Đề tài Qúa trình Việt Nam gia nhập WTO và những cơ hội, thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO

MỤC LỤC

 

MỤC LỤC 1

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ WTO 2

I. Sơ lược về WTO 2

II. Chức năng 2

III. Cơ cấu tổ chức 3

IV. Các hiệp định 3

V. Bộ máy tổ chức 4

VI. Cơ sở pháp lí và nguyên tắc hoạt động 5

CHƯƠNG 2

QUÁ TRÌNH VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 9

I. Giai đoạn 1 9

II. Giai đoạn 2 10

III. Giai đoạn 3 11

IV. Giai đoạn 4 11

V. Giai đoạn 5 15

VI. Giai đoạn 6 15

CHƯƠNG 3

NHỮNG CƠ HỘI KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 18

I. Đối với nền kinh tế và nhà nước 18

II. Đối với cac nhân và doanh nghiệp 21

CHƯƠNG 4

NHỮNG THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 23

I. Đối với nền kinh tế và nhà nước 23

II. Đối với cá nhân và doanh nghiệp 25

Nhận xét 26

 

 

 

 

 

 

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9536 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Qúa trình Việt Nam gia nhập WTO và những cơ hội, thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, không được áp dụng những hạn chế số lượng nhập khẩu và xuất khẩu, trừ những ngoại lệ được quy định rõ ràng trong các Hiệp định của WTO, cụ thể, đó là các trường hợp: mất cân đối cán cân thanh toán (Điều XII và XVIII.b); nhằm mục đích bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ trong nước (Điều XVIII.c); bảo vệ ngành sản xuất trong nước chống lại sự gia tăng đột ngột về nhập khẩu hoặc để đối phó với sự khan hiếm một mặt hàng trên thị trường quốc gia do xuất khẩu quá nhiều (Điều XIX); vì lí do sức khoẻ và vệ sinh (Điều XX) và vì lí do an ninh quốc gia (Điều XXI). + Một trong những ngoại lệ quan trong đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là vấn đề trợ giá cho sản xuất hoặc xuất hay nhập khẩu. Vấn đề này được quy định lần đầu tại Điều VI và Điều XVI Hiệp định GATT 1947 và sau này được điều chỉnh trong thoả thuận vòng Tôkyô 1979 và hiện nay trong Thoả thuận Vòng đàm phán U ruguay về trợ cấp và thuế đối kháng, viết tắt theo tiếng Anh là SCM. Thoả thuận SCM có một điểm khác biệt lớn so với GATT 1947 và thoả thuận Tôkyô ở chỗ nó được áp dụng cho cả các nước phát triển và đang phát triển. Hiệp định mới về trợ giá phân chia các loại trợ giá làm 3 loại: loại "xanh"; loại "vàng" và loại "đỏ” theo nguyên tắc "đèn hiệu giao thông" (traffic lights). => Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia cùng với MFN là hai nguyên tắc nền tảng quan trọng nhất của hệ thương mại đa phương mà ý nghĩa thực sự là bảo đảm việc tuân thủ một cách nghiêm túc những cam kết về mở cửa thị trường mà tất cả các nước thành viên đã chấp nhận khi chính thức trở thành thành viên của WTO. - Nguyên tắc mở cửa thị trường + Nguyên tắc "mở cửa thị trường" hay còn gọi một cách hoa mĩ là "tiếp cận" thị trường (market access) thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Trong một hệ thống thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thị trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa. + Về mặt chính trị, "tiếp cận thị trường" thể hiện nguyên tắc tự do hoá thương mại của WTO. Về mặt pháp lí, "tiếp cận thị trường" thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràng buộc thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường mà nước này đã chấp thuận khi đàm phán ra nhập WTO. - Nguyên tắc cạnh tranh công bằng: Cạnh tranh công bằng (fair competition) thể hiện nguyên tắc "tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau” và được công nhận trong án lệ của vụ U ruguay kiện 15 nước phát triển (1962) về việc áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng nhập khẩu. Do tính chất nghiêm trọng của vụ kiện, Đại hội đồng GATT đã phải thành lập một nhóm công