Việc xây dựng hệ thống quản lý nói chung và việc xây dựng hệ thống quản lý học sinh nói riêng mà đáp ứng được tất cả các vấn đề từ giải quyết vấn đề , giải quyết bài toán, thiết kế bài toán cho đến khi đưa ra thử nghiệm được là một vấn đề đòi hỏi có nhiều thời gian và công sức.
Đồ án tốt nghiệp này của em đã giải quyết được phần phân tích, thiết kế của bài toán quản lý học sinh trường PTTHCS và cài đặt được một số modul chính của hệ thống. Chương trình đã tự động hoá một phần các thao tác thủ công có kết xuất các thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Khi sử dụng người dùng chỉ cần nhập dữ liệu chương trình sẽ tự động tính toán và tổng hợp các thông tin cần thiết theo yêu cầu.
Quá trình tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu hệ thống quản lý học sinh trường PTTHCS trong thời gian ngắn đạt được như sau:
- Tìm hiểu, đánh giá đúng thực trạng của hệ thống hoạt động cùng với ưu nhược điểm.
- Tìm ra được mô hình hoạt động nhằm nâng cấp, thay đổi hoạt động cũ mà vẫn đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ đặt ra
- Thiết lập các mối quan hệ giữa các công việc và tìm ra các nhân tố chính tác động trực tiếp đến hệ thống và các nhân tố tác động gián tiếp tạo nên một mô hình khép kín bao chùm từ đó giới hạn hoạt động của hệ thống cần giải quyết.
72 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý học sinh phổ thông trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iáo viên nào chủ nhiệm.
+Danh mục môn học: gồm mã số môn học, tên môn học, hệ số môn học. Những thông tin này sẽ giúp cho việc tính điểm trung bình môn và trung bình học kỳ sau này.
+ Chức năng Hồ sơ giáo viên: Cho ta cập nhật, xem, sửa hồ sơ của từng giáo viên trong trường. Khi đã có thông tin chi tiết về lý lịch của từng giào viên sẽ giúp điều kiện thuận lợi để ban giàm hiệu phân công giảng dậy và các nhiệm vụ khác trong trường.
3- Chức năng quản lý hồ sơ:
+ Chức năng cập nhật mới hồ sơ học sinh: Làm nhiệm vụ nhập hồ sơ của từng học sinh vào trường. Khi đã có thông tin chi tiết về lý lịch của từng học sinh và tiến hành phân công vào lớp nào là do phòng giáo vụ sắp sếp.
+ Chức năng xem, chỉnh hồ sơ học sinh: cho phép ta xem hồ sơ của từng học sinh và có thể sửa chữa những sai sót trong hồ sơ. Xoá dữ liệu là khi thông tin về hồ sơ học sinh quá nhiều và không cần thiết ở khoảng 10 năm về trước có thể xoá bỏ.
+ Chức năng khen thưởng - kỷ luật: Đối với mỗi học sinh đều có thể được khen thưởng hoặc bị kỷ luật theo các mức khác nhau. Chức năng này cho phép ta cập nhật thông tin khen thưởng - kỷ luật chi tiết của từng học sinh để tiện cho việc xét duyệt hạnh kiểm sau này.
+ Chức năng xét hạnh kiểm: Để xét hạnh kiểm học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường theo các tiêu chuẩn đã đặt ra.
4- Chức năng quản lý điểm: Chức năng này sẽ thực hiện công việc tính toán điểm cho từng học sinh
+ Chức năng Nhập - chỉnh sửa điểm: Chức năng này cho phép ta nhập điểm của từng lớp trong từng học kỳ. Điểm được nhập theo từng bộ môn đối với từng học sinh. Có điểm 15 phút, điểm miệng, điểm từ một tiết trở lên, điểm học kỳ.
+ Chức năng tính điểm trung bình: Hệ thống sẽ tiến hành tính điểm trung bình môn theo từng môn học đối với từng học sinh trong từng học kỳ.
+ Chức năng tính điểm học kỳ: Sau khi đã tính được điểm trung bình của từng môn học trong từng học kỳ thì hệ thống mày sẽ giúp ta tính điểm trung bình toàn học kỳ.
+ Chức năng tính điểm trung bình năm học: Là sau khi đã có điểm trung bình học kỳ I và điểm trung bình học kỳ II chức năng này sẽ tình điểm trung bình toàn năm học. Nếu chỉ có điểm trung bình học kỳ I mà chưa có điểm trung bình học kỳ II thì chức năng này sẽ không thực hiện được.
