Đề tài Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU

MỤC LỤC

 

A. Tổng quan về mối quan hệ Việt Nam-EU

I. EU và đăc điểm kinh tế của EU

1. Giới thiệu chung

2. Quá tình hình thành của EU

3. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới:

4. Đặc điểm kinh tế EU

II. Quan hệ Việt Nam và EU

1. Lịch sử hình thành và phát triển quan hệ Việt Nam-EU.

2. Những cơ sở vàng

3. Bối cảnh mối quan hệ mới

B.Thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam-EU

I. Chính sách ngoại thương giữa VN-EU

1. Thuế quan ưu đãi phổ cập(GSP)

2. Hiệp định PCA

3 . Thuế quan:

II. Tình hình xuất nhập khẩu EU-VN

1.Tình hình nhập khẩu từ EU của VN

2 Tình hình xuất khẩu sang thị trường EU

3.Quan hệ Việt Nam với một số nước EU

III. Quan hệ đầu tư Việt Nam-EU:

1.Trước khi gia nhập WTO

2. Sau khi gia nhập WTO

IV. Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ Việt Nam – EU

1. Thuận lợi

2. Khó khăn

C. Định hướng và giải pháp tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam – EU.

I. Định hướng

II. Giải pháp

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6005 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SD giảm 18,3%. Ước tính trong tháng cuối năm, kim ngạch nhập khẩu rau hoa quả sẽ tăng nhẹ nhưng tính chung cả năm vẫn giảm từ 10% đến 15% so cùng kỳ 2008. Tính đến thời điểm hiện tại, kim ngạch đạt cao nhất là vào tháng 10/09 với 239,6 nghìn USD và thấp nhất vào tháng 5/09 chỉ với 95,6 nghìn USD. So với cùng kỳ, tháng đạt kim ngạch cao nhất là vào tháng 6 với 352,9 nghìn USD và thấp nhất là tháng 3 với 84,9 nghìn USD. EU là thị trường có rất nhiều quy định nghiêm ngặt về chế độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong các nhóm mặt hàng rau hoa quả tươi sống và cả chế biến. Do đó, sản phẩm nhập từ thị trường này rất an toàn và thường có giá nhập khẩu cao hơn hẳn so với các thị trường khác. Nguồn cung rau hoa quả: Có 11 nước thuộc thị trường EU cung cấp rau hoa quả cho thị trường Việt Nam 11 tháng qua, tăng 2 nước so với cùng kỳ là Litsva và Hy Lạp. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu từ Italia đạt cao nhất với 371,2 nghìn USD, chiếm 19,4% tổng kim ngạch. So cùng kỳ năm trước, Italia là 1 trong 2 nước có tốc độ tăng trưởng dương, đạt 25,1%. Trong vòng 1 năm qua, các sản phẩm có nguồn gốc từ Italia như Cà chua đóng hộp, đậu, nấm, quả kiwi,… rất được ưa chuộng bởi người tiêu dùng trong nước. Hơn nữa nguồn hàng cung cấp khá dồi dào đã giúp cho thị trường này từ vị trí thứ 5 (2008) vươn lên vị trí dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu. Tiếp đến là Bỉ với kim ngạch nhập khẩu đạt 297,2 nghìn USD giảm nhẹ 6,4% so cùng kỳ. Thị phần trong cơ cấu nhập khẩu của thị trường Bỉ cũng được nâng cao từ 13,5% lên 15,5%. Các sản phẩm được nhập khẩu nhiều từ Bỉ gồm có: khoai tây đông lạnh, hành tây, đậu và ngô. Trong đó kim ngạch nhập khẩu khoai tây đông lạnh chiếm tỷ trọng cao nhất với gần 90%, tiếp đến là đỗ xanh đông lạnh với 3,5%,… Hà Lan là nguồn cung có tốc độ tăng trưởng giảm mạnh nhất so cùng kỳ 2008. Thống kê, kim ngạch nhập khẩu từ Hà Lan đạt 87,8 nghìn USD giảm hơn 66,5%. Thị trường này cung cấp chủ yếu là khoai tây giống, hạt Pimento, anh đào tươi, quả kiwi và nụ tầm xuân tươi cho Việt Nam. Cụ thể: Kim ngạch nhập khẩu quả kiwi đạt 31,9 nghìn USD chiếm 36,4%, hạt Pimento đạt 32 nghìn USD chiếm 36,4%, anh đào tươi đạt 9,07 nghìn