Đề tài Quan điểm và giải pháp thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập trong thời gian tới

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I. LÝ LUẬN VỀ PHÂN PHỐI 2

1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vị trí của phân phối. 1.1Bản chất và vị trí của phân phối

1.1.1.Phân phối là một khâu của quá trình tái sản xuất 2

1.1.2. phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất 2

1.2. Sơ đồ phân phối tổng sản phẩm xã hội của Mác 3

1.3 Lý luận phân phối theo lao động của C Mác 4

2. Quan điểm của chủ tịch Hồ CHí Minh và Đảng ta về phân phối 5

2.1 .Quan điểm củachủ tịch Hồ CHí Minh về phân phối 5

2.2 Quan đIểm của đảng ta về phân phối 5

3. Nguyên tắc phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường 6

3.1 phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường 6

3.2. Các hình thức phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 7

3.2.1 Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 7

3.2.2 Các hình thức phân phối thu nhập trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội 7

II. THỰC TRẠNG PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG THỜI GIAN QUA Ở VIỆT NAM 10

1. Thực trạng phân phối thu nhập ở nước ta hiện nay. 10

2. Thực trạng các chính sách phân phối 11

2.1 Chính sách tiền lương đối với phân phối thu nhập 11

2.2 Chính sách bảo hiểm xã hội đối với phân phối thu nhập 13

2.3 Chính sách xoá đói gảm nghèo đối với phân phối thu nhập 15

2.4. Chính sách việc làm đối với phân phối thu nhập 16

2.5. Chính sách thuế đối với phân phối thu nhập 18

3. Đánh gía kết quả chung và những vấn đề đặt ra đối với phân phối thu nhập. 20

3.1. Đánh giá chung. 20

3.2 Những vấn đề đặt ra: 21

III. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG THỜI GIAN TỚI. 23

1. Quan điểm thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập: 23

1.1. Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải lấy nguyên tắc phân phối xã hội chủ nghĩa làm chủ đạo. 23

1.2. phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa và kết hợp hài hoà các lợi ích kinh tế để tạo động lực thúc đẩy kinh tế. 23

1.3. Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa cần giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội. 24

1.4. phân phối thu nhập trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải giải quyết công bằng trong phân phối giữa các tầng lớp dân cư đặc biệt là trong tầng lớp dân cư có thu nhập thấp. 24

