Đề tài Quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore thực trạng và triển vọng

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-SINGAPORE 7

1.1. Cơ sở lý luận của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore 7

1.1.1. Những vấn đề cơ bản về thương mại quốc tế 7

1.1.2 Vai trò của thương mại quốc tế đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia 14

1.2. Cơ sở thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore 15

1.2.1 Nhân tố bên ngoài. 15

1.2.2. Nhân tố bên trong. 16

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-SINGAPORE VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM 224

2.1. Quan hệ thương mại Việt nam- Singapore 224

2.1.1. Kim ngạch trao đổi thương mại 224

2.1.2. Hiện trạng xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore 25

2.1.3 Hiện trạng nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore 42

2.2. Nhận xét về quan hệ thương mại Việt Nam -Singapore 48

2.2.1. Đánh giá về xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore 49

2.2.2. Đánh giá về nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore . 557

2.3. Những tác động của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore đối với

 sụ phát triển kinh tế của Việt Nam.54

2.3.1. Những chính sách thương mại ưu đãi của Singapore với Việt nam. 54

2.3.2. Tác động của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore trong việc thu hút

 vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.56

2.3.3. Tác động của quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore đối với

 chính trị ngoại giao và các mặt kinh tế xã hội khác ở Việt Nam.58

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-SINGAPORE

 3.1.Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt nam-Singapore

3.1.1. Phương hướng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-Singapore. 65

3.1.2. Phương hướng phát triển xuất khẩu 68

3.1.3. Phương hướng phát triển nhập khẩu 69

3.2. Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore 70

3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất nhập khẩu 70

3.2.2. Định hướng thị trường tiêu thụ 72

3.2.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá 73

3.2.4. Tiếp cận phương thức mua bán mới 76

3.2.5. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại 77

3.2.6. Chính sách tài chính tín dụng ưu đãi 78

3.2.7. Điều chỉnh chính sách thuế 79

3.2.8. Biện pháp phi quan thuế 82

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2722 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore thực trạng và triển vọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các nước khu vực như Indonesia, Philipin, Malaysia. Trong những năm 80 và đầu những năm 90, sản lượng lạc của Việt Nam nhiều hơn và chất lượng tốt, ổn định, giá cả cạnh tranh nên lượng lạc được tiêu thụ hàng năm tại Singapore khoảng 30.000 tấn, với giá trung bình từ 600 – 700 USD / tấn, thời điểm cao nhất là 850 USD /tấn. Nhưng mấy năm gần đây lượng lạc của Việt Nam xuất sang thị trường này giảm đáng kể do nhu cầu khu vực và chất lượng lạc của ta vẫn không đồng đều, độ ẩm cao, hay bị mốc trên đường vận chuyển, làm phát sinh chất Aflatoxin - một tác nhân gây bệnh ung thư - nên các công ty Singapore không dám mua, vì nếu lượng Aflatoxin vượt quá 5 phần tỷ thì hàng sẽ không được nhập vào Singapore, và nếu đã nhập sẽ bị tịch thu để tiêu huỷ. Vụ lạc năm 1998 ta chỉ bán được 7.275 tấn, năm 1999 ta bán được 11.113 tấn, năm 2000 được 12.345, năm 2001 được 14.005 tấn nhưng đến năm 2002 lại giảm xuống 11.310 tấn. Ngoài nguyên nhân trên, lượng lạc của Việt Nam vào thị trường Singapore giảm sút còn do những năm gần đây, các công ty của Việt Nam có thể xuất thẳng đi các thị trường khác không qua thị trường Singapore và một phần do giá lạc của ta thường thấp hơn so với các nguồn khác như Trung Quốc, Ấn độ ... do giống lạc, chất lượng không ổn định nên chỉ tiêu thụ tại khu vực mà khó xuất khẩu đi các thị trường lạc lớn trên thế giới. Nhưng nói chung, nhìn vào con số xuất khẩu lạc trung bình trong vài năm gần đây như năm 2001 đạt 6,6 triệu USD, năm 2002 đạt 5,6 triệu USD thì về lâu dài lạc vẫn được coi là mặt hàng quan trọng xuất khẩu sang thị trường Singapore và đem lại giá trị ngoại tệ không nhỏ. Rau quả Tiêu dùng rau, hoa quả tươi, khô chế biến của Singapore hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu và mức tiêu thụ bình quân trên đầu người khá cao (từ 175 – 185 kg/đầu người /năm rau, quả các loại). Hàng năm Singapore nhập khầu 1,2 – 1,35 triệu tấn rau, quả các loại. Trong đó trên 80 % là rau quả tươi sống. Phần rau quả khô, chế biến chiếm khoảng 20%. Mức tiêu thụ rau hoa quả tươi của Singapore ngày càng tăng trong các năm do một phần quan trọng là cung cấp nguyên liệu cho các xí nghiệp sản xuất thực phẩm, nước giải khát và một phần để tái xuất (Bảng 8). Từ bảng 8, ta thấy kim ngạch xuất khẩu rau, hoa quả các dạng của Việt Nam vào thị trường Singapore trong hai năm 2001 & 2002 đạt 9,2 triệu USD và năm 2002 chỉ đạt trên gần 4triệu USD, nhìn chung kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chưa tăng. Trong đó chỉ có mặt hàng thanh long đạt khoảng 1,5 triệu USD, còn các loại khác chỉ chiếm lượng kim ngạch khiêm tốn là vài trăm nghìn USD. Con số trên thật nhỏ bé nếu ta so sánh với kim ngạch nhập khẩu rau hoa quả các dạng của nước này (chỉ chiếm khoảng 0,25%). Bảng 8: Tình hình xuất khẩu rau hoa quả Việt Nam vào Singapore trong 2 năm 2001 &2002 Mặt hàng Năm 2001 Năm 2002 Lượng (T) Trị giá ( USD ) Lượng ( T ) Trị giá ( USD ) Hành tươi 393 259 000 139 126 000 Rau salat tươi 463 270 000 438 365 000 Súp lơ xanh 242 608 000 191 433 000 Cải bắp tươi 3 623 1 690 000 373 156 000 Ớt tươi ,ngọt 232 357 000 115 118 000 Đậu Hà lan sấy khô 176 154 000 126 74 000 Rau gia vị các dạng 66 48 000 111 85 000 Đậu đũa sấy khô 80 83 000 310 193 000 Củ long 138 139 000 54 56 000 Hạt khô các loại 14 62 000 25 128 000 Thanh long 985 1 396 000 1 444 1 679 000 Chanh tươi 68 267 000 59 155 000 Nấm ngâm dấm 86 161 000 87 146 000 ... Nguồn :Bộ Thương mại Về khối lượng từng mặt hàng không đáng kể, tổng lượng mới chỉ đạt mức 7.512 tấn / năm 2001 và 4.680 tấn / năm 2002. Tuy nhiên trên Bảng 8 ta thấy ta thấy kim ngạch về mặt hàng này có nguy cơ giảm (Nhiều mặt hàng đã bị giảm so với năm 2001). Lý do chính do việc tổ chức sản xuất, bảo quản, vận chuyển không tốt làm giảm khả năng thâm nhập thị trường. Sở dĩ mặt hàng này của ta chưa xuất khẩu được nhiều sang Singapore vì Singapore nằm ở ngay trung tâm khu vực sản xuất rau, hoa quả nhiệt đới phong phú, gần các nguồn cung cấp lớn của khu vực như Malaysia, Indonesia, Thái lan, Trung quốc... Rau, hoa quả chế biến tập trung nhập khẩu từ các nước có nền công nghiệp thực phẩm phát triển cao như Tây Âu, Hoa kỳ ... có chất lượng tin cậy và vệ sinh công nghiệp đảm bảo, rất ít nhập khẩu rau, hoa quả chế biến từ các nước kém phát triển. Từ năm 1985 Singapore đã ban hành luật kinh doanh thực phẩm (Sale of food Act) rất nghiêm ngặt - Nhà nhập khẩu phải chịu mọi trách nhiệm về chất lượng hàng hoá do mình nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường. Một thực tế là giá rau quả của Việt Nam vào loại thấp nhất so với thế