Sau khi có kế hoạch tiến độ mua sắm nguyên vật liệu, công tác mua và vận chuyện về kho của doanh nghiệp do phòng vật tư (thương mại hoặc kinh doanh) đảm nhận. Giám đốc hoặc các phân xưởng có thể ký các hợp đồng với phòng vật tư về việc mua và vận chuyển nguyên vật liệu. Hợp đồng phải được xác định rõ số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách mua, giá và thời gian giao nhận. Hai bên phải chịu bồi thường về vật chất nếu vi phạm hợp đồng. Phòng vật tư chịu trách nhiệm cùng cấp kịp thời, đầy đủ, đảm bảo chất lượng cho các đơn vị sản xuất. Nếu vì lý do gì đó không cung cấp kịp, phòng vật tư phải báo cáo với giám đốc từ 3 đến 5 ngày để có biện pháp xử lý. Phòng vật tư làm tốt hoặc không tốt sẽ được thưởng hoặc phạt theo quy chế của doanh nghiệp.
61 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đá trang trí Vĩnh Cửu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A = Lsxsp + Lbtp +Lspd + Ltkpk
Trong thực tế, nếu A > tổng trên thì tức là có hao hụt. Do vậy, khi thanh toán phải làm rõ lượng hao hụt, mất mát này. Từ đó đánh giá dược tình hình sử dụng nguyên vạt liệu và có các biện pháp khuyến khích hay bắt bồi thường chính đáng.
h. Tổ chức thu hồi phế liệu phế phẩm
Có thể nói, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu đã trở thành một nguyên tắc, một đạo đức, một chính sách kinh tế của các doanh nghiệp. Việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp được thực hiện theo những phương hướng và biện pháp chủ yếu sau:
+ không ngừng giảm bớt phế liệu, phế phẩm, hạ thấp định mức tiêu dùng nguyên vật liệu. Giảm mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm là yếu tố quan trọng đề tiết kiệm vật tư trong quá trình sản xuất song khi muốn khai thác triệt để yếu tố này cần phải phân tích cho được các nguuyên nhân làm tăng, giảm mức tiêu hao vật tư trong sản xuất. Từ đó đề ra các biện pháp cụ thể nhằm tiết kiệm dượcnhiều vật tư trong sản xuất. Mức tiêu hao vật tư trong một đơn vị sản phẩm thường bị tác động bởi nhiều nhân tố như: Chất lượng vật tư, tình hình trang bị kỹ thuật cho sản xuất, trình độ lành nghề của công nhân, trọng lượng thuần túy của sản phẩm.
Để thực hiện có hiệu quả phương hướng này, doanh nghiệp cần tập trung giải quyết các vấn đề:
+ Hợp lý hoá sản xuất, cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, thực hiện đúng các chế độ về bảo quản sử dụng máy móc thiết bị, coi trọng hạch toán nguyên vật liệu, xây dựng chế độ thưởng phạt nhằm kích thích sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu.
+ Xoá bỏ mọi hao hụt mất mát, hư hỏng nguyên vật liệu do nguên nhân chủ quan gây ra.
Để thực hiện tốt phương hướng này cần nâng cao trách nhiệm trong công tác thu mua, vận chuyển, bao gói, bốc dở, kiểm nghiệm nguyên vật liệu trong kho và cấp phát nguyên vật liệu cho sản xuất.
+ Cải tiến quy trình công nhgệ, đổi mới máy móc thiết bị, tổ chức sản xuất hợp lý cũng góp phần giảm các tổn thất trong quá trình sản xuất.
+Tăng cường giáo dục về ý thức tiết kiệm, lợi ích của tiết kiệm đối với công ty, đối với từng người.
+ Nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ, trình độ tay nghề của công nhân.
+ Có các biện pháp khuyến kh ích vật chất, tinh thần thích đáng, kịp thời đối với việc tiết kiệm.