tác (Working group) để xem xét vụ này. Nhóm công tác đã cho kết luận rằng, về mặt pháp lí việc áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng không với các quy định của GATT, nhưng việc áp đặt các mức thuế khác nhau này đã làm đảo lộn những “điều kiện cạnh tranh công bằng” mà U ruguay có quyền "mong đợi” từ phía những nước phát triển và đã gây thiệt hại cho lợi ích thương mại của U ruguay. Trên cơ sở kết luận của Nhóm công tác, Đại hội đồng GATT đã thông qua khuyến nghị các nước phát triển có liên quan "đàm phán" với U ruguay để thay đổi các cam kết và nhân nhượng thuế quan trước đó. Vụ kiện của U ruguay đã tạo ra một tiền lệ mới, nhìn chung có lợi cho các nước đang phát triển. Từ nay các nước phát triển có thể bị kiện ngay cả khi về mặt pháp lí không vi phạm bất kì điều khoản nào trong hiệp định GATT nếu những nước này có những hành vi trái với nguyên tắc "cạnh tranh công bằng CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH VIỆT NAM GIA NHẬP WTO Việt Nam cũng như bất kỳ nước nào khác muốn gia nhập WTO đều phải trải qua một trình tự nhất định; có chăng chỉ là khác nhau về thời gian thực hiện trình tự.Thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào việc nước xin gia nhập và các thành viên khác của WTO đàm phán với nhau ra sao, chấp nhận những nhượng bộ nhau như thế nào... Thủ tục gia nhập WTO bao gồm các bước (hoặc các giai đoạn): Giai đoạn 1 : Nộp đơn gia nhập WTO. Giai đoạn 2 : Gởi “ Bị vong lục về chế độ ngoại thương của quốc gia” đến ban thư ký của WTO. Giai đoạn 3 : Làm rõ chính sách thương mại của quốc gia xin gia nhập Giai đoạn 4 : Đưa ra các bản chào ban đầu về thuế. Bản chào ban đầu về lộ trình loại bỏ các hàng rào phi thuế: Hạn ngạch, giấy phép; Bản chào ban đầu về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ…để tiến hành đàm phán với từng nước thành viên có yêu cầu đàm phán về từng nội dung hoặc toàn bộ nội dung nói trên cho tới khi kết quả đàm phán thỏa mãn mọi yêu cầu của các nước thành viên WTO. Giai đoạn 5 : Hoàn thành Nghị định thư gia nhập WTO. Nghị định thư này được xây dựng trên cơ sở kết quả đàm phán song phương và đa phương đã đạt được. Giai đoạn 6 : 30 ngày sau khi Chủ Tịch nước hoặc Quốc hội phê chuẩn. Để thực hiện các giai đoạn gia nhập WTO,chính phủ Việt Nam đã thực hiện các công việc sau đây: GIAI ĐOẠN 1: Nộp đơn là bước đầu tiên và bắt buộc đối với một nước xin gia nhập WTO. Ðồng thời với việc tham gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 7-1995; là thành viên đồng sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) vào tháng 3-1996; tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11-1998; Việt Nam đã sớm nhận thức tầm quan trọng của việc tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO). - Ngày 22/11/1994, Bộ chính trị ra công văn 1015CV/CP-TW chấp thuận nộp đơn gia nhập WTO. - Ngày 01/01/1995, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO. WTO tiếp nhận đơn xin gia nhập của WTO của Việt Nam và Việt Nam trở thành quan sát viên của tổ chức này. - Ngày 31/01/1995, Nhóm công tác (của WTO) về việc Việt Nam gia nhập WTO được thành lập. - Ngày 30/11/1995, Thủ tướng chính phủ có công văn số 335/QHQT giao cho Bộ Thương mại phối hợp với bộ ngành chuẩn bị đàm phán gia nhập tổ chức này. GIAI ĐOẠN 2: - Tháng 8 – 1996 , Việt Nam đã hoàn thành “ Bị Vong lục về Chế độ ngoại thương của Việt Nam” (trình bày về hệ thống chính sách thương mại - kinh tế của Việt Nam)và gửi tới Ban thư ký WTO để chuyển tới các thành viên của tới Nhóm công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (sau đây gọi là Nhóm công tác) để Nhóm công tác xem xét. Tất cả các thành viên đều có thể tham gia Nhóm công tác này. Nhóm công tác là tổ chức chịu trách nhiệm thụ lý đơn xin gia nhập. - Bị vong lục không chỉ giới thiệu tổng quan về nền kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô, cơ sở hoạch định và thực thi chính sách, mà còn cung cấp các thông tin chi tiết về chính sách liên quan tới thương mại hàng hóa, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ. - Sau khi nghiên cứu “ Bị Vong lục về chế độ ngoại thương Việt Nam” nhiều thành viên đã đặt ra các câu hỏi yêu cầu Việt Nam trả lời nhằm hiểu rõ chính sách, bộ máy quản lý và thực thi chính sách của Việt Nam. - Việt Nam đã trả lời khoảng 2.600 nhóm câu hỏi do các thành viên WTO đưa ra và đã thông báo hàng chục ngàn trang văn bản cho các thành viên WTO về hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực thuế, đầu tư, nông nghiệp, thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ... Theo quy định của WTO, khi việc xem xét của Nhóm công tác đã có những bước tiến đáng kể, nước xin gia nhập có thể bắt đầu các cuộc đàm phán. GIAI ĐOẠN 3 : - Đoàn đàm phán WTO được thành lập theo quyết định số 296/TTg ngày 07/05/1997 của Chính phủ do Thứ trưởng bộ Thương mại làm trưởng đoàn. - Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển phát biểu tại phiên họp thứ nhất Nhóm công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO diễn ra tại Geneva từ 27- 28/07/1998. Ngay trong phiên họp này Việt Nam đã chuyển đến Ban thư ký 1500 câu trả lời về thương mại, dịch vụ và sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại. - Tháng 11/1998 thực hiện phiên họp lần hai minh bạch chính sách của Việt Nam trong các lĩnh vực thương mại hóa, thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ. - Tháng 07/1999 tại phiên họp lần ba về cơ bản đã hoàn thành giai đoạn làm rõ chính sách thương mại Việt Nam. GIAI ĐOẠN 4 : a. Đàm phán đa phương : về mặt hình thức chính là các cuộc họp giữa Việt Nam với Nhóm công tác. Các cuộc họp này được tiến hành ở Geneva, trụ sở của WTO. Về mặt thực chất, đây là các cuộc họp nhằm tổng kết hoá các cam kết của Việt Nam. Tính đến 12-2005, Việt Nam đã tiến hành 10 phiên đàm phán đa phương. - Từ ngày 02 – 12/12/2003, phiên thứ 7 đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam tiến hành tại trụ sở của WTO tại Geneve ( Thụy Sĩ ). Ở phiên đàm phán này, Việt Nam trình Bản chào lần 3 về chính sách thương mại của Việt Nam. Kết quả của Vòng đàm phán thứ 7 được coi là bước tiến nhảy vọt giúp Việt Nam tiến nhanh vào WTO.Ở phiên thứ 7 đã chuyển sang giai đoạn bàn thảo ‘ Một số yếu tố của dự thảo báo cáo gia nhập WTO”. Qua nhiều vòng đàm phán trước đó, đây là lần đầu tiên chính thức Nhóm công tác của WTO nêu ra các điều kiện gia nhập WTO cho Việt Nam. Và tại phòng đàm phán này, thảo luận 2 vấn đề lớn: + Việt Nam cung cấp thêm các thông tin về cơ chế thương mại của Việt Nam hiện tại và tương lai, mức độ đáp ứng yêu cầu của WTO. Cam kết giảm mức thuế nhập khẩu thêm 4,5% xuống còn 22%. + Các cam kết hội nhập của Việt Nam vào WTO phải được xem xét trong bối cảnh Việt Nam là nước nghèo, trình độ phát triển thấp nên giai đoạn chuyển tiếp của Việt Nam phải dài hơn và được quyền trợ cấp cho hàng phi nông sản xuất khẩu. Việt Nam đề nghị giữ trợ cấp nông sản xuất khẩu ở mức hiện hành và sẽ cắt giảm theo quy định của WTO. - Vòng đàm phán thứ 8 diễn ra tháng 06/2004, Việt Nam đã cam kết : + Thực hiện ngay nghĩa vụ MFN ngay sau khi gia nhập WTO đối với cả hàng hóa và dịch vụ. + Thực hiện Nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước và hàng nhập khẩu theo lộ trình cụ thể ( hiện nay, thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào ô tô sản xuất trong nước là 25%, còn ô tô nhập khẩu là 80%; thuốc lá sử dụng nguyên liệu nội địa được áp mức thuế thấp hơn so với thuốc lá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu). + Việt Nam tuyên bố bãi bỏ ngay việc trợ cấp xuất khẩu cà phê