Đề tài Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản (Thời kỳ 1990 – 2008)

MỤC LỤC

Lời mở đầu

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục tài liệu tham khảo

Mục lục

CHƯƠNG 1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN

1.1. Một số vấn đề lý luận chung về thương mại . . . .1

1.1.3. Khái niệm về thương mại . .1

1.1.4. Nhân tố tác động đến quan hệ thương mại song phương . . .1

1.2. Những đặc điểm chủ yếu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Việt Nam – Nhật Bản .2

1.2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của Việt Nam . . . . .2

1.2.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của Nhật Bản . . . .7

1.2.3. Nhận xét chung về lợi thế so sánh phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản . . . 17

1.3. Tính cấp thiết phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản . . .18

 

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI

VIỆT NAM – NHẬT BẢN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2008

2.1. Những thành tựu chủ yếu của quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản . . .22

2.1.1. Sự tăng trưởng của thương mại hai chiều . . .22

2.1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản . . .26

2.1.1.2. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản . .28

2.1.2 Sự cải thiện của cán cân thương mại . .31

2.1.3 Sự phát triển của một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực . .34

2.1.3.1. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việ Nam sang Nhật Bản .34

2.1.3.2. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu củaViệt Nam từ Nhật Bản .46

2.2. Một số hạn chế bất cập của quan hệ thương mại Việt Nam Nhật Bản .49

2.2.1. Sự phát triển của quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của mỗi nước . . .49

2.2.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu còn nghèo nàn, chậm được cải thiện . . 53

 

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN

3.1. Đối với chính phủ . . 57

3.2. Đối với các doanh nghiệp . . 60

KẾT LUẬN

 

