Đề tài Quá trình ra đời và phát triển của Công ty cổ phần Thương mại và kỹ thuật Hà Nội

Sang đến năm 2006, tuy vẫn báo cáo lỗ xong công ty đã có những bước khởi sắc đáng kể về mặt doanh thu, cơ chế quản lý tài chính trong công ty đã dần đi vào ổn định, nguồn tài chính đã được phân bổ và sử dụng tương đối có hiệu quả. Đầu tư vào tài sản và lương bình quân của nhân viên tăng cho thấy công ty đã đầu tư mở rộng thêm quy mô.

Trong năm 2007 và đầu năm 2008, công ty đã quyết định đầu tư tài chính vào chiến lược phát triển , mở rông và quảng bá tên tuổi của mình trên thị trường các doanh nghiệp phần mềm và bước đầu đã thu được những thành công đáng kể. Công ty đã ký kết được một số hợp đồng tương đối lớn với các bệnh viện cấp TW trên địa bàn TP Hà Nội và các TP lân cận như: Hải phòng, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Nam Định, Thanh Hoá ; các bệnh viện có thể kể đến như: BV Hữu Nghị HN, Viện Lão Khoa Quốc Gia, Viện Gia Liễu Quốc Gia, BV Nhi TW, BV E HN, BV Việt Tiệp HP, BV đa khoa tỉnh BN, BV A tỉnh Thái Nguyên, BV đa khoa Nam Định, BV đa khoa Thanh Hoá Doanh thu dự tính đến hết quý IV năm 2008 có thể sẽ là gấp 1,5 lần doanh thu của năm 2007.

 

doc30 trang | Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình ra đời và phát triển của Công ty cổ phần Thương mại và kỹ thuật Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p các hệ nhỏ lại thành một giải pháp mang tính chất tổng thể phù hợp với nhu cầu thực tiễn và mang lại hiệu quả cao. HT- Phân Phối: Gồm đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ cao, có bề dầy trong lĩnh vực kinh doanh. Tất cả các nhân viên đều đã tốt nghiệp đại học và trên đại học tại các trường đại học. Hiện nay HT- Phân Phối chú trọng vào việc kinh doanh các thiết bị tin học, văn phòng, truyền thông, tích hợp hệ thống, các dịch vụ về cơ sở dữ liệu, đặc biệt là phát triển cơ sở dữ liệu phục vụ cho môi trường Doanh nghiệp. Phòng phân phối có nhiệm vụ tìm kiếm nhập những trang thiết bị, nguyên vật liệu và tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng,. nhằm cho việc sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng vững mạnh. Ngoài ra HT- Phân phối chịu trách nhiệm lập phương án sản xuất kinh doanh, tìm nguồn khách hàng, đối tác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. HT- Hỗ Trợ Kỹ thuật Có trách nhiệm Bảo hành, Bảo trì sửa chữa đến từng chi tiết sản phẩm do HT cung cấp cho khách hàng. Đội ngũ nhân viên đông đảo tốt nghiệp các trường đại học có uy tín tại Việt nam và được đào tạo tại môi trường chuyên nghiệp của các hãng IBM, Compaq, Cisco System, Microsoft .Với chứng nhận là Authorised servise provider, HT là nơi có trách nhiệm thay mặt cho hãng bảo hành tất cả các loại máy tính của hãng đã được bán ra cho dù nó được bán ra ở đâu. Là Trung tâm tiếp cận kỹ thuật mới nhất từ những ngày đầu xuất hiện máy tính, HT dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật có một bề dầy kinh nghiệm và đã góp phần rất lớn vào sự nghiệp tin học. Liên tục từ nhiều năm nay Trung tâm bảo hành đã tạo ra uy tín đối với khách hàng luôn luôn lắng nghe sự phản hồi từ phía khách hàng nhằm tạo thành một dịch vụ tốt hơn nữa đối với khách hàng, Cung cấp kịp thời các giải pháp kỹ thuật, các thiết bị máy móc cũng như thực hiện bảo dưỡng, bảo trì, bảo hành nhanh