MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 21
Chương 1. Quan điểm triết học về mối quan hệ biện chứng giữa xã hội và tự nhiên. 3
1.1. Xã hội – Bộ phận đặc thù của tự nhiên: 3
1.2. Đặc điểm của quy luật xã hội: 3
1.2.1. Quy luật xã hội có tính khách quan: 4
1.2.2. Quy luật xã hội mang tính tất yếu phổ biến: 4
1.2.3. Đặc điểm riêng của quy luật xã hội: 4
1.3. Sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên: 5
1.3.1. Vai trò của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trong hệ thống tự nhiên – xã hội: 5
1.3.2. Các yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên: 6
Chương 2. Nhìn nhận thực tế môi trường hiện nay ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp cho vấn đề nóng bỏng này. 12
2.1 . Các khái niệm cần biết: 12
2.2. Tình hình môi trường chung của thế giới: 13
2.2.1. Đặc điểm cơ bản cuộc sống hiện nay trên thế giới: 13
2.2.2. Tình trạng môi trường thế giới hiện nay: 14
2.2.3. Tính thời đại của vấn đề môi trường và phát triển: 15
2.3. Tình hình chung về môi trường Việt Nam: 16
2.3.1. Tổng quan về môi trường Việt Nam: 16
2.3.2. Các yếu tố tác động đến môi trường sinh thái nước ta: 16
2.3.3. Những nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm và suy thoái môi trường ở nước ta: 18
2.4. Một số giải pháp cơ bản đối với vấn đề môi trường sinh thái hiện nay: 19
2.5. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn từ 2001 đến 2010 cho thấy sự quan tâm của Nhà nưóc đối với bảo vệ môi trường. 21
Kết luận 23
Tài liệu tham khảo 24
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan hệ giữa xã hội tự nhiên vầ vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úng ta cần nắm vững các quy luật của tự nhiên, biết vận dụng những quy luật đó một cách chính xác vào trong hoạt động thực tiễn của mình.
Vì tính chất của mối quan hệ lẫn nhau giữa xã hội và tự nhiên trước hết phụ thuộc vào quan hệ sản xuất, vào chế độ xã hội, vào tính chất những điều kiện chính trị kinh tế – xã hội nên nếu chỉ thay đổi nhận thức thì chưa đủ. Muốn điều khiển được những lực lượng tự nhiên cần phải điều khiển được các lực lượng xã hội. Để loại trừ tận gốc nguyên nhân phá hoại tự nhiên và gây ô nhiễm môi trường thì phải loại bỏ chế độ người bóc lột người dựa trên cơ sở tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Thiết lập nên một hình thái xã hội mới – hình thái xã hội cộng sản chủ nghĩa chính là tiền đề giải quyết mâu thuẫn gay gắt giữa con người với con người và giữa con người với tự nhiên. Chỉ dưới chủ nghĩa cộng sản, con người mới được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, được hành động tự do, có đầy đủ điều kiện xã hội và những tri thức cần thiết để nắm bắt các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội biết tự giác sống theo những quy luật đó.
+ Tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của sự thống nhất biện chứng giữa con người, xã hội và tự nhiên:
Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới:
Triết học Mác đã nghiên cứu con người và tự nhiên trong sự thống nhất hữu cơ giữa chúng, đồng thời cũng chỉ ra sự khác nhau về chất giữa con người xã hội và tự nhiên.
Một mặt chủ nghĩa Mác khẳng định ảnh hưởng to lớn của tự nhiên đối với sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội; mặt khác, nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của con người và xã hội với tư cách là nhân tố gây ra sự biến đổi không ngừng của tự nhiên.