LỜI CẢM ƠN

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2743 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản (Thời kỳ 1990 – 2008), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-6,69 4 2.338,1 6,74 1992 239,4 51,81 2 2.540,8 9,42 1993 452,3 88,93 3 3.923,9 11,53 1994 585,7 29,49 3 5.825,8 10,05 1995 915,7 56,34 3 8.155,4 11,23 1996 1.260,3 37,63 4 11.143,6 11,31 1997 1.509,3 19,76 3 11.592,3 13,02 1998 1.481,7 -1,83 2 11.499,6 12,88 1999 1.618,3 9,22 2 11.742,1 13,78 2000 2.300,9 42,18 2 15.636,5 14,71 2001 2.183,1 -5,12 2 16.217,9 13,46 2002 2.504,7 14,73 3 19.745,6 12,68 2003 2.982,1 19,06 1 25.255,8 11,81 2004 3.552,6 19,13 4 31.968,8 11,11 2005 4.074,1 14,68 4 36.761,1 11,08 2006 4.701,0 15,39 4 44.891,1 10,47 2007 6.177,7 31,41 4 62.682,2 9,86 Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 – 2005), Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội 2006, tr.68. Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản tăng mạnh, đạt khoảng 6 tỷ USD, tăng 38,2% so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam đang thu hút các dự án đầu tư từ Nhật Bản với sự chuyển giao công nghệ, máy móc của Nhật Bản vào Việt Nam ngày càng tăng. BẢNG 2.7.Các mặt hàng nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản năm 2006 (Đơn vị: nghìn USD) TT Tên hàng Kim ngạch NK Tỷ trọng trong tổng KN NK cả nước (%) 1 Máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng 1.380.561 20,83 2 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 502.566 24,54 3 Sắt thép các loại 473.454 16,12 4 Vải các loại 300.292 10,06 5 Linh kiện ô tô 128.977 17,00 6 Chất dẻo nguyên liệu 126.426 6,78 7 Hóa chất 118.1 11,34 8 Nguyên phụ liệu dệt may, da giầy 107.063 5,49 9 Kim loại thường khác 105.554 7,23 10 Các sản phẩm hóa chất 97.122 9,64 11 Linh kiện và phụ tùng xe máy 40.701 8,47 12 Ô tô nguyên chiếc các loại 40.666 19,10 13 Phân bón các loại 31.189 14 Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 25.857 15 Giấy các loại 22.01 16 Cao su 20.379 17 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 10.464 18 Nguyên phụ liệu thuốc lá 9.012 19 Bột giấy 8.154 20 Gỗ và sản phẩm gỗ 7.174 21 Bột Mỳ 6.448 22 Xăng dầu các loại 6.229 23 Tân dược 5.973 24 Sợi các loại 5.22 25 Xe máy nguyên chiếc 4.609 26 Sữa và sản phẩm sữa 2.66 27 Clinker 2.648 28 Nguyên phụ liệu dược phẩm 1.205 29 Dầu mỡ động thực vật 878 30 Bông 613 31 Kính xây dựng 578 32 Đường 361 33 Lúa mỳ Tổng nhập 4.700.963 Nguồn: 2.1.2. Sự cải thiện của cán cân thương mại Từ năm 1990 – 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Nhật luôn tăng, ngoại trừ năm 1998 và 2001 có suy giảm. Liên tục trong vòng 11 năm, từ 1990 – 2001, Việt Nam luôn là nước xuất siêu, với trị giá xuất siêu cao nhất đạt 594,5 triệu USD vào năm 1992, gấp gần 3,5 lần so với năm 1990. Năm 1992, ta xuất sang Nhật 4.220 tấn dầu thô trị giá 625,9 triệu USD, chiếm tới 75% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Từ 1991 đến 1995, mức xuất siêu của Việt Nam với Nhật Bản trung bình trên 500 triệu USD nhưng sau đó lại giảm dần. Mức xuất siêu trong thời gian này lớn vì Nhật Bản nhập khẩu dầu thô khối lượng lớn từ Việt Nam, từ 3.000 – 5.000 tấn mỗi năm, chiếm khoảng 50 – 70% giá trị kim ngạch nhập khẩu. Năm 1998, trị giá xuất siêu thấp nhất 32,8 triệu USD, chỉ bằng khoảng 0,2 lần so với trị giá xuất siêu của năm 1990. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, khiến kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Nhật đều giảm. Kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may, dầu thô, hàng hải sản chỉ đạt 84,3%, 70,6% và 90,9% so với năm 1997. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng 17,9%, cao hơn so với mức tăng của kim ngạch nhập khẩu là 9,2% so với năm trước, nên trị giá xuất siêu tăng, đạt 167,9 triệu USD. Hai năm tiếp theo, mức xuất siêu của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Nhật Bản lại tăng, đạt 326,7 triệu USD vào năm 2001. Nhưng ba năm liên tiếp từ 2002 - 2004, Việt Nam thâm hụt thương mại với Nhật Bản, lớn nhất là năm 2003 thâm hụt tới 73,5 triệu USD. Năm 2005, Việt Nam tiếp tục xuất khẩu sang Nhật Bản hàng hải sản, dầu thô, hàng dệt may, dây cáp điện với giá trị lớn, mức tăng kim ngạch xuất khẩu là 22,5% cao hơn mức tăng của nhập khẩu từ Nhật Bản 14,6% so với năm 2004 và đạt trị giá xuất siêu 266,1 triệu USD. Năm 2006, xuất siêu tăng đạt 531,1 triệu USD, gấp gần 2 lần so với năm 2005, là mức cao nhất kể từ năm 1996. Sang đến năm 2007, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 12 tỷ USD, tăng 23% so với năm trước nhưng Việt Nam bị thâm hụt cao nhất từ trước tới nay 107,9 triệu USD, chủ yếu là do nhập khẩu máy móc, thiết bị của doanh nghiệp Nhật Bản gia tăng đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản có giá trị lớn như máy móc 1,945 tỷ USD, sắt thép các loại 0,65 tỷ USD, máy vi tính và linh kiện 0,592 tỷ USD. Trong khi đó, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật dầu thô 1,013 tỷ USD, hàng dệt may 0,704 tỷ USD và hàng hải sản 0,753 tỷ USD, dây điện và dây cáp điện 0,662 tỷ USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang Nhật là dầu thô (hàng thô) đã chiếm gần 16,7% trong tổng giá trị hàng xuất khẩu sang Nhật. Ngược lại, các mặt hàng của Nhật xuất sang Việt Nam có giá trị cao đều là những sản phẩm kỹ thuật cao như máy móc, máy tính… BẢNG 2.8.Cán cân thương mại Việt – Nhật của Việt Nam (Đơn vị: triệu USD) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch XNK Tỷ lệ đạt so với năm trước (%) Trị giá xuất siêu 1990 340,3 169,0 509,3 138,9 171,3 1991 719,3 157,7 877 172,2 561,6 1992 833,9 239,4 1.073,3 122,4 594,5 1993 936,9 452,3 1.389,2 129,4 484,6 1994 1.179,3 585,7 1.765 127,0 593,6 1995 1.461,0 915,7 2.376,7 134,7 545,3 1996 1.546,4 1.260,3 2.806,7 118,1 286,1 1997 1.675,4 1.509,3 3.184,7 113,5 166,1 1998 1.514,5 1.481,7 2.996,2 94,1 32,8 1999 1.786,2 1.618,3 3.404,5 113,6 167,9 2000 2.575,2 2.300,9 4.876,1 143,2 274,3 2001 2.509,8 2.183,1 4.692,9 96,24 326,7 2002 2.437,0 2.504,7 4.941,7 105,3 -67,7 2003 2.908,6 2.982,1 5.890,7 119,2 -73,5 2004 3.542,1 3.552,6 7.094,7 120,4 -10,5 2005 4.340,3 4.074,1 8.414,4 118,6 266,2 2006 5.232,1 4.701,0 9.933,1 118,0 531,1 2007 6.069,8 6.177,7 12.247,5 123,3 -107,9 Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 – 2005), Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội 2006, tr.67 - 68. Nếu trong cán cân thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản từ 1990 đến nay, Việt Nam luôn ở vị trí nước xuất siêu thì trong cán cân thương mại giữa Việt Nam và một số đối tác khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,… Việt Nam luôn ở vị trí nước nhập siêu. Từ 1997 – 2003, Việt Nam luôn thâm hụt với Hàn Quốc từ 11,8 – 20,5 triệu USD mỗi năm. Với nền kinh tế lớn trên thế giới Trung Quốc, cán cân thương mại của Việt Nam với quốc gia này không cân bằng, Việt Nam luôn nhập siêu với tỷ lệ lớn. Nhìn chung, trong cán cân thương mại với Nhật Bản, Việt Nam chủ yếu là thặng dư nhưng mức thặng dư ngày càng giảm dần. Trong vòng 18 năm, chỉ có 4 năm nước ta nhập siêu, 14 năm còn lại Việt Nam xuất siêu sang Nhật. Đây là một biểu hiện không bình thường, vì Nhật Bản ít khi ở tình trạng nhập siêu trong quan hệ thương mại với các nước khác. Năm 1991, Nhật Bản đã xuất siêu sang Mỹ tới 41 tỷ USD. Năm 1994, Nhật Bản đã xuất siêu 121 tỷ USD. Năm 1995, Nhật Bản đứng đầu danh sách các nước xuất siêu lớn nhất thế giới, với tổng thặng dư thương mại là 107 tỷ USD, riêng thặng dư thương mại của Nhật Bản với các nước châu Á là 70,7 tỷ USD. Năm 1998, Nhật Bản xuất siêu 108 tỷ USD. Năm 2000 xuất siêu của Nhật Bản vào khoảng 116,6 tỷ USD. Tháng 5 năm 2007, thặng dư thương mại của Nhật Bản đạt 3,2 tỷ USD nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc và Liên minh Châu Âu tăng trở lại. Vậy vì sao Việt Nam luôn ở vị thế nước xuất siêu trong quan hệ thương mại giữa hai nước? Có thể giải thích bằng hai lý do chính. Thứ nhất, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng lên là nhờ tăng xuất khẩu dầu thô, chiếm tỷ trong cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Thứ hai, Việt Nam chỉ là thị trường nhỏ bé, chưa có tầm quan trọng với hàng xuất khẩu Nhật Bản nên Nhật Bản chưa cần phải duy trì sự cân bằng trong cán cân thương mại đối với Việt Nam. Năm 2005, tổng xuất khẩu của Nhật Bản là 595.000 triệu USD, nhưng chỉ xuất sang Việt Nam 4.074,1 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản của Việt Nam chỉ chiếm 0,68% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản đối với thế giới. 2.1.3. Sự phát triển của một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực 2.1.3.1. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nhật Bản Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam, ngoài dầu thô và khoáng sản thì các mặt hàng thuỷ sản, dệt may, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng chế tạo của Việt Nam đang được người Nhật ưa chuộng. Nguồn:www.haiquan.hochiminhcity.gov.vn/Default.aspx?tabid=35&articleID=3678 ª Dầu thô Dầu thô vẫn luôn là mặt hàng nhập khẩu chiến lược quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản, chiếm tới 8 – 10% tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm của nước này. Kể từ năm 1988, Việt Nam đã xuất khẩu dầu thô sang Nhật Bản và trên thế giới. Năm 1990, dầu thô xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản chiếm 56,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ta sang quốc gia này, với trị giá 193,4 triệu USD, tương đương 1.037 tấn. Đến năm 1996, Việt Nam xuất khẩu dầu thô với kim ngạch trị giá 757,7 triệu USD, vẫn duy trì tốc tộ tăng trưởng trong 7 năm liên tiếp. Nhưng đến năm 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang Nhật chỉ đạt 416,4 triệu USD, chiếm 24,85% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật. Lượng dầu thô xuất khẩu sang Nhật Bản liên tục giảm, từ 4.800 ngàn tấn năm 1996 xuống 2.980,4 ngàn tấn năm 1997. Giá dầu thô sụt giảm nên năm 1998 ta xuất 2.981 ngàn tấn dầu thô mà kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 294,0 triệu USD, giảm 29,4% so với năm 1997. Từ 1998 đến 2000, dầu thô đã tụt xuống vị trí thứ 2 trong danh sách các hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Nhật với kim ngạch khoảng 300 – 500 triệu USD. Nguyên nhân là do biến động của giá cả dầu thô, nên tỷ trong kim ngạch xuất khẩu thu được từ mặt hàng này khi xuất sang Nhật đã giảm dần. Và tính đến hết tháng 10 năm 2002, kim ngạch xuất khẩu dầu thô sang Nhật chỉ đạt 158 triệu USD, bằng 41,1% so với kim ngạch xuất khẩu dầu thô đã đạt của năm 2001. Trong 4 năm 2002 – 2005, kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng dần trở lại nhưng chỉ chiếm khoảng 10 – 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật, giữ vị trí thứ 3 trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu dầu thô sang Nhật đạt 1.013 triệu USD, có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất, lên tới 42,4% so với năm 2005, nhưng chênh lệch tỷ trọng so với một số mặt hàng xuất khẩu khác đã giảm dần. Điều này thể hiện sự cải thiện trong cơ cấu hàng xuất khẩu của ta sang thị trường lớn như Nhật. ª Hàng dệt may Trong những năm qua, Ngành dệt may Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trong 10 quốc gia có ngành dệt may phát triển nhất thế giới. Trong số những thị trường xuất khẩu tiêu biểu cho mặt hàng này của Việt nam đó là Mỹ, EU, Nhật Bản…Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 57% thị phần xuất khẩu, thị trường EU chiếm 18%, Nhật Bản là 9%. Năm 1990, Việt Nam đã xuất khẩu sang Nhật Bản hàng dệt may với kim ngạch đạt 3,7 triệu USD nhưng đến năm 1995 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật đã đạt 222,4 triệu USD, tức là tăng gấp hơn 60 lần về mặt giá trị. Năm 1994, kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may là 127,7 triệu USD, tăng 188,3% so với năm 1993, trở thành mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Tỷ trọng của hàng dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản cũng tăng cao, chiếm 10,83%. Tiếp tục đà tăng trưởng của năm trước, năm 1995, kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may đạt 223,4 triệu USD, tăng 74,2% và chiếm 15,22% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật. Sau một thời gian thâm nhập thị trường Nhật Bản, người tiêu dùng Nhật ưa chuộng hàng dệt may Việt Nam hơn nên kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này càng tăng cao. Năm 1996, Việt Nam đứng thứ 8 trong số 10 nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất vào Nhật Bản. Năm 1997, Việt Nam đã trở thành 1 trong 7 nước xuất khẩu quần áo lớn nhất vào thị trường Nhật Bản với thị phần hàng dệt thoi là 3,5% và hàng dệt kim là 2,3%. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào Nhật Bản tăng lên hàng năm và đạt đỉnh cao vào năm 2000 với tổng trị giá 613,3 triệu USD. Tuy nhiên, từ năm 2001, kim ngạch hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật có dấu hiệu giảm sút và năm 2002 chỉ còn khoảng 485 triệu USD. Nguyên nhân của tình trạng này có thể được lý giải ở một số điểm sau: Thứ nhất, đối thủ cạnh tranh đối với chúng ta là các nước có thị phần hàng may mặc lớn ở Nhật Bản như: Trung Quốc (chiếm 79,3%), Hàn Quốc (2,3%), Thái Lan (1,3%), Inđônêxia (0,9%). Đặc biệt là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO tháng 12 năm 2001, có đến 51% lượng hàng dệt may của Trung Quốc được hưởng chế độ ưu đãi do Hiệp định dệt may (ATC) trong WTO mang lại đối với việc nhập khẩu vào Nhật Bản. Thứ hai, trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, người Nhật có xu hướng tiết kiệm chi tiêu nói chung và cả nhu cầu mua sắm quần áo nói riêng. Và thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam chưa coi trọng công tác tiếp thị, chưa chủ động thâm nhập thị trường, nguyên vật liệu ngành may trong nước chưa đáp ứng đủ, hầu hết đều phải nhập khẩu… Bởi vậy, hàng của ta thường có mức giá cao hơn so với hàng cạnh tranh của các nước khác trong khu vực. Ta có thể nhận thấy rõ vấn đề này thông qua bảng so sánh chi phí và thời gian giao hàng giữa Trung Quốc và Việt Nam với Nhật Bản dưới đây. Bảng 2.9: So sánh chi phí và thời gian giao hàng giữa Trung Quốc và Việt Nam Tới Hành trình Thời gian (ngày) Chi phí (USD/contanner 20 feet) Nhật Trung Quốc (Thượng Hải)- Nhật Bản (Osaka) 4 450 Việt Nam (Hải Phòng, HCM)- Nhật Bản (Osaka) 7 570 Việt Nam (Đà Nẵng)- Nhật Bản (Osaka) 17-19 850 Mỹ Việt Nam - Mỹ 30-45 Trung Quốc - Mỹ 12-18 Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1, 2007,Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á,tr. 35 Năm 2003, cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật của Việt Nam đã có những thay đổi theo hướng tích cực là tăng tỷ trọng những mặt hàng đem lại giá trị cao như: Jacket và áo khoác các loại; hàng dệt kim. Việt Nam đã duy trì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 475,0 triệu USD, giảm 2% so với năm 2002 nhưng đã tăng lên