Đề tài Quản lý công nghệ

Cách nay không lâu, một tổng công ty nhà nước đã bỏ ra gần 10 tỷ đồng để nhập về dây chuyền thiết bị nghiền sàng đá. Sự kiện này gây chú ý đối với những doanh nghiệp trong ngành sản xuất thiết bị khai thác đá không phải vì dây chuyền thiết bị kia có những công nghệ đặc biệt, mà ở chỗ những thiết bị này trong nước có thể chế tạo với giá rẻ hơn đến 10 lần. Nếu công ty nói trên mời tư vấn cho dự án đầu tư này, chắc chắn họ sẽ được khuyên chủ đầu tư chọn thiết bị trong nước sản xuất. Có thể máy móc, thiết bị của Việt Nam chế tạo không bền bằng thiết bị nhập, nhưng với loại sản phẩm không yêu cầu quá khắt khe về chất lượng như đá làm đường, thì mua thiết bị trong nước có giá rẻ chắc hiệu quả đầu tư sẽ tốt hơn.

Không phải doanh nghiệp nào cũng am hiểu hết những tính năng của thiết bị mà họ mua. Bỏ ra số tiền lớn để mua thiết bị mà không sử dụng hết những tính năng của nó thì coi như đã lãng phí. Việc sử dụng tư vấn trước khi đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp chọn lựa được loại máy móc, thiết bị phù hợp với mục tiêu sản xuất của mình.

Số công ty tư vấn đầu tư đúng nghĩa về kỹ thuật, công nghệ ở Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tiềm năng của thị trường này rất lớn nhưng không khai thác được.

Theo kết quả điều tra của hai tổ chức Swiss Contact (Thụy Sĩ) và GTZ (Đức) tiến hành trên 1.200 doanh nghiệp (DN) tại VN, chỉ có khoảng. 0,1% DN có sử dụng tư vấn khi đầu tư mua sắm công nghệ. Đại diện một số công ty tư vấn tại TPHCM nhận định: Phải mất 20 năm nữa VN mới thực sự có thị trường dịch vụ tư vấn đầu tư công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật.

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để đảm bảo lợi ích của hai phía và hiệu quả của việc chuyển giao công nghệ. Nội dung công nghệ được chuyển giao là phần rất quan trọng của một hợp đồng chuyển giao công nghệ(xem phần phụ lục). Theo quy định, phải xác định rõ đối tượng chuyển giao công nghệ; tên công nghệ, mô tả chi tiết những nội dung chủ yếu của hoạt động chuyển giao công nghệ, giá trị kinh tế và kỹ thuật của mỗi nội dung công nghệ được chuyển giao, kết quả dự kiến sẽ đạt được sau khi thực hiện chuyển giao công nghệ (về mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội). Nhưng trong các hợp đồng đã trình duyệt, phần lớn các nội dung này đều không được làm rõ, do đó không đủ điều kiện để xem xét đánh giá công nghệ. Chi phí cho chuyển giao công nghệ thường tính rất cao : theo quy định, đối với công nghệ tiên tiến, tổng chi phí cho chuyển giao công nghệ không quá 5% giá bán tịnh (bao gồm cả chuyển giao bí quyết, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và chi phí sử dụng nhãn hiệu hàng hóa). Nhưng nhiều trường hợp, phía nước ngồi đòi chi phí CGCN cao hơn 5% doanh thu bán hàng (mà doanh thu bán hàng lớn hơn giá bán tịnh rất nhiều). Do không có đủ các thông tin cần thiết về công nghệ cần nhập, thiếu các chuyên gia am hiểu về công nghệ nên phía Việt Nam trong liên doanh thường dễ dàng chấp nhận mức chi phí về công nghệ do bên nước ngồi đưa ra. Do đó, khi xem xét, phê duyệt, các cơ quan nhà nước thường phải yêu cầu họ sửa đổi, điều chỉnh lại, dẫn tới việc kéo dài thời gian thẩm định. Thời gian của hợp đồng CGCN theo quy định là bảy năm, nhưng một số hợp đồng xin thời hạn 10 năm hoặc lớn hơn (bằng thời hạn của dự án đầu tư, thường là 20-30 năm). Trong hợp đồng CGCN, phía nước ngồi thường đưa ra