Bia địa phương cả quốc doanh và các thành phần kinh tế khác, số lượng cơ sở nhiều: 461 cơ sở, nhưng đều là quy mô nhỏ, chỉ có 23 nhà máy có công suất 3 triệu lít/năm trở lên, 30 cơ sở từ 1 - 2 triệu lít/năm, còn lại đều có công suất dưới 1 triệu lít/năm. Trừ một vài nhà máy có bổ sung một số thiết bị ngoại, còn lại thiết bị hoàn toàn trong nước chế tạo. Do đó suất đầu tư cho một triệu lít bia thấp, bình quân 2.802 triệu đồng/triệu lít. Nếu chỉ tính cho riêng 348 cơ sở nhỏ thì suất đầu tư không tới 1 triệu đồng/triệu lít bia.
Trong năm 2000 vừa qua đã có 12 nhà máy bia địa phương (10 của quốc doanh địa phương và 2 của tư nhân), nhập thiết bị đồng bộ, tiên tiến của nước ngoài. Mỗi nhà máy có vốn đầu tư 60 – 70 tỷ đồng, hoàn toàn bằng vốn vay, nâng tổng số lên 1000 tỷ đồng. Nhưng do quy mô nhỏ, suất đầu tư cao, lại bất cập với kỹ thuật, nên bia chai làm ra không tiêu thụ được, nay chủ yếu phải tạm làm bia hơi. Doanh thu thấp, không có khả năng hoàn vốn và trả nợ ngân hàng.
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1859 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quản lý các dự án đầu tư trong ngành bia Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uận cao.
II- Sự phát triển về ngành bia Việt Nam và Tổng công ty rượu - bia - nước giải khát Việt Nam
1. Sự phát triển ngành bia Việt Nam
Sản xuất bia được người Pháp đưa vào nước ta vào cuối thế kỷ 19, chính là Nhà máy Bia Hà Nội và Nhà máy Bia Sài Gòn. Lúc đầu thiết bị rất thô sơ, lao động hoàn toàn thủ công, do hai người Pháp là ông Alfred Hommel ở Hà Nội và ông Victor La Rue ở Sài Gòn lúc đó quản lý.
Từ những năm 1970 do chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, đời sống của các tầng lớp dân cư có những bước cải thiện quan trọng, lượng khách du lịch, cá nhà kinh doanh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh, càng thúc đẩy sự phát triển cuả các ngành kinh tế. Do đó chỉ trong thời gian ngắn, ngành Bia Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng, thông qua việc đầu tư khôi phục sản xuất của các nhà máy bia sẵn có, mở rộng đầu tư liên doanh với nước ngoài và xây dựng thêm các nhà máy bia của các địa phương, Trung Ương, tư nhân và cổ phần trên phạm vi khắp cả nước.
Ngành bia phát triển tạo điều kiện cho các ngành sản xuất khác phát triển như nông nghiệp, giao thông, cơ khí, bao bì ( ngựa, thuỷ tinh, giấy, kim loại....).
Ngành bia là một ngành thu ngân sách lớn cho Nhà nước. Tính bình quân sản xuất 1 triệu lít bia của công nghiệp quốc doanh Trung ương tích luỹ cho Nhà nước từ 4 – 6 tỷ đồng.
Ngành bia còn là ngành thu hút nguồn lao động đáng kể, tận dụng các nguồn nội lực sẵn có trong nước và có điều kiện mở rộng ra thị trường thế giới.
Vì vậy, sản phẩm của ngành chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Ngành đã được đầu tư cơ sở vật chất tương đối lớn, nhiều cơ sở có thiết bị, công nghệ hiện đại, tạo ra nhiều sản phẩm có tín nhiệm với người tiêu dùng trong nước hoặc khu vực, như: bia 333, bia Hà Nội, bia Sài Gòn....
Từ chỗ chỉ có 2 nhà máy bia là Sài Gòn và Hà Nội, thì nay cả nước có 469 cơ sở sản xuất với năng lực 1021 triệu lít/năm. Hiện nay bình quân tiêu thụ bia tính theo bình quân đầu người trong 1 năm là 8,5 lít. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, đáp ứng về số lượng cũng như chất lượng, dần dần thay thế sản phẩm nhập khẩu và nâng cao gía trị nông sản thực phẩm.
