LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN NHÀ HỖN HỢP Ở VÀ LÀM VIỆC 21 TẦNG CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM 3
1.1. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM 3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 3
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy lãnh đạo của Tổng công ty 4
1.1.3. Tình hình chung về hoạt động sản xuất kinh doanh 7
1.1.4. Tình hình đầu tư tại Tổng công ty LILAMA 16
1.1.5. Các lĩnh vực hoạt động quản lý khác. 22
1.2. THỰC TRẠNG DỰ ÁN NHÀ HỖN HỢP Ở VÀ LÀM VIỆC 21 TẦNG LILAMA 25
1.2.1. Một số nét khái quát về Dự án Nhà hỗn hợp 21 tầng LILAMA 25
1.2.2.Một số nội dung quản lý dự án trong việc quản lý Dự án Nhà hỗn hợp ở và làm việc 21 tầng LILAMA 35
1.2.3. Đánh giá công tác quản lý dự án Nhà hỗn hợp cao tầng ở và làm việc LILAMA 77
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM LILAMA 80
2.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI 80
2.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ HỖN HỢP CAO TẦNG Ở VÀ LÀM VIỆC TẠI TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM 82
2.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 87
2.3.1. Kiến nghị đối với Tổng công ty 87
2.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước 88
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
92 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài quản lý dự án nhà hỗn hợp 21 tầng tại 124 minh khai, hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số nội dung quản lý dự án trong việc quản lý Dự án Nhà hỗn hợp ở và làm việc 21 tầng LILAMA
a. Mục tiêu của Dự án
a.1. Dự án cung cấp cho Tổng công ty 3.821 m2 văn phòng và 152 căn hộ, đáp ứng nhu cầu của cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty, tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm công tác. Cụ thể như sau:
Nhà chia làm 2 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên có 2 thang máy với sức tải mỗi thang là 960kg, tốc độ 1,75m/s. Quy mô các căn hộ thiết kế gồm 8 loại căn hộ (A, B, C, D, E, F, G, H), mỗi loại căn hộ có từ 1- 4 phòng ngủ, 1- 2 WC được bố trí hợp lý, phù hợp với phong tục tập quán của người Việt Nam.
Các khu chức năng chính của từng tầng như sau:
Tầng hầm: 1.791m2
- Nhà để xe: 10 ôtô, 254 xe máy
- Sảnh thang khối văn phòng: 18,9m2
- 02 phòng kĩ thuật: 38m2/phòng
- 02 phòng xử lý thu gom rác cho 2 đơn nguyên: 22m2/đơn nguyên
Tầng 1: 1.181m2
- Sảnh chính: 107m2
- Sảnh khu ở: 43m2/1 đơn nguyên
- Phòng làm việc Ban quản lý Dự án: 28m2
- Hệ thống thang bộ, lên khu văn phòng, thoát hiểm
- 02 WC: 13,2m2/1WC
- Shop: 480m2
Tầng 2, 3: 1.320m2/1 tầng
- Sảnh tầng: 97m2
- 02WC: 13,2m2/1WC
- Diện tích dành làm văn phòng: 405m2 x 2 = 910m2
Tầng kĩ thuật: 1.320m2
- Buồng kĩ thuật (3 phòng): 26,5m2- 26,5m2- 23m2
- Không gian sinh hoạt công cộng: 998,5m2
- 2 khu vệ sinh nam nữ: 13,2m2/khu
Tầng 4- 11: 1.188m2/1 tầng
Chia làm 2 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên bao gồm 05 căn hộ:
- Căn hộ A (SL:01):
Gồm: phòng khách, phòng ăn, khu bếp nấu, 02 phòng ngủ, 02WC, ban công, logia, sân phơi.
Diện tích xây dựng: 111,7m2
- Căn hộ C (SL: 02):
Gồm: phòng khách, phòng ăn, khu bếp nấu, 02 phòng ngủ, 02WC, ban công, sân phơi.
Diện tích xây dựng: 113,28m2
- Căn hộ D (SL: 01):
Gồm: phòng khách, phòng ăn, khu bếp nấu, 02 phòng ngủ, 01WC, ban công, sân phơi, kho chứa đồ nhỏ.
Diện tích xây dựng: 78,9m2
- Căn hộ E (SL: 01)
Gồm: phòng khách, phòng ăn, khu bếp nấu, 01 phòng ngủ, 01 WC, ban công, sân phơi.
Diện tích xây dựng: 70,5m2
Tầng 12- 19: 1.190m2/1 tầng
Chia làm 02 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên bao gồm 04 căn hộ:
- Căn hộ A (SL: 01):
Gồm: Phòng khách, phòng ăn, khu bếp nấu, 02 phòng ngủ, 02 WC, ban công, lôgia, sân phơi.
