Đề tài Quản lý hoạt động thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

 

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Danh mục các chữ viết tắt iii

Danh mục các bảng biểu iv

Danh mục các sơ đồ vi

Mục lục.vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI 1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3

3.1. Đối tượng nghiên cứu 3

3.2. Phạm vi nghiên cứu 3

3.2.1 Về nội dung 3

3.2.2 Phạm vi không gian 3

3.2.3 Phạm vi thời gian 4

3.2.4 Hạn chế của đề tài 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 5

1.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM 5

1.1.1 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm 5

1.1.2 Lợi ích của bảo hiểm 7

1.1.3 Bản chất của bảo hiểm 8

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 9

1.2.1 Khái niệm, đặc trưng và vai trò của bảo hiểm xã hội 9

1.2.1.1 Khái niệm về bảo hiểm xã hội 9

1.2.1.2 Đặc trưng cơ bản của bảo hiểm xã hội 10

1.2.1.3 Vai trò của bảo hiểm xã hội đối với người lao động và đối với xã hội 10

1.2.2 Chức năng và tính chất bảo hiểm xã hội 12

1.2.2.1 Chức năng bảo hiểm xã hội 12

1.2.2.2 Tính chất của bảo hiểm xã hội 12

1.3 NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRONG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 13

1.3.1 Cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở một số nước trên thế giới 13

1.3.2 Những bài học rút ra từ kinh nghiệp hoạt động bảo hiểm xã hội của các nước trên thế giới 14

1.3.3 Cơ chế thu bảo hiểm xã hội nước ta từ năm 1995 đến nay 15

1.3.3.1 Quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội 15

1.3.3.2 Mục đích thu bảo hiểm xã hội 16

1.3.3.3 Đối tượng thuộc diện thu bảo hiểm xã hội 17

1.3.3.4 Mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 17

1.3.3.5 Trình tự công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc 18

1.3.3.6 Phân cấp quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 19

1.3.3.7 Lập và giao kế hoạch thu hàng năm 20

1.3.3.8 Quản lý tiền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 20

1.3.3.9 Thông tin báo cáo 21

1.3.3.10 Quản lý hồ sơ, tài liệu 21

1.4 TÌNH HÌNH THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN 22

1.4.1 Đặc điểm của khu vực kinh tế tư nhân 22

1.4.2 Những đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân 23

1.4.3 Một số hạn chế của kinh tế tư nhân Việt Nam 25

1.4.4 Đặc điểm lao động khu vực kinh tế tư nhân 26

1.4.5 Khu vực kinh tế tư nhân tham gia bảo hiểm xã hội là tất yếu khách quan 27

1.4.6 Chính sách bảo hiểm xã hội đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam 30

1.4.6.1 Thời kỳ từ năm 1986 đến 1994 30

1.4.6.2 Thời kỳ từ năm 1995 đến nay 31

1.5 TÌNH HÌNH THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM 33

1.5.1 Sự chỉ đạo của bảo hiểm xã hội Việt Nam 33

1.5.2 Kết quả đạt được 34

1.4.3 Một số vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam 38

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 39

2.1.1 Tình hình phát triển khu vực kinh tế tư nhân tỉnh Thừa Thiên Huế 39

2.1.1.1 Tăng trưởng doanh nghiệp 39

2.1.1.2 Quy mô lao động của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân 42

2.1.1.3 Đóng góp vào tổng sản phẩm (GDP) tỉnh Thừa Thiên Huế 42

2.2 TỔ CHỨC HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 44

2.2.1 Khái quát về sự hình thành và phát triển 44

2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội Thừa Thiên Huế 45

2.2.2.1 Chức năng nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội tỉnh 45

2.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện 46

2.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Bảo hiểm xã hội TT Huế 46

2.2.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 46

2.2.3.2 Công tác tổ chức 48

2.2.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 50

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 55

2.3.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 55

2.3.2 Phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu 55

2.3.2.1 Số liệu thứ cấp 55

2.3.2.2. Số liệu sơ cấp 56

2.3.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 57

2.3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả 57

2.3.3.2 Phương pháp phân tích bằng mô hình kinh tế lượng 57

2.3.3.3 Mô hình kinh tế lượng thực tế: 63

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 65

3.1 THỰC TRẠNG THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 65

3.1.1 Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế tư nhân tỉnh Thừa Thiên Huế 65

3.1.2 Doanh số thu bảo hiểm xã hội 68

3.1.3 Doanh số bảo hiểm xã hội thực thu so với kế hoạch 70

3.1.4 Mức thu bảo hiểm xã hội bình quân một doanh nghiệp và một lao động 71

3.1.5 Thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế tư nhân phân theo các huyện thành phố 72

3.1.6 Tiềm năng thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế tư nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế 74