2. Nhiệm vụ của Tổng công ty:
Tổng công ty Rượu – Bia – Nước giải khát Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số: 1476/QĐ - TCLĐ, ngày 24 tháng 10 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ, Tổng công ty hoạt động theo Quyết định: số 90/TTg, ngày 07/03/1994. Năm 1997, Tổng công ty được xếp là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt.
Tổng công ty có nhiệm vụ chính sau đây:
+ Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh Rượu – Bia – Nước giải khát theo quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành Rượu – Bia – Nước giải khát của Nhà nước bao gồm: xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, tổ chức vùng nguyên liệu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư thiết bị, xuất nhập khẩu, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và quốc tế phù hợp với pháp luật và chính sách của Nhà nước.
+ Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao, bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác; nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao, để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và những nhiệm vụ khác được giao.
+ Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân trong Tổng công ty.
3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của bộ máy
Cơ cấu tổ chức:
Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát
Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc
Các đơn vị thành viên của Tổng công ty gồm:
Đơn vị hạch toán độc lập:
Công ty Bia Sài Gòn
Công ty Bia Hà Nội
Công ty Nước giải khát Chương Dương
Công ty Rượu Hà Nội
Công ty Thuỷ tinh Hải Phòng
Nhà máy thuỷ tinh Phú Thọ
Công ty Rượu Bình Tây
Công ty Bia Thanh Hoá
B. Đơn vị hạch toán phụ thuộc:
9. Công ty Thương mại dịch vụ Rượu – Bia – Nước giải khát
C. Đơn vị hành chính sự nghiệp:
10.Viện nghiên cứu Rượu – Bia – Nước giải khát
Các đơn vị liên doanh có vốn góp của nước ngoài:
11. Xí nghiệp liên doanh trách nhiệm hữu hạn Carnaud Metalbox
12. Công ty trách nhiệm hữu hạn thuỷ tinh Malaya – Việt Nam
13. Công ty trách nhiệm hữu hạn thuỷ tinh Sanmiguel – Yaramura Hải Phòng
14. Công ty trách nhiệm hữu hạn Trung tâm Mê Linh
15. Công ty trách nhiệm hữu hạn bao bì Sanmiguel Phú Thọ
16. Công ty trách nhiệm hữu hạn Alied Domex – Việt Nam
Nhiệm vụ của bộ máy tổ chức:
Hội đồng quản trị: thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ Nhà nước giao.
Tổng giám đốc: do thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước người bổ nhiệm mình và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Tổng giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty.
Phó tổng giám đốc: là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo phân công hoặc uỷ quyền của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc đã phân công hoặc uỷ quyền.
Kế toán trưởng: giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng công ty, có quyền và nhiệm vụ theo quy định cuả pháp luật.
Văn phòng Tổng công ty, các phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý điều hành công việc.
4. Các mặt hàng sản xuất và kinh doanh :
Tổng công ty kinh doanh các mặt hàng sau:
Các loại bia ( bia hơi, bia chai, bia lon....)
Các loại rượu ( rượu nhẹ độ, rượu nặng độ, rượu pha chế, rượu lên men...)
Các loại cồn ( cồn thực phẩm, cồn công nghiệp, cồn y tế...)
Các loại nước giải khát ( nước khoáng, nước trái cây, nước có ga, sữa đậu nành, nước sữa,...)
Các loại bao bì ( bao bì thuỷ tinh, bao bì kim loại, bao bì giấy, bao bì nhựa và chất dẻo....)
Xuất nhập khẩu các loại sản phẩm rượu – bia – nước giải khát.
Xuất nhập khẩu các loại vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng có liên quan đến ngành.
Xuất nhập các loại hương liệu, nước cốt để sản xuất rượu - bia – nước giải khát.
Dịch vụ đầu tư, tư vấn, tạo nguồn vốn đầu tư , nghiên cứu, đào tạo chuyển giao công nghệ, thiết kế, chế tạo, xây lắp đặt thiết bị và công trình chuyên ngành.