những điều khoản ràng buộc về trách nhiệm của bên nhận công nghệ, trong khi trách nhiệm của bên giao công nghệ lại không rõ ràng. Ở một số hợp đồng, luật áp dụng lại là luật của nước ngồi chứ không phải luật pháp Việt Nam (bản thân bên Việt Nam cũng không tìm hiểu xem luật nước ngồi dẫn chiếu trong hợp đồng quy định những nội dung gì, khi xảy ra tranh chấp sẽ xử lý ra sao). Sự mất cân đối trong việc tiếp nhận công nghệ giữa các ngành nghề. Ví dụ: 10 năm qua ở Việt Nam có các lĩnh vực dịch vụ như viễn thông, ngân hàng tiếp nhận được nhiều công nghệ mới nhất. Trong khi đó, trong các lĩnh vực công nghiệp, các loại công nghệ mới đưa vào thông qua nhập khẩu và đầu tư nước ngồi chưa nhiều lắm. Việt Nam đã nhận rất nhiều công nghệ trên nhiều lĩnh vực nhưng số công nghệ được sử dụng như mong muốn còn rất ít. Việc sử dụng không hiệu quả này, là do trình độ tiếp nhận - quản lý công nghệ của đối tác Việt Nam yếu kém, không hiểu hết giá trị sử dụng của công nghệ đang có trong tay. Mắc nhiều sai phạm trong việc chuyển giao công nghệ, không sử dụng công nghệ được chuyển giao, gây lãng phí. Giải pháp: Nhập khẩu công nghệ: Về nhà nước: Để nhanh chóng tiếp thu các công nghệ tiên tiến trên thế giới, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, phát triển kinh tế, cần thực hiện một số biện pháp sau : - Xây dựng và ban hành chính sách công nghệ quốc gia, xác định các hướng công nghệ cần ưu tiên nhập trong thời gian từ nay tới năm 2010 và sau năm 2010 để làm căn cứ cho việc lựa chọn và đánh giá công nghệ nhập. - Xây dựng hệ thống thông tin công nghệ và đảm bảo cập nhật kịp thời để phục vụ cho việc thẩm định, đánh giá công nghệ, cũng như lựa chọn công nghệ thiết bị. - Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo cán bộ quản lý công nghệ cho các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp để nâng cao năng lực trong việc lựa chọn, đàm phán và ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ. - Việc nhập công nghệ cần đi thẳng vào công nghệ hiện đại có chọn lọc ở các lĩnh vực cần thiết. Ưu tiên các công nghệ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hiệu quả của sản xuất và khai thác hợp lý tài nguyên, các công nghệ sạch, ít gây ô nhiễm môi trường. - Cần tăng cường và nâng cao trình độ kiến thức về luật pháp, công nghệ cho một số công ty tư vấn trong nước để họ có đủ khả năng tư vấn giúp các đơn vị Việt Nam trong quá trình đàm phán và xây dựng hợp đồng CGCN. Đồng thời cần tranh thủ sự giúp đỡ và hỗ trợ của các công ty tư vấn nước ngồi có chuyên môn sâu trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ. Chúng ta không nên đặt vấn đề công nghệ mới hay cũ mà chỉ có vấn đề công nghệ phù hợp hay không. Cho nên, đối với nước ta hiện nay, vấn đề quan trọng không phải là thiết bị công nghệ nào đó còn mới hay đã sử dụng rồi, có tiên tiến hay không mà quan trọng là ở chỗ thiết bị đó có phù hợp với việc sản xuất một sản phẩm cụ thể, trong điều kiện cụ thể, ở Việt Nam hay không ? Thời gian qua, có nhiều nhà máy liên doanh sử dụng các công nghệ rất tiên tiến nhưng lại không phát huy hiệu quả do trình độ khoa học, công nghệ, lao động của tồn xã hội chưa phát triển đồng bộ. Hiện nay, nền khoa học (KH) của chúng ta còn thấp, kinh tế kém phát triển nhưng so với các nước ở cùng trình độ kinh tế thì trình độ dân trí nước ta cũng tương đối khá, đặc biệt là khả năng tiếp thu các thành tựu khoa học - công nghệ mới khá nhanh. Thực tế chứng