MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU . 1
CHưƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN . 4
I. Lý thuyết về tỷ giá hối đoái: . 4
1. Khái niệm tỷ giá hối đoái: . 4
2. Các loại tỷ giá: . 5
2.1. Tỷ giá chính thức:. 5
2.2. Tỷ giá kinh doanh: . 5
2.3. Tỷ giá xuất khẩu – Tỷ giá nhập khẩu: . 7
3. Cơ sở hình thành và một số chế độ tỷ giá hối đoái hiện hành: . 7
3.1. Cơ sở hình thành: Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái là dựa trên lịch
sử phát triển của các chế độ tiền tệ trên thế giới và được chia thành các
giai đoạn sau . 7
3.1.1. Tỷ giá hối đoái dưới chế độ bản vị vàng (trước chiến tranh Thế
giới lần thứ 1 – năm 1914). . 7
3.1.2. Tỷ giá hối đoái trong chế độ tiền tệ Bretton Woods. . 7
3.1.3. Tỷ giá hối đoái sau khi chế độ tiền tệ Bretton Woods sụp đổ
(1973) cho đến nay. . 8
3.2. Một số chế độ tỷ giá hiện hành: . 10
3.2.1. Chế độ tỷ giá cố định: . 10
3.2.2. Chế độ tỷ giá thả nổi tự do:. 11
3.2.3. Chế độ tỷ giá hỗn hợp (thả nổi kết hợp với điều tiết của Chính
phủ): . 13
4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá: . 14
4.1. Lượng cung tiền: . 14
4.2. Thu nhập thực tế: . 15
4.3. Dự đoán lạm phát tương lai: . 15
4.4. Chênh lệch lãi suất: . 15
4.5. Cán cân thương mại hay tài khoản vãng lai: . 16
II. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu. 17
1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu: . 17
1.1. Khái niệm: . 17
1.2. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế: . 17
1.3. Các tiền đề thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trên bình diện quốc gia: 17
1.3.1. Sử dụng khả năng dư thừa: . 17
1.3.2. Giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị hàng hóa đầu ra: . 18
1.3.3. Tối ưu hoá lợi ích: . 18
1.3.4. Phân tán rủi ro: . 18
1.3.5. Cơ hội nhập khẩu: . 18
2. Mối quan hệ tác động giữa tỷ giá hối đoái và xuất khẩu: . 19
2.1. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu: . 19
2.2. Quan hệ đối hợp giữa kim ngạch xuất khẩu và tỷ giá hối đoái: . 21
CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG DIỄN BIẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991-2008
. 23
I. Tổng quan tình hình điều hành tỷ giá. . 23
1. Giai đoạn 1: Trước năm 1989. . 23
2. Giai đoạn 2: 1989 – 1992: Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi . 24
3. Giai đoạn 3: 1992 – 1997: Chế độ tỷ giá cố định. . 25
4. Giai đoạn 4: 1997 – 1999: Chế độ tỷ giá cố định với biên độ dao động. 26
5. Giai đoạn 5: 1999 – nay: Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. . 28
II. Tổng quan hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam giai đoạn 1991-2009. . 30
1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành Dầu khi. . 30
2. Thực trạng ngành Dầu khí hiện nay. . 31
2.1. Tổng quan về hoạt động khai thác thương mại ngành dầu khí Việt
Nam . 31
2.2. Hoạt động khai thác và xuất khẩu ngành dầu khí những năm gần
đây: . 33
CHưƠNG III. KIỂM ĐỊNH SỰ TÁC ĐỘNG LẪN NHAU CỦA TỶ GIÁ
HỐI ĐOÁI USD/VND VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DẦU THÔ VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 1991-2005 BẰNG MÔ HÌNH . 38
I. Xây dựng mô hình tỷ giá tác động lên kim ngạch xuất khẩu dầu. . 38
1. Hồi quy mô hình 1: . 39
0.000000 . 39
1.1. Kiểm định Hệ số với mức ý nghĩa 5%: . 40
1.2. Độ phù hợp của mô hình: . 41
2. Hồi quy mô hình 2: . 42
2.1. Kiểm định Hệ số với mức ý nghĩa 5%: . 42
2.2. Độ phù hợp của mô hình với mức ý nghĩa 5%: . 43
2.3. Cộng đa tuyến: . 44
2.4. Tương tự quan: . 44
2.5. Ramsey Test về bỏ sót biến với mức ý nghĩa 5%: . 45
II. Xây dựng mô hình tác động của kim ngạch xuất khẩu lên tỷ giá. . 48
1. Kiểm định Hệ số với mức ý nghĩa 5%: . 49
2. Độ phù hợp của mô hình với mức ý nghĩa 5%: . 50
3. Tự tương quan với mức ý nghĩa 5%: . 51
4. Ramsey Test về bỏ sót biến với mức ý nghĩa 5%: . 51
LỜI KẾT . 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 57
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan hệ tác động giữa tỷ giá hối đoái USD/VND và kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƣợc sử dụng. Bất
kỳ ai muốn mua một sản phẩm quốc gia của Mỹ sẽ cần phải có đồng Dollar
Mỹ trong tay để thanh toán cho các giao dịch, bất kể họ đang ở Mỹ hay ở
một nƣớc nào khác vì đơn giản là ngƣời bán các sản phẩm quốc gia của Mỹ
15
thƣờng muốn đƣợc thanh toán bằng đồng Dollar Mỹ hơn cả. Vấn đề này
đúng với mọi đồng tiền của các nƣớc khác.