Kinh doanh khách sạn, du lịch, hội chợ, triển lãm, thông tin, quảng cáo.
Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
5. Tình hình tài chính:
Trong năm 2000 vừa qua, Tổng công ty đã đạt được một số chỉ tiêu sau:
-Doanh thu: 2.620 tỷ đồng
-Lợi nhuận: 436 triệu đồng
-Nộp ngân sách: 1.200 tỷ đồng
6. Tình hình nhân sự:
Tình hình nhân sự của Tổng công ty khá ổn định và có được sự đào tạo bồi dưỡng tốt.
Số lượng nhân viên của Tổng công ty khoảng 1.727 người làm việc lâu dài và ổn định. Ngoài ra còn bổ sung thêm một số nhân viên làm việc hợp đồng ngắn hạn, tuỳ từng thời điểm kinh doanh của Tổng công ty.
Chất lượng:
Hầu hết cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và sau đại học. Đặc biệt trong đó chủ yếu tốt nghiệp các trường Đại học kỹ thuật, Đại học kinh tế,... có trình độ nghiệp vụ tốt, được phân vào các phòng kinh doanh, kỹ thuật.
Tổng công ty cũng thường xuyên chăm lo bồi dưỡng, đào tạo nâng cao kiến thức, tay nghề cho cán bộ công nhân viên, tuyển thêm cán bộ trẻ đã tốt nghiệp các trường đại học ngành Kinh tế – Kỹ thuật năng động để kế tục lớp trước đã đến tuổi nghỉ hưu.
CHương II: Quản lý các Dự án đầu tư trong ngành bia Việt Nam
Đặc điểm thị trường bia Việt Nam
Từ những năm 90 trở lại đây, do nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng đồ uống tăng, đặc biệt là nhu cầu về bia ngày càng gia tăng. Trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều sản phẩm bia mang nhãn hiệu khác nhau, chúng là những sản phẩm của các nhà máy bia Trung Ương, bia liên doanh, bia địa phương và các cơ sở sản xuất bia tư nhân.
Theo số liệu thống kê hiện nay, ngành bia có các loại hình doanh nghiệp sản xuất bia như sau:
TT
Loại hình sở hữu
Số cơ sở
CS thiết kế
(triệu lít)
SL.thực hiện
(triệu lít)
Hiệu suất
(%)
Tỷ trọng
(%)
1
Quốc doanh TW
2
205
219
107,0
32,8
2
Liên doanh nước ngoài
6
355
167
49,8
25,0
3
Bia địa phương, tư nhân, cổ phần
461
461
283
61,3
42,2
Tổng cộng
469
1.021
669
100,0
Cả nước có tới 469 đơn vị sản xuất bia, trong đó có khoảng 400 cơ sở sản xuất với công suất dưới 1 triệu lít/năm; thiết bị tự tạo, lạc hậu; nguyên liệu malt, houblon, nấm men thường mua rẻ, chất lượng kém; nguồn nước nấu bia không đảm bảo vệ sinh, khâu nấu, lọc, lên men .... không tốt nên chất lượng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Số cơ sở này chiếm tỷ trọng 42,2%, họ thường nộp thuế thấp theo khoán thuế hoặc trốn lậu thuế nên giá hạ, dễ cạnh tranh tiêu thụ với bia có chất lượng đảm bảo.
Nhiều nhà máy bia liên doanh, có thiết bị công nghệ tiên tiến, sản phẩm có chất lượng, dành nhiều kinh phí cho quảng cáo, tiếp thị, tài trợ ....nhưng vẫn tiêu thụ không mạnh nên công suất phát huy thấp, mới chỉ đạt 50% công suất thiết kế. Vì vậy 13 liên doanh được cấp giấy phép, nhưng chỉ có 6 lên doanh sản xuất bia vẫn đang hoạt động.