chóng. Trong nhiều năm hoạt động của mình Trung tâm đã tạo ra nhiều kỹ thuật viên có trình độ cao và góp phần vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Tư vấn công nghệ thông tin: Hướng dẫn lựa chọn cấu hình máy tính, cài đặt phần mềm, khắc phục các sự cố phần cứng, diệt virus, cung cấp thông tin giá cả về máy tính. Tư vấn hệ thống mạng, tổng đài, tự động hoá: Tư vấn giải pháp mạng hiệu quả, giải pháp hệ thống camera kỹ thuật số, hệ thống chống đột nhập, hỗ trợ xử lý sự cố mạng, tổng đài, cung cấp thông tin giá cả về thiết bị mạng. HT- Phần mềm (Software): HT Software tập hợp các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực phân tích hệ thống và lập trình. Với bề dầy khả năng của mình, HT Software đã phát triển nhiều phần mềm ứng dụng, phần mềm điều khiển hệ thống và nhiều phần mềm trong các lĩnh vực khác nhau có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng. Với chính sách đẩy mạnh phát triển công nghệ phần mềm của Chính phủ Việt nam, HT Software đã và đang đóng góp những thành công không nhỏ góp phần vào việc phát triển ngành công nghệ phần mềm còn non trẻ của Việt nam. Nhằm mục đích nâng cao trình độ đội ngũ và phát triển đội ngũ trẻ kế cận, HT Software đã tập hợp được thu viện lớn các tạp chí chuyên ngành theo sát sự phát triển Công nghệ cao của thế giới. Thư viện phục vụ cho mọi đối tượng là cán bộ của công ty, sinh viên thực tập hay là cán bộ nghiên cứu của cơ quan bạn. Đến với HT Software sẽ được tiếp cận với những thông tin mới nhất của thế giới trong lĩnh vực tin học, sẽ được giới thiệu không chỉ những sản phẩm phần mềm của thế giới mà còn cả các sản phẩm mà công ty đã tạo ra. Các chương trình điều khiển, quản lý ngân hàng và còn nhiều chương trình giáo dục, kế toán, quản lý bán hàng, quản lý kho, nhân sự đặc biệt là công ty đang xây dựng hệ thống cổng giao dịch thương mại điện tử .. HT- hành chính nhân sự: Phòng hành chính của công ty bao gồm 3 người với chức năng, nhiệm vụ chính là Quản lý, bố trí nhân sự, tham gia lập kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch lao động... đáp ứng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Lập quy hoạch cán bộ trước mắt và lâu dài. Lập kế hoạch và thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển cán bộ và lao động. Bảo đảm chế độ cho người lao động theo chế độ chính sách hiện hành. Phối hợp với các phòng ban liên quan để soạn thảo các quy chế hoạt động của Công ty và của các đơn vị. Quản lý văn phòng, trang thiết bị văn phòng, xe con, điện nước phục vụ cho mọi hoạt động của văn phòng Công ty và Công ty.Chăm lo sức khoẻ đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, công tác quân sự, tự vệ.... HT- kế toán: Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính - kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước. Trên cơ sở các kế hoạch sản xuất kinh doanh công ty xây dựng kế hoạch tài chính của toàn Tổng công ty. Tổ chức theo dõi và đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch tài chính được giao. Tổ chức quản lý kế toán (bao gồm đề xuất tổ chức bộ máy kế toán và hướng dẫn hạch toán kế toán). Kiểm tra việc hạch toán kế toán đúng theo chế độ kế toán Nhà nước ban hành. Định kỳ tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho cho lãnh đạo công ty về tình hình biến động của các