Chương I. Những vấn đề lý luận chung về quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong Công ty May Đức Giang. (Tr 2)
1.1. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung kinh tế
1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí.
1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và khối lượng hoạt động kinh doanh.
1.3. Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
1.3.1. Sự cần thiết phải quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
1.3.2.1. Nhóm nhân tố khách quan.
1.3.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan.
Chương II. Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong công ty May Đức Giang. (Tr 14)
2.1. Một số nét chủ yếu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty May Đức Giang.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trong Công ty May Đức Giang.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty May Đức Giang.
2.1.2.1. Cơ cấu mặt hàng sản xuất.
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất.
2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty May Đức Giang.
2.1.2.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
2.2. Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất trong Công ty May Đức Giang.
2.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty May Đức Giang.
2.2.2. Thực trạng quản lý chi phí sản xuất trong Công ty May Đức Giang.
64 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 908 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lí chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất) và các khoản trích theo lương (19%) BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Chi phí sản xuất chung gồm: Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương nhân viên quản lý xí nghiệp, chi phí vật liệu và công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
Chi phí sản xuất ở Công ty May Đức Giang có đặc điểm nổi bật là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong giá thành sản phẩm bởi đặc điểm của loại hình sản xuất gia công là nguyên vật liệu đều do các bên đặt hàng cung cấp cho Công ty. Nhưng trong quá trình tiến hành sản xuất chế tạo sản phẩm, nhiều khi vật liệu trong kho không đủ cho nhu cầu sản xuất để quá trình sản xuất diễn ra liên tục, doanh nghiệp phải mua nguyên vật liệu ở ngoài. Nguồn cung cấp vật liệu mua ngoài cho Công ty chủ yếu là do các đơn vị có quan hệ mua bán lâu dài với công ty như: Công ty vật liệu may Nha Trang, Công ty dệt Việt Thắng - Vicotex, Công ty dệt Nam Định... Ngoài ra có một số phụ tùng thay thế và vật liệu phụ do bộ phận cung tiêu mua ngoài và thanh toán ngay.
2.2.2. Thực trạng quản lý chi phí sản xuất trong Công ty May Đức Giang.
2.2.2.1. Tình hình thực hiện công tác quản lý chi phí sản xuất trong Công ty May Đức Giang.
Để thấy rõ hơn tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh trong những năm qua của Công ty thì cần đi sâu nghiên cứu, so sánh, phân tích chi phí sản xuất kinh doanh theo khoản mục giá thành của sản phẩm May Đức Giang qua hai năm 2001 và 2002.
Biểu 4: Chi phí sản xuất kinh doanh tính theo khoản mục giá thành sản phẩm của công ty may đức giang NĂM 2001
Hàng FOB HABITEX
(Tính cho 1sản phẩm)
Đơn vị tính: đồng
Khoản mục
Đvt
Định mức
Đơn giá
Thành tiền
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
92.788
- Chi phí nguyên vật liệu chính
77.625
+ Vải chính
m
2,5
22.500
56.250
+ Vải lót
m
2,5
8.550
21.375
- Chi phí nguyên vật liệu phụ
15.163
+ Chỉ may
Cuộn
0,125
5.300
663
+ Nhãn mác
Chiếc
1
3000
3.000
+ Khóa
Chiếc
3
3000
9.000
+ Cúc dập
Bộ
1
2.500
2.500
2. Chi phí nhân công trực tiếp
3.213
- Lương và các khoản phụ cấp
513
- Các khoản trích theo lương
15.550
3. Chi phí sản xuất chung
3.500
- Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
2.500
- Chi phí nhân viên phân xưởng
2.850
- Chi phí khấu hao TSCĐ
2.200
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
2.000
- Chi phí bằng tiền khác
2.500
4. Chi phí bán hàng
12.950
- Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
3.050