+ Sử dụng nguyên vật liệu thay thế: Việc lựa chọn nguyên vật liệu thay thế đựoc tiến hành cả trong khâu cung ứng và thiết kế chế tạo sản phẩm. Đây là một biện pháp quan trong, nó cho phép sử dụng những nguyên vật liệu có sẵn trong nước và từ đó giảm bớt việc thay thế phải đảm bảo tính hiệu quả king tế của doanh nghiệp vạ đặc biệt là vẫn phải b ảo dảm chất lượng và đáp ứng được yêu cầu của công nghệ sản xuất.
+ Sử dụng lại phế liệu - phế phẩm: tức là sử dụng tối đa vật liệu tiêu dùng trong sản xuất. thu hồi và tận dụng phế liệu - phế phẩm không những là yêu cầu trước mắt mà còn là yêu cầu lâu dài của doanh nghiệp. Việc tận dụng sẽ góp phần làm giảm định mức tiêu dùng nguyên vật liệu và hạ giá thành sản phẩm. Nó cũng có thể đem lại nguồn thu cho doanh nghiệp nếu thực hiện bán phế liệu, phế phẩm cho các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp.
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới quản lý vật liệu trong doanh nghiệp
1.3.1. Nhân tố chủ quan
+ Về phương pháp đánh giá vật liệu xuất kho
+ Về phương pháp kiểm nghiệm Vật liệu khi nhập kho
+ Về mã hoá vật liệu
+ Về cách quản lý
+ Về số lượng
1.3.2. Nhân tố khách quan
+ Do địa bàn quản lý nguyên vật liệu rộng
+ Do có sự biến động về giá cả nguyên vật liệu
+ Do có sự phụ thuộc vào các quá trình sản xuất sản phẩm
+ Về số lượng nguyên vật liệu quá lớn, đa dạng về chủng loại và có tính chất lý, hoá riêng biệt
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY ĐÁ TRANG TRÍ VĨNH CỬU
2.1. Khái quát chung về công ty đá trang trí Vĩnh Cửu
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên công: Công ty cổ phần đá trang trí Vĩnh cửu
Tên tiếng Anh: Vinh Cuu stone Joint stock company
Tên giao dịch: Vinh Cuu Stone JSC.
Trụ sở giao dịch: 319 Xa Lộ Hà Nội, Phường An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84 - 8) 3898 9597 (5 lines). Fax: (84-8) 3896 0583
CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN TRANG TRÍ ĐÁ VĨNH CỬU
Địa chỉ: 211 Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04.5537671 Fax: 04.5537671
Số Đăng ký kinh doanh: 011000003 Ngày cấp: 07/07/2008
Website: www.vinhcuustone.com.vn
Email: import-export@vinhcuustone.com
Ngành nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất vật liệu xây dựng bằng xi măng và thạch cao phục vụ cho trang trí nội thất;
- Mua bán hàng trang trí nội, ngoại thất;
- Thi công tượng mỹ thuật;
- Sản xuất, mua bán hàng trang trí bằng nhựa, composite;
- Mua bán hoa, cây kiểng, cá cảnh, tiểu cảnh, non bộ;
- Thi công trang trí nội thất, ngoại thất, sân vườn, công viên, khu vui chơi;
- Khai thác, chế biến, đá xây dựng, đá mỹ nghệ;
- Sản xuất, mua bán hàng thủ công mỹ nghệ, nhựa, composite;
- Xây dựng: Dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu công nghiệp, giao thông;
- Kinh doanh phát triển khu du lịch;
- Trồng rừng, cây công nghiệp, khai thác, chế biến khoáng sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm (trừ các loại khoáng sản nhà nước cấm);
- Đầu tư xây dựng khai thác thủy điện.
- Khai thác, chế biến các loại khoáng sản;
- Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, nguyên phụ liệu sản xuất, tiêu dùng;
- Đại lý phân phối, ký gửi hàng hóa.