nguồn vốn, vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn của công ty. Tham mưu đề xuất việc khai thác, huy động các nguồn vốn phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh đúng theo các quy định của Nhà nước. Phối hợp các phòng ban chức năng trong công ty nhằm phục vụ tốt công tác sản xuất kinh doanh của công ty. Chiến lược và kế hoạch Cùng với sự vận động không ngừng của nền kinh tế nước ta, các doanh nghiệp trong nước cũng phải chuẩn bị cho mình những chiến lược và kế hoạch kinh doanh hiệu quả để có thể đạt được những thành tựu và phát triển song song cùng nền kinh tế nước nhà. Là công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) - một lĩnh vực còn hết sức mới mẻ - Công ty CP Thương mại và kỹ thuật Hà Nội đã xây dựng được những chiến lược và kế hoạch kinh doanh hết sức cụ thể cho trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Cụ thể là: - Trong ngắn hạn: Như đã nêu trên, Công ty CP Thương mại và kỹ thuật Hà Nội hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất phần mềm - một lĩnh vực được nhiều sự quan tâm chú ý của nhà nước ta cũng như trên thế giới, có được lợi thế là : hiện tại trên thị trường không có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên đây cũng là một thách thức đối với chính công ty: hoạt động khi thị trường còn mới mẻ, ít có điều kiện được tiếp thu kinh nghiệm của những lớp công ty đi trước như trong một số lĩnh vực khác. Do đó công ty phải có những chính sách tồn tại và phát triển hợp lý, nhằm đưa đến hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của công ty trong năm 2008 - 2009 là: đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đưa lại nguồn công việc đầy đủ thậm chí là dư thừa cho nhân viên, tăng doanh thu và tối đa lợi nhuận cho công ty. Do đó, Tính tại thời điểm quý IV năm 2008 và quý I năm 2009, dựa vào sự phát triển đồng nhất của lĩnh vực CNTT nước nhà và tiến trình tin học hoá các ngành trong cả nước, công ty đã có những chiến lược tiếp cận khách hàng với những ưu đãi có lợi phần nhiều là về khách hàng, công ty đã có những hoạt động tích cực nhằm đạt được mục tiêu của mình: + Xác định chính xác đối tượng khách hàng tiềm năng trong năm 2008-2009 của công ty là những bệnh viện cấp TW, và cấp tỉnh thành. Công ty đã chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh và đã tiến hành những chính sách Marketing tương đối có hiệu quả tới các bệnh viện bằng chính những sản phẩm sẵn có từ những năm trước (làm bằng chứng cho khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng của công ty). + Phát triển, mở rộng thêm bộ phận quản lý, tăng số lượng nhân viên quản lý nhằm đảm bảo tốt hoạt động của công ty để tiến tới mục tiêu: giảm thiểu chi phí, tối đa doanh thu và lợi nhuận. + Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quản lý hợp đồng kinh tế, chế độ sử dụng và đãi ngộ lao động; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước thông qua các chỉ tiêu giao nộp ngân sách hàng năm. + Về kinh doanh thương mại: với tiến trình tin học hoá các bộ phận, các ngành trong cả nước, bộ phận kinh doanh của công ty đã và đang lên kế hoạch tiếp cận với các đơn vị khách hàng có nhu cầu để xây dựng niềm tin và tiến tới ký kết những hợp đồng thương mại, cung cấp hàng hoá máy móc thiết bị cũng như các dịch vụ sửa chữa - Trong