- Chi phí nhân viên phân xưởng
2.800
- Chi phí khấu hao TSCĐ
3.9050
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
1.600
- Chi phí bằng tiền khác
1.550
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
20.300
- Chi phí vật liệu quản lý
3.000
- Chi phí nhân viên quản lý
3.850
- Chi phí khấu hao TSCĐ
3.950
- Thuế, phí, lệ phí
3.000
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
4.500
- Chi phí bằng tiền khác
2.000
Cộng
147.663
Biểu 5: Chi phí sản xuất kinh doanh tính theo khoản mục giá
thành sản phẩm của công ty May đức giang NĂM 2002
Hàng FOB HABITEX
(Tính cho 1 sản pẩm)
Đơn vị tính: đồng
Khoản mục
Đvt
Định mức
Đơn giá
Thành tiền
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
90.650
- Chi phí nguyên vật liệu chính
75.000
+ Vải chính
m
2,5
21.500
53.750
+ Vải lót
m
2,5
8.500
21.250
- Chi phí nguyên vật liệu phụ
15.650
+ Chỉ may
Cuộn
0,125
5.200
650
+ Nhãn mác
Chiếc
1
3.000
3.000
+ Khóa
Chiếc
3
3.000
9.000
+ Cúc dập
Bộ
1
3.000
3.000
2. Chi phí nhân công trực tiếp
2.975
- Lương và các khoản phụ cấp
2.500
- Các khoản trích theo lương
475
3. Chi phí sản xuất chung
13.000
- Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
4.200
- Chi phí nhân viên phân xưởng
2.000
- Chi phí khấu hao TSCĐ
2.160
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
1.540
- Chi phí bằng tiền khác
3.100
4. Chi phí bán hàng
14.300
- Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
3.120
- Chi phí nhân viên phân xưởng
3.200
- Chi phí khấu hao TSCĐ
5.260
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
1.200
- Chi phí bằng tiền khác
1.500
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
18.800
- Chi phí vật liệu quản lý
2.750
- Chi phí nhân viên quản lý
3.500
- Chi phí khấu hao TSCĐ
3.750
- Thuế, phí, lệ phí
2.800
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
4.200
- Chi phí bằng tiền khác
1.800
Cộng
140.320
Để thấy được tình hình quản lý kinh doanh của Công ty cũng như để đưa ra được những đánh giá chính xác và tìm ra được những nhân tố ảnh hưởng, ta sẽ so sánh chi phí đơn vị sản phẩm giữa hai năm 2001và 2002.
Biểu 6: So sánh tình hình thực hiện chi phí sản xuất
kinh doanh năm 2001 và năm 2002.
Đơn vị tính: đồng
Khoản mục chi phí
Năm 2001
Năm 2002
So sánh
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Chi phí NVL trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Chi phí bán hàng
5. Chi phí quản lý DN
Cộng
92.788
3.213
15.550
12.950
20.300
147.663
90.650
2.975
13.000
14.300
18.800
140.20
-2.138
-238
-2.550
+1.350
-1.500
-5.076
-2,3
-7,4
-16,3
+10,4
-7,4
-1,3
Qua bảng trên ta thấy, chi phí cho một đơn vị sản phẩm năm 2002 so với
năm 2001 giảm 5076 đồng, tương ứng giảm với tỷ lệ là 1,3%. Với việc giảm chi phí sản xuất như vậy sẽ tạo điều kiện cho Công ty hạ được giá thành sản phẩm, đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hoá và tăng lợi nhuận cho Công ty. Nhưng để đưa ra được những đánh giá chính xác và tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng ta sẽ phân tích chi tiết từng khoản mục chi phí.
2.2.2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty May Đức Giang.
Lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh là việc tính toán trước mọi chi phí mà công ty dự chi trong kỳ kế hoạch để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho Công ty có mục tiêu phấn đấu, có cơ sở để tìm tòi và khai thác mọi khả năng tiềm tàng trong sản xuất kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí và tăng doanh lợi doanh thu.
ở Công ty, công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh đã được chú trọng. Để lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh, Công ty căn cứ vào định mức nguyên vật liệu do phòng kỹ thuật lập ra để dự toán chi phí nguyên vật liệu. Căn cứ vào đơn giá tiền lương do bộ phận lao động tiền lương lập trên cơ sở định mức sản xuất của phòng kỹ thuật để lập kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp. Căn cứ vào quy định của Nhà nước để lập kế hoạch các khoản trích theo lương và kế hoạch khấu hao tài sản cố định.
