LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI VIỆT-MỸ 3
1. Khái niệm thương mại quốc tế. 3
2. Vai trò của thương mại quốc tế. 3
3. Lợi ích của quan hệ thương mại Việt Nam-Mỹ. 5
CHƯƠNG II: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM -MỸ VÀ
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA HAI NƯỚC 6
1. Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Mỹ thời gian qua 6
2. Lộ trình đi tới Hiệp định Thương mại Việt Mỹ. 11
3. Triển vọng quan hệ thương mại hàng hoá Việt-Mỹ sau khi ký kết
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ 12
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI MỸ 22
1. Một số giải pháp đối với doanh nghiệp . 22
2. Một số kiến nghị 25
KẾT LUẬN. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
30 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan hệ thương mại hàng hoá Việt-Mỹ sau khi ký kết Hiệp định Thương mại giữa hai nước: Triển vọng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h cấm vận đối với Việt Nam, hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ đã tăng mạnh về số lượng và phong phú, đa dạng về chủng loại. Nếu năm 1993 chỉ có 4 nhóm hàng của Mỹ được phép xuất sang Việt Nam thì ngay năm sau đó, con số này đã tăng lên 35 nhóm hàng. Các mặt hàng Mỹ xuất khẩu chủ yếu sang Việt Nam là máy móc, thiết bị, phân bón, máy móc xây dựng, ô tô, thiết bị viễn thông.
Xét về cơ cấu hàng nhập khẩu, nhóm hàng máy móc, thiết bị nói chung chiếm phần lớn tổng kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ. Điều này phản ánh đúng định hướng nhập khẩu của ta cũng như định hướng xuất khẩu của Mỹ. Nhóm mặt hàng nguyên nhiên vật liệu cũng chiếm phần kim ngạch đáng kể, chủ yếu là phân bón, bông, sợi, xăng dầu, sắt thép, một số loại hoá chất..., những mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được hay sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Hàng tiêu dùng, các mặt hàng nông sản thực phẩm... cũng được nhập từ Mỹ nhưng với kim ngạch thấp hơn nhiều.
Như vậy, chỉ trong vòng hơn 5 năm sau khi Mỹ chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận Việt Nam, quan hệ thương mại giữa hai nước đã có sự thay đổi lớn cả về số lượng và cơ cấu xuất nhập khẩu. Buôn bán giữa hai nước gia tăng nhanh chóng do Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng được miễn thuế vào Mỹ như cà phê, hay các mặt hàng có thuế suất rất thấp như hàng may mặc... Còn Mỹ xuất khẩu nhanh chóng vào thị trường Việt Nam cũng một phần nhờ vào chính sách thương mại mở cửa bình đẳng, không phân biệt đối xử của Việt Nam. Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam chỉ có một loại thuế suất duy nhất đánh vào mỗi loại hàng hoá không phân biệt xuất xứ. Chính vì vậy, Mỹ đã có ngay sự cạnh tranh bình đẳng với các bạn hàng truyền thống của Việt Nam.
2. Lộ trình đi tới Hiệp định Thương mại Việt Mỹ.
Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được ký kết là kết quả của một quá trình đàm phán lâu dài và phức tạp. Nguyên nhân cơ bản của quá trình đàm phán lâu dài này là do những khác biệt giữa hai nước về chế độ chính trị, xã hội, cơ chế kinh tế...
Hiệp định đã thể hiện quyết tâm và nỗ lực của cả hai bên trong việc tìm ra một tiếng nói chung đối với vấn đề hợp tác thương mại. Các bên đã trải qua tất cả 11 vòng đàm phán diễn ra tại Hà nội và Washington.
Trong ba vòng đàm phán đầu tiên, các bên chỉ tìm hiểu về cơ chế, chính sách, luật định của nhau. Việt Nam và Mỹ đều đưa ra những thông tin về khung luật pháp có liên quan đến quan hệ thương mại mà các bên cần xem xét và nghiên cứu. Như vậy, cả hai sẽ có điều kiện để hiểu thêm về “luật chơi” của phía đối tác.