5- Chức năng tìm kiếm: Chức năng này nhằm thoả mãn nhu cầu của người dùng khi muốn tìm kiếm thông tin về một học sinh.
+ Chức năng tìm kiếm theo lớp: Khi ta tiến hành tìm kiếm theo lớp hoặc theo khối ta chỉ việc nhập tên lớp hoặc tên khối vào là hệ thống sẽ tìm cho ta đầy đủ thông tin về học sinh đó học lớp nào, do giáo viên nào chủ nhiệm.
+ Chức năng tìm kiếm theo điểm: Tức là ta tiến hành tìm kiếm điểm trung bình học kỳI, trung bình học kyII, trung bình cả năm của học sinh, tìm kiếm theo điểm trung bình môn. Ví dụ ta muốn tìm kiếm điểm trung bình của tất cả các học sinh đạt từ 5.0 ta chỉ việc nhập điểm đó vào. Hệ thống máy sẽ giúp ta tìm đầy đủ thông tin về các loại điểm trung bình.
+ Chức năng tìm kiếm theo hồ sơ gồm có các chức năng nhỏ sau:
- Chức năng tìm kiếm theo mã số học sinh: Khi ta tiến hành nhập mã số học sinh thì hệ thống máy sẽ giúp ta tìm kiếm đầy đủ thông tin về hồ sơ học sinh có mã đó.
- Chức năng tìm kiếm theo tên: Cho phép ta tìm kiếm thông tin về học sinh khi ta chỉ nhớ tên học sinh đó, khi đã nhập tên học sinh, hệ thống sẽ tìm kiếm thông tin chi tiết về học sinh đó và cho biết học sinh đó đang học tại lớp nào.
- Chức năng tìm kiếm theo ngày sinh: Khi ta nhập năm sinh vào, hệ thống sẽ giúp ta tìm kiếm tất cả các học sinh sinh cùng năm.
6- Chức năng báo cáo thống kê: Đây là công việc rất cần thiết, khi hệ thống máy tính có đầy đủ các thông tin về hồ sơ học sinh, hồ sơ giáo viên, điểm của từng bộ môn và điểm tổng kết. Chức năng này gồm các chức năng con
+ Chức năng In danh sách học sinh: Cho phép ta in danh sáh tất cả các học sinh theo từng lớp
+ Chức năng In danh sách giáo viên: Cho phép ta in toàn bộ danh sách giào viên đang giảng dậy và công tác trong trường.
+ Chức năng In bảng điểm học sinh: Ta có thể tiến hành in bảng điểm cho từng học kỳ,in điểm theo môn học, in bảng điểm tổng kết, in theo học lực giỏi, khá, trung bình, yếu, kém để tiện cho việc báo cáo lên ban giám hiệu nhà trường và thông bào cho từng học sinh.
+ Chức năng Danh sách học sinh lên lớp: máy sẽ đưa ra danh sách những học sinh được lên lớp hay lưu ban để tiện cho việc sắp xếp danh sách trong năm học mới.
III - THIẾT KẾ TỔNG THỂ CHƯƠNG TRÌNH
Bước đầu phần tích nếu coi hệ thống là một chức năng, sau đó phân rã dần mỗi chức năng thành các chức năng nhỏ hơn ở mức dưới ta được một biểu đồ với ba mức phân cấp.
Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh
Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh
1 - Biểu Đồ Luồng Dữ Liệu
1.1 Biểu Đồ Luồng Dữ Liệu Khung Cảnh
Mức khung cảnh tương ứng với mức không của biểu đồ phân cấp chức năng, ta coi cả hệ thống là một chức năng duy nhất. Biểu đồ này sẽ xây dựng tất cả các tác nhân ngoài của hệ thống, các thông tin ra của hệ thống. Mọi thông tin từ hệ thống đưa ra bên ngoài là các thông tin đầu ra. Nhiệm vụ của hệ thống là phải lưu trữ, xử lý và biến đổi các thông tin đầu vào thành kết quả đầu ra. Các tác nhân giao tiếp với hệ thống quản lý học sinh gồm: Hồ sơ học sinh, điểm học sinh, hạnh kiểm học sinh, môn học, lớp học, giáo viên, ban giám hiệu, bộ giáo dục và những người sử dụng cũng có nhu cầu tìm hiểu về tình hình học tập của học sinh trong trường.
