MỤC LỤC
Trang
BẢNG VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LIÊN HIỆP CHÂU ÂUVÀ ĐƯỜNG LỐI
ĐỐI NGỌAI ĐỔI MỚI CỦA VIỆT NAM
1.1 Tổng quan về Liên hiệp Châu Au 12
1.1.1. Quá trình hình thành Liên hiệp châu Au 12
1.1.2.Đặc điểm của Liên hiệp Châu Au
1.13.Quan hệ kinh tế quốc tế của EU
1.2. Đường lối đối ngọai đổi mới của Việt Nam (1986 -2004) 16
1.2.1 Quan hệ quốc tế củaViệt Nam giai đọan 1975-1985 16
1.1.2 Đổi mới tư duy đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam 17
1.2.3 Đường lối đối ngọai đổi mới (1991-2004). 18
Chương 2:. QUAN HỆ VIỆT NAM – EU TRÊN LĨNHVỰC KINH TẾ
( 1995 -2004 ) 22
2.1. Tình hình quốc tế, khu vực sau chiến tranh lạnh. Những tác động đến
quan hệ kinh tế Việt Nam – EU
2.1.1. Sự biến động của cục diện thế giới
2.1 2. Tình hình khu vực Châu Á và Châu Âu cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI 24
2.1.3. Tác động của tình hình thế giới và khu vực đến quan hệ Việt Nam-EU 28
2.2 Quan hệ kinh tế Việt Nam - EU giai đọan 1990-1995 30
2.2.2. Quan hệ trên lĩnh vực thương mại 31
2.2.3. Quan hệ trên lĩnh vựcđầu tư và hợp tác phát triển 32
2.3. Quan hệ kinh tế Việt Nam - EU giai đọan 1995-2004 33
2.3.1. Quan hệ trên lĩnh vực thương mại 34
2.3.2. Quan hệ trên lĩnh vực đầu tư 44
2.3.3. Quan hệ trên lĩnh vực hợp tác phát triển 50
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾVIỆT NAM – EU
3.1 Bài học kinh nghiệm
3.2.Những cơ hội và thách thức của quan hệ Việt Nam –EU
trong thập niên đầu thế kỷ XXI
3.2.1. Cơ hội của quan hệ Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI 60
3.2.2. Thách thức của quan hệ Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI
3.2.3. Triển vọng của quan hệ kinh tế Việt Nam - EU
3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam -EU
3.3.1 Giải pháp chung về quan hệ kinh tế đối ngọai
3.3 .2 Những giải pháp trong quan hệ kinh tế với EU 68
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 80
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên hiệp Châu Âu (1995 - 2004), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị trường nhiều hơn nữa cho các sản phẩm của EU trong các cuộc đàm phán
thương mại. Mặt hàng nguyên liệu thô còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng
hoá xuất khẩu của Việt Nam sang EU, do đó khối lượng hàng xuất khẩu tuy lớn
nhưng giá trị thu được nhỏ, hiệu quả kinh tế ít, đó là điểm yếu trong sự phát triển
hiện tại của kinh tế Việt Nam.
2.3.2 Quan hệ Việt Nam – EU trên lĩnh vực đầu tư
45
Một trong những lĩnh vực quan hệ hợp tác lớn có hiệu quả giữa Việt Nam -
EU là lĩnh vực hợp tác đầu tư, do xuất phát từ lợi ích cuả cả hai bên.
Về phía EU: Trong xu hướng toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh cả về
quy mô lẫn tốc độ dẫn tới cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới, vai trò của
FDI ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triền kinh tế của các quốc gia.
Thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam, trở thành điểm đến lý tưởng cho các
dòng FDI trên thế giới, xét trên cả ba phương diện (địa lý, kinh tế, chính trị). Đầu
tư vào Việt Nam, EU có thêm nhiều cơ hội mở rộng thị trường sang các nước
ASEAN. Vị trí của Việt Nam trong chiến lược hướng tới châu Á của EU càng trở
nên quan trọng hơn nữa khi Việt Nam giữ vai trò điều phối viên quan hệ EU -
ASEAN và đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy tiến trình hợp tác Á - Âu.
Ngoài ra, cũng như nhiều nước khác, EU khi đầu tư vào Việt Nam có thể
tìm thấy ở đây một nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào, phong phú và ổn định.
