MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 2
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa của luận văn 3
5. Kết cấu của luận văn 3
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VÀ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT THỊ TRƯỜNG. 4
1.1.Quản lý và quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với thị trường. 4
1.2. Chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với thị trường. 14
1.3 Cở sở pháp luật của quản lý nhà nước đối với thị trường và chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường. 22
Chương 2: Thực trạng và giải pháp tăng cường thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường của cơ quan quản lý nhà nước về thị trường ở Việt Nam hiện nay. 27
2.1. Thực trạng thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường của cơ quan nhà nước có chức năng quản lý thị trường (1997-2002). 27
2.2. Giải pháp tăng cường chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường của cơ quan quản lý nhà nước về thị trường ở Việt Nam hiện nay. 34
KẾT LUẬN 42
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
44 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với thị trường và thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trừ các hành vi đó, bảo đảm các hoạt động kinh doanh, mua bán trên thị trường diễn ra bình thường, đúng quy định của pháp luật, duy trì trật tự, kỷ cương trong hoạt động thị trường, là công việc có tính thường xuyên, và hết sức quan trọng. Vì thế, trong Bộ luật Hình sự của nước ta có riêng một điều (Điều 159) về “Tội kinh doanh trái phép” để xét xử các hành vi vi phạm pháp luật thuộc loại này nếu hội đủ các điều kiện quy định.
Hai: Buôn lậu.
Buôn lậu là một hiện tượng kinh tế phát sinh từ lâu đời, xuất hiện hầu như ở khắp các nước trên thế giới, có nơi, có lúc trở thành quốc nạn. Theo quan niệm chung nhất, buôn lậu bao gồm những hành vi sau:
- Hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hoá hoặc ngoại tệ, kim khí và đá quý, những vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá mà Nhà nước cấm xuất khẩu hay nhập khẩu, hoặc buôn bán hàng hoá nói chung qua biên giới mà trốn thuế và trốn sự kiểm tra của Hải quan.
- Hành vi buôn bán trốn thuế, lậu thuế; buôn bán những hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh trong nước.
Theo Bộ luật Hình sự của Việt Nam, không phải tất cả những hành vi buôn lậu đều bị xét xử theo “Tội buôn lậu”, mà chỉ bị xét xử theo trình tự tố tụng hình sự về tội này những hành vi buôn bán hàng hoá trái phép qua biên giới có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên (hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng vi phạm các quy định của Điều này), kể cả buôn bán hàng cấm, có số lượng lớn (hoặc tuy số lượng không lớn nhưng còn vi phạm các quy định khác của Điều này). Mặt khác, cũng theo Bộ luật Hình sự hiện hành, thì các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh ở trong nước và hành vi trốn thuế (nếu đến mức cấu thành tội phạm) thì lại bị xét xử theo những tội danh riêng (không thuộc tội buôn lậu). Ngoài ra, theo Bộ luật Hình sự thì hành vi vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới (hoặc tiền tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, kể cả hàng cấm) cũng bị xét xử theo tội danh riêng, không xử theo “tội buôn lậu”. Tuy đây không phải là hành vi buôn bán hàng hoá trái phép qua biên giới mà chỉ là hoạt động vận chuyển, tức là một hoạt động dịch vụ gắn với việc mua bán hàng hoá nào đó, nhưng xét về bản chất thì nó cũng không thua kém gì hành vi buôn lậu.
Một đặc trưng chung của các hành vi buôn lậu cũng như hành vi vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới là việc trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dùng các thủ đoạn gian dối để che mắt các cơ quan này, hoặc cấu kết với các cơ quan này để thực hiện các hành vi đó. Trong tình hình hiện nay, công tác chống buôn lậu là một nội dung rất quan trọng, trở thành nội dung trung tâm của công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Ba: Buôn bán hàng giả.
Sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả là hai khâu thường gắn liền với nhau, có cùng bản chất. Vì thế, nên hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả được xem xét chung là một đối tượng không kém phần nguy hại so với buôn lậu, và cần được kiểm tra, kiểm soát gắt gao. Theo Bộ luật Hình sự của Việt Nam thì hành vi này bị xét xử theo một tội danh chung là “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả”. Từ đó, nội dung công tác kiểm tra kiểm soát chống hàng giả được hiểu đầy đủ là chống sản xuất, buôn bán hàng giả, mặc dù ngày càng xuất hiện nhiều loại hàng giả được sản xuất ở một nước, nhưng buôn bán, tiêu thụ ở nước khác. Hiện nay ở nước ta cũng có nhiều loại hàng giả được sản xuất ở nước ngoài và được nhập lậu, thậm chí nhập theo đường chính thức vào để tiêu thụ; hoặc sau khi nhập khẩu vào rồi mới thay đổi nhãn mác, tên, địa chỉ người sản xuất và đưa ra buôn bán trên thị trường.
Việc xác định hàng giả mặc dù đã có hướng dẫn của cơ quan nhà nước song suy cho cùng là phải lấy hàng thật làm chuẩn để so sánh, đối chiếu các tiêu chí, tiêu chuẩn, nhất là tiêu chuẩn chất lượng và các nội dung khác của chúng để phát hiện sự khác biệt; nếu cần phải qua kiểm nghiệm, giám định của cơ quan chuyên môn kỹ thuật. Nói chung, đặc trưng chủ yếu của hàng giả là hàng có chất lượng kém, phẩm cấp thấp nhưng chủ hàng với động cơ lừa dối, thủ đoạn tinh đã cố ý nguỵ trang nó dưới danh nghĩa hàng thật, che đậy nó bằng cách làm giả, làm nhái nhãn mác hàng chính hiệu cùng loại có chất lượng tốt hơn, phẩm cấp cao hơn của các hãng sản xuất - kinh doanh được thị trường tín nhiệm và người tiêu dùng ưa chuộng nhằm dễ tiêu thụ sản phẩm của mình với khối lượng lớn, bán hàng nhanh và thu lợi nhuận lớn.
Hàng giả một mặt tàn phá nền kinh tế trong nước, làm xói mòn uy tín các thương hiệu chính phẩm và lợi ích của các nhà sản xuất chân chính; mặt khác, đặc biệt nghiêm trọng là hàng giả xâm hại lợi ích, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng người tiêu dùng, nhất là hàng giả là thực phẩm, thuốc chữa và phòng bệnh cho người, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây, con, phân bón Có thể nói, với công nghệ hiện đại, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ nhanh, hầu như ít có hoặc hiếm thấy loại hàng nào mà kẻ xấu không thể làm giả hoặc không tìm cách để làm giả. Vì thế cuộc chiến chống hàng giả không kém phần khó khăn, phức tạp so với chống buôn lậu, diễn ra không ngừng và nhiều khi rất quyết liệt nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội, lợi ích và cuộc sống bình yên, an toàn của người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính.
Bên cạnh hàng giả, còn các loại hàng kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn bắt buộc về chất lượng theo quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm Tuy không thuộc “phạm trù hàng giả”, nhưng hành vi lưu thông, buôn bán các hàng hoá này có thể được xếp chung vào nhóm đối tượng “buôn bán hàng giả” để tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm theo các quy định pháp luật có liên quan, vì các vi phạm thuộc loại này gây nguy hại trực tiếp tới lợi ích, sức khoẻ người tiêu dùng không kém gì hàng rởm, hàng giả.
Ngoài ra, các loại tem, vé, văn bằng, hoá đơn tài chính hoặc các giấy tờ có giá khác được làm giả và mua - bán như hàng hoá thì đều bị coi là hàng giả, và cần xử lý nghiêm các hành vi buôn bán này. Việc thực hiện dán tem đối với một số sản phẩm sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu vừa có tác dụng chống hàng nhập lậu, vừa có tác dụng chống hàng giả. Tuy nhiên, nếu việc tổ chức dán tem hoặc quản lý tem không chặt chẽ thì chính tem (có thể là tem thật bị lọt ra ngoài vòng kiểm soát, tem thật quay vòng tái sử dụng hoặc là tem giả) lại tạo ra nơi ẩn náu mới cho hàng lậu, hàng giả, vừa gây khó khăn cho việc kiểm tra, kiểm soát, vừa gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.