Để phát huy được tác động tích cực tới các mặt hoạt động nhằm mục đích tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, Công ty lập kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm. Việc lập kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm, Công ty căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm, vào số lượng sản phẩm dự kiến hoàn thành, vào giá thành đơn vị sản phẩm năm trước, vào tình hình thị trường cung cấp đầu vào cho sản xuất của Công ty Sau khi phân tích tình hình thực hiện và quản lý giá thành năm trước, kết hợp với căn cứ trên, Công ty dự kiến mức độ hoàn thành kế hoạch giá thành, phát hiện các khả năng tiềm tàng hạ giá thành kế hoạch để xác định giá thành đơn vị và giá thành toàn bộ sản phẩm kỳ kế hoạch.
Biểu 7: kế hoạch chi phí sản xuất sản phẩm may đức giang
Năm 2002 hàng fob habitex
(Tính cho 1 sản phẩm)
Đơn vị tính :đồng
Khoản mục
Đvt
Định mức
Đơn giá
Thành tiền
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
90.087,5
- Chi phí nguyên vật liệu chính
74.000
+ Vải chính
m
2,5
21.200
53.000
+ Vải lót
m
2,5
8.400
21.000
- Chi phí nguyên vật liệu phụ
16.087,5
+ Chỉ may
Cuộn
0,25
5.150
1.287,5
+ Nhãn mác
Chiếc
1
2.900
2.900
+ Khóa
Chiếc
3
2.900
8.700
+ Cúc dập
Bộ
1
3.200
3.200
2. Chi phí nhân công trực tiếp
3.100
- Lương và các khoản phụ cấp
2.600
- Các khoản trích theo lương
500
3. Chi phí sản xuất chung
13.800
- Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
4.200
- Chi phí nhân viên phân xưởng
2.400
- Chi phí khấu hao TSCĐ
2.200
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
2.000
- Chi phí bằng tiền khác
3.000
4. Chi phí bán hàng
13.600
- Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
3.050
- Chi phí nhân viên phân xưởng
2.950
- Chi phí khấu hao TSCĐ
5.100
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
1.350
- Chi phí bằng tiền khác
1.150
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
20.000
- Chi phí vật liệu quản lý
3.000
- Chi phí nhân viên quản lý
3.600
- Chi phí khấu hao TSCĐ
3.700
- Thuế, phí, lệ phí
2.700
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
4.200
- Chi phí bằng tiền khác
2.800
Cộng
140.587,5
Biểu 8: So sánh chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất
kế hoạch sản phẩm may đức giang Năm 2002
Hàng fob habitex
( tính cho 1 sản phẩm )
Đơn vị tính : đồng
Khoản mục chi phí
Chi phí đơn vị kH
Chi phí đơn vị tT
So sánh
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Chi phí NVL trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý DN
Cộng
90.087,5
3.100
13.800
13.600
20.000
140.587,5
90.650
2.975
13.000
14.300
18.800
140.320
+562,5
- 125
- 800
+700
-1.200
- 862,5
+0,62
- 4,03
- 5,8
+5,1
- 6
- 10,11
Nhìn vào bảng trên ta thấy năm 2002, Công ty đã thực hiện được nhiệm vụ giảm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm. Cụ thể, chi phí sản xuất đơn vị kế hoạch là 142.157,5 đồng/sản phẩm, nhưng chi phí đơn vị thực tế lại là 140.320 đồng/sản phẩm. Như vậy, chi phí thực tế đã giảm so với kế hoạch là 862,5 đồng/sản phẩm, giảm tương đối là 10,11%.
2.2.3. Quy trình quản lý chi phí sản xuất trong Công ty May Đức Giang.
2.2.3.1. Phương pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
2.2.3.1.1. Đối với chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.