Phòng Giáo Vụ
Trả lời
Yêu cầu
Hệ Thống Quản Lý Học
Sinh
Ban Giám Hiệu
Yêu cầu
Trả lời
Biểu Đồ Luồng Dữ Liệu Mức Đỉnh
TÌM KIẾM
Phòng Giáo Vụ
QL Hồ Sơ Học Sinh
Quản Lý Điểm
Hệ Thống
Quản Lý Danh Mục
Báo Cáo Thống Kê
Hồ sơ
Điểm
Users
Hồ sơ GV
Điểm
Hồ sơ GV
Lớp học
Hồ sơ HS
KT-KL
Hkiểm
Lớp học
Mônhọc
Hồ sơ HS
Thông báo
Trả lời
Thông báo
Trả lời
Ban Giám Hiệu
Lớp học
Yêu cầu TK
Yêu cầu BC
Điểm
Kqhoctap
Kết quả BC
Kết quả TK
1.3 Biểu Đồ Luồng Dữ Liệu Mức Dưới Đỉnh
a. Phân rã chức năng hệ thống
Phòng Giáo Vụ
Đăng nhập hệ thống
Quản trị hệ thống
Trợ giúp
Lựa Chon năm học
Hiệu chỉnh
Mật khẩu
Yêu cầu
đáp ứng
Trả lời
Thông báo
Lớp học
Users
Users
Chọnnăm
Yêu cầu
Phân rã chức năng Quản Lý Danh Mục
Phòng Giáo Vụ
Quản lý lớp
Hồ sơ giáo viên
Danh mục môn
Hồ sơ GV
Hiệu chỉnh
Yêu cầu
Yêu cầu
Lớp học
Hồ sơ GV
Môn học
c. Phân rã chức năng Quản Lý Hồ Sơ
Phòng Giáo Vụ
Nhập Hồ Sơ
Nhập KT - KL
Xem, Chỉnh sửa Hồ Sơ
Xét Hạnh Kiểm
Phòng Giáo Vụ
Hồ sơ
KTKL
KT-KL
Hồ sơ HS
Hồ sơ HS
HKiểm
Yêu cầu
Hạnhkiểm
Kq
Kq
d. Phân rã chức năng Quản Lý Điểm
Điểm
Nhập, chỉnh sửa điểm
Kết quả
Môn học
Điểm
Yêu cầu
Kết quả
Tính điểm trung bình môn
Phòng Giáo vụ
Kết quả
Tính điểm trung bình học kỳ
Yêu cầu
KqHọctập
Điểm
Kết quả
Tính điểm trung bình cả năm
Yêu cầu
e. Phân rã chức năng Tìm Kiếm
Lớp Học
Phòng Giáo Vụ
Tim Kiếm Theo Hồ Sơ
Tìm Kiếm Theo Điểm
Tìm Kiếm Theo lớp
Hồ sơ HS
KqHọc tập
Yêu cầu
Yêu cầu
Kết quả
Kết quả
Yêu cầu
Kết quả
Điểm
e.1 Phân rã chức năng Tìm Kiếm Theo Hồ Sơ
Tìm kiếm theo Mã
Tìm kiếm theo Tên
Phòng Giáo Vụ
Nhập mã
Nhập tên
Kết quả
Kết quả
Hồ sơ HS
Hồ sơ HS
Tìm kiếm theo Ngày sinh
Phòng Giáo Vụ
Ngày tháng
Kết quả
f. Phân rã chức năng Báo Cáo Thống Kê
Phòng Giáo Vụ
Danh Sách Giáo Viên
Danh Sách Học Sinh
In Bảng Điểm
Danh sách học sinh lên lớp
Yêu cầu
Yêu cầu
Kq in
Kq in
Yêu cầu
Yêu cầu
Kết quả
Kết quả
Hồ sơ HS
Lớp học
Điểm
Hồ sơ GV
Môn học
KqHọctập
IV - PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ DỮ LIỆU
Mục đích của việc tin học hoá hệ thống quản lý là giúp cho người quản lý xử lý thông tin có hiệu quả và nhanh chóng, dễ dàng phát hiện những sai xót giữa người và máy. Làm cho hệ thống quản lý điểm các trường PTTHCS đạt kết quả cao hơn, trong tất cả các vấn đề liên quan cần quản lý học sinh và đưa ra một cách chính xác nhất luôn luôn chặt chẽ và nhất quán trong toàn bộ hệ thống cũng như trong toàn bộ các dữ liệu về thông tin. Vì vậy đối với quá trình phân tích chức năng ta cần tiến hành phân tích thông tin được sử dụng trong hệ thống. Phân tích dữ liệu là việc phân tích các đơn vị thông tin có ích cho hệ thống (các thực thể) và xác định rõ mối liên kết tham chiếu giữa chúng.