minh, chúng ta đi sau, nhưng nếu biết chọn lựa, biết tổ chức, biết tranh thủ hợp tác với nước ngồi thì có thể đi thẳng vào những công nghệ mới nhất và làm thành công. Về doanh nghiệp Có lẽ vấn đề quan trọng nhất đặt ra trước các doanh nghiệp là làm thế nào để đảm bảo cho các công nghệ, thiết bị đã nhập được lắp đặt và vận hành ổn định, phát huy hiệu quả cao. Ngồi ra, vấn đề cơ bản và lâu dài là nhanh chóng làm chủ được công nghệ, thiết bị mới. Hiện nay, do phần lớn máy móc nhập vào thuộc công nghệ thông thường đang sử dụng phổ biến trên thế giới nên các dự án, hợp đồng có riêng nội dung này không nhiều. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhìn xa trông rộng để hôm nay không làm những điều gì sẽ gây ra các khó khăn cho tương lai. Bên cạnh đó, còn phải chủ động tìm kiếm đối tác nước ngồi, không chỉ đơn giản bằng cách quảng cáo trên báo chí ngồi nước. Tích cực tìm kiếm đối tác thích hợp có ý nghĩa rất khác với việc đăng báo. Cụ thể hơn, công ty Việt Nam cần phải hiểu rõ về bốn vấn đề: mình có gì để cung cấp; mình tìm kiếm cái gì nơi đối tác nước ngồi; tiềm năng của đối tác; và đối tác đang muốn tìm kiếm những gì. Ngồi việc chiếm lĩnh công nghệ mới và kỹ năng mới, thành công của công ty nước chủ nhà còn là phát triển quản lý và thâm nhập được vào các thị trường mới. Chuyển giao công nghệ: Về nhà nước: Muốn thúc đẩy đối tác nước ngồi chuyển giao công nghệ, trước hết, chính phủ cần ra tay hỗ trợ cho các công ty địa phương trong liên doanh. Ví dụ: hãng xe hơi Nhật Mitsubishi, đối tác trong liên doanh sản xuất xe hơi hiệu Proton ở Malaysia viện cớ người Malaysia không đủ khả năng tiếp nhận công nghệ mới để trì hỗn việc chuyển giao, đích thân Thủ tướng Mahathir Mohamad đã lên đài truyền hình tuyên bố ông sẽ tìm đối tác khác và có thể Malaysia không cần đến Mitsubishi nữa. Tiếp đó, ông đi Đức để thương lượng với Wolsvagen, và khi trở về, thông báo rằng ông đã thảo luận rất thú vị với công ty xe hơi này. Chỉ hai tuần sau chuyến đi của ông Mahathir, chính chủ tịch Mitsubishi đã quyết định chuyển giao công nghệ cho đối tác Malaysia trong liên doanh Proton. Cần có một chiến lược công nghệ: Việc lựa chọn được công nghệ thích hợp mới là điều quan trọng, chứ không nhất thiết phải là công nghệ tiên tiến, hiện đại nhưng lại không thích hợp với trình độ nơi tiếp nhận, chưa kể phải tốn nhiều ngoại tệ để trang bị. Công nghệ thích hợp là loại công nghệ có tính khả thi về mặt kỹ thuật, khả năng thương mại nhằm đạt tới lợi ích tối đa và có khả năng đóng góp vào các mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia. Công nghệ thích hợp, là hệ quả của việc nhận thức về công nghệ của bên nhận chuyển giao. Như vậy, bên nhận chuyển giao phải xác định rõ nhận chuyển giao công nghệ là nhận cái gì trước khi nói đến công nghệ thích hợp. Và cũng không được quên rằng tính thích hợp của công nghệ phụ thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển của bên nhận chuyển giao và chiến lược phát triển của quốc gia đó. Về doanh nghiệp Khi các công ty chủ nhà trong liên doanh không được chuyển giao công nghệ vì bản thân họ chưa biết cách thương lượng cũng như vì phía đối tác nước ngồi không tin vào khả năng tiếp nhận công nghệ của các công ty này. Để giải quyết vướng mắc , các doanh nghiệp muốn lập liên doanh với nước ngồi cần phải lên trước một chương trình về công nghệ, trong đó đề ra tốc độ chuyển giao, cách thức tiếp thu và sử dụng công nghệ. Để khắc