Chỉ riêng về nhiên liệu, trữ lượng dầu mỏ chưa được khai thác ở Việt Nam là 440
triệu thùng, khí đốt là 2,2 tỷ m3, khí lỏng tự nhiên khoảng 14 triệu thùng. Do đó,
các nhà đầu tư EU, với tiềm năng to lớn về vốn và công nghệ, khi đầu tư vào lĩnh
vực này sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu thô với giá rẻ và thu được lợi nhuận
cao thông qua việc bán các sản phẩm tinh chế.
Hơn nữa, dân số Việt Nam tương đối trẻ, gần 1/2 dân số đang ở trong độ
tuổi lao động, mức lương ở Việt Nam lại thấp hơn so với các nước khác. Do đó,
khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư EU sẽ giảm được chi phí sản xuất
Về phía Việt Nam, thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác đầu tư với EU, là
biện pháp hiệu quả giúp Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế. FDI của
EU đem lại cho Việt Nam nguồn vốn lớn để phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất
khẩu và nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của hàng hoá Việt Nam.
Phát triển quan hệ đầu tư với EU giúp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với
những công nghệ hiện đạiï, tạo điều kiện cho Việt Nam “đi tắt đón đầu”, tiếp cận
46
trực tiếp với trung tâm công nghệ nguồn, nhờ vậy giảm bớt chi phí đầu vào và
nâng cao chất lượng các công nghệ được chuyển giao. Từ đó giúp cho việc giải
quyết tốt mối quan hệ kinh tế chính trị với các quốc gia, NGO, WB, IMF, Liên
hiệp quốc, Câu lạc bộ Paris, Câu lạc bộ London… để có được các khoản ODA, đầu
tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất. Đøiều này giúp Việt Nam tránh
được tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế khu vực, đồng thời cân bằng
được quan hệ của Việt Nam với ba cường quốc Mỹ – Nhật – EU, phù hợp với
phương châm đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam.
Tăng cường quan hệ đầu tư với EU còn gián tiếp giúp chính phủ Việt Nam
nỗ lực hơn trong cải cách đổi mới xoá bỏ những trở ngại, để thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư . Đặc biệt là sự điều chỉnh cải
tiến hệ thống luật pháp ngày càng tiến bộ hơn tạo ra môi trường thông thoáng(ví
dụ như Việt Nam đã ban hành luật đầu tư (1987) và đã qua 4 lần sửa đổi vào các
năm 1990, 1992, 1996, 2000 với hơn 100 văn bản pháp lý khác). Sự đổi mới
thường xuyên chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của nhà nước Việt Nam làm
cho môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện hơn, tháo gỡ khó khăn trong công
tác quản lý điều hành, thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ngày
càng được đơn giản hoá.
a) Tình hình đầu tư trực tiếp Việt Nam - EU
Sau Hiệp định khung, FDI của EU vào Việt Nam tăng dần lên, chiếm tỷ
trọng cao trong tổng FDI vào Việt Nam và tương đối ổn định. Đến nay, EU đầu tư
vào Việt Nam với tổng số 534 dự án và số vốn khoảng 6,62 tỷ USD, tổng vốn đầu
tư thực hiện là 3,1 tỷ USD, doanh thu 5,3 tỷ USD. Năm 2001, FDI của các nước
EU vào Việt Nam đã có nhiều khởi sắc với 63 dự án có mặt trên khắp các lĩnh vực
của nền kinh tế quốc dân và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của kinh
tế Việt Nam trong những năm qua: 288 dự án đang hoạt động ở Việt Nam số vốn
đăng ký đạt 5,8 tỷ USD, chiếm hơn 11,3 % [43, tr114 ].