Diện tích xây dựng: 111,7m2
- Căn hộ B (SL:01):
Gồm: phòng khách, phòng ăn, khu bếp nấu,03 phòng ngủ,01 phòng làm việc, 02 WC, 01 kho, ban công, logia, sân phơi.
Diện tích xây dựng: 152,1m2
- Căn hộ C (SL: 02)
Gồm: phòng khách, phòng ăn, khu bếp nấu, 02 phòng ngủ, 02WC, ban công, sân phơi.
Diện tích xây dựng: 113,28m2
Tầng 20: 1.034m2
Chia làm 02 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên bao gồm 03 căn hộ:
- Căn hộ B (SL: 01):
Gồm: phòng khách, phòng ăn, khu bếp nấu, 03 phòng ngủ, 01 phòng làm việc, 02 WC, 01 kho, ban công, logia, sân phơi.
Diện tích xây dựng: 152,1m2
- Căn hộ F (SL: 01):
Gồm: phòng khách, phòng ăn, khu bếp nấu, 03 phòng ngủ, 02 WC, ban công, logia, sân phơi.
Diện tích xây dựng: 155,64m2
Diện tích sân vườn: 67,97m2
- Căn hộ G (SL: 01): là căn hộ đặc biệt thông tầng bằng 1 cầu thang nội bộ nằm trong căn hộ- tầng 1.
Gồm: 03 phòng ngủ (1 phòng kết hợp làm việc), 02 WC.
Diện tích xây dựng: 231,74m2
Tầng 21: 606,4m2
Chia làm 02 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên bao gồm 02 căn hộ:
- Căn hộ G (SL: 01), căn hộ đặc biệt thông tầng- tầng 2.
Gồm: phòng khách lớn, phòng ăn, khu bếp nấu, 01 WC.
Diện tích xây dựng: 231,74m2
Diện tích sân vườn: 169,53m2
- Căn hộ H (SL: 01):
Gồm: phòng khách, phòng ăn, khu bếp nấu, 02 phòng ngủ, 02 WC, ban công, logia, sân phơi.
Diện tích xây dựng: 114,27m2
Diện tích sân vườn: 43,02m2
Tầng mái: 66,5m2 x 2 = 133m2: Gồm các phòng kĩ thuật, buồng thang máy và bể nước mái.
Bảng 4: Bảng thống kê căn hộ
TT
Căn hộ
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Diện tích sàn (m2)
Diện tích sân vườn (m2)
Tổng diện tích sàn (m2)
1
A(2P)
32
21,05
111,68
3.574
2
B(4P)
18
11,85
152,10
2.738
3
C(2P)
64
42,10
113,28
7.250
4
D(1P)
16
10,52
78,90
1.262
5
E(2P)
16
10,52
70,50
1.128
6
F(3P)
2
1,32
155,64
67,97
345
7
G(3P)
2
1,32
231,74
169,53
548
8
H(2P)
2
1,32
114,27
43,02
250
Tổng diện tích sàn(dùng để tính khi bán căn hộ)
17.095
Các hạng mục phụ trợ khác gồm có 1 trạm biến áp, 1 trạm cung cấp gas, 1 bể nước ngầm có khối tích 400m3, 2 bể nước mái với tổng dung tích 90m3 đảm bảo đủ nguồn nước dự trữ 24 giờ cho nước sinh hoạt và nước cứu hoả khi có hoả hoạn xảy ra.
Ngoài ra, công trình còn có các khu dịch vụ khác cùng vườn hoa cây cảnh tạo nên một quần thể kiến trúc hài hoà, phù hợp với cảnh quan trong khu vực.
a.2. Nâng cao tiêu chuẩn ở và làm việc, góp phần nâng cao điều kiện sinh hoạt của cán bộ công nhân viên Tổng công ty Lắp máy.
a.3. Dự án hoàn thành sẽ góp phần phát triển quỹ nhà cho thành phố.
a.4. Tạo môi trường sống văn minh hiện đại, có nhiều không gian cây xanh và các sinh hoạt chung khác, từ đó nâng cao khả năng giao tiếp cộng đồng.
a.5. Tạo điều kiện cho việc phát triển kiến trúc đa chức năng, phù hợp với tốc độ phát triển của Thành phố.
a.6. Nghiên cứu, khai thác một cách hợp lý và hiệu quả nhất quỹ đất trong Dự án, vừa đáp ứng được nhu cầu trong quy hoạch khu đô thị hiện đại, văn minh, vừa mang lại hiệu quả kinh tế xây dựng cao.
