Đề tài Quản lý công tác thu thuế, phí và lệ phí nhằm cân đối ngân sách xã Minh Hương, huyện Hàm Yên Tỉnh Tuyên Quang

Với các hình thức thu và mức thu thích hợp, chế độ miễn giảm thu ngân sách bằng ngày công lao động tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh ở cơ sở, vì đối tượng tác động chủ yếu của thu ngân sách là thu nhập, mà mọi động lực cơ bản của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh là thu nhập ngày càng cao cho cơ sở và cá nhân thuộc cơ sở đó. Quan hệ tỷ lệ phân chia giữa các khoản thu nhập là một trong những vấn đề quan trọng quyết định đến xu hướng sản xuất kinh doanh của xã hội . Vấn đề này càng trở nên rõ ràng trong điều kiện nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường.Việc thu ngân sách đã tác động trực tiếp và việc hình thành các quan hệ tỷ lệ phân chia thu nhập trong phạm vi quản lý của xã hội. Chính vì vậy thu ngân sách góp phần quan trọng giúp cho chính quyền thực hiện việc điều tiết kích thích mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo hướng tích cực. Đây chính là sự quản lý hữu hình của nhà nước.

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2030 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý công tác thu thuế, phí và lệ phí nhằm cân đối ngân sách xã Minh Hương, huyện Hàm Yên Tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiêm chủ tịch Hội đồng nhân dân và thường trực Đảng kiêm công tác kiểm tra dân vận. 01 chủ tịch Uỷ ban mặt trạn tổ quốc xã, 4 trưởng các đoàn thể trong xã gồm Hội phụ nữ, hội Nông dân, Hội Cựu Chiến Binh, Bí thư đoàn Thanh niên Khối chính quyền gồm : Hội đồng nhân dân gồm : Chủ tịch , phó chủ tịch - thường trực Hội đồng nhân dân Uỷ Ban nhân dân xã Minh Hương gồm : + Lãnh đạo : 2 người Chủ tịch Phó chủ tịch Cán bộ chuyên môn 10 người , công chức : 10, cán bộ bán chuyên trách : 07 người + Trưởng công an thị trấn : 01 người + Ban chỉ huy quân sự thị trấn : 02 người gồm Chỉ huy trưởng : 01 người, phó chỉ huy trưởng : 01 người. + Tài chính kế toán : 01 người + Văn phòng : 02 người. + Địa chính xây dựng : 02 người. + Văn hoá xã hội : 02 người. + Cán bộ bán chuyên trách khuyên nông : 07 người. Bộ máy hoạt động bao gồm : Ban Tài chính xã Ban văn hoá xã Ban công an xã Ban nông nghiệp xã Ban quân sự xã Bộ phận một cửa Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Uỷ Ban nhân dân xã Minh Hương Lãnh đạo Ban Công An Ban CH Quân sự Ban Văn hoá Ban Tài Chính Ban Nông nghiệp Bộ phận một cửa Văn phòng Thống kê Địa chính Xây dựng Tư pháp Hộ tịch 1.3.2 Nguyên tắc làm việc của Uỷ Ban nhân dân xã 1.3.2.1. Nguyên tắc làm việc của Uỷ Ban nhân dân xã - Ủy ban nhân dân làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của chủ tịch, phó chủ tịch, Uỷ viên uỷ ban nhân dân xã. Mỗi việc chỉ được giao một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Mỗi thành viên Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công. - Chấp hành sự chỉ đạo và điều hành của cơ quan Nhà nước cấp trên, sự lãnh đạo của Đảng uỷ, sự giám sát của Hội đồng nhân dân xã Minh hương; phối hợp chặt chẽ giữa Uỷ ban Mặt trận tổ quốc xã Minh hương và các đoàn thể nhân dân cùng cấp trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ. - Giải quyết công việc của công dân và tổ chức theo đúng pháp luật, đúng thẩm quyền và phạm vị trách nhiệm; đảm bảo công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả theo đúng trình tự thủ tục, thời hạn quy định và chương trình kế hoạch công tác của Uỷ ban nhân dân xã. - Cán bộ, công chức phải sâu sát cở sở, lắng nghe mọi ý kiến của nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. 1.3.2.2. Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc từng bộ phận trong Uỷ ban nhân dân xã * Trách nhiệm, phạm vị giải quyết của chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Minh Hương. - Chủ tịch Uỳ ban nhân dân xã là người đứng đầu Uỷ ban nhân dân, lãnh đạo và điều hành mọi công việc của Uỷ ban nhân dân, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; Đồng thời, cúng với Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã trước Đảng uỷ, Hội đông nhân dân xã và Uỷ ban nhân dân cấp trên. - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã triệu tập và chủ trì các phiên họp như giao ban định kỳ của xã và của các thôn và các hội nghị khác của Uỷ ban nhân dân, khi vắng mặt uỷ quyền cho Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân chủ trì thay mà quy chế cơ quan đẫ đề ra sao cho hoàn tốt nhiệm vụ; đảm bảo việc chấp hành luật pháp, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Đảng uỷ và Hội đồng nhân dân. - Căn cứ vào các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân xã và tình hình thực tế của địa phương, xây dựng chương trình công tác năm, quý, tháng cho Uỷ ban nhân dân xã; - Tổ chức thực hiện các chương trình, xây dựng các kế hoạch công tác; phân công nhiệm vụ, đôn đốc kiểm tra các thành viên Uỷ ban nhân dân xã và các cán bộ không chuyên trách thuộc Uỷ ban nhân dân xã, trưởng, phó thôn bản tất cả trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao đầu năm đã ký ước với các văn bản thực hiện ; - Quyết định những vấn đề quan trọng, liên quan đến nhiều nội dung công việc, những vấn đề đột xuất phức tạp trên địa bàn; những vấn đề còn có những ý kiến khác nhau hoặc vượt quá thẩm quyền của chủ tịch và Uỷ viên Ủy ban nhân dân xã; - Ký ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân xã và thẩm quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã; - Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của xã, hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã với Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân xã và Uỷ ban nhân dân cấp trên huyện Hàm Yên; - Thường xuyên báo cáo công tác với Bí thứ Đảng uỷ, chủ tịch Hội đồng nhân dân và trao đổi công tác với Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân cấp xã; Phối hợp thực hiện nhiệm vụ công tác; Nghiên cứu, tiếp thu về các đề xuất của Mặt trận tổ quốc và của các đoàn thể nhân dân đối với công tác của Uỷ ban nhân dân; Tạo điều điện để các đoàn thể hoạt động hiệu quả cao mà đã đề ra; - Tổ chức tiếp dân, xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của nhân dân theo quy định của Pháp luật; * Trách nhiệm và quyền hạn giải quyết của Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân : - Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực và địa bàn công tác do chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai công việc theo lĩnh vực được phân công trên địa bàn. Phó chủ tịch được thừa hành quyền hạn của chủ tịch khi giải quết các công việc trong lĩnh vực được giao; - Chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ tịch Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân về lĩnh vực được giao, về những quyết định chỉ đạo, điều hành của mình; Cùng chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về toàn bộ hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Đảng uỷ và Hội đồng nhân dân xã và Uỷ ban nhân dân cấp trên; - Kiểm tra đôn đốc cán bộ công chức, cán bộ không chuyên trách cấp xã và các thôn bản thực hiện chủ trương, chính sách và pháp luật thuộc lĩnh vực mình được giao; * Trách nhiệm và quyền hạn giải quết của Uỷ viên Uỷ ban nhân dân : - Uỷ viên Uỷ ban nhân dân xã Minh Hương chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công trước Hội đồng nhân dân thị trấn và chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị trấn; Cùng chủ tịch và phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Minh Hương chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã trước hội đồng nhân dân thị trấn và trước Uỷ ban nhân dân huyện; nắm bắt tình hình, báo cáo kịp thời với chủ tịch Uỷ Ban nhân dân xã Minh Hương về lĩnh vực công tác của mình và các ông việc khác có liên quan; - Trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc công việc thuộc lĩnh vực được phân công trên địa bàn