47
Các dự án của EU được thực hiện tương đối tốt (tỷ lệ vốn thực hiện trên
tổng số vốn đăng ký đạt 46,16%); chiếm 21,8% trong tổng số vốn được thực hiện
tại Việt Nam. Với sức mạnh về tài chính cũng như về công nghệ của mình, các
nươc EU thường đầu tư vào Việt Nam với những dự án lớn. Quy mô một dự án của
EU đạt 20,82 triệu USD, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình chung một dự án
FDI nói chung (12,43 triệu USD) và cao gấp hai lần quy mô dự án của các nhà
đầu tư Nhật Bản (12,24 triệu USD), châu Á (10,94 triệu USD). Quy mô này còn
liên tục tăng qua các năm: từ 2,7 triệu USD vào thời kỳ 1988-1990 lên 11,7 triệu
USD năm 1996, 15,5 triệu USD năm 1997, 19,1 triệu USD năm 1998 và 20,282
triệu USD năm 2001 chiếm 42,5% trong tổng FDI vào Việt Nam, vượt cả Nhật
Bản và các nước châu Á khác [5, tr15]. Tuy nhiên quy mô đầu tư của EU vào Việt
Nam là chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác của hai bên. Trong năm 2003, chỉ
có 47 dự án mới của EU trị giá 68 triệu euro được đầu tư vào Việt Nam. EU đã trở
thành một trong những đối tác kinh tế quan trọng nhất đối với Việt Nam về ngoại
thương và đầu tư, đồng thời EU cũng là một bên tài trợ.
So với các nhà đầu tư châu Á, điểm tương đối khác biệt của các nhà đầu tư
châu Âu là các đối tác EU chiếm hơn ½ số hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí,
bưu chính viễn thông, tiếp đến là lĩnh vực khách sạn-du lịch, công nghiệp nhẹ,
ngân hàng kiểm toán (xem phụ lục 7). số vốn và dự án của các đối tác EU đăng ký
tương đối ổn định , vốn đầu tư lại được phân bổ tương đối hợp lý, không chỉ phù
hợp với các nhà đầu tư mà còn phù hợp với tình hình Việt Nam, bởi vậy có thể nói
FDI của EU đã, đang và sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế Việt Nam.
b) Cơ cấu đầu tư trực tiếp của EU
Vốn đầu tư của EU đã có mặt trong nhiều ngành kinh tế trải khắp 34/59 địa
phương của Việt Nam với các hình thức đầu tư thích hợp, có mặt trong hầu hết các
ngành kinh tế của Việt Nam. trong đó được tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam
48
như Thành phố Hồ Chí Minh (105 dự án và số vốn đầu tư là 1,9 tỷ USD), Quảng
Nam, Đà Nẵng, Đồng Nai.... Sau đó đến Bà Rịa -Vũng Tàu (6 dự án còn hiệu lực
và số vốn đầu tư là 843 triệu USD); Hà Nội (59 dự án còn hiệu lực với tổng vốn
đăng ký 793 triệu USD).
Đầu tư của EU vào Việt Nam tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp
nặng và công nghiệp dầu khí (chiếm 60%) với 158 dự án và tổng vốn đầu tư là 3,5
tỷ USD. EU đã tích cực đầu tư vốn và chuyển giao nhiều công nghệ hiện đại vào
Việt Nam, giúp nâng cao hiệu quả khai thác cũng như chất lượng sản phẩm và
giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các công nghệ hiện đại có thể được kể đến như
công nghệ ép nước và vỉa cải tiến, công nghệ “gaslift” (bơm nén khí vào vỉa dầu).
Do đó, sản lượng khai thác tăng thêm 600 tấn dầu/ngày và 29 mỏ dầu hoạt động
trở lại. Công nghệ khoan ngang có công suất cao hơn công nghệ xiên hoặc đứng,
công nghệ vỡ vỉa thuỷ lực, làm sạch đáy giếng bằng chất tạo bọt hoặc axít hoá có
tác dụng giúp dầu dễ lưu thông cũng được các nhà đầu tư EU ứng dụng thành
công. Đặc biệt, với dự án khí liên hợp Nam Côn Sơn (tổng trị giá lên tới 1,189 tỷ
USD [27, tr21] lượng FDI lớn nhất từ trước đến nay), hai tập đoàn BP và Statoil đã
thầu dự án xây dựng một đường ống hai pha chạy dưới đáy biển để vận chuyển khí
và chất lỏng từ ngoài khơi vào đất liền. Khi dự án này hoàn thành, Việt Nam sẽ là
nước có đường ống hai pha dài nhất thế giới với chiều dài 37km. Việc này sẽ tạo
điều kiện khai thác hiệu quả và phát triển các nguồn khí sẵn có trong nước, từ đó
đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển kinh tế, giúp cho Việt Nam thu được
lợi ích rút ngắn thời gian hoạt động sản xuất. Ngành dầu khí Việt Nam có điều
kiện tiếp thu công nghệ tiên tiến và cách quản lí kinh tế hiện đại, để tiếp cận và
hội nhập hoạt động quốc tế.
Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông: các nhà đầu tư EU góp phần quan
trọng làm thay đổi lớn ở Việt Nam, đưa vào Việt Nam những công nghệ viễn
thông tiên tiến nhất. Đến nay có nhiều kênh với kỹ thuật truyền dẫn cáp quang
49
biển và vệ tinh đảm bảo cho yêu cầu phát triển của ngành, góp phần đưa Việt
Nam từ một nước lạc hậu nhất trên lĩnh vực này trở thành một nước có mạng lưới
viễn thông tiên tiến trong khu vực.
Các ngành khác cũng thu hút được nhiều công nghệ hiện đại được chuyển
giao từ EU. Với các thiết bị gia công khuôn mẫu của Anh, Đức, ngành công
nghiệp cơ khí của Việt Nam đã hướng vào sản xuất các thiết bị phương tiện vận
tải đường thuỷ và đường bộ mà trước đây Việt Nam chưa sản xuất được. Trong
ngành vật liệu xây dựng, xi măng lò quay được đầu tư mới bằng công nghệ của
Đan Mạch , Pháp nâng công suất lên 1,2 triệu tấn/năm.
Ngoài ra, các nhà đầu tư EU quan tâm trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu
dùng, lâm nghiệp, nông nghiệp và chế biến thực phẩm.
Về hình thức đầu tư trực tiếp: Nhìn chung các nhà đầu tư EU lựa chọn hình
thức đầu tư phù hợp với tiềm lực của họ nhiều nhất là liên doanh và 100% vốn
nước ngoài (40% số dự án). Hình thức liên doanh phù hợp với thị trường Việt
Nam, giúp cho các nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro nên chiếm (51,1% số dự án)
đầu tư vào khách sạn, bưu điện, tài chính [43, tr112 ]. Loại này có nhiều lợi thế
hơn ở chỗ nước chủ nhà không phải lo hoàn trả vốn nhưng vẫn đảm bảo kinh tế
tăng trưởng, tăng thêm thu nhập tài chính và công ăn việc làm cho người lao động.
Nguồn FDI của EU vào Việt Nam đã có mặt trên khắp các lĩnh vực của nền
kinh tế trở thành một nguồn ngoại lực đóng vai trò không nhỏ đối với sự phát triển
kinh tế của Việt Nam, đạt mức doanh thu 2,3 tỷ USD và thu hút 2,3 vạn lao động
Việt Nam, góp phần bổ sung nguồn vốn và công nghệ cho đầu tư phát triển, tạo
thêm năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế, tạo thêm việc làm và bước đầu tư có
đóng góp vào nguồn thu của ngân sách.
So với FDI của nhiều nước, nhịp độ đầu tư của EU vào Việt Nam là tương
đối đều, ổn định nhờ đó giúp cho Việt Nam duy trì được đều nguồn vốn cho sự
tăng trưởng ổn định của nền kinh tế.
50
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quan hệ đầu tư Việt Nam - EU còn
có những hạn chế:
EU hiện nay là một trong 3 đỉnh tam giác kinh tế-chính trị của thế giới
nhưng chưa phải đi đầu trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Trên thực tế
là đầu tư nước ngoài của các nước thành viên EU vào Việt Nam chưa tương xứng
với tiềm năng và thế mạnh của các nước công nghiệp phát triển hàng đầu này,
mới chiếm phần không đáng kể trong đầu tư ra nước ngoài của EU, trong khi hàng
năm người ta ước tính trên một phần ba đầu tư nước ngoài toàn thế giới là xuất
phát từ các nước EU. Vốn đầu tư nước ngoài của EU trong lĩnh vực công nghiệp
chiếm tỷ lệ chưa cao, rất ít dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí chế tạo,
nhất là cơ khí nông nghiệp, xây dựng mà Việt Nam có nhu cầu lớn và EU có rất
nhiều thế mạnh. Phần lớn các dự án của EU tập trung vào cung cấp dịch vụ tại
chỗ, hướng vào thị trường nội địa nên đóng góp của các doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài EU vào xuất khẩu của Việt Nam chiếm tỷ lệ còn thấp.