Quá trình phân tích dữ liệu được bắt đầu từ việc xác định các mô hình dữ liệu
Có hai giai đoạn trong quá trình xây dựng mô hình dữ liệu:
+ Xác định các kiểu thực thể
+ Xây dựng các mối liên kết giữa các kiểu thực thể
1. Xác định các kiểu thực thể
Các kiểu thực thể được hình thành từ các đối tượng mà hệ thống quản lý. Đối tượng quản lý trung tâm của hệ thống là học sinh thông qua các kiểu thực thể học sinh.
Thông qua các hoạt động thực tế của công tác quản lý học sinh PTTHCS ta thấy có một nhóm thông tin liên quan đến học sinh là: Giáo viên, điểm, khen thưởng - kỷ luật, lớp học, môn học, phân vào lớp, hồ sơ học sinh .
Các nhóm thông tin này tương đối độc lập với nhau về nội dung thông tin, mỗi nhóm thông tin này bước đầu sẽ hình thành lên các thực thể tương ứng.
2. Mối quan hệ giữa các kiểu thực thể.
Các thực thể tồn tại trong cùng hệ thống có những mối liên quan với nhau. Đó có thể là những liên quan trực tiếp hoặc gian tiếp nhưng đều được xây dựng với mục tiêu chung là quản lý điểm học sinh. Bước tiếp theo trong việc xây dựng mô hình dữ liệu là xây dựng mối liên kết giữa các kiểu thực thể dựa trên các phương pháp phân tích và kỹ thuật hóa mô hình dữ liệu.
Ta đã biết trong thực thể có ba kiểu liên kết chính giữa các kiểu thực thể
Liên kết một – một
Liên kết một – nhiều
Liên kết nhiều – nhiều
Các thức thể hiện có quan hệ 1-1 với nhau thường được đồng nhất thành một thực thể có các thuộc tính của cả hai thực thể ban đầu .
Quan hệ nhiều - nhiều thể hiện mối quan hệ chưa được chuẩn hoá, thông thường sẽ được chuyển thành quan hệ 1 - nhiều thông qua thực thể trung gian . Mô hình dữ liệu sẽ được chuẩn hoá để đạt được dạng chuẩn cần thiết đảm bảo tính nhất quán sau này của hệ thống .
Với mỗi học sinh có thể có nhiều hình thức khen thưởng có thể áp dụng cho nhiều học sinh. Do đó mỗi liên kết giữa các thực thể ở đây là quan hệ nhiều - nhiều.
Chúng ta tách thành liên kết 1- nhiều như sau:
Học sinh
Khen thưởng
Học sinh
Khen thưởng
Học sinh – Khen thưởng
Ta xây dựng kiểu thực thể Điểm với mỗi thể hiện của nó xác định một học sinhvới số điểm của một môn học trong một học kỳ cụ thể. Như thế mỗi thể hiện của điểm ứng với duy nhất một học sinh, ngược lại mỗi học sinh có nhiều điểm ở nhiều môn và trong các học kỳ khác.
Nên liên kết giữa hai kiểu thực thể học sinh và điểm là một – nhiều:
Học sinh
Điểm
Tương tự mỗi môn học ứng với nhiều thể hiện của kiểu thực thể điểm nhưng mỗi hiện diện của điểm chỉ ứng với duy nhất một môn học, do đó ta có liên kết giữa hai kiểu thực thể như sau:
Môn học
Điểm
3. Các mô hình dữ liệu cơ bản
Mô hình cây phân cấp (Hierarchial mode)
Mô hình cây phân cấp lưu trữ dữ liệu theo từng nhóm các mẫu tin cha và các mẫu tin con có mối quan hệ 1 – 1 hoặc 1 – nhiều. Nghĩa là các mẫu tin cha (Parent) có thể có nhiều mẩu tin con (Child), nhưng một mẩu tin con chỉ có một mẫu tin cha duy nhất.
Trong mô hình này mỗi mẫu tin được gọi la một Segment. Vì vậy chúng có cấu trúc cây và các Segment phụ thuộc (Dependent Segment) tương ứng các nút con. Đường truy xuất (Access Path) đến một Segment phụ thuộc phải chứa tất cả các nút giữa Segment gốc và Segment cần truy xuất.
Parent
Child
Child
Child
3.2, Mô hình mạng (Network Mode)
Cơ sở dữ liệu mạng có khả năng xử lý các mối liên hệ 1 –1, 1 – nhiều và nhiều – nhiều. Mô hình này sử dụng nguyên lý chủ nhân- thành viên (Owner - Member).
