Đề tài Quan điểm toàn diện trong việc xem xét Việt Nam gia nhập WTO

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

I/Tìm hiểu về quan điểm toàn diện trong triết học: 2

II/ Gia nhập WTO - mối quan tâm lớn của toàn dân tộc: 4

1.Đôi nét về WTO: 4

2. Gia nhập WTO – trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của VN trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế : 5

3.Gia nhập WTO- thách thức và cơ hội: 7

3.1.Những cơ hội: 7

3.1.1.Về kinh tế: 8

3.1.2.Về chính trị: 9

3.1.3.Về văn hoá: 9

3.2.Những thách thức: 10

3.2.1.Về kinh tế: 10

3.2.2.Về chính trị: 11

3.2.3.Về văn hoá: 12

3.3.Biện pháp khắc phục: 12

3.3.1.Về kinh tế: 12

3.3.2.Về chính trị và văn hoá: 13

Kết luận 14

Tài liệu tham khảo 15

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quan điểm toàn diện trong việc xem xét Việt Nam gia nhập WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như thế nào?, chúng ta phải làm gì để theo kịp những thay đổi đó?... Trước một sự kiện trọng đại có tính lịch sử của dân tộc, tôi thực sự đã bị cuốn hút. Vì vây, tôi quyết định viết đề tài “ Quan điểm toàn diện trong việc xem xét Việt Nam gia nhập WTO ”. Mục đích của bài viết chỉ nhằm đem đến một cách nhìn toàn diện, bao quát hơn về WTO và những thay đổi bước đầu khi Việt nam gia nhập WTO. Bài viết này được chia thành 2 phần chính: I/Tìm hiểu về quan điểm toàn diện trong triết học. II/Gia nhập WTO - mối quan tâm lớn của cả dân tộc. I/Tìm hiểu về quan điểm toàn diện trong triết học: Quan điểm toàn diện là quan điểm xuất phát từ một trong hai nguyên kí cơ bản của phép biện chứng duy vật là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Theo quan điểm siêu hình, họ cho rằng, các sự vật tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia, các hình thức liên hệ không chuyển hoá lẫn nhau. Trái với quan điểm của họ là quan điểm của triết học duy vật biện chứng thì các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau. Mặt khác, khi trả lời cho câu hỏi, cái gì quyết định các mối liên hệ, triết học duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất của thế giới vật chất là cơ sở của mối liên hệ các sự vật hiện tượng. Nhờ tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Như vậy, triết học duy vật biện chứng khẳng định: liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự qui định, sự tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. Tính chất cơ bản của mối liện hệ phổ biến là:tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng, phong phú. Thứ nhất, tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng; nó không phụ thuộc vào ý thức con người. Thứ hai, tính phổ biến của mối liên hệ biểu hiện: bất kì sự vật, hiện tượng nào; ở bất kì không gian nào và ở bất kì thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kì một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố khác. Thứ ba, tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ biểu hiện: sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau. Có thể chia mối liên hệ thành nhiều loại, mối kiên hệ bên trong, bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, thứ yếu... Các mối liên hệ này có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng. Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, vì mỗi loại liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến. Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hoá lẫn nhau tuỳ theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát triển của chính sự vật. Tuy nhiên sự phân chia này lại rất cần thiết, bởi mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trò xác định trong sự vận động và phát triển của sự vật.Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ để có cách tác động phù hợp nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình. Từ việc nghiên cứu mối liên hệ phổ biến, có thể rút ra ý nghĩa thực tiễn cần xem xét sự vật hiện tượng trên quan điểm toàn diện. Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các mặt của chính sự vật. Quan điểm toàn diện đòi hỏi xem xét sự vật trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp lẫn gián tiếp. Chỉ trên cơ sử đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật. Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, bản chất và lưu ý đến sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ để hiểu rõ bản chất của sự vật. Từ đó, đưa ra các phương tiện khác nhau tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn, khi xem xét một con người cụ thể, ta không nên nhìn bằng con mắt phiến diện mà phải đặt mình vào chính hoàn cảnh của người đó, để hiểu được cái khó của mỗi con người, để tìm ra tính cách đặc trưng của mỗi con người, tìm ra những cái đang tác động, chi phối hành động của họ. Bởi không phải ai cũng lớn lên trong hoàn cảnh giống nhau, không phải ai cũng hưởng nền giáo dục như nhau... Vì thế, dẫn đến có những quan điểm, cách nhìn khác nhau giữa ta và người đó, chúng ta không nên vội qui rằng người đó là xấu xa, thiếu hiểu biết, thiếu tôn trọng chúng ta. Mở tấm lòng trước một con người đối lập với mình, bớt chủ quan trong việc nhìn nhận một con người, tôn trọng cá tính quan điểm của mỗi người, dành thời gian để tìm hiểu về nhau, để từ đó thấu hiểu nhau. Tuy nhiên, đây thực sự là một điều khó thực hiện, bởi nghĩ xấu về một người chắc hẳn là dễ hơn rất nhiều so với việc tìm hiểu con người của họ, và còn do đặc điểm của xã hội ta, chưa thực sự tạo điều kiện cho những cái đầu cá tính được sống. Từ việc xem xét về quan điểm toàn diên, tôi cho răng đây thực sự là quan điểm nên có trong đời sống. Và cũng vì thế, tôi quyết định tìm hiểu việc Việt Nam gia nhập WTO thông qua quan điểm toàn diện. II/ Gia nhập WTO - mối quan tâm lớn của toàn dân tộc: Để có thể xem xét việc nước ta gia nhập WTO một cách tổng quan nhất, trước hết cần trả lời câu hỏi “WTO là gì ?” 1.Đôi nét về WTO: Là một tổ chức toàn cầu,WTO có nghĩ là Tổ chức thương mại Thế giới, có trụ sở tại Thuỵ Sĩ. WTO có nhiệm vụ chủ yếu là quyết định các hoạt động thương mại, đầu tư của thế giới. WTO ra đời trên cơ sở kế thừa tất cả các nguyên tắc, luật lệ của tổ chức tiền thân đã tồn tại gần 50 năm trước đó là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Hoạt động chủ yếu và mục tiêu của WTO là: điều hành và thực hiện các thoả thuận thương mại đa phương đã được WTO thông qua; WTO sẽ là diễn đàn cho các cuộc đàm phán đa phương giữa các nước thành viên; nỗ lực để giải quyết các mâu thuẫn về mậu dịch giữa các nước thành viên; giám sát chính sách thương mại của các nước thành viên; hợp tác với các tổ chức quố tế tham gia vào sự quyết định về các định hướng hoạt động trong các vấn đề của kinh tế thế giới như WB, IMF, ILO...; nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước thành viên. Đồng thời, WTO đặt ra một loạt các nguyên tắc hoạt động mang tính ràng buộc mà tất cả các thành viên tham gia phải tuân thủ, đặc biệt là 4 nguyên tắc: “tối huệ quốc”; “đối xử quốc gia”; “cạnh tranh công bằng”; “mở cửa thị trường”. WTO có hai loại thành viên là thành viên sáng lập và thành viên gia nhập. hành viên sáng lập là những nước kí kết GATT vá phải kí, phê chuẩn WTO trước ngày 31/ 12/ 1994; thành viên gia nhập tham gia WTO sau ngày 1 /1 /1995. Về cơ cấu tổ chức bộ máy thì WTO có 5 cấp chủ yếu là: Cấp thẩm quyền cao nhất : Hội nghị bộ trưởng. Cấp thẩm quyền thứ hai : Đại hội đồng. Cấp thẩm quyền thứ ba : các Hội đồng dành cho lĩnh vực thương mại và các lĩnh vực khác. Cấp thẩm quyền thứ tư : các cơ quan giải quyết từng vấn đề. Cuối cùng là trưởng đoàn đại biểu và một số nhân vật khác. Các hiệp định cả WTO áp dụng chủ yếu cho hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Trong các hiệp định này nêu rõ các nguyên tắc tự do hoá và một số trường hợp ngoại lệ cho phép. Các hiệp định cũng đề ra quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại. Trong hệ thống văn bản pháp lý của WTO có khoảng gần 60 hiệp định, phụ lục, quyết định, bản ghi nhớ. Có hai hiệp định quan trọng là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) dành cho hàng hoá và Hiệp định về thương mại dịch vụ (GATS) dành cho lĩnh vực dịch vụ. Ngoài ra còn có bản cam kết của từng nước thành viên.a Với những mục tiêu, phương thức làm việc vô cùng hiệu quả, WTO đã, đang là một tổ chức thương mại lớn nhất trên thế giới, với 85% tổng thương mại hàng hoá và 90% thương mại dịch vụ toàn cầu. Và sẽ tiếp tục là một tổ chức thương mại có uy tín trên thế giới. 2. Gia nhập WTO – trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của VN trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế : *ở trong nước: Trong thời gian qua, thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trong trong hợp tác song phương và đa phương. Nước ta đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn á-Âu (ASEM), đã kí hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kì, Hiệp định khung EU... Hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đất nước như mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn đàu tư nước ngoài, tiếp thu kinh nghiệm quản lí và công nghệ tiên tiến, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO nên gặp nhiều khó khăn bất lợi trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Đặc biệt khi giải quyết các tranh chấp thương mại, chúng ta chưa được hưởng quyền lợi đầy đủ về kinh tế, thương mại của một thành viên WTO. Từ vụ kiện các bấ, cá tra, vụ kiện tôm của Hoa Kì và các nước EU; và gần đây là tình trạng tranh chấp thương hiệu đang đặt ra nhiều vấn đề cho các nhà sản xuất và quản lí kinh tế ở nước ta. Do vậy, việc gia nhập WTO đang là đòi hỏi cấp bách hiện nay, vấn đề này đã được đề cập trong Văn kiện Đai hội IX của Đảng: “ Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dang hoá; chủ động hội nhập nền kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với nước ta và đảm bảo thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC,... tiến tới gia nhập WTO ...”. Hội nghị Trung Ương 9 khóa IX cũng xác định phải tiếp tục chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước để sớm gia nhập WTO. Thực hiện chủ trương trên, Việt Nam đang tiến hành đẩy nhanh tiến trình đàm phán song phương, đa phương và chuẩn bị các điều kiện trong nước để có thể sớm gia nhập WTO vào năm 2005. Kể từ ngày Việt Nam nộp đơn gia nhập WTO , chúng ta đã tiến hành 8 vòng đàm phán đa phương, đã trả lời 2000 câu hỏi liên quan đến minh bạch hoá chính sách thương mại. Từ vòng đàm phán thứ 5, chúng ta đã chuyển sang đàm phán mở cửa thị trường, đã cung cấp chương trình thực hiện xây dựng pháp luật để thực hiện giảm trự cấp nông nghiệp và hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế quan, phi thuế quan. Việt nam đã cam kết tuân thủ các hiệp định của WTO như Hiệp định đầu tư liên quan đến thương mại (TRIM), Hiệp định về sở hữu trí tuệ (TRIP) và các hiệp định khác. *Quốc tế: Lịch sử nhân loại đã chứng kiến ba lần toàn cầu hoá: lần thứ nhất khi Crixtốp Côlông tìm ra châu Mĩ; lần thứ hai khi châu Âu chinh phục châu á; lần thứ ba khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Khắc hẳn với ba lần đó, quá trình toàn cầu hoá hiện nay là sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhát là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương,.. đã tạo ra kết cấu hạ tầng kĩ thuật toàn cầu. Toàn cầu hoá thực ra có hai mặt tích cực và tiêu cực.Tham gia quá trình toàn cầu hoá, tiến cùng thời đại tuy thách thức là rất lớn nhưng thuận lợi cũng rất nhiều. Mặc dù vậy, phải thấy rẳng toàn cầu hoá hiện nay là một quá trình đi lên của lịch sử nhân loại, cho nên, sẽ là sai lầm nếu có một nước nào đó tự tách khỏi mình ra đứng ngoài toàn cầu hoá, từ chối hợp tác, hội nhập hoặc đóng cửa với thế giới. Để khỏi gạt ra ngoài lề sự phát triển chung và sự tiến bộ của lịch sử thế giới, cần căn cứ vào khả năng phát triển thực tế của mình đề ra chính sách hội nhập quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay. Hội nhập với thế giới tranh thủ tối đa đa các cơ hội do toàn cầu hoá hiện nay mang lại là cách tốt nhất để các dân tộc, các quốc gia cùng tiến bước, cùng phát triển. Đây là cách có hiệu quả giúp cho các nước chậm tiến thực hiện con đường rút ngắn, cố cơ may thu hẹp khoảng cách và từng bước đuổi kịp các nước tiên tiến về kinh tế. Bài học của các nước công nghiệp mới NIC là minh chứng rõ ràng nhất.Qua những bài học đó, kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã dứt khoát chọn cho mình con đường hội nhập quốc tế và khu vực. 3.Gia nhập WTO- thách thức và cơ hội: 3.1.Những cơ hội: Chắc chắn khi gia nhập WTO, đất nước ta sẽ có những thay đổi, đặc biệt trong kinh tế. Trong thời điểm hiện tại, có rất nhiều người đặt câu hỏi “lơị ích của việc gia nhập WTO là gi?”