Về kỹ thuật, mặc dù các nhà đầu tư EU đã chuyển giao vào Việt Nam một
số công nghệ hiện đại trong lĩnh vực giao thông vận tải, bưu điện, dầu khí… nhưng
vẫn còn khiêm tốn so với khả năng của các nhà đầu tư này. Vốn đầu tư nhìn chung
còn dàn trải, chưa tập trung đầu tư vào trọng điểm và không dứt điểm theo kế
hoạch.
Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chưa có nhiều công ty tài chính và các
quỹ đầu tư từ phía EU đầu tư vào Việt Nam do thị trường vốn của Việt Nam mới
hoạt động không lâu nên kém phát triển.
Các nhà đầu tư EU chủ yếu tập trung vào những địa phương có cơ sở hạ
tầng tốt như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… trong khi các vùng có tiềm năng
phát triển với điều kiện tự nhiên ưu đãi nhưng cơ sở hạ tầng yếu kém ở các vùng
sâu vùng xa hay miền núi chưa cóø đầu tư của EU. Các nhà đầu tư của EU chưa chú
51
ý nhiều lắm tới công nghiệp sản xuất hàng hoá, là lĩnh vực mà các nhà đầu tư
châu Á chú trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển không đồng đều giữa các vùng.
Tóm lại, thời gian qua, với những chủ trương và chính sách thu hút FDI của
Đảng và Nhà nước Việt Nam, với việc cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng,
các nhà đầu tư EU có mặt trên đã thu hút các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam, trở
thành một nguồn ngoại lực đóng vai trò không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế
của Việt Nam; là một trong những nguồn vốn quan trọng cho Việt Nam đầu tư
phát triển; có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá; mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới; nâng cao năng lực
quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu; tạo thêm việc làm
mới; góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế thế giới.
2.3.3. Quan hệ Việt Nam – EU trên lĩnh vực hợp tác phát triển
EU có tiềm lực rất lớn để hợp tác phát triển, EU đã có mặt sớm ở Việt Nam
giúp đỡ rất nhiều địa phương, kể cả những vùng miền núi xa xôi với điều kiện sinh
hoạt rất khó khăn. Nguồn vốn ODA của EU giúp thực hiện xoá đói giảm nghèo,
đẩy lùi tệ nạn xã hội, phát triển con người và tăng cường thể chế. EU và các nước
thành viên hiện nay là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt
Nam, duy trì cam kết ODA ở mức cao với Việt Nam. Thực hiện thông qua nhiều
kênh, gồm các chương trình trợ giúp của Ủy ban châu Âu và các chương trình hợp
tác song phương của các nước thành viên.
Mục tiêu chính của chiến lược hợp tác EU-Việt Nam được thỏa thuận vào
năm 1996 là củng cố quá trình chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường được khởi
xướng bởi chương trình “Đổi mới” của Việt Nam, đồng thời đóng góp vào việc
giảm bớt các tác động xã hội của quá trình chuyển tiếp. Chiến lược này tập trung
vào phát triển các vùng nông thôn và miền núi khó khăn nhất của đất nước; các
hoạt động đảm bảo cho các vấn đề môi trường được đưa vào xem xét; các cải cách
52
kinh tế và hành chính đang diễn ra hiện nay; các điều kiện để chuyển giao công
nghệ; phát triển thương mại hai chiều và đầu tư của EU.