phục, doanh nghiệp chúng ta cần có nhiều thông tin hơn về đối tác. Việc gia nhập Internet là một hướng mở cho vấn đề này. Trong tương lai cần có thêm nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, kỹ thuật trong đàm phán, thương thảo. Nói cho cùng, cuộc thương thảo chuyển giao công nghệ chỉ thành công khi doanh nghiệp tìm ra lời đáp thỏa đáng cho hai câu hỏi : cách thức chế tạo công nghệ ra sao, và làm thế nào để vận hành tốt công nghệ đó. Cần có kỹ năng trong đàm phán Các giải pháp cho việc đổi mới công nghệ không phải là ít, tuy vậy các doanh nhiệp của chúng ta vẫn gặp rất nhiều lỗi trong quá trình đổi mới công nghệ bởi một lý do rất đơn giản: họ qúa tin tưởng vào khả năng của chính bản thân mình, không chịu tham khảo ý kiến của các công ty tư vấn về công nghệ. Chính vì vậy đã khiến cho thị ttrường tư vấn chuyển giao công nghệ ở Việt Nam cũng còn nhiều bất cập Thị trường tư vấn chuyển giao công nghệ ở Việt Nam: Nhận xét chung: Trong môi trường tồn cầu hóa, thị trường công nghệ Việt Nam không thể đứng ngồi quy luật chung, không thể tách rời thị trường công nghệ quốc tế. Phát triển thị trường công nghệ phải bắt đầu từ việc tạo ra cơ chế để các thành phần của thị trường được tham gia bình đẳng. Để làm được điều này, cần phải giải quyết những vấn đề đang là rào cản cho thị trường. Giảm bao cấp chính là một giải pháp để tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước còn chậm, cổ phần hóa thì không có nhà đầu tư bên ngồi do cổ phần của Nhà nước đã chiếm 51% và phần còn lại thì dành cho cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp. Những bài học kinh nghiệm về đầu tư thiết bị, công nghệ không hiệu quả ở Việt Nam thời gian qua không phải là ít, nhưng dường như phần lớn các trường hợp này lại rơi vào các doanh nghiệp nhà nước. Phần lớn doanh nghiệp nhà nước đi mua thiết bị chỉ quan tâm đến người bán máy nào chịu trả tiền hoa hồng cao. Họ hầu như chẳng quan tâm gì đến việc lựa chọn công nghệ hay nhà cung cấp nào cho có hiệu quả. Tuy nhiên, hãy lưu ý là sẽ có rất nhiều công ty đến chào bán những loại công nghệ, máy móc khác nhau với các loại giá khác nhau cho cùng một mục đích. Vấn đề đặt ra là chọn ai ? Mua cái gì ? Ở nước ta đang có một nhược điểm là việc kiểm sốt dòng chảy của công nghệ cao vào VN giao cho nhiều người quá, nên thu lại một cửa thôi. Và cần phải lập các cơ quan tư vấn, khuyến khích hoạt động tư vấn phát triển, thậm chí mời các công ty tư vấn nước ngồi vào hoạt động. Thà rằng ta phải trả giá một lần cho tư vấn còn hơn sẽ phải trả giá nhiều lần và trả giá đắt vì những sai lầm khi lựa chọn công nghệ cho phát triển. Để tránh những yếu tố bất lợi cho máy móc, thiết bị mới , doanh nghiệp nên tham khảo chuyên viên tư vấn trước khi ký hợp đồng mua. Làm như vậy thì doanh nghiệp phải trả thêm một khoản phí tư vấn, nhưng có thể tránh những thiệt hại lớn hơn sau này. 2.Thị trường tư vấn công nghệ Việt Nam “99,9% DN mua công nghệ không “thèm” nhờ tư vấn” . Cách nay không lâu, một tổng công ty nhà nước đã bỏ ra gần 10 tỷ đồng để nhập về dây chuyền thiết bị nghiền sàng đá. Sự kiện này gây chú ý đối với những doanh nghiệp trong ngành sản xuất thiết bị khai thác đá không phải vì dây chuyền thiết bị kia có những công nghệ đặc biệt, mà ở chỗ những thiết bị này trong nước có thể chế tạo với giá rẻ hơn đến 10 lần. Nếu công ty nói trên mời tư vấn cho dự án đầu tư này, chắc chắn họ sẽ được khuyên chủ đầu tư chọn thiết bị trong nước