. Những ai chờ đợi một câu trả lời cụ thể và được định lượng chắc chắn sẽ thấy thất vọng vì chúng ta không thể quy đổi giá trị của tư cách thành viên WTO ra USD hay Erou được.Tuy nhiên, chúng ta thực sự có quyền hi vọng vào những cơ hội lớn khi Việt Nam gia nhập WTO. Những cơ hội đó là: 3.1.1.Về kinh tế: Một là, được tiếp cận với thị trường hàng hoá và dịch vụ ở các nước thành viên với tư cách là một thành viên WTO với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ bình đẳng. Điều đó, tạo điều kiện để chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu và trong tương lai- với sự lớn mạnh của doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta- mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giơi quốc gia. Với một nền kinh tế có kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên 60% như nước ta thì điều này đảm bảo cho tăng trưởng. Ngoài ra còn tạo cơ hội cho người tiêu dùng tiếp cận với hàng hoá của các nước với mức giá rẻ, chất lượng tốt, đồng thời điều này lại thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành điều chinh cơ cấu, kĩ thuật tăng sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên trường quốc tế. Hai là, thúc đẩy các hoạt động thương mại đầu tư và chuyển giao công nghệ, các quan hệ hợp tác kinh tế song phương, đa phương ngày một phát triển. Thông qua việc mở rộng thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư,giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có khả năng mở rộng thị trường và bạn hàng mới để phát triển hoạt động sản xuất của mình. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thực hiện chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ba là, Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, và trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại. Mụi trường thương mại quốc tế, sau nhiều nỗ lực của WTO, đó trở nờn thụng thoỏng hơn. Tuy nhiờn, khi tiến ra thị trường quốc tế, cỏc DN của ta vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, trong đú cú cả những rào cản trỏ hỡnh, nỳp búng cỏc cụng cụ đc WTO cho phộp như chống trợ cấp, chống bỏn phỏ giỏ v.v.... Tranh chấp thương mại là điều khú trỏnh mà phần thua thiệt thường về phớa nước nhỏ. Gia nhập WTO sẽ giỳp ta sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này, qua đú cú thờm cụng cụ để đấu tranh với cỏc nước lớn bảo đảm sự bỡnh đẳng trong thương mại quốc tế. Thực tiễn cho thấy cơ chế tranh chấp giải quyết của WTO hoạt động khỏ hiệu quả và nhiều nước đang phỏt triển đó thu được lợi ớch từ việc sử dụng cơ chế này. Việt Nam có cơ hội để đấu tranh thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn. Bốn là, thúc đẩy công cuộc cải cách trong cả nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn. Gia nhập WTO sẽ thúc đẩy công cuộc đổi mới kinh tế-xã hội và cải cách thể chế, trước hết thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách nước ta, tạo dựng môi trường kin doanh ổn định, minh bạch và thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt nam thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. 3.1.2.Về chính trị: Cùng với những thành tựu có ý nghĩa lịch sử to lớn sau 20 năm đổi mới, giờ đây, nước ta lại đang đứng trước một cơ hội lớn, có thể giúp nước ta nâng cao vị thế trên trương quốc tế khi là thành viên chính thức của WTO . Điều này đồng nghĩa với việc nước ta có quyền tham gia vào các chính sách thương mại toàn cầu, tham gia vào việc quyết định các chính sách thương mại và dịch vụ. Bên cạnh đó, việc gia nhập WTO còn tạo điều kiện cho ta triển khai ngày một hiệu quả đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam mong muốn làm bạn, làm đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới, vì sự hoà bình, hợp tác cùng phát triển. 