Ở nước Nga, thu nhập của tầng lớp siêu giàu đã tăng lên cũng như những tầng lớp khác. Theo thống kê, đến 2007 ở Nga có khoảng 119.000 - 250.000 gia đình có thu nhập gần 1 triệu USD; 90 gia đình thu nhập hơn 1 triệu USD và 12.000 gia đình thu nhập hơn 5 triệu USD. Trong bình chọn của tạp chí Forbes đưa ra năm 2006, số nhà tỷ phú Nga đã tăng từ 50 lên 60 người, đứng thứ hai thế giới cùng với Đức. Nhìn chung, sự có mặt của những người giàu có và những nhà giàu mới nổi đã không còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến phúc lợi và tâm trạng chung của dân chúng Nga như trước đây. Như lời giải thích của vị lãnh đạo Rosgosstrakh - ông Aleksei Zubets “công dân Nga giờ đây đã trở nên lạc quan hơn một cách đáng nể khi đánh giá về tương lai của mình, về triển vọng phát triển kinh tế của cả nước và thành phố”. Điều thú vị là, ở Nga ngày nay những người lạc quan nhìn về tương lai không chỉ là dân cư các đô thị lớn mà là cả ở những thành phố nhỏ khác. Đó là một trong những dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng kinh tế diễn ra khắp lãnh thổ Nga ngày càng đồng đều hơn. Theo số liệu của cơ quan thống kê LB Nga - Rosstas, trong những năm từ 2000 - 2006, mức gia tăng thu nhập thực tế của Nga khoảng 9% - 12%/ năm. Tháng 6/2007, thu nhập của dân Nga đạt 12.200 rúp/người, tăng 11 % trong vòng nửa năm, còn tiền lương thực tế tăng 17,5%. Với những chỉ số, sự cách biệt trong mức thu nhập cá nhân so với Mỹ giảm từ 3 lần xuống còn 2 lần.
132 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4549 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình phát triển kinh tế - Xã hội liên bang Nga dưới thời Tổng thống VPutin (2000 - 2008), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếp tục duy trì tình trạng xuất siêu [10]. Năm 2007 là năm ghi nhận kỷ lục mới về tốc độ tăng trưởng GDP của Nga với 8,1% và theo tính toán của các chuyên gia kinh tế thế giới, Nga đã vượt hơn hẳn 1 số cường quốc G8 khác như Pháp và Ý về tổng lượng GDP.
Đối với các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ đã có sự khởi sắc với mức tăng trưởng liên tục. Sản lượng công nghiệp trong giai đoạn 2000 - 2004 gia tăng trung bình hàng năm đạt 6,7%. Cụ thể, tăng 10% năm 2000, 5,2% năm 2001, 3,7% năm 2002, 7,2% năm 2003 và 7,4% trong 4 tháng đầu năm 2004 [4]. Theo đó, giá trị tăng công nghiệp so với GDP năm 2000 đạt 38% và năm 2003 đạt 34%, gấp 1,2 - 1,5 lần so với các nước phát triển. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, năm 2007, sản lượng các hàng nông sản của LB Nga trong năm 2007 tăng 3,5%, chỉ số sản xuất hàng nông sản đạt 103,5%. Chỉ số sản xuất hàng công nghiệp thực phẩm đạt tăng lên 107%. Hai lĩnh vực công - nông nghiệp đang đặc biệt thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tổng giá trị ngành sản xuất nông nghiệp từ 1999 đến 2007 tăng 40%. Năm 2007, giá trị sản xuất hàng công nghiệp thực phẩm vẫn tăng trưởng ổn định hơn 7%/năm [39]. Ngoài lĩnh vực công nghiệp khai khoáng, hoá chất phát triển với tốc độ nhanh, các ngành chế tạo máy, sản xuất hàng tiêu dùng cũng được nhà nước Liên bang chú trọng đầu tư phát triển nên đã đẩy lùi được suy thoái của giai đoạn cuối thập niên 90. Dưới thời Tổng thống V.Putin, LB Nga đã xây dựng được ngành công nghiệp thông tin sản xuất hàng Computer, các phương tiện tin học và truyền thông cùng các sản phẩm phần mềm. Đây là ngành đặc trưng của kinh tế hậu công nghiệp, xác định trình độ kinh tế của các quốc gia trong giai đoạn hiện nay. Ở LB Nga đã xuất hiện một số công ty phần mềm, buôn bán hàng điện tử qua Internet có thể cạnh tranh trên thị trường, cụ thể: Công ty Paragraf đã thành lập chi nhánh tại các thị trường EU, Mỹ, tạo nên cơ cấu kinh doanh xuyên quốc gia; công ty buôn bán hàng điện tử Nga nếu như năm 1999 mới có trị giá 250.000 USD thì đến 2001 đã lên đến 40 tỷ USD. Một trong những thành tựu nổi bật của LB Nga được cả thế giới biết đến trong những năm đầu thế kỷ XXI là từ năm 2002, LB Nga đã vượt qua Arập Xêút với tư cách là một nước xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới và tiếp đó đến năm 2004 đã đuổi kịp Mỹ với tư cách là một trong những nước sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới. Chính nguồn thu ngoại tệ từ hai ngành này là nguồn thu chủ yếu cho sự tăng trưởng GDP của LB Nga. Nhờ vậy, tỷ trọng của LB Nga trong công nghiệp thế giới tăng nhanh chóng, từ chỗ chiếm 1,8% công nghiệp thế giới vào năm 1997 thì đến năm 2003, con số này là 4,9% công nghiệp thế giới.