3.2 KHẢO SÁT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN THEO TỪNG LOẠI HÌNH QUẢN LÝ 75

3.3 NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 75

3.3.1 Đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội 75

3.3.2 Nợ đọng và thất thu bảo hiểm xã hội: 75

3.3.3 Quy định và thủ tục công tác thu bảo hiểm xã hội 75

3.3.4 Cơ chế chính sách trong công tác thu bảo hiểm xã hội 75

3.3.5 Vai trò của các tổ chức công đoàn 75

3.3.6 Thông tin tuyên truyền về bảo hiểm xã hội còn chưa được quan tâm đúng mức 75

3.4 ẢNH HƯỞNG CÁC NHÂN TỐ ĐẾN VIỆC THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC CỦA CÁC CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 75

3.4.1 Thông tin chung về doanh nghiệp điều tra 75

3.4.1.1 Tuổi của chủ sử dụng lao động 75

3.4.1.2 Trình độ chuyên môn của chủ sử dụng lao động 75

3.4.1.3 Quy mô lao động của doanh nghiệp 75

3.4.1.4 Thu nhập bình quân lao động 75

3.4.2 Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội và tiếp cận nguồn thông tin của các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân được điều tra 87

3.4.2.1 Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của doanh nghiệp điều tra 87

3.4.2.2 Thông tin tuyên truyền về bảo hiểm xã hội 75

3.4.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của doanh nghiệp 90

Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 75

4.1 DỰ BÁO VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI LÀM CƠ SỞ THỰC HIỆN THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN 75

4.1.1 Chiến lược phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt nam 75

4.1.2 Dự báo về tăng trưởng kinh tế của nước ta trong thời gian tới 75

4.1.3 Dự báo về xã hội của nước ta trong thời gian tới 75

4.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 75

4.2.1 Mở rộng khai thác đối tượng thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế tư nhân 75

4.2.2 Thực hiện tốt công tác thu bảo hiểm xã hội và giải quyết kịp thời các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động 75

4.2.3 Nhóm giải pháp liên quan đến tổ chức thực hiện 75

4.2.3.1 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về bảo hiểm xã hội 75

4.2.3.2 Tổ chức công tác tuyên truyền 75

4.2.3.3 Nâng cao năng lực quản lý của hệ thống thực hiện thu bảo hiểm xã hội 75

4.2.3.4 Quản lý thông qua phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn 75

4.2.3.5 Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng 75

4.2.4 Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách 75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75

1. KẾT LUẬN 75

2. KIẾN NGHỊ 75

2.1 Đối với Nhà nước 75

2.2 Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế 75

2.3 Đối với Bảo hiểm xã hội Tỉnh Thừa Thiên Huế 75

2.4 Đối với đơn vị kinh tế tư nhân 75

 

 