sản xuất. Có thể máy móc, thiết bị của Việt Nam chế tạo không bền bằng thiết bị nhập, nhưng với loại sản phẩm không yêu cầu quá khắt khe về chất lượng như đá làm đường, thì mua thiết bị trong nước có giá rẻ chắc hiệu quả đầu tư sẽ tốt hơn. Không phải doanh nghiệp nào cũng am hiểu hết những tính năng của thiết bị mà họ mua. Bỏ ra số tiền lớn để mua thiết bị mà không sử dụng hết những tính năng của nó thì coi như đã lãng phí. Việc sử dụng tư vấn trước khi đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp chọn lựa được loại máy móc, thiết bị phù hợp với mục tiêu sản xuất của mình. Số công ty tư vấn đầu tư đúng nghĩa về kỹ thuật, công nghệ ở Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tiềm năng của thị trường này rất lớn nhưng không khai thác được. Theo kết quả điều tra của hai tổ chức Swiss Contact (Thụy Sĩ) và GTZ (Đức) tiến hành trên 1.200 doanh nghiệp (DN) tại VN, chỉ có khoảng... 0,1% DN có sử dụng tư vấn khi đầu tư mua sắm công nghệ. Đại diện một số công ty tư vấn tại TPHCM nhận định: Phải mất 20 năm nữa VN mới thực sự có thị trường dịch vụ tư vấn đầu tư công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật. “DNVN chưa có thói quen sử dụng tư vấn khi đầu tư” Chính vì không có thói quen này mà đã có rất nhiều Cty phải chịu nhiều thiệt hại khi mua các thiết bị nước ngồi giá cao, trong khi những thiết bị này được các doanh nghiệp trong nước sẵn sàng cung cấp với giá rẻ và chất lượng cũng không thua kém... Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam lại chưa có thói quen sử dụng tư vấn khi đầu tư. Hầu hết những trường hợp sử dụng tư vấn khi đầu tư công nghệ, thiết bị rơi vào những doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn.Tuy nhiên, theo đánh giá của hai tổ chức trên hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu biết đầy đủ lợi ích của tư vấn nên họ ít sử dụng. Ngược lại, chính vì thị trường còn quá nhỏ bé nên ngành dịch vụ tư vấn công nghệ và thiết bị chưa thể phát triển. Thiết bị, công nghệ mỗi ngành khác nhau. Trong khi đó, mỗi công ty tư vấn thường chỉ chuyên sâu trong một vài ngành và chắc chắn là với số lượng công ty tư vấn ít ỏi như thế thì không thể nào bao quát hết mọi ngành nghề. Vì thế, doanh nghiệp cũng không dễ tìm được nhà tư vấn thiết bị, công nghệ khi cần thiết. Do không tìm được tư vấn, hoặc không muốn thuê tư vấn, nhiều doanh nghiệp đã chọn mua máy móc, thiết bị theo kinh nghiệm của những người đi trước. Với cách làm này, nếu người đi trước mắc sai lầm thì sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều doanh nghiệp khác giống như trường hợp mới xảy ra trong ngành giày. Ví dụ: Nhiều công ty Việt Nam đã nối gót nhau mua thiết bị sản xuất đế giày PU của một công ty Ý mà không biết công ty này sắp bị phá sản. Giờ nhận ra thì đã muộn. Công ty này đã phá sản được hơn một tháng nay và doanh nghiệp giày Việt Nam đang lo lắng, không biết ai sẽ chịu trách nhiệm bảo trì, cung cấp phụ tùng thay thế nếu thiết bị hư hỏng. “Một thị trường trầm lắng...” Thực ra, loại hình tư vấn nói trên đã ra đời hơn 10 năm qua, đặc biệt nở rộ trong 4 năm gần đây kể từ khi có Luật DN cùng với sự ra đời của hàng ngàn DN mới. Lúc đó, nhiều chủ DN dự đốn sẽ có một thị trường “béo bở” dành cho các công ty tư vấn đầu tư nhưng thực tế ngược lại. Đây là một thị trường hết sức khó khăn, hầu hết các công ty tư vấn đầu tư gặp bế tắc trong việc khai phá thị trường, buộc phải chuyển hướng kinh doanh”. Nguyên