Trong các vòng đàm phán từ vòng thứ 4 đến vòng thứ 7, hai bên đã trao đổi tổng thể quan điểm của mình về vấn đề thương mại hàng hoá, sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ và đầu tư. Những vấn đề nêu lên trong dự thảo Hiệp định phù hợp với GATT năm 1994, trừ một số vấn đề liên quan đến quan hệ song phương và có một số vấn đề cao hơn GATT. Ví dụ như đầu tư không hề dược đề cập tới trong GATT.
Trong vòng đàm phán thứ 8 Việt Nam đã đưa ra một số đề xuất được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc của WTO, đồng thời đưa ra một lộ trình hợp lý để thực hiện các nguyên tắc của WTO trong bối cảnh Việt Nam là một nước đang phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế.
Vòng 9 là cuộc gặp mặt cấp Bộ trưởng. Hiệp định đã được thoả thuận về mặt nguyên tắc.
Trong vòng đàm phán thứ 10, các bên thảo luận về các vấn đề kỹ thuật. Vòng 11 các bên hoàn tất Hiệp định và đến ngày 13/7/2000 diễn ra lễ ký chính thức Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ.
Một số nội dung quan trọng liên quan đến thương mại được đề cập trong hiệp định:
Thuế: Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, mỗi bên dành ngay lập tức và vô điều kiện cho hàng hoá có xuất xứ hoặc được xuất khẩu từ lãnh thổ của bên kia sự đối sử dành cho hàng hoá tương tự từ bất kỳ nước thứ ba nầo khác trong tất cả các vấn đề liên quan tới thuế xuất khẩu hay nnhập khẩu.
Phí:Không bên nào, dù trực tiếp hay gián tiếp, được quy định bất kỳ một loại thuế hay phí nội địa nào đối với hàng hoá của bên kia nhập khẩu vào lãnh thổ nước mình cao hơn mức áp dụng cho hàng hoá tương tự trong nước.
Các biện pháp phi thuế: Các quy định về kỹ thuật không được soạn thảo, ban hành hoặc áp dụng để tạo ra những trở ngại không cần thiết cho thương mại quốc tế. Những quy định này chỉ được đưa ra trong trường hợp :
-Do yêu cầu về an ninh quốc gia.
-Ngăn ngừa những hành vi lừa đảo.
-Bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho con người,đời sống và sức khoẻ động thực vật hoặc môi trường.
Quyền kinh doannh :Mỗi bên theo quy định của Hiệp định, phải dành cho công nhân và công ty bên kia quyền sản xuất, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá theo lộ trình mà hai bên đã thoả thuận .
Vấn đề trị giá tính thuế hải quan: Trong vòng hai năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các bên áp dụng hệ thống định giá hải quan trên cơ sở giá giao dịch của hàng nhập khẩu để tính thuế hoặc của hàng hoá tương tự, chứ không dựa vào giá trị của hàng hoá theo nước xuất xứ, hoặc giá trị được xác định một cách võ đoán, không có cơ sở. Giá trị giao dịch ở đây là thực tế đã thanh toán hoặc phải thanh toán cho hàng hoá kkhi được xuâts khẩu sang nước nhập khẩu.
Quyền tự vệ trong kinh doanh: Đây là một công cụ quan trọng để bảo vệ thị trường trong nước.Trong trường hợp hàng hoấ nước ngoài ồ ạt và thị trường,giảm giá, bán phá giá hanngf hoá lầm suy sụp nền kinh tế thì mỗi bên có thể đưa ra các biện pháp để tự vệ.
3. Triển vọng quan hệ thương mại hàng hoá Việt-Mỹ sau khi ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ
A. Nhu cầu của thị trường Mỹ.
Là một cường quốc về kinh tế với số dân trên 271,8 triệu người, Mỹ là một thị trường khổng lồ và đầy tiềm năng. Chính sách thương mại của Mỹ rất rộng mở, chỉ trừ một số ít mặt hàng có hạn ngạch, còn lại các công ty của Mỹ đều được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng. Chính vì vậy, họ luôn tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới nhằm mở rộng hợp tác kinh tế-thương mại với các quốc gia trên thế giới. Việt Nam, một đất nước có số dân gần 80 triệu người với nguồn lao động rẻ và dồi dào được họ xem như một địa chỉ dừng chân đáng tin cậy.