Các hãng bia liên doanh và cơ sở sản xuất bia của các thành phần kinh tế đã dùng biện pháp cạnh tranh không lành mạnh với các nhà máy bia quốc doanh Trung ương và địa phương. Ví dụ như: Foster’s Đà Nẵng, sau khi mua lại của BGI, đã dùng biện pháp hạ gía và tiếp thị, cạnh tranh giành giật thị trường, làm cho công ty Đà Nẵng lâm vào tình trạng khó khăn, sản xuất giảm sút. Các nhà máy chủ lực sản xuất bia ở địa phương cũng bị các cơ sở nhỏ bán phá giá cạnh tranh. Trên thị trường Hà Nội, các đại lý quầy quán thường treo biển “Bia hơi Hà Nội 100%” mục đích là lợi dụng uy tín của bia hơi Hà Nội để chiêu khách, bán giá cao hơn.
II. Quy trình công nghệ sản xuất bia
Malt
Gạo
Sàng lọc
Sàng lọc
Cân
Cân
Xay nghiền
Xay nghiền
Trộn bột
Trộn bột
Nấu Malt
Nấu gạo
Lọc hèm
Đun sôi
Lắng cặn
Hạ nhiệt
Lên men
Lọc bia
Bia trong
Chiết chai
Chiết lon
Sơ đồ công nghệ
Houblon
Men + O2
Quy trình công nghệ sản xuất bia có thể tóm tắt như sau:
Nguyên liệu đưa vào sản xuất ngoài malt đại mạch, còn một phần là gạo, houblon và một số phụ gia khác.
Gạo và malt (nguyên liệu) từ Silo chứa được làm sạch và chuyển tới hệ thống xay để nghiền nguyên liệu thành các mảnh nhỏ tạo điều kiện cho quá trình chuyển hoá nguyên liệu và trích ly tối đa dung dịch nấu bia.
Nguyên liệu sau khi đã xay nghiền được chuyển sang khu nấu bằng đường ống khí nén. Gạo được đưa vào nồi cháo, malt được chuyển tới nồi malt theo tỷ lệ quy định công nghệ của Công ty Bia Sài Gòn. Tại đây tinh bột và protein được phân hủy để tạo thành đường, axit amin và các chất hòa tan khác rồi chúng được đưa qua lọc hèm để tách bã ra khỏi dịch đường. Dung dịch này được gọi là "nước nha "hoặc “nước Mout”. Tiếp theo nước nha được đưa tới nồi nấu có Houblon để ổn định thành phần của dịch và làm cho nước nha có hương vị của hoa Houblon.
Sau khi kết thúc thời gian đun sôi, dịch đường được lọc để loại bỏ bã và một phần protein kết tủa, tiếp theo được chuyển sang thùng lắng trong để kết lắng các chất cặn lơ lửng. Bước tiếp theo dịch đường được làm lạnh nhanh để hạ nhiệt độ từ 900C xuống 80C, rồi chuyển sang thùng lên men.
Lên men được chia thành hai giai đoạn lên men chính và lên men phụ, thời gian lên men phụ thuộc vào từng loại sản phẩm mà nhà sản xuất dự kiến cung cấp cho người tiêu dùng.
Công nghệ lên men hiện đại: lên men chính và lên men phụ tiến hành trong cùng một tank.
- Lên men chính: t0 = 9 á100C.
- Lên men phụ: t0 = 2 á 30C.
Quá trình chủ yếu của sản xuất bia là quá trình chuyển hóa các loại đường trong nước nha dưới tác dụng của enzyme trong nấm men bia dẫn đến những sự thay đổi cơ bản trong thành phần hóa học của nước nha, biến nước nha thành một loại nước uống có hương thơm và dễ chịu - đó là bia.
Quá trình lên men chính và lên men phụ:
Giai đoạn đầu của quá trình lên men được gọi là giai đoạn lên men chính, vì sự tiêu hao cơ chất diễn ra mạnh mẽ, một lượng lớn đường được chuyển hoá thành cồn và CO2, sản phẩm của quá trình này là bia non đục, có mùi và vị đặc trưng của nó nhưng chưa thích hợp cho việc sử dụng như một thứ nước giải khát.