USD chiếm 10,3%, khoai tây giống đạt 7,06 nghìn USD chiếm 8%,… Đức cũng là nguồn cung có tốc độ tăng trưởng giảm nhanh trong thời gian qua. Trong vòng 11 tháng qua, kim ngạch nhập khẩu từ Đức đạt 154,3 nghìn USD giảm 50,6% khiến thị phần của nguồn cung này cũng giảm từ 13,3% xuống còn 8%. Chủng loại nhập khẩu: Chủng loại rau hoa quả nhập khẩu từ EU 11 tháng qua rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, số lượng mặt hàng giảm khá nhiều so với cùng kỳ năm trước. Trong số hơn 40 mặt hàng nhập khẩu, kim ngạch khoai các loại đạt cao nhất với 302 nghìn USD chiếm 15,7% tăng 37,6% so cùng kỳ. Mặt hàng này được nhập khẩu nhiều từ Đức, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Italia, đặc biệt là từ Bỉ đạt 269 nghìn USD chiếm tới 65,2% tổng kim ngạch nhập khẩu khoai các loại trong kỳ. Tiếp đến là mặt hàng cà chua và cà rốt đạt 208,4 nghìn USD chiếm 10,9% tăng 12,9% so cùng kỳ. Italia và Pháp là 2 nguồn cung chính mặt hàng này cho thị trường Việt Nam với kim ngạch đạt lần lượt 157,1 nghìn USD và 51,3 nghìn USD. Trong kỳ: nho, cam, lê, chuối,… là những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng đạt cao. Đây cũng là hệ quả của chính sách hạn chế dùng hàng Trung Quốc trong thời gian qua. Mặt hàng nho đạt kim ngạch 36 nghìn USD tăng 59 lần so cùng kỳ. Tiếp đến là Cam đạt 23,5 nghìn USD tăng 12,1 lần; Lê đạt 11 nghìn USD tăng 10 lần, chuối đạt 25,6 nghìn USD tăng 8,7 lần. Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu táo các loại đạt 16,4 nghìn USD giảm tới gần 84%. Tiếp theo là đào với kim ngạch đạt 30,5 nghìn USD giảm gần 79,5%,…. 2 Tình hình xuất khẩu sang thị trường EU Năm 2007, xuất khẩu cà phê, thuỷ sản, sản phẩm điện tử và vi tính, sản phẩm nhựa, hạt tiêu, hàng rau quả của VN vào thị trường EU tăng mạnh. EU hiện là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, trong những năm gần đây xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này liên tục tăng mạnh. Như trong năm 2006, 2007 xuất khẩu vào thị trường này đều tăng trên 28% so với năm trước, đạt lần lượt là 7,04 tỷ USD và 9,02 tỷ USD. Cho đến nay,các mặt hàng như dệt may,giày dép,thủy sản,cà phê,sản phẩm gỗ vẫn được xem là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU.Đối với từng mặt hàng cụ thể,tình hình xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường EU năm 2009 đều tăng so với 2008,riêng chỉ có xuất khẩu cà phê giảm 2,4% so với năm 2008.Nhung xét chung thì toàn bộ kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang EU tăng 6% so với năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vào EU giai đoạn 2009-2010 Đơn vị tính: Kim ngạch: triệu USD; tăng % Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009-2010 Trị giá Tăng Trị giá Tăng Trị giá Tăng Trị giá Tăng Tổng KN XK vào EU 10.000 17,6 10.600 6,0 12.100 14,2 22.700 6,7 KNXK các mặt hàng chủ lực 6.990 17,6 7.430 6,3 8.300 11,7 15.730 6,0 Dệt May 1.750 20,7 1.850 5,7 2.100 13,5 3.950 6,4 Giày dép 2.600 21,3 2.750 5,8 3.000 9,1 5.750 5,0 Thuỷ sản 1.100 20,6 1.250 13,6 1.450 16,0 2.700 9,9 Cà phê 820 -2,4 800 -2,4 850 6,3 1.650 1,3 Sản phẩm gỗ 720 20,0 780 8,3 900 15,4 2.400 7,9 t Giày Dép Ngành da giày Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng lớn bởi tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh sản phẩm, thị trường tiêu thụ…đều đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, xuất khẩu da giày Việt Nam đã có dấu hiệu hồi phục.Theo số liệu thống kê mới nhất, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong tháng 5/2009 đạt trên 374,5 triệu USD, giảm 17,86% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng đã tăng 7,5% so với tháng 4. Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 1,664 tỉ USD, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái và thực hiện được 32,6% kế hoạch năm.Trong tháng 5, xuất khẩu giày dép sang một số thị trường lớn vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao như xuất khẩu sang EU tăng 12,57% so với tháng 4 và là nhà nhập khẩu mặt hàng giày dép lớn nhất của Việt Nam.Nhìn chung, kim ngạch giày dép sang nhiều thị trường trong 5 tháng đầu năm có sự sụt giảm mạnh như EU giảm 18,8%, sang Hàn Quốc giảm 49,5%... Thị trường nhập khẩu mặt hàng giày dép 5 tháng đầu năm 2009  Đơn vị tính: USD Thị trường T5/2009 5T/2009 So cùng kỳ 2008 (%) EU 190.473.366 798.813.875 -18,82 Hoa Kỳ 96.574.445 446.063.029 9,14 Nhật Bản 10.224.172 51.634.591 -3,47 Mexico 10.020.479 52.783.641 -2,88 Canada 8.209.555 35.439.875 9,7 Panama 5.037.165 26.397.876 -8,25 Trung Quốc 6.807.329 36.233.201 -2,7 Hàn Quốc 4.406.543 23.647.475 -49,52 ASEAN 4.960.180 21.546.506 15,45 Nga 3.354.867 16.346.049 0,32 Hồng Kông 2.580.835 15.939.326 -10,98 Nam Phi 2.595.938 14.316.752 26,65 Ôxtrâylia 3.737.993 15.595.197 -4,63 Thổ Nhĩ Kỳ 1.985.092 7.985.650 -14,07 Thuỵ Sĩ 1.610.225 7.716.090 -8,62 Đài Loan 2.879.348 14.882.027 -0,02 Brazil 2.617.372 9.901.733 -0,29 UAE 2.194.163 6.676.217 -4,89 Ucraina 252.362 2.391.788 30,72 Nauy 875.296 3.145.811 -12,48 Ấn Độ 362.369 1.670.369 -14,31 Tổng cộng 374.500.000 1.664.000.000 ( Từ bảng số liệu trên ta thấy Eu luôn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn của VN với kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường EU tính trong vòng 5 tháng đầu năm 2009 lên tới 798.813.875 USD chiếm tới 47,97% tong kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường nước ngoài. t Cà Phê Hiện EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cà phê Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 50% trong Tong kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của nước ta. Trong năm 2007, xuất khẩu cà phê vào thị truờng này đạt trên 878,8 triệu USD, tăng 63% so với năm 2006. Mức tăng này này chủ yếu do giá cà phê trên thế giới tăng mạnh trong năm 2007. Phấn đấu, kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 850 triệu USD, tăng 6,3% . t Gỗ EU hiện vẫn là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, đây là thị trường xuất khẩu có sự sụt giảm lớn nhất trong các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam 7tháng đầu năm 2009 sang thị trường EU sụt giảm 39% so với cùng kỳ năm trước, đạt 283 triệu USD. Như vậy, trong tháng 7/2009 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang khối EU tiếp tục sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, xuất khẩu sang khối đã có những dấu hiệu khả quan. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Anh, thị trường lớn nhất trong khối, tháng 7/2009 tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước, tháng tăng trưởng đầu tiên kể từ đầu năm 2009 đến nay. Tính chung 7 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Anh đạt 93,29 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2009, đã cải thiện được 3% so với mức giảm 28% nửa đầu năm. Trong các tháng cuối năm, tình hình xuất khẩu sang thị trường này sẽ dần được cải thiện. t Thuỷ sản EU là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất thế giới, với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 34 tỉ USD. EU là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn trên thế giới, nhập khẩu nhiều nhất philê cá đông lạnh chủ yếu là cá tuyết, cá tuyết vàng, và cá tra, sau đó là tôm đông lạnh, và cá ngừ. Trong năm 2007, xuất khẩu thuỷ sản của VN sang EU tiếp tục tăng mạnh, đạt 911 triệu USD, tăng 40% so với năm 2006. Năm 2008, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới EU đạt 275 nghìn tấn với kim ngạch đạt 910 triệu USD, tăng 26,6% về lượng và 27,7% về kim ngạch so với năm 2007. Phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 tỉ USD, tăng bình quân 23%/năm trong giai đoạn 2008-2010.Trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU đã tăng chậm lại, đạt trên 1,48 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm 2006. Tuy nhiên, trong năm 2008, xuất khẩu hàng dệt may sang EU sẽ khó khăn hơn do hàng dệt may của Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường này sẽ được dỡ bỏ hòan toàn hạn ngạch. Trong 9 tháng đầu năm 2009, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 155 thị trường trên thế giới, trong đó 3 thị trường lớn nhất là EU, Mỹ và Nhật Bản; chiếm 60,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặc dù giữ vị trí đứng đầu trong số các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam, nhưng xuất khẩu thủy sản sang EU đã giảm 1,7% về khối lượng và 6,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008; xuất khẩu sang thị trường Nhật cũng giảm 21,2% về khối lượng và 12,3% về giá trị. Đánh giá: Theo Sách xanh 2009, EU tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ nhất của Việt Nam trong năm 2008. EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiêu thụ khoảng 12,2 tỉ USD hàng xuất khẩu của Việt Nam, vượt cả thị trường Mỹ (nhập khẩu 11,86 tỉ USD hàng từ Việt Nam). Xét tới các hoạt động nhập khẩu, EU chỉ là đối tác lớn thứ tư của Việt Nam (chiếm 7,97% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam) đứng sau ASEAN, Trung Quốc và Nhật Bản. Việt Nam phải chịu thâm hụt thương mại chủ yếu với hai đối tác chính là Trung Quốc và ASEAN (khoảng 11,2 tỉ USD và 9,38 tỉ USD). Ngược lại, quan hệ giữa EU-Việt Nam trên quy mô lớn có lợi cho Việt Nam với mức thặng dư thương mại Việt Nam được hưởng khoảng 5,41 tỉ USD. EU đã nâng cao hơn nữa vai trò đối tác chính của Việt Nam đứng trên giác độ kinh tế: EU không chỉ là đối tác thương mại và nhà đầu tư quan trọng nhất. Đáng lưu ý là hàng hóa EU nhập  từ Việt  Nam tiếp tục tập trung vào những sản phẩm thâm dụng lao động, hầu hết các sản phẩm này đều có tăng trưởng mạnh (về xuất khẩu sang EU). Giày dép tiếp tục là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất giữa hai thị trường này (hơn 2 tỉ USD, tăng 6,4% so với năm 2007) bất chấp các mức thuế chống bán phá giá. Theo ông Doyle, những con số này đã chứng tỏ các mặt hàng giày dép Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Những ngành hàng khác cũng tiếp tục theo kịp với mức tăng đầy lạc quan xét về kim ngạch xuất khẩu như dệt may đạt tăng 7,34%; cà phê tăng 1,71%; hải sản tăng gần 18%; và đồ gỗ tăng hơn 2,92%. 