Xu thế nhập siêu hàng năm của Mỹ ngày càng lớn, chủ yếu là do sự tăng trưởng kinh tế đều qua các năm và sự thay đổi cơ cấu kinh tế của Mỹ.
Có thể thấy Mỹ là một thị trường có dung lượng lớn và đa dạng. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Mỹ gồm máy móc, thiết bị, các mặt hàng công nghiệp, thiết bị vận tải các loại, hoá chất, nông sản và các hàng hoá khác. Trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Mỹ, hàng tiêu dùng chiếm một vị trí quan trọng, khoảng 20% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Theo dự báo chiến lược của Mỹ, nền kinh tế Mỹ sẽ còn phát triển mạnh trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 3%-4% và xuất nhập khẩu khoảng 5%-10%.
Như vậy, Mỹ là một thị trường lý tưởng cho tất cả các nước trên thế giới, từ các nước phát triển như Châu âu, Nhật Bản đến các nước đang phát triển như ấn Độ, Trung Quốc và các nước nghèo như Campuchia, Banglades đều có thể xuất khẩu hàng vào Mỹ. Theo báo cáo của thương vụ Việt Nam tại Mỹ, hiện Việt Nam đang đứng hàng thứ 76 về tổng kim ngạch buôn bán với Mỹ và đứng thứ 71 trong tổng số 229 nước xuất khẩu vào Mỹ. Tuy nhiên, tỷ trọng hàng hoá Việt Nam mới chỉ chiếm 0,05% tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ, một con số còn rất khiêm tốn.
Chất lượng hàng hoá xuất khẩu vào Mỹ cũng rất linh hoạt, không quá khắt khe như ở Châu âu hay Nhật BảnTuy nhiên, hàng hoá chất lượng cao của các nước này cũng có thể bày bán ở các cửa hàng đắt tiền và trung bình. Đây thực sự là một thuận lợi cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là khi Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ vừa được ký kết và sắp tới sẽ được phê chuẩn.
B. Dự báo khả năng xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong tương lai.
B.1. Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ.
Thị trường Mỹ là đích đến của hàng hoá tất cả các nước trên thế giới. Nhiều nước trên thế giới đã tích cực khai thác thị trường này một cách có hiệu quả. Theo dự đoán của các chuyên gia nghiên cứu về thương mại, đến hết năm 2000, tổng kim ngạch Việt-Mỹ có thể lên tới 2 tỷ USD (tăng hơn hai lần năm 1999) trong đó Việt Nam xuất khẩu 1,2 tỷ USD và nhập khẩu 0,8 tỷ USD. Trong những năm tiếp theo, buôn bán giữa Việt Nam và Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng cao, đặc biệt là Việt Nam có thể phát huy được thế mạnh của mình trong việc xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực, tận dụng những lợi thế do hiệp định Việt-Mỹ đem lại.
Nhóm hàng nông sản.
* Cà phê, chè, quế, hạt tiêu, gia vị (HS 09).
Đặc điểm của nhóm hàng này là có nhu cầu cao trên thị trường Mỹ và mức thuế nhập khẩu bằng 0 hoặc rất thấp. Ngoài ra, mặt hàng này phụ thuộc vào sản lượng, thời tiết, giá ở Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên, chúng ta có lợi thế là được ưu đãi về khí hậu, diện tích canh tác có thể mở rộng thêm và đặc biệt là chi phí nhân công thấp hơn các nước trong khu vực, một số sản phẩm đạt năng suất cao hơn các nước trong khu vực. Vì vậy, định hướng xuất khẩu các mặt hàng bình quân có thể tăng 15% mỗi năm và tới năm 2010 dự kiến đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 350 triệu USD.
Cà phê (HS 0901). Tổng nhập khẩu của Mỹ đối với các loại cà phê năm 1992 là 1,612 tỷ USD, bình quân mỗi năm tăng 17%. Chỉ có năm 1998 là giảm một chút so với năm 1997, từ 3,726 tỷ USD còn 3,237 tỷ USD. Năm 1999 tăng lên 3,9 tỷ USD. Dự kiến trong vòng 10 năm tới, nhu cầu nhập khẩu của Mỹ sẽ tăng khoảng 10% giá trị mỗi năm.
Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ đạt 89 triệu USD, đứng thứ 7 về giá trị nhập khẩu cà phê vào thị trường Mỹ. Hiện nay Việt Nam đang là nước xuất khẩu nhiều cà phê thứ 4 trên thế giới (chủ yếu là cà phê Robusta và một ít Arabica). Trong vòng 10 năm tới (đến năm 2010), nếu đảm bảo được chất lượng và giá cả cạnh tranh, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ có thể tăng tương đương với mức tăng của nhu cầu thị trường Mỹ và có thể đạt trên 300 triệu USD vào năm 2010. Tuy nhiên, do thị trường Mỹ tiêu thụ chủ yếu là cà phê Arabica nên nếu chương trình trồng cà phê đang tiến hành ở miền Bắc Việt Nam thành công thì cà phê của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường Mỹ.
Chè các loại (HS 0902). Hàng năm Mỹ nhập khẩu các loại chè xanh và đen, trung bình 130 triệu USD mỗi năm, trong đó hơn 80% là chè đen (HS 090240). Hiện nay, mức tiêu thụ chè đen ở Mỹ ngày càng tăng, thay thế dần một phần tiêu thụ cà phê. Hai nước xuất khẩu chè vào Mỹ nhiều nhất là Achentina và Trung Quốc. Năm 1999, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1 triệu USD chè vào Mỹ, lọt vào “Top 15” nước xuất khẩu chè đen vào Mỹ.
Trong giai đoạn 2000-2010, Việt Nam có thể tăng đều đặn 20% giá trị mỗi năm do được xuất khẩu trực tiếp mà không phải qua trung gian và có thể đạt tới 3 triệu USD năm 2010.
Quế. Hàng năm Mỹ nhập khẩu khoảng trên dưới 30 triệu USD trị giá quế các loại. Năm cao nhất là năm 1996 với giá trị nhập khẩu trên 36,4 triệu USD. Tuy nhiên những năm gần đây, giá trị nhập khẩu đã giảm xuống còn khoảng 26 triệu mỗi năm.
Việt Nam xuất khẩu quế sang thị trường Mỹ từ năm 1994 và đạt mức cao nhất là 878.000 USD vào năm 1996. Năm 1998 giảm 22% còn 596.000 USD và năm 1999 tăng 20% so với năm 1998, đạt khoảng 700.000 USD. Việt Nam đứng hàng thứ ba trong số các nước xuất khẩu quế vào Mỹ. Thứ hạng này khó có thể thay đổi vì hai nước đứng đầu là Indonesia và Sri Lanka có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn rất nhiều lần, còn các nước khác thì có trị giá thấp hơn nhiều. Trong giai đoạn 2000-2010, trị giá xuất khẩu quế của Việt Nam có thể tăng 300%-400%, đạt khoảng trên 3 triệu USD vào năm 2010.
Hạt tiêu (HS 0904). Hàng năm Mỹ nhập khẩu một số lượng lớn hạt tiêu chưa xay và đã xay. Năm 1992, Mỹ nhập khẩu trên 112 triệu USD, bình quân mỗi năm tăng khoảng 28%. Hai nước xuất khẩu hạt tiêu nhiều nhất vào thị trường Mỹ là Indonesia và ấn Độ.
Việt Nam thâm nhập vào thị trường hạt tiêu của Mỹ chậm hơn quế, nhưng từ năm 1997 đã đánh dấu sự tăng nhanh về trị giá xuất khẩu, đạt 2,1 triệu USD. Năm 1998 tăng 71% lên 3,6 triệu USD, năm 1999 đạt khoảng 8 triệu USD, đứng thứ 9 trong số các nước xuất khẩu hạt tiêu vào Mỹ.
Trung Quốc và Tây Ban Nha tuy đứng trên Việt Nam về giá trị xuất khẩu hạt tiêu vào Mỹ nhưng hai nước này lại không có nhiều lợi thế như Việt Nam. Ngoại trừ điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi thì lợi thế của Việt Nam vẫn là chi phí cho các yếu tố đầu vào như đất đai, nhân công thấp, vì vậy giá thành hạt tiêu của Việt Nam có sức cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Trong những năm tới, khả năng xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ của Việt Nam bình quân hàng năm có thể tăng khoảng 25%-30% và dự kiến đạt tới 30 triệu USD vào năm 2010.