Tại Công ty May Đức Giang, nguyên vật liệu chính trực tiếp sản xuất là vải vì đặc điểm sản xuất của Công ty chủ yếu là sản xuất hàng giá công nên toàn bộ nguyên vật liệu chính đều do bên đặt hàng cung cấp cho Công ty theo điều kiện CIF Hải Phòng. (Chi phí vận chuyển từ nước đặt hàng đến cảng Hải Phòng là do bên đặt hàng chịu) hoặc theo điều kiện hợp đồng gia
công. Số lượng nguyên vật liệu chính chuyển cho công ty được tính trên cơ sở số lượng sản phẩm đặt hàng và định mức nguyên vật liệu chính cho từng sản phẩm. Định mức này được khách hàng và công ty nghiên cứu xây dựng trên điều kiện mỗi bên. Ngoài phần nguyên vật liệu chính theo định mức trên, khách hàng còn có trách nhiệm chuyển cho Công ty 2- 3% số nguyên vật liệu chính để bù đắp vào số hao hụt trong qúa trình sản xuất.
Vì nguyên vật liệu chính do bên đặt hàng cung cấp, Công ty chỉ có trách nhiệm nhận nguyên vật liệu ở cảng bốc xếp vận chuyển về đến kho của Công ty và toàn bộ chi phí được tính vào giá thành nguyên vật liệu chỉ bao gồm: Chi phí làm thủ tục hải quan, chi phí chuyên chở, chi phí thuê kho, thuê bãi...gọi chung là chi phí vận chuyển bốc dỡ.
Do lượng vải nhập về không đo được và do yêu cầu của bên đặt hàng không cho đo vải (vì sợ nhàu vải) cho nên đòi hỏi phải theo dõi từ khâu cắt đến việc ghi chép lượng vải thiếu hụt hoặc dư thừa. Mặt khác, do sản phẩm sản xuất phần lớn là áo Jacket, có nhiều lớp và được sản xuất từ nhiều loại vải chính khác nhau, để theo dõi được từng loại, chi tiết cho từng mã hàng thì phải tổ chức kế toán hạch toán bàn cắt, ngoài ra còn theo dõi lượng vải thiếu hụt, dư thừa trong quá trình sản xuất để có chế độ thưởng, phạt nhằm khuyến khích, động viên tiết kiệm nguyên vật liệu. Quá trình theo dõi, quản lý và hạch toán nguyên vật liệu có thể được khái quát qua 2 nghiệp vụ: Nhập - Xuất cụ thể trên 2 mặt hiện vật và giá trị.
- Nhập kho.
* Với nguyên vật liệu nhận gia công nhập kho.
Về mặt hiện vật: Căn cứ vào hợp đồng gia công giữa Công ty May Đức Giang và Công ty nước ngoài đã ký kết. Khi nguyên vật liệu đã được bên nước ngoài chuyển sang. Phòng kế hoạch cùng thủ kho tiến hành nhập kho vật liệu gia công vào kho vật liệu của công ty. Phòng kế hoạch lập 2 liên “phiếu nhập kho”: 1 liên giao thủ kho giữ, 1 liên lưu tại bộ phận kế hoạch.
Về mặt giá trị: đến cuối quý phòng tài chính – kế toán tổng hợp số liệu trên sổ kế toán tổng hợp để xác định giá trị vật liệu nhận gia công (đó là tổng chi phí vận chuyển, bốc dỡ).
* Nhập kho nguyên vật liệu do tiết kiệm được trong sản xuất.
Phòng kế hoạch cùng thủ kho tiến hành nhập kho vật liệu, Phòng kế hoạch lập 2 liên “phiếu nhập kho” và cùng thủ kho kí vào. Số lượng vật liệu tiết kiệm này được các nhân viên hạch toán ở bàn cắt tiến hành theo dõi số lượng của toàn bộ các vật liệu đó trên Bảng nguyên liệu thu hồi. Cuối tháng các nhân viên này gửi toàn bộ các bảng nguyên liệu thu hồi lên cho phòng kế toán để kế toán nguyên vật liệu theo dõi.
* Phế liệu thu hồi nhập kho:
Trong quá trình sản xuất vào cuối mỗi kỳ sản xuất phế liệu không được tiến hành nhập kho mà tập trung tại 1 chỗ nhất định được thủ kho phụ liệu cân và ghi lại số phế liệu đã thải loại và thu hồi. Mặc dù thủ kho ghi lại nhưng không phản ánh trên sổ sách kế toán của Công ty.