Quá trình hình thành và phát triển Vĩnh Cửu
Vĩnh Cửu tiền thân là một cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng dân dụng nhỏ do ông Nguyễn Vui (nghệ nhân Giang Vỹ) thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1986 tại xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Khi mới thành lập, cơ sở chỉ có ba người. Lúc đó, ông Nguyễn Vui vừa là thợ, vừa là người điều hành kinh doanh. Với tầm nhìn chiến lược về nhu cầu của thị trường vật liệu trang trí nội-ngoại thất, sân vườn trong nước và quốc tế, với đôi mắt người nghệ nhân từng trải trong nghề điêu khắc từ thời niên thiếu và sự say mê nghệ thuật bẩm sinh, ông đã sớm khẳng định thế mạnh độc tôn của mình trong nghề điêu khắc, trang trí nội ngoại thất, sân vườn.
Năm 1989, Ông dời cơ sở về số 600B, xa lộ Hà Nội, quận Thủ Đức (nay là Quận 2), TP. Hồ Chí Minh. Lúc này nhân sự đã tăng lên 12 người. Năm 1993-1994, ông phát triển Vĩnh Cửu trở thành hệ thống gồm 22 cơ sở sản xuất chiếm tới 70% thị phần vật liệu trang trí nội, ngoại thất, sân vườn trên khắp khu vực miền Nam (Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ, An Giang, Biên Hoà, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh) với trên 50 cán bộ công nhân viên.
Năm 1995, Vĩnh Cửu được đăng ký kinh doanh dưới hình thức Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn hai thành viên do ông Nguyễn Vui làm chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc điều hành. Là người đầu tiên phát triển ngành thạch cao trang trí ở Việt Nam và bằng chính sự tài năng, sáng tạo của mình, ông đã nhanh chóng đưa Vĩnh Cửu trở thành nơi hội tụ của những nghệ nhân điêu khắc, trang trí nội-ngoại thất, sân vườn.
Năm 2006, Công ty TNHH Điêu Khắc-Trang Trí Vĩnh Cửu đổi thành Công ty Cổ Phần Trang Trí Đá Vĩnh Cửu.
Sản phẩm của Công ty Vĩnh Cửu đạt chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Hiện nay, Vĩnh Cửu là một trong những công ty đứng đầu cả nước sản xuất các sản phẩm điêu khắc, đá mài, sản phẩm giả đá,với trên 1000 mẫu phục vụ cho trang trí sân vườn, nội thất.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.1.2.1. Chức năng
Công ty có chức năng sản xuất, cung ứng vật tư, thiết bị tổng hợp, tư vấn - đầu tư - chuyển giao công nghệ xây dựng các công trình, kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong phạm vi hoạt động của mình góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước, nâng cao vị thế và vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân, thực hiện đúng đắn các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty Đá trang trí Vĩnh Cửu góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần nhằm phát triển lực lượng sản xuất của công ty nói riêng và của xã hội nói chung, đồng thời góp phần tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước - thông qua nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
- Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đúng các ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Thực hiện tốt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, không trái với pháp luật về chất lượng sản phẩm và thực hiện việc bình ổn giá cả theo quy định của nhà nước đối với các hàng hoá công ty đang sản xuất và kinh doanh.
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm, hàng năm phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết với các đối tác.
- Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý, sử dụng các khoản thu từ chuyển nhượng tài sản để tái đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ của công ty.
- Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo qui định của Bộ Luật lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty.
- Tự đảm bảo trang trải về mặt tài chính, tự tạo điều kiện thúc đẩy kinh doanh phát triển nhằm tạo hiệu quả cao. Song cũng phải thực hiện các qui định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.
Ngoài ra, công ty còn có các nhiệm vụ khác như thực hiện các nghĩa vụ báo cáo tài chính, thống kê, kế toán hạch toán, kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước qui định.
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 01: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Nguồn: Phòng Hành chính Quản trị
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban
- Phòng Tổ chức - Lao động: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý, hoạch định các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thực hiện các công tác về tổ chức - lao động - tiền lương - bảo hiểm, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đảm bảo tốt môi trường làm việc và đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ công nhân viên.