Các mặt hàng gia vị khác (HS 0909, 0910). Giá trị xuất khẩu những mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường Mỹ những năm qua chưa nhiều. Cả năm 1998 đạt 33.000 USD, sang năm 1999 có tăng hơn, đạt 150.000 USD.
Trong những năm tới, Việt Nam có thể tăng xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Mỹ do ở Mỹ có nhiều người dân gốc Châu á và có nhiều công ty nhỏ của Việt kiều nhập khẩu vào Mỹ. Dự kiến năm 2010 Việt Nam có thể đạt trị giá xuất khẩu 1 triệu USD mặt hàng này vào thị trường Mỹ.
* Gạo. Mỹ là nước nhập khẩu gạo lớn trên thế giới, đồng thời cũng là một nước có lượng gạo xuất khẩu lớn, đứng thứ 4 trên thế giới.
Mặc dù bị tính thuế nhập khẩu, mặt hàng gạo có thể coi là một trong những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế do chính sách nới lỏng của Chính phủ Mỹ. Trước kia, do Việt Nam chưa được hưởng NTR nên gạo nhập vào Mỹ phải chịu một mức thuế là 0,055 USD/kg. Còn bây giờ, Việt Nam sẽ chỉ phải chịu mức thuế suất là 0,021 USD/kg vì đã ký kết được Hiệp định Thương mại với Mỹ. Mức thuế suất đánh vào gạo như vậy là rất thấp, chỉ mang tính chất tham khảo chứ không vì mục đích kinh tế.
Trước năm 1994, Mỹ không nhập khẩu gạo của Việt Nam. Năm 1994, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu 4,51 triệu USD gạo sang thị trường Mỹ với tư cách là nguồn xuất khẩu lớn thứ 3 trong tổng kim ngạch nhập khẩu 103 triệu USD gạo của Mỹ. Đến năm 1998, con số này tăng lên 39 triệu USD. Song cả năm 1999, Việt Nam chỉ xuất được 4,9 triệu USD do chủng loại gạo không thích hợp. Nhưng vì sao Mỹ là một quốc gia tham gia xuất khẩu gạo vào loại lớn trên thế giới lại phải nhập khẩu của Việt Nam? Thực ra, khách hàng Mỹ mua gạo của Việt Nam không phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang Châu Phi theo các chương trình viện trợ của Chính phủ Hoa Kỳ và làm môi giới. Qua đó, Việt Nam có thể rút ra hai điểm cần lưu ý sau:
- Việt Nam muốn chiếm được thị trường nhập khẩu gạo của Mỹ thì phải nâng chất lượng gạo lên nữa, đặc biệt chú trọng khai thác gạo đặc sản như tám thơm, nàng hương...
- Mỹ rất chú trọng yếu tố thời gian giao hàng - đây chính là yếu tố cạnh tranh trong các hợp đồng xuất khẩu gạo của Mỹ.
Xét về tiềm năng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam, theo một chuyên gia phân tích chính sách lương thực thế giới của Hoa Kỳ: “lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam có thể lên tới 5 triệu tấn nếu Việt Nam có những chính sách, biện pháp quản lý vĩ mô và vi mô tốt hơn và chú trọng đến tăng sản lượng gạo, vì thế khả năng Việt Nam sẽ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất là rất có thể”.
Xét về truyền thống xuất khẩu gạo lâu đời thì Việt Nam nằm trong vùng trọng tâm của nền văn minh lúa nước của các nước ASEAN. Cách đây hơn một thế kỷ, gạo Việt Nam đã có mặt trên thị trường thế giới và sản lượng xuất khẩu tăng dần qua các năm.
Xét về mặt lợi thế so sánh, nền sản xuất lúa gạo vẫn là nền sản xuất tạo điều kiện sử dụng nhiều lao động, đất đai nên đây chính là lợi thế của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu gạo.