xã Minh Hương, chủ động đề ra biện pháp để hoàn thành tốt công việc đó; * Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giải quyết của các bộ phận trực thuộc Uỷ Ban nhân dân xã Minh Hương. - Ban Công an xã: Đảm nhiệm việc giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn thị trấn; Tham mưu cho Uỷ Ban nhân dân xã xây dựng phòng trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; Xây dựng củng cố lực lượng an ninh cơ sở đảm bảo trật tự an toàn xã hội; Thực hiện công tác quản lý hộ tịch hộ khẩu Phối kết hợp với Ban chỉ huy quân sự thị trấn trong việc hiệp đồng tác chiến bảo vệ quốc phòng an ninh trên địa bàn toàn xã Minh Hương. - Ban chỉ huy quân sự xã: Chịu trách nhiệm quản lý công tác quân sự, xây dựng lực lượng, tổ chức huấn luyện, chỉ huy lực lượng Dân quân tự vệ: Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác quân sự quốc phòng, phối hợp với lực lượng công an giữ xìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã Minh Hương; Tham mưa cho chính quyền tổ chức nhân dân thực hiện tốt Luật nghĩa vụ quân sự, làm tốt chính sách hậu phương quân đội, quản lý lực lượng dự bị động viên. - Ban tài chính xã : Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc quản lý thu, chi ngân ngân sách xã; xây dựng dự toán kế hoạch cho đúng tiêu chuẩn, chấp hành dự toán và lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách đúng luật ngân sách Nhà nước; Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành nguyên tắc Tài chính kế toán và công khai tài chính hàng năm của các đơn vị, tổ chức cá nhân trực thuộc Uỷ ban nhân dân xã Minh Hương; Thực hiện việc quản lý thu, chi các nguồn vốn, kinh phí vật tư, tài sản của Uỷ ban nhân dân xã; Thực hiện công tác quản lý thị trường tại địa bàn xã Minh Hương. - Ban Văn hoá xã: Xây dựng chương trình hoạt động, tham mưu cho Uỷ Ban nhân dân xã về công tác văn hoá giáo dục, thông tin thể dục thể thao cho đến từng thôn bản; Thực hiện công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của Uỷ ban nhân dân xã; tham mưu cho chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã về công tác giáo dục từ chất lượng dạy và học đến cơ sở vật chất của nhà trường; Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân xã lập kế hoạch nguồn lao động giải quyết việc làm và thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, công tác chăm sóc sức khoẻ khám chữa bệnh của trạm y tế, các chương trình quốc gia về y tế và dân số. - Ban nông nghiệp xã: Có chức năng tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã về công tác phát triển kinh tế nông lâm nghiệp của địa phương xây dựng các kế hoạch sản xuất về giống cây trồng, vật nuôi có các mô hình dự án , cung ứng giống vật tư, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất; Phối kết hợp với kiểm lâm địa bàn thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng. - Bộ phận một cửa: Đây là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Uỷ ban nhân dân xã : Bộ phận một cửa có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết các đơn thư và chứng thực cho những người dân đến giao dịch hướng dẫn tổ chức, công dân đến liên hệ về nhữnh công việc thuộc trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân xã, nhận hồ sơ đã đủ thủ tục và trả kết quả giải quyết cho công dân. + Văn phòng - thống kê : Theo dõi, tổng hợp tình hình tiếp nhận, giải quyết trả hồ sơ của công chức và lưu dữ các hồ sơ thuộc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; Là đầu mối phối hợp với các cán bộ, công chức khác thuộc Uỷ ban nhân dân xã kịp thời giải quyết các vấn đề vướng mắc sảy ra; Thực hiện công tác thống kê trên các lĩnh vực thuộc và đôn đốc các nhiệm vụ mà Chủ tịch xã giao cho trên địa bàn xã. + Tư pháp hộ tịch: Thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý hộ tịch, hộ khẩu, chứng thực; Là đầu mối với các công chức khác để giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực hộ tịch, hộ khẩu, đăng ký kết