đạt 521,8 triệu USD năm 2004 và 596,6 triệu USD năm 2005. Tỷ trọng của mặt hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản cũng suy giảm qua từng năm, từ 16,33% (2003) xuống 14,73% (2004) và 13,74% (2005). Trong số các thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam thì tiến độ xuất khẩu sang Nhật Bản có được mức tăng trưởng khả quan, trong bối cảnh có thị trường đã chững lại, có thị trường còn giảm mạnh. Nguyên nhân chính là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, Trung Quốc không mặn mà với thị trường Nhật vốn khắt khe và dung lượng thị trường chưa đủ lớn. Bởi vậy, sau khi đã chiếm lĩnh thị trường Nhật, Trung Quốc đã tìm đến thị trường Mỹ với những đơn đặt hàng lớn. Và từ đầu năm 2005, sau khi chế độ hạn ngạch được dỡ bỏ thì Trung Quốc càng quan tâm đến thị trường EU và Mỹ. Kết quả là các doanh nghiệp Nhật Bản chú ý hơn đến Việt Nam vì chúng ta rất thích hợp với các đơn hàng nhỏ lẻ. Mặt khác, xu hướng của người tiêu dùng Nhật ngày càng thích sử dụng sản phẩm may mặc nhập khẩu từ Việt Nam. Lý do là giá cả tương đối thấp và kỹ thuật sản xuất luôn đảm bảo. Từ tháng 5 năm 2005, đã có rất nhiều nhà nhập khẩu dệt may của Nhật chuyển đơn đặt hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Năm 2006, hàng dệt may sang Nhật đạt kim ngạch xuất khẩu 627,6 triệu USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2005, chiếm 12,0% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong tháng 8 năm 2006 sang thị trường Nhật Bản đạt 66,7 triệu USD, tăng 28,3% so với tháng 7 và tăng 10% so với cùng kỳ năm 2005. Đạt được mức tăng trưởng cao trong tháng 8 năm 2006 do các mặt hàng như áo Jackét, áo khoác, áo len, áo sơ mi, áo thun, mặt hàng quần… có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh. Trong đó, chủng loại mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất là mặt hàng quần, đạt 72 triệu USD, tăng 18% so với 8 tháng năm 2005. Mặt hàng kim ngạch cao thứ hai là kimono, đạt 63 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ - đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu truyền thống và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản. Đặc biệt, áo dài Việt Nam cũng xuất khẩu sang Nhật Bản, đạt trung bình 6USD/bộ. Năm 2008, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 820 triệu  USD, tăng 16,38% so với năm 2007, cao hơn nhiều so với mức tăng 12% của năm 2007/06. ª Hàng hải sản Ngoài EU, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thủy sản đứng hàng đầu thế giới. Hàng năm, Nhật nhập khẩu tới 15 tỷ USD hàng hải sản nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước. Hiện nay EU vẫn đứng đầu trong các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam, chiếm 25,3% tổng lượng xuất khẩu thủy sản của cả nước với gần 970 triệu USD, Nhật Bản đứng thứ hai chiếm 18,1% với khoảng 683 triệu USD, xuất khẩu sang Mỹ, thị trường lớn thứ 3với khoảng 624 triệu USD. Bảng 2.10: Thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (%) Nước/Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Nhật Bản 32,8 26,2 26,6 26,5 32,2 Mỹ 20,9 27,5 32,4 35,4 25,1 EU 6,9 6,0 4,2 5,3 9,6 TQ và HK 20,4 17,8 14,9 6,7 4,9 Châu Á* 4,0 3,6 3,9 6,6 12,4 Thị trường khác 15,0 18,8 18,0 19,6 15,8 *Không kể thị trường Trung Quốc và Hồng Kông Nguồn: Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, 11 – 2005, Viện Kinh tế & Chính trị Thế giới, tr. 71. Năm 1990, Việt Nam xuất khẩu hàng hải sản sang Nhật vói kim ngạch 51,9 triệu USD, trong đó chủ yếu là tôm đông lạnh, với giá trị 43,2 triệu USD, chiếm tới 83% kim ngạch xuất khẩu hàng hải sản. Ngoài ra, còn có mực đông lạnh 7,4 triệu USD (chiếm 14,3%) và cá đông lạnh 1,3 triệu USD (chiếm 2,5%). Khoảng thời gian từ 1991 – 1994, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của mặt hàng này sang Nhật khá cao. Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này sang Nhật đã 284,8 triệu USD, tức tăng gần gấp 3 lần về giá trị so với năm 1990, nhưng chỉ tăng 5,21% so với năm 1994, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật. Trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, tôm là mặt hàng đạt giá trị cao nhất, chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật. Trong giai đoạn 2001 – 2004, nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Việt Nam có xu hướng tăng. Điều này góp phần thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu của hàng hải sản Việt Nam sang Nhật. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng hải sản của Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng từ 652,9 triệu USD lên 771,4 triệu USD năm 2004 và 819,4 triệu USD năm 2005. Tốc độ tăng trưởng của mặt hàng này khoảng 6,22% - 23,2% và hàng hải sản luôn chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của hàng hải sản sang thị trường Nhật chiếm 32% tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này của cả nước, nhưng chỉ chiếm 16% trên thị trường Nhật. Điểm nổi bật là mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam đã chiếm 22,8% thị phần tôm đông lạnh nhập khẩu của Nhật Bản. Năm 2004, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu tôm đông lạnh lớn nhất vào Nhật Bản, vượt qua các đối thủ cạnh tranh là Inđônêxia (20%), Ấn Độ (13%), Trung Quốc và Nga. Nguyên nhân là mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam có giá rẻ (luôn thấp hơn từ 5 - 10% so với tôm Inđônêxia), đáp ứng được yêu cầu về kích cỡ cũng như số lượng cho nhà nhập khẩu, được nuôi trồng trong môi trường đảm bảo, đáp ứng được tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng Nhật Bản là những yếu tố chính hấp dẫn giới kinh doanh Nhật Bản tăng cường nhập khẩu tôm của Việt Nam. Cá ngừ là mặt hàng lớn thứ 2 trong tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật. Năm 2004, cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này chiếm 19% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, đạt 13,02 triệu USD, Nhật Bản là nước nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 2 sau Mỹ (37%) trong danh sách thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vào Nhật Bản chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng cá ngừ nhập khẩu của Nhật Bản, chiếm 3,5% tổng nhập khẩu cá ngừ mắt to tươi và 4,8% tổng nhập khẩu cá ngừ vây vàng của Nhật Bản. . Năm 2007, hàng hải sản xuất khẩu sang Nhật tụt xuống vị trí thứ 2 trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, với kim ngạch xuất khẩu 753,6 triệu USD, giảm 10,74% so với cùng kỳ năm trước. Đây là năm đầu tiên hàng hải sản tụt xuống vị trí này sau 5 năm liên tục giữ vị trí thứ nhất trong tốp mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Nhật. Nguyên nhân là tại Nhật Bản, 6 tháng đầu năm 2007, nhập khẩu tôm đông lạnh và tôm chế biến của Nhật đều giảm, trong đó nhập khẩu tôm đông lạnh giảm xuống dưới 100.000 tấn trong 2 năm liên tiếp, đạt 85.273 tấn - mức thấp nhất sau 20 năm. Theo đánh giá của các nhà phân tích, các yếu tố khiến nhập khẩu tôm giảm là tiêu thụ trong nước giảm, thị hiếu tiêu dùng chuyển mạnh từ tôm nguyên liệu sang tôm chế biến như sushi, tôm bao bột và hải sản phối chế, đồng yên mất giá so với đô la, các thương gia Nhật đứng ngoài thị trường thế giới và lượng dự trữ ở thị trường trong nước cao. Mặt khác, giá thuỷ sản ngày càng tăng trong khi nhu cầu thuỷ sản của Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới tăng cao. Điều này, ảnh hưởng tới sức mua của Nhật. Theo báo cáo của chính phủ Nhật, tiêu thụ thủy sản của các hộ gia