Một chủ nhân tương tự nút cha và thành viên tương ứng nút con trong mô hình cây phân cấp. Cơ sở dữ liệu mạng tạo ra các tập tin con trỏ (kiểu danh sách liên kết hoặc vòng) để lưu cấu trúc của các thành viên.
Owner
Owner
Member
Member
Member
Member
3.3, Mô hình quan hệ (Relational Mode)
Thay vì tạo ra các tập tin, mẫu tin, chủ nhân, thành viên, mẫu tin cha, mẫu tin con. Mô hình quan hệ chỉ tạo ra các bảng (Table) tương đương tập tin cổ điển chứa các hàng (Record – Mẫu tin) và các cột (Field – trường). Các bảng được liên kết với nhau thông qua khoá ngoại. Nhờ cách xây dựng này mà giảm tối thiểu được việc lưu trữcác dữ liệu thừa và đảm bảo được tính nhất quán và toàn vẹn cho dữ liệu.
Cột (Field )
Dòng (Record)
Ví dụ:
Mã lớp học
Autonumber
#
Name
Number
10
GVCN
Text
20
Năm học
Text
10
Cơ sở dữ liệu theo mô hình cây phân cấp chủ yếu tồn tại trên các máy Mainframe còn cơ sở dữ liệu mạng và quan hệ đều được sử dụng cả trong môi trường Mainframe và PC.Trong ba môi trường trên thì mô hình quan hệ có nhiều ưu điểm và được nhiều người quan tâm, bởi lẽ nó có tính độc lập cao, dễ sử dụng và đặc biệt là mô hình quan hệ có thê được mô phỏng bằng toán học rất tốt. Do đó nó được nghiên cứu và phát triển trong lý thuyết cũng như trongsử dụng thực tiễn.
Trên cơ sở mô hình quan hệ, đến nay đã phát sinh thêm một số loại mô hình mới nhằm mô tả và thể hiện thế giới bên ngoài một cách chính xác và phù hợp hơn như các mô hình :
- Mô hình quan hệ thực thể
- Mô hình hướng đối tượng
V- XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC THỂ LIÊN KẾT
Sau đây là các bước cơ bản của quá trình phân tích thiết kế, trong đó bước quan trọng nhất là phải đưa ra được mô hình thực thể liên kết của hệ thống( lược đồ cấu trúc dữ liệu)
Xây dựng mô hình liên kết thực thể là một cách tiếp cận để bổ sung cho việc mô hình hoá các chức năng của hệ thống. Cách tiếp cận này mang nhiều tên gọi khác nhau như mô hình hoá thực thể, mô hình hoá thực thể quan hệ, mô hình hoá dữ liệu, phân tích hoá dữ liệu lôgic hay ngắn gọn chỉ là phân tích dữ liệu. Đây là chủ đề quan trọng và phức tạp, tổ hợp một tập hợp các kỹ thuật có thể được dùng theo một số quan điểm khác nhau. Kỹ thuật phổ biến nhất là việc cân bằng giữa việc dùng các kỹ thuật phân tích dữ liệu với các kỹ thuật phân tích tiến trình.
Phân tích dữ liệu một phương pháp xác định các đơn vị thông tin cơ sở có ích cho hệ thống ( các thưc thể ) và định rõ mối quan hệ bên trong hoặc các tham khảo chéo giữa chúng. Điều này có thể là mọi dữ liệu sẽ chỉ được lưu trữ một lần trong toàn bộ hệ thống và có thể thâm nhập được bất cứ môđul nào.
1. Các khái niệm và ký hiệu
Mô hình thực thể là mô hình dữ liệu logic hoặc sơ đồ tiêu chuẩn và nó được xây dựng dùng 4 kiểu khối .
Thực thể / kiểu thực thể ( entity ): Là một đối tượng được quan tâm trong quản lý, là một đối tượng cụ thể.
Ví dụ: Đối tượng cụ thể : Nguyễn Trung Thành , SBD 20, phòng 2
Đối tượng trừu tượng : Lớp 7a , trường Liên Hiệp
Kiểu thực thể : Là tập hợp các kiểu thực thể cùng vật chất. Kiểu thực thể được ký hiệu là hình chữ nhật ghi tên kiểu thực thể.
Trong bảng quan hệ kiểu thực thể là thuộc tính
Ví dụ:
Kiểu thực thể : Lớp, môn học ,học sinh
Lớp
Môn học
Học sinh
1.3 Thuộc tính : Các thuộc tính thể hiện tính chất cơ bản của các thực thể hoặc các quan hệ ( biểu thị bằng các trường hoặc các cột của bảng trong mô hình quan hệ)
1.4 Các liên kết và kiểu liên kết
Liên kết là sự kết nối giữa 2 hay nhiều thực thể để phản ánh sự ràng buộc về quản lý
Ví dụ : Nguyễn thanh Thuý 1987 , Lớp 9a
Kiểu liên kết : Tập hợp các liên kết – nghĩa là chỉ ra sự liên kết giữa các kiểu thực thể .