nhân chính là vì DN chưa có “thói quen” sử dụng tư vấn khi đầu tư. Đối với nhiều DN, tư vấn là một loại hình xa vời, nặng về lý thuyết và thiếu thực tế. Chính vì lối tư duy này nên nhiều chủ DN tự tìm hiểu và tự quyết định hoạt động đầu tư, mua sắm của DN. Theo đánh giá của một chuyên viên kinh tế, đại đa số các DN tư nhân hiện nay quá chủ quan với vốn kiến thức tự tích lũy của mình, đích thân sang nước ngồi để tìm hiểu về máy móc, công nghệ và quyết định mua ngay sau khi về nước. Vì lẽ này, giữa DN và các đơn vị tư vấn ngày càng có khoảng cách. Lý do tế nhị: “Hoa hồng” và “lại quả” Các DN Nhà nước cũng “ngại” nhờ tư vấn. Hiện nay, có rất nhiều DN Nhà nước làm ăn hiệu quả, có thừa đội ngũ chuyên viên, kỹ thuật viên nên có thể tự thẩm định được các dự án đầu tư. Bên cạnh đó, có không ít DN thuê hẳn chuyên gia tư vấn của nước ngồi. Nhưng, vẫn còn nhiều DN Nhà nước, dù thiếu đội ngũ cán bộ tư vấn riêng (hoặc có nhưng không đủ năng lực), vẫn dứt khốt không tìm tới công ty tư vấn vì lý do khá “tế nhị”, đó là khoản tiền hoa hồng mà cá nhân – người quyết định hợp đồng mua bán – được hưởng. Nếu nhờ đơn vị tư vấn thì cá nhân đó sẽ mất đứt khoản hoa hồng kia. Bài học về mua sắm dây chuyền sản xuất đã... lỗi thời cho Nhà máy Dệt Nam Định trước đây, đến nay vẫn còn tính thời sự nóng hổi, minh chứng rằng việc tư lợi trong hoạt động đầu tư sẽ giết chết DN. “Doanh nghiệp bị thiệt thòi” Phải thừa nhận một điều rằng, không phải lúc nào DN cũng bắt buộc tìm tới công ty tư vấn đầu tư, bởi họ có những nguyên tắc về bảo mật hoạt động kinh doanh. Nhưng, để hạn chế tối đa những rủi ro trong hoạt động đầu tư, DN không nên xem nhẹ vai trò của công ty tư vấn. Ông Phan Tâm Tình, Giám đốc Công ty Tư vấn T.Q.M, cho biết: “Nhiều DN tư nhân có tiếp cận dịch vụ tư vấn đầu tư nhưng tiếp cận không chính thức, hoặc sơ sài. Điều này cũng có thể dẫn tới những hệ lụy”. Theo các công ty tư vấn, số DN tư nhân đầu tư sai vì thiếu tư vấn có rất nhiều, nhưng đại đa số giấu nhẹm, một thời gian sau mới tìm đến công ty tư vấn để nhờ “gỡ”. Có thể kể đến trường hợp của một DN chế biến thực phẩm - bao bì mới đây đã nhập một giàn máy đóng gói của Đài Loan với giá hết sức “hời”. Về sau mới biết sản phẩm này đã quá đát, tuổi thọ chỉ còn vài năm. Theo ông Nguyễn Thành Nhơn-giám đốc công ty Nhơn Hữu :“không đánh giá đúng, không sử dụng hết tính năng của thiết bị thì cũng đã là lãng phí rồi”. Với những nguyên nhân phân tích trên, có thể thấy thị trường tư vấn đầu tư dù rất tiềm năng nhưng đang còn bỏ ngỏ. Các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn thường chọn các công ty tư vấn đầu tư ngước ngồi. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất sữa bột của Vinamilk. Có hai việc có thể làm giảm thiểu rủi ro doanh nghiệp gặp phải các nhà tư vấn kém năng lực. Đó là cần thành lập một tổ chức của các nhà tư vấn quản trị và nhà nước phải ban hành quy định chỉ có những người đủ tư cách tham gia tổ chức này mới được hành nghề tư vấn. Tổ chức các nhà tư vấn bao gồm thành viên của các công ty tư vấn lớn trong và ngồi nước cũng sẽ đóng vai trò trọng tài nếu như có tranh chấp giữa người sử dụng tư vấn và nhà tư vấn. Họ cũng sẽ chịu trách nhiệm đào tạo các nhà tư vấn tương lai. Các cơ sở tư vấn phải làm trước một bước để tạo ra mối quan tâm cũng như sự giao lưu trong xã hội giữa người bán và người mua công nghệ, qua các cuộc tiếp xúc này sẽ có người đứng ra làm dịch vụ. Vì người làm dịch