Biểu 8: Phiếu nhập kho nguyên vật liệu.
Phiếu nhập kho
Ngày 4 tháng 11 năm 2002 Mẫu số 02-VT
QĐsố 141TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1/11/1995 BTC
Số 1
Họ tên người nhận hàng: XN cắt may số 6
Lý do xuất kho : để sản xuất sản phẩm áo sơ mi mã 279320/106
của hãng Foowang
Xuất tại kho: Nguyên liệu
Stt
Tên nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá)
mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Yêu cầu Thực nhập
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
D
1 2
3
4
1
Vải chính
279320/106
m
637,83
2
Vải lót
...
m
447,8
...
Cộng
...
- Xuất kho
Để quản lý một cách chặt chẽ tình hình sử dụng vật liệu. Giám đốc Công ty đã kí duyệt bảng quy định định mức vật tư dùng cho sản xuất. Đồng thời, định mức tiêu hao các loại vải là căn cứ phân bổ chi phí vận chuyển các loại vải cho các đối tượng liên quan.
* Theo dõi về mặt hiện vật:
Khi xuất kho nguyên vật liệu, lượng xuất căn cứ vào lệnh sản xuất và định mức tiêu hao của từng mặt hàng.
Tại kho: Thủ kho kết hợp với nhân viên kinh tế các xí nghiệp tiến hành theo dõi, quản lý số lượng vật liệu chính xuất dùng trong kì. Cụ thể: khi xuất kho vật liệu chính, số lượng xuất được thủ kho và nhân viên kinh tế xí nghiệp theo dõi trên “sổ giao vật tư - do thủ kho và nhân viên kinh tế xí nghiệp lập, có kí nhận chéo nhau. Cuối tháng, sau khi tổng hợp đối chiếu số lượng vật liệu chính xuất dùng trong tháng giữa thủ kho và nhân viên kinh tế xí nghiệp thì gửi về phòng kế hoạch để làm “phiếu xuất kho”. Phiếu xuất kho làm 3 liên: 1 liên thủ kho giữ, 1 liên gửi phòng kế hoạch và 1 liên cho nhân viên kinh tế phân xưởng giữ.
+ Cuối tháng, Kế toán vật liệu xuống kho để nhận tổng số chứng từ nhập, chứng từ xuất trong tháng từ thủ kho, sau khi đối chiếu chứng từ với thẻ kho và công nhận việc ghi chép của thủ kho là chính xác thì kế toán vật liệu sẽ kí xác nhận vào 1 cột của thẻ kho, rồi đem toàn bộ lượng chứng từ đó về phòng kế toán để ghi sổ.
Tại xí nghiệp cắt may: Theo kế hoạch sản xuất ở từng phân xưởng, giám đốc phân xưởng căn cứ vào định mức vật tư của từng mã hàng trong từng đơn đặt hàng để tiến hành xin lĩnh vật tư. khi vật liệu được chuyển xuống xí nghiệp.
ở phòng kế toán: đến cuối tháng kế toán vật liệu xuống kho nhận các chứng từ nhập, xuất (đã được thủ kho sắp xếp theo thứ tự thời gian) sau đó kế toán vật liệu tiếp tục phân loại từng loại chứng từ theo từng loại nguyên vật liệu để ghi vào các sổ chi tiết vật liệu nhập xuất tương ứng - “Sổ chi tiết vật liệu” được mở hàng quý khi có chứng từ, mỗi chứng từ nhập xuất được ghi một dòng trên sổ chi tiết nhập xuất vật liệu theo trình tự thời gian, kế toán chỉ theo dõi về mặt lượng.
Biểu 9 Sổ chi tiết vật liệu
Quý IV/2002
Hãng HABITEX – Mã hàng 2082
STT
Tên vật tư
ĐVT
Dư đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Dư cuối kỳ
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
1
Chi may
Cuộn
0
984
984
0
2
Nhãn mác
Chiếc
0
2.726
2.726
0
3
Khoá
Chiếc
0
1.365
1.365
0
4
Cúc dập
Bộ
0
6.820
6.820
0
5
Thẻ bài
Cái
0
1.363
1.363
0
Cộng
0
13.285
13.285
0
Từ sổ chi tiết vật liệu kế toán sẽ lấy số liệu tổng hợp để ghi “sổ cân đối nhập - xuất - tồn” tài khoản tương ứng.