doc135 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1676 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý hoạt động thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được chọn trước. - Về phương pháp chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 80 mẫu tương ứng với 80 doanh nghiệp trong đó tỷ lệ doanh nghiệp đã tham gia so với doanh nghiệp chưa tham gia BHXH được điều tra theo tỷ lệ 1:1. Tất cả các doanh nghiệp đều được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Dựa vào danh sánh các doanh nghiệp đã tham gia BHXH và danh sách các doanh nghiệp chưa tham gia BHXH trên địa bàn thành phố Huế theo thứ tự A, B, C đã khảo sát, các doanh nghiệp được điều tra chọn ngẫu nhiên không lặp theo theo khoảng cách xác định. Trong quá trình điều tra, nếu chủ doanh nghiệp được chọn vắng mặt thì doanh nghiệp kế theo được chọn thay thế và tiến hành phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp theo bảng câu hỏi đã được chuẩn hóa. Mẫu được hình thành theo cơ cấu như sau: Bảng 2.6: Cơ cấu mẫu điều tra các doanh nghiệp kinh tế tư nhân trên địa bàn Thành phố Huế Lĩnh vực KD Xây dựng Thương mại-dịch vụ SX-CB CN Tổng Loại hình DN Số lượng (DN) Cơ cấu (%) Số lượng (DN) Cơ cấu (%) Số lượng (DN) Cơ cấu (%) Số lượng (DN) Cơ cấu (%) DNTN 5 10,63 32 68,08 10 21,27 47 58,75 TNHH 3 16,67 12 66,66 3 16,67 18 22,50 CTCP 4 26,67 10 66,66 1 6.67 15 18,75 Tổng 12 15,00 54 67,50 14 17,50 80 100 (Nguồn: Số liệu điều tra) 2.3.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 2.3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống biểu bảng để phân tích, đánh giá tình hình triển khai thực hiện thu BHXH khu vực KTTN ở tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm. Số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS, LIMDEP. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng đó là: tần số, số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình của các chỉ tiêu phân tích. 2.3.3.2 Phương pháp phân tích bằng mô hình kinh tế lượng Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH bắt buộc của chủ sử dụng lao động doanh nghiệp khu vực KTTN và lượng hóa sự ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến quyết định tham gia BHXH bắt buộc, chúng tôi đã sử dụng mô hình Logit. Việc thu nhận thông tin, xử lý và ra quyết định của các chủ doanh nghiệp trong việc đã tham gia hay chưa tham gia BHXH bắt buộc tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến việc quyết định tham gia BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp là hết sức phức tạp và đòi hỏi sử dụng nhiều phương pháp, nhiều thời gian và nhiều công sức. Phần lớn các nghiên cứu trước đây, để phân tích các yếu tố ảnh hưởng, người ta mô hình hóa các yếu tố bởi một mô hình tuyến tính và ước tính nó bằng phương pháp bình phương bé nhất OLS (Ordinary Least Squares). Một vấn đề đặt ra là phương pháp OLS chỉ phù hợp cho việc ước lượng mô hình tuyến tính vì nó ràng buộc bởi một số tiêu chuẩn tối ưu. Các tiêu chuẩn tối ưu này được đưa ra trong định lý Gauss- Markov – Với 5 giả thuyết trong mô hình hồi quy tuyến tính của phương pháp bình phương bé nhất, các ước lượng bình phương nhỏ nhất là các ước lượng tuyến tính, không chệch và có phương sai nhỏ nhất trong lớp các ước lượng tuyến tính không chệch [18]. Để có mô hình hồi quy tuyến tính được ước lượng bằng phương pháp OLS có nghĩa thì mô hình phải thỏa mãn tất cả 5 giả thuyết này. Khi năm giả thuyết nêu trên không thõa mãn, ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính bằng phương pháp OLS không hiệu quả. Kết quả ước tính có thể bị sai lệch nhiều do nhược điểm của kiểm định bằng phương pháp bình phương bé nhất OLS. Thỏa mãn 5 giả thuyết nêu trên người ta gọi là ước lượng tuyến tính, không chệch, có phương sai nhỏ nhất BLUE (Best Linear Unbiased Estimator) [18]. Tuy nhiên mô hình được đưa ra nghiên cứu trong đề tài này là mô hình lựa chọn giữa hai tính chất tùy thuộc vào đặc tính của vấn đề, tức là mô hình nếu chủ sử dụng lao