3.1.3.Về văn hoá: Hội nhập quốc tế đã thực sự đem lại cơ hội lớn về khả năng tiếp xúc, giao lưu, làm xích lại gần nhau và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, qua đó, góp phần nâng cao dân trí và tự khẳng định mình trước cộng đông quốc tế. Các bạn trẻ Việt Nam ngày nay thực sự đã có cơ hội được giao lưu, học tập lẫn nhau, sự hiểu biết về văn hoá của họ về nền văn hoá các nước khác ngày càng được mở rộng. Họ có nhiều phương tiện để đến với nhau, trao đổi thông tin và không ngững cập nhập những thông tin mới, mà trong đó, những thông tin về kinh tế, chính trị rất được quan tâm. Trước đây, nhiều người trên thế giới chỉ biết Việt Nam là một đất nước có chiến tranh liên miên, và dân tộc Việt nam đã giành thắng lơi trong những cuộc đấu tranh đó.Ngày nay, nhờ việc mở rộng giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế, thế giới đã biết đến Việt Nam như một đất nước rất yêu chuộng hoà bình, yêu độc lập tự do, tôn trọng công lý, với những kho tàng văn hoá hết sức phong phú và có bản sắc riêth]c Dĩ nhiên, tấm huân chương nào cũng có mặt trái của nó. 3.2.Những thách thức: Trong khi nhận thức rõ những cơ hội có được do việc gia nhập WTO mang lại, chúng ta cần thấy hết những thách thức mà ta phải đối đầu.Những thách thức có thể kể đến là: 3.2.1.Về kinh tế: Một là, cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện sâu hơn, rộng hơn. Các doanh nghiệp phải chấp nhận luật chơi, cạnh tranh tự do, bình đẳng, bảo hộ và hạn ngạch sẽ bị xoá bỏ. Cạnh tranh trong thương trương là cuộc đọ sức về trí tuệ từ khâu chế tạo sản phẩm đến kinh doanh và ngay cả trong chiến lược chiếm lĩnh thị trường.Sự cạnh tranh này không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn ở ngay trong nước ta do thuế nhập khẩu phải giảm trung bình từ17,4% xuống 13,4%, nhiều mặt hàng còn giảm mạnh hơn. Cạnh tranh còn giữa nhà nước với nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chiến lược có phát huy được lợi thế so sánh không, có thể hiện được khả năng vượt trước không. Chính sách quản lý có tạo được chi phí sản xuất xã hội thấp không, có tạo dựng được môi trường kinh doanh thông thoáng không...Tổng hợp các yếu tố cạnh tranh sẽ tao nên sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế, của toàn quốc gia. Hai là, cơ cấu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn chậm. Việc thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, tuy đã có những tiến bộ nhưng còn thiếu nhất quán, chưa khai thác tốt các nguồn nội lực, nhất là trong dân. Còn thiếu chủ động trong việc chuẩn bị đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn.Hệ thông luật pháp, hành lang pháp lý chưa được cải thiện làm chậm quá trình toàn cầu hoá. Ba là, yêu cầu hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lí, hoàn thiện hệ thống pháp luật.Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau là rất lơn. Sự biến động của một nước có thể gây ảnh hương lớn đến các nước khác. Vì vậy, đặt ra một thách thức về về chính sấch quản lí, đòi hỏi nước ta phải có một chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lí phải tạo cơ sở để nền kinh té có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thế giới. Bốn là, thách thức về nguồn nhân lực. Để quản lý một cách nhất quán tiến trình hội nhập, hoàn thiện thể chế chính sách, khuôn khổ pháp lý, tạo dựng môi trường cạnh tranh... rất cần một đội ngũ cán bộ đủ mạnh, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Đây cũng là một thách thức lớn với nước ta do phần đông cán bộ còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành một nền kinh tế mở. Ngoài ra, sự hiểu biết của đội ngũ quản lý về WTO còn rất hạn hẹp, chưa đủ để phục vụ đất nước. Có nhiều nguyên nhân của những khó khăn trên, nhưng chủ yếu do là không có sự thống nhất về chủ trương hội nhập kinh tế dẫn đến việc tổ chức chuẩn bị nền kinh tế triển khai còn chậm, lúng túng, chưa nhất quán và kiên quyết. 3.2.2.Về chính trị: Trên thế giới sự phân phối lợi ích toàn cầu hoá là không đòng đều giữa các nước. Những nước có nền kinh tế phat triển thấp được lợi ít hơn. ở mỗi quốc gia, sự phân phối này cũng không đều giữa các vùng. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động bởi những tác động tiêu cực của toàn cầu hoá, nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp tăng, sự phân hoá giàu nghèo tăng lên. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi xã hội và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt tư tưởng của Đảng: “Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xoá đói giảm nghèo, thực hiện công băng xã hội ngay trong từng bước phát triển”. 