Viện trợ phát triển của EU cho Việt Nam đã tăng từ 3 triệu euro/năm trong
các năm 1994-1995 lên 5,2 triệu euro/năm trong các năm 1996-2000, với tổng
viện trợ ODA đạt 2,4 tỷ USD. Viện trợ của EU cho Việt Nam đã phát huy tác
dụng và đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi kinh tế, xoá đói giảm nghèo ở
Việt Nam, EU đã trở thành nhà tài trợ lớn thứ 3 (sau Nhật Bản và WB). Riêng
năm 2000, EU viện trợ 465 triệu USD. Trong khoản tài trợ trên, 70% là viện trợ
không hoàn lại, 30% cho vay ưu đãi, tập trung vào các lĩnh vực xoá đói giảm
nghèo, phát triển nguồn nhân lực, nông lâm ngư nghiệp, y tế, giao thông vận tải,
năm 2001, EU viện trợ 300 triệu EURO chiếm khoảng 20% giải ngân vốn [33,
tr13]. Trong năm 2002, tổng giải ngân các dự án chương trình của EU lên tới 311
triệu EURO (5.028 triệu VND, 326 triệu USD) tăng 4% so với năm 2001 và giải
ngân EU đã chiếm 20% tổng giải ngân ODA ở Việt Nam (đạt 1.573 triệu euro).
Trong đó viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 78%, còn lại 22% là các khoản
vay và tín dụng. Tính đến 2002, EU đã giải ngân 15.694 tỷ đồng Việt Nam. EU
tập trung vào 5 lĩnh vực là nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 19,22%;
phát triển nguồn nhân lực chiếm 10.68%; quản lý kinh tế chiếm 9.53%; tài nguyên
thiên nhiên chiếm 8.80%. Từ năm 2003, EU đưa ra sáng kiến về điều phối các chủ
trương chính sách và kết hợp hài hoà các thủ tục tiến hành, lấy Việt Nam làm thí
điểm. Dự thảo “Kế hoạch hành động nhằm phối hợp hài hoà các hoạt động của
các nước tài trợ thuộc EU tại Việt Nam” [44, tr7], tập trung vào khu vực miền
Trung Tây Nguyên với các lĩnh vực y tế, giáo dục, phát triển khu vực kinh tế tư
nhân, thương mại và quản lý. Lấy chiến lược toàn diện về xoá đói, giảm nghèo và
tăng trưởng (CPRGS) làm cơ sở tham khảo cho các hoạt động hợp tác. Năm 2004,
EU cam kết viện trợ cho Việt Nam là 528,95 triệu EURO, trong đó viện trợ không
53
hoàn lại là 356.63 triệu EURO và cho vay 172,32 triệu EURO. Hiện nay tổng
cam kết của EU trong năm 2004 tăng 9,6% so với năm 2003,
Trong các năm tới EU sẽ viện trợ cho Việt Nam khoảng 400 triệu euro/năm,
đứng đầu trong số các nhà cung cấp viện trợ cho Việt Nam chiếm khoảng 20%
tổng vốn ODA mà Việt Nam nhận được từ các nhà tài trợ quốc tế mỗi năm. Xét
tổng thể giải ngân của EU trong 5 lĩnh vực hợp tác lớn nhất là nông nghiệp, lâm
nghiệp, thuỷ sản chiếm 18.76%; tài nguyên thiên nhiên chiếm 11.67%; y tế chiếm
9.86%; phát triển khu vực 7.99% và năng lượng 7.44%[6,tr27]. Điều đó thể hiện
vai trò then chốt của EU trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển tại Việt Nam và là nhà tài
trợ lớn nhất của Việt Nam.
Hiện nay EU đang trực tiếp có các dự án đối với Việt Nam trong các lĩnh
vực: Hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật, phát triển nông nghiệp và nông thôn, hỗ trợ
Việt Nam về kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp đặc biệt trong các
lĩnh vực kế toán, kiểm toán, quản lý chất lượng, sở hữu trí tuệ v.v…
Hỗ trợ phát triển của các tổ chức phi chính phủ
Bên cạnh các dự án chính thức từ EU, Việt Nam còn được Uỷ ban châu Âu,
các tổ chức NGO tích cực hỗ trợ hợp tác phát triển. Từ năm 2004, EU sẽ viện trợ
cho Việt Nam khoảng 400 triệu euro/ năm, tập trung vào hỗ trợ quá trình cải cách
kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Việc tài trợ của các NGO thuộc EU đối
với Việt Nam là viện trợ nhân đạo và tình nguyện.