hôn, khai sinh khai tử; Tham mưu cho chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã các văn bản tuyên truyền về quy ước trong việc ra các văn bản Luật về mặt pháp lý theo đúng chuyên môn của một người cán bộ. + Địa chính xây dựng: Thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng nhà ở và các công trình trọng điểm của xã; Thực hiện công tác xây dựng, quản lý và duy tu bảo dưỡng các công trình giao thông, thuỷ lợi , giao đất giao rừng cho từ người dân và cấp sổ bìa đỏ cho đồng bào tái định cư huyện Na Hang di chuyển về địa bàn xã cho người dân ổn định làm việc và xây dựng quy hoạch theo nông thôn mới cho đến từ thôn bản sao cho đúng chỗ, dúng lúc; Hướng dẫn tiếp các tổ chức, cá nhân đến liên hệ về các công việc thuộc lĩnh vực đất đai, nhà ở và sau đó trả kết quả cho các tổ chức, công dân. 1.4. Nhiệm vụ của ngân sách xã 1.4.1. Khái niệm Ngân sách xã, phường, xã Minh Hương là một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách Nhà nước, vì thế có đầy đủ những đặc điểm chung của ngân sách các cấp chính quyền địa phương, đó là : - Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật. - Được quản lý và điều hành theo dự toán và theo chế độ, tiêu chuẩn mà Nhà nước đặt ra. Bên cạnh các đặc điểm chung của cấp ngân sách, ngân sách xã Minh Hương cũng có là vừa là cấp ngân sách vừa là đơn vị sử dụng ngân sách. Chính đặc điểm riêng này có ảnh hưởng và chi phối lớn đến quá trình tổ chức lập, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách. 1.4.2. Vai trò của ngân sách xã Minh Hương Trong hệ thống ngân sách Nhà nước, ngân sách xã Minh hương giữ vai trò là cấp ngân sách cơ sở, là phương tiện vật chất giúp Uỷ ban nhân dân xã Minh Hương thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của Pháp luật. Cụ thể Ủy ban nhân dân xã Minh hương sử dụng ngân sách để chi trả cho bộ máy hành chính, Đảng uỷ, các đoàn thể, bảo đảm cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế và môi trường, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế và các sự nghiệp giáo dục, y tế chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Theo sự phân cấp quản lý của Nhà nước về kinh tế- xã hội. Vì vậy có thể nói ngân sách xã giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền nhà nước ở cấp cơ sở, gắn bó mật thiết với dân, trực tiếp xử lý các vấn đề phát sinh xẩy ra trên địa bàn và thực hiện các Chỉ thị Nghị quyết của cấp trên về phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương. Trong nền kinh tế thị trường ngân sách xã có vai trò hết sức quan trọng. Uỷ ban nhân dân xã là tổ chức chính quyền cơ sở của bộ máy quản lý nhà nước, có chức năng nhiệm vụ thực hiện mục tiêu về quản lý kinh tế và giải quyết các công việc xẩy ra trên địa bàn, giải quyết các mối quan hệ giữa nhà nước với dân. Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân là quản lý các mặt theo chức năng nhiệm vụ được quy định và phân theo địa giới hành chính, quản lý ngân sách góp phần quan trọng giúp cho Ủy ban nhân dân điều chỉnh các hoạt động ở trên địa bàn đi đúng hướng, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước. Vai trò của ngân sách xã được thể hiện rõ qua các hoạt động thu, chi đối với việc quản lý kinh tế xã hội: Thông qua các hoạt động thu, chi của ngân sách mà Ủy ban nhân dân thực hiện kiểm tra, kiểm soát điều chỉnh các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế sao cho phù hợp với thực tế của địa phương mình. Với các hình thức thu và mức thu thích hợp, chế độ miễn giảm thu ngân sách bằng ngày công lao động tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh ở cơ sở, vì đối tượng tác động chủ yếu của thu ngân sách là thu nhập, mà mọi động lực cơ bản của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh là thu nhập ngày càng cao cho cơ sở và cá nhân thuộc cơ sở đó. Quan hệ tỷ lệ phân chia giữa các khoản thu nhập là một trong những vấn đề quan trọng quyết định đến xu hướng sản xuất kinh doanh của xã