dài hạn: Công ty đã lên kế hoạch đầu tư sức người và sức của để xây dựng thương hiệu HT gắn liền với sản phẩm Medinfo - phần mềm quản lý bệnh viện với tiêu chí hàng đầu: “Đưa công nghệ vào đời sống bệnh viện”. Bên cạnh đó, công ty cũng tập trung vào xây dựng các cổng thương mại điện tử theo yêu cầu của khách hàng với quy mô đồ sộ chưa từng có từ trước tới nay. Để thực hiện những kế hoạch này, công ty đã có sự phân công công việc cụ thể tới từng phòng ban trong công ty, với hướng phấn đấu là toàn thể công ty hỗ trợ lẫn nhau, nỗ lực để đạt được thành công. Các công việc cụ thể đã được phân chia rõ ràng cho từng bộ phận phụ trách dưới sự chỉ đạo chung là của Ban giám đốc công ty. Trong thời gian này, mọi hoạt động của các cá nhân và phòng ban trong công ty sẽ được báo cáo cụ thể lên Ban giám đốc định kỳ hàng tuần, hàng tháng và có lịch họp tổng kết hàng tháng về những công việc đã làm được và đang thực hiện. Với sự sát sao này, công ty sẽ triển khai được từng kế hoạch cụ thể theo như định hướng đã để ra mà không bị chồng chéo công việc. Một mảng kinh doanh khá là quan trọng trong công ty là mua bán hàng hoá, máy móc thiết bị cũng đã được lên kế hoạch trong dài hạn. Trong thời gian tới, công ty sẽ tập trung nguồn lực vào các công tác dự án, tập trung vào các dự án cung cấp máy móc, thiết bị trong các đề án tin học hoá quản lý nhà nước của chính phủ. Đây là công tác hết sức quan trọng đòi hỏi sự tập trung về nguồn lực tương đối lớn kết hợp với các chiến lược marketing hiệu quả để có thể thực hiện được kế hoạch này. 3.3. Quản trị quá trình sản xuất Công ty CP Thương mại và kỹ thuật Hà Nội là công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại song song với sản xuất phần mềm. Lĩnh vực sản xuất phần mềm được tập trung phần nhiều là trong lĩnh vực y tế. Với định hướng đó, công ty đã tuyển dụng một số lượng khá đông đảo nhân viên phần mềm với những trình độ kỹ thuật cao để thực hiện sản xuất phần mềm. Quá trình sản xuất phần mềm cụ thể được phân chia ra làm nhiều giai đoạn (process) với những bộ phận chuyên môn phụ trách để xây dựng được một phần mềm phù hợp với yêu cầu của khách hàng: + Quản lý hợp đồng : Là quá trình thảo luận với khách hàng về hợp đồng phần mềm, các vấn đề cần quan tâm trong hợp đồng sẽ được làm sáng tỏ (Ví dụ : kinh phí thực hiện phần mềm, thời gian hoàn thành phần mềm, thời gian bảo trì) + Quản lý yêu cầu : Là quá trình làm sáng tỏ những yêu cầu của khách hàng về phần mềm, đây là 1 quá trình rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rẩt nhiều tới kết quả cuối cùng. + Quản lý hợp đồng con : Có thể có trường hợp 1 tổ chức đảm nhận thực hiện 1 phần mềm, tuy nhiên có 1 số module trong phần mềm đó mà tổ chức này làm hợp đồng thuê tổ chức khác thực hiện, đó là hợp đồng con. Process này hướng dẫn cách thức quản lý các hợp đồng con. + Thiết kế : Là quá trình thiết kế cho phần mềm bao gồm thiết kế sơ bộ và thiết kế chi tiết. + Viết mã : Là quá trình viết mã cho phần mềm, dựa rất nhiều vào thiết kế. + Kiểm thử : Là quá trình kiểm tra để đảm bảo chương trình hoạt động tốt (có nhiều loại kiểm thử như kiểm thử module, kiểm thử tích hợp, kiểm thử hệ thống). + Quản lý cấu hình : Là quá trình quản lý môi trường để làm phần mềm (máy móc, thiêt bị, phần mềm) + Phân phối : Là quá trình phân phối phần mềm