Cùng với sự phát triển của công nghiệp, nền nông nghiệp LB Nga tăng trưởng tích cực với những chỉ số tăng năng suất lao động. Theo số liệu của WB, nếu như trong thập niên 90 của thế kỷ trước, năng suất lao động của LB Nga liên tục giảm sút và chỉ hơn 2 lần năng suất lao động nông nghiệp trung bình của thế giới, đến những năm 2000 - 2003, con số này gấp 1,5 lần những năm 1996 - 1998 và gấp 3,6 lần mức trung bình của thế giới (xem Phụ lục 3). Theo số liệu của Uỷ ban thống kê nhà nước Liên bang Nga thì ngay năm 2000, sản lượng ngũ cốc đạt mức kỷ lục 69 triệu tấn, nhiều hơn năm 1999 là 12,5 tiệu tấn. Điều này đã được khẳng định rõ hơn trong bài phát biểu của Bộ trưởng Nông nghiệp LB Nga A.Gordeier “Lần đầu tiên sau nhiều năm, LB Nga hoàn toàn có thể tự túc được lương thực, thậm chí còn dư để xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn ngũ cốc sang các nước láng giềng”. Tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2000, trong những năm tiếp theo của nhiệm kỳ thứ nhất dưới thời Tổng thống V.Putin, sản lượng nông nghiệp tăng liên tục với 1,5% năm 2001, 1,2% năm 2002, 1,5% năm 2003 và 2% vào 4 tháng đầu năm 2004 (xem Phụ lục 3). Nhờ sự tăng trưởng ổn định này mà hàng năm LB Nga đã xuất khẩu trung bình 5 triệu tấn lương thực dành cho người và hàng triệu tấn ngũ cốc thức ăn gia súc sang các thị trường truyền thống vùng ngoại Kavkaz, Trung Đông và châu Âu. LB Nga trở thành nước lớn mạnh trên thị trường ngũ cốc. Tính chung, trong vòng 10 năm qua từ một nước nhập khẩu (năm 1998 LB Nga phải mua 20 triệu tấn ngũ cốc), thì đến đầu 2008 LB Nga trở thành nguồn cung cấp ổn định cho thị trường thế giới, với lượng xuất khẩu ngũ cốc là 14 triệu tấn. Theo số liệu của Hội ngũ cốc LB Nga, nước này đứng thứ ba về xuất khẩu lúa mì, sau Mỹ và Canađa, vượt qua các tổ chức và quốc gia xưa nay làm mưa làm gió trên thị trường lương thực như EU, Áchentina và Ôxtrâylia. Nga có thể “cứu đói” cho cả hành tinh? [76].