hội . Vấn đề này càng trở nên rõ ràng trong điều kiện nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường.Việc thu ngân sách đã tác động trực tiếp và việc hình thành các quan hệ tỷ lệ phân chia thu nhập trong phạm vi quản lý của xã hội. Chính vì vậy thu ngân sách góp phần quan trọng giúp cho chính quyền thực hiện việc điều tiết kích thích mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo hướng tích cực. Đây chính là sự quản lý hữu hình của nhà nước. Thu ngân sách giúp cho việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ có hiệu quả hơn. Trước đây nhà nước thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát chủ yếu bằng công cụ kế hoạch thì nay vai trò kiểm tra, kiểm soát đã được thực hiện bằng hệ thống pháp luật, hệ thống thuế. Với hệ thống thu thuế nói chung và thu ngân sách nói riêng Ủy ban nhân dân xã sẽ kiểm tra, giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ trong địa bàn xã trên các mặt chủ yếu như: thu nhập, giá cả mặt hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Thu ngân sách góp phần thực hiện các chính sách xã hội như đảm bảo công bằng giữa những người có nghĩa vụ nộp thuế đóng góp cho ngân sách xã, hoặc có những biện pháp cho những cơ sở sản xuất kinh doanh, để thúc đẩy những ngành nghề mới phát triển ở xã và phát triển kinh tế hộ gia đình. Ngoài ra thu ngân sách còn góp phần thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước như miễn giảm đóng góp cho hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn và cho những gia đình chính sách. Và chức năng cơ bản nhất của thu ngân sách xã là công cụ để lập quỹ, là yếu tố căn bản quyết định khả năng chi tiêu của xã. Vì đến nay căn cứ vào nhiệm vụ chi thực tế của xã, trên cơ sở đó để giao chỉ tiêu thu ngân sách hàng năm, nếu thu trên địa bàn không đáp ứng đủ chi thì ngân sách nhà nước cấp bổ sung phần còn thiếu để đảm bảo cho hoạt động của Ủy ban nhân dân Thông qua thu ngân sách bố trí các khoản chi tiêu để đảm bảo tăng cường hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động của Ủy ban nhân dân về quản lý nhà nước, giữ vững trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản công, bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, quản lý mọi hoạt động về kinh tế-văn hoá, thực hiện các chính sách xã hội và tăng cường cơ sở vật chất cho xã như trụ sở và phương tiện làm việc. Thu ngân sách đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng cho tổ nhân dân với phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” Uỷ ban nhân dân đã cùng nhân dân giải quyết tốt các vấn đề về xây dưng cơ sở hạ tầng như: “điện-đường-trường-trạm”, xây dựng các khu dân cư tái định cư na hang và đồng bàng người mông di chuyển đến xã có những nét văn hoá, gia đình văn hoá, xây dựng các tuyến đường liên tổ nhân dân để đi lại thuận lợi, đảm bảo thuận tiện cho việc phát triển kinh tế, văn hoá xã hội ở tổ nhân dân, tạo môi trường sống lành mạnh. Chính vì thế đã làm cho giao lưu buôn bán hàng hoá phát triển mạnh giữa các vùng, đồng thời góp phần to lớn vào việc khai thác tiềm năng và thế mạnh, thúc đẩy xoá bỏ phương thức sản xuất cũ để dần dần chuyển sang sản xuất hàng hoá tập trung, đa dạng thúc đẩy nền kinh tế- xã hội phát triển. Nhờ có những chính sách mở đang tạo điều kiện để chuyển đổi từ tự sản, tự tiêu sang sản xuất hàng hoá có chất lương cao phục vụ cho xã hội. Quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn để phát triển đa dạng hoá ngành nghề cho nông dân. Bằng phương pháp đầu tư vốn, Ủy ban nhân dân xã đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện công nghiệp hoá từng bước ở nông thôn, đưa công nghiệp hoá vào đồng ruộng giúp kinh tế nông thôn thoát khỏi tình trạng thâm canh manh mún, chuyển từ nền kinh tế thuần nông sang nền kinh tế thị trường, nhiều sản phẩm hàng hoá cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo điều kiện nâng cao thu nhập và đời sống của người nông dân. Khuyến khích