4.2. Thu nhập thực tế:
Việc đánh giá “ảnh hƣởng của thu nhập” lên tỷ giá tƣơng tự nhƣ các
vấn đề quen thuộc của việc đánh giá “ảnh hƣởng của thu nhập” lên giá cả ở
một nƣớc. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào các yếu tố làm thu nhập tự chuyển
dịch. Nếu thu nhập tăng do tăng khả năng tự cung ứng thì giá trị chuyển đổi
của đồng tiền của một nƣớc (r) sẽ tăng chỉ do sức mua của đồng tiền sẽ
tăng; ngƣợc lại, nếu thu nhập tăng do tăng nhu cầu trong nƣớc thì giá trị
chuyển đổi của đồng tiền sẽ giảm do sức mua của đồng tiền giảm.
4.3. Dự đoán lạm phát tương lai:
Một đồng tiền sẽ suy giảm sức mua nếu giá hàng hoá và dịch vụ ở nƣớc
sử dụng đồng tiền đó tăng. Các nhà đầu tƣ sẽ do dự khi nắm giữ một đồng
tiền với bất kỳ tỷ giá nào nếu họ phán đoán sẽ có lạm phát giá cả tại nƣớc sử
dụng đồng tiền đó.Vai trò của dự báo tỷ giá dựa vào giá cả có thể đƣợc thể
hiện trong các phƣơng trình lạm phát khi cho hệ số k phụ thuộc vào (tỷ lệ
lạm phát giá cả theo dự doán của chúng ta), và cho hệ số kf phụ thuộc vào f
(tỷ lệ lạm phát ở nƣớc ngoài).
4.4. Chênh lệch lãi suất:
Thị trƣờng ngoại hối rất nhạy cảm với các thay đổi về lãi suất. Các thay
đổi đột biến về tỷ giá thƣờng theo sau các thay đổi (i - if), sự chênh lệch giữa
lãi suất trong nƣớc (i) và nƣớc ngoài (if). Sự phản ứng này thƣờng là ngay
tức thì.Nếu lãi suất của nội tệ (i) tăng vọt 1% trong khi lãi suất của nƣớc
ngoài không đổi, các nhà đầu tƣ nhận thấy thêm một lý do để mua nội tệ tại
thị trƣờng giao ngay.Một phần lợi nhuận thu đƣợc từ việc nắm giữ một đồng
tiền trong chốc lát và việc đánh đổi với trị giá của đồng tiền đó trong tƣơng
lai bao gồm các thu nhập từ lãi tiền gửi, kỳ phiếu, hay trái phiếu phát hành
bằng đồng tiền đó. Cho nên tại bất kỳ một tỷ lệ thay đổi dự đoán của giá
16
giao ngay của đồng nội tệ , tăng lãi suất bản địa kích thích mua và nắm giữ
đồng nội tệ , qua đó làm tăng giá trị giao ngay của đồng tiên đó.
Giống nhƣ vai trò của thu nhập thực sự, vai trò của lãi suất phụ thuộc
vào các yếu tố làm nó thay đổi. Khi chúng ta cho là lãi suất đang tăng tại
một nƣớc, chúng ta nghĩ ngay đến việc thắt chặt tiền tệ và lãi suất chúng ta
xét đến là lãi suất thực i - vì vậy cần cẩn thận khi cho rằng “lãi suất” đang
tăng ở một nƣớc cao hơn các nƣớc khác.
4.5. Cán cân thương mại hay tài khoản vãng lai:
Các thị trƣờng ngoại hối phản ứng nhạy cảm với các tin tức liên quan
đến các số liệu chính thức của cán cân thƣơng mại hay tài khoản vãng lai.
Một tiêu chuẩn đánh giá là cán cân thƣơng mại, một khoản thặng dƣ thƣơng
mại quốc gia tính bằng hiệu số giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng
hoá. Tiêu chuẩn đánh giá còn lại là số dƣ tài khoản vãng lai, một khoản
thặng dƣ thƣơng mại quốc gia tính bằng hiệu số giữa kim ngạch xuất khẩu
và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ cộng với số chênh lệch giữa trị giá quà
biếu trao đổi qua lại giữa hai quốc gia.
Có thể dễ dàng thấy một khoản thâm hụt trong cán cân thƣơng mại hay
số dƣ tài khoản vãng lai đều là một dấu hiệu chỉ ra rằng quốc gia đó đang
cho nhiều tiền hơn là nhận từ nƣớc ngoài. Sự mất cân đối của một quốc gia
nói trên nhất định thể hiện sự chuyển tiền từ trong nƣớc cho ngƣời nƣớc
ngoài, dẫn đến lƣợng ngoại tệ trong nƣớc bị thiếu hụt và đẩy giá của nó lên.