2. Những giải pháp thực hiện công bằng thu nhập trong thời gian tới 25

2.1. GiảI pháp thực hiện công bằng thông qua chính sách tiền lương 25

2.2. GiảI pháp thực hiện công bằng thông qua chính sách thuế 26

2.3. Giải pháp thực hiện công bằng qua chính sách giải quyết việc làm 27

2.4. GiảI pháp thực hiện công bằng qua chính sách xoá đói giảm nghèo. 28

2.5. GiảI pháp thưc hiện công bằng thông qua chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. 28

KẾT LUẬN 30

DANH MÔC TµI LIÖU THAM KH¶O 31

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1655 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan điểm và giải pháp thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bỏ chế độ bao cấp, đảm bảo sự công bằng hơn trong phân phối. Quan hệ tiền lương được mở rộng từ 1 – 3,5 lên 1 – 10 đã khắc phục một bước tính bình quân trong chế độ tiền lương. Cơ chế quản lí tiền lương đã có bước thay đổi hợp lí hơn. Bước đầu gắn bó mức tiền lương với hiệu quả sản xuất kinh doanh và tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ. Mối quan hệ giữa tiền lương với năng suất lao động, lợi nhuận được giải quyết hợp lí hơn bên cạnh đó nó còn những tồn tại căn bản. Tiền lương ngay từ khi ban hành năm 1993 đã thấp và trong quá trình thực hiện lại không được bù đủ, kịp thời theo chỉ số tăng giá sinh hoạt cho nên đã hạn chế tác dụng của tiền lương. Quan hệ tiền lương giữa khu vực hành chính sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh hệ thống thang bảng lương, phụ cấp còn nhiều bất hợp lí. Cơ chế tiền lương với ngành sự nghiệp chưa hợp lí. Việc cải cách chính sách tiền lương chưa gắn với cải cách các chính sách có liên quan. Mục tiêu đặt ra của tiền lương tối thiểu là tái sản xuất sức lao động và một phần tích luỹ để tái sản xuất mở rông sức lao động. Nhưng mức tiền lương tối thiểu thấp không đủ chi phí cho nhu cầu thiết yếu của người lao động và chậm được điều chỉnh. hệ thống tiền lương tối thiểu chủ yếu được áp dụng trong khu vực kinh tế nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Vì thế tiền lương tối thiểu chung chưa trở thành mạng lưới an toàn cho người làm công ăn lương trong xã hội. Chưa phân biệt sự khác nhau giữa tiền lương tối thiểu của cán bộ công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước với tiền lương tối thiểu của khu vực có quan hệ lao động theo cơ chế thị trường. Tiền lương tối thiểu chậm được điều chỉnh cho phù hợp với mức độ trượt giá và sự tăng trưởng kinh tế. Nếu so sánh chỉ số tăng lương tối thiểu với hệ số nhu cầu cần thiết thì chỉ số này còn thấp. Việc điều chỉnh tiền lương còn chưa có tính chủ động mà do áp lực của xã hội coi là gánh nặng của ngân sách nhà nước. Tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh đã tách rời căn cứ của nó là tốc độ tăng trưởng sản xuất, năng suất lao động và hiệu quả không phát huy được tính linh hoạt của tiền lương. tiền lương tối thiểu theo cùng ngành chưa hợp lí. Lương tối thiểu theo cùng ngành chưa được ban hành mà chỉ qui định mức lương tối thiểu chung. 2.2 Chính sách bảo hiểm xã hội đối với phân phối thu nhập Bảo hiểm xã hội thực chất là một hình thức thay thế, bù đắp một phần thu nhập cho người lao động có tham gia đóng bảo hiểm. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung chính sách bảo hiểm được thực hiện như là chính sách đãi ngộ, ban thưởng của nhà nước với công nhân viên chức theo nguyên tắc xã hội và đoàn kết. Trước đây chế độ bảo hiểmxã hội gồm 6 loại trợ cấp: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất. Quĩ bảo hiểm xã hội chủ yếu do ngân sách nhà nước bao cấp, các đơn vị lao động chỉ đóng góp một tỉ lệ nhỏ còn người lao động không phải đóng bảo hiềm xã hội. Từ sau Đại hội lần thứ 7 đi đôi với việc cải cách tiền lương nhà nước cũng đồng thời cải cách một bước chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội. Nội dung cải cách nhằm xoá bỏ tư duy bao cấp, ỷ lại trong lĩnh vực bảo hiểm, thực hiện cơ chế đóng góp để hình thành quĩ bảo hiểm xã hội, người lao động đóng góp 5% tiền lương hàng tháng. Chủ sử dụng lao động đóng 15% tổng quĩ lương và sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước. Để triển khai tính chất thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội trong thời kỳ này nhà nước đã ban hành nghị định số 19 CP ngày 16/2/1995 về việc thành lập bảo hiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức bảo hiểm xã hội từ trung ương đến địa phương với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu là: Tổ chức thực hiện việc thu bảo hiểm xã hội, chi trả các chế độ bảo hiểmxã hội giải quyết các chế độ, chính sách bảo hiểmxã hội. Xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động đầu tư bảo toàn và tăng trưởng quĩ, kiến nghị với chính phủ và các cơ quan có liên quan việc sửa đổi bổ sung các chính sách chế độ bảo hiểm phù hợp với tình hình đất nước. bảo hiểm xã hội bao gồm 4 lĩnh vực là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bồi thường tai nạn lao động và chính sách trợ cấp thôi việc. Qua 5 năm hoạt động bảo hiểmxã hội đã từng bước mở rộng các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm những người làm công ăn lương trong tất cả các thành phần, các khu vực kinh tế theo nguyên tắc đóng góp mới có hưởng thụ. Số người tham gia bảo hiểm xã hội năm 1996 là 2.821.444 người. Năm 1999 đã tăng lên 3.559.397 người và đến năm 2000 là 3.755.810 người. Năm 2002 số người tham gia bảo hiểmxã hội tăng gấp 2 lần so với năm 1995. Việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đã góp phần tạo ra được một thị trường lao động mới năng động hơn, linh hoạt hơn, người lao động được tự do di chuyển từ đơn vị này đến đơn vị khác thuộc tất cả các thành phần kinh tế loại hình xã hội, họ vẫn có quyền tham gia và được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm. Điều đó thúc đẩy nhanh sự phân công lao động làm cơ sở để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và đa hình thức sở hữu ở nước ta. Cũng trên cơ sở đó mà quĩ bảo hiểm xã hội đã tăng nhanh trong những năm qua thu bảo hiểm xã hội năm 1996 là 2.570 tỉ đồng, năm 1999 là 4.186 tỉ đồng. Đến năm 2000 là 4.940 tỉ đồng và đến năm 2001 đạt 6.334,6 tỉ đồng, số thu bảo hiểmxã hội năm 2002 gấp 3 lần năm 1996. Việc thành lập quĩ bảo hiểm xã hội độc lập với ngân sách nhà nước và nguồn hình thành quĩ chủ yếu bằng sự đóng góp của chủ sử dụng lao động là một chủ trương đúng đắn đã tạo được để xây dựng một cơ chế tài chính, hình thành và quản lí quĩ bảo hiểmxã hội đúng với nội dung đích thực vốn có của nó, phù hợp với chủ trương đổi mới về nền kinh tế của Đảng và từng bước hoà nhập với quĩ đạo của nền kinh tế thị trường hoà nhập với quĩ bảo hiểm xã hội của quốc tế. Mặt khác hình thành được một quĩ tiền tệ tập trung lớn có thời gian nhàn rỗi tương đối dài, đây là nguồn vốn nội lực rất quan trọng để tham gia hoạt động phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo chủ trương phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và nhà nước . Trong từng thời kỳ từ 1/7/1995 đến 31/8/2000 số dư quĩ bảo hiểm xã hội là 14.384 tỉ đồng, đã tham gia đầu tư phát triển kinh tế xã hội 12.317 tỉ đồng, tổng số lãi thu được từ năm 1997 đến năm 1999 là 1.348 tỉ đồng, ước tính năm 2000 là 865 tỉ đồng. Hệ thống tiêu chí, tiêu thức, tiêu chuẩn ứng với từng chế độ bảo hiểm xã hội được xây dựng theo quy định mới đã tương đối phù hợp với điều kiện cụ thể với tình hình kinh tế – xã hội trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng được nguyện vọng của người lao động. Đã tách khỏi chế độ bảo hiểm xã hội một số chính sách xã hội như: Chế độ ưu đãi, chế độ cứu trợ xã hội, điều đó