Đề tài Quản lý giá của mặt hàng xăng dầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG 5

1. Các khái niệm 5

1.1 . Giá sản phẩm 5

1.2 . Hoạt động quản lý giá 6

2. Sự cần thiết phải quản lý giá: 7

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ GIÁ CỦA MẶT HÀNG XĂNG DẦU TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 9

1. Tình hình biến động giá xăng dầu trên thế giới 9

1.1.Diễn biến giá xăng dầu và nguyên nhân: 9

1.2. Phản ứng của các nước đối với vấn đề tăng giá dầu thô: 13

2. Tình hình quản lý giá của mặt hàng xăng dầu trong điều kiện hội nhập 15

2.1. Cơ chế quản lý điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu qua các thời kỳ: 15

2.1.1. Giai đoạn trước năm 2000: 15

2.1.2. Từ năm 2000 đến nay: 17

2.1.3. Thực trạng và những tồn tại: 18

2.2. Tác động của tăng giá xăng dầu trên thế giới và ở Việt Nam 19

2.2.1. Tác động của tăng giá xăng dầu trên thế giới: 19

2.2.2. Tác động của tăng giá xăng dầu ở Việt Nam: 21

CHƯƠNG III : QUẢN LÝ KINH DOANH XĂNG DẦU VÀ GIẢI PHÁP 29

1. Tính cấp thiết của quản lý Nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu 29

2. Các cơ chế quản lý xăng dầu trên thế giới 30

2.1. Cơ chế thả nổi giá xăng dầu: 30

2.2. Cơ chế quản lý của Nhà nước có phụ thu hoặc bù giá: 31

2.3. Cơ chế dự trữ dầu mỏ và các sản phẩm dầu: 34

2.4. Cơ chế quản lý hỗn hợp: 34

3. Giải pháp, định hướng về quản lý kinh doanh xăng dầu trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 34

3.1. Dự báo điều kiện môi trường kinh doanh trong thời gian tới: 35

3.1.1. Dự báo xu hướng xăng dầu thế giới: 35

3.1.2. Dự báo nhu cầu xăng dầu trong nước trong 2008-2010: 35

3.1.3. Những khó khăn, thách thức và cơ hội: 35

3.2. Quan điểm quản lý điều hành thị trường xăng dầu trong nước: 36

3.3. Những giải pháp định hướng: 37

3.3.1. Cơ chế định giá và điều hành giá 37

3.3.2. Cơ chế điều hành giá thuế 39

3.3.3. Các giải pháp đồng bộ khác 39

KẾT LUẬN 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

 

 

 