Trong cán cân thương mại, LB Nga là nước đứng hàng đầu trong số các nước xuất khẩu dầu lửa và khí đốt. Năm 2005, sản lượng khai thác dầu lửa là 470 triệu tấn, xuất khẩu 252,3 triệu tấn, sản lượng khí đốt 638 tỷ m3, xuất khẩu 206,8 tỷ m3 [6, 84]. LB Nga là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, kim loại quý, than đá và gỗ. Trữ lượng tài nguyên đã thăm dò chiếm 21% của thế giới và tổng giá trị 30.000 tỷ USD, gấp 3 lần so với Mỹ. LB Nga chiếm 13% tổng trữ lượng dầu mỏ, sản lượng khai thác đạt 9,3 triệu thùng/ ngày; chiếm 3/4 trữ lượng khí đốt của thế giới. LB Nga đứng đầu thế giới về xuất khẩu khí đốt và xuất khẩu dầu thô đứng thứ hai. Sản lượng điện chiếm 12% sản lượng điện toàn cầu. Tổ hợp năng lượng - nhiên liệu Nga phát triển nhanh nhất, chiếm khoảng 1/4 GDP, chiếm 1/3 sản lượng công nghiệp và 1/2 nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Hiện nay, EU chiếm 93% lượng dầu xuất khẩu của Nga, chiếm tới 40% nhu cầu tiêu dùng khí đốt trong nội khối. Theo đánh giá của Hội đồng năng lượng thế giới (WEC), những năm tới Nga vẫn là nước cung ứng năng lượng quan trọng nhất cho châu Âu.
Nhờ giá cả nguyên liệu trên thị trường thế giới liên tục tăng, cán cân thương mại của LB Nga liên tục thặng dư trong những năm gần đây. Xuất khẩu năm 2003 đạt mức 136 tỷ USD, năm 2004 tăng lên 178 tỷ USD, trong đó nhiên liệu năng lượng chiếm 60,4%, kim loại và các sản phẩm kim loại chiếm 17,9%. Xuất khẩu năm 2005 đạt 245,3 tỷ USD tăng 33,9% còn nhập khẩu đạt 125,1 tỷ USD tăng 28,5% so với năm 2004. Theo đó, cán cân thương mại thặng dư 120,2 tỷ USD so với 85,8% tỷ USD của năm 2004 [6, 84]. Đối với ngoại thương của LB Nga tính đến 9 tháng đầu năm 2007, kim ngạch thương mại của LB Nga đạt 379,6 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2006. Kim ngạch của Nga với các nước Viễn Đông đạt 321,3 tỷ USD, tăng 19,6%; với những nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) đạt 58,3 tỷ USD, tăng 24,2%. Kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng đầu là năm 2007 đạt 242,8 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2006, trong đó xuất khẩu sang các nước khu vực Viễn Đông đạt 205,9 tỷ USD, tăng 7,9%, sang các nước SNG là 36,9 tỷ USD, tăng 17,9%. Kim ngạch nhập khẩu là 136,8 tỷ USD, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó kim ngạch nhập khẩu từ các nước khu vực Viễn Đông là 115,4 tỷ USD, tăng 48,4%, từ các nước SNG là 21,4 tỷ USD, tăng 37%. Các đối tác thương mại chính của LB Nga là Đức với khối lượng mậu dịch của hai nước là 35,7 tỷ USD tăng 15,8 % so với cùng kỳ năm 2006; Hà Lan là 32,4 tỷ USD tăng 14,2%; Trung Quốc là 27,4 tỷ USD tăng 37,4%; Italia là 24,5 tỷ USD tăng 7,6%; Nhật Bản là 13,9 tỷ USD tăng 164,6%… [39].
Nền kinh tế được phục hồi cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao như vậy đã tạo điều kiện để dự trữ vàng và ngoại tệ của LB Nga cũng tăng lên. Dự trữ ngoại tệ của Nga tăng nhanh, đạt mức hơn 120 tỷ USD vào tháng 12/2004, đến ngày 01/01/2006 lên đến 182,24 tỷ USD [6, 84]. Tính đến 2007, tổng giá trị dự trữ vàng và ngoại tệ của Nga đã đạt 246 tỷ USD. Với lượng dự trữ này, Nga đã vươn lên đứng thứ tư thế giới sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản [10].
Nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao mà LB Nga đã từng bước giải quyết được nợ nước ngoài. Bước vào năm 2000, các nhà kinh tế trong và ngoài nước đều đề cập đến một khó khăn, trở ngại lớn đối với nền kinh tế LB Nga là vấn đề phải thanh toán một khoản nợ khổng lồ lên tới 158,4 tỷ USD chiếm gần 90% GDP. Thế nhưng LB Nga đã thanh toán nợ một cách không mấy khó khăn và làm giảm được áp lực của các khoản trả nợ nước ngoài đối với nền kinh tế quốc gia. Tính đến cuối 2003, nợ nước ngoài của LB Nga còn 119,1 tỷ USD chiếm 26% GDP [4]. Còn trong năm 2006, LB Nga đã trả được nợ cho IMF 3,3 tỷ USD và chỉ trong vòng 6 ngày từ 15 đến 21 tháng 8, LB Nga đã thanh toán nợ còn lại 21,6 tỷ USD đối với Câu lạc bộ Pari, giảm được1/3 tổng số nợ nước ngoài của họ [10]. Và tính đến tháng 10/2007, khoản nợ của nhà nước chỉ còn 46,95 tỷ USD.
Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, do thời gian dài khủng hoảng kinh tế, nguồn thu chi ngân sách luôn thâm hụt do tình trạng không thanh toán, trốn thuế, nợ đọng, sử dụng ngân sách tràn lan không hiệu quả. Bước sang thế kỷ XXI, chính sách về ngân sách của nhà nước LB dưới thời Tổng thống V.Putin được cải tổ theo hướng tăng cường quản lí nguồn thu thông qua cải cách hệ thống thuế, việc chi ngân sách cũng hướng tới tăng cường hiệu quả thông qua thực hiện các chương trình mục tiêu. Vì thế ngân sách của LB Nga luôn thặng dư. Năm 2000 là năm đầu tiên trong suốt quá trình cải tổ ngân sách LB Nga thoát khỏi tình trạng thâm hụt, đạt mức thặng dư 2,5%. Năm 2004, việc nợ lương giảm hơn 40% và ngân sách Liên bang thặng dư hơn 750 tỷ rúp hay 4,9% GDP. Bước sang năm 2005, các khoản thu ngân sách là 5121 tỷ rúp, đạt mức 23,6% GDP cao hơn năm trước 3,5%; các khoản chi là 3584,2 tỷ rúp, ở mức 16,2% GDP, cao hơn năm 2004 là 0,3%, do đó thặng dư ngân sách là hơn 1536 tỷ rúp hay 7,4% GDP [6, 86]. Nhờ vào việc bán hết tài sản của công ty dầu mỏ Yukos, nguồn thu ngân sách đạt mức kỷ lục. Chỉ tính trong tháng 10/2007, nguồn thu ngân sách Liên bang đạt 1,1 nghìn tỷ rúp, nguồn chi là 637,643 tỷ USD. Thặng dư ngân sách là 466,929 tỷ USD, tương đương với 15,1% GDP. Tính chung cả năm 2007, ngân sách Liên bang có thể vượt 2 lần so với chỉ tiêu đặt ra [39]. Nếu như những năm 90 của thế kỷ trước, LB Nga chỉ có 12 tỷ USD dự trữ ngoại hối, thì đến năm 2007, tính đến cuối tháng 10 dự trữ ngoại hối là 441,3 tỷ USD, đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Nhật Bản. Cùng với Quỹ bình ổn 147,6 tỷ USD (tính đến đầu tháng 11/2007), LB Nga có nguồn lực để đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế, phòng ngừa khả năng giá dầu mỏ và khí đốt là những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Nga bị sụt giảm trên thị trường thế giới.
Những yếu tố thuận lợi trong cán cân thương mại và ổn định ngân sách cùng với những cải tổ trong hệ thống ngân hàng tài chính đã góp phần củng cố đồng rúp, phát triển thị trường tài chính của LB Nga. Nếu thập niên 90 là thời kỳ của “tự do” lạm phát với tốc độ phi mã 2510% (1992) và 63,5% (1999), thì ở những năm đầu thế kỷ XXI, Chính phủ LB Nga thực hiện tốt chính sách kiềm chế nên nạn lạm phát đã được kiểm soát, liên tục giảm từ mức 18,6% năm 2001 xuống chỉ còn một con số là 9% năm 2006 (xem Phụ lục 1, 2). Trong năm 2005, tỷ giá đồng rúp nằm trong khoảng 27,5 - 29 rúp/1 USD. Lượng ngoại tệ dự trữ của ngân hàng Nga đạt tới con số kỷ lục trong lịch sử hơn 180 tỷ rúp tạo điều kiện để duy trì tỷ giá đồng rúp trong những hoàn cảnh gay go nhất. Năm 2003, tài sản của các tổ chức tín dụng tăng 35%, cải thiện lòng tin của nhân dân, các khoản tiết kiệm tăng 47%; thị trường cổ phiếu chiếm 45% GDP và các doanh nghiệp Nga thông qua thị trường chứng khoán thu hút được 11,4 tỷ USD, trong đó từ trong nước là 2,7 tỷ USD [6, 87 - 88].