Tính thống nhất của thế giới không phải ở sự tồn tại của nó dù tồn tại là tiền đề của tính thống nhất của nó, vì trước khi thế giới có thể là một thể thống nhất thì trước hết thế giới phải tồn tại đã... Tính thống nhất thực sự của thế giới là ở tính vật chất của nó. Tính vật chất này được chứng minh bằng sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên. Ăngghen còn đặc biệt nhấn mạnh sự thống nhất vật chất của thế giới nằm trong sự vận động chuyển hoá và phát triển không ngừng:”Vận động là cách thức tồn tại của vật chất. Bất kì ở đâu và bất cứ lúc nào cũng không có và không thể có vật chất mà không có vận động”.
Thế giới cực kì phức tạp và đa dạng, được cấu thành từ nhiều yếu tố, suy cho cùng là từ ba yếu tố cơ bản: giới tự nhiên, con ngươi và xã hội loài người. Ba yếu tố thống nhất với nhau trong một hệ thống “Tự nhiên – Con người – Xã hội”. Chúng đều là những dạng thức khác nhau, những trạng thái, những đặc tính và những quan hệ khác nhau, những trạng thái những đặc tính và những quan hệ khác nhau của vật chất đang vận động. Thế giới luôn vận động, nhưng lại luôn ổn định vì sự vận động của thế giươí là sự vận động có quy luật và tuân theo quy luật. Tất cả các quá trình diễn ra trong tự nhiên, trong xã hội và trong con người đều phải chị chi phối của một số quyluật phổ biến nhất định. Sự hoạt động của các quy luật đó đã nối liền các yếu tố của thế giới thành một chỉnh thể thống nhất, vĩnh viễn vận dộng và phát triển không ngừng trong không gian và thời gian.
Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới do Ph. Ăngghen đưa ra đã khẳng định rằng tuy thế giới muôn màu muôn vẻ, vô cùng phức tạp nhưng chúng là một chỉnh thể toàn vẹn, vì chúng đều được cấu thành từ vật chất. Bằng sự vận động, các yếu tố của thế giới đẫ nối liền với nhau thành một hệ thống.
ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới đối với việc giải quyết vấn đề sinh thái hiện nay:
ý nghĩa phương pháp luận thứ nhất là: Các khoa học như thiên văn học, vũ trụ học... đã chỉ ra tính thống nhất của thế giới ở tầm vĩ mô. Vật lý học, hoá học... đã chứng minh được tính thống nhất vật chất của thế giới ở mức độ vi mô. Nhờ sinh vật học, con người đã nhận thức ra sự thống nhất vật chất của thế giới hữu cơ ở tầm vi mô và vĩ mô: đó là sự tồn tại của các đại phân tử di truyền ADN và ARN ở tất cả các cơ thể sống. Hệ thống Tự nhiên – Con người – xã hội là một bộ phận lớn nhất, bao trùm nhất đối với sự sống con người. Cơ sở thống nhất của hệ thống này được quy định bởi cấu trúc chặt chẽ, liên hoàn của sinh quyển và bởi cơ chế hoạt động theo nguyên tắc tự tổ chức, tự bảo vệ, tự điều chỉnh, tự làm sạch của chu trình sinh học. ý nghĩa phương pháp luận đầu tiên rút ra từ nguyên lý là: Phải có quan điểm hệ thống, quan điểm toàn diện và phát triển trong việc giải quyết các vấn đề sinh thái hiện nay. Do đó, con người cần nhận thức rằng con người và xã hội dù phát triển đến mức độ cao cũng chỉ là một bộ phận của sinh quyển. Con người và xã hội tuy đã có sức mạnh to lớn, về một mặt nào đó có thể so sánh với sức mạnh tự nhiên nhưng hoạt động của con người không thể vượt ra ngoài hệ thống.
ý nghĩa phương pháp luận thứ hai là: Con người cần phải tìm ra những phương sách thích hợp, cần thiết để giải quyết những mâu thuẫn giữa xã hội và tự nhiên. Về mặt cấu trúc, giữa con người xã hội và tự nhiên không có gì mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa xã hội và tự nhiên nảy sinh từ hoạt động của con người, bắt đầu từ phương thức sản xuất. Bởi vậy, việc giải quyết mâu thuẫn cũng phải bắt đầu từ việc khắc phục những sai lầm của phương thức sản xuất. Hoạt động sản xuất của con người ngoài việc tái sản xuất xã hội mà còn phải tái sản xuất những tài nguyên thiên nhiên đã tiêu dùng và thải bỏ trong qua trình sản xuất.