b. Hình thức tổ chức quản lý dự án:
Tổng công ty Lắp máy Việt Nam quản lý Dự án Nhà hỗn hợp cao tầng ở và làm việc theo Nghị định 52 của Chính phủ, sử dụng mô hình Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Cụ thể là chủ đầu tư tự thực hiện việc quản lý Dự án thông qua Ban quản lý Dự án với cơ cấu tổ chức như sau:
Giám đốc dự án: 1
Phó giám đốc dự án:1
Quản lý kĩ thuật: 8
Trong đó:
Giám sát kiến trúc xây dựng: 4
Giám sát điện:1
Giám sát nước: 1
Giám sát hệ thống gas: 1
Giám sát hệ thống thông tin + hệ thống PCCC: 1
Quản lý hành chính: 1
Quản lý dịch vụ khác + bảo vệ: 1
Tổng số là 12 người, ngoài danh sách biên chế trực tiếp của Ban quản lý, Chủ đầu tư còn sử dụng cán bộ chuyên viên của 2 phòng Kế hoạch- đầu tư và Tài chính- Kế toán của Tổng công ty Lắp máy để thực hiện các nghiệp vụ trong việc quản lý đầu tư.
Căn cứ vào nhiệm vụ của Tổng giám đốc giao, Trưởng Ban Quản lý đệ trình Lãnh đạo chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý và phân công công việc tới từng cán bộ. Ban Quản lý chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc triển khai thực hiện Dự án đúng theo Nghị định 52/1999/NĐ- CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Ban quản lý sẽ được bố trí nơi làm việc và các phương tiện cần thiết để tiến hành công việc.
c. Quản lý thời gian và tiến độ Dự án
Quản lý thời gian và tiến độ dự án là quá trình quản lý bao gồm việc thiết lập mạng công việc, xác định thời gian thực hiện từng công việc cũng như toàn bộ dự án và quản lý tiến trình thực hiện các công việc dự án trên cơ sở các nguồn lực cho phép và những yêu cầu về chất lượng đã định.
Mục đích của quản lý thời gian là làm sao để dự án hoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách và nguồn lực cho phép, đáp ứng những yêu cầu đã định về chất lượng.
Quản lý thời gian là cơ sở để giám sát chi phí cũng như các nguồn lực khác cần cho công việc dự án.
Tiến độ thực hiện Dự án Nhà hỗn hợp 21 tầng LILAMA như sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư: 1/2003 - 4/2003
Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư
Hoàn thành thiết kế , dự toán và các thủ tục tuyển chọn nhà thầu: 4/2003 - 6/2003.
Khởi công xây dựng: Quý IV/2003.
Hoàn thành xây dựng: Quý IV/2005
Giai đoạn 3: Kết thúc đầu tư, quyết toán: Quý I/2006.
(Xem thêm phụ lục 1: Tiến độ thực hiện Dự án).
d. Quản lý nhân lực
Quản lý nhân lực là việc hướng dẫn, phối hợp những nỗ lực của mọi thành viên tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu dự án.
- Ban quản lý Dự án tiến hành lập kế hoạch nhân lực cho dự án Nhà hỗn hợp cao tầng ở và làm việc LILAMA:
+ Căn cứ vào từng tiến độ và tiến độ chi tiết để xác định biểu đồ nhân lực cho từng giai đoạn thi công.
+ Yêu cầu các nhà thầu báo cáo nhân lực hàng ngày theo mẫu (có các loại thợ và cán bộ như thế nào?).
- Tuyển dụng, đào tạo: Chuẩn bị lực lượng cho Ban Quản trị nhà theo Báo cáo nghiên cứu khả thi cho tiếp cận công trình trong quá trình thi công để nắm bắt thành thạo trước khi tiếp quản tiến hành công trình.
- Quản lý lương, thưởng: áp dụng hệ số năng suất theo từng thang để bình xét cho cán bộ công nhân viên. áp dụng mức thưởng cho từng mục tính ngắn hạn (từng tầng, từng sàn, từng hạng mục).
e. Quản lý thông tin
Quản lý thông tin dự án là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông suốt một cách nhanh nhất và chính xác giữa các thanh viên dự án và với các cấp quản lý khác nhau. Hệ thống quản lý thông tin của Dự án Nhà hỗn hợp ở và làm việc 21 tầng LILAMA được thực hiện qua 3 kênh:
+ Kênh từ tư vấn giám sát.
+ Kênh từ nhà thầu.