Xét về mặt kỹ thuật, tập quán canh tác cũng như giống lúa của Việt Nam còn lạc hậu, nghèo nàn và chưa đem lại năng suất cao. Do đó, nếu đầu tư thêm công nghệ sản xuất lúa hiện đại và giống lúa thích hợp với điều kiện của Việt Nam thì tiềm năng sản xuất lúa còn rất lớn, cần phải được khai thác triệt để. Như vậy mới có thể nâng cao năng suất và sản lượng gạo xuất khẩu.
Nhóm hàng hải sản (HS 03).
Mỹ là nước xuất khẩu hải sản lớn nhất trên thế giới, đồng thời cũng là nước nhập khẩu lớn thứ hai sau Nhật Bản. Các loại hải sản xuất khẩu chính của Mỹ là: cá hồi, cua, trứng cá và surimi. Các loại hải sản nhập khẩu chính vào Mỹ gồm: tôm, tôm hùm, sò và cua, trong đó tôm có trị giá lớn nhất, hàng năm Mỹ nhập trên 2 tỷ USD. Vì vậy, đây là thị trường vô cùng rộng lớn và đầy triển vọng đối với ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản của Việt Nam.
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu hải sản vào thị trường Mỹ từ năm 1994 với trị giá hơn 5,8 triệu USD và tăng dần qua các năm. Đến năm 1998, Việt Nam đứng hàng thứ 19 trong số các nước xuất khẩu hải sản vào Mỹ, đạt 79,5 triệu USD. Đứng đầu là Canada và thứ hai là Thái Lan với tổng kim ngạch vượt trội hơn hẳn. Năm 1999, Việt Nam vươn lên đạt kim ngạch xuất khẩu 125,5 triệu USD và dự kiến năm 2000 sẽ là trên 200 triệu, năm 2001 từ 220 triệu đến 260 triệu khi Hiệp định được thông qua.
Các sản phẩm chính của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là tôm và của đông lạnh, đặc biệt là tôm. Việt Nam hiện đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng các nước xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ nhiều nhất.
Bảng 2: Tỷ trọng tôm các loại trong số các mặt hàng hải sản
Việt Nam xuất sang Mỹ.
Đơn vị: triệu USD
Mặt hàng Việt Nam
Xuất sang Mỹ
1994
1995
1996
1997
1998
1999
5 tháng đầu
năm 2000
Hải sản các loại
5,8
19,6
33,9
46,4
79,5
125,5
76,9
Trong đó tôm các loại
5,1
16,6
28,2
35,3
62,1
91,5
56,0
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Mặt hàng hải sản nhập khẩu chính vào thị trường Mỹ là tôm các loại. Trong khi đó, đây lại là mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam do Việt Nam có nhiều lợi thế trong việc nuôi trồng tôm và lại không phải chịu thuế nhập khẩu của Mỹ. Do đó, Việt Nam hoàn toàn có thể hy vọng vào năm 2010 có thể đạt được khoảng 600 triệu USD trị giá hải sản xuất vào Mỹ, tăng gần 5 lần so với năm 1999 và gần bằng mức xuất khẩu của Thái Lan hiện nay.
Hiện nay Việt Nam đang đứng hàng thứ 4 trong nội bộ các nước Đông Nam á về kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Việc Uỷ ban Châu Âu (EC) thuộc Liên minh Châu âu (EU) quyết định đưa Việt Nam vào danh sách các nước xuất khẩu thuỷ sản ngày 16/11/1999 là một trong những nhân tố quan trọng giúp hàng thuỷ sản Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội hơn để xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Ngoài ra, việc Cơ quan quản lý dược phẩm và lương thực Mỹ (FDA) đã cử đoàn cán bộ đến Việt Nam để khảo sát tình hình thực hiện các quy định theo tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh thực phẩm trong Hệ thống HACCP (Hệ thống phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu) tại các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản chính là cơ hội hợp tác của ngành thuỷ sản giữa hai nước, tạo điều kiện xúc tiến xuất khẩu hàng thuỷ sản của ta sang Mỹ.