đình ở nước này có thể sẽ giảm xuống thấp hơn mức tiêu thụ thịt. Năm 2005, tiêu thụ thuỷ sản của Nhật chỉ đạt gần 13 kg/người, giảm từ 16 kg/người vào năm 1965. Mức tiêu thụ thịt của Nhật lại tăng từ 6 kg/người lên 12 kg/người/năm. ª Đồ gỗ Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn nhất thế giới, với nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ nội thất trị giá khoảng 2 tỷ USD mỗi năm. Theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), lượng hàng nội thất tiêu thụ ở Nhật hàng năm đạt 10,4 tỷ USD; tiêu dùng riêng đồ gỗ tại Nhật xấp xỉ 1.000 USD/hộ/tháng. Mỗi năm Nhật Bản nhập của Việt Nam khoảng 60 triệu đồ dùng gia đình, trong đó chủ yếu là gỗ. Nguyên nhân là do lượng hàng đồ gỗ nội thất của Nhật Bản sản xuất đang có xu hướng giảm dần, bởi giá nhân công cao, khiến nhiều nhà kinh doanh đồ gỗ nội thất chuyển hướng sang nhập khẩu những sản phẩm với giá cả phải chăng hơn. Hiện nay, đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 13,3% tỷ trọng xuất khẩu gỗ của Việt Nam và chiếm khoảng 9,5% nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản. Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, năm 2003, đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6,69% thị phần trong tổng giá trị nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản. Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu đồ gỗ từ Trung Quốc chiếm 38,8%; Đài Loan 10,6%; Thái Lan 9%. Tuy nhiên, thị phần xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng đều trong những năm gần đây: tăng 4,62% năm 1999; 5,79% năm 2000; 5,77% năm 2001; 5,77% năm 2002; 6,69% năm 2003. Tại thị trường Nhật Bản, 11 tháng đầu năm 2004, đồ gỗ nội thất của Việt Nam chỉ đứng thứ 5 với 7,2% thị phần nhưng năm 2005 đã vươn lên vị trí thứ 4, trở thành nước có tốc độ xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường này nhanh nhất. Tháng 3 năm 2006, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 3, sau Trung Quốc, Đài Loan, chiếm 8% thị phần và đến nay, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2. Các mặt hàng đồ gỗ nội thất và ngoại thất của Việt Nam đến nay đã vào được hệ thống siêu thị tại Nhật như: MR Mart, Tokyu, OK, Mitsukoshi… và dần dần được người tiêu dùng Nhật ưa chuộng hơn nhờ có giá cả, mẫu mã phù hợp, chất liệu độc đáo. Tháng 3 năm 2005, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 22,27 triệu USD, tăng 45,71% so với tháng 3/2004, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ quí I/2005 đạt 55,277 triệu USD, tăng 39,16% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2005 là năm thứ 5 liên tiếp đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao. Đến năm 2006, Việt Nam đã xuất khẩu sang Nhật Bản đồ gỗ với trị giá 286,8 triệu USD, tăng 5,48% so với năm trước và năm 2007 khoảng 307,1 triệu USD. Bảng 2.11 : Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ mã HS 9403 của Việt Nam sang Nhật Bản (Đơn vị: nghìn yên) Năm KNXK của VN sang Nhật KNNK của Nhật Thị phần (%) 1999 7.596.699  164.425.965 4,26 2000 9.355.093 199.376.617 4,63 2001 13.111.825 226.500.086 5,79 2002  13.111.825 227.090.371  5,77 2003 15.139.691 226.062.289 6,69 11 tháng 2004 15.118.859 208.857.751 7,23 Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 5, 2006,Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á,tr. 29 ª Linh kiện điện tử và ti vi, máy tính và linh kiện máy tính Năm 1997 lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu sang Nhật linh kiện điện tử và ti vi, máy tính và linh kiện máy tính. Kim ngạch xuất khẩu trong năm này đạt 20,1 triệu USD đã tăng lên 97,4 triệu USD vào năm 2001, tức tăng gần 5 lần giá trị trong vòng 5 năm. Nước ta do ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21472.doc