ý nghĩa phương pháp luận thứ ba là: Sự thống nhất của ba yếu tố tự nhiên, con người và xã hội trong hệ thống là một tất yếu khách quan, vốn có. Chính con người và xã hội góp phần quan trọng vào việc phá vỡ sự thống nhất đó. Con người phải có trách nhiệm thiết lập lại sự thống nhất đó để tạo nên sự hài hoà thật sự giữa xã hội và tự nhiên. Trên cơ sở nền khoa học, kỹ thuật và công nghệ phát triển cao, con người cần phải hướng hoạt động của xã hội vào việc tìm kiếm các con đường dẫn đến sự thống nhất thật sự giữa các yếu tố trong hệ thống Tự nhiên – Con người – Xã hội.
+ Sự thống nhất biện chứng của mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với tự nhiên.
C. Mác và Ph. Ăngghen luôn nhấn mạnh đến vai trò quyết định của lực lượng sản xuất, của kinh tế đối với sự phát triển xã hội, song, không bao giờ các ông tách rời lực lượng sản xuất ra khỏi quan hệ sản xuất, nghĩa là tách mối quan hệ giữa con người với con người, vì đó là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức của một phương thức sản xuất xác định. Con người làm nên lịch sử xã hội mà xã hội là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa người và người. Do đó, nói đến sự tiến bộ xã hội không thể chỉ nói đến mối quan hệ giữa con người với tự nhiên mà phải tính đến cả mối quan hệ giữa con người và con người, nhất là mối quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất.
Nếu sự tiến bộ xã hội được xem xét theo sự thống nhất lịch sử cụ thể của các mối quan hệ giữa con người với con người và con người với tự nhiên, thì trong quá trình lịch sử tự nhiên, các cuộc cách mạng lực lượng sản xuất đã đưa đến ba trình độ phát triển của xã hội loài người. Cuộc cách mạng sản xuất lần thứ nhất đã tách con người ra khỏi thế giới động vật, song, trong buổi đầu sơ khai của lịch sử, xã hội và tự nhiên đã hoà nhập lại thành một chỉnh thể thống nhất, chưa có sự đối lập giữa con người và tự nhiên, giữa con người và con người. ở giai đoạn hai của sự tiến bộ xã hội, các cuộc cách mạng lực lượng sản xuất đã đưa đến sự tách biệt, đối lập gay gắt giữa con người và tự nhiên, cùng với nó là sự mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa con người với con người. Điều này tiêu biểu ở các nước tư bản chủ nghĩa, bọn tư bản nhằm thu lợi nhuận tối đa đã không tiếc gì việc khai thác bừa bãi môi trường và người gánh chịu hậu quả chính là những người lao động nghèo. Hiện nay, ở các nước chậm phát triển nếu không có nhận thức đúng về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường cũng rất dễ trở thành nạn nhân, bãi thải công nghệ lạc hậu, phá hoại môi trường của các nước phát triển. Việc đưa khoa học, kỹ thuật công nghệ trở thành lực lượng sản suất trực tiếp, cuộc cách mạng lực lượng sản xuất lần thứ tư dẫn đến sự biến đổi sâu sắc mối quan hệ con người với tự nhiên và con người với con người.
Sự vận động khách quan tất yếu của quá trình lịch sử tự nhiên sẽ dẫn đến sự thống nhất giữa môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, giữa con người – xã hội – tự nhiên. Cơ sở bảo đảm sự thống nhất đó chính là sự thống trị của công nghệ trí tuệ trong giai đoạn phát triển mới này. Hoạt động trí tuệ của con người sẽ giữ vai trò quyết định trực tiếp đến cả sự tồn tại của xã hội lẫn tự nhiên. Môi trường sống duy nhất mà con người đang hướng đến để xây dựng là môi trường mà trong đó không cần sự đối lập gay gắt giữa con người và tự nhiên, cũng như sự đối kháng giữa con người với con người.
