine
2.5 Hình thành sản phẩm
2.5.1 Môi trường dạng lỏng
Chỉ sử dụng trực tiếp và dự trữ trong thời gian ngắn.
Sau khi rửa và bổ sung phụ gia (hoặc không cần bổ sung) đem vào sản xuất ngay,
thường bổ sung ở quá trình phối trộn trong các quy trình sản xuất sản phấm có
chứa probiotic.
2.5.2 Môi trường dạng lạnh đông
• Freeze – drying đã được sử dụng để sản xuất probitic dạng bột qua nhiều
thập niên, dựa trên cơ sở của sự thăng hoa, xảy ra ba giai đoạn: freezing,
primary và secondary drying. Tế bào được làm lạnh ở –1960C, sau đó sấy
thăng hoa dưới áp suất chân không (Santivarangkna, Kulozik, & Foerst,
2007). Do điều kiện nhẹ nhàng hơn spray – drying nên tỷ lệ sống sót của
probiotic cao hơn trong freeze-dried powders
• Trong quá trình làm lạnh tế bào sẽ bị vô hoạt (Tsvetkov & Brankova, 1983).
To và Etzel (1997) đã chứng minh rằng 60 – 70% tế bào sống sót qua bước
làm lạnh sẽ vượt qua được giai đoạn dehydrate hóa. Trong suốt quá trình
làm lạnh, sự hình thành lớp băng ngoài tế bào làm tăng hơn áp suất thẩm
thấu và tế bào bắt đầu mất nước. Nồng độ dung dịch nội bào và ngoại bào
sẽ tăng lên khi nhiệt độ giảm dưới điểm eutectic.
Quá trình lên men thu nhận probiotic bifidobacteria .
- - 30
• Có hai cách thức làm lạnh là làm lạnh chậm và làm lạnh nhanh.
o Làm lạnh chậm, quá trình khử nước tế bào diễn ra từ từ khi sự đóng
băng xảy ra chậm ngoài tế bào ảnh hưởng lớn đến tế bào.
o Làm lạnh nhanh có thể tránh ảnh hưởng đến chất tan và sự co tế bào
quá mức (Fowler & Toner, 2005).
• Các báo cáo cũng chỉ ra rằng diện tích màng tế bào càng lớn thì càng nguy
hiểm hơn khi hình thành tinh thể băng bên ngoài tế bào trong quá trình
làm lạnh (Fonseca, Beal, & Corrieu, 2000). Do đó, kích thước tế bào có ảnh
hưởng lớn đến sự tồn tại probiotic trong freeze – drying, với tế bào hình
cầu có kích thước nhỏ chống chịu freezing và freeze-drying tốt hơn tế bào
hình que có kích thước lớn hơn (Fonseca và cộng sự., 2000).
• Nước mất đi từ tế bào vi khuẩn trong quá trình sấy sẽ gây hư hại bề mặt
protein, thành tế bào, màng tế bào. Nước tại bề mặt có vai trò quan trọng
trong việc tạo ổn định cấu trúc và nguyên vẹn các chức năng của đại phân
tử vi sinh. Do đó, nước mất đi trong sấy khô có thể làm mất sự ổn định cấu
trúc, tính toàn vẹn các thành phần tế bào làm giảm hoặc mất đi các chức
năng (Brennan, Wanismail, Johnson, & Ray, 1986). Người ta dự đoán rằng
trong quá trình sấy vị trí các phân tử lipid trên màng tế bào là nơi chịu ảnh
hưởng lớn nhất do các phân tử lipid rất dễ bị oxy hóa. Thêm vào đó, cấu
trúc của RNA và DNA mất ổn định, dẫn tới giảm hiệu quả sự sao chép của
DNA, phiên mã, giải mã. Vì thế, để đạt được kết quả tốt nhất trong việc
làm khô probiotic, phải tập trung chú ý đến phương pháp để giảm đến
mức tối thiểu hư hại thành phần tế bào.
• Sản phẩm thương mại từ canh trường freeze-dried là kết quả của quá trình
tốn kém nhiều chi phí nhưng thu lợi thấp.
2.5.3 Môi trường sấy khô
• Quá trình sấy phun đòi hỏi sự phun với tốc độ cao tại nhiệt độ trên 2000C,
mà sau đó luồng hơi xuyên qua bộ phận tạo thành dạng bột. Do đó kết quả
của quá trình này dễ nhận thấy rằng: trong môi trường sấy ở nhiệt độ cao
với thời gian ngắn, nó có thể bất lợi tế bào vi khuẩn sống.
