Dựa vào kết quả kiểm nghiệm mà người có trách nhiệm cho đánh giá là đạt hay không đạt chất lượng theo mức đăng ký. Sản phẩm của cơ sở nào không đạt chất lượng sẽ không được phép tiếp tục sản xuất và lưu hành trên thị trường và bị rút giấy phép kinh doanh. Nếu sản phẩm gây nguy hại cho người dùng thì chi cục tiêu chuẩn sẽ liên kết với các cơ quan luật pháp để truy tố chủ cơ sở trước pháp luật.
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2134 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý cơ sở sản xuất và chất lượng sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thảo luận hệ thống thông tin quản lý Nhóm 1- Lớp: K7HK3 Khoa : KẾ TOÁN Đề tài : Quản lý cơ sở sản xuất và chất lượng sản phẩm Mở đầu Như chúng ta đều biết, một doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì ngoài chức năng chính của nó còn bao gồm nhiều chức năng khác đảm bảo cho quá trình, sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên, liên tục như chức năng quản lý nhân sự, quản lý tiền lương hay chất lượng sản phẩm. Do vậy việc xây dựng hệ thống thông tin liên kết các bộ phận một cách có hiệu quả là mục tiêu chung của các doanh nghiệp. Hệ thống thông tin nằm ở trung tâm của hệ thống tổ chức, là phần tử kích hoạt các quyết định (mệnh lệnh, chỉ thị, thông báo….). Hệ thông thông tin có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp vì : Công nghệ thông tin có thể hỗ trợ mọi doanh nghiệp cải thiện hiệu quả và hiệu suất của các quá trình nghiệp vụ kinh doanh, quản trị ra quyết định , cộng tác nhóm làm việc, qua đó tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong một thị trường thay đổi nhanh. Góp phần quan trọng vào hiệu quả hoạt động tinh thần và năng suất lao động nhân viên, phục vụ và đáp ứng thỏa mãn khách hàng. Là thành phần then chốt trong nguồn lực hạ tầng, năng lực của mọi doanh nghiệp kinh doanh trên mạng hiện nay. Trong các chức năng của doanh nghiệp thì chức năng quản lý chất lượng sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến uy tín cũng như hình ảnh của công ty và nhu cầu của khách hàng. Việc kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm phải được thực hiện một cách chặt chẽ và chính xác từ cấp cơ sở đến cấp cao hơn là các chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm. Một chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm muốn kiểm tra và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp cũng như chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đó cần phải thực hiện rất nhiều chức năng như đánh mã số cơ sở sản xuất và mã số sản phẩm, lấy mẫu sản phẩm để kiểm tra và đưa ra đánh giá…Mỗi chức năng đó đều được liên kết với nhau bởi hệ thống thông tin trong chi cục tạo thành một chuỗi các chức năng được phân cấp rõ ràng. Nhóm thảo luận của chúng tôi xin trình bày về đề tài “ Quản lỳ cơ sở sản xuất và chất lượng sản phẩm” của một chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phảm, trong đó trình bày rõ về các chức năng của hệ thống cũng như biểu đồ phân cấp chức năng theo các mức. Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy giáo và toàn thể các bạn để đề tài của chúng tôi được hoàn chỉnh hơn ! Chân thành cảm ơn ! Mục lục Mở đầu I Mô tả hệ thống quản lý cơ sở sản xuất và chất lượng sản phẩm II Biểu đồ phân cấp chức năng (BPC) 1. Các bước xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng 2. Biểu đồ phân cấp chức năng (BPC) III Biểu đồ luồng dữ liệu các mức của hệ thống (BLD) 1. Liệt kê các tác nhân ngoài, kho dữ liệu a. Tác nhân ngoài b. Kho dữ liệu 2. Biểu đồ luồng dữ liệu các mức của hệ thống (BLD) a. Biểu đồ BLD mức ngữ cảnh b. Biểu đồ BLD mức đỉnh c. Biểu đồ BLD mức dưới đỉnh Kết luận I. Mô tả hệ thống quản lý cơ sở sản xuất và chất lượng sản phẩm Để thuận tiện cho việc quản lý các cơ sở sản xuất trong tỉnh ,người ta gán mỗi cơ sở một mã số cơ sở duy nhất. Sau đó mã số sẽ được thông báo tới các cơ sở, các cơ sở phải thông báo tới cơ quan quản lý địa chỉ cơ sở sản xuất, họ và tên chủ cơ sỏ, số điện thoại cơ sở sản xuất (nếu có). Những thông tin trên về cơ sở sản xuất sẽ được lưư giữ lại để tiện cho công tác quản lý. Để có thể quản lý chất lượng sản phẩm của các cơ sở sản xuất trong địa bàn tỉnh, chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm lập phiếu đăng ký chất lượng sản phẩm. Mỗi phiếu đăng ký có một số đăng ký hay số thứ tự và chỉ cấp cho một sản phẩm duy nhất (một cơ sở sản xuất có thể đăng ký nhiều sản phẩm khác nhau), có một thời hạn và số lượng đăng ký sẽ sản xuất trong thời hạn đó. Cơ sở muốn sản xuất một mặt sản phẩm nào sẽ đến lấy mẫu phiếu đăng ký, điền thông tin chỉ tiêu đăng ký và đơn vị tính, chỉ số đăng ký cho chỉ tiêu tương ứng (mỗi sản phẩm thường phải đăng ký nhiều chỉ tiêu)… ,sau đó gửi phiếu đến chi cục tiêu chuẩn đo lường. Chi cục sẽ tiếp nhận phiếu, gán mã số sản phẩm, định danh và đơn vị tính tương ứng. Sau đó sẽ tiến hành phê duyệt chỉ tiêu, thời hạn và số lượng đăng ký sản xuất của các cơ sở. Kết quả phê duyệt sẽ được thông báo đến các cơ sở sản xuất, sau đó giấy phép kinh doanh sẽ được cấp cho các cơ sở. Trong thời hạn đăng ký, về nguyên tắc sản phẩm đã đăng ký sản xuất được bán trên thị trường phải bảo đảm các chỉ tiêu đã đăng ký. Theo định kỳ hoặc có gì nghi vấn chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm sẽ tiến hành bốc mẫu sản phẩm của cơ sở về để kiểm nghiệm, đánh giá. Khi đánh giá xong một phiếu kiểm nghiệm được lập trong đó có số thứ tự, ngày đánh giá. Một phiếu kiểm nghiệm chỉ kiểm một sản phẩm theo một số chỉ tiêu với chỉ số kiểm nghiệm tương ứng và chỉ dùng cho một cơ sở duy nhất đã sản xuất sản phẩm đã đăng ký đó. Dựa vào kết quả kiểm nghiệm mà người có trách nhiệm cho đánh giá là đạt hay không đạt chất lượng theo mức đăng ký. Sản phẩm của cơ sở nào không đạt chất lượng sẽ không được phép tiếp tục sản xuất và lưu hành trên thị trường và bị rút giấy phép kinh doanh. Nếu sản phẩm gây nguy hại cho người dùng thì chi cục tiêu chuẩn sẽ liên kết với các cơ quan luật pháp để truy tố chủ cơ sở trước pháp luật. Để quản lý tốt các cơ sở sản xuất và chất lượng sản phẩm, việc thống kê tổng hợp những sản phẩm nào không đạt chất lượng, những sản phẩm của cơ sở nào hết thời hạn đăng ký,…. sẽ được chi cục tiêu chuẩn đo lường tiến hành thực hiện, lấy đó làm căn cứ để đưa ra quyết định những sản phẩm nào đủ điều kiện tiếp tục sản xuất kinh doanh. II. Biểu đồ phân cấp chức năng (BPC) Các bước xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng Liệt kê các chức năng của hệ thống Gán mã số cơ sở sản xuất. Nhập và lưu địa chỉ cơ sở sản xuất, họ và tên chủ cơ sở sản xuất, số điện thoại cần liên hệ. Lập phiếu đăng ký chất lượng sản phẩm: số đăng ký, thời hạn phiếu đăng ký và số lượng đăng ký sản xuất theo thời hạn. Nhận phiếu đăng ký chất lượng sản phẩm. Gán mã số sản phẩm, định danh sản phẩm và đơn vị tính tương ứng. Phê duyệt chỉ tiêu, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, thời hạn phiếu đăng ký và số lượng đăng ký sản xuất theo thời hạn mà cơ sở sản xuất đã đăng ký. Cấp giấy phép kinh doanh