+ Kênh từ cán bộ Ban quản lý dự án tự kiểm tra.
f. Quản lý hoạt động cung ứng và mua bán
Quản lý hoạt động cung ứng và mua bán là quá trình lựa chọn nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ, thương lượng, quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên vật liệu, trang thiết bị, dịch vụ... cần thiết cho dự án. Quản lý hoạt động cung ứng và mua bán cho Dự án Nhà hỗn hợp ở và làm việc 21 tầng LILAMA thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi, cho phép tất cả các nhà thầu có đủ năng lực tham gia đấu thầu. Quản lý hợp đồng theo mẫu 02/2005 của Bộ Xây dựng ban hành. Qua đó, Ban quản lý Dự án đã lựa chọn cho mình các đơn vị sau tham gia thực hiện Dự án:
+ Nhà thầu thi công:
- Phần móng: Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (LICOGI).
- Phần thân: Công ty kĩ thuật nền móng và xây dựng 20.
+ Đơn vị thiết kế:
- Chủ trì thiết kế & Thiết kế kiến trúc: Công ty TNHH kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị và Cộng sự.
- Thiết kế phần kết cấu: Công ty Tư vấn và thiết kế Xây dựng Hà Nội.
- Thiết kế phần kĩ thuật: Công ty Tư vấn Lắp máy.
+ Đơn vị tư vấn giám sát: Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng- Bộ Xây dựng.
Tổng công ty tiến hành công tác giải phóng mặt bằng. Để thực hiện toàn bộ các công việc giải phóng mặt bằng, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam đã thành lập các Hội đồng và tổ công tác sau:
+ Hội đồng Giải phóng mặt bằng để chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng.
+ Hội đồng đánh giá tài sản và đền bù để giải phóng mặt bằng.
+ Tổ đánh giá tài sản trước khi phá dỡ, lập dự toán đền bù phá dỡ, di chuyển theo đúng chế độ hiện hành.
Những đối tượng cần giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình là nhóm nhà làm việc hiện sử dụng 984m2 mặt bằng gồm các nhà 3 tầng, 2 tầng, hội trường và đang là nơi làm việc của các bộ phận sau:
- Viện điều dưỡng.
- Công ty thí nghiệm cơ điện.
- Viện nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ Hàn.
- Công ty cơ giới tập trung.
Phương án giải phóng mặt bằng: Xây dựng một nhà làm việc mới 5 tầng với tổng diện tích sàn là 1.445m2 tại khu B đã được duyệt trong Quy hoạch tổng thể (QH 01) để bố trí di chuyển các bộ phận hiện đang làm việc tại nhà 3 tầng sang làm việc tại công trình mới này, cụ thể như sau:
Tầng 1: Viện điều dưỡng.
Tầng 2: Hội đồng Quản trị.
Tầng 3: Công ty Cơ giới tập trung, Phòng Đào tạo, Viện nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ Hàn, Công ty Thí nghiệm cơ điện.
Tầng 4: Công ty Thí nghiệm cơ điện.
Tầng 5: Hội trường và phòng họp.
Hợp đồng với các đơn vị chuyên ngành (có tư cách pháp nhân) để thực hiện việc phá dỡ và di chuyển các phế thải đến nơi quy định. Việc tháo dỡ, dọn dẹp mặt bằng sẽ được tiến hành theo kế hoạch của Ban Quản lý Dự án đưa ra, đến hết quý II/2003 sẽ bàn giao mặt bằng cho Ban Dự án.
Kinh phí giải phóng mặt bằng bao gồm:
+ Kinh phí phá dỡ công trình cũ.
+ Kinh phí đền bù, di chuyển cho các đối tượng cần giải phóng.
Tất cả các kinh phí trên được tính vào tổng mức đầu tư của Dự án và được phân bổ cho các đối tượng góp vốn theo tỷ lệ quy định cụ thể. Theo Thông tư số 09/2000/TT- BXD ngày 17/7/2000 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư, kinh phí phá dỡ được tính vào phần chi phí xây lắp và kinh phí đền bù, di chuyển được tính vào phần chi phí khác của tổng mức đầu tư Dự án.
Kinh phí phá dỡ: Bao gồm chi phí cho việc phá dỡ các công trình cũ và di chuyển phế thải đến nơi quy định.
Bảng 5: Bảng tính toán chi phí phá dỡ công trình cũ
TT
Đối tượng cần giải phóng
Kinh phí phá dỡ (tr.đ)
1
Nhà làm việc Công ty Thí nghiệm cơ điện (2 tầng)
35
2
Nhà hội trường (1 tầng)
75
3
Nhà điều dưỡng (3 tầng)+ bếp điều dưỡng
150
4
Sân tennis
30
5
Hệ thống điện, đường nội bộ, cây xanh
10
Cộng
300
Kinh phí đền bù, di chuyển:Bao gồm:
+ Kinh phí đền bù những thiệt hại cho các đơn vị, cá nhân do phải phá dỡ và di chuyển.
+ Kinh phí phục vụ công tác di chuyển.