3.Quan hệ Việt Nam với một số nước EU: EU gồm có 27 thành viên(như đã kể trên),dưới đây là quan hệ Việt Nam với một số nước tiêu biểu(Phần Lan,Pháp,Tây Ban Nha) a.Phần Lan Năm 2009, thương mại hai chiều giữa hai nước sẽ vẫn tăng vì những mặt hàng Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu vào Phần Lan chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống như hoa quả, hải sản… XUẤT KHẦU MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM SANG PHẦN LAN THÁNG 1 NĂM 2010 Đơn vị : 1,000 USD Tên hàng Tháng 01/2010 Tháng 12/2009 % tăng giảm so với tháng 12/2009 %tháng 01/2010 Tổng cộng (1.000 EUR) 7,100 4,156 70.8 100.00 (1.000 USD) 10,133 6,073 66.8 Giày dép 2,179 886 145.8 21.50 Dệt may (quần áo) 2,099 1,504 39.5 20.71 Hải sản 133 112 18.8 1.31 Cà phê, trà, gia vị (gồm hạt tiêu) 366 98 272.0 3.61 - Cà phê 341 0 100.0 3.36 - Hạt tiêu 25 46 -45.5 0.25 Thủ công mỹ nghệ : 349 144 141.4 3.44 - NL là gỗ 26 3 824.9 0.25 - NL là gốm sứ, china (pha lê) 260 67 288.3 2.57 - NL là kim loại (copper, base metal,...) 11 9 19.7 0.11 - Mây, tre lá, nhựa và NL khác 52 66 -21.3 0.51 Rau quả và hạt điều 36 117 -68.7 0.36 - Hạt điều 10 99 -89.8 0.10 Đồ gỗ (Furniture) 955 559 70.6 9.42 3,357 -71.6% Máy tính và linh kiện 317 339 -6.5 3.13 402 -21.2% Sản phẩm chất dẻo 0 1 -66.3 0.004 16 -97.3% Khác 3,700 2,312 60.1 36.51 5,872 -37.0% -Phần Lan là thị trường có yêu cầu khá cao đối với các loại hàng hoá và rất ưa chuộng những mặt hàng mỹ nghệ.Tính đến tháng 1/2010 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường am nên tập trung vào các mặt hàng công nghệ cao, hay những mặt hàng truyền thống có giá trị gia tăng tốt…Đây sẽ là những mặt hàng có nhiều cơ hội  được người tiêu dùng Phần Lan lựa chọn. -Bên cạnh đó, nông sản của Việt Nam cũng là sản phẩm có nhiều triển vọng xuất sang thị trường Phần Lan. Hiện ở Việt Nam có nhiều loại hoa quả mà Phần Lan không có hoặc nếu có số lượng cũng rất hạn chế. Tiếp đến là cà phê, theo thống kê, Phần Lan đang là nước có tỷ lệ sử dụng cà phê trên mỗi người cao nhất thế giới. Ngoài ra, người Phần Lan cũng rất thích hải sản nhưng tôm lại hầu như không có ở Phần Lan. Trong khi đó, những mặt hàng này Việt Nam đang có rất nhiều thế mạnh. -Hàng xuất khẩu sang Phần Lan phải tuân thủ pháp luật không chỉ của Phần Lan mà của cả EU. -Luật pháp của EU quy định khá rõ những điều khoản về tiêu chuẩn để bảo vệ người tiêu dùng, người lao động và môi trường. Trong đó, thực phẩm là nhóm hàng có những yêu cầu cao nhất, còn những yêu cầu cụ thể cho nhiều nhóm hàng khác có phần mềm dẻo hơn. -Tuy nhiên, ngay từ lần đầu xuất khẩu hàng, các yêu cầu càng được thoả mãn bao nhiêu, những lần sau các doanh nghiệp sẽ càng thuận lợi khi ký kết hợp đồng xuất hàng sang Phần Lan cũng như EU. -Trong bối cảnh hiện nay thương mại hai chiều giữa hai nước sẽ vẫn tăng vì những mặt hàng Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu vào Phần Lan chủ yếu là những mặt hàng thiết yế Cũng theo thống kê của Phần Lan, trong những năm gần đây, hợp tác thương mại và đầu tư giữa Phần Lan và Việt Nam, tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn ở mức từ 20-40%.  -Riêng năm 2008, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa giữa hai nước đạt 239,6 triệu USD, tăng 40% so với năm trước. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt  trên 134 triệu USD và nhập khẩu là  khoảng 105 triệu USD. Đây chính là cơ sở vững chắc để chúng ta có thể tin tưởng rằng, kim ngạch thương mại hai chiều của hai nước sẽ tiếp tục tăng trong năm 2009 này. -Phần Lan đúng là một thị trường tiềm năng đối với Việt Nam. Không chỉ riêng Phần Lan, ở các nước lớn như Mỹ, Nhật, ...mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam được đánh giá rất cao do giá thành rẻ và chất lượng tốt, lại ít khả năng kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt so với các mặt hàng lương thực thực phẩm khác . -Tuy nhiên Việt Nam cũng sẽ gặp không ít khó khăn khi đương đầu với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc và Thái Lan. Vì họ có thể đáp ứng kịp thời những đơn đặt hàng lớn do hầu hết các mặt hàng mỹ nghệ của họ được làm bằng máy móc và có mô hình sản xuất tập trung. Trong khi đó Việt Nam chỉ sản xuất thủ công với quy mô nhỏ và rải rác nên rất khó có thể cung ứng được những hợp đồng với số lượng -lớn trong một thời gian ngắn. -Nếu Việt Nam đã phát hiện ra lợi thế của mình thì nên khắc phục những khó khăn, phát huy điểm mạnh, đưa ra những kế hoạch cụ thể, sản xuất chuyên nghiệp hơn, để đánh bại các đối thủ , độc quyền nắm giữ các thị trường tiềm năng. b.Pháp Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước trong năm 2009 đạt khoảng 1,73 tỷ euros tăng khoảng 5,92% so với năm 2008. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng chủ yếu nhờ tăng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Pháp về Việt Nam, ước đạt trên 500 triệu euros, tăng 27,8% so với 2008. Đơn vị : Nghìn euros  Nội dung 10 tháng 2009 10 tháng 2008 Tăng giảm so năm 2008(%) Xuất khẩu 1 032 172 1 032 053 0,01 Nhập khẩu 438 681 327 414 33,98 Cán cân thanh toán 593 491 704 640 -15,77 Tổng kim ngạch 1 470 854 1 359 467 8,19 Nguồn : Số liệu Hải quan Pháp Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Pháp đạt 808.551.550 USD, chiếm 1,4% kim ngạch của cả nước và giảm 16,7% so với năm 2008. Hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Pháp tương đối phong phú, đa dạng, bao gồm : - Giầy dép - Dệt may - Đồ gia dụng - Hàng nông, lâm, thuỷ sản - Đá quý, đồ trang sức - Đồ điện, điện tử - Dụng cụ cơ khí - Gốm sứ các loại - Cao su - Than đá - Đồ chơi, sản phẩm thể thao, giải trí - Sản phẩm nhựa - Hàng mây tre đan Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Pháp vẫn là các mặt hàng truyền thống. Trong đó, 6 mặt hàng có kim ngạch cao nhất, chiếm khoảng 74% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng giầy dép tuy bị áp thuế chống bán phá giá nhưng kim ngạch vẫn đạt cao nhất với 159,75 triệu USD giảm 18,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt hàng đồ gia dụng và thủy sản cũng bị giảm. Đối với mặt hàng thủy sản, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu đạt 83,31 triệu USD, giảm 9,1% so với năm 2008. Nguyên nhân của tình trạng giảm sút đối với mặt hàng này vì : - Hiện nay, cùng với việc áp dụng Luật an toàn thực phẩm chung do Ủy ban Châu Âu quy định thì Pháp vẫn áp dụng Luật quốc gia của mình. Do đó, thủy sản xuất khẩu cho dù có phù hợp với điều kiện của EU, nhưng vẫn có thể không được cơ quan chức năng của Pháp chấp nhận. - Thủy sản nhập khẩu vào Pháp vẫn phải chịu thuế VAT 5,3%. - Ngoài ra, Pháp còn cấm nhập khẩu các loại cá như : Cá độc thuộc các họ như Tetraodontidae, Molidae, Diodontidae, Canthigasteridae; Các sản phẩm cá chứa biotoxin như độc tố ciguatera hay muscleparalysing. Về nhập khẩu: Nhập khẩu hàng hóa từ Pháp về Việt Nam năm 2009 tăng đột biến so với các năm trước đó . Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Pháp đạt 864.396.304 USD, tăng 4,2% so với năm 2008. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu từ Pháp về Việt Nam bao gồm : - Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ - Dược phẩm - Hóa chất - Hàng dệt may cao cấp - Đá quý, đồ trang sức - Rượu, đồ uống - Sản phẩm cao su - Dụng cụ quang học, đo lường, y tế - Hàng mỹ phẩm - Bột mì - Xe các loại và phụ tùng. Bước sang năm 2010, nền kinh tế Pháp có nhiều dấu hiệu phát triển khả quan. Nhu cầu của thị trường Pháp dự kiến có xu hướng ổn định hoặc tăng nhẹ đối với các mặt hàng mà Việt Nam vốn có thế mạnh về xuất khẩu. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này vào Pháp năm 2010 có thể chỉ tăng nhẹ so với 2009. Để tăng xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Pháp, Việt Nam cần cải thiện sức cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu để dành lấy thị phần từ các nước đối thủ cạnh tranh truyền thống như Trung Quốc, Braxin, Ấn Độ và các nước Châu Á khác.  Ngoài các mặt hàng truyến thống, Việt Nam cũng có thể phát triển các mặt hàng xuất khẩu, như đồ sắt mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, thiết bị điện (bóng đèn tiết kiệm điện), dược liệu … để tăng kim ngạch xuất khẩu. Dự tính xuất khẩu hàng Việt Nam sang Pháp năm 2010 chỉ tăng khoảng 3% so với năm 2009. Kim ngạch nhập khẩu hàng từ Pháp về Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao vì : - Việt Nam tăng nhập khẩu máy bay Airbus từ Pháp: tại cuộc triển lãm hàng không Le Bourget Pháp năm 2009, Vietnam Airlines đã ký hợp đồng mua 16 máy bay A321 và nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Pháp từ 12 - 13/11/2009, Vietnam Airlines đã ký mua thêm 4 máy bay Airbus A380 (giá trung bình của loại máy bay này khoảng từ 200 đến 300 triệu USD/chiếc). - Việt Nam đang có nhu cầu nhập khẩu lớn các mặt hàng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, dược phẩm, rượu, đồ uống, mỹ phẩm của Pháp. Do vậy, dự tính tổng kim ngạch nhập khẩu hàng từ Pháp về Việt Nam năm 2010 sẽ tăng trên 10% so với năm 2009. c.Tây Ban Nha Theo số liệu thống kê, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) song phương giữa Việt Nam và Tây Ban Nha trong 5 tháng đầu năm nay đạt 451.577.241 USD, giảm 1,4% so cùng kỳ năm ngoái; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Tây Ban Nha đạt 393.378.438 USD (tăng 2,9%), nhập khẩu từ Tây Ban Nha đạt 58.198.803 USD (giảm 19%). Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Tây Ban Nha (theo Tổng cục Hải quan Việt Nam) là hàng dệt may, với trị giá 100.087.008 USD, chiếm 25,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường Tây Ban Nha; và một số mặt hàng khác như giày dép đạt 94.172.428 USD, thuỷ sản đạt 63.605.078 USD và 58.943.351 USD.  Số liệu xuất khẩu hàng hoá sang Tây Ban Nha 5 tháng đầu năm 2009  Mặt hàng NK  ĐVT 5 tháng đầu năm 2009 Tổng giá trị NK 393.378.438 Hàng thuỷ sản USD 63.605.078 Hạt điều Tấn 2.328.299 Cà phê Tấn 58.943.351 Hạt tiêu Tấn 4.870.515 Gạo Tấn 1.522.964 Sp từ chất dẻo USD 4.055.771 Cao su Tấn 2.387.302 Túi xách, ví, vali, mũ và ôdù USD 15.149.647 Sp mây, tre, cói và thảm USD 2.956.590 Gỗ và sp gỗ USD 11.648.430 Hàng dệt may USD 100.087.008 Giày dép các loại USD 94.172.428 Sp gốm sứ USD 1.880.040 Đá quý, kim loại quý và sp USD 291.527 Sp từ sắt thép USD 