- Phòng Hành chính - Quản trị: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản trị hành chính, xây dựng hệ thống nội quy, quy chế quản lý nội bộ của Công ty, thực hiện lưu giữ các văn bản của công ty, đảm bảo an ninh chung của toàn Công ty.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho HĐQT và Giám đốc công ty trong lĩnh vực tài chính, kế toán nhằm quản lý hiệu quả các nguồn vốn của Công ty. Tổ chức công tác hạch toán kế toán, thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ đối với mọi hoạt động kinh tế của Công ty theo đúng quy định về kế toán - tài chính của Nhà nước.
- Phòng Vật tư: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác quản lý vật tư, thành phẩm. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, lập kế hoạch vật tư, chủ trì đề xuất phương án mua sắm vật tư, nguyên liệu, phụ tùng đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất.
- Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực tìm kiếm, khai thác và phát triển thị trường trong nước và quốc tế. Thực hiện công tác tìm kiếm, mua và cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế bảo đảm cho công tác sản xuất được liên tục theo đúng kế hoạch.
- Phòng Đầu tư: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho HĐQT và Giám đốc Công ty trong công tác lập kế hoạch đầu tư, quản lý các dự án đầu tư, hoàn tất thủ tục quyết toán đối với các dự án đầu tư hoàn thành.
- Phòng Công nghệ - Chất lượng: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác hoạch định kế hoạch chất lượng, xây dựng và điều phối thực hiện hệ thống quản lý ISO 9001-2000, chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển mẫu sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu thị trường, xây dựng quy trình và công thức sản xuất, chuyển giao cho đến khi sản xuất đại trà đạt tiêu chuẩn.
- Phòng Kỹ thuật: là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác quản lý thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Công ty; chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình và điều phối, thanh kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc; hoạch định, xây dựng chiến lược phát triển và tổ chức thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới trong toàn Công ty; chủ trì chương trình nội địa hoá của Công ty.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây
Bảng 01: Bảng cân đối kế toán
TT
Chỉ tiêu
Số cuối năm
Số đầu năm
Tăng/giảm (+/-)
A
TÀI SẢN
I
Tài sản ngắn hạn
236.578.382.358
154.961.247.885
81.617.134.474
1.1
Tiền và các khoản tương đương tiền
16.510.264.920
2.482.099.319
14.028.165.601
1.2
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
9.500.000.000
9.500.000.000
1.3
Các khoản phải thu ngắn hạn
49.916.523.590
49.179.431.944
737.091.646
1.4
Hàng tồn kho
145.318.672.782
94.357.367.666
50.961.305.116
1.5
Tài sản ngắn hạn khác
15.332.921.067
8.942.348.956
6.390.572.111
II
Tài sản dài hạn
235.046.076.720
228.681.519.080
6.364.557.640
2.1
Tài sản cố định
198.460.195.164
227.103.920.567
-28.643.725.403
2.2
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
35.000.000.000
35.000.000.000
2.3
Tài sản dài hạn khác
1.585.881.556
1.577.598.513
8.283.043
TỔNG CỘNG
TÀI SẢN
471.624.459.079
383.642.766.965
87.981.692.114
B
NGUỒN VỐN
I
Nợ phải trả
288.776.864.452
346.271.918.266
-59.495.053.814
1.1
Nợ ngắn hạn
219.783.560.646
119.252.451.291
100.531.109.355
1.2
Nợ dài hạn
68.993.303.806
229.019.466.975
-160.026.163.169
II
Nguồn vốn chủ sở hữu
182.847.594.627
35.370.848.699
147.476.745.928
2.1
Vốn chủ sở hữu
182.335.696.400
35.211.436.167
147.124.260.233
2.2
Các quỹ
511.898.227
159.412.532
352.485.695