Về lĩnh vực đầu tư, một bức tranh mới hoàn toàn khác với những năm 90 của thế kỷ XX, do tình hình chính trị - kinh tế không ổn định, môi trường đầu tư không hấp dẫn nên lượng vốn nước ngoài đầu tư vào Nga còn thấp. Đỉnh cao FDI vào Nga năm 1997 là gần 5 tỷ USD, sau đó giảm xuống, dao động quanh mức 3 tỷ USD trong suốt những năm tiếp theo. Theo số liệu của Bộ phát triển kinh tế thương mại LB Nga, đến năm 2004 tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Nga đạt mức 82 tỷ USD, riêng trong năm 2004 đạt 40,5 tỷ USD đầu tư vào nền kinh tế, tăng hơn 36,4% so với năm 2003, trong đó FDI chiếm 23,3%, chứng koán 0,8%, còn 75,9% là các loại đầu tư khác như tín dụng của các tổ chức quốc tế, tín dụng thương mại… [6, 90]. Bởi thế vị thế của LB Nga ngày càng được cải thiện đáng kể, theo đánh giá của tổ chức Kearney, Nga đứng hàng thứ 11 trong thu hút đầu tư nước ngoài. Những lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất là công nghiệp, tiếp đó là thương nghiệp và chế biến lương thực, thực phẩm. Theo bản tổng kết phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ LB Nga năm 2005, www.government.ru, thì năm 2005 thu hút đầu tư nước ngoài lên tới 96,5 tỷ USD tăng 31,4% so với năm 2004, trong đó tín dụng quốc tế là 53,1%, FDI là 44,9% còn chứng khoán là 2%. Điều này đã biến LB Nga trở thành nước nhận FDI lớn nhất trong số các nước ở Đông - Nam Âu và các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Cục thống kê Liên bang, tính đến ngày 1/10/2007, vốn nước ngoài đầu tư tích luỹ vào Nga đạt 197,8 tỷ USD, tăng 38,4% so với đầu năm 2007 và 52,2% so với năm 2006. Bộ Tài chính LB Nga ước tính vốn đầu tư vào nền kinh tế Nga cả năm 2007 là 80 tỷ USD [39]. Điều này cho thấy sự bền vững và khả năng thu hút vốn đầu tư của nền kinh tế nước Nga. LB Nga vươn lên hàng thứ 4 năm 2007 so với vị trí thứ 15 của năm 2006. Có thể nhận thấy rằng, khối lượng FDI vào Nga tăng dần trong những năm qua. Các chuyên gia đã chỉ ra những nhân tố chủ yếu làm tăng sức hấp dẫn chủ yếu của LB Nga đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là mức tăng trưởng kinh tế cao, sự bùng nổ của sức tiêu thụ hàng hoá và tiềm năng khổng lồ của thị trường Nga. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư nước ngoài bị hấp dẫn bởi các ngành công nghiệp năng lượng - nhiên liệu và luyện kim của Nga. Chính phủ Nga đã đề ra kế hoạch đa dạng hoá nền kinh tế và mở rộng danh sách những lĩnh vực và hình thức đầu tư, đồng thời đang đề ra những cơ chế mới nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài như Quỹ đầu tư, Hiệp hội cổ phần hoá, các đặc khu kinh tế và khu công nghệ cao. Thị trường Nga đang trở thành “bến đỗ” bình yên cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, việc hoàn thiện thể chế pháp luật của Nhà nước đã góp phần làm giảm đáng kể hoạt động kinh tế ngầm cũng như tác động tiêu cực của nó đối với nền kinh tế - xã hội LB Nga. Theo số liệu của WB, tính đến tháng 4/2004, kinh tế ngầm chiếm khoảng 10% GDP, còn trước đó là 25% năm 2000. Nền kinh tế ngầm bị hạn chế, lượng thuế thất thoát và nguồn vốn chảy ra nước ngoài giảm hẳn. Theo tính toán của Uỷ ban thống kê Nhà nước Liên bang Nga, lượng vốn đưa ra nước ngoài năm 2000 là 24,8 tỷ USD đã giảm xuống còn 2,9 tỷ USD năm 2003 [4].