Biểu 10
Sổ cân đối nhập – xuất – tồn
Tên vật tư hàng hoá
ĐVT
Dư cuối kỳ
Lượng
Tiền
I. Hàng tồn các loại
Nhãn các loại
Chiếc
313.458
0
Chỉ các loại
Cuộn
0
0
......................
II. Hàng mua ngoài
Nhãn các loại
Chiếc
403.593
123.373.859
Băng keo
Cuộn
7.353
38.648.201
Khoá dài
Chiếc
13.935
40.865.328
..........................
* Theo dõi về mặt giá trị:
Chi phí vận chuyển bốc dỡ mỗi chuyến của nguyên vật liệu từ cảng Hải Phòng về kho của công ty được chia bình quân cho số vải ngoài của chuyến đó, mặc dù trong đó không chỉ có riêng vải ngoài mà còn cả vải lót, bông, nguyên phụ liệu... Sau đó, căn cứ vào lượng vải ngoài xuất kho cho các xí nghiệp trong quý để phân bổ chi phí vật chuyển bốc dỡ tính vào giá thành sản phẩm trong quý đó (không kể lượng vải ngoài xuất cho các xí nghiệp trong quý đó có sử dụng hết vào sản xuất sản phẩm hay không).
Biểu 11: Phiếu xuất kho nguyên vật liệu
phiếu xuất kho
Ngày 04 tháng 11 năm 2002 Mẫu số 02-VT
QĐ số 141TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1/11/1995 BTC
Số 1
Họ tên người nhận hàng: XN cắt may số 6
Lý do xuất kho : để sản xuất sản phẩm áo sơ mi mã 279320/106
của hãng Foowang
Xuất tại kho: Nguyên liệu
Stt
Tên nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Yêu cầu Thực xuất
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
D
1 2
3
4
1
Vải chính
279320/106
m
620,48
2
Vải lót
...
m
438,5
...
Cộng
...
Vật liệu trong Công ty chủ yếu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, ngoài ra còn có thể cho các nhu cầu khác như phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các xí nghiệp, bộ phận sản xuất khác như xuất mẫu, xuất bán, xuất trả . Việc xuất vật liệu cho các mục đích khác ngoài mục đích sản xuất sản phẩm kế toán đều không tiến hành xác định trị giá thực tế xuất kho cho các mục đích này mà chỉ theo dõi về mặt số lượng. Có nghĩa là không phân bổ chi phí vật liệu xuất kho cho các đối tượng sử dụng mà tính hết vào chí phí sản xuất sản phẩm.
Trường hợp công ty phải mua vật liệu chính đưa vào sản xuất thì việc theo dõi về mặt hiện vật ở từng xí nghiệp vẫn được giữ nguyên. Nhưng giá thực tế của vật liệu được đưa vào giá thành sản xuất trong kì thay cho việc hạch toán chi phí vận chuyển, bốc dỡ vào giá thành sản phẩm.
2.2.3.1.2. Đối với chí phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp
Vật liệu phụ tuy không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm may, song nó lại là những vật liệu không thể thiếu được hoặc làm tăng thêm giá trị sản phẩm như: Chỉ, cúc, nhãn, khoá kéo...
ở Công ty May Đức Giang, vật liệu phụ gồm 2 loại, đó là: một loại vật liệu phụ của khách hàng gửi đến theo một định mức thoả thuận tương ứng với số lượng sản phẩm mà công ty phải giao cho họ sau một thời gian nhất định và một loại vật liệu phụ do công ty mua.Vật liệu phụ của công ty được chi tiết là: vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, thiết bị xây dựng cơ bản, bao bì.
Vật liệu phụ được cung cấp cho các XN căn cứ vào định mức vật liệu phụ cho các đơn vị sản phẩm và số lượng bán thành phẩm đã cắt được ở từng XN may. Định mức vật liệu phụ thường phù hợp với tiêu hao thực tế như 1 cái áo cần 1 bộ khuy. Trường hợp vật liệu phụ kém phẩm chất hoặc mất mát, hao hụt trong sản xuất thường không vượt quá phạm vi cho phép là 3% hao hụt trong định mức.