Ngƣợc lại, khi một quốc gia thừa ngoại tệ, đồng tiền trong nƣớc sẽ lên giá.
17
II. Ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu.
1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu:
1.1. Khái niệm:
Xuất khẩu là một trong hai hoạt động chính của Ngoại thƣơng, trong đó
một quốc gia thu doanh lợi từ việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ sản xuất trong
nƣớc tại thị trƣờng nƣớc ngoài.
Mục tiêu quan trọng nhất của xuất khẩu là tạo ra lợi nhuận để nhập khẩu
những hàng hóa dịch vụ đáp ứng nhu cầu nền kinh tế. Bởi vậy xuất khẩu là
điều kiện cần thiết để có nhập khẩu.
1.2. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế:
Cùng với nhập khẩu, xuất khẩu là một trong hai hoạt động cơ bản của
kinh tế đối ngoại, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động xuất khẩu đem
lại hai lợi ích căn bản: tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia và cung cấp
nguồn thu phục vụ cho hoạt động nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu trong
nƣớc.
Nhƣ vậy, hoạt động xuất khẩu nói riêng và xuất nhập khẩu nói chung là
cầu nối cho một nền kinh tế với thế giới bên ngoài. Trên cơ sở lợi dụng lợi thế
so sánh của mình, mỗi quốc gia thông qua đó hoà nhập vào vòng quay chung
của nền kinh tế thế giới. Bởi vậy, đặc biệt trong thời đại hội nhập kinh tế quốc
tế ngày nay, xuất khẩu là hoạt động không thể thiếu cho một nền kinh tế
muốn tối đa hoá lợi nhuận và chuyên môn hóa sản xuất.
1.3. Các tiền đề thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trên bình diện quốc gia:
1.3.1. Sử dụng khả năng dƣ thừa:
Khi năng lực sản xuất của doanh nghiệp vƣợt quá nhu cầu tiêu dùng của
thị trƣờng nội địa, đặc biệt là khi doanh nghiệp kinh doanh những hàng hóa
dịch vụ bắt nguồn từ nguồn nguyên liệu dƣ thừa trong nƣớc, các doanh nghiệp
đó sẽ nghĩ đến việc xuất khẩu hàng hóa dịch vụ ra nƣớc ngoài. Bởi việc di
chuyển tài nguyên và quy trình sản xuất sang quy trình sản xuất khác là không
18
dễ dàng do vậy xuất khẩu là một cách để tận dụng các khả năng sản xuất dƣ
thừa.
1.3.2. Giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị hàng hóa đầu ra:
Theo tính toán, một doanh nghiệp có thể giảm đƣợc 20-30% chi phí khi
tăng gấp đôi sản lƣợng.
1.3.3. Tối ƣu hoá lợi ích:
Đa số các doanh nghiệp quyết định xuất khẩu sang một thị trƣờng khi thị
trƣờng đó đem lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với thị trƣờng trong nƣớc (do
tận dụng các chính sách ƣu đãi của Chính phủ nƣớc nhập khẩu; đƣợc trợ cấp
từ Chính phủ nƣớc xuất khẩu; do các chính sách thuế khoá hoặc do thị trƣờng
này chấp nhận đƣợc mức giá cao…) Đồng thời, lợi ích thứ hai đem lại đối với
doanh nghiệp xuất khẩu đó là kéo dài vũng đời sản phẩm, bởi khi một sản
phẩm đang ở vào giai đoạn “chín muồi” tại thị trƣờng trong nƣớc, việc tung
sản phẩm ra thị trƣờng ngoài nƣớc là cách kéo dài vòng đời và tăng thêm lợi
nhuận cho nhà xuất khẩu.
1.3.4. Phân tán rủi ro:
Nhờ mở rộng thị trƣờng, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu những tác
động do biến động về nhu cầu do chu kỳ kinh doanh thay đổi từ nƣớc này qua
nƣớc khác. Bên cạnh đó, do mở rộng thị trƣờng, nhà sản xuất sẽ có thêm
nhiều khách hàng, từ đó cũng giảm thiểu nguy cơ mất khác hàng hoặc nguy
cơ sụt giảm doanh thu do biến động chu kỳ kinh doanh tại một thị trƣờng nhất
định.
1.3.5. Cơ hội nhập khẩu:
Đây là một trong những mục tiêu hàng đầu của một quốc gia khi xuất
khẩu. Với việc tăng cƣờng xuất khẩu những mặt hàng tận dụng tài nguyên và
khả năng sản xuất dƣ thừa trong nƣớc, xuất khẩu giúp tăng dự trữ ngoại tệ và
tạo nguồn thu cho hoạt động nhập khẩu những mặt hàng mà quốc gia này kém
lợi thế so sánh hơn so với các nƣớc khác.