khi gia nhập WTO; còn đối với các loại nông sản khác, bãi bỏ sau 3 năm kể từ khi gia nhập. + Về hiệp định vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ trừ một, hai nghĩa vụ chúng ta cần thời gian để nâng cao năng lực quản lý ( khoảng 2 năm), còn lại các nghĩa vụ khác đều tuân thủ. + Về trợ cấp khác có liên quan đến hàng công nghiệp, Việt Nam đã tuyên bố: trợ cấp gắn với tỷ lệ nội địa hóa sẽ xóa ngay từ thời điểm gia nhập; các hình thức trợ cấp như từ ngân sách sẽ bãi bỏ trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập. + Việt Nam cam kết mở cửa thị trường cho doanh nghiệp Hoa Kỳ lúc nào ( theo lộ trình của Hiệp Định Thương mại Việt – Mỹ ) thì sẽ mở cửa cho các nước thành viên của WTO khi ấy. + Việt Nam chấp thuận giảm thuế nhập khẩu bình quân thêm 4% so với lần chào ở phiên họp thứ 7, thuế nhập khẩu bình quân còn 18%. + Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ ngay từ khi gia nhập các Hiệp Định về Sở hữu trí tuệ ( TRIPS ); Hiệp định về các biện pháp đầu tư có liên quan đến đầu tư ( TRIMS ); Hiệp định về định giá hải quan; Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại ( TBT ). - Từ ngày 07/12/2004, Việt Nam tham gia Vòng đàm phán thứ 9.Ở Vòng đàm phán đa phương này, Việt Nam và Tổ đàm phán thực hiện 3 công việc: + Thứ nhất, rà soát lại bản dự thảo báo cáo của Nhám công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO. + Thứ hai, là thực hiện Hỏi – Đáp xung quanh việc minh bạch hóa chính sách của Việt Nam để đánh giá khả năng thực thi các cam kết gia nhập. + Thứ ba, các thành viên nghe lộ trình ban hành các các văn bản pháp luật mới của Việt Nam để thực thi các Hiệp định của WTO. Ở phòng đàm phán 9, Việt Nam cam kết xóa bỏ trợ cấp đối với các loại nông sản ngay sau khi gia nhập. Với lý do “ nền kinh tế Việt Nam đang phát triển ở trình độ thấp”, Việt Nam đưa ra đề nghị cần có một số nhân nhượng và có giai đoạn quá độ trong một số lĩnh vực. - 26/10/2006: Việt Nam hoàn tất đàm phán đa phương tốt đẹp với các nước. Cuộc đàm phán trước đó diễn ra căng thẳng và tưởng chừng không thể kết thúc được cho đến phút chót. Cùng với các vòng đàm phán đa phương, đã có 28 đối tác thương mại yêu cầu Việt Nam thực hiện đàm phán song phương ( Nepal có 4 nước, Campuchia chỉ có 6 nước yêu cầu đàm phán ). b. Đàm phán song phương : là đàm phán giữa Việt Nam (nước xin gia nhập) với từng thành viên khác nhau của WTO bởi vì mỗi nước thành viên có những lợi ích thương mại và yêu cầu, toan tính khác nhau. Về mặt bản chất, khi gia nhập WTO, Việt Nam có quyền tiếp cận thị trường của tất cả các thành viên WTO, được hưởng quyền ngang với các thành viên khác của WTO, trong đó bao gồm cả việc được hưởng những kết quả đàm phán giữa các thành viên khác với nhau, theo nguyên tắc tối huệ quốc của WTO. Mặc khác, Việt Nam cũng phải đưa ra mức thuế suất thấp và loại bỏ các hàng rào phi thuế để các thành viên khác tiếp cận được thị trường Việt Nam. Ðồng thời, Việt Nam phải cam kết tuân thủ các quy định trong các hiệp định của WTO liên quan đến việc mở cửa thị trường cho các đối tác thương mại. Do vậy, nói một cách khác, các cuộc đàm phán song phương nhằm xác định các lợi ích mà các thành viên của WTO có thể thu được từ việc gia nhập của một thành viên mới. Khi các cuộc đàm phán song phương này kết thúc và Việt Nam trở thành thành viên WTO, các cam kết qua các cuộc đàm phán sẽ trở thành cam kết áp dụng cho tất cả các thành viên WTO. Có khoảng 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương với Việt Nam. Tính đến 30-10-2005, Việt Nam đã kết thúc đàm phán với 21 đối tác. Khi bước vào giai đoạn đàm phán, nước xin gia nhập cũng bắt đầu đưa ra Bản chào. Bản chào là danh mục những cam kết về thuế quan, về thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ...đáp ứng yêu cầu của các nước thành viên Nhóm công tác. Bản chào là cơ sở để tiến hành các cuộc đàm phán mở cửa thị trường. Sau một quá trình đàm phán, các cam kết, các nghĩa vụ trong Bản chào này sẽ được sửa đổi. Cuối cùng, các cam kết, nghĩa vụ đưa ra trong Bản chào này sẽ trở thành những cam kết chính thức khi kết thúc đàm phán. - Đầu năm 2002: Việt Nam gửi Bản chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ tới WTO và bắt đầu tiến hành đàm phán song phương với một số thành viên trên cơ sở bản chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ. Tính đến 12-2005, Việt Nam đã đưa ra Bản chào thứ tư. - 09/10/2004: Việt Nam và EU đạt thỏa thuận về việc Việt Nam gia nhập WTO. - 09/06/2005: Việt Nam và Nhật Bản đạt được thỏa thuận cơ bản về vấn đề mở đường cho Việt Nam sớm gia nhập WTO. - 12/06/2005: Việt Nam cử một phái đoàn đàm phán hùng hậu sang Washington trước thềm chuyến thăm Mỹ chính thức của Thủ tướng Phan Văn Khải với quyết tâm đi đến kết thúc đàm phán song phương. - 18/07/2005: Việt Nam và Trung Quốc đạt thỏa thuận về việc mở cửa thị trường để Việt Nam gia nhập WTO. - 31/05/2006: Ký thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương với Mỹ - nước cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương. GIAI ĐOẠN 5: Hoàn thành Nghị định thư gia nhập WTO. Nghị định thư này được xây dựng trên cơ sở kết quả đàm phán song phương và đa phương đã đạt được. GIAI ĐOẠN 6 : - Theo thông lệ, khi Nhóm công tác đã kết thúc việc xem xét chế độ ngoại thương của nước xin gia nhập, đồng thời các cuộc đàm phán đa phương, song phương về mở cửa thị trường đã kết thúc, Nhóm công tác sẽ dự thảo một Báo cáo gia nhập của nước xin gia nhập, bao gồm một Nghị định thư gia nhập và các danh mục ghi các cam kết của nước xin gia nhập (là tổng hợp kết quả của các thoả thuận trong các phiên đàm phán đa phương và các cam kết trong các phiên đàm phán song phương). - Các văn bản này sẽ được trình lên Ðại hội đồng hoặc Hội nghị bộ trưởng. Tại cuộc họp của Hội nghị bộ trưởng, nếu 2/ 3 số thành viên của WTO chấp thuận, quyết định về việc gia nhập sẽ được thông qua. Sau đó, Nghị định thư gia nhập của Việt Nam sẽ được được Tổng giám đốc WTO và chính phủ Việt Nam ký và Việt Nam trở thành thành viên của WTO. 30 ngày sau khi Chủ tịch nước (hoặc Quốc hội) phê chuẩn Nghị định thư, Việt Nam sẽ chính thức trở thành thành viên WTO. - Ngày 07 tháng 11/2006, nước ta đã chính thức được kết nạp vào WTO. CHƯƠNG 3 NHỮNG CƠ HỘI KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO Trong số 153 thành viên của WTO có khoảng ba phần tư là các nước đang phát triển, kém phát triển và đang trong thời kỳ quá độ chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Những quốc gia này ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, và việc xúc tiến thương mại quốc tế như một giải pháp sống còn trong nỗ lực phát triển đất nước. Ðối với các nước đang phát triển, cần có cách nhìn nhận và áp dụng những quy chế hoàn toàn khác biệt so với các nước phát triển. Do đó, trong quy chế của WTO, tại Chương 6 có những quy định dành riêng cho các nước đang phát triển, với cơ chế 'thời gian thoáng hơn, điều kiện tốt hơn'. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, với thu nhập bình quân tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp. Mặc dù đã có những bước tăng trưởng vượt bậc trong những năm qua, nhưng đến nay nước ta vẫn là một nước có nền kinh tế chưa phát triển, cơ cấu các ngành nghề chưa cân đối, tỷ trọng nhập khẩu quá lớn so với xuất khẩu... Việc gia nhập WTO là một trong những nỗ lực nhằm tiếp cận thị trường thương mại toàn cầu, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường thương mại quốc tế, tạo tiền đề hội nhập và phát triển nền kinh tế. Gia nhập WTO nghĩa là gia nhập thị trường thương