Đề tài Quan hệ cung cầu tác động đến sự lên xuống của giá cả trong một số mặt hàng tiêu dùng trong thời gian gần đây

Lời nói đầu 1

Nội dung 2

I. Quy luật giá trị 2

1.Nội dung của quy luật giá trị 2

2.Tác dụng của quy luật giá trị 2

II. Quan hệ Cung – Cầu 4

1.Cung 4

1.1 Khái niệm về Cung 4

1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến Cung 4

2. Cầu 4

2.1 Khái niệm về Cầu 4

2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến Cầu 5

3. Quan hệ Cung – Cầu 5

III. Ứng dụng vào tình hình hiện nay 6

Kết Luận 7

Mục Lục 8

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3657 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quan hệ cung cầu tác động đến sự lên xuống của giá cả trong một số mặt hàng tiêu dùng trong thời gian gần đây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng lên. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu của con người thì đòi hỏi xã hội phải đáp ứng đủ những gì mà con người cần. Song không phải nhu cầu của con người luôn ổn định trong mọi thời điểm. Ngược lại nó luôn biến động trong mọi thời điểm, và tăng lên hay hạ xuống trong một khoảng thời gian ngắn. Chính vì lẽ đó mà việc làm sao cho đủ nhu cầu của con người là một vần đề nan giải. Mặt khác khi cầu cho con người cũng phải chú ý tới cung của nhà sản xuất tức là không dẫn đến dư thừa gây lên lỗ vốn, đồng thời nó tác động tới giá cả hàng hoá. Và khi đó con người cũng chịu sự ảnh hưởng của giá cả hàng hoá. Cung và cầu đảm bảo mối quan hệ về lợi ích giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giữa người bán và người mua. Trong tình hình hiện nay việc cân bằng cung cầu là rất cần thiết. Vì vậy em chọn đề tài: “Quan hệ cung cầu tác động đến sự lên xuống của giá cả trong một số mặt hàng tiêu dùng trong thời gian gần đây.” để nghiên cứu. Trong bài tiểu luận này do trình độ kiến thức còn chưa sâu và đây là bài tiểu luận khoa học đầu tiên nên sẽ có nhiều vấn để thiếu sót, vì vậy em mong được sự chỉ bảo và giúp đỡ của các thày cô bộ môn. Em xin chân thành cảm ơn. Nội dung I. Quy luật giá trị 1. Nội dung của quy luật giá trị. Quy luật gía trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá. Theo quy luật này:” Sản xuất và trao đổi phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết.” Biểu hiện của quy luật giá trị: Trong sản xuất: +Thời gian hao phí cá biệt: Đại bộ phận là tương đương với thời gian lao động cần thiết, một số ít nhỏ hơn thì lại có một số lớn hơn. +Trong toàn xã hội: Tổng thời gian hao phí cá biệt = tổng thời gian LĐXH cần thiết. Trong lưu thông: +Đối với một loại hàng hoá: Giá cả có thể lên xuống nhưng phải xoay quanh trục giá trị của hàng hoá. Giá cả giá trị +Nguyên nhân: chịu tác động của quan hệ cung cầu +Đối với tổng hàng hoá trên phạm vi xã hội.Tổng giá cả HH =Tổng giá trị HH 2. Tác dụng của quy luật giá trị. Trong nền kinh tế hàng hoá, quy luật giá trị có những tác động sau đây: Thứ nhất: Điều tiết tự phát sản xuất và lưu thông qua sự biến động của gía cả thị trường. Điều tiết được biểu hiện như sau: Khi cung nhỏ hơn cầu, sản phẩm không đủ để thoả mãn nhu cầu xã hội, giá cả cao hơn giá trị của hàng hoá bán chạy với lãi cao, người sản xuất mở rộng quy mô sản xuất, những người trước đây sản xuất hàng hoá khác nay chuyển sang sản xuất hàng hóa này. Như vậy, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển vào nghành này nhiều hơn ngày khác. Khi cung lớn hơn cầu, sản phẩm làm ra quá nhiều so với nhu cầu xã hội, giá cả thấp hơn giá trị, hàng hoá không bán chạy, có thể lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất ở ngành này thu hẹp quy mô sản xuất hay chuyển sang ngành khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động giảm đi ở ngành này và tăng ở ngành khác mà họ thấy có lợi hơn. Thứ hai: Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh lực lượng sản xuất xã hội phát triển. Nếu người sản xuất hàng hoá cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, giá trị cá biệt hàng hoá sẽ thấp hơn giá trị xã hội và như vậy người sản xuất sẽ có nhiều lãi hơn. Ngược lại, người sản xuất có giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội: bị lỗ vốn, phá sản. Tình hình trên đã thúc đẩy người sản xuất hàng hoá không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động. Thứ ba: Phân hoá những người sản xuất hàng hoá. Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao độgn có biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng. Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản trở thành nghèo khó. Như vậy tác dụng của quy luật giá trị làm cho những người sản xuất hàng hoá phân hoấ thành một bên là những người sản xuất hàng hoá phân hoá thành một bên là những nhà tư bản hóc lột và một bên là những ngưòi vô sản tay trắng đi làm thuê. Khi chúng ta nói sản xuất hàng hoá là khởi điểm phát sinh ra chủ nghĩa tư bản, chính là nói đến tác động này của quy luật giá trị, quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá. Quy luật giá trị là trừu tượng. Nó thể hiện sự vận động thông qua sự biến động của giá cả. Giá cả là tín hiệu của thị trường về nhu cầu xã hội. Trong sản xuất kinh doanh, ai có được nhu cầu thực tế thì đã có thể quyết đình được 50% thắng lợi, nhưng cái gì quyết đình giá cả? Nói quyết định giá cả là nói việc quyết định mức gía, tỷ giá và sự vận đông của giá, Có thể có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến gía cả như giá trị và quy luật giá trị, cạnh tranh, quan hệ cung cầu, sức mua của đồng tiền và lạm phát, yếu tố tâm lý, tập quán, chi phí sản xuất... Các Mác đã khẳng định: “Dù giá cả sản xuát như thế nào thì quy luật giá trị cũng vẫn phải chi phố sự vận động của chúng”. Nếu coi cung cầu quyết định giá cả hàng hoá thì khi cung cầu bằng nhau thì giá cả hàng hoá do cái gì quyết định? Sự hoạt động của quy luật giá trị có biểu hiện: Giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị thị trường của hàng hoá, nghĩa là sự hình thành giá cả thị trường phải dựa trên cơ sở giá trị thị trường. Ngoài giá trị thị trường, sự hình thành giá cả thị trường còn chịu sự tác động của quan hệ cung cầu hàng hoá. Vấn đề này được thể hiện rất rõ qua một số mặt hàng tiêu dùng trong thời gian gần đây. II. Quan hệ Cung Cầu 1. Cung 1.1 Khái niệm về cung Là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà các chủ thể đem bán ra trên thị trường trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất, chi phí sản xuất xác định. 1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến cung Công nghệ: Công nghệ là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất, giảm chi phí lao động trong quá trình chế tạo sản phẩm. Khi mà chúng ta cải tiến công nghệ, tức là góp phần tăng khả năng sản xuất, khối lượng hàng hoá tăng lên so với lao động thủ công dẫn đến cung tăng lên. Giá cả của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường (đầu ra): Khi giá cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường mà tăng lên thì cung sẽ tăng lên và ngược lại. Chi phí sản xuất: chi phí sản xuất mà thấp, người ta sẽ sản xuất nhiều hơn thì cung tăng lên, còn khi chi phí sản xuất mà cao thì cung sẽ giảm đi. Chính sách thuế: Chính sách thuế của nhà nước ta có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định sản xuất của các hãng do đó ảnh hưởng đến việc cung sản phẩm. Khi mà mức thuế cao sẽ làm cho phần thu nhập còn lại cho người sản xuất ít đi và họ không có ý muốn cung hàng hoá nữa, khi đó lượng cung sẽ giảm. Ngược lại mức thuế thấp sẽ khuyến khích các