19
2. Mối quan hệ tác động giữa tỷ giá hối đoái và xuất khẩu:
2.1. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu:
Khi xem xét đến vấn đề xuất khẩu của một quốc gia ta không thể tách rời
việc xem xét chế độ điều hàng tỷ giá mà nƣớc đó áp dụng. Cơ chế điều hành
tỷ giá sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm giá đồng nội tệ, từ đó tác
động đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Nếu đồng nội tệ được định giá quá cao (tức là tỷ giá giảm) sẽ làm cho
hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ một cách tƣơng đối đối với ngƣời tiêu dùng và
xuất khẩu trở nên đắt hơn đối với nhà sản xuất. Cụ thể là, đối với ngƣời tiêu
dùng trong nƣớc, so với trƣớc đây, nay khi mua một hàng hóa nhập khẩu họ
sẽ cần ít đồng nội tệ hơn, do vậy nhu cầu với hàng nhập khẩu tăng. Còn về
phía ngƣời tiêu dùng nƣớc ngoài, hàng hóa nhập khẩu sang sẽ trở nên đắt hơn
do họ phải chi nhiều tiền hơn cho mỗi đơn vị hàng hóa.
Từ đó sẽ làm giảm sản xuất nội địa, dẫn tới thâm hụt ngân sách và tăng
thất nghiệp. Đặc biệt, việc định giá đồng nội tệ quá cao so với thực tế trong
một thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính tiền tệ làm
giảm sức cạnh tranh của xuất khẩu, tăng mạnh dòng vốn vay bất chấp khả
năng rủi ro thanh toán, kích thích nhập khẩu dẫn đến khuếch đại tiêu dùng,
nền kinh tế phát triển quá núng cùng một loạt hệ quả tiêu cực kốm theo.
Ngƣợc lại, nếu đồng nội tệ được định giá thấp hơn (hay tỷ giá tăng), giá
hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng, khiến cầu về hàng hóa nhập khẩu
giảm. Đối với những khoản vay, nợ ngoại tệ, hiện tƣợng này sẽ gây nên tình
trạng khụng có khả năng trả nợ, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động tài
chính doanh nghiệp.
Về phía nhà sản xuất xuất khẩu, tỷ giá tăng lên sẽ đem lại lợi cho xuất
khẩu do nhà xuất khẩu hƣởng lợi từ chênh lệch một đồng nội tệ đổi lấy một
đồng ngoại tệ tăng lên.
20
Tuy nhiên, Tỷ giá hối đoái chính thức không phải yếu tố duy nhất ảnh
hƣởng đến khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nƣớc đối với hàng
hóa nhập khẩu tại thị trƣờng nội địa và với các nhà xuất khẩu khác tại thị
trƣêng nhập khẩu nƣớc ngoài. Điều quan trọng là cần xem xét tỷ giá hối đoái
chính thức này với sự điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát tại nƣớc xuất khẩu và tại
các nƣớc bạn hàng.
Tỷ giá hối đoái chính thức điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát gọi là tỷ giá
hối đoái thực tế, nú cho phép các nhà xuất khẩu cạnh tranh thành công hơn.
Nếu cố định tỷ giá chính thức và trong nƣớc chỉ số giá cả tăng lên nhiều so
với chỉ số giá cả ngoài nƣớc thì tỷ giá hối đoái thực tế sẽ tăng lên hoặc lên
giá. Ví dụ: năm 1991, tỷ giá hối đoái chính thức 1USD = 9.274 VND. Chỉ số
giá quốc tế biến động không đáng kể trong khi đó chỉ số giá trong nƣớc tăng
67,5%. Nhƣ vậy tỷ giá hối đoái thực tế phải là 1USD = 15.534 VND. Thực tế,
đồng VND đó mất giá do lạm phát tuy nhiên tỷ giá hối đoái chính thức lại
không điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát. Hệ quả là đồng tiền Việt Nam đƣợc
định giá cao tƣơng đối so với thực tế, đó dẫn đến giảm xuất khẩu.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần xem xét sự biến động
của tỷ giá hối đoái ở mức nào thì có lợi. Bởi khi nhà xuất khẩu đồng thời là
nhà sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải nhập khẩu nguyên liệu từ nƣớc ngoài,
khi tỷ giá tăng (đồng nội tệ mất giá) đƣơng nhiên sẽ khiến giá nguyên liệu đầu
vào tăng, ảnh hƣởng đến lợi nhuận. Do đó trong hoạt động xuất nhập khẩu nói
chung cần xem xét đến cả tỷ giá nhập khẩu và tỷ giá xuất khẩu, công thức
theo hƣớng có lợi cho xuất khẩu là:
Tỷ giá xuất khẩu Tỷ giá công bố trên thị trƣờng tài chính Tỷ giá nhập
khẩu
21
2.2. Quan hệ đối hợp giữa kim ngạch xuất khẩu và tỷ giá hối đoái:
Kim ngạch xuất khẩu, gắn liền với nó là lợi nhuận xuất khẩu phụ thuộc
vào 3 yếu tố: tỷ giá, giá hàng xuất khẩu và lƣợng hàng xuất khẩu theo công
thức sau:
DT XK = p. q . r
Trong đó: - p : giá xuất khẩu
- q : lƣợng xuất khẩu
- r : tỷ giá
Quan hệ bộ ba này có ảnh hƣởng quan trọng đến kim ngạch xuất khẩu
cũng nhƣ đến lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động xuất khẩu. Trong hoạt động
xuất khẩu, bộ ba: tỷ giá, giá xuất khẩu, lƣợng hàng xuất khẩu tạo thành cấu
trúc cơ bản của quá trình hình thành và biến động của kim ngạch xuất khẩu và
lợi nhuận xuất khẩu thu đƣợc.