nông dân áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào đồng ruộng, chăn nuôi các dự án mà huyện đầu tư vào như dự án nuôi vịt bầu hay chồng lúa bao thai là các loại đặc sản mà huỵện và tỉnh đã tin cậy đây là một nợi có lúa , vịt bầu ngon của xã Minh hương. Thu ngân sách xã là nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục, y tế ở xã, chăm lo sức khoẻ và thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình càng quan tâm đến các con em dân tộc ngày càng ổn định sẽ đem lại lợi ích trực tiếp cho nguời dân. Thu ngân sách còn đóng vai trò to lớn trong việc bảo tồn nền văn hoá tiên tiến đẩm đà bản sắc dân tộc. Các hoạt động văn hoá nghệ thuật thể dục thể thao là những hoạt động không những nhằm nâng cao đời sống tinh thần sức khoẻ, vui chơi giải trí của nhân dân mà còn là dịp tập hợp dân để tuyên truyền những chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Cuộc sống vật chất của người dân ngày càng ổn định và đi lên thì những đòi hỏi về đời sống tinh thần ngày càng cao. Hơn nữa tăng cường công tác thu để đảm bảo cân đối thu- chi cho ngân sách. Chính vì vậy thu ngân sách có vai trò chủ đạo to lớn trong việc điều chỉnh trình độ dân trí, sức khoẻ phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, cũng từ đó kinh tế nông thôn mới thoát khỏi tình trạng độc canh, phát triển đa dạng, phát sinh nhiều nguồn thu mới để tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ngày càng tăng, quy mô thu ngân sách ngày càng giữ vị trí quan trọng trong hệ thống ngân sách nhà nước và nền tài chính quốc gia. 1.4.3. Nội dung quản lý thu ngân sách xã Minh Hương 1.4.3.1. Quản lý nguồn thu của ngân sách xã Minh Hương Nguồn thu của ngân sách xã do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp trong phạm vi nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng. Nội dung quản lý nguồn thu ngân sách bao gồm: A. Các khoản thu ngân sách thị trấn được hưởng một trăm phần trăm (100% ): Là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tài chính bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư. Căn cứ quy mô nguồn thu, chế độ phân cấp quản lý kinh tế- xã hội và nguyên tắc đảm bảo tối đa nguồn tại chỗ cân đối cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, khi phân cấp nguồn thu, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét dành cho ngân sách xã, hưởng 100% các khoản thu dưới đây: - Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách thị trấn theo quy định. - Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã phần nộp vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định. - Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý. - Thu kết dư ngân sách năm trước. - Các khoản thu khác của ngân sách theo quy định của pháp luật. B.Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên: a - Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước gồm: - Thuế chuyển quyền sử dụng đất; - Thuế nhà, đất; - Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; - Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; - Lệ phí trước bạ nhà, đất. - Thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp Các khoản thu trên, căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã,, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyết định tỷ lệ phần trăm giữa các cấp ngân sách. b - Ngoài các khoản thu phân chia theo quy định tại điểm a. khoản B nêu trên, ngân sách xã còn được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bổ sung các nguồn thu phân chia sau khi các khoản thuế, lệ phí phân chia theo luật Ngân sách nhà nước đã giành 100% cho xã, và các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân đối được nhiệm vụ chi. C. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã: Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã, phường bao gồm: a - Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệch giữa dự toán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm). Số bổ sung cân đối này được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách và được giao ổn định từ 4 đến 5 năm. b - Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản thu bổ sung cho ngân sách xã, phường, là khoản bổ sung từ ngân sách huyện cho ngân sách xã, phường, để thực hiện nhiệm vụ thu chi theo từng năm. D. Ngoài các khoản thu nêu tại các khoản A,B,C trên Ủy ban nhân dân sách xã, không được đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật. 1.4.3.2.Quy trình quản lý thu ngân sách xã Minh hương 1.4.3.2.1. Thu ngân sách xã bằng chuyển khoản: a - Chuyển khoản qua ngân hàng Sơ đồ 2: QUY TRÌNH THU NGÂN SÁCH XÃ BẰNG CHUYỂN KHOẢN ( Trường hợp đối tượng nộp mở tài khoản tại ngân hàng ) BTC xã, CQ Thu Kho bạc Nhà nước Đối tượng nộp Ngân hàng (4) (5) (1) (2) (3) (3) (1) Cơ quan thu hoặc ban Tài chính xã ra thông báo thu gửi đối tượng nộp (2) Căn cứ thông báo thu, đối tượng lập giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước bằng chuyển khoản gửi ngân hàng nơi mở tài khoản đề nghị trích tiền từ tài khoản của mình để nộp ngân sách nhà nước. (3) Khi nhận được giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước, Ngân hàng thực hiện trích tài khoản tiền gửi của đối tượng để nộp ngân sách Nhà nước. (4) Khi nhận được hai liên giấy nộp tiền do ngân hàng chuyển đến, Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán thu ngân sách và xử lý các liên chứng từ theo chế độ quy định (trong đó nếu Ban tài chính xã trực tiếp quản lý đối tượng thì liên 4 cũng được giao cho Ban Tài chính xã). * Trường hợp khoản thu có phân chia với ngân sách cấp trên theo mẫu phụ lục số 14 Thông tư số 60/2003TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính gửi ban Tài chính xã để làm chứng từ hạch toán. (5) Kiểm tra, đối chiếu số liệu thu ngân sách xã minh hương b) Chuyển khoản qua Kho bạc Nhà nước. 1.4.3.2.2. Thu ngân sách xã tiền mặt: a) Thu trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước: Sơ đồ 3: QUY TRÌNH THU TIỀN MẶT TRỰC TIẾP VÀO KBNN Ban tài chính xã cơ quan thu Đối tượng nộp Kho bạc Nhà nước (1) (2,3) (3,4) (1) Cơ quan thu hoặc Ban Tài chính xã ra thông báo thu gửi đối tượng nộp. (2) Căn cứ vào thông báo thu, đối tượng nộp lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt số tiền phải nộp đến Kho bạc Nhà nước để làm thủ tục nộp tiền. (3) Khi nhận được tiền và giấy nộp tiền, KBNN làm thủ tục thu tiền, hạch toán thu ngân sách Nhà nước và xử lý các liên chứng từ theo chế độ quy định (trường hợp Ban Tài xã trực tiếp quản lý đối tượng liên 3 được gửi cho Ban Tài chính xã ). c) Thu qua cơ quan thu ban tài chính . Sơ đồ 4: Đối tượng nộp Ban tài chính xã Cơ quan thu Kho bạc Nhà nước (1) (2,3,4) THU NGÂN SÁCH XÃ QUA CƠ QUAN THU, BAN TÀI CHÍNH XÃ (1) Cơ quan thu, Ban Tài chính xã dùng biên lai thu để trực tiếp thu tiền từ đối tượng nộp. (2) Định kỳ, cơ quan thu hoặc Ban tài chính xã lập bảng kê biên lai thu, đồng thời căn cứ bảng kê biên lai thu lập giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước bằng tiền mặt cùng toàn bộ số tiền đã thu đến nộp vào KBNN. (3) Căn cứ bảng kê biên lai thu và giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước, KBNN làm thủ tục thu tiền, hạch toán thu ngân sách Nhà nước và xử lý các liên chứng từ theo chế độ quy định (trong đó liên 3 gửi cơ quan thu hoặc Ban Tài chính xã nếu cơ quan thu đã nhận được liên 2 thì liên 3 giao cho ban Tài chính xã, nếu Ban tài chính xã nhận được liên 2 thì liên 3 giao cho cơ quan thu). 1.3.3.2.3. Một số khoản thu khác của ngân sách xã - Thu bổ sung cân đối ngân sách xã hoặc thu vay của ngân sách xã : Căn cứ lệnh chi tiền của phòng Tài chính huyện KBNN thực hiện hạch toán thu ngân sách xã, đồng thời gửi một liên lệnh chi tiền cho Ban Tài chính xã để hạch toán. -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lý công tác thu thuế, phí và lệ phí nhằm cân đối ngân sách xã Minh Hương, huyện Hàm Yên Tỉnh Tuyên Quang.doc
Tài liệu liên quan