Đối với bộ phận vật liệu phụ mà khách hàng yêu cầu công ty mua: Công ty phải bỏ tiền ra mua những vật liệu cần thiết theo đơn đặt hàng, kế toán theo dõi việc nhập xuất kho vật liệu cả về số lượng và giá trị, đồng thời giá trị của những vật liệu phụ này được hạch toán vào khoản mục chi phí vật liệu phụ trực tiếp.Vật liệu phụ khi được mua về nhập kho rồi xuất cho các XN sản xuất theo đơn đặt hàng. Căn cứ vào các phiếu xuất kho vật liệu phụ, hàng quý kế toán NVL tiến hành tính giá thực tế của vật liệu phụ xuất dùng. Đơn giá vật liệu phụ xuất dùng được công ty sử dụng là đơn giá bình quân gia quyền:
Giá thực tế VL phụ i Giá thực tế VL phụ i
Đơn giá bình quân tồn đầu quý + nhập trong quý gia quyền vật liệu =
phụ i Khối lượng VL phụ i Khối lượng VL phụ i
tồn đầu quý + nhập trong quý
Từ đó tính được:
x
Giá thực tế xuất kho Số lượng Đơn giá bình quân
VL phụ i = VL phụ i gia quyền VL phụ i
Thực tế ở công ty trong quý IV/2002, để sản xuất các mã hàng cho hãng HABITEX, Công ty Đức Giang xuất dùng 67.679 chiếc cúc dập hai phần. Đầu quý IV, lượng cúc loại này còn 14.540 chiếc, đơn giá mỗi chiếc là 1000 đ. Theo phiếu nhập kho trong quý, lượng cúc dập hai phần do Công ty mua hộ HABITEX nhập về là 55.252 chiếc với đơn giá 950 đ. Như vậy, giá trị xuất kho của loại phụ liệu này là:
Đơn giá bình quân 14.540 x 1000 + 55.252 x 950
gia quyền của = = 960,41 đ/m
vải lót 14.540 + 55.252
Giá thực tế xuất kho của vải lót = 960,41 x 67.679 = 65.000.040đ
Các loại phụ liệu khác của HABITEX cũng được tính giá theo cách trên. Sau đó, Kế toán NVL sẽ tổng hợp lại cho tất cả các đơn đặt hàng trong quý.
2.3.Công tác quản lý sử dụng chi phí nguyên vật liệu .
2.3.1. Công tác quản lý sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Như ở phần trước ta đã đề cập, do hoạt động gia công xuất khẩu chiếm hơn 80 đến 90% toàn bộ hoạt động sản xuất của công ty. Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong giá thành sản phẩm. Trong đó, nguyên vật liệu chính do khách hàng gửi đến theo định mức thoả thuận trong hợp đồng kí kế với công ty; nguyên vật liệu phụ có thể do khách hàng gửi đến hoặc do công ty mua hộ khách hàng.
2.3.1.1. Tình hình quản lý, sử dụng vật liệu chính trực tiếp.
Bởi chi phí nguyên vật liệu chính không cấu thành giá thành sản phẩm nên công ty chỉ theo dõi về mặt lượng chứ không theo dõi về mặt giá trị. Song trên thực tế, Công ty May Đức Giang rất chú trọng đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu chính trong sản xuất vì ngoài việc tận dụng được lượng nguyên vật liệu tiết kiệm (khi ký kế hợp đồng, phía khách hàng luôn giao thêm 2%- 3% định mức nguyên vật liệu chính để bù đắp vào số hao hụt trong quá trình sản xuất) nó còn đảm bảo cho Công ty có thể giao hàng cho khách hàng đúng tiến độ, đủ hợp đồng, tránh tình trạng thiếu nguyên liệu, giữ uy tín lâu dài cho công ty.