Với việc cố định một trong ba yếu tố trên, sự thay đổi của hai yếu tố còn
lại sẽ dẫn đến biến động của kim ngạch xuất khẩu và lợi nhuận xuất khẩu. Cụ
thể là, nếu với một lƣợng hàng nhất định, giá xuất khẩu và tỷ giá thay đổi sẽ
làm biến đổi kim ngạch xuất khẩu và lợi nhuận xuất khẩu. Có thể nói trong ba
yếu tố trên thì lƣợng hàng xuất khẩu là yếu tố mà doanh nghiệp dễ dàng thay
đổi nhất. Về giá, giá xuất khẩu thụng thƣờng là giá quốc tế do vậy các doanh
nghiệp Việt Nam buộc phải theo, không có quyền quyết định về giá. Về tỷ
giá, đây là yếu tố vĩ mô thuộc quan hệ cung cầu thị trƣờng và sự điều tiết của
Chính phủ do đó cũng nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp. Thêm
nữa, nếu có sự thay đổi về tỷ giá thì sự thay đổi cũng không đáng kể, khiến
cho doanh thu và lợi nhuận xuất khẩu không bị ảnh hƣởng nhiều. Vì thế nên
đứng trên lập trƣờng doanh nghiệp, yếu tố lƣợng hàng xuất khẩu là yếu tố có
thể chủ động thay đổi. Lƣợng hàng xuất càng lớn, doanh thu và lợi nhuận
càng tăng. Tất nhiên, để đạt đƣợc điều này doanh nghiệp cần chú trọng đến
việc tăng năng lực cạnh tranh và năng lực nội tại của mình.
22
Trƣờng hợp có sự biến động của cả ba yếu tố trên sẽ dẫn đến những thay
đổi về kim ngạch xuất khẩu và lợi nhuận xuất khẩu ở cả tầm vi mô và vĩ mô.
Có thể tóm lƣợc mối quan hệ bộ ba này qua sơ đồ sau:
Lƣợng hàng
xuất khẩu
Giỏ xuất khẩu
Kim ngạch
xuất khẩu
Lợi nhuận
xuất khẩu
Lợi nhuận
xuất khẩu
Tỷ giá hối đoái
23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DIỄN BIẾN TỶ GIÁ
HỐI ĐOÁI VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DẦU
THÔ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991-2008
I. Tổng quan tình hình điều hành tỷ giá.
1. Giai đoạn 1: Trƣớc năm 1989.
Trƣớc năm 1989, Việt Nam áp dụng cơ chế đa tỷ giá. Tỷ giá đƣợc chia
làm 2 khu vực, bao gồm Khu vực 1: Tỷ giá trong phe XHCN và Khu vực 2:
Tỷ giá ngoài phe XHCN.
* Khu vực I
- Tỷ giá mậu dịch: Là tỷ giá dùng trong thanh toán có liên quan đến
mua, bán hàng hóa, dịch vụ vật chất giữa các nƣớc trong phe XHCN. Nó
đƣợc xác định dựa trên cơ sở so sánh giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng VND
và tính bằng ngoại tệ ở nƣớc ngoài.
- Tỷ giá phi mậu dịch: Là tỷ giá dùng trong thanh toán, chi trả hàng
hóa hoặc dịch vụ vật chất không mang tính thƣơng mại... Nó đƣợc xác định
trên cơ sở giá bán lẻ của một số mặt hàng tại 2 nƣớc tính theo đồng tiền của 2
nƣớc.
- Tỷ giá kết toán nội bộ: Đƣợc xác định trên cơ sở tỷ giá chính thức
cộng thêm hệ số phần trăm để bù lỗ cho các đơn vị xuất khẩu. Tỷ giá này
không công bố ra ngoài mà chỉ áp dụng trong thanh toán nội bộ (nên gọi là
kết toán nội bộ). Tỷ giá chính thức (tỷ giá mậu dịch) do Nhà nƣớc công bố và
cố định trong một thời gian dài. Tại thời điểm công bố, tỷ giá chính thức
thƣờng thấp hơn tỷ giá thị trƣờng (tức VND bị định giá cao), do đó hoạt động
xuất khẩu tính theo tỷ giá chính thức bị lỗ. Để bù lỗ cho xuất khẩu, Nhà nƣớc
dùng tỷ giá kết toán nội bộ bằng tỷ giá chính thức cộng thêm một tỷ lệ phần
24
trăm quy định cho từng nhóm hàng. Còn đối với nhập khẩu, Để hạn chế nhập
khẩu hàng hóa tiêu dùng hoặc hàng xa xỉ phẩm, Nhà nƣớc áp dụng mức tỷ giá
cao hơn rất nhiều so với tỷ giá chính thức.