+ Kinh phí tổ chức thực hiện đền bù như khảo sát, lập dự toán, họp, tổ chức giám sát...
Sau đó, Tổng công ty tiến hành bàn giao mặt bằng cho Ban quản lý Dự án cùng các đơn vị tiến hành quản lý, thi công xây dựng công trình:
Bảng 6: Bảng tính toán kinh phí đền bù và di chuyển:
TT
Đối tượng cần giải phóng
Kinh phí đền bù, di chuyển (tr.đ)
1
Nhà làm việc Công ty Thí nghiệm cơ điện (2 tầng)
70
2
Nhà hội trường (1 tầng)
140
3
Nhà điều dưỡng (3 tầng)+ bếp điều dưỡng
490
4
Sân tennis
250
5
Hệ thống điện, đường nội bộ, cây xanh
50
Cộng
1.000
Công trình được thiết kế đạt tiêu chuẩn công trình có độ bền vững cấp I, chịu được động đất cấp 7, chịu lực bậc 1.
* Giải pháp kết cấu nền móng: Dùng cọc khoan nhồi đường kính 800ữ1200mm, bê tông cốt thép M350.
- Các thông số kĩ thuật:
Với cọc khoan nhồi, sử dụng kết hợp 3 loại đường kính: 14 cọc đường kính 800mm dài 44m; 80 cọc đường kính 1000mm dài 44m; 74 cọc đường kính 1.200mm dàI 44m.
Với tường chắn, rộng 0,5m, cao 3m.
Độ sâu hạ cọc: các cọc khoan nhồi đều được đặt vào tầng cuội sỏi có chỉ số SPT N > 100 ở độ sâu -43m đến -45m so với cốt mặt đất tự nhiên (cốt miệng hố khoan).
Sức chịu tải của cọc với cọc khoan nhồi, 300 tấn đối với cọc đường kính 800mm, 400 tấn đối với cọc đường kính 1000mm, 600 tấn đối với cọc đường kính 1.200mm.
Mác vật liệu làm cọc: Dùng bê tông thương phẩm mác 350# độ sụt 17- 19. Cốt thép nhóm AII (Ra = 2.800kg/cm2).
- Phương pháp và trình tự thi công:
Trình tự:
Tiến hành thi công cừ Larsen bao quanh công trình các các trục (1), (7) và (A), (H) từ 1,35- 1,5m.
Tiến hành thi công cọc từ ngoài vào trong, trước tiên thi công toàn bộ các cọc đến cao trình mặt trên sàn tầng hầm thứ nhất (-3m), vị trí thi công cọc tại cốt mặt đất tự nhiên.
Thi công đào đất tầng hầm thứ nhất: Tiến hành đào đất tới cốt đáy móng (-5,6m) thi công dài, giằng móng sau đó tiến hành thi công tường bao tầng hầm, xử lý chống thấm cho tường bao.
Thi công cọc khoan nhồi:
Dùng khoan guồng xoắn tạo lỗ.
Giữ thành hố khoan bằng dung dịch BENTONITE. Tuỳ điều kiện cụ thể có thể sử dụng ống vách thép giữ thành trong phạm vi 10m trên cùng.
Đặt lồng thép theo thiết kế.
Đổ bê tông từ dưới lên.
Trước khi thi công, nhà thầu phải có biện pháp thi công cụ thể để thiết kế, Chủ đầu tư xem xét và làm căn cứ cho tư vấn giám sát.
Biện pháp kiểm tra chất lượng cọc:
+ Thử tải trọng tĩnh:
Thử bằng phương pháp chất tải để xác định sức chịu tải của cọc. Trước khi thử cọc phải có quy trình chi tiết để thiết kế xem xét và làm căn cứ cho tư vấn giám sát trong quá trình thi công.
Tải trọng thử cọc giới hạn từ 800 đến 1.200 tấn nhưng không được thử đến phá hoại cọc.
Cường độ cọc đủ mác 28 ngày mới được chất tải.
Số lượng cọc thử: 03 cọc.
Thử siêu âm:
Thử siêu âm nhằm kiểm tra độ đặc chắc, đồng nhất và khuyết tật của cọc.
Siêu âm cọc theo 3 lỗ chừa sẵn trong cọc. Trong 3 lỗ có 1 lỗ có đáy lỗ cách đáy cọc khoan nhồi 1m, để khoan lấy mẫu nhằm xác định cường độ vật liệu cọc, đồng thời xác định độ lắng cặn BETONITE.
Số lượng cọc thử siêu âm: 48 cọc.
+ Thử động (PIT):
Nhằm sơ bộ xác định độ chắc và sức chịu tải của cọc.
Số lượng cọc thử: 80 cọc.