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý giá của mặt hàng xăng dầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cán cân vãng lai tính theo phần trăm GDP của các nước này đã được điều chỉnh ngược về trước thời kỳ khi dầu tăng giá với mức nhanh hơn việc điều chỉnh giá dầu. Trong chừng mực mà những đợt tăng giá dầu hiện tại vẫn tiếp diễn mà không biết chắc là khi nào sẽ ngừng thì thặng dư cán cân vãng lai của các nước sản xuất dầu vẫn tiếp tục tăng. Tình hình quản lý giá của mặt hàng xăng dầu trong điều kiện hội nhập Cơ chế quản lý điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu qua các thời kỳ: Nhất quán với các nguyên tắc trên, thị trường xăng dầu trong nước được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện của mỗi thời kỳ, cơ chế quản lý của Nhà nước được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể. Giai đoạn trước năm 2000: Cùng với sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cơ chế quản lý đối với mặt hàng xăng dầu cũng từng bước chuyển đổi từ cơ chế phân phối theo chỉ tiêu định mức sang cơ chế tự bảo đảm kinh doanh, được chiết khấu bán hàng theo tỷ lệ phần trăm xác định trên doanh thu. Từ năm 1993, Nhà nước áp dụng cơ chế “ giá trần” (giá bán lẻ), doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tự quyết định giá nhập khẩu và hưởng lãi gộp. Tùy theo những biến động của thị trường dầu thế giới, Nhà nước điều chỉnh giá trần, hoặc điều chỉnh tăng – giảm thuế nhập khẩu, hoặc bù lỗ cho doanh nghiệp kinh doang xăng dầu để thực hiện mục tiêu điều tiết lợi ích giữa Nhà nước – người tiêu dùng doanh nghiệp theo phương thức sau: + Ban vật giá chính phủ (nay là cục quản lý giá của cục bộ tài chính) chủ trì cùng các bộ ngành có liên quan, xác định mặt bằng giá tối đa trên cơ sở tương quan với giá các vật tư, nguyên liệu khác trên thị trường, đảm bảo giá xăng dầu không tác động đột biến đến sản xuất và được người tiêu dùng chấp nhận. + Tùy theo biến động, giá nhập khẩu xăng dầu, bộ tài chính cân đối điều chỉnh tăng – giảm thuế nhập khẩu trên cơ sở định mức chi phí lưu thông bình quân của ngành và xăng dầu và giá trần đã được xác định. + Để dự phòng nguồn bù lỗ (không ảnh hưởng đến cân đối ngân sách), năm 1993 Nhà nước quyết định hình thành quỹ bình ổn giá thông qua cơ chế phụ thu và thực hiện cơ chế thu lệ phí giao thông qua giá xăng dầu nay là phí xăng dầu. Xét chung trong giai đoạn này, với cơ chế quản lý và điều hành của Nhà nước, được thực hiện trong điều kiện tương đối thuận lợi (giá xăng dầu thế giới ở vào giai đoạn giảm xuống thấp nhất sau chiến tranh vùng vịnh lần thứ nhất), nên các mục tiêu quản lý của Nhà nước đều thực hiện được. Cụ thể là: + Cân đối cung cầu được bảo đảm, thị trường ổn định, sản xuất và người tiêu dùng được bảo hộ. + Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bù đắp đủ chi phí và có lợi nhuận hợp lý. Nhà nước không phải bù lỗ và thu ngân sách với mức tương đối cao (khoảng 3500 – 5500 tỷ đồng/năm đối với tổng công ty xăng dầu Việt nam). Tuy nhiên, cơ chế quản lý điều hành trong giai đoạn này cũng tiềm ẩn những bất cập mà hậu quả là những khó khăn trong giai đoạn giá thị trường có biến động mạnh và ở mức cao. Từ năm 2000 đến nay: Về cơ bản, nội dung và phương thức quản lý điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu không có sự thay đổi. Đến năm 2003, trước diễn biến của thị trường xăng dầu thế giới, thị trường xăng dầu trong nước có dấu hiệu bất ổn, Nhà nước phải bù lỗ với mức tương đối lớn và ngày càng tăng. Nhà nước đã có sự thay đổi nhất định trong cơ chế quản lý. Tư tưởng chủ đạo và nội dung của cơ chế quản lý theo các quyết định trên được xem như một sự điều chỉnh cần thiết và tích cực trong giai đoạn vừa qua. Cụ thể là: + Với cơ chế “ giá định hướng” (được xây dựng trên cơ sở giá nhập khẩu dự báo cho một thời kỳ nhất định) và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được điều chỉnh giá bán trong phạm vi 10% đối với xăng và 5% đối với dầu nhằm tạo ra mặt bằng giá “ tiếp cận” với giá thế giới, giảm dần sự bảo hộ của Nhà nước đối với người tiêu dùng. Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đủ bù đắp chi phí và có lãi hợp lý. + Trong điều kiện thị trường xăng dầu thế giới có nhiều biến động bất lợi cả về giá và nguồn, song các doanh nghiệp vẫn bảo đảm ổn định được thị trường do được Nhà nước bảo đảm bằng cơ chế cấp bù. + Hệ thống phân phối xăng dầu được phát triển nhanh, mạnh và từng bước được xác lập tương đối ổn định và có sự chuyển biến cả về nội dung và phương thức kinh doanh. Người tiêu dùng và xã hội bắt đầu có những nhận thức mới trước sự điều chỉnh giá của chính phủ. Thực trạng và những tồn tại: Bên cạnh những kết quả tích cực của cơ chế quản lý Nhà nước trong giai đoạn vừa qua trong điều hành thực tiễn và trước những biến động của thị trường trong và ngoài nước, cơ chế hiện hành còn chứa đựng những bất cập cần được xem xét và giải quyết bằng các phương pháp vĩ mô trong giai đoạn tới, trong đó có thể xét đến: Thứ nhất, với chính sách bảo hộ được duy trì quá dài, giá thường được giữ ổn định trong một chu kỳ dài hoặc chỉ điều chỉnh theo một chiều thông qua việc điều chỉnh thuế hoặc bù giá đã khiến người tiêu dùng có tâm lý trông chờ, ỷ lại và thường có phản ứng khi Nhà nước điều chỉnh giá tăng. Điều quan trọng hơn, một khi giá xăng dầu được bảo hộ sẽ tạo giá thành có tính cạnh tranh ảo, lợi nhuận ảo, khiến các nhà sản xuất ít quan tâm đến giải pháp tiết giảm chi phí hoặc cải tiến quản lý, công nghệ để nâng sức cạnh tranh của sản phẩm. Nếu tình hình này tiếp tục được duy trì là cản trở lớn trong hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Thứ hai, Nhà nước phải dành khoản ngân sách đáng kể để bù lỗ, bù giá trong khi điều kiện ngân sách còn khó khăn. Trong trường hợp những biến động giá xăng dầu nhập khẩu không tiên liệu được, kế hoạch cân đối ngân sách thường bị phá vỡ. Đây là một sự bất hợp lý, trong khi Việt Nam cần tập trung mọi nguồn tài lực cho phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Thứ ba, cơ chế bảo hộ giá, không tính đến mặt bằng giá của các nước trong khu vực làm gia tăng “ thẩm lậu” qua biên giới và các hành vi gian lận thương mại khác. Nhà nước khó có thể kiểm soát và kiềm chế bằng các biện pháp hành chính. Tương tự, cũng khó có thể thực hiện được chủ trương tiết kiệm nhiên liệu. Thư tư, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu theo cơ chế bù lỗ sẽ mất đi tính chủ động trong kinh doanh, tạo ra tâm lý ỷ lại, tiêu giảm động lực phát triển do không có khả năng tích tụ tái đầu tư và đầu tư phát triển, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật. Thứ năm, trong thực tế điều hành, dù có nỗ lực lớn, cũng khó có thể điều hành giá trần và thuế kịp thời trước sự biến động nhanh chóng, thường xuyên của thị trường xăng dầu thế giới. Nói cách khác, tính khả thi của cơ chế có những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, phương pháp, tiêu chí cấp bù lỗ cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng khó có thể đạt được các chuẩn mực, chưa kể đến chi phí cho công việc này (từ phía cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp). Cuối cùng, cơ chế quản lý hiện hành đối với xăng dầu sẽ không phù hợp với các nguyên tắc và yêu cầu khi Nhà nước thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2. Tác động của tăng giá xăng dầu trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1. Tác động của tăng giá xăng dầu trên thế giới: a. Tác động tiêu cực - Có tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế và các cân đối vĩ mô của nhiều nước; - Làm nguồn thu ngân sách giảm; - Ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu; b. Tác động tích cực - Việc tiêu dùng xăng dầu sẽ trở nên hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả hơn; - Thúc đẩy ngành công nghiệp khai thác, lọc hóa dầu phát triển nhằm bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận các ngành sản xuất trong xã hội; - Thúc đẩy công tác nghiên cứu, tìm kiếm sản phẩm thay thế xăng dầu; Điều đáng lý giải là việc giá dầu tăng mạnh trong hai năm lại đây đã không gây ra tình trạng suy thoái nền kinh tế thế giới như trong những năm 1970 và đầu 1980. Thực tế cho thấy ảnh hưởng vượt trội của các dầu mỏ lên giá dầu trong thời gian gần đây có tác động tiêu cực ở mức độ thấp hơn và ngắn hơn so với trường hợp có sự sụt giảm cung dầu mỏ (UNESCAP 2005). Trong khi đó, tỷ trọng của dầu trong sản xuất và tiêu dùng, đặc biệt là ở các nước phát triển, dã giảm tương đối. Hơn nữa, các nước tiêu thụ dầu lớn như Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang tập trung đầu tư vào các công nghệ tiết kiệm năng lượng. Mặc dù vậy, giá dầu tăng cũng có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định tới sự ổn định vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và việc giảm nghèo ở các nước trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2005 của nhiều nước có lẽ cao hơn nếu giá dầu không ở mức quá cao. Theo đánh giá của UNESCAP (2005), nếu giá dầu ổn định ở mức cao hơn hiện tại 10 USD\thùng, tăng trưởng kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là Philippin, Thái Lan và Singapo sẽ chậm lại đáng kể. Đồng thời, lạm phát ở các nước đều tăng. Tăng trưởng kinh tế chậm cộng với giá hàng hóa dịch vụ thiết yếu tăng có tác động tiêu cực đến những người nghèo. Thành tựu xóa đói giảm nghèo ở nhiều nước như Việt Nam, Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. các ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động như nông nghiệp xây dựng, đánh bắt thủy hải sản, v.v. cũng khó phát triển nhanh như trước, và đời sống của người dân đặc biệt là của người nghèo trở lên khó khăn hơn. 2.2.2. Tác động của tăng giá xăng dầu ở Việt Nam: Việt Nam tuy là một nước khai thác dầu với sản lượng khoảng 18-19 triệu tấn/năm để xuất khẩu nhưng lại phải nhập khẩu 100% lượng xăng dầu thành phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước vì thế giá xăng dầu phụ thuộc vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, giá bán xăng dầu ở trong nước lại chưa được áp dụng cơ chế giá thị trường Bảng 2: Sơ đồ quản lý hoạt động xăng dầu ở Việt Nam Tài sản chính phủ nhà nước Xuất khẩu dầu thô Thu từ dầu thô Các loại thuế Nhập khẩu xăng dầu Chỉ tiêu Bù lỗ Các loại thuế Khu vực tư nhân Tài nguyên thiên nhiên(dầu) Nhu cầu xăng trong nước của Việt Nam ngày càng tăng cùng với quá trình phát triển kinh tế. Trong giai đoạn 2000-2004, nhu cầu xăng trong nước tăng bình quân khoảng 5,8%/năm, từ gần 8,2 triệu tấn năm 2000 lên hơn 10,2 triệu tấn năm 2004. Trong khi đó, năng lực chế biến các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam lại gần như bằng không. Mỗi năm lượng xăng dầu sản xuất trong nước chỉ ở khoảng 200.000-300.000 tấn, xấp xỉ 2% tổng nhu cầu trong nước. Do đó, nhu cầu xăng dầu trong nước chủ yếu được đáp ứng bằng nguồn nhập khẩu. Từ đầu năm 2004 đến nay giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng cao gây áp lực lớn đối với kinh doanh xăng dầu và đối với thu chi của nền kinh tế nên Nhà nước phải điều chỉnh giá bán xăng dầu nhiều lần và thực hiện phương châm chia sẻ khó khăn giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nhà nước giảm thuế nhập khẩu xăng dầu xuống 