- Tỷ giá kiều hối: Nhằm thu hút nguồn ngoại tệ mạnh từ các nƣớc tƣ
bản do kiều bào chuyển về hoặc khuyến khích khách du lịch tại VN (nên còn
gọi là tỷ giá du lịch), Nhà nƣớc tính thêm 1 hệ số thu hút cộng vào tỷ giá
chính thức. Vì vậy, tỷ giá này thƣờng cao hơn tỷ giá công bố chính thức và có
thể lên tới 50%.
* Khu vực II:
Thời kỳ này Ngân hàng VN dựa vào quan hệ tỷ giá giữa VND với
đồng đô la Hongkong và tính chéo ra tỷ giá với các đồng ngoại tệ khác. Chính
sách xuyên suốt về tỷ giá đối với các nƣớc ngoài phe XHCN là ngay từ đầu
VN chỉ áp dụng một loại tỷ giá chính thức, không phân biệt theo các loại quan
hệ mậu dịch hay phi mậu dịch.
Tóm lại, sản phẩm của cơ chế xác định tỷ giá này là các nƣớc XHCN duy
trì chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá. Hậu quả của việc duy trì cơ chế này rất
nghiêm trọng: Đồng tiền VN đƣợc định giá quá cao so với các đồng tiền tự do
chuyển đổi; Tỷ giá chính thức ngày càng chênh lệch xa tỷ giá thị trƣờng gây
khó khăn cho xuất nhập khẩu v.v…
2. Giai đoạn 2: 1989 – 1992: Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi
Từ tháng 3 năm 1989, từ chế độ đa tỷ giá đã đƣợc thống nhất một mức tỷ
giá chính thức là 4500 VND/USD. Khi đó, các ngân hàng đƣợc phép giao
dịch với biên độ +/- 0,5% tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nƣớc quy định.
Trong giai đoạn 1989 – 1992, Việt Nam áp dụng chính sách tỷ giá thả
nổi tự do. Tỷ giá đƣợc quyết định bởi cung và cầu ngoại tệ trên thị trƣờng.
Khi cung cầu thay đổi đến đâu, tỷ giá thay đổi tƣơng ứng đến đó theo mức
cân bằng trên thị trƣờng. Mặc dù tỷ giá chính thức đựơc NHTW công bố
25
nhƣng thực chất là thả nối theo tỷ giá thị trƣờng. Tỷ giá chính thức đƣợc điều
chỉnh liên tục theo sự thay đổi tỷ giá trên thị trƣờng tự do (dù ko đƣợc thừa
nhận)
3. Giai đoạn 3: 1992 – 1997: Chế độ tỷ giá cố định.
Chính sách tỷ giá thả nổi trong giai đoạn 1989 – 1992 tuy đã mang lại
những thành công vƣợt bậc so với thời kì đa tỷ giá trƣớc đó nhƣng cũng gây
ra không ít những hậu quả trong hoàn cảnh nƣớc ta đang đi theo con đƣờng
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hƣớng Xã hội chủ nghĩa: nền
kinh tế hay xảy ra những cơn sốc định kỳ cuối quý hoặc cuối năm; lạm phát
thƣờng tăng vọt bất thình lình; hiện tƣợng đôla hóa trong hệ thống lƣu thông
thanh toán ngày càng tăng nhanh; sự mất cân đối giữa các vùng, các lĩnh vực;
sự quản lý lỏng lẻo đã dẫn đến hàng loạt vụ đổ bể tín dụng vào cuối năm 1991
và đầu năm 1992; nguồn thu ngoại tệ không đƣợc quản lý chặt chẽ mà còn bị
buông lỏng làm cho dự trữ ngoại tệ tăng chậm trong 3 năm 1989, 1990 và
1991 mức dự trữ ngoại tệ tƣơng ứng là 24 triệu USD, 24 triệu USD và 25
triệu USD; và một vấn đề nổi cộm khác là vấn đề nợ nƣớc ngoài và công tác
quản lý nợ, một cái giá phải trả cho việc thả nổi tỷ giá là gánh nặng nợ nƣớc
ngoài khi tính bằng đồng VN trong ngân sách nhà nƣớc đã tăng mạnh.
Trƣớc những hạn chế nêu trên và để bảo vệ nền kinh tế khỏi lạm phát
đã thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách VN chuyển sang lựa chọn chính
sách tỷ giá vì mục tiêu chống lạm phát, bằng cách duy trì sự ổn định của tỷ
giá hối đoái danh nghĩa (cố định tỷ giá). Mặt khác Chính phủ đã tăng cƣờng
công tác thông tin, cho công khi hóa một cách nhanh chóng và chính xác các
chỉ số kinh tế quan trọng nhƣ tỷ giá chính thức, tỷ giá thị trƣờng, chỉ số giá.