+ Khoan lấy mẫu: Khi kết quả siêu âm, thử động có vấn đề, đề nghị cho tiến hành kiểm tra bằng khoan lấy mẫu tại chỗ suốt chiều dài cọc.
Yêu cầu chung cho kiểm tra chất lượng cọc: Lập báo cáo kết quả các biện pháp thử cọc ở trên, nêu kết luận cụ thể về: sức chịu tải của cọc theo đất nền, độ đặc chắc, đồng nhất của cọc, cường độ vật liệu làm cọc, đánh giá địa tầng dưới mũi cọc.
Đài, giằng:
Đài cọc dày 2.500mm nối với nhau bằng các giằng bê tông cốt thép rộng 1.400mm, cao 2.500mm.
Vật liệu làm đài, giằng: Bê tông thương phẩm mác 400 độ sụt 12. Cốt thép nhóm AII (Ra = 2.800kg/cm2), nhóm AIII (Ra = 3.600kg/cm2).
* Giải pháp kết cấu phần thân:
+ Giải pháp: Căn cứ vào hồ sơ kiến trúc để lựa chọn phương án kết cấu, giải pháp kết cấu: hệ kết cấu kết hợp:
- Hệ kết cấu theo phương đứng bao gồm hệ cột và các vách lõi chịu tải trọng đứng.
- Hệ kết cấu phương ngang được cấu tạo bởi hệ sàn cứng truyền tải trọng do gió và động đất vào lõi và vách cứng, một phần vào hệ cột khung theo độ cứng của cấu kiện. Cụ thể:
Tầng hầm thứ 1 đến sàn tầng 4 có kết cấu khung giằng kết hợp vách bê tông cốt thép. Hệ dầm khung để đảm bảo yêu cầu kiến trúc, với dầm sàn tầng 1 chọn dầm tiết diện bẹt. Kết cấu sàn bê tông cốt thép đổ tại chỗ dày 100cm.
Từ sàn tầng 5 đến sàn tầng 19 chọn giải pháp kết cấu cột, dầm và sàn bê tông cốt thép theo khẩu độ của kiến trúc 6,4 x 6,4m với hệ thống lưới cột cùng hệ dầm đan xen. Tiết diện của cột bê tông cốt thép thay đổi theo yêu cầu chịu lực.
Kết cấu sàn tầng 20 và 21 chọn giải pháp kết cấu khung dầm bê tông cốt thép để tăng độ cứng phần đỉnh của công trình.
+ Lựa chọn vật liệu chính: Vật liệu sử dụng chung cho toàn công trình được lựa chọn như sau:
- Bê tông: Dùng bê tông thương phẩm mác 400# cho các cấu kiện cột, vách từ tầng hầm 1 đến tầng kĩ thuật:
Rnc = An.R = 0,73.220 = 160,6kg/cm2
Rkc = 18kg/cm2
Mô đun đàn hồi Eb = 330.10 kg/cm2
Hệ thống biến dạng ngang của bê tông- hệ số poatxong ε = 0,2
Mô đun chống trượt Gb = 0,4Eb= 116.103 kg/cm2
Hệ số biến dạng nhiệt = 1.10-5l/độ
Dùng bê tông thương phẩm mác 350# cho các cấu kiện cột vách từ tầng 4 đến tầng 21 và dầm sàn cho toàn bộ các tầng:
Rnc = An.R = 0,735.195 = 143,33 kg/cm2
Rkc = 16,5kg/cm2
Mô đun đàn hồi Eb = 3100kg/cm2
Hệ thống biến dạng ngang của bê tông- hệ số poatxong ε = 0,2
Mô đun chống trượt Gb = 0,4 Eb = 116.103kg/cm2
Hệ số biến dạng nhiệt = 1. 10-5 l/độ
- Cốt thép: Cốt thép chịu lực chính dùng thép CIII:
Rac = 4000kg/cm2 — Ka = 1,15 đối với thép nhóm CII và CIII
Ra = (Rac + Ka)/Rac = 4000/1,15 = 3.478kg/cm2
Ea = 2.000.000kg/cm2
- Gạch xây: Gạch 2 lỗ mác 75#- Khối xây đặc có trọng lượng 1.500 kg/m3
Tường 110 gạch ống 180kg/m2
Tường 220 gạch ống 330kg/m2
Vữa trát dùng vữa xi măng mác 50#
- Yêu cầu chiều dày lớp bảo vệ bê tông cho kết cấu bê tông cốt thép theo TCVN 6160 và TCVN 2622.