giới, vì chủ yếu ta chỉ xuất rau, hoa quả tươi. Rau quả chế biến phần lớn mới chỉ có rau quả đóng hộp (dứa hộp, vải hộp, dưa chuột hộp...), chủng loại hàng còn rất nghèo nàn, chất lượng kém, bao bì không hấp dẫn. Chỉ có nhóm rau quả đặc sản như bơ, mãng cầu, thanh long, chuối, dứa là có sức cạnh tranh lớn. Vì vậy, muốn tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả nhiều hơn nữa vào thị trường Singapore chúng ta phải tập trung nâng cao chất lượng mặt hàng để đáp ứng những đòi hỏi của thị trường khắt khe này. Hải sản Nhờ có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi đó là bờ biển dài, khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, và những hệ sinh thái phong phú, năng suất cao, môi trưòng phần lớn chưa bị ô nhiễm, nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến hải sản xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá là có chất lượng tốt, ngày càng ổn định và có giá cạnh tranh so với nguyên liệu của các nước khác trong khu vực. Bảng 9: Tình hình xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang Singapore và các nước ASEAN Năm Singapore (Triệu USD) ASEAN (Triệu) 1996 54,0 87 1997 35,4 67 1998 23,1 57 1999 28,0 74 2000 8,0 80 2001 23,3 68 2002 35,5 83.02 Nguồn : Tổng cục Hải quan Lượng hải sản của Việt Nam xuất sang thị trường Singapore vào những năm gần đây có chiều hướng giảm chút ít, giảm nhất là năm 2000, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, ta chỉ xuất khẩu sang Singapore được 8 triệu USD (chiếm 10% trong ASEAN), song đến các năm tiếp theo ta dần lấy lại thế cân bằng, năm 2001 đạt 23 triệu USD (xấp xỉ 40% trong ASEAN) và năm 2002 giá trị xuất khẩu hải sản của ta tiếp tục tăng đạt 35,5 triệu USD (chiếm 42.8 % trong các nước ASEAN). Trong tương lai, hải sản Việt Nam vẫn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, đứng thứ 6 trong số 16 mặt hàng và được coi là chủ yếu xuất sang thị trường này. Theo đánh giá của Bộ Thuỷ sản, tiềm năng của Việt Nam về mặt hàng này còn lớn, chúng ta cần phải quan tâm tới một số mặt hàng trong đó có mặt hàng hải sản được xếp là các nước cung cấp khối lượng lớn như: tôm đông lạnh các loại: đứng thứ 4/100; cá biển các loại đứng thứ 10/100; mực các loại: đứng thứ 9/21. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng chúng ta khó có thể cạnh tranh với các nước láng giềng của Singapore như Malaysia, Thái lan – những nước đang cung cấp cho Singapore hàng chất lượng cao, giá cả lại cạnh tranh do vận chuyển thuận lợi, số lượng không hạn chế. Hầu hết mặt hàng hải sản của Singapore phải nhập để tiêu dùng nội địa Singapore có các quy định và quy chế rất chặt chẽ về việc nhập khẩu mặt hàng này. Ví dụ: Để kiểm soát chất lượng cá nhập khẩu thì Singapore đặc biệt chú ý tới hoá chất bảo quản (như formaldehyde, bezzoic acid, boriec acid, kim loại nặng, dư lượng kháng sinh và các sinh vật ký sinh). Vì vậy, về phía Việt Nam muốn tăng xuất khẩu mặt hàng hải sản phải nghiên cứu kỹ và thực hiện một cách nghiêm chỉnh các quy định nghiêm ngặt của Singapore đã đề ra. Dệt may Sản phẩm dệt may là ngành hàng có truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Ngành công nghiệp dệt may đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam vì nó không chỉ phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người mà ngành này còn giải quyết được rất nhiều việc làm cho người lao động, là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đóng góp rất nhiều cho sự phát triển kinh tế, góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của đất nước. Tuy nhiên, so với một số nước trong khu vực châu Á - Thái