Sự tăng trưởng kinh tế bền vững đã góp phần ổn định tỷ giá hàng tiêu dùng ở Nga. So sánh với mức độ năm 1999, giá tiêu dùng ở Nga tăng tới 85,7%, hai năm sau giảm xuống còn 21,5%, năm 2005 giảm xuống còn 12,6% và năm 2006 giảm tiếp xuống còn 9,7% [44]. Trong những năm 2004, 2005, đồng rúp luôn giữ được giá so với đồng đô la Mỹ với 28,3 rúp/1 USD và đến năm 2006 đã mạnh hơn là 27,1 rúp/1 USD. Việc thực hiện giao dịch dầu mỏ và khí đốt bằng đồng rúp đã làm cho giới kinh doanh, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cũng như người tiêu dùng bắt đầu nhận thấy uy lực của đồng rúp. Với việc Chính phủ tuyên bố xoá bỏ việc kiểm soát hối đoái, cho phép thả nổi đồng rúp và đồng rúp trở thành đồng tiền có thể chuyển đổi hoàn toàn.
Như vậy, từ kết quả tổng hợp biểu hiện cho sự phát triển của nền kinh tế LB Nga trong những năm đầu thế kỷ XXI là phần của LB Nga trong GDP của toàn thế giới đã từng bước nâng lên. Phân tích số liệu của WB cho thấy rõ điều đó. Nếu như năm 1998, GDP của LB Nga mới chỉ chiếm 0,96% GDP toàn thế giới, thì 5 năm sau chiếm tới 1,2%…
Đối với các vấn đề xã hội, việc tiếp tục đường lối cải cách kinh tế thị trường nhưng chú trọng đến điều kiện thực tiễn của đất nước đã tạo ra sự phục hồi và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế LB Nga trong những năm 2000 - 2008 cùng với quá trình thực hiện các chính sách xã hội tích cực đã tác động sâu sắc đến tình hình xã hội theo hướng tích cực hơn, tạo điều kiện để hàng loạt các vấn đề xã hội lần lượt được giải quyết, đặc biệt là không ngừng nâng cao mức sống của người dân.
Trước hết, về cơ cấu xã hội: LB Nga có sự phát triển ổn định hơn trên cơ sở sự phân hoá các giai cấp, tầng lớp trong giai đoạn 1992 - 1999. Đây là kết quả của công cuộc cải cách kinh tế thị trường TBCN. Các quan hệ thị trường đã và đang được hoàn thiện. Do sự phát triển tích cực của nền kinh tế trong suốt thời gian 2000 - 2008, tầng lớp trung lưu tăng lên đáng kể. Theo nghiên cứu của Viện các vấn đề xã hội và dân tộc LB Nga, cho đến cuối năm 2003, tầng lớp trung lưu chiếm 35% dân số có khả năng lao động [15]. Như vậy, so sánh với năm 1998 tầng lớp này tăng 10% và 20% so với năm 1999. Theo các nhà xã hội học đánh giá thì tầng lớp trung lưu là tầng lớp cơ bản tiêu biểu cho sự phát triển về xã hội của nền kinh tế thị trường. Vì vậy sự gia tăng của tầng lớp trung lưu vừa là kết quả của cải cách kinh tế thị trường, vừa là phản ánh sự phát triển và hoàn thiện dần của quan hệ thị trường ở LB Nga.
Tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội đó vẫn là tầng lớp bình dân hay còn được gọi là tầng lớp cơ bản. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế đã được cải thiện nên thái độ của tầng lớp này đối với cải cách và chính quyền trở nên cởi mở và tin tưởng. Điều này được biểu hiện cụ thể bằng số lượng các cuộc biểu tình, mít tinh phản đối chính quyền do tầng lớp này tham gia, tổ chức đã giảm hẳn như Thông điệp Liên bang của Tổng thống V.Putin năm 2003 đã khẳng định “Khả năng lao động, kiếm tiền đã làm giảm đáng kể quy mô những cuộc biểu tinh từ 900.000 cụôc năm 1997 xuống còn 5000 cuộc năm 2002” [31].
Tầng lớp thứ ba trong xã hội Nga đó là tầng lớp dưới đã giảm dần về số lượng so với thập niên 90 của thế kỷ XX. Đây là kết quả của những chính sách xã hội tích cực mà Chính phủ LB Nga đã thực hiện trong những năm 2000 - 2008, hướng tới những người thu nhập thấp nhằm xoá đói giảm nghèo. Do chính sách cải cách lương hưu mà thu nhập của những người nghỉ hưu đã tăng lên đáng kể, năm 2002 tăng hơn 90% so với năm 1999 và mức lương hưu trung bình đã đảm bảo mức sống tối thiểu của người về hưu [30]. Thu nhập thực tế của các tầng lớp trong xã hội tăng 53%, trong khi giai đoạn 1996 - 1999 chỉ số này đã giảm 21,3%. Số người sống trong mức nghèo trong bốn năm (2000 - 2003) đã giảm hơn 10 triệu người [4].