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
471.624.459.079
383.642.766.965
87.981.692.114
Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch
Bảng 02: Kết quả hoạt động kinh doanh 2007-2008
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
TH năm
2007
KH năm
2008
TH năm
2008
Thực hiện so với KH năm 2008 (%)
Tăng trưởng so với thực hiện năm 2007 (%)
1
Tổng giá trị SXKD
Tr. đồng
584.594
728.545
768.156
105,44
31,40
2
Giá trị SXCN và VLXD
Tr. đồng
257.075
322.217
344.404
106,89
33,97
3
Giá trị kim ngạch NK
Tr. USD
8,81
9,40
10,13
107,77
15
4
Giá trị kim ngạch XK
Tr. USD
11,91
16,00
16,19
101,25
35,89
5
Doanh thu
Tr. đồng
202.554
264.000
270.430
102,43
33,51
6
Tổng nộp Ngân sách
Tr. đồng
1.569
3.238
3.533
109,11
125,11
7
Đầu tư
Tr. đồng
17.701
55.887
137.044
245,22
674,22
8
Khấu hao
Tr. đồng
45.494
47.335
41.315
87,28
-
9
Cổ tức
%
14
17
20
117,65
42,86
10
Tổng LN trước thuế
Tr. đồng
5.622
24.643
41.149
166,98
631,93
11
Lao động & Tiền lương
- Lao động sử dụng BQ
Người
288
306
325
106,21
12,79
- Thu nhập bình quân người/tháng
Đồng
2.507.887
3.278.000
3.365.584
102,67
34,2
Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch
Qua phân tích những số liệu trên có thể thấy các chỉ tiêu tài chính năm 2008 đều có sự tăng trưởng cao so với năm 2007 là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Uy tín và thương hiệu Vĩnh Cửu trên thị trường tiếp tục được khẳng định và ngày càng nâng cao; cơ cấu, mẫu mã sản phẩm đa dạng và phong phú, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế được khách hàng tín nhiệm.
- Đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân của Công ty không ngừng trưởng thành cả về chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp điều hành, tổ chức sản xuất, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo đầy đủ, cơ bản, có trình độ, năng động, sáng tạo, nhiệt tình, đoàn kết và có tinh thần trách nhiệm cao là nền tảng cho sự phát triển bền vừng trong tương lai của Vĩnh Cửu.
- Việc áp dụng sáng kiến, cải tiến vào sản xuất đã làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng số giờ chạy máy, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, tăng hiệu quả và tính ổn định của quá trình sản xuất.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty ngày càng mở rộng, nhất là Công ty đã bước đầu tiếp cận với thị trường Mỹ là thị trường tiềm năng với mức tiêu thụ lớn, đảm bảo chữ tín với khách hàng.
Nguồn vốn và các chỉ số tài chính:
Nguồn vốn chủ sở hữu của Vĩnh Cửu chủ yếu được hình thành từ hai nguồn là vốn góp cổ phần và các khoản lợi nhuận giữ lại. Giai đoạn 2005 – 2008, Công ty đã thông qua 2 lần tăng vốn liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tính chủ động về tài chính, khiến cho vốn chủ sở hữu tăng mạnh. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đều ở mức cao, cụ thể là 84,8%; 77% cho các năm 2007, 2008. Số liệu này cho thấy Vĩnh Cửu có sự tự chủ lớn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tính chủ động về tài chính, giảm áp lực về chi phí lãi vay.
- Chức năng tạo vốn đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh: Tài chính doanh nghiệp thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh
- Chức năng phân phối thu nhập bằng tiền: Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối như sau: thu nhập đạt được do bán hàng trước tiên phải bù đắp chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như: hao mòn máy móc thiết bị, trả lương, mua nguyên, nhiên liệu, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Phần còn lại hình thành các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn hoặc trả lợi tức cổ phần.