Giai đoạn tiếp theo, bia non được bơm chuyển sang quá trình lên men phụ và ủ bia, quá trình lên men này diễn ra chậm, tiêu hao một lượng đường không đáng kể, bia được lắng trong và bão hòa CO2
Sản phẩm của quá trình lên men phụ là một loại nước giải khát bão hòa CO2 có hương thơm và dễ chịu nhờ các quá trình hóa lý phức tạp diễn ra ở điều kiện nhiệt độ thấp nhưng còn phải qua các khâu xử lý cuối cùng để trở thành bia thành phẩm - là khâu lọc, làm trong bia, bão hòa lại lượng CO2 tổn thất, chiết vào bao bì và làm tăng thời gian sử dụng của bia nhờ biện pháp (Pasteurilization) thanh trùng.
III. Tình hình đầu tư của ngành bia Việt Nam
1. Bia liên doanh
Bia liên doanh là một dạng đầu tư mới, đồng bộ, nhiều bộ phận tự động. Do đó có suất đầu tư cho một triệu lít bia là cao nhất: 10.352 triệu đồng/1 triệu lít.
Mặc dù có công nghệ tiên tiến của nước ngoài, với các hãng lớn nổi tiếng trên thế giới, song ra sản phẩm bia chưa phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, mặt khác, giá bán sản phẩm cao, đối tượng tiêu dùng chọn vào người có thu nhập cao, bán ở các nhà hàng, khách sạn... dó đó hệ số sử dụng công suất còn thấp, mới đạt 47,04%.
Do phần lớn các nhà máy bia liên doanh bị lỗ, bình quân 308 triệu đồng/1 triệu lít, kéo theo tỷ suất lợi nhuận/doanh thu cũng là số âm: -2,28%.
2. Bia địa phương
Bia địa phương cả quốc doanh và các thành phần kinh tế khác, số lượng cơ sở nhiều: 461 cơ sở, nhưng đều là quy mô nhỏ, chỉ có 23 nhà máy có công suất 3 triệu lít/năm trở lên, 30 cơ sở từ 1 - 2 triệu lít/năm, còn lại đều có công suất dưới 1 triệu lít/năm. Trừ một vài nhà máy có bổ sung một số thiết bị ngoại, còn lại thiết bị hoàn toàn trong nước chế tạo. Do đó suất đầu tư cho một triệu lít bia thấp, bình quân 2.802 triệu đồng/triệu lít. Nếu chỉ tính cho riêng 348 cơ sở nhỏ thì suất đầu tư không tới 1 triệu đồng/triệu lít bia.
Trong năm 2000 vừa qua đã có 12 nhà máy bia địa phương (10 của quốc doanh địa phương và 2 của tư nhân), nhập thiết bị đồng bộ, tiên tiến của nước ngoài. Mỗi nhà máy có vốn đầu tư 60 – 70 tỷ đồng, hoàn toàn bằng vốn vay, nâng tổng số lên 1000 tỷ đồng. Nhưng do quy mô nhỏ, suất đầu tư cao, lại bất cập với kỹ thuật, nên bia chai làm ra không tiêu thụ được, nay chủ yếu phải tạm làm bia hơi. Doanh thu thấp, không có khả năng hoàn vốn và trả nợ ngân hàng.
Về doanh thu: do bia địa phương chủ yếu là bia hơi, nên giá bán thấp, phát huy công suất thấp (61,39%), nên doanh thu thấp. Bình quân doanh thu trên 1 triệu lít bia địa phương là 3.806 triệu đồng/triệu lít.
Về lợi nhuận: bia địa phương mặc dầu suất đầu tư thấp, nhưng là bia hơi, nên giá trị sản phẩm thấp hơn bia chai,bia lon, do đó nếu tính đủ thuế sẽ hầu như không có lợi nhuận và còn lỗ, nhưng thực tế vẫn có lợi nhuận, do không nộp đủ thuế hay nộp thuế khoán.
Về nộp tích luỹ: do bia địa phương là bia hơi doanh thu thấp, mặt khác nộp thuế thấp khoảng 20 - 30%, nhiều cơ sở nộp thuế khoán. Vì vậy nộp tích luỹ trên 1 triệu lít bình quân chỉ có: 1.042 triệu đồng/triệu lít.
3. Doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam.
Trong những năm vừa qua (năm 1995 – năm 2000), thực hiện chủ trương đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín của sản phẩm trên thị trường, các doanh nghiệp trong Tổng công ty đã tập trung đầu tư đổi mới thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, và đảm bảo được sức cạnh tranh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động kể cả của các nhà máy đang gặp khó khăn.
Các doanh nghiệp đã xác định và triển khai một dự án trọng điểm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong năm 2000, các dự án đã được duyệt và triển khai gồm: 01 dự án nhóm A, 3 dự án nhóm B và 15 dự án nhóm C với tổng số vốn đầu tư trên 600 tỷ đồng và đã thực hiện gần 200 tỷ đồng.
Tóm lại:
- Bia Trung ương có hiệu quả cao về phát huy công suất (107%), doanh thu, lợi nhuận cao, nộp đủ thuế theo luật định, sản lượng lại lớn (33% thị phần) nên nộp ngân sách lớn cho Nhà nước (1.243.589 triệu đồng chiếm 48,5% tổng nộp ngân sách toàn ngành)
- Bia địa phương, chủ yếu là bia hơi, số cơ sở nhiều (461) chiếm thị phần lớn (42%), đáp ứng cho người tiêu dùng tại chỗ, nhưng doanh thu thấp, thuế không đủ, nên nộp ngân sách chỉ đạt 295.000 triệu đồng, chiếm có 11,1% tổng nộp ngân sách ngành Bia. Nhất là 11 cơ sở đầu tư mới không trả được nợ, thua lỗ lớn.
- Bia liên doanh, có thiết bị công nghệ hiện đại, cung cấp cho thị trường 167 triệu lít, chiếm 25% thị phần, nhưng phát huy công suất còn thấp (44,5%), tuy nộp đủ thuế, nhưng không có thuế lợi tức, do bị lỗ nên nộp ngân sách được 1.034.402 triệu, chiếm 40,4% nộp ngân sách toàn ngành.
Những nhà máy bia lớn như Công ty Bia Sài Gòn, Công ty Bia Hà Nội và Nhà máy LD Bia Việt Nam có hiệu quả kinh tế cao. Ba đơn vị này nộp ngân sách 1.913.569 triệu đồng, bằng 75% tổng nộp ngân sách ngành Bia.
IV. Quản lý các Dự án đầu tư trong ngành bia Việt Nam
1.Hình thức đầu tư:
Hiện nay, các loại hình đầu tư được áp dụng trong ngành bia Việt Nam chủ yếu chia làm 2 loại hình chính:
a. Đầu tư mới, mở rộng: là đầu tư quy mô lớn, có thiết bị công nghệ mới, đồng bộ để tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm đưa ra chiếm lĩnh thị trường.
Đầu tư mới thường xuyên yêu cầu vốn lớn, phải huy động nhiều nguồn vốn, cả vay tiến dụng.
b. Đầu tư chiều sâu: là đầu tư bổ sung đổi mới thiết bị, công nghệ cuả một khâu, một bộ phận, một công đoạn, hoặc cả dây chuyền, hoặc đưa ra các giải pháp công nghệ mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, năng xuất, sản lượng của doanh nghiệp, hoặc ra sản phẩm mới đưa lại hiệu quả cao hơn.
Đối với đa số nhà máy và cơ sở sản xuất muốn đứng vững được trong thương trường đều cần phải đầu tư chiều sâu. Phải soát xét lại năng lực và tình trạng thiết bị, đầu tư từng phần, vừa đầu tư vừa sản xuất, tuỳ theo năng lực vốn mà xây dựng kế hoạch đầu tư, kể cả mua sắm thiết bị mới của nước ngoài.
2.Quy mô đầu tư
Trước khi lựa chọn quy mô đầu tư, doanh nghiệp hay công ty cần phải nghiên cứu các vấn đề sau:
Thực trạng chung của toàn ngành hiện nay như: sản lượng thực tế có đáp ứng nhu cầu tiêu thụ bia trên thị trường không?. Nếu chưa đáp ứng đủ nhu cầu, thì có nên đầu tư để cân đối nhu cầu tiêu thụ bia trên phạm vi cả nước.