0% và thực hiện bù lỗ đối với kinh doanh dầu để bao cấp qua giá dầu cho nền kinh tế. Năm 2004 thực hiện 3 lần điều chỉnh giá; cụ thể: tháng 2 khi giá xăng dầu thế giới tăng 16-24% thì Nhà nước chỉ điều chỉnh tăng 5,6-9% (tùy loại); tháng7 khi giá xăng dầu thế giới tăng từ 11-55% so với giá bình quân năm 2003 thì Nhà nước chỉ điều chỉnh giá các loại dầu tăng 4-5% xăng tăng 17% đồng thời thực hiện cơ chế giá đảm bảo kinh doanh đối với xăng, Nhà nước không bù lỗ từ 01/7/2004; tháng 11 tiếp tục điều chỉnh tăng giá xăng lên khoảng 7%... Năm 2005, nước ta đã 4 lần điều chỉnh giá (trong đó có 3 lần điều chỉnh tăng giá xăng dầu và một lần điều chỉnh giảm giá xăng); cụ thể: đầu tháng 3, giá xăng dầu thế giới tăng mạnh, cao hơn mức bình quân năm 2004 từ 20-40%, do đó ngày 29/3/2005, tiếp tục thực hiện cơ chế giá bảo đảm kinh doanh, không bù lỗ đối với xăng nên Nhà nước đã tăng giá xăng lên 6,6%, các loại dầu 2-12% và thực hiện bù lỗ cho các loại dầu. Ngày 03/7 tăng giá xăng khoảng 10%, diezel 18%, dầu hỏa 32%, madut 17,5%. Ngày 17/8 tăng giá xăng dầu lên khoảng 10,6-15,4% tùy loại xăng dầu. Cùng với việc tăng giá xăng dầu ở các thời điểm trên, Nhà nước vẫn thực hiện giảm thuế nhập khẩu xăng dầu xuống 0% và bù lỗ đối với các loại dầu. Ngày 22/11, giá dầu thô trên thế giới giảm, Nhà nước đã giảm giá xăng 500 đồng/lít, tăng thuế nhập khẩu xăng từ 0% lên 5% và đầu tháng 12 điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu lên 10%. Đối với các loại dầu, Nhà nước vẫn giữ thuế suất nhập khẩu 0% và bù lỗ cho các đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Tháng 4/2006, giá dầu thô trên thế giới tăng mạnh, Nhà nước lại buộc phải điều chỉnh giá xăng dầu trong nước tăng lên và vẫn áp dụng nguyên tắc không bù lỗ đối với xăng, tiếp tục bù lỗ đối với các loại dầu, giữ thuế nhập khẩu xăng dầu bằng 0%. Bảng 3: Diễn biến giá xăng dầu năm 2005-2006, đồng/lít Chủng loại Trước 29/3/05 2005 2006 29/3 03/7 17/8 22/11 27/4 9/8 Xăng A92 7.500 8.000 8.800 10.000 9.500 11.000 12.000 Xăng A90 7.300 7.800 8.600 9.800 9.300 10.800 11.800 Xăng A83 7.100 7.600 8.400 9.600 9.100 10.600 11.600 Diezel 4.850 5.500 6.500 7.500 7.500 7.900 8.600 Dầu hỏa 4.800 4.900 6.500 7.500 7.500 7.900 8.600 Ma dút 4.000 4.700 4.700 5.500 6.000 Cơ cấu thị trường xăng dầu có mức độ “tích tụ” tương đối cao. Có 9 doanh nghiệp được Bộ Thương mại cấp giấy phép nhập khẩu xăng dầu. Các doanh nghiệp này có trách nhiệm nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu và được Nhà nước đảm bảo cân đối ngoại tệ. Trong số 9 doanh nghiệp được Nhà nước cấp giấy phép nhập khẩu xăng dầu, Petrolimex chiếm tỉ trọng lớn nhất (khoảng 60% năm 2004), tiếp theo là công ty thương mại dầu khí Petechim (10%). Mặc dù vậy, cũng chỉ có Petrolimex, Petec (công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư), Petechim và Saigon Petro là có mạng lưới bán lẻ sản phẩm trên thị trường. Hơn nữa, hệ thống công ty con của Petrolimex và Saigon Petro, những doanh nghiệp Nhà nước hầu như chi phối thị trường xăng dầu trong nước. Trong khi các đầu mối nhập khẩu và phân phối sản phẩm xăng dầu khác được quyền lựa chọn địa điểm, Petrolimex lại phải đảm bảo một mạng lưới bán lẻ rộng khắp cả nước (đều với mức giá theo quy định của Nhà nước). Đây chính là một kênh quan trọng nhằm đảm bảo chính sách quản lý xăng dầu của chính phủ được thực thi một cách có hiệu lực. Tuy nhiên, trong trường hợp các cơ quan hữu trách chậm phản ứng trước diễn biến giá dầu, hậu quả kinh tế đối với những doanh nghiệp này, cũng như gánh nặng trợ giá cho Ngân sách có thể rất tốn kém. Bản thân nhiều đại lý bán lẻ xăng dầu lại có năng lực yếu, chưa đủ điều kiện kinh doanh. Thực tế, không ít các doanh nghiệp đã tiếp tay cho buôn lậu xăng