• Trong quá trình sấy phun, tế bào vi khuẩn chịu tác dụng của nhiệt, sự mất
nước, áp suất thẩm thấu,... (Brennan et al., 1986; Teixeira, Castro, Mohacsi-
Farkas, & Kirby, 1997). Sấy phun có thể làm màng tế bào bị biến đổi, và có
thể làm lọt vài thành phần nội bào từ tế bào ra môi trường xung quanh
(Teixeira, Castro, & Kirby, 1995a).
Quá trình lên men thu nhận probiotic bifidobacteria .
- - 31
• Màng tế bào chất là phần nhạy cảm nhất trong tế bào vi khuẩn khi sấy
phun, trong khi đó thành tế bào, DNA và ARN cũng dễ bị ảnh hưởng,
giảm hoạt động trao đổi chất. Việc mất đi các liên kết hydro với nước, làm
gia tăng liên kết nội phân tử các nhóm phospholipid và xúc tiến các liên kết
đóng vòng. Thành phần lipid có thể bị chuyển từ trạng thái lamellar (màng
mỏng) sang trạng thái gel phase (khối bán rắn), có thể xem như là sự
dehydrate lamellar phase trong đó các chuỗi trở nên cứng và mở rộng hoàn
toàn. Hơn nữa, các phân tử phospholipid sẽ có sự biến đổi lớn từ dạng
lamellar sang dạng hexagonal phase ngay khi nước mất đi (Crowe et al.,
1988; Leslie, Israeli, Lighthart, Crowe, & Crowe, 1995).
Quá trình lên men thu nhận probiotic bifidobacteria .
- - 32
3. Tiêu chuẩn chất lượng
Bảng 8: Những tiêu chuẩn mong muốn và then chốt trong việc lựa chọn những
probiotic trong ứng dụng thương mại (Trích từ Shah, 2006 ; Morelli, 2007)
Tổng quát Tính chất
Nguồn gốc
Không sở hữu mầm bệnh và sự lây nhiễm Tiêu chuẩn an toàn
Không có các thành phần độc hại – chất độc, hoạt tính trao
đổi, đặc tính bên trong, nghĩa là kháng antibiotic
Những chủng bền vững về hệ gen
Khả năng sống sót mong muốn trong suốt quá trình chế
biến và dự trữ.
Những đặc tính cảm quan tốt.
Kháng lại các phage.
Tiêu chuẩn kỹ thuật
Ứng dụng sản xuất trên quy mô lớn.
Chịu đựng được acid trong dạ dày và dịch vị.
Chịu đựng được mật.
Khả năng bám chặt vào bề mặt niêm mạc, màng nhầy.
Tiêu chuẩn chức
năng
Ảnh hưởng tốt đến sức khỏe.
Khả năng miễn dịch
Hoạt tính đối kháng với những chất độc trong ruột như là
Helicobacter pylori, Candida albicans.
Chuyển hóa cholesterol.
Chuyển hóa lactose.
Tiêu chuẩn sinh lý
học mong muốn
Những đặc tính chống đột biến và chống ung thư.
Quá trình lên men thu nhận probiotic bifidobacteria .
- - 33
4. Thành tựu công nghệ
4.1 Đánh giá chủng Bifidobacterium spp trong việc sản xuất các
probiotic tiềm năng trên môi trường đồ uống malt-base
4.1.1 Giới thiệu
Chất thủy phân malt, mà bắt chước thành phần của cái được sản xuất trong
nhà máy bia bắng phương pháp pha trộn, được đánh giá là cơ chất tiềm năng cho
việc lên men bifidobacteria nhằm mục đích sản xuất một thức uống có bổ sung
probiotic đầy tiềm năng. Những thử nghiệm ban đầu chỉ ra nhu cầu bổ sung các
chất hỗ trợ sự phát triển đối với các chất thủy phân malt, và dịch chiết nấm men
có nồng độ 10 gl–1 được chọn. Sự phát triển của bốn chủng Bifidobacterium spp
trong chất thủy phân malt với 10 gl–1 dịch chiết nấm men được theo dõi trong 24h
ở nhiệt độ 37oC. Kết quả thu được chỉ ra rằng có sự gia tăng số lượng vi khuẩn
giữa 1.5 và 2.0 log10 với tỷ lệ phát triển tối đa khoảng 0.2 h–1. Lượng lớn đường và
các amino nitrogen tự do vẫn còn hiện diện ở đầu pha tĩnh của quá trình phát
triển. Kết thúc pha mũ được cho là giai đoạn tích tụ các chất trao đổi gây độc kết
hợp với pH giảm xuống.