Tuy nhiên, Mỹ được coi là một trong những thị trường khó tính đối với các nước xuất khẩu, đặc biệt đối với các nước đang phát triển có khí hậu nhiệt đới. Việc xuất khẩu hải sản sang thị trường này phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm của Văn phòng Hải sản (Seafood Office) thuộc FDA. Do vậy, để nâng cao giá trị xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý đến vấn đề này khi tiến hành xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Nhóm các mặt hàng gốm, sứ (HS 69).
Hàng năm Mỹ nhập khẩu khoảng 2-3 tỷ USD các mặt hàng này. Do thị trường Mỹ hầu như không sản xuất các mặt hàng này nên nhu cầu nhập khẩu tăng đều mỗi năm, từ 5% đến 7%. Việt Nam chủ yếu xuất sang Mỹ các loại tượng, chậu gốm, sứ (HS 6913) và đồ gốm sứ nghệ thuật (HS 6914). Xuất khẩu của Việt Nam tăng đều đặn qua các năm, từ 40% đến 100% mỗi năm.
Đối với nhóm hàng này, Việt Nam có nhiều lợi thế vì đây là ngành thủ công truyền thống, nhân công rẻ và mẫu mã đẹp, đặc biệt bây giờ sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu 56% như trước nữa. Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp khó khăn do các mặt hàng giống của Trung Quốc về chủng loại, nhưng chất lượng lại không đều và không đẹp bằng. Vì vậy, nếu tổ chức tốt khâu sản xuất, giám định chất lượng và hạ giá thành sản xuất thì một số chủng loại gốm sứ như chậu cảnh, voi gốm... có khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu lên tới hàng chục triệu USD vào thị trường Mỹ.
Hàng dệt may.
Mỹ là nước luôn đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt và hàng may mặc. Hiện nay, Mỹ phải nhập khẩu khoảng 50-60 tỷ USD loại hàng này, chiếm khoảng hơn 6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ. Nguồn nhập chủ yếu là từ các nước Châu á, chiếm trên 50% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ, trong đó Trung Quốc chiếm khoảng 18%, Hồng Kông 12%, các nước ASEAN (chưa kể Việt Nam) chiếm khoảng 15%...
Trong số các mặt hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ, các mặt hàng sau có giá trị lớn nhất.
Bảng 3: Các mặt hàng may mặc chính nhập khẩu vào Mỹ.
Mặt hàng
Năm 1999
(tỷ USD)
6 tháng đầu năm 2000 (tỷ USD)
áo complê, bộ quần áo đồng bộ nữ.
8,71
5,35
áo complê nam, bộ quần áo đồng bộ nam.
6,97
3,84
Sơ mi nam dệt thoi.
3,03
1,62
Sơ mi nữ dệt thoi.
2,28
1,32
áo len, áo ghi lê.
9,46
3,98
T-shirt, may ô.
3,32
1,97
Sơ mi nam dệt kim.
1,88
0,98
Váy lót nữ và pyjams.
1,87
0,87
Nguồn: Textile Asia 9/2000.
Đây là mặt hàng có mức chênh lệch về thuế giữa NTR và phi NTR khá lớn, khoảng 55%. Do đó hàng dệt may Việt Nam xuất sang Mỹ mới chỉ có 8 cat: 331, 338, 340, 435, 438, 444, 636, 644 thuộc hàng may chứ chưa bao gồm hàng dệt. Về hàng dệt, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ một số mặt hàng dệt thoi như găng tay, sơ mi trẻ em, hàng dệt kim như sơ mi trẻ em, sơ mi nam, nữ, găng dệt kim, áo len... Mặc dù nhu cầu mặt hàng này ở Mỹ rất lớn nhưng Việt Nam chưa xuất khẩu được nhiều do trước kia chưa được hưởng NTR cũng như sự khác biệt giữa hai nước về tiêu chuẩn sợi dệt và quy trình lắp ráp sản phẩm.
Năm 1999, trong khi nhiều thị trường phi hạn ngạch của Việt Nam giảm mạnh thì thị trường Mỹ khá ổn định và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường này đạt 37 triệu USD, tăng 13% so với năm 1998. Tuy nhiên con số này còn quá nhỏ bé so với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ. Ước tính năm 2000, Việt Nam có thể đạt giá trị xuất khẩu lên tới 60 triệu USD.