dầu, hay gian lận thương mại. Chẳng hạn pha thêm vào sản phẩm xăng dầu trở thành một cách kiếm lời, vì chỉ cần pha dầu vào xăng A92 rồi bán theo giá xăng A92 thì có thể kiếm lời lớn (Lao động 2006). Thực trạng hoạt động của các đại lý kinh doanh xăng dầu lại rất khó kiểm soát và điều chỉnh do số đại lý quá lớn. Trong khi đó, sự hiện diện của các công ty nước ngoài trong thị trường phân phối và bán lẻ xăng dầu trong nước còn rất hạn chế. Ngoại trừ việc tham gia thị trường nhựa đường, dầu nhờn, khí hóa lỏng, các công ty này còn chưa được phép tham gia thị trường bán lẻ các sản phẩm xăng dầu khác. Điều này phần nào đã hạn chế cạnh tranh trên thị trường xăng dầu Việt Nam, mặc dù quan điểm của Chính phủ vẫn là kiểm soát thị trường này nhằm bình ổn giá cả và hạn chế tác động tiêu cực có thể có đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Kéo theo đó là sự tăng giá cả tiêu dùng của người dân và Nhà nước đã phải điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi, biến động này. Giá xăng dầu tăng tác động cả trực tiếp và gián tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng xã hội qua hai kênh: Kênh thứ nhất là: trực tiếp kéo chỉ số giá của nhóm hàng xăng dầu trong “rổ” hàng hóa tính chỉ số giá tăng. Đồng thời cũng trực tiếp đẩy giá dịch vụ sử dụng xăng dầu tăng (như vận tải). Kênh thứ hai là: gián tiếp đẩy giá hàng hóa trong “rổ” hàng hóa tính chỉ số giá tăng do trong sản xuất, lưu thông hàng hóa đó có sử dụng xăng dầu. Vì thế xu hướng vận động của chỉ số giá trong nước của những loại hàng hóa liên quan đến xăng dầu diễn ra cùng chiều với việc điều chỉnh giá xăng dầu tăng, nhất là 2 nhóm: nhà ở và vật liệu xây dựng (trong đó có dầu hỏa đun nấu và thắp sáng), phương tiện đi lại, bưu điện (trong đó có xăng dầu và phương tiện vận tải có sử dụng xăng dầu). Tuy nhiên tốc độ biến động có thể không như nhau vì còn tùy thuộc vào định mức sử dụng và cơ cấu sử dụng xăng dầu, cụ thể: Bảng 4: Tác động của xăng dầu đến chỉ số giá cả Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Mức tăng giá xăng dầu trong nước so với năm trước: + Xăng A92 + Dầu diezel Chỉ số giá tiêu dùng: + Nhóm hàng nhà ở, vật liệu xây dựng + Phương tiện đi lại, bưu điện 33,9% 5,4% 7,4% 5,9% 33,0% 54,0% 9,8% 9,1% 41,8% 66,0% 9,02% 8,43% Tác động này thực chất không lớn đối với một nền kinh tế có trình độ phát triển còn thấp như nước ta bởi vì giá dầu đã được kiềm chế tăng bằng con đường bù lỗ và bao cấp qua giá. Với chính sách giá xăng dầu như trên đã tác động đến nhiều mặt đối với nền kinh tế. Một là, giá xăng dầu tăng đã tác động đến nhiều ngành sản xuất, đẩy giá thành những sản phẩm sản xuất lưu thông có sử dụng xăng dầu tăng, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp; nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do phải thực hiện chủ trương phấn đấu kiềm chế tăng giá đầu ra. Nhà nước vừa phải giảm thu do giảm thuế nhập khẩu, giảm thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số mặt hàng, vừa phải bỏ số tiền lớn hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh; cụ thể: Đối với Nhà nước: năm 2004 giảm thuế nhập khẩu xăng dầu xuống 0% làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 4.500 tỷ đồng, thực hiện cơ chế giá bao cấp nên phải bù lỗ cho các đầu mối nhập khẩu xăng dầu khoảng 6.000 tỷ đồng. Năm 2005, tiếp tục giữ thuế nhập khẩu khoảng 7.300 tỷ đồng, giảm thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 600 tỷ đồng, bù lỗ cho các loại dầu khoảng 10.000 tỷ đồng. Đối với các doanh nghiệp, qua 3 lần điều chỉnh tăng giá dầu năm 2005 làm cho chi phí của ngành than tăng thêm khoảng 300 tỷ đồng, ngành xi măng 300 tỷ đồng, ngành điện 536 tỷ đồng…Cước vận tải hàng hóa bằng ôtô giá thành tăng khoảng 9,83%, vận tải