Về nâng cao mức sống nhân dân: Cũng như trong giai đoạn trước, sự phân hoá giàu nghèo, chênh lệch trong thu nhập của các tầng lớp trong xã hội LB Nga vẫn rất lớn, tuy đã được thu hẹp. Đây là hậu quả tất yếu và khó tránh khỏi của tất cả các nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang thị trường. Theo thống kê của Viện các vấn đề xã hội và dân tộc Nga, chênh lệch giữa 10% người giàu nhất và 10% người nghèo nhất là 15 lần. Còn ở thời kỳ thập niên 90 sự chênh lệch này là 25 lần [98]. Như vậy mức chênh lệch giữa giàu và nghèo này đã được rút ngắn xuống 10 lần so với cuối thập niên 90 [97].
Nhìn chung, bức tranh xã hội Nga dưới thời Tổng thống V.Putin đã tươi sáng hơn nhiều lần so với thế kỷ trước. Đời sống của các giai cấp, tầng lớp của xã hội Nga đang được thay đổi từng ngày. Thu nhập của người dân Nga đang tăng lên đều đặn, cho phép nước này vượt qua những quốc gia thường được coi là giàu có hơn, căn cứ vào mức thu nhập và GDP bình quân đầu người. Trong tương lai gần, những chỉ số này của Nga sẽ ngang hàng các nước châu Âu, thậm chí còn cao hơn. Sự gia tăng thu nhập được nhận thấy không chỉ trong giới nhà giàu, mà ở mọi tầng lớp dân Nga. Theo nghiên cứu của Trung tâm phân tích kinh tế Rosgosstrakh, trong vòng 2 năm 2005 - 2007, số công dân Nga có khả năng mua căn hộ hoặc sỡ hữu nhà mới đã tăng lên 0,8% - 1,7%; những người có thể sắm xe hơi tăng 4,3% - 6,9%. Tỷ lệ những người không thể mua xe hơi nhưng có khả năng chi trả cho những loại kỹ thuật cao phục vụ đời sống là 26,1% trong năm 2007, so với 23,9% trong năm 2005. Nhóm người ăn uống đầy đủ, đồng thời chỉ có thể sở hữu những vật dụng thiết yếu đã tăng lên 40,6% - 43,1%. Trong khi đó, số người “vất vả lắm mới đủ ăn” đã giảm đi rõ rệt. Năm 2005 những người có thu nhập thấp nhất chiếm 30,3%; còn năm 2007 là 22,2% [43, 32].
Ở nước Nga, thu nhập của tầng lớp siêu giàu đã tăng lên cũng như những tầng lớp khác. Theo thống kê, đến 2007 ở Nga có khoảng 119.000 - 250.000 gia đình có thu nhập gần 1 triệu USD; 90 gia đình thu nhập hơn 1 triệu USD và 12.000 gia đình thu nhập hơn 5 triệu USD. Trong bình chọn của tạp chí Forbes đưa ra năm 2006, số nhà tỷ phú Nga đã tăng từ 50 lên 60 người, đứng thứ hai thế giới cùng với Đức. Nhìn chung, sự có mặt của những người giàu có và những nhà giàu mới nổi đã không còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến phúc lợi và tâm trạng chung của dân chúng Nga như trước đây. Như lời giải thích của vị lãnh đạo Rosgosstrakh - ông Aleksei Zubets “công dân Nga giờ đây đã trở nên lạc quan hơn một cách đáng nể khi đánh giá về tương lai của mình, về triển vọng phát triển kinh tế của cả nước và thành phố”. Điều thú vị là, ở Nga ngày nay những người lạc quan nhìn về tương lai không chỉ là dân cư các đô thị lớn mà là cả ở những thành phố nhỏ khác. Đó là một trong những dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng kinh tế diễn ra khắp lãnh thổ Nga ngày càng đồng đều hơn. Theo số liệu của cơ quan thống kê LB Nga - Rosstas, trong những năm từ 2000 - 2006, mức gia tăng thu nhập thực tế của Nga khoảng 9% - 12%/ năm. Tháng 6/2007, thu nhập của dân Nga đạt 12.200 rúp/người, tăng 11 % trong vòng nửa năm, còn tiền lương thực tế tăng 17,5%. Với những chỉ số, sự cách biệt trong mức thu nhập cá nhân so với Mỹ giảm từ 3 lần xuống còn 2 lần.