Đồng thời Chính phủ cũng cho thấy sự chú trọng tăng cƣờng thực lực kinh tế
cho hoạt động can thiệp vào tỷ giá bằng cách gia tăng mạnh quỹ dự trữ ngoại
tệ, lập quỹ bình ổn giá.
26
Bảng 1.4: Tƣơng quan giữa tỷ giá danh nghĩa với tỷ giá thực tế tính theo
ngang giá sức mua
1992 1993 1994 1995 1996 1997
Tỷ giá hối đoái danh
nghĩa (VND)
11.179 10.640 10.955 10.970 11.100 11.175
CPI VN 100 105,2 120,3 135,6 141,7 146,8
CPI Hoa Kỳ 100 103,0 105,6 108,6 111,8 114,3
Tỷ giá hối đoái tính theo
PPP (VND)
11.179 11.388 12.702 13.992 14.132 14.320
% Chênh lệch giữa
TGHD ngang giá sức
mua và tỷ giá hối đoái
danh nghĩa
0,00 7,03 15,94 27,55 27,31 28,14
Nguồn: Tạp chí Tài chính tháng 2.2004 (T.33)
Số liệu trên cho thấy, từ năm 1992 cho đến trƣớc khi xảy ra cuộc khủng
hoảng tài chính – tiền tệ khu vực (1997), tỷ giá hối đoái danh nghĩa nhìn
chung là ổn định, dao động xung quanh mức ~ 10500 - ~11200 VND/USD.
Tuy nhiên, nếu so với tỷ giá tính theo phƣơng pháp ngang giá sức mua thì tỷ
giá hối đoái danh nghĩa của năm 1997 thấp hơn tỷ giá hối đoái thực tới 28%,
nghĩa là đồng tiền VN đã tăng giá thực tế xấp xỉ 28,14% (Điều này đã dẫn tới
thâm hụt trong cán cân thƣơng mại tính tuyệt đối bằng tiền tệ gia tăng liên
tục – 1 hậu quả của việc duy trì chế độ tỷ giá cố định).
4. Giai đoạn 4: 1997 – 1999: Chế độ tỷ giá cố định với biên độ dao động.
Đây là giai đoạn cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ diễn ra ở khu vực
Đông Nam Á, bắt đầu từ Thái Lan, sau đó lan nhanh khắp khu vực và có tầm
ảnh hƣởng rộng khắp trên phạm vi thế giới. Trong thời kì kinh tế hội nhập,
Việt Nam cũng không thể tránh khỏi những ảnh hƣởng của cuộc khủng
27
hoảng này. Xét trên góc độ vĩ mô, nền kinh tế Việt Nam phải đối đầu với
những cơn sốc rộng khắp trong nhiều lĩnh vực. Mặt khác, những hạn chế của
chính sách tỷ giá hối đoái thời kỳ từ năm 1993-1997 đã trở nên trầm trọng
khi cuộc khủng hoảng xảy ra và đặt Việt nam trƣớc những vấn đề nan giải
cấp bách trong việc lựa chọn, đều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái. Cuộc
khủng hoảng đã làm cho một loạt đồng tiền của các nƣớc giảm giá mạnh.
Trong khi vẫn duy trì việc neo tỷ giá, đồng tiền của Việt Nam đã bị đẩy lên
giá rất cao so với các đồng tiền khác trong khu vực.
Nếu trong giai đoạn từ cuối năm 1992 đến tháng 7.1997 chỉ có một lần
duy nhất điều chỉnh biên độ giao dịch từ ±1% lên ±5% vào ngày 27.02.1997,
thì từ tháng 7.1997 đến đầu năm 1999 có nhiều lần thay đổi. Đây cũng là
chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời kì khủng hoảng: tỷ giá cố định với
biên độ dao động.
Bảng 1.5 : Những lần điều chỉnh tỷ giá và biên độ giao dịch
Mốc thời gian
Tỷ giá cũ
(VND/USD)
Tỷ giá mới (sau
điều chỉnh)
(VND/USD)
13.10.1997
16.02.1998
7.08.1998
6.11.1998
14.11.1998
16.11.1998
26.11.1998
15.01.1999
11.175
11.800
12.998
12.992
12.991
12.989
12.987
12.980
±10%
±7%
Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam SBV
Việc NHNN điều chỉnh liên tục tỷ giá chính thức cùng biên độ trong giai
đoạn này có nhiều lý do, nhƣng đứng trên góc độ lựa chọn chế độ tỷ giá thì có
thể thấy: nếu phân loại chế độ tỷ giá gồm 3 chế độ chính là chế độ tỷ giá cố
28
định, chế độ tỷ giá thả nổi thuần tuý và nằm giữa hai thái cực này gọi chung là
chế độ thả nổi có quản lý, thì việc có nhiều những điều chỉnh trong tỷ giá
chính thức cùng biên độ tuy không làm thay đổi về cơ bản chế độ tỷ giá
nhƣng điều này đồng nghĩa với việc đƣa chế độ tỷ giá bán thả nổi tới gần cực
thả nổi hơn so với giai đoạn từ cuối năm 1992 đến đầu năm 1997. Hƣớng điều
chỉnh này về cơ bản là hoàn toàn phù hợp với lý thuyết về lựa chọn chế độ tỷ
giá: “một chế độ tỷ giá thả nổi sẽ góp phần hạn chế những cơn sốc có thể xảy
đến cho nền kinh tế mà nguồn gốc của cơn sốc là xuất phát từ thị trƣờng thế
giới. Thực tế đã chứng minh Việt Nam có một chính sách tỷ giá đúng hƣớng
khi trong cơn khủng hoảng, chúng ta vẫn đạt tốc độ tăng trƣởng GDP là 5,8%,
thâm hụt cán cân thƣơng mại không có sự gia tăng mạnh và đầu tƣ chỉ giảm
15,7%, thấp hơn rất nhiều con số do World Bank đã dự kiến.