Như vậy, so với nhiều nước đang phát triển khác, quá trình hợp tác giữa
Việt Nam với EU còn tương đối mới, thực chất chỉ bắt đầu thực hiện từ năm 1998,
nhưng đã và đang có tác động tích cực cải thiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
cộng đồng, nâng cao đời sống một bộ phận dân nghèo miền núi, đặc biệt là phòng
chống sốt rét, nâng cao năng lực chính sách và quản lý kinh tế, bảo tồn thiên
nhiên. Các dự án hợp tác kinh tế này đã góp phần tích cực đổi mới cơ chế chính
sách của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường tạo điều
54
kiện giải quyết việc làm thông qua phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt
khác, thông qua quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án, các cơ quan và đơn vị Việt
Nam có cơ hội quý để làm quen, làm chủ các kỹû năng, kỹ thuật, kinh nghiệm xây
dựng, quản lý và thực hiện dự án theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tư vấn của các
chuyên gia nước ngoài, máy móc và thiết bị công nghệ mới được đưa vào theo các
dự án cũng góp phần đáng kể nâng cao theo năng lực quản lý và thể chế của một
số cơ quan Việt Nam, từ trung ương đến địa phương. Trong hoàn cảnh ngân sách
đầu tư của Việt Nam còn ở mức thấp, việc có nguồn vốn từ nguồn tài trợ không
hoàn lại của EC là rất đáng kể, bổ sung cần thiết vào vốn đầu tư quốc gia vào
những lĩnh vực ưu tiên, mang lợi ích lan toả trong toàn bộ nền kinh tế, tác động
tích cực đến mục tiêu xoá đói giảm nghèo, tăng cường năng lực và chuyển giao
công nghệ. Đóng góp quan trọng nhất của viện trợ ODA không phải là tăng được
nguồn vốn đầu tư cho một ngành, một lĩnh vực cụ thể nào, mà chính là giúp cải
thiện cung cấp dịch vụ qua việc tăng cường và thiết chế của ngành và địa phương,
giúp xoá đói giảm nghèo.
Hiện nay, EU đang tiến hành nghiên cứu khả thi và hoàn thiện hiệp định tài
chính cho các dự án thuộc giai đoạn 2005-2006, hỗ trợ cho lĩnh vực giáo dục - đào
tạo; hỗ trợ cho khu vực kinh tế tư nhân; phát triển nông thôn Tây Nguyên; chương
trình hỗ trợ thể chế; quy hoạch đô thị tại Việt Nam…
Tóm lại
Việt Nam đổi mới mà đặc biệt là đường lối đối ngoại mở rộng, cùng với
những thành tựu đạt được là nhân tố rất cơ bản thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt
Nam -EU phát triển. Quan hệ kinh tế ngày càng phong phú được đẩy mạnh cả về
số lượng dự án, đối tác cũng như quy mô, đặc biệt hợp tác thương mại có chuyển
biến tốt. EU đã giành cho Việt Nam những ưu đãi nhất định, và quan hệ trên lĩnh
vực này đóng vai trò rất quan trọng.
55
Các đối tác quan hệ ngày càng được mở rộng, bao gồm các cấp độ khác
nhau, như Chính phủ, các tổ chức kinh tế, tổ chức phi Chính phủ. Đặc biệt là sự có
mặt của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn xuyên quốc gia ngày
càng tăng lên. Đó là một chiều hướng phát triển tốt phù hợp với xu hướng phát
triển kinh tế thị trường hiện nay. Quy mô của sự hợp tác ngày càng được mở rộng,
nhất là trong lĩnh vực hợp tác phát triển. EU đã thể hiện rõ vai trò là trung tâm
kinh tế thế giới có tiềm lực, và nhìn chung có thiện cảm với Việt Nam, muốn phát
triển quan hệ cùng Việt Nam đưa quan hệ đó lên tầm cao hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đựơc, quan hệ hợp tác Việt
Nam-EU vẫn còn những hạn chế so với nhu cầu và tiềm năng của cả hai bên.
Mặc dù EU gồm những quốc gia đứng hàng đầu thế giới EU, là trung tâm
kinh tế mạnh nhất thế giới dẫn đầu về thương mại và đầu tư, và có tiềm lực rất lớn
để hợp tác phát triển nhưng so với tiềm năng và vốn đầu tư ra nước ngoài của EU
thì số vốn đầu tư vào Việt Nam còn quá nhỏ bé chưa xứng đáng với tiềm lư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên hiệp Châu Âu (1995 - 2004).pdf