làm giảm bớt những vướng mắc chồng chéo trong việc thực hiện các chính sách xã hội của nhà nướ Ngoài ra do hệ thống bảo hiểmxã hội Việt Nam được tổ chức từ trung ương đến huyện, có cơ chế quản lí tập trung trên cả lĩnh vực giải quyết chính sách và quản lí tài chính do đó đã chấm dứt tình trạng quản lí trùng lặp, chồng chéo, lỏng lẻo gây nhiều thiếu sót, sai phạm trong quá trình thực hiện như trước đây đã từng xảy ra. Đã xác lập được mối quan hệ trực tiếp toàn diện giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với chủ sử dụng lao động và người lao động trong toàn bộ quá trình tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểmxã hội(thu bảo hiểmxã hội, giải quyết chế độ và chính sách, chi bảo hiểmxã hội. Vì vậy được người lao động đồng tình, ủng hộ góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội, đảm bảo sự công bằng, văn minh, nhanh chóng, kịp thời, chính xác trong việc thực hiện chế độ đối với người lao động). 2.3 Chính sách xoá đói gảm nghèo đối với phân phối thu nhập Trong công cuộc đổi mới,xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sánh xã hội cơ bản,là hướng ưu tiên trong toàn bộ chính sách kinh tế-xã hội ở nước ta được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm ,cùng với việc đẩy mạnh cải cách, tạo động lực thúc đẩy động lực kinh tế Đảng ta luôn chủ trương khuyến khích làm giầu hợp pháp đi đi đôi với xoá nhanh đói nghèo. Nghị quyết đại hội Ix của Đảng cộng sản khẳng định xoá đói giảm nghèo là một trong những chương trình phát triển kinh tế - xã hội vừa cấp bách trước mắt vừa cơ bản lâu dài nhằm giải quyết các vấn đề xã hội tạo ra nhiều việc làm mới, mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội cải cách cơ bản chế độ tiền lương, đẩy nhanh các chương trình xoá đói giảm nghèo. Tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam giảm nhanh từ 30% năm 1992 xuống còn 10% vào cuối năm 2000 mỗi năm bình quân giảm xuống 250.00 hộ, tính chung 10 năm qua đã có hơn 2 triệu hộ dân thoát khỏi đói nghèo, riêng giai đoạn 1996 – 2000 mỗi năm giảm 250.000 hộ hoàn thành mục tiêu giải quyết Đại hội Dẩng lần thứ 7 đề ra và được cộng đồng thế giới đánh giá là một trong những nước giảm tỷ lệ đói nghèo nhanh nhất. Đạt được kết quả đó do chúng ta đã thực hiện đồng bộ các giải pháp cả về kinh tế và xã hội. Các chương trình dự án hướng vào vùng nghèo, xã nghèo từ năm 1992 đến nay nhà nước đã đầu tư thông qua chương trình quốc gia liên quan đến mục tiêu xoá đói giảm nghèo khoảng 21.000 tỉ đồng. Riêng 2 năm 1999, 2000 nguồn vốn đầu tư cho chương tình xoá đói giảm nghèo khoảng 9.600 tỉ đồng trong đó ngân sách đầu tư của nhà nước khoảng 3000 tỉ đồng, nguồn lồng ghép các chương trình dự án khoảng 800 tỉ, huy động từ cộng đồng 300 tỉ và nguồn vốn tín dụng khoảng 5.500 tỉ đồng. Năm 2003 tổng số vốn nhà nước đầu tư cho chương trình xoá đói giảm nghèo là 660 tỉ đồng với mục tiêu giảm 330.000 hộ nghèo, khoảng 2,7 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn ưu đãi với doanh số cho vay 8.000 tỉ đồng. Nhờ vốn đầu tư tập trung nhiều chương trình dự ánở các vùng nghèo đã phát huy hiệu quả. Trong số hơn 6.500 công trình cơ sở hạ tầng đã có 4000 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Dự án hỗ trợ người nghèo về y tế giáo dục đã mua và cấp thêm 1,2 triệu thẻ bảo hiểmxã hội cho người nghèo, cấp giấy và thẻ bảo hiểmxã hội khám chữa bệnh miễn phí cho 1,3 triệu học sinh nghèo, miễn giảm đóng góp cho 1 triệu lượt học sinh nghèo. Dự án hỗ trợ đồng bào đặc biệt khó khăn đã hỗ trợ đời sống cho hơn 20.000 hộ đồng bào dân tộc, 90.000 hộ được vay vốn với lãi suất 0%, hỗ trợ định canh, định cư cho hơn 118.000 hộ, đi xây dựng vùng kinh tế mới 38.925 hộ và sắp xếp ổn định cuộc sống cho 23.543 hộ di dân tự do. Đặc biệt chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo đã triển khai có hiệu quả các dự án hướng dẫn kinh nghiệm làm ăn cho hàng triệu hộ dân nghèo, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, xây dựng 900 mô hình, phát triển ngành nghề, chuyển giao công nghệ. Các mô hình xoá đói giảm nghèo có hiệu quả góp phần xoá đói giảm nghèo nhanh ở các xã đặc biệt khó khăn ở miền núi phía Bắc. Các bãi ngang vùng ven biển miền Trung, mô hình xây dựng cụm dân cư ở Tây Nguyên, xoá đói giảm nghèo ở các xã vùng sâu, vùng xa đồng bằng sông Cửu Long hay mô hình phát triển vùng nguyên liệugắn với xoá đói giảm nghèo ở các tổng công ty 91, mô hình địa phương có điều kiện kinh tế phát triển giúp các địa phương nghèo, các ngành địa phương liên kết giúp đỡ các địa phương nghèo. Tuy vậy, sự nghiệp xoá đói giảm nghèo ở nước ta còn nhiều nan giải bởi nước ta thuộc nhóm những nước rất nghèo. Nếu tính theo thu nhập đầu người, nước ta xếp thứ 132/174 nước. Nhiều vùng dân cư còn rất khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu cho đời sống và cho sản xuất. Nhân dân còn nhiều thiếu thốn thấp kém. Cho đến nay vẫn còn hơn 20% số xã chưa có đường bê tông đến trung tâm xã, 40% xã đặc biệt khó khăn chưa có điện lưới quốc gia, 50% xã chưa có đủ công trình thuỷ lợi, 20% xã chưa có chợ và 55% số xã đặc biệt khó khăn chưa chủ động được nguồn nước sạch. Một bộ phận dân cư ở nước ta vẫn sống trong cảnh đói nghèo triền miên. Cho dù 5 năm tới tốc độ tăng trưởng kinh tế có cao hơn nhưng chưa xoá hẳn được đói nghèo. Theo tính toán cuối năm 2005 nước ta vẫn còn khoảng 10% dân số sống trong cảnh nghèo, giải quyết vấn đề việc làm trong những năm tới là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. 2.4. Chính sách việc làm đối với phân phối thu nhập Giải quyết việc làm là vấn đề có ý nghĩa kinh tế – chính trị – xã hội quan trọng trong từng đơn vị kinh tế cơ sở cũng như trên phạm vi toàn quốc.Giải quyết việc làm được thực hiện thông qua các biện pháp về kinh tế – xã hội, nhằm đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc đều có việc làm. Giải quết việc làm là một vấn đề có tính chất liên ngành, mang tính chất tổng hợp . Làm tốt công tác giải quyết việc làm góp phần phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, hạn chế tệ nạn xã hội, nâng cao tỉ lệ sử dụng thời gian lao động. ở nông thôn, đẩy nhanh chuyển dịch lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế. Với tầm quan trọng đó giải quyết việc làm là vấn đề bức xúc đối với nước ta, nhà nước đã thực hiện phải giải quyết việc làm trong một chính sách quốc gia rộng lớn về đầu tư và phát triển. nhà nước tạo cơ hội bình đẳng cho việc tạo việc làm và tìm kiếm việc làm. Chính sách việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của quốc gia, góp phần đảm bảo an toàn ổn định và phát triển xã hội. chính sáchVL có mục tiêu xã hội rất rõ nét, là một trong những nội dung cơ bản của công bằng xã hội và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Cùng với các chính sách xã hội khác, chính sách việc làm góp phần ổn định phát triển và tiến bộ xã hội. Nhờ nỗ lực rất lớn của Đảng, nhà nước và các thành phần kinh tế, số lao động làm việc trong nền kinh tế tại thời điểm 1/7 hàng năm ngày càng tăng. Năm 1996 mới có 33760 nghìn người, đến năm 1998 đã tăng lên 35232 nghìn người và năm 2000 là 36710, đến năm 2003 là 42128300 người. Năm 2001 số người đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên lên tới 34498 nghìn người tăng nhiều so với trước đây. Trong số lao động có việc làm nói trên thì số việc làm mới tạo ra hàng năm tăng nhanh từ 863 nghìn người mỗi năm trong giai đoạn 1991 – 1995 lên 1,2 triệu người mỗi năm trong giai đoạn 1996 – 2000. Tăng trưởng việc làm bình quân là 2,9%. Cùng với tăng số lượng lao động hữu nghiệp, cơ cấu việc làm theo ngành cũng thay đổi. Nếu tổng số việc làm là 100% thì nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp năm 1996 là 69%.công nghiệp và xây dựng là 10,9% và dịch vụ chiếm 20,1%. Năm 2001tương ứng là 60,5%; 14,4%; 25,1%. Như vậy tỉ trọng việc làm trong nông – lâm – ngư nghiệp đã giảm đi 8,5% và việc làm trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng tương ứng 8,5%. Đến năm 2003 tổng số lao động có việc làm trong cả nước là 41.179.365 người trong đó lao động làm việc trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 59%, công nghiệp và xây dựng là 16,4% và dịch vụ là 24,6%. Kết quả giải quyết việc làm: năm 1991 số lao động hữu nghiệp tăng từ 30,9 triệu người lên 40,6 triệu người năm 2001 tăng 32,2%, bình quân hàng năm tăng 2,9%, chỗ làm việc mới hàng năm cũng có xu hướng gia tăng, nếu thời kỳ 91 – 95 số việc làm mới bình quân 863.000 người thì thời kỳ 96 – 2000 là 1,2 triệu người/năm. Theo thành phần kinh tế, trong giai đoạn 96 – 2001 mỗi năm ở khu vực nhà nước tăng thêm 159.000 việc làm, khu vực ngoài nhà nước tăng 510.000 việc làm. Xét tương đối, lao động quốc doanh do cải cách hành chính và sắp xếp lại doanh nghiệp quốc doanh giảm từ 14,7%/1991 xuống còn 9%/2000. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng gần 1% lực lượng lao động. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là từ năm 2001 đến nay tỉ trọng lao động làm việc trong khu vực kinh tế quốc doanh có xu hướng tăng trở lại năm 2003 chiếm 10,9%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 10% năm 1991 xuống còn 6,44% năm 2000 và tiếp tục giảm trong những năm sau, năm 2001 là 6,25%; năm 2002 là 6,01% và 2003 là 5,78%. Hệ thống dạy nghề ở nước ta đến nay đã có trên 154 trường dạy nghề, 86 trung tâm dạy nghề, 320 trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Số học sinh đào tạo nghề dài hạn tăng 80.000 năm 1996 lên 150.000 năm 2000. Hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm hàng năm đã tư vấn đào tạo cho 30 vạn lượt người đào tạo ngắn hạn và bổ túc cho 8 vạn người. Vốn vay giải quyết việc làm thông qua hệ thống kho bạc nhà nước đã vào nề nếp, hàng năm doanh số cho vay 700 – 800 tỉ đồng. Về cơ cấu số người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên chia theo thành phần kinh tế trong toàn quốc theo điều tra ngảy 1/7/2001 như sau: - Khu vực nhà nước 10,01%.Khu vực tập thể 16,31%.Khu vực tư nhân 2,78%.Khu vực cá thể 69,11%.Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 0,09%.Khu vực hỗn hợp là 0,08%. Số lượng lao động và chuyên gia làm việc nước ngoài cũng ngày càng tăng từ 1022 người năm 1991 lên 10050 người năm 1995 và lên 30000 người năm 2000 còn năm 2003 là 67000 người. Những thành tựu trên đây bắt nguồn từ chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng thực chất đó là sự thay đổi về nhận thức, đổi mới tư duy trong lĩnh vực lao động. Người lao động đã năng động và chủ trương tự tao việc làm cho mình và cho xã hội. Người sử dụng lao động được khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, việc làm. Bên cạnh đó chính sách việc làm vẫn là vấn đề bức xúc đối với toàn xã hội. Phần đông người lao động đến tuổi lao động đều mong muốn có việc làm nhưng khả năng thực tế chưa cao. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động ở khu vực thành thị vẫn còn cao giai đoạn 1996 đến 2000 là 5,88% và 7,4% năm 1999, phi nông nghiệp từ tình trạng thiếu việc làm sẽ diễn ra một cách gay gắt trong các năm tới. . 