Có thể nói, hệ quả tích cực mà LB Nga đạt được trong những năm đầu thế kỷ XXI là cuộc sống người dân Nga đã tốt đẹp hơn. Hơn một nửa số người dân Nga đã tin rằng cuộc sống của họ đã được cải thiện. Theo cuộc thăm dò của Public Opinion Foundation, 53% người Nga đã cảm nhận được sự thay đổi tốt đẹp. Họ nói họ cảm thấy hạnh phúc về cuộc sống của họ, về nền kinh tế đang được cải thiện và lạc quan về tương lai. Trong số đó có giới trẻ là 63%, người tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng 62%, nguời thành đạt 63% và người sử dụng Internet là 70%. Điều này là hoàn toàn khác với những số liệu điều tra năm 1995 khi chỉ có một bộ phận tầng lớp trên là lạc quan, tầng lớp trung lưu ổn định còn đa số tầng lớp bình dân và tầng lớp dưới tương ứng là mệt mỏi và tuyệt vọng [43, 33 - 37].
Về giáo dục - khoa học: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong những năm 2000 - 2008, đời sống của các tầng lớp nhân dân được đổi thay to lớn, các lĩnh vực khoa học - giáo dục cũng được phục hồi và phát triển hơn giai đoạn trước. Do nền kinh tế tăng trưởng liên tục nên nhà nước đã chú trọng vào đầu tư cho giáo dục và khoa học. Biểu hiện việc tăng nguồn ngân sách thực tế chi cho giáo dục cao hơn nhiều so với thập niên 90. Theo đó, nền giáo dục LB Nga đã phát triển theo xu hướng tích cực.
Quá trình thực hiện Chương trình hiện đại hoá giáo dục của Chính phủ, Bộ giáo dục LB Nga cho thấy những ưu điểm của nó. Trước hết, đó là nền giáo dục của LB Nga đang phát triển theo hướng tạo điều kiện để mọi công dân đều có khả năng đến trường học không phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và nơi sinh sống. Đây là thành tựu lớn nhằm đảm bảo tính công bằng, bình đẳng về giáo dục cho công dân. Hiến pháp, Luật giáo dục LB Nga đều khẳng định quyền lợi của công dân. Tuy nhiên, ở thập niên 90 của thế kỷ trước, cải cách kinh tế thị trường không thành công và chính quyền đã cắt giảm nguồn ngân sách chi cho giáo dục. Theo đó, nền giáo dục miễn phí bị xoá bỏ và thay vào đó là nền giáo dục đóng tiền. Trong khi đó, gia đình công chức, nông dân, công nhân… đã bị bần cùng hoá do tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều gia đình LB Nga không thể cho con cái theo học tại các trường và các cấp học như mong muốn. Vì vậy, bình đẳng trong giáo dục ở LB Nga trong những năm 90 mới được xác lập trên pháp lý còn trong giai đoạn 2000 - 2008 mới thực sự trở thành hiện thực. Nhờ vậy, số lượng học sinh, sinh viên không ngừng tăng lên. Số liệu báo cáo cho thấy, năm 2001 số lượng sinh viên các trường đại học đã tăng lên và đạt mức kỷ lục so với thời gian trước và đến năm 2004, số lượng sinh viên được nhận vào các trường đại học thực tế cũng bằng số lượng học sinh tốt nghiệp các trường phổ thông [30], [32].
Trong các Thông điệp Liên bang hàng năm, Tổng thống V.Putin luôn nhấn mạnh: Nga cần có một hệ thống giáo dục có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh cao nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại. Chính quyền sẽ hỗ trợ các trường đại học đầu tư mua sắm các trang thiết bị giáo dục hiện đại. Chính phủ sẽ tiến hành cải cách nội dung giáo dục chuyên nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội và không ngừng khuyến khích, ủng hộ các doanh nghiệp tài trợ thông qua quỹ phát triển và thiết lập hệ thống tín dụng giáo dục… [33], [34]. Bởi vậy, nền giáo dục LB Nga ở tất cả các cấp học, các loại hình đào tạo đang được chú trọng đến chất lượng. Chất lượng giáo dục được thể hiện trước hết ở việc đảm bảo mối liên hệ giữa giáo dục, đào tạo với thực tiễn và xu thế phát triển chung của nền giáo dục thế giới. Tro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga dưới thời Tổng thống VPutin (2000 - 2008).doc