5. Giai đoạn 5: 1999 – nay: Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết.
Bắt đầu từ ngày 26.02.1999, tỷ giá hối đoái chính thức công bố hằng
ngày đƣợc xác định trên cơ sở bình quân mua bán thực tế trên thị trƣờng
ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trƣớc đó. Đây là một sự
thay đổi về cơ chế quản lý, điều hành tỷ giá cho phù hợp với quy luật thị
trƣờng vì tỷ giá chính thức xem nhƣ có “căn cứ” là mức tỷ giá bình quân của
thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng. Đồng thời, cũng từ ngày 26.02.1999, biên
độ giao dịch cũng đƣợc rút xuống là ±0,1%.
Theo quan điểm của NHNN, đây là một bƣớc ngoặt lịch sử trong chính
sách điều hành tỷ giá – chuyển từ một chế độ tỷ giá hối đoái cố định cứng
nhắc với những công cụ điều hành chủ yếu là hành chính sang một chế độ tỷ
giá mới linh hoạt hơn và mang tính thị trƣờng cao hơn. Cơ chế này giúp tỷ giá
thực tế vừa gắn với thị trƣờng vừa ko gay sốc đột biến giúp ổn định thị trƣờng
ngoại hối tốt hơn. Khi thị trƣờng ít biến động, tỷ giá đc thả nổi theo cung cầu
trên thị trƣờng ngoại hối. Khi có dao động mạnh và nhanh thì NHTW can
thiệp để giữ ổn định tỷ giá. Từ năm 2000, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của
29
VN điều chỉnh từ chỗ công bố tỷ giá chính thức theo tín hiệu thị trƣờng với
từng khoảng thời gian có hiệu lực tƣơng đối dài, sang cơ chế công bố tỷ giá
theo động thái hàng ngày của thị trƣờng ngoại tệ. Ngân hàng Nhà nƣớc
(NHNN) đã thực hiện tốt chính sách điều hành tỷ giá theo định hƣớng của
Chính phủ: vừa theo thị trƣờng, vừa có can thiệp khi cần thiết. Việc điều
chỉnh này đã tác động rất tích cực đối với thị trƣờng tiền tệ. Tỷ giá giữa các
ngoại tệ với VND đã đƣợc duy trì tƣơng đối ổn định trong nhiều năm.
Từ 1996 đến 2006, VND đã đƣợc điều chỉnh theo hƣớng hạ giá VND
liên tục. Tuy nhiên, VND vẫn có những biểu hiện đƣợc đánh giá cao hơn thực
tế. Đầu năm 2007 cho đến nay, VND có xu hƣớng lên giá liên tục do 2
nguyên nhân chính: nguồn cung ngoại tệ từ nƣớc ngoài vào VN tăng mạnh và
ứ đọng tại các NHTM; trên thế giới, đồng USD liên tục xuống giá kéo dài.
Đến hết quý I năm 2008, tỷ giá VND/USD tiếp tục có chiều hƣớng giảm.
Nhƣng đến giữa năm 2008, tỷ giá biến động rất mạnh, đỉnh điểm là vào ngày
19/06/2009.
Đứng trƣớc cơn khủng hoảng tài chính – tiền tệ toàn cầu hiện nay, mặc
dù lạm phát trong nƣớc năm qua đạt tới mức 2 con số, nhƣng Việt Nam vẫn
có xu hƣớng điều chỉnh tỷ giá có lợi cho xuất khẩu nhằm cứu tăng trƣởng.
30
II. Tổng quan hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam giai
đoạn 1991-2009.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành Dầu khi.
Năm 1975, ngay sau ngày thống nhất hai miền Nam Bắc, ngày 3/9/1975
đã đánh dấu một bƣớc phát triển mới của ngành Dầu khí - Tổng cục Dầu mỏ
và Khí đốt Việt Nam đƣợc thành lập trên cơ sở Liên đoàn địa chất 36 và một
bộ phận thuộc Tổng cục Hoá chất. Sau 5 năm kể từ khi phát hiện khí ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quan hệ tác động giữa tỷ giá hối đoái usd-vnd và kim ngạch xuất khẩu dầu thô của việt nam giai đoạn 1990 - 2005.pdf