2.5. Chính sách thuế đối với phân phối thu nhập Thuế là một công cụ tài chính rất quan trọng, có thể phân loại thuế theo nhiều tiêu thức: Theo đối tượng đánh thuế : thuế trực trực thu, thuế giảm thu, thuế tài sản. ở nước ta có thuế nông nghiệp, thuế doanh thu, thuế lợi tức, htuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế sát sinh, htuế trước bạ, thuế môn bài. Từ năm 1986 đến nay nước ta đã trải qua hai bước tiến hành cải cách hệ thống chính sách thuế nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đáp ứng yêu cầu chuyển sang nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế bình đẳng trong quá trình sản xuất- kinh doanh và trong nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Qua quá trình thực hiện nó đạt kết quả quan trọng: Về thu ngân sách nhà nước: Thuế và phí đã đáp ứng được nhu cầu chi tiêu cơ bản của nhà nước. Từ năm 1996 – 2001 tốc độ tăng trưởng thuế và phí năm sau so với nămk trước đều tăng( 1996 tăng 18,25; 1997 tăng 2,8%; năm 2000 tăng 16,7%; năm 2001 tăng 14%. Tỷ lệ động viên thuế và phí/GDP đã đạt được mục tiêu đề ra năm 1996 : 21,8% GDP; 1997: 19,4% GDP; 2001: 20,4% GDP ). -Thuế đã góp phần khuyến khích sản xuất-kinh doanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển. Trong thời gian qua, chúng ta đã từng bước thực hiện giảm mức thuế suất của thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế chuyển quyền sử dụng đất…hệ thốngchính sách thuế đã góp phần tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong tổng sản phẩm xã hội. Nước ta đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần với 39 nước, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư. Với việc qui định thuế xuất khẩu, thuế xuất khẩu có 3 mức thuế suất: Thuế suất ưu đãi, Thuế suất đặc biệt ưu đãi, thuế suất phổ thông để áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ các thị trường khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngoại thương. Đối với hàng hoá trong nước sản xuất đã qui định thuế suất nhập khẩu cao để tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển. Hệ thống chính sách thuế được áp dụng cho mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình doanh nghiệp đã tạo ra môi trường bình đẳng về thuế, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trong cơ chế thị trường. Thuế thu nhập đối với ngươig có thu nhập cao đã điều tiết một phần thu nhập của những người có thu nhập cao trong nước và ở nước ngoài nhằm hạn chế sự chênh lệch về mức sống giữa các thành viên tròn xã hội. Mặt khác, nhà nước có điều kiện thực hiện chính sách xã hội để hỗ trợ cho người nghèo, từng bước thực hiện hệ thống chính sách thuế đơn giản, ít thuế suất. Thuế giá trị gia tăng(GTGT) chỉ còn 4 mức thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ còn một mức thuế suất phổ thông (32%) đã thống nhất cách xác định thu nhập chịu thuế giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Về công tác chính sách thuế: Cùng với tiến trình cải cách nội dung chính sách thuế, Nhà nước đã từng bước thực hiện cải cách hành chính trong công tác quản lí thuế. Cơ quan thuế đã chú trọng đến công tác tuyên truyền, hướng dẫn đối tựng nộp thuế, đồng thời đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra. Đồng thời phân cấp công tác quản lí thuế, thẩm quyền miễn giảm thuế, hoàn thuế để nâng cao trách nhiệm của cơ quan trực tiếp quản lí thuế và giảm bớt đầu mối quan hệ với người nộp thuế. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/1/1999 đến nay đã phát huy được vì tác dụng tích cực, góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư nhiều vào nghành nghề, khu vực cần khuyến khích phát triển, mở rộng qui mô kinh doanh, đổi mới công nghệ, cải thiện môio trường hoạt động. Việc thống nhất mức thuế suất phổ thông chung là 28%, mức thuế suất ưu đãi là 20%, 15%, 10%, bỏ thuế thu nhập bổ xung, bỏ thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài sẽ giảm số thu cho ngân sách nhà nước khoảng 2704 tỉ đồng. Điều chỉnh mức thuế suất từ 32% xuống còn 28% với doanh nghiệp trong nước. Vận dụng động viên công bằng theo chiều dọc đối với dự án đầu tư áp dụng thuế suất 25%, 20% hoặc 15%. Việc áp dụng nhiều mức thuế thu nhập doanh nghiệp như trên là sự vận dụng quan