bình dương, giá trị xuất khẩu hàng dệt may của nước ta còn ở mức thấp do chúng ta chưa khai thác hết tiềm năng phát triển. So sánh mức độ đóng góp của hàng dệt may nước ta với tổng giao dịch quốc tế về hàng dệt may càng thấy rõ hơn mức độ nhỏ bé và sự lệ thuộc của công nghiệp dệt may nước ta vào thị trường quốc tế. Hàng năm, hàng dệt may Việt Nam cũng đã xuất khẩu một lượng lớn sản phấm sang Singapore, song Singapore không phải là thị trường nhập khẩu chính mà chủ yếu thuê Việt Nam gia công để tái xuất sang nước thứ 3. Nhìn vào kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam thì dường như mặt hàng này đang bị giảm mạnh vào thị trường Singapore (năm 1999 đạt 48,2 triệu USD nhưng đến năm 2000 chỉ đạt 24,8 triệu USD tức là giảm đi một nửa so với năm 1999 và tiếp tục giảm xuống chỉ còn 16,7 triệu USD vào năm 2001 và 18,2 triệu USD năm 2002. Nhìn chung, số lượng mặt hàng dệt may bán vào thị trường Singapore chưa xứng đáng với tiềm năng về mặt hàng này của Việt Nam và hiện nay hầu như hàng dệt may và dầy giép của ta xuất sang Singapore vẫn phải gắn mác của những hãng có tên tuổi trên thế giới như “ Crocodila“ hay “Nike “. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan về mặt hàng này thì Singapore không được xếp vào danh sách những nước chính mà Việt Nam xuất khẩu (vì chỉ chiếm một lượng rất nhỏ), nhưng vẫn được xếp trong 10 mặt hàng chính mà Việt Nam xuất khẩu sang Singapore. Vì vậy, trước mắt chúng ta phải tìm cách đưa hàng dệt may của Việt Nam nhiều hơn nữa thâm nhập vào thị trường này qua nhiều đường khác nhau. 2.1.3 Hiện trạng nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore * Về kim ngạch nhập khẩu Từ những năm 80 trở về trước, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Liên Xô (cũ), các nước Đông Âu và từ Nhật bản, Hồng kông (theo các hiệp định dài hạn) và một vài thị trường Tây Âu khác. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế Việt Nam lúc đó chưa phát triển, nhu cầu nhập khẩu còn ít, thiếu ngoại tệ mạnh, ưu tiên tập trung nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất, thiết bị cho công nghiệp ... tiết kiệm nhập hàng tiêu dùng. Vì vậy, vào thời kỳ này Singapore chỉ là bạn hàng nhập khẩu thứ yếu của Việt Nam. Nhưng từ những năm 1990 trở lại đây, Singapore luôn là thị trường cung cấp hàng nhập chủ yếu cho Việt Nam (có năm đứng thứ 2 sau Nhật bản). Hàng nhập khẩu từ Singapore chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất, phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. Do đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh, trong đó Singapore là nước có vốn đầu tư lớn nhất nên lượng hàng nhập khẩu dưới hình thức góp vốn đầu tư chiếm số lượng đáng kể trong tổng số nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này. Cơ cấu hàng nhập khẩu từ thị trường này hầu như không thay đổi. Bảng 10: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore từ năm 1996 -2002 và tỷ trọng so với ASEAN và thế giới Năm Kim ngạch nhập khẩu (Triệu USD) Tỷ trọng so với ASEAN (%) Tỷ trọng so với thế giới (%) 1996 2.076 68,4% 19% 1997 2.075 65,3% 18% 1998 2.292 61,5% 20% 1999 1.883 57,2% 16,2% 2000 2.780 61% 17,7% 2001 2.493 59 % 15,5% 2002 2.534 53% 13% Nguồn: Bộ Thương mại Nhìn vào bảng 10, ta có nhận xét kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore liên tục tăng theo các năm. Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu kể từ khi có quan hệ buôn bán với Singapore, thâm hụt cán cân thương mại giữa Việt Nam với Singapore luôn ở mức cao. Mấy năm gần đây, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu: Xăng dầu các loại, phân bón các loại, xi măng các loại, máy móc thiết bị phụ tùng, sắt thép, linh kiện xe máy các dạng CKD, SKD, IKD, ... trong đó phần quan trọng là thiết bị, máy móc, vật tư nguyên liệu cho các liên doanh, đầu tư nước ngoài. Ta có thể đưa ra nhận xét là : Tuy nhập siêu cao nhưng tập trung chủ yếu vào những mặt hàng tư liệu, vật tư cho sản xuất công nông nghiệp và các ngành sản xuất khác trong nước và một phần hợp lý cho tiêu dùng thiết yếu theo cơ chế điều hành xuất nhập khẩu năm 2000 – 2005. Có thể nói từ năm 1996 đến năm 2002 tình trạng nhập siêu từ thị trường Singapore nhìn chung vẫn ở mức cao. Tình trạng này là do ta nhập khẩu hàng nguyên vật liệu, nhiên liệu còn hàng tiêu dùng chiếm lượng nhập khẩu không nhiều và càng có xu hướng giảm thiểu (năm 1996 nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng là 1.104 triệu USD, năm 1999: 611 triệu USD, năm 2000: 670 triệu USD, năm 2001 là 784 triệu USD và năm 2002 là 734 triệu USD). Tóm lại, sở dĩ kim ngạch nhập khẩu Việt Nam từ Singapore ngày càng tăng là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây: + Thứ nhất, Việt Nam chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế mới, theo đường lối đổi mới và mở cửa của Đảng, nhu cầu nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy móc cho công nghiệp hoá, đổi mới thiết bị, công nghệ và các nhu cầu nhập khẩu khác cho phát triển nền kinh tế và cho nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội ngày càng đòi hỏi tăng khối lượng nhập khẩu. + Thứ hai, đầu tư nước ngoài tăng lên nhanh chóng làm cho khối lượng nhập khẩu thiết bị, máy móc nguyên nhiên vật liệu... tăng đáng kể (Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam). + Thứ ba, Singapore là thị trường đầu cầu, Việt Nam vừa có thể nhập khẩu từ thị trường này vừa thông qua thị trường này để chuyển tải hàng nhập khẩu từ khắp nơi về Việt Nam. Hơn nữa, thị trường Singapore có thể đáp ứng phần lớn những nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam. Trong tương lai, với thị trường Singapore Việt Nam chưa thể thoát khỏi nhập siêu ngay được. Bởi vì thị trường này có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu nhập khẩu của Việt Nam, kể cả nhập khẩu đáp ứng cho các nhu cầu của các liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam. Về lâu dài, thị trường Singapore vẫn là thị trường nhập khẩu đầy tiềm năng, bạn hàng tập trung, trong đó phải kể đến sự góp mặt của các Công ty xuyên quốc gia, Công ty quốc tế lớn ở các nước phát triển như Châu Âu, Mỹ ... đều có các đại diện tại Singapore và sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu nhập khẩu của thị trường Việt Nam. Thông qua mạng lưới bạn hàng này, Việt Nam có thể tiếp cận ngay với các nhà cung cấp uy tín, đặc biệt có thể tiếp cận ngay với công nghệ nguồn trong nhập khẩu thiết bị công nghệ, kỹ thuật cao cho yêu cầu xây dựng, phát triển kinh tế và hiện đại hoá đất nước, mà không nhất thiết phải đến tận châu Âu, Bắc Mỹ hay bất cứ một nơi xa xôi nào khác trên thế giới. * Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore. Nhìn chung, cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore ít thay đổi nhiều, do chính sách nhập khẩu của Việt Nam là tập trung nhập khẩu thiết bị, máy móc, nguyên nhiên vật liệu cho xây dựng công nghiệp , cho sản xuất, phát triển các ngành kinh tế (thông qua FDI) là chính (trong tổng ngạch nhập khẩu từ thị trường Singapore, phần kim ngạch nhập khẩu của các liên doanh nước ngoài tại Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn, do nhu cầu sản xuất kinh doanh của các liên doanh và do có những liên