động tham gia BHXH thì bằng 1, còn nếu chủ sử dụng lao động chưa tham gia BHXH thì bằng 0, nghĩa là trong trường hợp này, mô hình lựa chọn nhị nguyên được sử dụng là phù hợp nhất [18]. Thông thường có 3 kỹ thuật phân tích sự lựa chọn đó được sử dụng là phân tích xác suất tuyến tính, phân tích probit và phân tích logit. Khi biến phụ thuộc là nhị nguyên, các giả thuyết của mô hình OLS là không thỏa mãn. Vì vậy, mô hình xác suất tuyến tính là không phù hợp. Sự không đầy đủ này của mô hình xác suất tuyến tính có thể giải quyết thông qua việc phân tích logit hoặc phân tích probit, mà ở đó nó bảo đảm xác xuất dự đoán đúng nằm trong khoảng tin cậy [18]. Phân tích logit và phân tích probit có kết quả thống kê như nhau. Để thuận lợi, trong nghiên cứu này sử dụng mô hình logit nhị nguyên. Mô hình Logit: Tùy thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng, chủ sử dụng lao động doanh nghiệp khu vực KTTN lựa chọn tham gia BHXH bắt buộc hay không tham gia khi lợi ích mang lại từ việc tham gia BHXH lớn hơn lợi ích mang lại không tham gia BHXH. Việc lựa chọn tham gia BHXH bắt buộc có quan hệ đến những nhân tố nhất định như trình độ học vấn chủ doanh nghiệp, lao động doanh nghiệp, thu nhập doanh nghiệp, thanh kiểm tra về việc tham gia BHXH, nguồn thông tin về BHXH. Mô hình xác xuất tuyến tính biểu hiện mối quan hệ giữa các yếu tố đến việc lựa chọn tham gia BHXH bắt buộc của doanh nghiệp được xác định như sau: Pi = E (Y=1| Xi) = β + ∑ βi Xi ( 1 ) Trong đó Xi là một vectơ bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH của chủ sử dụng lao động doanh nghiệp được điều tra. Y = 1 có nghĩa là chủ doanh nghiệp được điều tra tham gia BHXH bắt buộc. ( 2 ) Trong đó, e là cơ số của Logarit tự nhiên; Xi là một vectơ các nhân tố ảnh hưởng gồm: trình độ chủ doanh nghiệp, lao động doanh nghiệp, thu nhập doanh nghiệp, thanh kiểm tra về việc tham gia BHXH , công tác tuyên truyền của cơ quan BHXH….và βi là hệ số tự do và các hệ số của nhân tố Xi ; Y = 1 có nghĩa là chủ doanh nghiệp lựa chọn tham gia BHXH. Ta đặt: ( 3) Trong đó: Zi = β + ∑ βi Xi Công thức ( 3) là hàm có phân phối logit, Zi nhận giá trị từ - ∞ đến + ∞. Pi nhận giá trị từ 0 đến 1 và Pi có quan hệ phi tuyến với Zi ( hàm của Xi) và phi tuyến với các hệ số β và βi . Như vậy rõ ràng ta không thể sử dụng phương pháp bình phương bé nhất OLS để ước lượng các thông số trong mô hình này được, phương pháp ước lượng hợp lý tối đa MLE được sử dụng thay thế OLS. Từ công thức (3) ta thấy, nếu Pi là xác suất lựa chọn tham gia BHXH bắt buộc thì ( 1- Pi) là xác suất lựa chọn chưa tham gia BHXH bắt buộc và : ( 4 ) Từ công thức ( 3 ) và công thức ( 4 ), chúng ta có: ( 5 ) (6) được gọi một cách giản đơn là tỷ số giữa xác suất của việc lựa chọn tham gia BHXH và xác xuất lựa chọn không tham gia BHXH của chủ doanh nghiệp (odds ratio). Lấy Logarit của tỷ số này ta có: (7) Công thức (7) cho ta Li là log của tỷ số 2 xác suất (6) trên và Log này không những tuyến tính với Xi mà còn tuyến tính với các hệ số βi của chúng. L được gọi là mô hình Logit. Mô hình Logit là mô hình (7), việc ước lượng mô hình Logit tức là ta ước lượng mô hình (7). Từ mô hình Logit ở công thức (7) ta có: - P nhận giá trị từ 0 đến 1 vì miền của Z là - ∞ đến + ∞ nên Logit của L sẽ đi từ - ∞ đến + ∞. - Mặc dù L là tuyến tính với Xi nhưng xác suất P của nó thì không [17]. Kiểm định mô hình Logit, ước tính MLE (Maximum Likelihood Estimates). Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH bắt buộc của chủ doanh nghiệp được điều tra, mô hình Logit (mô hình xác suất phi tuyến) được xây dựng và được xử lý nhờ phần mềm LIMDEP (LIMited DEPendent variables – mô hình nhiều biến phụ thuộc có giới hạn…). Mô hình Logit trên được kiểm định sử dụng Likelihood Ratio Test. Trên cơ sở đó xác định xác suất xảy ra hoặc ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định tham gia BHXH bắt buộc của chủ sử dụng lao động được điều tra. Từ đó có những biện pháp hợp lý nhằm nâng cao quản lý thu BHXH khu vực KTTN có hiệu quả hơn. Ta có thể viết lại công thức ( 7 ) như sau: ( 8) Sử dụng phương pháp MLE (Maximum Likelihood Estimates) để ước tính các thông số của mô hình (8). Có rất nhiều nhân tố tác động đến việc tham gia BHXH bắt buộc của doanh nghiệp khu vực KTTN với các mức động ảnh hưởng khác nhau. Mô hình Logit (8) được xây dựng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH bắt buộc của chủ sử dụng lao động. Gọi là tỷ lệ giữa xác suất xảy ra biến cố Y = 1 và Y=0 ban đầu khi đó O0 = e Z0 . (9) Giả định các yếu tố khác ban đầu không đổi khi tăng Xk lên 1 đơn vị (Xk là một biến trong mô hình (8). Từ (5), (6) và (7) tỷ lệ giữa xác suất xảy ra biến cố Y =1 và Y =0 sẽ là hay O1 = e Z0 + βk = e Z0 * e βk (10) Trong đó βk là hệ số hồi quy của biến Xk. Công thức (10) có nghĩa là, nếu các yếu tố khác không đổi khi biến Xk tăng lên 1 đơn vị thì tỷ lệ giữa xác xuất xảy ra biến cố Y = 1 và Y = 0 thay đổi e βk lần. Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp + Giới tính của chủ sử dụng lao động(GIOITINH): Nhân tố này thể hiện tính lo xa của con người đối với tương lai. Thông thường chủ sử dụng lao động là nữ thì mức độ lo xa cho các rủi ro đối với người lao động trong tương lai cao hơn là nam nên khả năng tham gia BHXH sẽ cao hơn. Biến số nhận giá trị 1 nếu chủ sử dụng lao động là nữ và nhận giá trị 0 nếu chủ sử dụng lao động là nam. + Độ tuổi của chủ sử dụng lao động (TUOI): Độ tuổi của chủ doanh nghiệp còn trẻ thì sức khỏe còn tốt, ít ốm đau bệnh tật nên chưa thấy mức độ cần thiết của việc tham gia BHXH. Ngược lại, độ tuổi càng lớn thì sức khỏe đã giảm đi theo thời gian thì thấy rõ cần thiết của việc tham gia BHXH. Biến số thể hiện độ tuổi của chủ sử dụng lao động. + Trình độ chuyên môn của chủ sử dụng lao động(CHMON): Chủ sử dụng lao động doanh nghiệp có qua đào tạo chuyên môn thì ý thức chấp hành pháp luật về BHXH càng lớn và ngược lại. Biến số nhận giá trị 1 nếu qua đào tạo (từ sơ trung cấp trở lên) và nhận giá trị 0 nếu chưa qua đào tạo ( từ cấp 3 trở xuống). + Doanh nghiệp tư nhân (DN_1): Biến số nhận giá trị 1, nếu là doanh nghiệp tư nhân và nhận giá trị 0 cho trường hợp không phải là doanh nghiệp tư nhân. + Công ty cổ phần (DN_2): Biến số nhận giá trị 1 nếu là Công ty cổ phần và nhận giá trị 0 cho trường hợp không phải là công ty cổ phần. + Thương mại - dịch vụ (NGHE_1): Biến số nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp thuộc ngành thương mại – dịch vụ và nhận giá trị 0 nếu không thuộc ngành thương mại – dịch vụ. + Sản xuất – chế biến công nghiệp (NGHE_2): Biến số nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất – chế biến công nghiệp và nhận giá trị 0 nếu không thuộc ngành sản xuất – chế biến công nghiệp. + Tổng số lao động của doanh nghiệp(TONGLD): Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động chứng tỏ quy mô doanh nghiệp lớn thì khả năng tham gia BHXH cho người lao động càng lớn và ngược lại. Biến số thể hiện số lao động của doanh nghiệp (Số người). + Thu nhập bình quân lao động(THUNHAPBQ): Thu nhập bình quân lao động của doanh nghiệp càng cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động tốt thì khả năng tham gia BHXH cho người lao động càng lớn và ngược lại. Biến số thể hiện thu nhập bình quân lao động đơn vị tính: ngàn đồng. 2.3.3.2.2 Nhóm nhân tố thuộc về thể chế chính sách + Công tác tuyên truyền của BHXH(NGUONTT): Công tác tuyên truyền chính sách BHXH cung cấp thông tin những quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia BHXH. Công tác này thực hiện tốt thì khả năng tham gia BHXH của doanh nghiệp càng cao. Biến số thể hiện số nguồn thông tin về BHXH mà doanh nghiệp tiếp cận được (số nguồn). + Thanh kiểm tra công tác BHXH(THANHTRA): Mục đích công tác thanh kiểm tra nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định pháp luật về BHXH. Biến số nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp có thanh kiểm tra và nhận giá trị 0 nếu doanh nghiệp không có thanh kiểm tra. 2.3.3.3 Mô hình kinh tế lượng thực tế: Phân