đường sắt tăng 6%, vận tải đường sông tăng 5,8%, đánh bắt hải sản xa bờ tăng 8%. Đợt điều chỉnh giá tháng 4/2006 làm giá thành đánh bắt hải sản xa bờ tăng 5-6%, cước vận tải tăng 2-3%, chi phí của ngành nông nghiệp tăng 0,5-1%. Hai là, tuy phải điều chỉnh giá nhiều lần, nhưng cơ chế giá vẫn bao cấp nên đã tạo ra những hệ quả bất lợi như sau: Không phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, không huy động được nguồn tài nguyên đặc biệt của quốc gia vào đầu tư phát triển (bán dầu thô bù cho xăng dầu nhập khẩu). Tạo tâm lí ỷ lại, không có sức ép thúc đẩy các đơn vị sản xuất kinh doanh có sử dụng dầu đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới quản lý, tăng năng xuất, sử dụng hợp lý định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, bảo đảm để hàng hóa làm ra cạnh tranh được trên thị trường. Làm “méo mó” hệ thống giá trong nước do hệ thống giá không phản ánh đúng giá trị của hàng hóa. Nhà nước phải bỏ khối lượng ngân sách lớn để bù lỗ cho sản xuất kinh doanh, nếu kéo dài thì Nhà nước cũng không có khả năng bù lỗ hàng năm với một khoảng kinh phí bằng khoảng 1,5-2% GDP, một khoảng chi bằng khoảng 5,2% chi ngân sách Nhà nước. Tạo ra nạn buôn lậu làm “chảy máu” xăng dầu sang các nước láng giềng có giá cao hơn. Tình hình buôn lậu xăng dầu ở các tỉnh biên giới Tây Nam trở thành hết sức nhức nhối trong năm trước (2006). Nhà nước vừa mất tiền bù lỗ, lại phải chi kinh phí nhiều hơn để nuôi dưỡng hoạt động bộ máy chống buôn lậu. Tóm lại, tình hình giá xăng dầu trên thế giới có nhiều biến động và cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến Việt Nam. Tuy được Nhà nước bao cấp, trợ giá nhưng thực tế, chúng ta vẫn chưa dự đoán được giá dầu sẽ biến động như thế nào trong thời gian dài hạn vì thế đây chỉ là chính sách mang tính tạm thời, cần thiết phải có những công cụ quản lý, điều chỉnh hoàn hảo hơn, mang tính lâu dài hơn như là: đặt mục tiêu trợ giá cho những nhóm đối tượng cần thiết, thả nổi mặt hàng xăng dầu hay thực hiện tiết kiệm phần tăng thu từ dầu trong tương lai. CHƯƠNG III : QUẢN LÝ KINH DOANH XĂNG DẦU VÀ GIẢI PHÁP Tính cấp thiết của quản lý Nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu Nhà nước quản lý giá xăng dầu là điều phổ biến trên thế giới. Tính trung bình, trong giai đoạn 1998-2004, mặc dù giá dầu thô tăng gần 6 lần, từ 13 USD/thùng vào năm 1998 lên tới 70 USD/thùng vào năm 2004 song giá xăng bán lẻ trung bình chỉ tăng 2 lần, từ 0,6 USD/lít lên 1,2 USD/lít. Một số lý do quan trọng để khẳng định rằng Nhà nước cần phải quản lý xăng dầu như sau: Một là, đây là loại hàng hóa đặc biệt có ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống của nhân dân. Đối với sản xuất, giá xăng dầu có ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm thông qua giá nhiên liệu dùng trực tiếp cho sản xuất và ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc vận chuyển đầu vào, đầu ra cho sản xuất. Sức cạnh tranh của cả một nền kinh tế có thể bị kém đi một cách tương đối so với các nước khác khi giá nhiên liệu tăng cao mà Nhà nước không can thiệp. Khi giá nhiên liệu đột ngột tăng cao lên 6 lần như vừa qua thì khó có một nền kinh tế nào có thể đứng vững nếu không có những biện pháp kiềm chế giá cả có hiệu quả. Hai là, xăng dầu được dùng ở khắp mọi vùng, khu vực kinh tế, do đó giá xăng dầu phải bảo đảm thống nhất trên phạm vi cả nước để tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệpv và mức giá ngang bằng cho người dân ở các khu vực địa lý khác nhau. Yêu cầu này đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách quản lý giá xăng dầu thích hợp. Ba là, phân phối xăng dầu có tính độc quyền tự nhiên do phải có đầu tư lớn, có tính chuyên nghiệp và vốn lớn nhằm bảo đảm an toàn