doanh, doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài mới ra đời . Hàng nhập khẩu (mặt hàng chính), có thể được chia thành hai nhóm chính: + Nhóm 1: Nhóm nguyên, nhiên, vật liệu, phân bón, hoá chất, sắt thép chiếm tỷ trọng 70 -75 % kim ngạch nhập khẩu từ Singapore như xăng, dầu,sản phẩm từ dầu, hoá chất công nghiệp, hoá chất cơ bản, tân dược, nguyên liệu sản xuất tân dược , vật liệu xây dựng , máy thiết bị và phụ tùng. + Nhóm 2: Hàng tiêu dùng, xe gắn máy SKD, CKD, ô tô nguyên chiếc, bột mỳ, linh kiện điện tử, tin học (vừa cho sản xuất vừa cho tiêu dùng),và một số hàng tiêu dùng khác, nhóm này chiếm khoảng 25 – 30 %, kim ngạch nhập khẩu. Nhìn chung, nhập khẩu hàng hoá qua thị trường Singapore là rất thuận tiện, trước hết, tại đây tập trung khá nhiều các công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện, của các Công ty xuyên quốc gia, các công ty quốc tế của Anh, Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác, họ có khả năng đáp ứng nhanh mọi yêu cầu nhập khẩu cho các ngành kinh tế của Việt Nam, kể cả nhập khẩu công nghệ nguồn. Bảng 11: Danh mục mười mặt hàng lớn Việt Nam nhập khẩu từ Singapore năm 1996 -2002 Đơn vị : Triệu USD Tên hàng 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Linh kiện xe gắn máy dạng CKD, SKD, IKD 1 1 4 3 1 1 Ô tô nguyên chiếc các loại 8 7 1 2 1 4 4 Phân bón các loại 43 55 141 85 52 47 48 Sắt thép các loại 35 25 22 20 46 41 41 Xăng dầu các loại 852 790 680 796 1.429 1.167 1.002 Xe máy nguyên chiếc các loại 23 9 Xi măng các loại 10 13 Linh kiện vi tínhvà điện tử 157 206 153 146 Máy móc thiết bị và phụ tùng 209 355 296 394 Hàng hoá khác 1.104 1.175 1.444 611 670 784 734 Tổng cộng 2.076 2.075 2.292 1.883 2.760 2.493 2.534 Nguồn: Bộ Thương mại Là một đất nước đang kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài thì việc nhập khẩu các dây truyền công nghệ, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho nhu cầu mở rộng và đa dạng hoá sản xuất sẽ là những điều kiện không thể thiếu được cho phát triển nền kinh tế của Việt Nam. Một số mặt hàng nhập khẩu dưới đây cho thấy vai trò quan trọng của thị trường Singapore đã đóng góp không nhỏ trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ta trong những năm qua. Xăng dầu các loại Xăng dầu tinh lọc là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore (năm 1997 là 790 triệu USD, năm 2000 là 1.429 triệu USD, năm 2001 là 1.167 triệu USD và năm 2002 là 1.002 triệu USD). Sở dĩ kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tăng là do một phần giá dầu thế giới tăng cao, đội giá xăng tương ứng. Hiện nay Singapore là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu xăng dầu lớn nhất thế giới. So sánh số liệu mười mặt hàng lớn nhập khẩu từ Singapore 1996 -2002 thì mặt hàng này chiếm gần 40% tổng kim ngạch nhập khẩu giữa hai nước (1.002 triệu USD/2.534 riệu USD tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2002) và trong tương lai khi nền kinh tế càng phát triển với nhiều khu công nghiệp mới ra đời thì nhu cầu về xăng dầu của Việt Nm chắc chắn vẫn tiếp tục tăng. Sắt thép các loại Để phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như tiến trình xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu sắt thép các loại từ nước ngoài trong đó có Singapore. Sắt thép nhập khẩu từ Singapore phần lớn là sắt thép đặc chủng và những loại mà trong nước chưa sản xuất được, nhìn chung kim ngạch mặt hàng này tăng đều trong các năm (1996: 35 triệu USD, 1997: 25 triệu USD, 1998: 32 triệu USD, 1999: 20 triệu USD, 2000: 46 triệu, năm 2001: 41 triệu USD và năm 2002 cũng 41 triệu USD). Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, hiện nay Singapore đứng thứ bẩy trong số các nước cung cấp mặt hàng sắt thép cho Việt Nam. Nhưng Singapore lại là nước đứng đầu trong khối ASEAN cung cấp Việt Nam mặt hàng này. Phân bón Việt Nam đang là một nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên đây cũng sẽ là một thị trường rất lớn về phân bón. Trong khi đó, khả năng cung cấp phân bón của các doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế, vì vậy việc nhập khẩu mặt hàng phân bón là không thể tránh được, góp phần không nhỏ vào tăng năng suất cây trồng, đẩy mạnh xuất khẩu. Phân bón là mặt hàng có kim ngạch lớn từ Singapore (có năm đứng thứ hai chỉ sau xăng dầu tinh lọc – 1998), hàng năm ta nhập khẩu từ Singapore khoảng 300 000 – 500 000 tấn có năm trên 1 triệu tấn. Trước đây, Liên xô là thị trường nhập khẩu phân bón chủ yếu của Việt Nam nay Singapore lại trở thành thị trường chính cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam (năm 1996 đạt 43 triệu USD, năm 1997: 55 triệu USD, năm 1998: 141 triệu USD, năm 1999: 85 triệu USD, năm 2000: 52 triệu USD, năm 2001: 47 triệu USD, năm 2002: 48 triệu USD. Hiện nay Singapore là nước đứng thứ hai trên thế giới cung cấp phân bón cho Việt Nam (sau Trung Quốc). Máy móc thiết bị Để tiến hành chiến lược phát triển kinh tế thì nhu cầu về máy móc thiết bị ngày càng tăng, Singapore cũng là một trong những thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam. Mặt hàng này năm 1999 nhập khẩu 209 triệu USD, năm 2000 nhập 355 triệu USD năm 2001: 296 triệu USD và năm 2002 nhập tăng vọt 394 triệu USD tăng 74 % so với năm 2001. Nhu cầu về mặt hàng này của Việt Nam chắc chắn sẽ còn tăng nhiều trong tương lai (hiện nay Việt Nam đang không ngừng tăng lên số dự án, mở rộng liên doanh, đầu tư nước ngoài vì vậy không thể không cần mặt hàng quan trọng này). Theo thống kê của Tổng cục Hải quan thì nhập khẩu mặt hàng máy móc thiết bị phụ tùng năm 2002 Singapore là nước đứng thứ 3 (sau Nhật bản, Đài loan). Singapore là nước phát triển đạt trình độ công nghệ cao trong khu vực cũng như trên thế giới. Việc Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này từ Singapore có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Linh kiện vi tính và điện tử Việt Nam nhập khẩu linh kiện vi tính và điện tử từ Singapore năm 1999: 157 triệu USD, năm 2000: 206 triệu USD và năm 2001: 153 triệu USD, năm 2002: 146 triệu USD. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan thì năm 2002 Việt Nam nhập khẩu mặt hàng linh kiện vi tính và điện tử từ Singapore đứng thứ hai sau Nhật bản. Trong chiến lược phát triển kinh tế của Singapore thì mặt hàng này là mặt hàng mà Singapore luôn tập trung sự quan tâm và đầu tư lớn và đây cũng sẽ là đối tác trao đổi quan trọng của Việt Nam trong những năm tới đây. 2.2. Nhận xét về quan hệ thương mại Việt Nam -Singapore Qua những số liệu thống kê liên tục trong những năm qua, chúng ta có thể lạc quan nhận thấy rằng: Quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore vẫn liên tục phát triển, đặc biệt trong những năm gần đây, Singapore cùng với Nhật bản luôn luôn là bạn hàng lớn nhất nhì của Việt Nam. Như đã trình bầy ở trên, quan hệ thương mại với Singapore thực chất là quan hệ với hầu hết các nước, các khu vực trên thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ, vì Mỹ quan niệm Singapore là nơi thử nghiệm các mặt hàng mới của Mỹ trước khi xâm nhập và là cửa ngõ để Mỹ tiếp cận khu vực thị trường Đông nam Á. Singapore hầu như nhập siêu vì phải nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu để chế