Nấu malt là quá trình bảy mầm có kiểm soát của lúa, thóc. Nó co thể áp
dụng cho bất kỳ ngũ cốc nào, nhưng barley là ngũ cốc được sử dụng nhiều nhất
cho việc nấu malt. Trong suốt quá trình malt hóa, hạt bị thủy phân và giải phóng
các hormone mà kích thích việc tiết các enzyme thủy phân bao gồm, amylase,
pentosanase, glucanase, và proteinase. Những enzyme này chịu trách nhiệm cho
việc phá việc phá vỡ những phân tử lớn trong hạt, điển hình là tinh bột, β-glucan,
arabinoxylan và các protein. Sau khi hạt đã đạt được sự thay đổi tối ưu về mặt
hóa sinh thì sau đó được sấy khô để ngừng quá trình nảy mầm và đem lại những
đặc tính về màu và mùi. Mặc dù malt được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp
thực phẩm, nấu bia và chưng cất là những hướng sử dụng chính của malt.
Sản xuất thức uống dựa trên malt là ý tưởng mới lạ có thể mở ra cơ hội mới
cho ngành công nghiệp malt và bia. Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để sản xuất
thức uống từ malt sử dụng công nghệ nấu malt hiện nay, nhưng trong những
trường hợp này, việc lên men được thực hiện với vi khuẩn acid lactic hơn là với
bifidobacteria. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đạt được môi trường từ malt
nhằm hỗ trợ sự phát triển của các chủng bifidobacterium và đạt được các thông số
động lực đặc trưng cho sự phát triển này. Những đặc tính lên men khác như sự
tiêu thụ các chất dinh dưỡng và việc sản suất các acid hữu cơ được được đánh giá.
4.1.2 Hệ vi sinh vật
Bốn chủng được sử dụng trong nghiên cứu này đều có nguồn gốc từ con
người: Bifidobacterium adolescentis NCIMB 702204 (ruột người lớn), B. infantis
NCIMN 702205 (ruột trẻ vị thành niên), B. breve NCIMB 702257 (ruột trẻ vị thành
niên) và B. longum NCIMB 702259 (ruột người lớn). Tất cả chúng đều được lấy từ
The National Collection of Industrial and Marine Bacteria (Aberdeen, Scotland).
Quá trình lên men thu nhận probiotic bifidobacteria .
- - 34
4.1.3 Chuẩn bị giống
Ống đông lạnh đem làm tan chảy thành 20ml Reinforced Clostridial
Medium (Oxoid) và được ủ ở 37oC trong 24 – 36h. Giống vi sinh vât được nuôi
cấy nhân giống trong Reinforced Clostridial Medium (RCM) hoặc chất thủy phân
dịch chiết nấm men và dịch chiết malt trong 16 – 24h.
4.1.4 Lên men
134 g/l malt sấy khô (Muntons plc.) được hòa tan trong nước cất cùng với
các chất hỗ trợ sự phát triển thiết yếu (dịch chiết nấm men hay peptone) tiệt trùng
ở 121oC, áp suất 1 bar trong 20 phút. pH canh chỉnh khoảng 6.7 sau khi ly tâm.
Môi trường được ủ với 1% v/v chủng và lên men thực hiện trong 24h ở 37oC.
4.1.5 Các phương pháp phân tích
• Đếm số tế bào: sự phát triển của vi khuẩn được theo dõi thông qua mật độ
quang tại 600 nm hoặc đếm tế bào nhìn thấy được.
• Phân tích hóa học: nồng độ của đường (fructose, glucose, maltose và
maltotriose) và những acid hữu cơ (lactic, acetic, acid formic) trong mẫu
được phân tích bằng sắc ký lỏng cao áp (HPLC). Amino nitrogen tự do
được phân tích bằng phương pháp cột ninhydrin và pH được đo bằng máy
đo pH hiệu Jenway đã được hiệu chỉnh bằng dung dịch chuẩn (Fisher) ở
pH 4.0 và 7.0.
• Phân tích thống kê: sử dụng hàm Microsoft Excel.
4.1.6 Kết quả
• Sự phát triển của môi trường thích hợp cho lên men
o Ảnh hưởng của sự canh chỉnh pH lên sự phát triển của các chủng
Bifidobacterium trong chất thủy phân malt.
o Ảnh hưởng của việc bổ sung các chất hỗ trợ phát triển.
• Những đặc điểm phát triển và lên men.
o Thông số động lực lên men.
Bảng 9: Các thông số động lực cho sự phát triển của Bifidobacteria spp
o Sản sinh đường và amino nitrogen tự do.
o pH và sự sản sinh acid hữu cơ
Quá trình lên men thu nhận pro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qua trinh len men thu nhan probiotic bifidobacteria.pdf