tích những nhân tố tác động đến tham gia BHXH, BHYT bắt buộc của doanh nghiệp khu vực KTTN tại thành phố Huế có dạng tổng quả là: LnI = βo + βiXi (10) Trong đó: LnI = ln(I): là lograrith tự nhiên (theo cơ số e = 2,71828) của doanh nghiệp tham gia BHXH X1: là nhóm các biến độc lập tác động đến tham gia BHXH của các doanh nghiệp Bằng phần mềm Limdep phiên bản 8, chúng tôi đã ước tính MLE và kiểm định mô hình (10). Kết quả ước lượng cho thấy, dấu của các biến số của mô hình logit đều thỏa với kỳ vọng, tuy nhiên các biến số giới tính, độ tuổi, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, thương mại – dịch vụ, sản xuất – chế biến công nghiệp không có ý nghĩa thống kê. Do vậy chúng tôi tiếp tục hồi quy hàm logit bằng phương pháp loại dần các biến số không có ý nghĩa về mặt thống kê. Thực tế cho thấy việc tham gia BHXH bắt buộc không phụ thuộc vào biến số này. Kết quả hồi quy cuối cùng của hàm logit sau khi lần lượt loại các biến không có ý nghĩa thống kê. Trên cơ sở đó mô hình (10) được xác lập như sau: LnI=βo+β1CHMON+β2TONGLD+β3THUNHAPBQ+β4THANHTRA+ +β5NGUONTT+e (11) Trong đó: βi: là các hệ số của biến độc lập e: là sai số ngẫu nhiên Định nghĩa các biến được sử dụng trong mô hình logit TT Biến Mô tả 1 CHON = 0 Nếu doanh nghiệp điều tra chưa tham gia BHXH bắt buộc = 1 Nếu doanh nghiệp điều tra đã tham gia BHXH bắt buộc 2 CHMON = 1 Nếu chủ sử dụng lao động có qua đào tạo = 0 Nếu chủ sử dụng lao động chưa qua đào tạo 3 TONGLĐ Số lao động của doanh nghiệp điều tra (người) 4 THUNHAPBQ Thu nhập bình quân lao động của doanh nghiệp điều tra (ngàn đồng) 5 THANHTRA 0: Doanh nghiệp không có thanh kiểm tra về công tác BHXH 1: Doanh nghiệp có thanh kiểm tra về công tác BHXH. 6 NGUONTT Số nguồn thông tin về BHXH chủ sử dụng lao động tiếp cận được (số nguồn) CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 THỰC TRẠNG THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1.1 Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế tư nhân tỉnh Thừa Thiên Huế Quản lý thu BHXH trước hết phải quản lý sự đóng góp của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng góp BHXH cho người lao động mà mình thuê mướn. Vì vậy, quản lý thu BHXH trước hết phải quản lý được số lượng các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh có sử dụng lao động phải đóng BHXH theo luật định; quản lý được sổ lương tại mỗi doanh nghiệp và quỹ lương của doanh nghiệp đó. Đồng thời phải quản lý được năng lực tài chính và khả năng đóng BHXH của các doanh nghiệp. Quản lý tốt các doanh nghiệp sẽ hạn chế sự trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH của các doanh nghiệp đồng thời nắm được thực trạng sản xuất kinh doanh của họ (thông qua quỹ lương, thông qua lợi nhuận của doanh nghiệp…). Trên địa bàn Thừa Thiên Huế, việc quản lý đối tượng tham gia BHXH luôn được BHXH tỉnh quan tâm hàng đầu, đặc biệt là đối với khu vực KTTN bởi vì khu vực này có số đơn vị và số lao động tham gia BHXH rất lớn nhưng cho đến nay mới chỉ tham gia BHXH được rất ít. Qua bảng 3.1 cho thấy từ năm 2003 đến nay, số đơn vị tham gia BHXH thuộc khu vực KTTN tăng nhanh với tốc độ phát triển bình quân đạt 136,25%/năm. Năm 2004 là năm có số tăng cao nhất (159%) so với các năm. Nguyên nhân Nghị định 01/2003/NĐ-CP của Chính phủ đã mở rộng các doanh nghiệp có sử dụng dưới 10 lao động tham gia BHXH bắt buộc. Tính đến năm 2007, số đơn vị KTTN tham gia BHXH tăng 329 đơn vị, gấp 3,4 lần so với năm 2003, là năm đầu tiên thực hiện Luật BHXH đối với người lao động. Bảng 3.1: Số đơn vị khu vực KTTN tham gia BHXH tại Thừa Thiên Huế. Chỉ tiêu Đơn vị tính 2003 2004 2005 2006 2007 Số đơn vị đã tham gia BHXH đơn vị 137 219 303 371 466 Tốc độ phát triển so với năm trước % 100 159 138 122 126 Tốc độ phát triển so với năm 2003 % 100 159 221 271 340 Tổng số đơn vị KTTN đơn vị 665 816 919 1.202 1.529 Tỷ lệ đơn vị tham gia BHXH so với tổng số % 20,60 26,83 32,97 30,86 30,47 (Nguồn: BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế) Tỷ lệ đơn vị KTTN