cho khách hàng + Hỗ trợ khách hàng : Là quá trình hỗ trợ khách hàng về phần mềm sau khi phân phối. Quản lý hợp đồng phần mềm Hỗ trợ khách hàng Quản lý Project phần mềm Những yêu cầu Thiết kế phần mềm Viết mã Kiểm thử Phân phối Quản lý cấu hình Hợp đồng con Sơ đồ tổng quan về các process và quan hệ giữa các process Với một loạt các quy trình với tính quy mô cao như đã nói ở trên, để sản xuất ra được một phần mềm phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng đòi hỏi phải có sự quản lý tốt các quy trình hoạt động của quá trình sản xuất. Điều đó đòi hỏi một sự kết hợp chặt chẽ giữa bộ phận quản lý và các nhân viên trong công ty, do đó yếu tố con người là một yếu tố vô cùng quan trọng trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. 3.4. Quản trị và phát triển nguồn nhân lực Như đã nói ở trên, nhân tố con người là một nhân tố vô cùng quan trọng của một doanh nghiệp, vì vậy quản trị và phát triển nguồn nhân lực luôn là sự quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp trong cả nước nói chung và của Công ty CP Thương mại và kỹ thuật Hà Nội nói riêng. Khi thành lập công ty do chưa có kinh nghiệm và chưa ý thức tốt về việc quản trị nguồn nhân lực nên công ty chưa có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo cho đội ngũ nhân viên. Trong năm đầu tiên hoạt động công ty chỉ có 10 nhân viên, công ty không có bộ phận quản lý nhân sự cụ thể. Trình độ và chuyên môn của nhân viên trong công ty của năm đầu tiên được mô tả trong bảng dưới đây. STT Số Lượng Nhân Viên Chuyên môn Trình độ Độ Tuổi 1 2 Kinh tế Đại Học 25-35 2 5 Lập Trình Đại Học 20-30 3 1 Kế Toán Đại Học 20-30 4 2 Kỹ Thuật Trung Cấp 20-30 Bảng 2: Trình độ và chuyên môn của nhân viên năm 2005 Trong năm đầu tiên hoạt động nhân sự của công ty ngoài tiền lương ra thi chưa được nhận thêm bất kỳ một chế độ nào cả. Mức lương của nhân viên cũng chỉ đạt mức trung bình so với các doanh nghiệp khác. Mức lương trung bình trong công ty là 3000000 VNĐ. Dưới đây là bảng lương của nhân viên trong năm đầu tiên. STT Họ và Tên Chức vụ Chuyên môn Trình Độ Mức lương (VNĐ) 1 Đồng Công Thạch Giám Đốc Kinh Tế Đại Học 4.000.000 2 Lê Minh Hùng Phụ trách phần cứng Kỹ thuật Trung Cấp 3.500.000 3 Bùi Xuân Chung Phụ trách phần mềm Lập trình Đại Học 3.800.000 4 Vũ Hải Anh Nhân viên Lập trình Đại Học 2.500.000 5 Đan Thành Trung Nhân viên Lập trình Đại Học 2.700.000 6 Bùi Thanh Bình Nhân viên Lập trình Đại Học 2.500.000 7 Nguyễn Khánh Tùng Nhân viên Lập trình Đại Học 2.300.000 8 Mai Thị Bình Thanh Nhân viên Kế toán Đại Học 2.000.000 9 Nguyễn Văn Dũng Nhân viên Kỹ thuật Trung cấp 1.800.000 10 Phùng Anh Tuấn Nhân Viên Kinh Tế Đại Học 3.000.000 Bảng 3: bảng lương nhân viên năm 2005 Sau một năm hoạt động công ty đã có những phát triển tương đối về kinh doanh nhưng về chế độ và tiền lương cho nhân viên thì không có thay đổi nhiều, chính vì thế sau một năm hoạt động nhận sự của công ty cũng có nhiều thay đổi. Một số nhân viên đã xin nghỉ để chuyển sang công ty khác. Do đó Công ty đã phải tổ chức tuyển dụng thêm nhân viên, sau hai đợt tuyển nhân viên số nhân viên và trình độ của nhân viên đã có thay đổi. Dưới đây là bảng lương của nhân viên trong công ty năm 2006. STT Họ và Tên Chức vụ Chuyên môn Trình Độ Mức lương (VNĐ) 1 Đồng Công Thạch Giám Đốc Kinh Tế Đại Học 4.000.000 2 