vụ phải là người có chuyên môn và kinh nghiệm thương trường, hiểu biết tiềm năng của công nghệ và nhu cầu của doanh nghiệp. Nguồn công nghệ trong nước lẫn nước ngồi không thiếu tại Việt Nam. Điều cốt yếu nhất, nhà kinh doanh phải biết mình cần sản xuất gì, rồi từ đó mới bàn đến chọn công nghệ. Chọn công nghệ trước là làm ngược quy trình, dễ thất bại. Nhiều người nói, muốn hiện đại hóa phải có công nghệ mới, điều này chỉ đúng về lâu dài. Trước mắt, đây không phải là bước đi. Đổi mới công nghệ cần xuất phát từ nhu cầu thị trường, lấy khả năng cạnh tranh của sản phẩm là mục tiêu hàng đầu, vì người tiêu dùng chỉ mua sản phẩm. Công nghệ đắt tiền chỉ cần thiết khi nó là giải pháp duy nhất làm cho sản phẩm cạnh tranh và tồn tại được. Do đó, hiện đại hóa là quá trình từ thấp lên cao, trong đó yếu tố công nghệ được doanh nghiệp lựa chọn theo khả năng tài chính và sức cạnh tranh của sản phẩm. Nhiều người cứ cho là phải nhập máy móc hiện đại nhất. Trên thực tế, những doanh nghiệp hiện đại hóa thành công trong thời gian qua đều không theo con đường "hiện đại càng nhanh càng tốt". Chọn mua thiết bị sao cho hiệu quả không dễ dàng và lời khuyên của những người có kinh nghiệm là hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn trước khi quyết định. Thực tế cho thấy, mua thiết bị “hàng hiệu” đắt tiền không hẳn là có lợi, ngược lại chọn mua thiết bị rẻ tiền cũng chưa chắc là tiết kiệm. Kết luận: Trong thời kỳ công nghiệp hố, hiện đại hố (CNH-HĐH) ở nước ta, quá trình tăng cường trình độ công nghệ và kỹ thuật tiến triển theo cả hai hướng: tăng cường công nghệ và kỹ thuật trong từng ngành sản xuất và chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang những ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn. Sự tiến bộ công nghệ của nền kinh tế được thực hiện bằng cách nhập khẩu công nghệ ở nước ngồi và tự phát triển, sáng tạo ra công nghệ tiên tiến. Trong thời kỳ đầu của quá trình CNH-HĐH đối với một nước đang trong quá trình phát triển như Việt Nam, thì nhập khẩu công nghệ tiên tiến ở nước ngồi là phương pháp vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí, nếu lựa chọn được những công nghệ có mức độ tiên tiến thích hợp, với giá thành hạ. Điều này được gọi là lợi thế đi sau của các nước đang phát triển. Vấn đề nhập khẩu công nghệ tiên tiến đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, trong khi khả năng cung cấp vốn của nền kinh tế còn hạn hẹp. Vì vậy, trong quá trình nhập khẩu công nghệ, chúng ta phải nhanh chóng đẩy mạnh việc tiếp thu và phát triển khả năng tự chế tạo và tiến tới sáng tạo công nghệ. Khả năng sáng tạo công nghệ là con đường duy nhất để Việt Nam cũng như các nước đang phát triển đuổi kịp và vượt trình độ các nước công nghiệp phát triển. Và nhờ vậy, mới có thể giảm bớt những khoản chi phí tốn kém cho việc nhập khẩu công nghệ tiên tiến. Khả năng sáng tạo công nghệ dựa trên cơ sở óc sáng tạo và trình độ nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học ứng dụng. Nó phụ thuộc vào tiềm năng trí tuệ của dân tộc và đòi hỏi một chính sách đầu tư lâu dài, liên tục và đúng phương hướng vào khoa học của đất nước. Như tất cả các nước đang phát triển có nguồn lực còn hạn chế, nước ta phải vượt qua khó khăn trong quá trình đầu tư hiện đại hố công nghệ và kỹ thuật là tích luỹ và sử dụng tối ưu nguồn vốn. Trong thời kỳ đầu, chúng ta đã tập trung vốn vào các ngành kinh tế với công nghệ và kỹ thuật chưa phải tiên tiến và