hãng mở rộng sản xuất và cung sẽ tăng lên. Trong các nhân tố đó, giá cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới lượng cung về hàng hoá và dịch vụ đó. Cung tỷ lệ thuận với giá cả. Giá cả cao thì cung lớn và ngược lại, giá cả thấp thì cung giảm. 2. Cầu 2.1 Khái niệm về cầu Cầu là khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng mua trong một thời kỳ tương ứng với giá cả, thu nhập và các biến cố kinh tế xác định. Người tiêu dùng ở đây bao gồm dân cư, các doanh nghiệp nhà nước và cả người nước ngoài. Tiêu dùng bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân. 2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến cầu. Thu nhập người tiêu dùng: Là một yếu tố quan trọng xác định cầu. Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng. Khi thu nhập tăng lên dẫn đến sự tăng về cầu đối với tất cả các loại hàng hoá, tức là cầu tăng và ngược lại. Giá cả của loại hàng hoá liên quan: Được chia làm hai loại - Hàng hoá thay thế: là hàng hoá có thể sử dụng thay thế cho hàng hoá khác. Thí dụ cà phê và chè là hai loại hàng hoá thay thế. Khi giá của một loại hàng thay đổi thì cầu đối với loại hàng hoá kia cũng thay đổi. Cụ thể khi giá cà phê tăng lên thì cầu đối với chè tăng lên. - Hàng hoá bổ sung: là hàng hoá sử dụng đồng thời hàng hoá khác. Thí dụ các nước châu Âu người ta thường uống chè với đường – chè với đường là hàng bổ sung. Đối với hàng hoá bổ sung khi giá của một hàng hoá tăng lên thì cầu đối với hàng hoá bổ sung kia sẽ giảm đi. Lãi suất: Lãi suất của ngân hàng mà cao lên, người dân không có tiền để gửi, khi đó cầu sẽ giảm. Và khi lãi suất ngân hàng mà thấp xuống thì cầu sẽ tăng lên. Thị hiếu của người tiêu dùng: Thị hiếu có ảnh hưởng lớn đến cầu của người tiêu dùng, thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng. Điều đó có nghĩa là khi người tiêu dùng thích hàng hoá hoặc dịch vụ nào thì cầu về loại hàng hoá và dịch vụ đó sẽ tăng lên, và ngược lại. Trong các nhân tố đó, giá cả hàng hoá là nhân tố tác động trực tiếp và tỷ lệ nghịch với lượng cầu. Giá cả hàng hoá cao thì cầu về hàng hoá đó thấp, ngược lại, giá cả hàng hoá thấp, lượng cầu sẽ cao. 3. Quan hệ giữa cung và cầu. Quan hệ giữa cung và cầu là quan hệ giữa người bán và người mua, giữa người sản xuất và người tiêu dùng; là những quan hệ có vài trò quan trọng trong kinh tế hàng hoá. Giá cả được hình thành ngay trên thị trường.Giá trị thị trường là kết quả của sự thương lượng và thoả thuận giữa người mua và người bán. Đối với người bán, giá cả phải đáp ứng nhu cầu bù đắp được chi phí và có doanh lợi. Chi phí sản xuất là giới hạn dưới, là phần cứng của giá cả. Còn doanh lợi càng nhiều càng tốt. Đối với người mua, giá cả phải phù hợp với lợi ích giới hạn của họ. Giá cả thị trường dung hoà cả hai lợi ích của mua lẫn người bán.Không phải chỉ có giá cả ảnh hưởng tới cung và cầu, mà quan hệ cung – cầu ảnh hưởng tới việc xác định giá cả trên thị trường. Cung và cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cầu xác định cung và ngược lại cung xác định cầu. Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hoá: Chỉ có ít hàng hoá nào có cầu thì mới được sản xuất, cung ứng; hàng hoá nào tiêu thụ được nhiều, nhanh ngiã là có cầu lớn sẽ được cung ứng nhiều và ngược lại. Đến lượt mình, cung tác động đến cầu, kích thích cầu. Những hàng hoá nào được sản xuất cung úng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu sở thích của người tiêu dùng sẽ được ưa thích hơn, bán chạy hơn, làm cho cầu tăng lên. Vì vậy, người sản xuất hàng hoá phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng, dự đoán sự thay đổi của cầu, phát hiện các nhu cầu mới để cải tiến chất lượng, hình thức mẫu mã cho phù hợp. Giá cả được hình thành ngay trên thị trường.Cung