Lê Minh Hùng Phụ trách phần cứng Kỹ thuật Trung Cấp 3.500.000 3 Bùi Xuân Chung Phụ trách phần mềm Lập trình Đại Học 3.800.000 4 Nguyễn Văn Tiềm Nhân viên Lập trình Đại Học 2.500.000 5 Trần Trí Hoà Nhân viên Lập trình Đại Học 2.700.000 6 Nguyễn Đức Thu Nhân viên Lập trình Đại Học 2.800.000 7 Nguyễn Khánh Tùng Nhân viên Lập trình Đại Học 2.500.000 8 Mai Thị Bình Thanh Nhân viên Kế toán Đại Học 2.000.000 9 Nguyễn Văn Dũng Nhân viên Kỹ thuật Trung cấp 1.800.000 10 Phùng Anh Tuấn Nhân viên Kinh Tế Đại Học 3.000.000 11 Nguyễn Trọng Thuyết Nhân viên Kỹ thuật Trung cấp 1.700.000 12 Hoàng Hoài Nam Nhân viên Kỹ thuật Đại Học 1.700.000 Bảng 4: bảng lương nhân viên năm 2006 Sang năm 2007 công việc kinh doanh của công ty bắt đầu phát triển, số lượng khách hàng tăng lên do đó nhu cầu về nhân viên cũng tăng lên và mức lương cho nhân viên cũng được nâng lên cho phù hợp. Trong năm 2007 công ty đã tổ chức tuyển thêm 5 nhân viên lập trình, tuy số lượng nhân viên tuyển thêm không nhiều nhưng để tìm được những nhân viên tốt công ty đã tổ chức làm hai đợt tuyển. Để giữ nhân viên không rời bỏ công ty, công ty đã có thêm chính sách khen thưởng và kỷ luật đối với nhân viên, ngoài ra lương của nhân viên cũng được tăng lên. Dưới đây là bảng lương của nhân viên năm 2007. STT Họ và Tên Chức vụ Chuyên môn Trình Độ Mức lương (VNĐ) 1 Đồng Công Thạch Giám Đốc Kinh Tế Đại Học 4.500.000 2 Lê Minh Hùng Phụ trách phần cứng Kỹ thuật Trung Cấp 3.900.000 3 Bùi Xuân Chung Phụ trách phần mềm Lập trình Đại Học 4.000.000 4 Nguyễn Văn Tiềm Nhân viên Lập trình Đại Học 3.800.000 5 Trần Trí Hoà Nhân viên Lập trình Đại Học 3.500.000 6 Nguyễn Đức Thu Nhân viên Lập trình Đại Học 3.700.000 7 Nguyễn Khánh Tùng Nhân viên Lập trình Đại Học 3.900.000 8 Mai Thị Bình Thanh Nhân viên Kế toán Đại Học 2.500.000 9 Nguyễn Văn Dũng Nhân viên Kỹ thuật Trung cấp 2.000.000 10 Phùng Anh Tuấn Nhân viên Kinh Tế Đại Học 3.500.000 11 Nguyễn Trọng Thuyết Nhân viên Kỹ thuật Trung cấp 1.900.000 12 Hoàng Hoài Nam Nhân viên Kỹ thuật Đại Học 1.900.000 13 Cao Văn Thắng Nhân viên Lập trình Đại Học 3.000.000 14 Trần Quang Ninh Nhân viên Lập trình Đại Học 3.000.000 15 Nguyễn Đức Phương Nhân viên Lập trình Đại Học 3.100.000 16 Vũ Văn Dũng Nhân viên Lập trình Đại Học 3.000.000 17 Nguyễn Văn Dần Nhân viên Lập trình Đại Học 3.000.000 Bảng 5: bảng lương nhân viên năm 2007 Cho đến nay sau 3 năm hoạt động công ty đã có những phát triển đáng kể trong kinh doanh, vì vậy để hoạt động tốt công ty đã phải tuyển thêm một số lượng lớn nhân viên để phục vụ cho công việc, công ty đã phải tổ chức 5 lần tuyển dụng để chọn ra những đối tượng có khả năng để nhận làm nhân viên trong công ty với các vị trí khác nhau. Hiện tại, công ty CP Thương mại và kỹ thuật Hà Nội có 32 nhân viên với trình độ chuyên môn cao và hết sức chuyên nghiệp. So với ngày đầu thành lập, số lượng nhân viên đã tăng gấp 3 lần cả về số lượng cũng như chất lượng. Công ty thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu thực tế công việc, do đó, nhìn vào số lượng nhân viên trong công ty, ta cũng có thể nhận thấy được sự phát triển tương đối rõ ràng của doanh nghiệp. Dưới đây là bảng thống kê trình độ, số lượng, chuyên môn của toàn bộ nhân viên trong công ty cho đến thời điểm này. STT Số Lượng Nhân Viên Chuyên môn Trình độ Độ Tuổi 1 4 Kinh tế