Con người và tự nhiên, con người và con người có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau nên con người là chủ thể chính trong việc tạo nên một môi trường tự nhiên lành mạnh hay ô nhiễm. Điều này có mối quan hệ liên quan đến nhau rất lớn vì nếu chúng ta gây tác hại cho môi trường thì chính chúng ta đang làm hại bản thân. Nếu một số người vì lợi ích riêng mà phá hoại môi trường thì họ đang làm hại đến đồng loại của mình. Đồng ý rằng việc khai thác tài nguyên là góp phần sản xuất, tạo ra sự phát triển xã hội nhưng tăng trưởng mà không quan tâm đến sự bền vững thì tăng trưởng chỉ là trước mắt không lâu dài, thậm chí theo sau tăng trưởng là nguy cơ to lớn về việc mất đi môi trường sống.
+ Nguyên lý về sự điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên:
Sự phát triển của xã hội loài người ngày nay đang hướng đến các mục tiêu: phồn thịnh về kinh tế, công bằng bình đẳng về xã hội và môi trường sinh thái trong sạch. Chỉ có hướng đến các mục tiêu đó, xã hội mới có thể đạt đến sự phát triển lâu bền. Con người bằng quá trình sản xuất xã hội đã gây nên biết bao vấn đề tiêu cực, bức xúc và nóng bỏng trong lĩnh vực môi trường sinh thái. Để tồn tại và phát triển trước tiên con người phải sửa chữa những sai lầm của mình, mà cơ sở phương pháp luận chung nhất đó là điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người (xã hội) và tự nhiên. Theo Ph. Ăngghen sự điều khiển một cách có ý thức ở đây không phải là bắt tự nhiên phải phục tùng con ngưòi một cách vô điều kiện như một kẻ xâm lược đi thống trị một dân tộc khác, mà là phải biết nắm vững những quy luật của tự nhiên và phải biết vận dụng những quy luật đó vào trong hoạt động thực tiễn của mình, trứoc hết và quan trọng hơn cả là vào quá trình sản xuất xã hội.
Chương 2. Nhìn nhận thực tế môi trường hiện nay ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp cho vấn đề nóng bỏng này.
2.1 . Các khái niệm cần biết:
_ Môi trường:
Môi trường là khái niệm dùng để chỉ tổng thể các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, có quan hệ mật thiết đến sinh hoạt sống và phát triển của con người và xã hội loài người. Khái niệm môi trường ở đây không phải là thế giới tự nhiên nói chung bất kỳ mà là thế giới tự nhiên đặt trong mối quan hệ mật thiết với sinh hoạt sống và phát triển của con người và xã hội loài người.
_ Môi trường sinh thái:
Môi trường sinh thái là bao gồm tất cả những điều kiện xung quanh liên quan đến sự sống của sinh thể. Đối với con người, môi trường sinh thái là tất cả điều kiện tự nhiên và xã hội, cả vô cơ và hữu cơ có liên quan đến sự sống của con người, sự tồn tại, phát triển của xã hội.
_ Ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường (Điều 2, chương I, Luật bảo vệ môi trường của CHXHCN Việt Nam).
_ Bảo vệ môi trường:
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (Điều 1, chương I, Luật bảo vệ môi trường của CHXHCN Việt Nam).
_ Phát triển bền vững:
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ.