Chú ý: Nếu không sợ sự nhầm lẫn ta đồng nhất giữa liên kết và kiểu liên kết.
Một số kiểu liên kết :
- Liên kết một – một (1 –1) : Mối quan hệ đơn giản nhất giữa các bảng đó là mối quan hệ một đối một. Trong kiểu quan hệ này, các bảng có sự tương ứng theo từng hàng một; từng hàng trong một bảng không được có nhiều hàng tương ứng trong bảng kia. Bạn có thể tổ hợp các bảng có quan hệ một đối một thành chỉ một bảng bao gồm toàn bộ các cột của bảng kia. Các mối quan hệ một đối một thường được dùng để chia các bảng cơ sở rất lớn thành các bảng nhỏ hơn. A, B là 2 kiểu thực thể trong đó mỗi thực thể A liên kết với một thực thể B và ngược lại.
A
B
1 - 1
Ví dụ:
Số báo danh
Số phách
1 - 1
- Liên kết Một – Nhiều (1 –n ) : Các quan hệ một đối nhiều nối kết một hàng trong một bảng với hai hay nhiều hàng trong một bảng khác thông qua một mối quan hệ giữa khoá chính của bảng cơ sở và khoá lạ tương ứng trong bảng hữu quan. Mặc dù khoá lạ trong các bảng chứa các mỗi quan hệ phía nhiều có thể là một thành phần của một khóa chính hỗn hợp trong bảng riêng của nó, song nó vẫn là một khoá lạ có các mục tiêu của mối quan hệ đó. Các quan hệ một đối nhiều là những mối quan hệ phổ biến nhất.
A liên kết một nhiều với B
A
B
1 - n
ứng với một hệ thống A có nhiều hệ thống B ( Đây là liên kết phổ biến)
Lớp
Học sinh
1 - n
- Liên kết Nhiều –Nhiều: Mối quan hệ nhiều đối nhiều và không thể diễn tả dưới dạng các mối quan hệ đơn giản giữa hai thực thể tham gia. Để xây dựng các mối quan hệ nhiều đối nhiều, ta tạo ra một bảng có quan hệ nhiều đối nhiều với hai bảng cơ sở.
Mỗi thực thể A được liên kết với một hoặc nhiều thực thể B và ngược lại.
A
B
n- n
Ví dụ:
Nguồn cung cấp
Vật tư
n-n
Với liên kết n- n biến thành 1- n bằng cách đưa thêm một thực thể trung gian
A
A/B
B
Lớp
Học Sinh
Môn
Các lợi thuộc tính
+ Thuộc tính miêu tả : Mô tả tính chất đặc điểm của đối tượng.
+ Thuộc tính tên gọi.
+ Thuộc tính khoá: Dùng trong việc phân biệt giữa thực thể này với thực thể khác của một kiểu thực thể, thuộc tính khoá không được phép cập nhật.
+ Thuộc tính kết nối: Liên kết giữa thực thể này với thực thể khác( thường gặp trong quan hệ một nhiều, nó có thể là khoá của thực thể này đồng thời mô tả thực thể khác).
2. Xây dựng mô hình dữ liệu
2.1 Xác định các thực thể:
Giai đoạn này bao gồm các việc xác định các bảng chính để lưu giữ thông tin về hệ thống, không cần phải xác định ngay lập tức mọi kiểu thực thể, thực tế quá trình xây dựng mô hình sẽ tháo gỡ dần các bảng rắc rối. Cho nên mục tiêu cuả giai đoạn này là các ứng cử viên hiển nhiên để xem xét.
Ví dụ: Với hệ thống quản lý học sinh, đối tượng quan tâm hàng đầu là học sinh, do đó cột thực thể hiển nhiên và quan trọng nhất là học sinh.
Trong thực tế, thực thể thường rơi vào các loại chính sau:
- Nhân sự
- Nơi chốn
- Tổ chức
- Khái niệm
Khi áp dụng vào hệ thống quản lý học tập ta thấy một số thực thể hiển nhiên nữa như: Trường, lớp, môn học, điểm từng môn, trong đó thực thể nhân là thực thể cao nhất không phụ thuộc vào sự tồn tại của bất kì thực thể nào khác.