Dựa vào định hướng chiến lược phát triển của Tổng công ty
Điều tra về nhu cầu thị trường và tiềm năng phát triển, năng lực sản xuất, đồng thời xem xét khả năng tài chính và tính khả thi của dự án.
Sau khi đã xem xét các vấn đễ trên một cách kỹ lượng thì căn cứ vào đó để lựa chọn quy mô đầu tư thích hợp.
Việc lựa chọn quy mô đầu tư là vấn đề rất quan trọng. Nó quyết định sự thành bại của một dự án.
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư:
Thời gian thu hồi vốn của dự án:
Có thể tính thời hạn thu hồi vốn đầu tư như sau:
Thời gian thu hồi VĐT
Chưa xét giá trị thời gian của tiền
Có xét đến giá trị thời gian của tiền
Tính theo lợi nhuận thuần BQ năm(W)
VDT
T=---------
W
VDT
T=-------
Wpv
Tính theo lợi nhuận thuần và khấu hao BQ
VDT
T=------------
W+D
VDT
T=--------------
Wpv+Dpv
Hiện giá thu nhập thuần (NPV)
CF1 CF2 CFn
NPV= - CF0 + -------- + ---------- + .... + --------
(1+i)1 (1+i)2 (1+i)n
NPV > 0 Chấp nhận
NPV = 0 Hoà vốn
NPV < 0 Loại bỏ
Hệ số hoàn vốn đầu tư (RR)
Lợi nhuần thuần từng năm quy về hiện tại
RR=----------------------------------------------------
Vốn đầu tư
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
NPV1
IRR= i1+ -------------------- (i2 - i1)
NPV1- NPV2
Tỷ số giữa lợi ích và chi phí :
-t
= -t
Để so sánh những dự án khác nhau về quy mô, ta thường dùng chỉ tiêu B/C để đánh giá.
³ 1 Chấp nhận để so sánh
< 1 Loại bỏ
= max Tối ưu
Hiệu quả kinh tế - xã hội
Khi dự án được đưa vào hoạt động có những tác động gì tới nền kinh tế của đất nước, hay nói một cách khác đã đem lại lợi ích gì cho xã hội.
- Nộp Ngân sách dự kiến
- Lợi nhuận bình quân/năm
- Giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dư thừa
- Tác động đến những ngành sản xuất khác như thế nào?
4. Các giải pháp quản lý và đinh hướng phát triển
4.1 Sắp xếp lại sản xuất
Việc phát triển các cơ sở sản xuất bia t-hời gian qua có tính tràn lan, chưa thực hiện được theo định hướng quy hoạch hoàn chỉnh, trong đó không ít cơ sở được hình thành trong giải pháp tình thế để cải thiện đời sống hoặc chuyển đổi sản xuất cho các cơ sở sắp phá sản.
Vì vậy cần có sự chỉ đạo và phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và ngành kiểm tra sắp xếp lại theo hướng :
- Đối với các công ty bia có quy mô lớn và vừa cần xác định cụ thể các điều kiện về kinh tế - kỹ thuật, thị trường để quyết định phương án đầu tư trong các năm tới (ổn định hay phát triển). Nâng cao sản lượng phải đi đối với chất lượng và hiệu quả kinh tế xã hội. Trên nguyên tắc bình đẳng về thực hiện chính sách chế độ (nhất là về thuế) để xem xét các dự án đầu tư, trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả.
- Đối với các Công ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài từng bước phát huy hết công suất thiết kế, nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng thêm lợi nhuận và đảm bảo được các khoản nộp ngân sách cho Nhà nước Việt Nam, trên nguyên tắc các bên cùng có lợi, tiếp tục thực hiện việc tạm ngừng cấp các giấy phép liên doanh mới và mở rộng các cơ sở đã cấp phép.
- Đối với các cơ sở bia địa phương quy mô vừa và nhỏ, chủ trương không khuyến khích, nhưng vẫn tận dụng để phục vụ bia hơi tại địa phương. Các cơ sở này cần tính toán cụ thể các điều kiện kinh tế xã hội, nhất là thị trường và tiềm lực kinh tế của từng doanh nghiệp để quyết định mở rộng đến quy mô phù hợp, đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn (công suất 10 triệu lít/năm trở lên). Thanh lý các cơ sở sản xuất thua lỗ và không đạt chỉ tiêu về chất lượng.