Phát triển bền vững về môi trường là đòi hỏi phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho sản xuất lương thực, chất đốt trong khi vẫn mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của số dân tăng nhanh. Phát triển bền vững là phải sử dụng có hiệu quả đất canh tác và nguồn nước cũng như lựa chọn kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng. Phát triển bền vững là bảo tồn nguồn nước, chấm dứt sử dụng lãng phí nước và cải thiện tính hiệu quả của hệ thống dẫn nước, cải thiện chất lượng nước, giới hạn mức khai thác nước từ các sông ngòi ao hồ sao cho không phá hoại các hệ sinh thái phụ thuộc vào nước, giới hạn khai thác nước dưới đất ở mức để các tầng nước ngầm có thể tự khôi phục. Phát triển bền vững là bảo tồn sự phong phú của đa dạng sinh học trái đất cho các thế hệ tương lai, ngăn chặn sự phá huỷ các hệ sinh thái, địa bàn cư trú và sự tuyệt chủng các giống loài.
2.2. Tình hình môi trường chung của thế giới:
2.2.1. Đặc điểm cơ bản cuộc sống hiện nay trên thế giới:
_ Sự phân hoá sâu sắc mức sống giữa các nước, giữa các tầng lớp dân cư trong từng quốc gia dẫn đến thiếu đồng bộ trong vấn đề quan tâm đến môi trường. Điều này dẫn đến trên thế giới có hai quá trình suy giảm, ô nhiễm môi trường:
+ Ô nhiễm do thừa thãi của cải tại các nước thu nhập cao, hoặc tại các tầng lớp giàu có ở các nước khác thu nhập thấp hơn, việc sử dụng quá nhiều nguyên, nhiên, vật liệu, năng klượng vào sản xuất, sự tiêu xài quá mức trong đời sống gây lãng phí lớn vêg tài nguyên, suy thoái nghiêm trọng môi trường.
+ Ô nhiễm do đói nghèo do đói khổ phải jhai thác cùng kiệt tài nguyên thiên nhiên để bán kiếm sống, phải ở trong môi trường ô nhiễm và thấp kém về kinh tế – xã hội.
_ áp lực gia tăng tự nhiên dân số cao dẫn đến thiếu chăm sóc sức khoẻ và ít quan tâm đến môi trường. Sự gia tăng cao về dân số, đặc n=biệt ở các nước đang phát triển đã dẫn đến sự căng thẳng về không gian sống và các áp lực về kinh tế – xã hội. Tác động trực tiếp việc làm suy giảm chất lượng môi trường sống và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
_ Việc sử dụng lãng phí các nguồn tài nguyên gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. Sử dụng lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên trước hết được thể hiện ở các nước phát triển. Tuy chiếm 20% dân số thế giới nhưng đã sản sinh tới 3/4 trong tổng số 2,5 tỷ tấn chất thải toàn thế giới (số liệu năm 1985). ở các nước đang phát triển lại có tình trạng khai phá các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất và xuất khẩu chưa có sự kiểm soát chặt chẽ.
_ Sự suy kém về kinh tế và môi trường ở phần lớn các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển có tới 60% dân số nhưng chỉ hưởng 5,6% thu nhập nói chung. ở các nước này có tới 1/3 dân số thế giới sống dưới mức nghèo khổ , nợ nước ngoài ngày càng tăng, giá cả hàng thô giảm sút mà sản phẩm chủ yếu lấy từ nguồn tài nguyên thiên nhiên được khai thác. Khủng hoảng kinh tế chính trị thường xảy ra ở các nước kém phát triển. Với những vấn đề trên dẫn đến việc bảo vệ và quản lý môi trường thường được xếp rất thấp trong danh mục ưu tiên của các nước đang phát triển. Do đó suy kém về kinh tế và môi trường là tình trạng phổ biến ở hầu hết các nước đang phát triển trên thế giới hiện nay.
_ Những cuộc cải cách kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau rất lớn trong các nước gây biến động đối với môi trường. Song song xu thế hoà nhập vẫn còn diễn ra nhiều cuộc chiến tranh phân chia lãnh thổ... Phần lớn những cuộc cải cách này gây nên những phức tạp, khó kiểm soát về các mặt như ở một số quốc gia châu Phi, một số nước hồi giáo, Châu á, kể cả ở Liên Xô cũ... Trong nhiều trường hợp gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường sống của khu vực.