tham gia BHXH so với tổng số đơn vị KTTN của Thừa Thiên Huế ngày càng tăng. Nếu như năm 2003 số đơn vị tham gia chiếm 20.60% thì đến năm 2007 đã chiếm 30,47%. Sơ đồ: 3.1 Số đơn vị tham gia BHXH các đơn vị KTTN trên địa bàn TT Huế Bảng 3.2: Số lao động khu vực KTTN tham gia BHXH tại TT Huế. Chỉ tiêu Đơn vị tính 2003 2004 2005 2006 2007 Số lao động đã tham gia lao động 1.883 2.743 3.731 4.922 7.960 Tốc độ phát triển so với năm trước % 100 146 136 132 162 Tốc độ phát triển so với năm 2003 % 100 146 198 261 423 Tổng số lao động khu vực KTTN lao động 14.202 15.066 18.960 22.069 26.739 Tỷ lệ lao động tham gia BHXH so với tổng số lao động KTTN % 13.25 18.20 19,71 22.42 29.76 (Nguồn: BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế) Qua bảng 3.2 cho thấy, số lao động khu vực KTTN tham gia BHXH ngày càng tăng. Tính đến hết năm 2007 có 7.960 lao động bằng 423% so với năm 2003, tức là tăng gấp 4,23 lần so với năm 2003, đồng thời là năm có tốc độ tăng cao nhất so với các năm, đánh dấu thành quả năm đầu tiên thực hiện Luật BHXH. Tỷ lệ người lao động trong các doanh nghiệp khu vực KTTN tham gia BHXH các năm đều tăng, nếu như năm 2003 chỉ có 13,25% thì đến năm 2007 đã đạt là 29,76%. Tuy nhiên tỷ lệ lao động tham gia BHXH còn thấp so với tổng số lao động doanh nghiệp khu vực KTTN. Xem sơ đồ 3.2 Sơ đồ: 3.2 Số lao động khu vực KTTN đã tham gia BHXH trên địa bàn TT Huế 3.1.2 Doanh số thu bảo hiểm xã hội Quản lý việc tham gia BHXH của người lao động là một trong những yêu cầu quan trọng quản lý thu BHXH, mà tập trung là quản lý việc đóng BHXH của họ. Vì vậy quản lý quỹ BHXH đặt ra nhiệm vụ tiên quyết là phải quản lý được tiền lương, thu nhập… của người lao động, để từ đó quản lý sự đóng góp BHXH của họ. Số phải thu BHXH được tính trên cơ sở quỹ tiền lương người lao động trích nộp BHXH của doanh nghiệp. Từ năm 2003 đến nay, cùng với việc thực hiện thu BHYT thì mức thu BHXH, BHYT được tính bằng 23% (20% BHXH, 3% BHYT) quỹ tiền lương của doanh nghiệp. Bảng 3.3: Doanh số BHXH theo số phải thu Đơn vị tính: triệu đồng Năm Kinh tế tư nhân Toàn tỉnh Tỷ trọng số phải thu khu vực KTTN trong tổng số phải thu (%) Số phải thu Tốc độ phát triển (%) Số phải thu Tốc độ phát triển (%) 2003 1.949 100 108.085 100 1,80 2004 3.325 171 118.743 109 2,80 2005 5.606 169 161.909 136 3,46 2006 8.881 158 201.672 124 4,40 2007 10.735 121 252.915 125 4,24 Bình quân 6.099 155 168.665 124 3,62 ( Nguồn BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế) Cùng với sự phát triển không ngừng cả về số lượng doanh nghiệp và lao động khu vực KTTN tham gia BHXH ngày càng tăng, số tiền phải thu BHXH ở khu vực này ngày càng tăng qua các năm, bình quân giai đoạn 2003-2007 đạt gần 6 tỷ 100 triệu/năm chiếm 3,62% so với tổng số phải thu của tỉnh. Tốc độ phát triển so với năm trước khu vực KTTN bình quân giai đoạn 2003-2007 đạt 155%/năm gấp hơn 2 lần so với tốc độ phát triển số phải thu toàn tỉnh (124%/năm). Năm 2004 là năm có tốc độ phát triển cao nhất so với các năm. Nguyên nhân do Chính phủ đã mở rộng phạm vi đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp có sử dụng dưới 10 lao động. Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước bỏi vì hầu hết các doanh nghiệp khu vực KTTN có quy mô vừa và nhỏ. Năm 2007 là năm đầu tiên thực hiện Luật BHXH, số phải thu BHXH là 10.735 triệu đồng tăng 121% so với năm 2006 . Tỷ trọng số phải thu khu vực KTTN so với tổng số phải thu toàn tỉnh tăng nếu như năm 2003 chỉ chiếm 1,8% trong tổng số phải thu toàn tỉnh thì đến năm 2007 chiếm 4,24%. Bảng 3.4: Doanh số BHXH theo số thực thu Đơn vị tính: triệu đồng Năm Kinh tế tư nhân Toàn tỉnh Tỷ trọng số thực thu khu vực KTTN trong tổng số tiền thực thu (%) Số thực thu Tốc độ phát triển (%) Số thực thu Tốc độ phát triển (%) 2003 1.737 100 102.573 100 1,69 2004 2.775 160 114.764 112 2,42 2005 4.187 151 150.418 131 2,78 2006 7.173 171 190.813 127 3,75 2007 8.733 122 245.590 129 3,55 Bình quân 4.921 151 160.832 125 3,05 (Nguồn BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế) Qua bảng 3.5 cho ta thấy số tiền thực thu khu vực KTTN bình quân giai đoạn 2003-2007 đạt gần 5 tỷ đồng, bằng 3,05% so với tổng số tiền thực thu toàn tỉnh. Tốc độ phát triển liên hoàn bình quân giai đoạn này đạt 151% trong khi toàn tỉnh chỉ đạt 125%. Điều này chứng tỏ tiềm năng thu BHXH khu vực KTTN ngày càng có xu hướng tăng dần. 3.1.3 Doanh số bảo hiểm xã hội thực thu so với kế hoạch Việc lập kế hoạch thu đóng vai trò rất quan trọng, căn cứ đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu BHXH của ngành BHXH. Có lập kế hoạch thu sát với tình hình thực tiễn thì công tác thu sẽ thuận lợi, đảm bảo khai thác tối đa tiềm năng. Ngược lại, công tác thu sẽ trở thành khó khăn do phải chạy theo chỉ tiêu kế hoạch quá cao; hoặc sẽ bỏ qua những nguồn thu tiềm năng có thể khai thác, làm thất thu quỹ BHXH. Do vậy, việc lập kế hoạch thu đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thu, đòi hỏi người làm kế hoạch phải nhạy bén tình hình phát triển kinh tế đất nước và của địa phương. Trên cơ sở đó chúng ta tiến hành xây dựng kế hoạch thu mới sát tình hình thực tế địa phương. Bảng 3.5: Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH hàng năm Đơn vị tính: triệu đồng Năm Số thực thu Kế hoạch thu % KH 2003 102.573 99.000 103,60 2004 114.764 114.000 100,67 2005 150.418 143.500 104,82 2006 190.813 176.020 108,40 2007 245.590 236.000 104,06 Bình quân 160.832 153.704 104,64 (Nguồn BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế) Qua số liệu bảng 3.5 cho thấy bình quân giai đoạn 2003-2007 BHXH tỉnh vượt 4,64% so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao. Năm 2006 là năm có tỷ lệ vượt kế hoạch cao nhất (108,4%), năm 2004 là năm có tỷ lệ vướt thất nhất (100,67%). Điều này cho thấy hàng năm công tác giao kế hoạch thu của BHXH Việt Nam cho BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế sát với tình hình thực tế của địa phương. 3.1.4 Mức thu bảo hiểm xã hội bình quân một doanh nghiệp và một lao động Giai đoạn 2003-2006 khi chưa thực hiện Luật BHXH, mỗi năm bình quân Thừa Thiên Huế có 257 đơn vị với 3.320 lao động tham gia BHXH, số tiền phải thu BHXH đạt 4.940 triệu đồng. Từ khi thực hiện Luật BHXH năm 2007 có 466 đơn vị với 7.960 lao động và 10.735 triệu đồng. Tính chung cả giai đoạn 2003-2007 là 299 đơn vị với 4.248 lao động và 6.099 triệu đồng. So sánh về tốc độ tăng số đơn vị, số lao động và số tiền phải đóng BHXH ta thấy từ khi bắt đầu thực hiện Luật BHXH, các doanh nghiệp khu vực KTTN ngày càng có ý thức trong việc tham gia BHXH Qua bảng 3.6 cho thấy: Bình quân giai đoạn 2003-2007 cứ 1 đơn vị KTTN có 14 lao động tham gia BHXH và phải nộp số tiền là 16,838 triệu đồng; mỗi một lao động tăng làm số thu BHXH tăng 1,229 triệu đồng. Bảng 3.6: Số lao động và số thu BHXH bình quân hàng năm của khu vực KTTN tại tỉnh Thừa Thiên Huế Năm Số lao động bình quân 1 đơn vị Số thu BHXH bình quân 1 đơn vị (đồng) Số thu BHXH bình quân 1 lao động (đồng) 2003 14 13.830.303 1.006.241 2004 13 14.216.736 1.135.058 2005 12 16.685.474 1.355.052 2006 13 20.111.166 1.515.897 2007 17 19.350.317 1.132.820 Bình quân 14 16.838.799 1.229.014 (Nguồn: Bảo hiểm xã hội Thừa Thiên Huế) Như vậy, khi chưa thực hiện Luật BHXH, số đơn vị KTTN hàng năm tăng chậm hơn nhiều so với khi thực hiện Luật BHXH năm 2007. Tuy nhiên số phải thu BHXH bình quân 1 đơn vị và bình quân 1 lao động năm 2007 lại giảm so với năm 2006. Nguyên nhân do Luật BHXH có hiệu lực từ tháng 01/2007 đã cụ thể hóa đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Còn về số thu BHXH bình quân thấp hơn là do những lao động mới tham gia tăng nhanh hơn trước trong khi mức trả lương cho những lao động này bao giờ cũng thấp. 3.1.5 Thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế tư nhân phân theo các huyện thành phố Tình hình thu BHXH khu vực KTTN tại các huyện, thành phố Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lý hoạt động thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Tài liệu liên quan