Mô hình: Dệt may Việt Nam với tay tới Mỹ.
Một trong những đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam là trong vòng 10 năm qua, các công ty Việt Nam chủ yếu làm gia công cho các công ty nước ngoài, lấy công làm lãi. Phần lớn nguyên phụ liệu là các công ty nước ngoài đưa vào do trong nước chưa sản xuất được hoặc chất lượng thấp. Lượng hàng các công ty may xuất khẩu của Việt Nam tự lo nguyên liệu, bán thành phẩm, gọi là bán FOB rất hạn chế. Đây cũng là tình hình chung của các nước như Nam Triều Tiên, Đài Loan, Thái Lan... cách đây hai ba chục năm khi ngành dệt may chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.
Việc bán các mặt hàng dệt may cho các công ty nước ngoài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: khả năng sản xuất các loại nguyên phụ liệu, khả năng thiết kế mẫu mã, khả năng tiếp thị phân phối tại nước ngoài, khả năng quan hệ với các kênh phân phối hiện hành tại nước ngoài. Hiện nay mới chỉ có một số công ty như Thành Công, Thắng Lợi đã có sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ nhưng kim ngạch còn rất nhỏ. Mặc dù vậy, kim ngạch hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Mỹ đã tăng nhanh hơn nhiều so với các mặt hàng khác.
Việt Nam có nhiều khả năng sản xuất những mặt hàng liên quan đến dừa nhưng sản lượng xuất khẩu những năm qua chưa nhiều mặc dù chênh lệch vể thuế MFN và thuế phi MFN bằng 0% hoặc không phải là lớn.
Bảng 4: So sánh mức thuế MFN và phi MFN.
Mã số HS
Mô tả hàng hoá
Thuế MFN
Thuế phi MFN
57022010
Tấm, thảm trải sàn từ sợi xơ dừa, đã dệt, chưa viền mép, có tuyết.
0%
0%
57022020
Tấm, thảm trải sàn từ sợi xơ dừa, đã dệt, chưa viền mép, không có tuyết.
0%
16%
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, với lợi thế là nước có lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề và chi phí nhân công rẻ nên dệt may là ngành có nhiều khả năng sản xuất và xuất khẩu. Đặc biệt Việt Nam và Mỹ lại vừa ký kết được Hiệp định Thương mại song phương nên khả năng thâm nhập vào thị trường này của Việt Nam từ nay đến năm 2010 có thể đạt tới 1,5 tỷ USD.
Hàng giày dép (HS 64).
Mỹ là thị trường tiêu thụ giày dép lớn thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc, là một thị trường đầy triển vọng và hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu giày dép. Giày dép được tiêu thụ ở Mỹ rất đa dạng và phong phú về chủng loại, mẫu mã. Đặc biệt, nhu cầu về giày dép nữ khá cao, chiếm 50,9% nhu cầu về giày dép trên toàn nước Mỹ.
Theo nghiên cứu của Tạp chí Dịch vụ Thông tin Thương mại thế giới, gần 600 công ty nước ngoài thường xuyên nhập khẩu giày dép vào thị trường Mỹ. Các nước có thị phần lớn trên thị trường giày dép Mỹ là Trung Quốc, Italy, Braxin, Indonesia và Thái Lan với tỷ trọng hiện nay lần lượt là: 69%; 6,2%; 6%; 3,5% và 1,7%.
Đối với việc nhập khẩu giày dép, Mỹ cũng áp dụng chính sách như các mặt hàng khác. Nếu được hưởng quy chế NTR thì thuế suất là 6% và áp dụng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập đối với các nước đang phát triển. Ngược lại, mức thuế suất đánh vào mặt hàng này sẽ từ 27-33% tuỳ theo từng loại.
Lần đầu tiên vào năm 1993-1994, bằng con đường phi mậu dịch, Việt Nam đã bán được vài trăm đôi giày Biti’s sang thị trường Mỹ, trị giá khoảng 1.000 USD. Bước sang năm 1996, Biti’s xuất được 46.000 đôi, trị giá 103.000 USD và tăng dần giá trị xuất khẩu qua các năm. Nhận thấy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- R0148.doc