điểm điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng của Đảng và Nhà nước. Thuế thu nhập cá nhân là dòng thuế trực thu của người có thu nhập cao dựa vào ngân sách nhà nước để đáp ứng các khoản chi có tính chất công cộng. Kể từ ngày 1/4/1991 khi áp dụng pháp lệnh thuế thu nhập với người có thu nhập cao, số thuế thu được từ nguồn thu này ngày càng tăng. Từ 62 tỉ đòng năm 1991 lên 390 tỉ đồng năm 1994 và năm 2000 là 16.000 tỉ đồng. Hiện nay ở nước ta số thu của ttncn xấp xỉ bằng thuế sử dụng đất nông nghiệp của trên 10 triệu hộ nông dân thuộc đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp. Tuy nhiên chính sách thuế này hiện còn bộc lộ nhiều bất cập, chưa phát huy hết vai trò của nó trong việc tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, điều tiết thu nhập của tầng lớp dân cư đáp ứng điều kiện thực tế của đất nước. Nhìn chung, hệ thống chính sách thuế hiện nay chưa bao quát hết các nguồn thu đang phát sinh hàng ngày. Cơ cấu thu chưa hợp lý, thuế trực thu còn chiếm tỉ lệ thấp. Về đối tượng chịu thuế còn nhiều đối tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt còn hẹp. Thuế thu nhập đối với người thu nhập cao, số lượng đối tượng nộp thuế còn hạn chế và chưa tạo được nguồn thu chưa bao quát và điều tiết hết các khoản thu nhập. 3. Đánh gía kết quả chung và những vấn đề đặt ra đối với phân phối thu nhập. 3.1. Đánh giá chung. Với đường lối chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước, tình hình kinh tế – xã hội ở nước ta đã có những chuyển biến sâu sắc. Việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế những thành phần đã tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, nền kinh tế nước ta tăng trưởng liên tục với tốc đọ cao. GDP thời kỳ 1991-1995 là 8,2%;năm 1996-2000 là 7%/năm. Năm 2001 là 6,19%; năm 2002 là 7,04%, đây là tốc độ phát triển cao trong tình hình kinh tế – chính trị thế giới đang diễn biến phức tạp. Cùng với quá trình tăng trưởng GDP thu nhập của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt đáp ứng cuộc sống người lao động, thu nhập bình quân đầu người năm 1995 tăng 22,6% so với năm 1994, năm 1996 tăng 10% so với 1995. Thời kỳ 1996 – 1999 tốc độ tăng bình quân là 8,78%. Các chính sách tiền lương, bảo hiểm, xoá đói giảm nghèo, lao động việc làm đã thu được những kết quả vượt bậc. Nói chung trong thời kỳ đổi mới đời sống vật chất và tinh thần của tầng lớp dân cư và nông dân được cải thiện rõ rệt. Nền kinh tế tăng trưởng cao cùng với chính sách phân phối thu nhập hợp lý đã tạo ra sự ổn định và vững chắc về văn hoá và xã hội tạo lòng tin với các tầng lớp dân cư. Sự đổi mới của Đảng với các chính sách ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đường lối chính sách và mục tiêu phát triển của đất nước. Về chính sách tiền lương Với vai trò là một chính sách quan trọng trong phân phối thu nhập, chính sách tiền lương luôn được Đảng và nhà nước quan tâm và luôn được điều chỉnh, cải cách. Tiền lương được coi là giá cả của sức lao động hay là giá trị của sức lao động để tái sản xuất. Với người lao động tiền lương là bộ phận của thu nhập vì vậy nó là động lực thúc đẩy người lao động quan tâm đến công việc của mình. Chúng ta đã dần cải cách được quan điểm cũ như tính bình quân trong tiền lương. Để thực hiện tiền lương có phân biệt giữa các khu vực hành chính, xác định được mức tiền lương tối thiểu đạt được nhiều thành tựu quan trọng bước đầu hình thành cơ chế quản lý tiền lương mềm dẻo , linh hoạt và bảo vệ được lợi ích của người lao động. Chính sách tiền lương đã trở thành công cụ quan trọng trong phân phối thu nhập. Chính sách thuế Từng bước thực hiện vai trò là công cụ quan trọng, chủ yếu để đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập qua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33667.doc
Tài liệu liên quan