2.2 Xác định các liên kết
Sau khi xác định các kiểu thực thể chính, vấn đề là xác định các liên kết tự nhiên giữa chúng, ghi lại các dữ liệu dưới dạng liên kết một nhiều.
Một liên kết tồn tại giữa hai thực thể nếu cần phải giữ thông tin trong thực thể này và thực thể kia . Lý do việc giữ thông tin kết nối này là bản chất sự liên kết.
Trong mọi liên kết một nhiều, thực thể giữ thông tin kết nối theo định nghĩa là ở đầu “nhiều” của liên kết.
Các liên kết “ gián tiếp” nên được bỏ qua. Một liên kết gián tiếp là một liên kết mà hai thực thể có liên quan kết nối thông qua thực thể thứ ba.
Mặt khác các liên kết có thể được xác định bằng cách hỏi các câu hỏi sau:
+ Những mệnh đề được thiết lập kiểu : Thực thể - Động từ - Thực thể?
+ Những thực thể nào là các loại con của thực thể khác?
+ Những thực thể nào là các sự vật khác nhau nhưng chúng được kết hợp với nhau bằng cách tả đặc tính cuả các thực thể nhân nào đó.
Xác định số lượng liên kết:
- Tính số lượng liên kết tương đối dễ xác định. Chọn một thể hiện từ thực thể đầu tiên trong liên kết và hỏi “ nhiều nhất là bao nhiểu thể hiện của thực thể thứ hai mà thể hiện của thực thể đầu tiên có quan hệ”.
Sau đó lặp lại quá trình này đối với thứ tự ngược lại.
Tính đối tượng của liên kết phục thuộc vào qui tắc tổ chức hay môi trường dữ liệu được mô hình.
2.3 Vẽ các lược đồ liên kết thực thể
Sau khi các thông tin được sưu tập tương đối đầy đủ, vậy chúng cần phải được đặt vào một dạng mô tả có thể dễ dàng trình bày và hiểu được, thông thường là các kí hiệu đồ hoạ, và phải vẽ chúng theo đúng ký pháp chuẩn đã được quy định.
Ví dụ : trong một trường trung học cơ sở
Trường
Lớp
Học sinh
Môn học
Trong mô hình này ta có liên kết giữa học sinh và môn học là liên học sinh học.
kết nhiều - nhiều vì mỗi học sinh được học nhiều môn và ngược lại mỗi môn có nhiều.
2.4 Kiểm tra mô hình liên kết thực thể
Một số chuẩn đoán giúp xem xét các thực thể và quan hệ đã được xác định đúng đắn chưa
- Xuất hiện tên thực thể không phải là một danh từ.
Nguyên nhân: Có thực thể đã xác định là một liên kết.
- Xuất hiện tên thực thể là tên một tài liệu.
Nguyên nhân: Các thực thể trong tài liệu không được xác định.
- Xuất hiện không có khoá trong thực thể
Nguyên nhân : Hoặc là khoá chưa được gán, đây thực sự là một hệ thống của thực thể khác, hoặc khái niêm hoá mô hình để trở thành một thực thể
- Xuất hiện hai hay nhiều thực thể có cùng khoá: Có thể do chúng cùng một kiểu thực thể.
- Xuất hiện liên kết một – một: do các thuộc tính của thực thể đã bị phân chia một cách tuỳ ý do đó phải kết hợp các thực thể lại.
- Xuất hiện nhiều liên kết cho thực thể : thực thể được tạo nên một cách tổng quát, vì vậy nên chia thực thể thành nhiều thực thể đặc thù hơn.
- Xuất hiện hai hoặc nhiều các liên kết giữa cùng các thực thể: Do dư thừa liên kết, nên kết hợp các liên kết nếu vai trò chúng như nhau.
- Xuất hiện liên kết hệ bậc trong số ba hoặc nhiều thực thể: Do phân tích không đầy đủ, vì thế nên tìm biến cố bị bỏ qua hoặc giao dịch ghi nhận liên kết.
- Xuất hiện một thực thể không có liên kết: Do liên kết bị bỏ qua hoặc liên kết không cần thiết, nếu liên kết bị bỏ qua thì kiểm tra liên kết với mỗi thực thể khác, nếu tìm thấy thì ghi nhận chúng.
3, Hoàn thành mô hình dữ liệu
Sau khi xây dựng mô hình dữ liệu khái quát cho hệ thống, ta tiếp tục chi tiết hoá, làm mịn từng phần ở giai đoạn này người thiết kế phải sưu tầm đầy đủ các thuộc tính của từng thực thể và ngữ nghĩa liên kết.