- Chức năng kiểm tra bằng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh: Tài chính doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thu chi tiền tệ và các chỉ tiêu phản ánh bằng tiền để kiểm soát tình hình vốn, sản xuất và hiệu quả kinh doanh. Trên cơ sở đó giúp nhà quản lý phát hiện những khâu mất cân đối, sơ hở trong công tác điều hành để ngăn chặn các tổn thất có thể xảy ra nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chức năng này là toàn diện và thường xuyên trong suốt quá trình kinh doanh, vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng hàng đầu
2.2.1. Tình hình biến động tài sản:
Tổng tài sản của Vĩnh Cửu có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2007 – 2008. Sự tăng trưởng về quy mô tổng tài sản là chủ yếu ở tài sản ngắn hạn và một phần tài sản dài hạn. Hầu hết các khoản mục trong tài sản ngắn hạn đều có sự gia tăng mạnh mẽ gồm có: đầu tư tài chính ngắn hạn, tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Năm 2007, tài sản ngắn hạn của Công ty là 154,961 tỷ đồng, năm 2008 là 236,578 tỷ đồng, tăng thêm 81,617 tỷ đồng tương đương với 52,66% so với năm 2007. Nguyên nhân tài sản ngắn hạn tăng lên nhanh chóng là do sự tăng đột biến của hàng tồn kho trong năm 2008 (tăng 54,01% so với năm 2007) cùng với khoản mục tiền và tương đương tiền (tăng thêm 565%).
Cơ cấu tài sản của năm 2008 đã có sự thay đổi đáng kể so với năm 2007 khi tỷ lệ tổng tài sản ngắn hạn chiếm 40,39% trong năm 2007 nhưng đã có xu hướng khá cân bằng giữa tài sản ngắn và dài hạn trong năm 2008 là : 50,16%.
Tài sản dài hạn của Vĩnh Cửu tăng nhẹ trong năm 2007-2008, Công ty có nhiều hoạt động trong đầu tư tài sản cố định (thường chiếm tỷ trọng lớn nhất: 84,43% năm 2008) nhằm tăng công suất, nâng cao năng lực và mở rộng sản xuất nhà máy hiện tại bao gồm các hạng mục như: đầu tư bổ sung dây chuyền mài bóng, đầu tư mở rộng kho chứa vật tư, thành phẩm, xây dựng xưởng cơ điện... đã được Công ty thực hiện với tổng mức đầu tư 8 triệu USD trong năm 2008 và sẽ hoàn thành vào Quý I/2009. Từ quý 4 năm 2011 trở đi, dây chuyền máy móc thiết bị chính của Công ty sẽ hết khấu hao (chính sách khấu hao dây chuyền máy móc thiết bị chính hiện tại là khấu hao trong thời hạn 6 năm, máy móc đưa vào sử dụng từ năm 2005), khoản chi phí khấu hao hàng năm của Công ty sẽ giảm đi đáng kể.
2.2.2. Tình hình biến động của nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn của Vĩnh Cửu giai đoạn 2005 - 2008 cũng tăng tương ứng với mức tăng của tổng tài sản. Nhưng có một điểm rất đáng chú ý trong cơ cấu nguồn vốn của Vĩnh Cửu, đó là tỷ trọng nợ dài hạn đã giảm đáng kể trong hai năm 2007 và 2008, tương ứng là sự tăng lên về tỷ trọng của nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu. Do vậy, các khoản vay ngân hàng, chi phí lãi vay của Công ty (hàng năm hiện nay là khoảng 30 tỷ đồng) không những sẽ giảm đi mà từ năm 2010, Công ty sẽ có thu nhập từ lãi tiền gửi, dự kiến năm 2010 lãi tiền gửi là 6,6 tỷ đồng, năm 2011 là 19 tỷ và những năm tiếp theo số lãi này sẽ tăng lên nữa.
Nguồn vốn chủ sở hữu của Vĩnh Cửu chủ yếu được hình thành từ hai nguồn là vốn góp cổ phần và các khoản lợi nhuận giữ lại. Giai đoạn 2005 – 2008, Công ty đã thông qua 2 lần tăng vốn liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tính chủ động về tài chính, khiến cho vốn chủ sở hữu tăng mạnh. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đều ở mức cao, cụ thể là 84,8%; 77% cho các năm 2007, 2008. Số liệu này cho thấy Vĩnh Cửu có sự tự chủ lớn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tính chủ động về tài chính, giảm áp lực về chi phí lãi vay.