mại toàn cầu, với hành lang pháp lý là Quy chế WTO và những hiệp định thương mại song phương và đa phương được ký kết với các nước thành viên WTO sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nước đang phát triển. Những lợi ích này được nhìn nhận trên nhiều góc độ khác nhau, như về phía Nhà nước, về phía các doanh nghiệp, về phía người tiêu dùng, nhưng có thể tổng hợp lại ở những lợi ích chủ yếu như sau: ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VÀ NHÀ NƯỚC: - Thứ nhất, gia nhập WTO sẽ có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Khi chưa gia nhập WTO, với nền kinh tế mở cửa, khuyến khích đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã từng bước mở rộng quan hệ thương mại với các nước khu vực ASEAN và trên thế giới. Trong mối quan hệ thương mại này, nước ta với lợi thế là nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ tay nghề cao, chiếm ưu thế trong gia công sản phẩm xuất khẩu. Nhưng trong những mối quan hệ thương mại quốc tế thì vẫn là nước chịu nhiều thiệt thòi do chưa thiết lập được hiệp định thương mại song phương và đa phương với những đối tác của mình, đặc biệt là những thị trường lớn như thị trường mậu dịch tự do Bắc Mỹ, thị trường mậu dịch tự do EU. Một minh chứng điển hình là việc xuất khẩu cá da trơn (cá tra, cá ba sa), tôm vào thị trường Mỹ, giày, dép vào thị trường EU. Với giá xuất khẩu rẻ, các doanh nghiệp Việt Nam bị các nước này áp đặt là bán phá giá. Các quốc gia này đã “bảo vệ sản xuất trong nước”, bằng cách áp dụng chính sách bảo hộ thông qua đánh thuế nhập khẩu rất cao, gây rất nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Khi tham gia WTO, Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn với 153 thành viên, và vị thế thị trường ngang nhau với tất cả các quốc gia đó. Hàng hóa có thể thâm nhập thị trường khổng lồ này mà không gặp bất cứ trở ngại nào, miễn là không vi phạm những quy chế và cam kết đã ký, đủ sức cạnh tranh với hàng hóa cùng loại và hàng hóa thay thế. Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu và trong tương lai - với sự lớn mạnh của doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta - mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Với một nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên 60% GDP thì điều này là đặc biệt quan trọng, là yếu tố bảo đảm tăng trưởng. - Thứ hai, tham gia WTO sẽ nâng cao khả năng tiếp cận những công nghệ tiên tiến, những thị trường tài chính hàng đầu, tiếp thụ và vận dụng cho chiến lược phát triển. Thành viên WTO có những quốc gia là những nền kinh tế hàng đầu với công nghệ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý kinh tế, hệ thống tài chính, tiền tệ phát triển ở trình độ cao. Gia nhập WTO chúng ta sẽ có khả năng tiếp nhận những công nghệ mới, tiếp thụ và ứng dụng vào sản xuất, điều hành, quản lý, rút ngắn khoảng cách giữa các nước thành viên WTO; đồng thời tiếp nhận được nguồn nhân lực và vật lực lớn từ những nước này. Bên cạnh đó, WTO còn có những chính sách đặc biệt nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển: hỗ trợ về kỹ thuật và đào tạo; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết những vướng mắc trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế; tạo cơ hội cho những nước đang phát triển mở rộng thị trường thương mại quốc tế thông qua việc thâm nhập những thị trường lớn như dệt may, dịch vụ; yêu cầu các nước thành viên WTO phải bảo vệ lợi ích của những nước đang phát triển nếu các nước này áp dụng chính sách bảo hộ sản xuất trong nước hoặc những chính sách đối ngoại như chống bán phá giá, áp dụng những rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế. - Thứ ba, tham gia WTO, vị thế của Việt Nam sẽ được nâng cao trong các mối quan hệ quốc tế; tạo nên thế và lực mới, sánh