đòi hỏi nguồn vốn thấp để phát huy lợi thế so sánh về lao động so với các nước phát triển hơn. Tuy nhiên, để vượt qua trạng thái của nền kinh tế có trình độ công nghệ thấp, trong thời kỳ tới, chúng ta phải có chiến lược nâng cao trình độ khoa học và công nghệ để tối ưu hố chất lượng sản phẩm và hiệu quả của nền kinh tế. Đây chính là mô hình phát triển "xuất khẩu tịnh tiến" bằng động lực khoa học và công nghệ. Việc nâng cao trình độ công nghệ và kỹ thuật của nền kinh tế phải được thực hiện đồng thời bằng hai quá trình: a/ Nâng dần trình độ công nghệ và kỹ thuật của các ngành sản xuất dể có thể phá vỡ trạng thái dừng của các ngành này, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng và thu nhập của lao động. b/ Chuyển dịch dần cơ cấu sản xuất sang các ngành có trình độ khoa học, công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn. Quá trình thứ nhất diễn ra một cách tự nhiên trong sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngồi nước của cùng một ngành. Còn quá trình thứ hai đòi hỏi phải có một sự định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong chính sách ưu đãi ngành sản xuất, giáo dục và đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học và công nghệ đi trước một bước, tương ứng với quá trình đột phá và dịch chuyển của nền kinh tế lên trình độ công nghệ cao hơn. Trong mỗi thời kỳ phát triển, ngành sản xuất chủ yếu đang nắm giữ lợi thế so sánh của nền kinh tế có nhiệm vụ xuất khẩu và tích lũy vốn; trong khi đó, ngành sản xuất mũi nhọn được bảo hộ tương đối trong chiến lược nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế. Những ngành mũi nhọn này có nhiệm vụ đột phá về công nghệ cuả nền sản xuất trong nước, và đến khi đã trưởng thành, chúng phải đứng vững trong cuộc cạnh tranh quốc tế, đặt nền tảng cho việc mở rộng cơ cấu sản xuất ở trình độ công nghệ cao hơn và chuyển thành ngành sản xuất chủ yếu. Lúc đó lại xuất hiện những ngành mũi nhọn mới có nhiệm vụ tiếp tục nâng cao hơn nữa trình độ công nghệ của nền sản xuất trong nước, tạo thành quá trình "xuất khẩu tịnh tiến" liên tục với các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng khoa học và công nghệ ngày càng cao hơn. Vì vậy, lựa chọn đầu tư ngành mũi nhọn, phát triển khoa học và công nghệ phù hợp có ý nghĩa chiến lược trong thời kỳ CNH-HĐH, tạo điều kiện cho quá trình tăng trưởng cao liên tục của nền kinh tế đất nước. Trong thời kỳ CNH-HĐH, chúng ta phải thực hiện đồng thời hai quá trình là chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kính tế công nghiệp và nâng cao trình độ khoa học và công nghệ của cả hai lĩnh vực này cùng với lĩnh vực dịch vụ của nền kinh tế. Tăng cường năng lực khoa học và công nghệ của đất nước để bắt kịp và làm chủ công nghệ hiện đại. Sự thành công của CNH-HĐH sẽ rút ngắn thời gian chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Các yếu tố năng lực nội sinh của dân tộc như văn hố, giáo dục, khoa học sẽ góp phần thúc đẩy CNH-HĐH phát triển nhanh hơn. Không có đủ tri thức, không có đủ năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ thì trong quá trình hộ nhập, đất nước sẽ bị thua thiệt, bị bóc lột, chèn ép và sẽ trở thành bãi thải công nghệ của các nước khác. Chính vì vậy, chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới. CNH-HĐH là sử dụng tri thức và khoa học công nghệ mới nhất để phát triển nền kinh tế, chu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lí công nghệ.doc