biến hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, một phần để tái xuất. Ngoài ra với vị thế và điều kiện cơ sở hạ tầng rất thuận tiện cho việc chuyển khẩu hàng hoá từ khu vực sang các nước thứ ba. Hàng Việt Nam trong những năm qua, xuất sang Singapore cũng nhằm đáp ứng nhu cầu đó của thị trường. Cơ cấu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam chủ yếu nguyên liệu thô và sơ chế, có thể chia thành hai nhóm hàng phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng của Singapore đó là dầu thô, tinh dầu, hải sản, hàng dệt may, giầy dép, đá xây dựng ... và hàng phục vụ cho chuyển khẩu sang nước thứ ba như: Gạo, tinh bột sắn, lạc, thủ công mỹ nghệ ... Chủng loại hàng Việt Nam xuất sang thị trường này rất đa dạng nhưng số lượng không nhiều, chiếm tỷ phần khiêm tốn trong kim ngạch nhập khẩu của Singapore. Tuy nhiên, Singapore vẫn luôn là bạn hàng lớn, đầy tiềm năng của Việt Nam. Xét về kim ngạch xuất nhập khẩu, Singapore luôn giữ vị thế đứng đầu trong các nước ASEAN có quan hệ buôn bán với Việt Nam. 2.2.1. Đánh giá về xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore * Nhận định chung Qua phân tích kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Singapore so với các nước ASEAN ở trên, chúng ta thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu với ASEAN, Singapore chiếm hơn 60% hàng năm. Về cơ cấu hàng xuất khẩu sang Singapore các năm hầu như không có thay đổi nhiều. Trong những năm gần đây, kinh tế khu vực giảm sút, tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào Singapore vẫn được giữ vững và có chiều hướng tăng vào năm 2001, 2002. Điều đó chứng tỏ sự cố gắng rất lớn của nhà nước cũng như các doanh nghiệp Việt Nam. * Những mặt tích cực Có thể nói chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc hoạch định các chính sách đẩy mạnh xuất khẩu của nước ta. Cùng với sự cố gắng liên tục của các doanh nghiệp, ngoài ra còn phải nói đến những ưu đãi từ phía chính phủ Singapore đã dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong đó có Việt Nam như: Singapore là thị trường hoàn toàn tự do với 98 % hàng hoá xuất nhập khẩu với thuế suất bằng 0. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho kinh doanh xuất nhập khẩu, chuyển khẩu hàng hoá (cảng khẩu, đường xá, sân bay... ) và các dịch vụ khác tốt nhất thế giới. Hàng nhập khẩu, tái xuất, chuyển khẩu với thủ tục tối thiểu, lưu kho ngoại quan được hưởng chế độ miễn phí 30 ngày, dễ dàng nối tuyến vận tải đi các khu vực khác. Hàng xuất nhập khẩu từ tất cả các cảng biển Việt Nam đều nối thẳng tới cảng Singapore (thời gian từ 2 -5 ngày), từ đây đi tiếp hoặc chuyển tải hàng đi bất kỳ cảng nào trên thế giới. Thực tế hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam chuyển tải qua cảng này lớn hơn nhiều so với khối lượng hàng mà Việt Nam nhập khẩu trực tiếp vào Singapore. Hệ thống dịch vụ phục vụ cho kinh doanh rất phát triển, đạt trình độ quốc tế, tin cậy cao như hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, hải quan, viễn thông và các dịch vụ liên quan khác. Đỗi với hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam thì Singapore còn là thị trường tiêu thụ và đầu cầu trung chuyển hàng hoá xuất nhập khảu quan trọn. Thương nhân ở khu vực này đã quen với cung cách làm ăn, chất lượng chủng loại hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tại khu vực châu Á, trừ Hồng kông thì chỉ có Singapore là nơi góp mặt khá đầy đủ các đại diện của các tổ hợp công ty, công ty lớn của các nước phát triển trên th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37187.doc
Tài liệu liên quan