ngang hàng với các quốc gia thành viên của WTO trong việc biểu quyết những vấn đề liên quan đến WTO, đặc biệt trong quá trình giải quyết những vấn đề tranh chấp trong kinh doanh thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, chúng ta tận dụng vai trò của WTO là diễn đàn cho các cuộc thảo luận đa phương hay riêng lẻ về các vấn đề thương mại. - Thứ tư, gia nhập WTO là cơ hội để Chính phủ có thể xem xét những chính sách kinh tế, các cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện hoạt động, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh. Ðây là cơ hội để Chính phủ hoàn thiện các chính sách kinh tế, tham khảo và vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn Việt Nam, đồng thời tuân thủ quy chế WTO sẽ giảm bớt hiện tượng tham nhũng, hối lộ trong hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước. Với tiêu chí tự do hóa thương mại, WTO kiên quyết xóa bỏ những rào cản bất hợp lý trong thương mại quốc tế, trong đó, các nước thành viên đều phải tuân theo. Những rào cản này có thể là chế độ hạn ngạch, chính sách cấm xuất, nhập khẩu, bảo hộ thuế quan. Ðây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng như mua bán hạn ngạch, gian lận thuế, gian lận thương mại, làm giảm hiệu quả của hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế. Xóa bỏ rào cản chính là xóa bỏ những tiền đề nảy sinh tham nhũng, hối lộ, làm trong sạch bộ máy Nhà nước, nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ. Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để không những phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển. Thực tế trong những năm qua đã chỉ rõ, cùng với phát huy nội lực, đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta và xu thế này ngày càng nổi trội: năm 2006, đầu tư nước ngoài chiếm 37% giá trị sản xuất công nghiệp, gần 56% kim ngạch xuất khẩu và 15,5% GDP, thu hút hơn một triệu lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. ĐỐI VỚI CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP: - Thứ nhất, tham gia WTO góp phần cải thiện mức sống người dân. Cùng với việc mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ là một bộ phận của thị trường toàn cầu. Luồng hàng hóa sẽ được chu chuyển qua thị trường Việt Nam cũng như tất cả các thị trường khác. Hàng hóa các nước khác sẽ thâm nhập thị trường Việt Nam. Ðể đủ sức cạnh tranh nhằm tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, áp dụng công nghệ mới... Ðiều này sẽ khiến người tiêu dùng trong nước được hưởng lợi, vì cùng một mức thu nhập, họ có nhiều sự lựa chọn hơn với những hàng hóa được sử dụng, và đương nhiên là mức sống được nâng cao. Thị trường ô-tô là một thí dụ dễ thấy. Khi bảo hộ sản xuất trong nước bằng hàng rào thuế quan và giải pháp cấm nhập khẩu, giá ô-tô trong nước rất cao, gấp hai đến ba lần các nước trong khu vực và trên thế giới. - Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế có điều kiện thuận lợi hơn về thủ tục và chi phí khi tiếp cận thị trường thế giới trong hoạt động xuất nhập khẩu. - Thứ ba, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Việt Nam : dịch vụ vận tải hàng không,hàng hải, dịch vụ du lịch, dịch vụ ngân hàng,… khi kinh doanh dịch vụ ở các nước khác thì được hưởng những ưu đãi như những nhà cung cấp dịch vụ của nước sở tại, nhờ đó khả năng thâm nhập thị trường sẽ thuận lợi hơn. - Thứ tư, tác phẩm, sáng chế, thương hiệu, kiểu dáng của sản phẩm Việt Nam được thừa nhận và được bảo hộ trên thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra,các bằng cấp, chứng chỉ do ngành Giáo dục đào tạo của Việt Nam cấp ra được thừa nhận ở các nước khác thành viên của WTO ( nguyên tắc thừa nhận lẫn nhau ) nhờ đó mà nguồn nhân lực Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKTDN.doc
Tài liệu liên quan