3.2.3.Về văn hoá: Hội nhập kinh tế còn đặt ra nhưng vấn đề mới trong vệc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc và truyền thống tốt đệp của dân tộc ta, chống lại lối sống thực dụng. Sự thay đổi theo hướng tiêu cực trong lối sống, quan điểm của một số người đang ngày được thấy rõ khi mà tình trạng thi giả bằng thật ngày càng phổ biến, số vụ ly hôn tăng nhanh... Từ việc xem xết một cách tổng quan về WTO và những cơ hội, thách thức khi gia nhập WTO của Việt Nam, chúng ta có thể rút ra được nhận xét: Gia nhập WTO , Việt Nam đã chính thức tuyên bố với thế giới rằng, kể từ nay trở đi, mọi giao dịch của Việt Nam sẽ tuân thủ những qui tắc và luật chơi quốc tế cụ thể. Gia nhập WTO sẽ mang lại những tác động tích cực đối với Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, gia nhập WTO không phải là sự đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển đất nước mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chính Việt Nam, có không ngừng nỗ lực, không ngừng hoàn thiện mình cho phù hợp với những thay đổi mà 1 mang lại không. . Khó khăn tuy nhiều nhưng thuận lợi là cơ bản. Nếu làm được và làm tốt thì thực sự tấm vế WTO đã đem đến những bước tiến tuyệt vời cho nước ta. 3.3.Biện pháp khắc phục: 3.3.1.Về kinh tế: Đứng trước những khó khăn ấy, chúng ta đã đưa ra được những biện pháp khắc phục: Một là, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt đối với doanh nghiệp Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá. Đây là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, với nhiều khó khăn phức tạp.Nhà nước cần cho phép cổ phần hoá cả ngững donh nghiệp lớn trong một số lĩnh vực độc quyền như điện lực, viễn thông...Phát huy lợi thế cạnh tranh để tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, bằng cách chuyển dịch cơ cấu sản phẩm cây trồng, vạt nuôi, mở rộng những hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ. Hai là, nâng cao năng lực quản lí, xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất cùng với cơ chế điều hành kinh tế vĩ mô ổn định, nhất là chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái..từ đó tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho các nhà đầu tư, làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư của nước ta so với các nước khác, tạo nên là sóng đầu tư mới vào Việt Nam; và tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ba là, đẩy mạnh cải cách hành chính, thủ tục hành chính, giảm bớt khâu trung gian, tăng cường minh bạch hoá hành chính, theo hướng công khai, hiệu quả, minh bạch hơn. Đó phải là nền hành chính vì quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp trong nước. Bốn là, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, xây dựng đội ngũ kĩ thuật cao. Bên cạnh đó, cần xây dựng một đội ngũ quản lý giỏi, hiểu biét, có khả năng điều hành. Hai nhân tố này sẽ góp phần giúp nước ta dễ thích nghi được với những rủi ro khi gia nhập WTO, và nâng cao năng lực cạnh tranh với các nước khác về giá nhân công rẻ, chất lượng tốt, sản phẩm có chất lượng. 3.3.2.Về chính trị và văn hoá: Bên cạnh đó, về chính trị cần ghi nhớ, hội nhập kinh tế nhưng chúng ta vẫn luôn giữ vững lập trường chính trị của mình. Cần xác định rõ nền kinh tế ta đang xây dựng là nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra cần luôn đảm bảo phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường, an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội trong một thể thống nhất biện chứng. Đồng thời, chúng ta phải bảo tồn được những giá trị truyền thống của dân tộc ta. Nhiệm vụ bảo vệ phải đi đôi với việc làm phong phú thêm các giá trị truyền thống băng cách tiếp thu có chọn lọc các nền văn hoá khác, giữ lấy những gì là tinh hoa, loại trừ dần các yếu tố lỗi thời, và phải giáo dục tuyên truyền để lớp trẻ ngày nay có thể hiểu được cái đẹp cần giữ gìn của các truyền thống của dân tộc ta. Làm được tốt các nhiêm vụ trên, chúng ta sẽ biền những thách thức trở thành cơ hội , để khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Kết luận Gia nhập WTO thực sự là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử của Việt Nam. Khi đã là thành viên của WTO, Việt Nam đứng trước những cư hội vô cùng lớn nhưng đồng thời cũng gặp không ít thách thức trên ttats cả các lĩnh vực trong nước lẫn quốc tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35970.doc
Tài liệu liên quan