cháy nổ, độc hại. Trong lĩnh vực này không thể có quá nhiều nhà phân phối hoạt động, có quá nhiều cây xăng, đặc biệt là trong các đô thị. Theo nguyên tắc về quản lý độc quyền thì Nhà nước phải quản lý, có cơ chế điều tiết về giá cả và chất lượng sản phẩm để tránh những ảnh hưởng tiêu cực của các hành vi độc quyền. Bốn là, do xăng dầu là mặt hàng thiết yếu nên về nguyên tắc, việc kinh doanh luôn có lợi nhuận. Nếu cứ để cho thị trường tự do ổn định giá thì ngay cả khi giá thế giới tăng cao như hiện nay nhà kinh doanh xăng dầu vẫn có lãi (do người tiêu dùng phải gánh chịu việc tăng giá chứ không phải nhà phân phối). Với một sản phẩm có đặc tính như trên thì Nhà nước phải quản lý để bảo vệ người tiêu dùng, tránh việc tăng giá tùy tiện, ngay cả khi giá cả trên thị trường bình thường. Và còn nhiều lý do để khẳng định tính cần thiết phải quản lý xăng dầu của Nhà nước. Tuy nhiên cách thức quản lý như thế nào lại là vấn đề phức tạp và không dễ giải quyết. Các cơ chế quản lý xăng dầu trên thế giới Cơ chế thả nổi giá xăng dầu: Đây là cơ chế đơn giản nhất theo đúng nguyên tắc thị trường tự do là để các nhà phân phối tự quyết định giá bán lẻ xăng dầu và được coi là cơ chế “nhàn nhã” và “trong sạch” nhất và Nhà nước không cần phải can thiệp, không có chuyện “ xin cho” nên không có sự móc ngoặc. Tuy nhiên cơ chế này chẳng những không ổn định được giá cả mà còn làm cho nền kinh tế dễ bị tổn thương do sự biến động trên thị trường năng lượng thế giới mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại. Trước hết là xu hướng đẩy giá xăng dầu tăng cao. Khi giá xăng dầu cao, nhà phân phối phải đầu tư nhiều vốn hơn, tiêu thụ xăng dầu khó hơn. Vậy nên để đảm bảo lợi nhuận của mình, nhà phân phối sẽ tìm cách đẩy giá bán lẻ lên cao hơn bằng cách bán hàng theo kiểu nhỏ giọt, tạo sự khan hiếm giả tạo với các lí do “hợp lý” như thiếu vốn để nhập xăng dầu, sợ bị lỗ nên phải chờ cho giá giảm xuống mới giám nhập. Thực trạng này đã từng xảy ra với thị trường thép xây dựng Việt Nam, khi giá thép thế giới tăng cao thì giá thép thị trường trong nước tăng nhanh hơn giá thép của thế giới. Đây là điều rất nguy hiểm cho nền kinh tế nhưng không thể trách các nhà phân phối trong chuyện này vì có thể được coi là nghệ thuật kinh doanh. Hơn nữa trong trường hợp thả nổi giá xăng dầu, các khu vực có khó khăn, các vùng sâu, vùng xa có thể bị “bỏ rơi” do phải tăng chi phí nhiều cho vận chuyển và việc tiêu thụ chậm xăng dầu tại các vùng này. Như vậy, bất luận trong trường hợp nào cũng không nên để cho nhà phân phối hay nhập khẩu xăng dầu tự quyết định giá. Cơ chế quản lý của Nhà nước có phụ thu hoặc bù giá: Đây là cơ chế khá phổ biến ở nhiều nước trong đó có Việt Nam. Nhà nước trong trường hợp này đóng vai trò như một cái “bánh đà” để điều hòa giá cả: thu tiền vào lúc giá thấp thông qua phụ thu hoặc thuế cao để rồi lại đưa ra để bù giá khi giá nhập khẩu cao nếu cần thiết. Trong trường hợp của Malaixia là nước có cơ chế quản lý được coi là tương đối hiệu quả. Cơ chế quản lý giá xăng dầu của Malaixia Có thể nói Malaixia là nước điển hình về việc Nhà nước quản lý giá xăng dầu theo một cơ chế được gọi là cơ chế Định giá tự động (Automatic Pricing Mechanism – APM), được thực hiện từ năm 1983 đến nay. Mục tiêu của việc thực hiện cơ chế này là giữ ổn định giá, ổn định việc cung câp xăng dầu, kiểm soát lạm phát và tạo cơ sở chắc chắn, ổn định và có thể tiên đoán được cho việc đầu tư của các công ty dầu khí. Theo cơ chế này thì giá bán lẻ xăng dầu ở Malaixia do Nhà nước xác định cho ba vùng khác nhau là Kuala lampua, Kota kinabalu và Kuching. Những vùng nằm càng xa các vùng nói trên thì giá bán lẻ càng cao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111994.doc
Tài liệu liên quan