cho cơ sở sản xuất. Nhập thông tin và lưu phiếu đăng ký của các cơ sở sản xuất. Bốc mẫu sản phẩm của cơ sở sản xuất để kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá sản phẩm. Lập phiếu kiểm nghiệm: số thứ tự, tên sản phẩm, ngày đánh giá. Đánh giá sản phẩm theo như đã đăng ký và đưa ra kết quả kiểm tra. Nhập thông tin và lưu phiếu kiểm nghiệm. Đưa ra biện pháp xử lý: rút giấy phép kinh doanh và ngừng sản xuất, lưu hành sản phẩm không đạt chất lượng trên thị trường. Liên kết thông tin với cơ quan luật pháp: truy tố chủ cơ sở sản xuất trước pháp luật với sản phẩm gây nguy hại cho người dùng Thống kê tổng hợp những sản phẩm nào không đạt chất lượng, những sản phẩm của cơ sở nào hết thời hạn đăng ký,….lấy đó làm căn cứ để đưa ra quyết định những sản phẩm nào đủ điều kiện tiếp tục sản xuất kinh doanh Loại bỏ những chức năng không cần thiết và nhóm những chức năng cùng chung một lĩnh vực, đặt chung trong một chức năng cha. Phân rã từ trên xuống, có thứ bậc. 2. Biểu đồ phân cấp chức năng BPC Quản Lý CSSX và chất Lượng sản xuất 1. Quản lý CSSX 2. Quản lý chất Lượng SP 3. Kiểm tra. Đánh Giá chất lượng SP 4. Tổng hợp thống kê 1. Quản lý CSSX 1.1 Gán mã số CSSX 1.2 Nhập và lưu Địa chỉ CSSX 1.3 Nhập và lưu Họ, tên chủ CSSX 1.4 Nhập và lưu số Điện thoại CSSX 2. Quản lý chất lượng Sản Phẩm 2.1 Lập phiếu đăng Ký chất lượng SP 2.2 Nhập phiếu đăng Ký chất lượng SP 2.3 Gán mã SP 2.4 Phê duyệt các Tiêu chuẩn 3. Kiểm tra đánh giá Chất lượng SP 3.1 Chọn Mẫu SP 3.2 Kiểm tra đánh Giá SP 3.3 Đưa ra kết Quả kiểm tra 3.4 Đưa ra biện Pháp xử lý III.Biểu đồ luồng dữ liệu các mức của hệ thống (BLD) 1. Liệt kê các tác nhân ngoài, kho dữ liệu a.Tác nhân ngoài Bao gồm : Cơ sở sản xuất và Cơ quan luật pháp b. Kho dữ liệu Tên cơ sở sản xuất Phiếu đăng ký chất lượng sản phẩm được phê duyệt Phiếu kiểm nghiệm Mã số Danh sách đăng ký Danh sách sản phẩm 2. Biểu đồ luồng dữ liệu các mức của hệ thống (BLD) a.Biểu đồ BLD mức ngữ cảnh Quản lý CSSX và Chất lượng SP Cơ Quan Pháp Luật CSSX Thông tin SP không đạt chất lượng Hình thức xử phạt Thông tin về phiếu đăng ký chất lượng SP Kết quả kiểm tra, đánh giá và yêu cầu Mã số CSSX Thông tin về CSSX b. Biểu đồ BLD mức đỉnh Cơ quan pháp luật Phiếu đăng ký chất lượng Sp được phê duyệt c. Biểu đồ BLD mức dưới đỉnh CSSX 1.1. Gán mã số CSSX 1.2. Nhập và lưu địa chỉ CSSX 1.3. Nhập và lưu họ tên chủ CSSX 1.4. Nhập và lưu số điện thoại CSSX 3. Kiểm tra, đánh giá chất lượng SP 2. Quản lý chất lượng 4. Tổng hợp thống kê Mã số CSSX Thông tin về CSSX Mã số Thông tin về CSSX CSSX Yêu cầu 3.2. Kiểm tra, đánh giá SP Kết luận Quản lý cơ sở sản xuất và chất lượng sản phẩm là cả một quá trình cần có sự phối hợp đồng bộ, linh hoạt giữa các bộ phận, chức năng trong một hệ thống vì có như vậy mới đảm bảo kiểm soát một cách chặt chẽ và chính xác. Việc xác định đúng những chức năng trong hệ thống quản lý chất lượng và phân cấp các chức năng đó một cách hợp lý sẽ giúp cho quả trình quản lý đạt hiệu quả tốt nhất. Trong quá trình thảo luận, nhóm chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu một cách cụ thể và tỉ mỉ về những chức năng có mặt trong hệ thống quản lý cơ sở sản xuất và chất lượng sản phẩm của chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong đề bài. Tuy nhiên do còn hạn chế về mặt kiến thức nên chắc hẳn bài thảo luận của chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong những ý kiến đóng góp của các bạn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quan ly co so san xuat va chat luong san pham.ppt