Để theo dõi, đánh giá và đôn đốc việc tiết kiệm một cách sát sao, Công ty đã bố trí nhân viên kinh tế xí nghiệp làm công tác hạch toán bàn cắt. Nhân viên kinh tế XN có nhiệm vụ theo dõi từng chủng loại nguyên phụ liệu đưa vào sản xuất theo từng mặt hàng của XN, theo dõi từng sản lượng bán thành phẩm cắt ra, tình hình nhập kho thành phẩm. ở từng XN, căn cứ vào phiếu giao việc hàng ngày, công nhân trải vải phải trải lá vải theo mẫu giác đồ của phòng kỹ thuật. Cuối ngày, họ có trách nhiệm đo, gấp, phân loại nguyên vật liệu thu hồi dưới dạng đầu tấm theo mức lượng mét và báo lại cho nhân viên hạch toán bàn cắt. Việc nhập kho đầu tấm được thực hiện vào cuối mỗi mã hàng theo quy định: đầu tấm trên 2m nhập lại kho nguyên liệu, đầu tấm dưới 2m nhập lại kho thay thân đổi màu, phục vụ sửa hàng lỗi hoặc thay thế hàng hỏng.
Việc nhập kho đầu tấm và việc báo cáo tiết kiệm có thể không trùng thời gian vì công tác hạch toán bàn cắt chỉ được thực hiện vào cuối tháng. Các loại vải của một mã hàng được theo dõi riêng trên một tờ phiếu, xếp từng tập riêng cho từng mã. Để xác định tình hình tiết kiệm, nhân viên hạch toán bàn cắt lập phiếu theo dõi bàn cắt và tình hình thu hồi đầu tấm theo công thức:
Tổng số lá x Số bộ (mẫu loại) = Tổng số BTP
Tổng số lá x Chiều dài một lá = Tổng nguyên liệu tiêu hao
NVL nhập - (NVL tiêu hao + NVL thu hồi) = Chênh lệch thừa (thiếu)
Việc xuất kho hoàn toàn dựa theo định mức kỹ thuật nên việc thừa vải được xác định là sự cố gắng của XN. Để khuyến khích tiết kiệm, công ty có quy định thưởng 50% thu nhập hàng nội địa từ số thành phẩm tiết kiệm cho XN. (vải tiết kiệm được thường dùng sản xuất hàng bán nội địa).
Trường hợp vải trong cây thiếu hoặc bị lỗi không sử dụng được trước khi tiến hành cắt mẫu, nhân viên kinh tế phải báo cho thủ kho, lập biên bản và trình với lãnh đạo cấp trên xử lý thì việc thiếu sót này không nằm trong trách nhiệm của XN. Trường hợp thiếu vải do lỗi của công nhân, nhân viên hạch toán bàn cắt cũng phải lập biên bản, gửi về phòng TC-KT để giải quyết trừ lương của công nhân đó. Để đảm bảo tiến độ sản xuất, lượng vải thiếu sẽ được nhập thêm từ kho nguyên liệu từ những lô vải cùng loại ngoài định mức.
2.3.1.2. Tình hình quản lý, sử dụng vật liệu phụ trực tiếp.
Bên cạnh việc chú trọng tiết kiệm nguyên vật liệu chính, Công ty May Đức Giang, cũng rất quan tâm đến việc sử dụng hợp lý chi phí nguyên vật liệu phụ. Như vật liệu chính, vật liệu phụ được đưa vào sản xuất theo định mức kỹ thuật trong hợp đồng nên việc quản lý sử dụng được tiến hành theo định mức đó.
Thực tế, trong tháng 12/2002, tại xí nghiệp 9 với mã hàng 279320, bộ phận may nhận được 362 BTP cắt từ bàn cắt. Kết quả tổng kết của nhân viên kinh tế XN cho thấy, trong tháng bộ phận may đã tiết kiệm được 0,4m dựng.
2.3.2. Công tác quản lý chi phí nhân công trực tiếp
Với hoạt động chính là gia công hàng xuất khẩu, chi phí tiền lương trong giá thành sản xuất là khoản chi phí rất lớn. Vì vậy, công tác quản lý quỹ tiền lương đang là mối quan tâm lớn của Công ty May Đức Giang.
Công ty May Đức Giang trả lương cho công nhân theo hình thức lương sản phẩm. Trong t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH359.doc