Đại Học 25-35 2 15 Lập Trình Đại Học 20-30 3 1 Kế Toán Đại Học 20-30 4 6 Kỹ Thuật Trung Cấp 20-30 5 2 Hành chính Đại Học 25-35 6 2 Kỹ thuật Đại Học 25-35 7 2 Lập trình Trung cấp 20-30 Bảng 6: Trình độ và số lượng nhân viên năm 2008 Tới thời điểm này tình hình kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển rất tốt, đội ngũ nhân viên của công ty cũng đã có sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Để giữ vững và tiếp tục phát triển công ty đã bắt đầu quan tâm đến việc quản trị nguồn nhân lực, tìm cách để nâng cao điều kiện làm việc cũng như đời sống cho nhân viên. Biểu hiện rõ rệt nhất là mức lương của nhân viên trong công ty đã đạt được mức bình quân so với mặt bằng chung. Dưới đây là bảng lương của nhân viên tính đến nay. STT Họ và Tên Chức vụ Chuyên môn Trình Độ Mức lương (VNĐ) 1 Đồng Công Thạch Giám Đốc Kinh Tế Đại Học 7.000.000 2 Lê Minh Hùng Trưởng phòng phần cứng Kỹ thuật Đại Học 4.900.000 3 Bùi Xuân Chung Trưởng phòng phần mềm Lập trình Đại Học 6.000.000 4 Trần Tuấn Minh Phó giám đốc Kinh Tế Đại Học 6.500.000 5 Nguyễn Văn Tiềm Nhân viên Lập trình Đại Học 4.500.000 6 Trần Trí Hoà Nhân viên Lập trình Đại Học 4.500.000 7 Nguyễn Đức Thu Trưởng nhóm Lập trình Đại Học 5.000.000 8 Nguyễn Khánh Tùng Trưởng nhóm Lập trình Đại Học 5.000.000 9 Mai Thị Bình Thanh Nhân viên Kế toán Đại Học 3.500.000 10 Nguyễn Văn Dũng Nhân viên Kỹ thuật Trung cấp 3.000.000 11 Phùng Anh Tuấn Phó giám đốc Kinh Tế Đại Học 6.000.000 12 Nguyễn Trọng Thuyết Nhân viên Kỹ thuật Trung cấp 3.000.000 13 Hoàng Hoài Nam Nhân viên Kỹ thuật Đại Học 3.500.000 14 Cao Văn Thắng Nhân viên Lập trình Đại Học 4.500.000 15 Trần Quang Ninh Nhân viên Lập trình Đại Học 4.500.000 16 Nguyễn Đức Phương Nhân viên Lập trình Đại Học 4.600.000 17 Vũ Văn Dũng Nhân viên Lập trình Đại Học 4.500.000 18 Nguyễn Văn Dần Nhân viên Lập trình Đại Học 4.500.000 19 Trần Văn Duy Trưởng phòng hành chính Hành chính Đại Học 5.000.000 20 Nguyễn Hà Cường Trưởng phòng giải pháp Lập Trình Đại Học 5.500.000 21 Trần Đức Huy Trưởng phòng phân phối Kinh Tế Đại Học 5.000.000 22 Trần Quốc Anh Nhân viên Lập trình Đại Học 4.000.000 23 Nguyễn Việt Cường Nhân viên Lập trình Đại Học 4.000.000 24 Lê Anh Tú Nhân viên Lập trình Đại Học 4.000.000 25 Đỗ Trọng Hiếu Nhân viên Lập trình Đại Học 4.000.000 26 Phùng Quang Thắng Nhân viên Kỹ thuật Trung cấp 2.500.000 27 Lê Mạnh Tiến Nhân viên Kỹ thuật Trung cấp 2.500.000 28 Vũ Ngọc Thủy Nhân viên Hành chính Đại Học 3.500.000 29 Trần Quang Anh Nhân viên Kỹ thuật Trung cấp 2.700.000 30 Nguyễn Văn Nghĩa Nhân viên Kỹ thuật Trung cấp 2.700.000 31 Nguyễn Đình Vinh Nhân viên Lập trình Trung cấp 3.000.000 32 Vũ Hải Long Nhân viên Lập trình Trung cấp 3.000.000 Bảng 7: bảng lương nhân viên năm 2008 3.5. Quản trị tài chính Là một doanh nghiệp trẻ mới thành lập, Công ty chưa có những hiểu biết sâu sắc về thị trường, do đó trong 2 năm đầu hoạt động, công ty chưa có những thành tích đáng kể. Cộng thêm vào đó là ngành nghề sản xuất đặc thù là lập trình phần mềm, công ty đang bước phải những bước đi hết sức khó khăn khi thị trường công nghệ thông tin ở nước ta đang ở trong giai đoạn manh nha, dò dẫm từng bước tìm lối đi. Công ty đang phải trải qua giai đoạn khó khăn và thách thức chung của hầu hết tất cả các doanh nghiệp phần mềm mới xuất hiện và có nhu cầu tồn