Theo điều TCVN 6160, nhà cao tầng phải được thiết kế với bậc chịu lửa tối thiểu của các cấu kiện chính như sau:
Cột, tường chịu lực, tường buồng thang: 150 phút
Cầu thang: 60 phút
Các tường không chịu lực: 30 phút
Kết cấu sàn: 60 phút
Theo TCVN 2622, để đảm bảo các điều kiện trên yêu cầu lớp bảo vệ cho cấu kiện như sau:
Đối với cột, dầm: 30mm
Đối với sàn: 20mm
Hệ thống kĩ thuật:
Hệ thống cấp thoát nước:
* Hệ thống cấp nước: Hệ thống cấp nước trong nhà dùng để đưa nước từ mạng lưới bên ngoài toà nhà đến mọi thiết bị, dụng cụ vệ sinh hoặc máy móc tiêu thụ nước trong nhà và các thiết bị cứu hoả. Mạng lưới cấp nước được bố trí như sau:
+ Nước từ mạng cấp nước thành phố chảy vào bể ngầm, có 2 đường cấp vào:
Nguồn hiện có là tuyến ống gang D150 bên kia đường bê tông trước cửa.
Nguồn đặt thêm D150 nối từ tuyến ống mới D600 trên đường Minh Khai.
+ Nước được bơm từ bể ngầm lên bể điều hoà mái.
+ Nước được phân phối từ bể điều hoà trên mái đến các hộ tiêu thụ nước và các thiết bị cứu hoả thông qua các hệ thống ống nhánh và van điều chỉnh áp suất.
Dựa trên cơ sở tiêu chuẩn dùng nước TCVN 4513 1988, nhu cầu dùng nước sinh hoạt của cả toà nhà được xác định bằng 300m3/ngày đêm, lượng nước cần thiết để chữa cháy trong 3 giờ là 108m3. Toàn bộ công trình được bố trí 1 bể nước ngầm với dung tích bể là 320m3 và 2 bể điều hoà với tổng dung tích 90m3 trên mái.
Trong giờ dùng nước ít, nước được dự trữ trên bể điều hoà, trong các giờ cao điểm nước từ bể chảy xuống cùng với trạm bơm, bơm tới để cung cấp nước cho các hộ dùng nước. Ngoài ra, bể nước còn làm nhiệm vụ dự trữ nước dự phòng để chữa cháy trong 10 phút và tạo ra áp lực để đưa nước tới các nơi tiêu dùng. Bể nước điều hoà có dung tích 90m3 được chia thành 2 bể trên mái, mỗi bể có dung tích 45 m3 để tải trọng của nó không quá lớn sẽ làm tăng tải trọng của mái, ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà.
Dự kiến Dự án sẽ chọn 2 bơm, một bơm làm việc và một bơm dự phòng theo chế độ đóng mở tự động có công suất Q = 46m3/h; H = 95m; N = 22KW.
Ưu nhược điểm của hệ thống cấp nước được chọn là:
Hệ thống nhỏ gọn, dễ quản lý và điều hành.
Tải trọng lớn của điều hoà dồn lên mái.
Giá thành của toàn bộ hệ thống cao do đầu tư lớn cho van giảm áp.
* Hệ thống thoát nước:
+ Vạch tuyến mạng lưới thoát nước:
Hệ thống ống đứng, ống thu gom tầng kĩ thuật, tầng hầm đều được tính toán lưu lượng, vận tốc, độ dốc theo TCVN, từ đó đưa ra lựa chọn vật liệu là ống nhựa UPVC class 5 (độ dày lớn, áp suất ≥16kg/cm2) hoặc ống gang dẻo, được lắp đặt hệ thống giá đỡ, giá treo với xung lượng lớn đảm bảo khi vận hành có thể sử dụng lâu dài.
Do cách bố trí kiến trúc của các căn hộ trên mặt bằng, ta sẽ quyết định vị trí các ống thoát nước đứng. Mỗi căn hộ điển hình loại A, B (D+E), C gồm 4 khu: 2 khu vệ sinh, một khu bếp và một khu sảnh (sân phơi+ máy giặt). Công trình được bố trí 4 hệ thống ống đứng thu thoát cho 1 căn hộ từ tầng 20, 21 xuống tầng kĩ thuật (giữa tầng 3 và tầng 4) rồi xuống tầng hầm và đưa vào ngăn chứa (dùng cho bệ xí) ngăn lắng (dùng cho nước rửa) với 4 bể phốt, mỗi bể dung tích 20cm3, sau khi xử lý cơ học sẽ chạy ra hệ thống mương thải của khu vực Minh Khai, ra sông Kim Ngưu vào hồ điều hoà Yên Sở để xử lý tiếp, cuối cùng chảy ra sông Hồng.
Tại các khu vệ sinh, các thiết bị đều có xi phông đi kèm đưa vào xi phông tổng (cấp 2) để ngăn ngừa mùi hôi từ hệ thống chung xông lên, có hệ thống ống thoát hơi phụ cho thiết bị và công trình đạt tiêu chuẩn Việt Nam.