Các thực thể và sự liên kết được xem xét một cách đầy đủ các chi tiết cần thiết trước khi một cơ sở dữ liệu xác định có thể được tạo ra.
Trước hết với thực thể:
+ Chúng là những đối tượng mà tổ chức cần lưu thông tin về chúng
+ Chúng có tên duy nhất là các danh từ
+ Chúng có một khoá chính xác định duy nhất các thể hiện
+ Chúng có một số thuộc tính cần được ghi nhận
+ Chúng phải có ít nhất một liên kết với các thực thể khác
+ Chúng có thể phân ra thành các thực thể độc lập và các thực thể đặc tính mà chúng mô tả thực thể nhân.
+ Chúng có thể kết hợp một phần với các thực thể khác để tạo nên thực thể giao khi giữa chúng có liên kết nhiều- nhiều.
+ Mô hình phải biểu diễn mọi thực thể đã được dùng trong tổ chức.
Ví dụ: Về thực thể học sinh
Thuộc tính
Khoá chính
Khoá ngoài
Not null
Kiểu dữ liệu
Kích cỡ
Mã học sinh
X
Text
8
Họ và tên
Text
25
Ngày sinh
Date/Time
10
Giới tính
Text
6
Địa chỉ
x
Text
50
Trong bảng trên:
+ Mỗi dòng mô tả một thuộc tính của thực thể
+ Mỗi cột mô tả một tính chất của thuộc tính
+ Các cột 2.3.4 mô tả đặc tính của thuộc tính
+ Hai cột sau cùng cần thiết khi nhập tin vật lý
4, Chuẩn hóa mô hình
Mô hình liên kết những khái niệm chuẩn hoá của nó sẽ cung cấp một lý thuyết chặt chẽ về việc xây dựng cơ sở dữ liệu. Chuẩn hoá sẽ được dùng để bổ sung, củng cố các mô hình thực thể liên kết và bảo đảm rằng mọi thực thể kết hợp với các thuộc tính đúng đắn của nó, nhằm tránh sai sót trước khi chuyển mô hình sang các bảng vật lý.
Nếu mô hình được triển khai cẩn thận thì các bảng trong thiết kế sẽ ở dạng chuẩn hoặc gần với dạng chuẩn. Trong trường hợp đó công việc chuẩn hoá chỉ đơn giản là việc kiểm tra lại các công việc trước đó. Ngược lại nếu có lỗi trong mô hình liên kết thì việc chuẩn hoá sẽ phát hiện chúng trước khi đi vào cài đặt và thi hành mô hình.
Việc kiểm tra chuẩn hoá là giai đoạn cuỗi cùng của thiết kế và phân tích logíc. Một mô hình có thể chuyển thành đặc tả vật lý mà nó có thể được thực hiện bởi việc sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào đó.
Mỗi thực thể trong mô hình trở thành một bảng. Mỗi dòng trong bảng tương ứng với thể hiện của một thực thể. Các dòng có thể theo một thứ tự bất kỳ. Các cột của bảng tương ứng với các thuộc tính của thực thể. Một cột chứa tất cả các dữ liệu về một thuộc tính đơn.
Ví dụ:
Họ và tên
Mã học sinh
Ngày sinh
Quê quán
Khối
Lớp
Nguyễn Thị Mai
9A0101
1988
Liên Minh
9
9A1
Nguyễn Thuý Na
9A0102
1988
Liên Bảo
9
9A2
Trần Văn Lương
8A0245
1989
Liên Bảo
8
8A1
Lê Văn Thành
7B0432
1990
Liên Minh
7
7A2
Phạm Như Nguyệt
8B0023
1989
Thành Lợi
8
8B
Quá trình chuẩn hoá dùng các phép chiếu và kết nối, phụ thuộc hàm để thực hiện trên các bảng (thực thể). Mỗi lần nó áp dụng trên một thực thể, có thể có các giai đoạn chính trong quá trính chuẩn hoá như sau:
+ Giai đoạn đầu tạo ra các bảng ở dạng chuẩn thứ nhất(1NF)
+ Giai đoạn đầu tạo ra các bảng ở dạng chuẩn thứ hai (2NF)
+ Giai đoạn đầu tạo ra các bảng ở dạng chuẩn thứ ba (3NF)
Cứ tiếp tục như vậy cho đến dạng chuẩn Domain-Key. Thông thường chỉ cần chuẩn hoá đến dạng chuẩn hóa thứ ba là đủ
mỗi giai đoạn trên đều khảo sát chi tiết các bảng chưa được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- P0003.doc