1.050.614 Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện USD 6.430.477 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng USD 1.016.122 Phương tiện vận tải và phụ tùng USD 2.938.008  Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu là: máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng đạt 12.266.650 USD, chiếm 21% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ thị trường này. Và nhập khẩu một số mặt hàng khác như sản phẩm hoá chất, nguyên phụ liệu dược phẩm, dược phẩm, sữa và sp sữa…  Số liệu nhập khẩu hàng hoá Việt Nam từ Tây Ban Nha 5 tháng đầu năm 2009  Mặt hàng NK ĐVT 5 tháng đầu năm 2009 Trị giá (USD) Tổng giá trị NK 58.198.803 Sữa và sp sữa USD 4.661.617 Thức ăn gia súc và nguyên liệu USD 1.489.574 Hoá chất USD 1.068.814 Sp hoá chất USD 5.357.537 Nguyên phụ liệu dược phẩm USD 6.138.107 Dược phẩm USD 5.581.177 Chất dẻo nguyên liệu USD 1.182.322 Nguyên phụ liệu dệt may da giày USD 2.006.662 Sắt thép các loại Tấn 3.082.577 Sp từ sắt thép USD 630.527 Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện USD 666.561 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác USD 12.266.650 Ôtô nguyên chiếc các loại Chiếc 35.119 Linh kiện, phụ tùng ôtô USD 3.460.082 III. Quan hệ đầu tư Việt Nam-EU: 1.Trước khi gia nhập WTO Phái đoàn Ủy ban châu Âu tại Việt Nam được thành lập và chính thức hoạt động từ năm 1996. Từ đó tới nay, quan hệ Việt Nam - EU đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là thương mại. Với gần nửa tỷ người tiêu dùng có thu nhập bình quân trên 21.000 USD/người/năm, EU hiện đang là một thị trường lớn của Việt Nam. Kể từ khi Việt Nam ban hành Luật ĐT nước ngoài tháng 12/1987 đến hết tháng 8/2005, các nước EU có 466 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn ĐT đăng ký gần 6,8 tỷ USD và vốn ĐT thực hiện gần 3,8 tỷ USD. Đã có 16 trong tổng số 25 quốc gia thành viên EU ĐT vào Việt Nam, trong đó dẫn đầu là Pháp với 150 dự án và tổng vốn ĐT là 2,12 tỷ USD; tiếp theo là Hà Lan với 57 dự án và tổng vốn ĐT 1,8 tỷ USD; Anh có 66 dự án tổng vốn ĐT 1,2 tỷ USD… Các nhà ĐT EU có mặt trong hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, với 260 dự án và tổng vốn ĐT là 4 tỷ USD, đặc biệt đáng chú ý là riêng dầu khí có 7 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn lên tới 1,35 tỷ USD. Trong lĩnh vực dịch vụ, EU có 158 dự án với tổng vốn ĐT là 2,3 tỷ USD và trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, 48 dự án, tổng vốn ĐT là 452,5 triệu USD có nguồn gốc từ EU. Lĩnh vực Số dự án Số vốn đầu tư ( tỷ USD) Công nghiệp xây dựng 260 4 Dịch vụ 158 2.3 Nông, lâm nghiệp 48 452.5 Nhận xét chung về đầu tư trước khi gia nhập WTO Mặc dù các nước EU đã có số vốn đăng ký ĐT vào Việt Nam là 6,8 tỷ USD, nhưng con số này, theo các cơ quan chuyên trách về ĐT của Việt Nam, là còn “rất thấp so với tiềm năng của các nước EU cũng như nhu cầu vốn ĐT của Việt Nam”. Nhìn chung, các nhà ĐT EU chưa coi Việt Nam là một địa điểm ĐT trọng điểm, nhất là khi so sánh với Trung Quốc. Một ví dụ điển hình là ĐT của Đức. Tính từ năm 1987 đến nay, Đức ĐT vào Việt Nam khoảng hơn 300 triệu USD, đứng thứ 19 trong danh sách các nhà ĐT nước ngoài, trong khi ĐT của nước này vào Trung Quốc đứng hạng nhất, với hàng chục tỷ USD. “ĐT của châu Âu t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuan hệ thương mại và đầu tư giữa việt nam và eu.doc
Tài liệu liên quan