Tại khu bếp, máy giặt có xi phông thiết bị và xi phông tổng ở tầng kĩ thuật trước khi vào hệ thống góp chung khi lắp đặt các xi phông ở từng nơi trong căn hộ và xi phông tổng cần lưu ý đặt ở vị trí hợp lý để thuận tiện cho việc kiểm tra và vệ sinh thường xuyên để tránh ách tắc hệ thống.
+ Bể tự hoại: Bể tự hoại có nhiệm làm sạch sơ bộ hoặc hoàn toàn nước thải trong nhà trước khi thải ra sông, hồ hay mạng lưới thoát nước bên ngoài. Bể tự hoại thường được sử dụng trong trường hợp ngôi nhà có hệ thống thoát nước bên trong nhưng bên ngoài là hệ thống thoát nước chung, không có trạm xử lý tập trung hay ngôi nhà đứng độc lập riêng rẽ.
Theo tính toán thiết kế, toàn bộ nhà cần đến bể tự hoại với dung tích 80m3 để tiện bố trí các đường ống đứng, mặt khác theo QCVN thì các bể tự hoại dung tích < 25m3 mới có tác dụng, nên thiết kế sẽ chia bể tự hoại thành 4 bể, mỗi bể có dung tích 20m3. tất cả các bể tự hoại này đều là bẻ 2 ngăn. Hệ thống bể tự hoại sẽ được chia nhỏ ra, bố trí ở vị trí thuận lợi cho việc thoát nước thải từ các tầng trên xuống.
Hệ thống điện:
* Phương án cấp điện
+ Phân loại phụ tải:
Việc cấp điện cho Nhà ở và làm việc hỗn hợp 21 tầng dựa trên yêu cầu phụ tải thực tế có 2 loại phụ tải: Phụ tải ưu tiên và phụ tải không ưu tiên.
- Phụ tải ưu tiên: Là loại phụ tải luôn được cấp điện liên tục (nguồn cấp điện từ trạm biến áp và trạm diesel dự phòng), phụ tải này bao gồm:
Cấp điện thang máy (4 thang máy).
Cấp điện bơm nước sinh hoạt.
Cấp điện bơm nước cứu hoả.
Cấp điện chiếu sáng sự cố và các khu hành lang cầu thang, sảnh, chiếu sáng ngoài trời...
Các phụ tải cấp điện tầng 3 (khu văn phòng làm việc).
Các phụ tải cấp điện tầng 2 (khu văn phòng làm việc).
Các phụ tải cấp điện tầng 20, 21 (khu căn hộ VIP)
Các phụ tải cấp điện khu dịch vụ công cộng, tầng 1, tầng hầm.
Phòng trung tâm điều khiển: báo cháy, báo khói, thông tin liên lạc, bảo vệ, camera, ăngten...
Các căn hộ còn được bố trí một bộ đèn chiếu tại phòng khách khi xảy ra mất điện lưới.
- Phụ tải không ưu tiên: Là loại phụ tải được cấp nguồn từ trạm biến áp (2x630KVA) và phụ thuộc vào việc cấp điện của Sở điện lực thành phố Hà Nội. Phụ tải này bao gồm: Cấp điện dùng cho 144 hộ từ tầng 4 cho đến tầng 19 (chiếu sáng, ổ cắm và các thiết bị gia đình).
+ Giải pháp kỹ thuật cấp điện:
Căn cứ vào trị số công suất tính toán cho toàn khi nhà và vị trí mặt bằng địa lý, phương án cấp điện hợp lý nhất như sau:
Đặt 2 trạm biến áp 2x630KVA cấp điện cho toàn nhà (do Sở Điện lực Thành phố Hà Nội cấp).
Đặt 1 diesel có công suất 440KW dự phòng cắp điện cho các loại phụ tải ưu tiên (khi mất điện lưới thì nguồn diesel này sẽ tự động phát điện do có bộ phận chuyển nguồn tự động ATS).
Dựa trên vị trí mặt bằng địa lý, trạm biến áp và diesel được đặt tại tầng 1 của toà nhà, các tủ tổng và các tủ xuất tuyến được bố trí tại phòng điều khiển điện trung tâm tầng 1 trong khu kĩ thuật. Do đó cần phải kéo hai tuyến cáp chôn ngầm từ trạm biến áp- diesel đến khu kĩ thuật (tầng 1).
Do tính chất kiến trúc nhà chia làm 2 đơn nguyên (tầng 4- 21) nên tại phòng điều khiển điện trung tâm tầng 1:
Đặt hai tủ máy cắt tổng hạ áp và một tủ máy cắt phân đoạn.
Đặt mộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DAN234.doc