2.2.2. Tình trạng môi trường thế giới hiện nay:
_ Môi trường không khí:
Tình trạng không khí bị ô nhiễm phổ bién ở phần lớn các nước, các khu vực trên thé giới. Mưa axit với quy mô ngày càng mở rộng gây hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp, cho bảo tồn các hệ sinh thái đặc trưng, làm giảm tuổi thọ của các công trình, các trang thiết bị máy móc. Sự phá huỷ tầng ôzon bình lưu của khí quyển đã làm cho trái đất chịu ảnh hưởng trực tiếp của bức xạ vũ trụ gây hại đối với sự thống sống sinh vật. Sự thay đổi của khí hậu và các hệ quả của nó. Do những tác động khó kiểm soát của con người vào môi trường đã làm đảo lộn hệ thống khí hậu tự nhiên.
_ Môi trường nước:
Sự suy thoái của môi trường biển đang ngày càng lớn hơn. Hiện nay, có 60% dân số thế giới sống trong khoản từ bờ biển vào sâu khoảng 100 km. Do đó quá trình hoạt động sống của con người với quá trình thải vào các nguồn nước đổ ra biển các chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, quá trình khai thác các nguồn lợi của biển và quá trình giao lưu kinh tế trên biển đã ngày càng tác động sâu sắc tới môi trường biển.
Các nguồn nước nội địa (nước mặn và nước ngầm) cũng đang bị cạn kiệt ô nhiễm nghiêm trọng. ở mức độ phổ biến hiện nay là nước các sông hồ ... có các thành phố, khu công nghiệp phân bố hầu hết đã bị ô nhiễm nặng, có nơi ở tình trạng nguy hiểm. Hiện nay khoảng 1,2 tỷ dân chưa có đảm bảo nước sạch. Ước tính, tại các nước đang phát triển có khỏng 80% bệnh tật và 1/3 số người chất vì bệnh tật có liên quan đến nước ô nhiễm.
_ Môi trường đất:
Vùng đất dự trữ ngày càng bị thu hẹp do việc tăng cường sử dụng vào các mục đích khác nhau. Do nhu cầu phát triển mọi mặt, nhiều vùng đất trồng đã chuyển thành các đất chuyên dụng và đất thổ cư.
Chất lượng đất cũng bị suy thoái ở nhiều nơi, đặc biệt là các nước đang phát triển. Việc sử dụng đất cho nông nghiệp còn mang nặng tính chất khai thác tự nhiên, bóc lột đất đai. Thiếu chú ý bồi dưỡng, cải tại đất đã làm cho nhiều vùng đất trở nên bạc màu, thoái hoá, không còn khả năng canh tác.
_ Môi trường sinh vật:
Sự phong phú của các loài động, thực vật của các hệ sinh thái ngày càng có nguy cơ suy giảm. Riêng ở Việt Nam, cuốn “sách đỏ” đã thống kê các loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt: 350 loài động vật gồm: 78 loài thú, 83 loài chim, 54 loài bò sát, ếch nhái, và các loài động vật dưới nước khác: 38 loài cá nước ngọt, 37 loài cá biển...
Sự mất cân bằng sinh thái rừng, biển đã và đang diễn ra ở hầu khắp các khu vực trên thế giới. Diện tích rừng bị thu hẹp do đẩy mạnh khai thác phục vụ sản xuất chủ yếu ở các nước đang phát triển và do mở rộng diện tích trồng trọt. ở nhiều nước, các sản phẩm quý của rừng (ngà voi, sừng tê giác, mật rắn, da cá sấu, da trăn, vảy tê giác...) trở thành các mặt hàng mua bán đắt tiền.