tại trên thị trường. Tuy nhiên, công việc kinh doanh của công ty đã dấn dần đi vào ổn định từ cuối năm 2006 và đầu năm 2007. Số lượng sản phẩm sản xuất ra và số lượng khách hàng công ty đã có được đều mang tính chất hết sức tiềm năng và có khả năng phát triền trong tương lai gần. Nguồn vốn trong công ty được hình thành từ vốn góp ban đầu của các thành viên trong công ty. Công ty sử dụng chiến lược quản lý vốn dung hoà (tổng TS = tổng NV) Đơn vị: đồng Việt Nam Chỉ tiêu Số tiền Sử dụng vốn: TSCĐ Chi phí QLDN CP thu mua hàng hoá 62.850.000 240.000.000 85.518.343 Nguồn vốn - Vốn góp của cổ đông sáng lập Trong đó: Cổ phiếu thường 1.000.000.000 10.000 CP Nguồn: Phòng tài chính - kế toán Trong năm 2005, do mới thành lập và với đội ngũ cán bộ quản lý còn non trẻ, chưa có đủ kinh nghiệm nên công tác quản lý tài chính trong công ty không được hiệu quả. Dẫn đến việc công ty báo cáo lỗ (tuy nhiên, một phần chủ yếu còn là do chưa có được nguồn khách hàng ổn định). Sang đến năm 2006, tuy vẫn báo cáo lỗ xong công ty đã có những bước khởi sắc đáng kể về mặt doanh thu, cơ chế quản lý tài chính trong công ty đã dần đi vào ổn định, nguồn tài chính đã được phân bổ và sử dụng tương đối có hiệu quả. Đầu tư vào tài sản và lương bình quân của nhân viên tăng cho thấy công ty đã đầu tư mở rộng thêm quy mô. Trong năm 2007 và đầu năm 2008, công ty đã quyết định đầu tư tài chính vào chiến lược phát triển , mở rông và quảng bá tên tuổi của mình trên thị trường các doanh nghiệp phần mềm và bước đầu đã thu được những thành công đáng kể. Công ty đã ký kết được một số hợp đồng tương đối lớn với các bệnh viện cấp TW trên địa bàn TP Hà Nội và các TP lân cận như: Hải phòng, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Nam Định, Thanh Hoá ; các bệnh viện có thể kể đến như: BV Hữu Nghị HN, Viện Lão Khoa Quốc Gia, Viện Gia Liễu Quốc Gia, BV Nhi TW, BV E HN, BV Việt Tiệp HP, BV đa khoa tỉnh BN, BV A tỉnh Thái Nguyên, BV đa khoa Nam Định, BV đa khoa Thanh Hoá Doanh thu dự tính đến hết quý IV năm 2008 có thể sẽ là gấp 1,5 lần doanh thu của năm 2007. 3.6. Kế toán và tính hiệu quả Các báo cáo tài chính trong 3 năm gần đây: Bảng 9: Kết quả kinh doanh năm 2005 C«ng ty cæ phÇn th¬ng m¹i vµ kü thuËt hµ néi MÉu sè B 02 - DN Sè 144 §êng L¸ng- L¸ng Thîng - §èng §a - Hµ Néi Ban hµnh theo Q§ sè 167/2000/Q§-BTC ngµy 25-10-2000 vµ söa ®æi, bæ sung theo Th«ng t sè 23/2005/TT-BTC ngµy 30/03/2005 cña Bé trëng Bé tµi chÝnh b¸o c¸o kÕt qu¶ ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh N¨m 2005 ChØ tiªu M· sè ThuyÕt minh N¨m nay N¨m truíc 1 2 3 4 5 1. Doanh thu b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 01 31,294,961 2. C¸c kho¶n gi¶m trõ 03 - 3. Doanh thu thuÇn vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô (10=01-03) 10 31,294,961 4. Gi¸ vèn hµng b¸n 11 8,814,900 5. Lîi nhuËn vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô(20=10-11) 20 22,480,061 6. Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh 21 1,800 7. Chi phÝ tµi chÝnh 22 - Trong ®ã: Chi phÝ l·i vay 23 8. Chi phÝ b¸n hµng 24 9. Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp 25 600,042,407 10. Lîi nhuËn thuÇn tõ ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh [30=20+(21-22)-(24+

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5661.doc
Tài liệu liên quan