- Các cơ sở bia nhỏ và quá nhỏ, cần phải rà soát, kiểm tra không để tồn tại các cơ sở sản xuất thua lỗ, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.
- Tới năm 2020, dự kiến còn khoảng 40-50 nhà máy bia của quốc doanh Trung ương, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các nhà máy bia của các thành phần kinh tế khác.
Trong việc sắp xếp này, cần đặc biệt chú trọng đổi mới công nghệ và thiết bị, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để tăng năng lực sản xuất.
Để tạo nguồn vốn cho đầu tư sản xuất, ngành bia nên sư dụng nguyên tắc vốn vay. Có thể tiến hành cổ phần hoá, bán trái phiếu để thu hút nguồn vốn trong dân.
4.2. Dự kiến kế hoạch đầu tư cho giai đoạn 2000 đến 2005
Nhìn chung các nhà máy, công ty sản xuất bia hiện tại đều còn điều kiện tăng thêm sản lượng bằng các giải pháp đầu tư :
+ Đổi mới thiết bị, công nghệ tăng năng lực sản xuất.
+ Đồng bộ hoá dây chuyền, tăng sản lượng.
+ Tận dụng nhà xưởng, bổ sung thiết bị hoặc tận dụng diện tích để mở rộng nhà máy.
Các công ty bia liên doanh có tổng công suất thiết kế được cấp phép là 505 triệu lít/năm, hiện đã sản xuất được 200 triệu lít, việc huy động sản xuất 300 triệu lít vào năm 2005 là khả năng thực tế, vốn đầu tư bổ sung không lớn, không khó khăn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Các cơ sở bia địa phương có tổng công suất 460 triệu lít/năm, dự kiến huy động 250 triệu lít/năm, không cần đầu tư lớn, chủ yếu là đầu tư chiều sâu giải quyết các khâu về kỹ thuật, chất lượng, thị trường và tổ chức sắp xếp lại một cách hợp lý (loại bỏ dần những cơ sở không đủ điều kiện về thiết bị, công nghệ, chất lượng sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, kinh doanh thua lỗ...), nhằm ổn định dần các doanh nghiệp sản xuất, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Căn cứ cụ thể của từng doanh nghiệp để tiến hành đầu tư chiều sâu sẽ giảm đáng kể suất đầu tư (từ 40 - 50%) và dự kiến triển khai một số dự án cải tạo mở rộng như sau :
TT
Doanh nghiệp và địa điểm
Nội dung đầu tư
Công suất (tr.lít)
Vốn ĐT
( tỷ đ)
1
Cty Bia Sài Gòn
Tại địa điểm 187
Nguyễn Chí Thanh
Đầu tư chiều sâu, hệ thống xử lý nước thải
Từ 160 lên 200
400
Tại Bình Tây (hoặc địa điểm khác tại TP.HCM)
Đầu tư mới
50
580
Hợp tác đầu tư với các địa phương
+ Tại Cần Thơ
Đầu tư mới và chiều sâu
10 –20
135-270
+ Tại Phú Yên
Đầu tư mới và chiều sâu
10-20
135-270
+ Tại Bình Định
Đầu tư mới
10
135
2
Cty Bia Hà Nội
Đầu tư mới
Từ 50 lên 100
566
Xu thế thương mại hoá toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ, việc chúng ta tham gia khối AFTA, việc giảm thuế nhập khẩu là những thuận lợi và nguy cơ đe doạ đối với các ngành sản xuất trong nước nói chung và ngành bia nói riêng.
Do vậy cần có những biện pháp và định hướng phát triển kịp thời để có thể đủ sức cạnh tranh tại thị trường nội địa và vươn tới xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
4.3 Dự kiến lộ trình phát triển
Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng trong sản xuất và tiêu thụ cuả sản phẩm bia, căn cứ vào sự phát triển dân số và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35391.DOC