2.2.3. Tính thời đại của vấn đề môi trường và phát triển:
Trong những thập kỷ cuối thế kỷ XX, vấn đề môi trường ngày càng được cộng đồng thế giới quan tâm. Điều này thể hiện rõ trong việc thành lập các tổ chức chuyên về vấn đề bảo vệ môi trường và ngày càng có nhiều công ước quốc tế về môi trường đựoc các nước trên thế giới thâm gia và thực hiện.
Hội nghị quốc tế Con người và Môi trường ở Stốckhôm, tháng 6-1972 lập ra tổ chức Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và lấy ngày 5/6 là ngày Môi trường Thế giói. Từ khi được thành lập UNEP đã có những đóng góp tích cực giải quyết các vấn đề về môi trường trên phạm vi toàn cầu, từng khu vực và mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, vẫn còn hàng loạt các vấn đề chưa được giải quyết, thậm chí còn nặng nề và phức tạp hơn. Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái các nguồn gen và hệ sinh thái, tình trạng hoang mạc hoá phát triển, sự suy giảm tầng ôzon , những biến đổi khí hậu toàn cầu theo hướng bất lợi...
Hội nghị cấp cao Thế giới về môi trường và phát triển Rio – 92 là hội nghị có quy mô lớn nháat kể từ trước đó. Hội nghị đưa ra “Tuyên ngôn Rio” gồm 27 nguyên tắc về vấn đề môi trường và phát triển, cùng “Chương trình hành động” nhằm giải quyết những vấn đề về môi trường và phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu.
Sự biến đổi khí hậu, suy thoái tầng ôzon, nạn ô nhiễm không khí, sông ngòi, biển cả,... đang là nguy cơ đe dọa toàn cầu. Chỉ có sự hợp tác quốc tế giúp đỡ, tương trợ nhau để tiến hành bảo vệ môi trường.
Đã có nhiều công ước quốc tế quan trọng về vấn đề môi trường và phát triển được thông qua và áp dụng trên thế giới như:
_ Về khí quyển:
Công ước bảo vệ tầng ôzon.
Công ước Geneve về ô nhiễm không khí trên một vùng rộng qua nhiều biên giới.
_ Về đại dương:
Công ước Liên hợp quốc về luật biển.
Công ước Quốc tế về săn cá voi.
Công ước về bảo vệ các nguồn tài nguyên động vật Nam Cức.
_ Về nguồn nước ngọt:
Công ước về vùng hồ của các hồ lớn.
Hiệp ước về các dòng sông chung.
_ Về chất thải:
Công ước Basle về những hoạt động hạn chế chất phế thải độc hại và cách xử lý.
Công ước Bamaco cấm nhập khẩu chất phế thải độc hại, kiểm soát nhập khẩu qua biên giới và quản lý chất phế thải độc hại.
_ Về bảo vệ tính đa dạng sinh học:
Công ước về việc bảo vệ những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.
Công ước về việc bảo vệ các di sản thiên nhiên và văn hoá thế giới (UNESCO, Paris).
Công ước về buôn bán các loài có nguy cơ bị tiêu diệt (CITES, Washington).
Công ước bảo vệ các loài hoang dã di cư (Bonn).
2.3. Tình hình chung về môi trường Việt Nam:
2.3.1. Tổng quan về môi trường Việt Nam:
Đất nước ta trong thời gian gần đây đã trải qua các cuộc chiến tranh tàn khốc và kéo dài, tình trạng đó đã kìm hãm sự phát triển và huỷ hoại môi trường sống một cách khủng khiếp nhất, trên quy mô rộng lớn và kéo dài.
Nước ta đang trên đà xây dựng phát triển, đòi hỏi sử dụng ngày càng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, các chất thải trong sản xuất cũng ngày càng tăng lên. Nền kinh tế chưa phát triển, song tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động của các ngành sản xuất, dịch vụ gây ra cũng khá nghiêm trọng.