cầu không chỉ có mối quan hệ với nhau mà còn ảnh hưởng tới giá cả: Khi cung bằng cầu, người bán sẽ bán hàng theo đúng giá trị, giá cả bằng giá trị. Khi cung lớn hơn cầu, người bán phải giảm giá, giá cả có thể thấp hơn giá trị hàng hoá. Khi cung nhỏ hơn cầu, người bán có thể tăng giá, giá cả có thể cao hơn giá trị. III. ứng dụng vào tình hình hiện nay Hiện nay, hầu hết các loại thực phẩm đều tăng giá, từ thịt lợn đến các loại thuỷ sản như cá, tôm, lươn, ốc... và cả rau đậu. Có những loại thực phẩm giá còn tăng cao hơn cả trong những ngày trước và sau tết nguyên đán. Tính chung, gía thực phẩm tháng 2/2004 tăng 6.8% và 2 tháng đã tăng 8.5%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng cùng kỳ (tháng 2/2003 tăng 4.4%, 2 tháng tăng 5.8% và giảm 2.4% ngay từ tháng 3). Nguyên nhân là do dịch cúm gia cầm. Mặc dù theo tính toán sơ bộ thiệt hại số gia cầm bị tiêu huỷ chỉ chiếm khoảng 0.2% GDP, nhưng với số lượng 40 triệu con, chiếm 15% tổng đàn, vốn chiếm vị trí quan trọng trong các bữa ăn hàng ngày, lễ cưới, hội và vào trong các dịp tết...thì cung thực phẩm bị hẫng hụt đáng kể. Tình hình này làm cho giá thực phẩm năm 2004 sẽ cao hơn so với năm 2003 là 2.9%. Nói như vậy cũng không hẳn là giá thực phẩm tăng cao vào dịp tết do bệnh cúm gia cầm. Vì hàng năm vào dịp tết giá các mặt hàng vẫn tăng (cung tăng, cầu cũng tăng nhiều). Chính vì thế mà phải kể đến một nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá mạnh các mặt hàng thực phẩm vào dịp tết là do: Khả năng nắm bắt thị trường và sự chuẩn bị của chúng ta quá kém, không đáp ứng thị trường tiêu dùng. Không chỉ ở các mặt hàng thực phẩm. Giá các vật liệu xây dựng đều tăng mạnh như sắt, thép, xi măng... Giá sắt thép vào thời điểm này đang ở mức rất cao, gấp rưỡi cách đây 4 tháng (7.5 – 8triệu đồng/tấn). Nguyên nhân gián tiếp là do giá nhập khẩu tăng, nhưng nguyên nhân sâu xa là do mức sống của con người ngày càng cao, nhu cầu về xây dựng ngày càng tăng lên.Trong khi cung cho thị trường còn hạn chế. Giá tăng không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến thu nhập, sức mua có khả năng thanh toán của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến giá thành, giá bán sản phẩm, đến hiệu quả và sức cạnh tranh và đến luân chuyển nguồn vốn đầu tư của xã hội. Kết Luận Trong tình hình hiện nay, việc đầu tiên là cần dập tắt bệnh cúm gà để cân bằng lại giá cả thực phẩm, nhằm ổn định lại tâm lý người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc xây dựng thêm nhiều nhà máy sản xuất xi măng, sắt, thép, cát.. . để đáp ứng cầu cuả con người về xây dựng. Tóm lại quan hệ cung – cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hoá. Bên cạnh đó nó còn ảnh hưởng đến lợi nhuận, cạnh tranh, quy mô sản xuất, công việc làm.. .nắm được quy luật cung – cầu là điều kiện cơ bản của sự thành đạt trong cạnh tranh, nhà nước có chính sách tác động vào “tổng cung” và “tổng cầu” để nền kinh tế cân đối, tăng trưởng và phát triển nền kinh tế Việt Nam, nhằm đạt mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh “. Mục Lục Lời nói đầu 1 Nội dung 2 I. Quy luật giá trị 2 1.Nội dung của quy luật giá trị 2 2.Tác dụng của quy luật giá trị 2 II. Quan hệ Cung – Cầu 4 1.Cung 4 Khái niệm về Cung 4 Nhân tố ảnh hưởng đến Cung 4 2. Cầu 4 2.1 Khái niệm về Cầu 4 2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến Cầu 5 3. Quan hệ Cung – Cầu 5 III. ứng dụng vào tình hình hiện nay 6 Kết Luận 7 Mục Lục 8 TàI liệu tham khảo Thời Báo kinh tế Việt Nam Sách Kinh tế học phổ thông của giáo sư Trần Phương Giáo trình Kinh tế học Mác – LêNin trường ĐH Quản lý và Kinh doanh Báo Thông tin tư liệu Bài giảng Kinh tế chính trị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0676.doc
Tài liệu liên quan