2.2.3. Khả năng thanh toán ngắn hạn
Biểu đồ 01: Khả năng thanh toán ngắn hạn
Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch
Khả năng thanh toán ngắn hạn của Vĩnh Cửu có xu hướng giảm hơn đôi chút so với năm 2007. Nhìn vào bảng phân tích ta thấy một đồng nợ ngắn hạn phải trả của Công ty được đảm bảo bằng 1,3 đồng tài sản ngắn hạn vào năm 2007; và 1,08 đồng năm 2008. Tuy nhiên, việc công ty kí kết được các hợp đồng lớn trong hai năm 2007, 2008 và có thời hạn thực hiện dài hạn, ổn định sẽ đảm bảo cho công ty trước các khoản nợ, giữ hệ số này luôn ở mức trên 1. Điều này sẽ tạo điều kiện cho công ty có thể nhận được các khoản vay từ các tổ chức tín dụng nếu như doanh nghiệp có nhu cầu.
Tỷ số thanh toán nhanh cũng thấp hơn trong năm 2007 xuất phát chủ yếu từ cơ cấu vay nợ của công ty có sự thay đổi chuyển từ vay nợ dài hạn sang vay nợ ngắn han (tăng hơn 84% và chiếm 76% trong cơ cấu nợ phải trả). Còn đối với tỷ số thanh toán tiền mặt tuy có tăng lên gấp 5 lần so với năm 2007 nhưng đều ở dưới mức đòi hỏi đối với một doanh nghiệp là 0,5. Do vậy công ty cần có sự quan tâm hơn trong việc xử lý đối với các khoản nợ mang tính đột xuất.
2.2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động
Vòng quay khoản phải thu liên tục tăng qua các năm thể hiện hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ rằng tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao được luồng tiền mặt và tạo ra sự chủ động hơn trong việc tài trợ vào nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Đây là điều rất đáng ghi nhận đối với Vĩnh Cửu trong bối cảnh doanh nghiệp mở rộng thị phần, hướng tới các bạn hàng mới.
Biểu đồ 02: Đánh giá hiệu quả hoạt động
Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch
Vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với khách hàng. Vòng quay các khoản phải trả trong năm 2008 nhỏ hơn năm 2007 chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm 2006. Tuy nhiên, việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng.
Trong khi đó, vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm nhẹ trong năm 2007 do số lượng hàng tồn kho gia tăng (đều chiếm tỷ lệ là hơn 60% trong các năm 2007 và năm 2008). Hàng tồn kho của Vĩnh Cửu chủ yếu là nguyên vật liệu và thành phẩm; lý do là một số vật liệu đầu vào chiếm tỷ trọng 15% trong giá thành sản phẩm. Do vậy, công ty phải luôn có chính sách dự trữ nguyên vật liệu phù hợp nhằm đối phó và hạn chế ảnh hưởng của sự biến động giá đầu vào.
2.2.5. Đánh giá khả năng quản lý công nợ
Biểu 03: Đánh giá khả năng quản lý công nợ
Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch
Tổng vốn đầu tư ban đầu rất lớn, kéo theo đó là sức ép về tài chính. Hàng quý, Công ty phải trả một phần gốc vay và lãi vay vốn đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, mức độ phụ thuộc của Vĩnh Cửu đối với chủ nợ đã giảm dần qua từng năm, hay khả năng quản lý các khoản nợ vay của Công ty được cải thiện. Bên canh việc thay đổi cơ cấu vốn vay (từ dài hạn giảm dần, tăng vay nợ ngắn hạn) thì công ty sang năm 2007 đã tăng vốn điều lệ từ 35 tỷ lên 100 tỷ nhằm tài trợ hoạt động sản xuất, mở rộng dự án Công ty đã có thể chủ động hơn về nguồn vốn để đảm bảo tính liên tục trong hoạt động kinh doanh.
Thêm vào đó, kì vọng với tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và luồng tiền thu được từ hoạt động xuất khẩu, Công ty hoàn toàn có khả năng trả gốc và lãi vay đúng hạn, giảm dần công nợ.
2.2.6. Đánh giá khả năng sinh lời
Biểu 04: Khả năng sinh lời
Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2019.doc