Hiện nay nước ta còn đang phải đương đầu với những vấn đề môi trường nghiêm trọng, như nạn phá rừng và xói mòn đất, khai thác quá mức tài nguyên ven biển, đe doạ các hệ sinh thái và làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên sinh vật, làm suy thoái các nguồn gen. Dự tính nếu hiện nay cả nước chỉ còn khoảng hơn 20% diện tích lãnh thổ đất nước còn rừng che phủ và ngày một giảm dần (mỗi năm mất khoảng 20 vạn ha) thì đến thế kỷ 21 Việt Nam sẽ không còn rừng.
Nước ta có mật độ dân số vào loại cao trên thế giới (hơn 230 người/km2), mặt khác mức tăng dân số cũng vào loại cao (khoảng 2%). Dân số đông và tăng nhanh trong khi diện tích đất không tăng làm cho bình quân về diện tích đất ở và diện tích đất canh tác theo đầu người rất thấp và lại có xu hướng giảm dần.
Dân số tăng nhanh cùng với quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá ở nước ta được đẩy mạnh, mặt khác trình độ dân trí thấp, ý thức của mọi người bảo vệ môi trường sống và nhận thức chấp hành pháp luật còn hạn chế... Đó chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường sống ở nước ta bị xuống cấp, bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề.
2.3.2. Các yếu tố tác động đến môi trường sinh thái nước ta:
_ Tác động của công nghiệp:
Mặc dù giá trị gia tăng sản lượng công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 1991-1995 đã đạt 13,3% năm, riêng năm 1995 đạt 14,5%. Nhưng sản lượng công nghiệp của nước ta tương đối nhỏ, chưa tới 25% GDP. Do vậy, để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nền công nghiệp nước ta vẫn phải duy trì giá trị gia tăng sản lượng công nghiệp trong những năm tới là 14-15%. Điều đó tất yếu dẫn đến nhu cầu sử dụng năng lượng và nguyên liệu tăng lên một cách đáng kể.
Kèm theo sự gia tăng nhu cầu sử dụng năng lượng, nguyên liệu trong phát triển công nghiệpthì lượng các chất phế thải trong công nghiệp, trong tiêu dùng cũng sẽ tăng lên nhanh chóng ở cả ba dạng vật chất (long, rắn, khí). Các chất phế thải này đã, đang và sẽ là hiểm hoạ đe doạ nghiêm trọng đối với môi trường sinh thái nước ta. Do nền công nghiệp ở nước ta còn ở trình độ kém phát triển, quy mô vừa và nhỏ, chưa được quy hoạch, xây dựng ở những địa điểm thích hợp, phần lớn tập trung ở những trung tâm đô thị. Thiết bị, công nghệ sản xuất vừa cũ vừa lạc hậu, vừa sử dụng không hợp lý các nguồn nguyên liệu, lại vừa tiêu tốn nguyên liệu, làm cho tỷ phế thải công nghiệp lớn. Tới 80% xí nghiệp công nghiệp chưa có hệ thống xử lý chất phế thải, số còn lại cũng chưa hoàn chỉnh. Tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp đặc biệt nghiêm trọng ở một số đô thị, khu công nghiệp tập trung.
Ví dụ: về bụi ở các khu mỏ than, nồng độ bụi vượt tới 5 lần tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng SiO2 có trong bụi chiếm đến 16-30%, 85% công nhân mỏ bị bệnh bụi phỏi.
Về hơi khí độc trong thành phần không khí có CO, CO2, SO2, NO2, với tỷ lệ khá cao.
Theo số liệu nghiên cứu về sự ô nhiễm môi trường chỉ riêng đối với việc tiêu thụ xăng và than trong những năm gần đây, trung bình hằng năm đã có 700.000 tấn bụi, lượng SO2 là 7000 tấn và lượng NO2 là 180.000 tấn tung vào không khí.
Tình trạng nước thải do sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ở nước ta rất nghiêm trọng. ở Hà Nội, có từ 100.000 – 150.000m3 nước thải công nghiệp trong ngày - đêm không qua xử lý. Các nhà máy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35561.doc