Bốn: Gian lận thương mại.
Gian lận thương mại là một trong những đối tượng của kiểm tra, kiểm soát thị trường.Trong hoạt động thương mại thường gặp các hành vi gian lận sau:
+ Gian lận đối với khách hàng và người tiêu dùng, như: gian dối khi cân, đo, đong, đếm, cố ý tính sai, đánh tráo chủng loại, phẩm cấp hàng hoá gây thiệt hại cho khách hàng hoặc người tiêu dùng.
+ Gian lận đối với cơ quan quản lý nhà nước, như: buôn bán nhiều, kê khai ít để trốn lậu thuế; buôn bán chủng loại hàng hoá này kê khai chủng loại khác có thuế suất thấp hơn hoặc kê khai loại hàng này nhưng giao nhận, vận chuyển, lưu thông loại hàng khác, thậm chí cả hàng lậu, hàng cấm nhằm trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng và trốn lậu thuế.
Gian lận thương mại là hiện tượng thường gặp nên cần được kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm nhằm bảo vệ lợi ích chung và lợi ích người tiêu dùng, bảo đảm trật tự kỷ cương và văn minh trong hoạt động thương mại.
Năm: Các hành vi vi phạm pháp luật khác trong thương mại.
Hoạt động trao đổi, mua bán, lưu thông hàng hoá trên thị trường ngoài việc phải tuân thủ các quy phạm pháp luật chung của Nhà nước, còn phải theo các quy định hoặc hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền, nhất là đối với các loại hàng hoá có tính đặc thù, như:
+ Quy định về chất lượng hàng hoá được phép mua bán, lưu thông trên thị trường;
+ Quy định về hàng hoá và điều kiện kinh doanh các loại hàng có tính đặc thù, như: thuốc phòng chữa bệnh cho người, vệ sinh thực phẩm, thuốc thú y, thuốc trừ sâu, văn hoá phẩm
Ngoài ra, hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường cũng không bỏ qua các vi phạm pháp luật về các lĩnh vực khác, như: quy định về sản xuất, về tài chính, tiền tệ, thanh toán, giá cả, thuế khoáđược bộc lộ thông qua mua bán trên thị trường.
Để kiểm tra, kiểm soát chống các hành vi vi phạm pháp luật nêu trên, lực lượng quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường chuyên nghiệp cần phối hợp với các lực lượng kiểm tra kiểm soát khác, nhất là các lực lượng thanh tra chuyên ngành, nhằm bảo đảm trật tự, kỷ cương chung trên thương trường, không loại trừ bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào xâm phạm lợi ích kinh tế chung và lợi ích người tiêu dùng.
1.2.2. Lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Thực thi chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường là lực lượng kiểm tra kiểm soát chuyên nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, còn gọi là Quản lý thị trường.
Việc thành lập lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường chuyên nghiệp là hết sức cần thiết, bởi: 1, thị trường là một lĩnh vực hoạt động sôi động và phức tạp, bao gồm nhiều loại hoạt động, nhiều mối quan hệ kinh tế - xã hội đan xen, cả hợp pháp và phi pháp, do hàng triệu cá nhân và tổ chức thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia, kể cả tổ chức sản xuất, kinh doanh của nước ngoài, diễn ra trên khắp mọi miền của đất nước, có liên hệ ngày càng nhiều với thị trường nước ngoài 2, để bảo đảm thực thi các chính sách và pháp luật của Nhà nước về thương mại, dịch vụ, một lĩnh vực hoạt động có tính chuyên ngành; bảo đảm duy trì trật tự kỷ cương đối với các hoạt động trên thị trường.
ở nước ta hiện nay hoạt động thị trường còn lộn xộn, chưa vào khuôn khổ, chưa có nề nếp, trật tự kỷ cương, chính sách, pháp luật về thương mại, dịch vụ, quản lý thị trường chưa ổn định, chưa đồng bộ và hoàn chỉnh thì việc tổ chức lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường chuyên nghiệp là hết sức cần thiết.
Ngoài lực lượng chuyên nghiệp của cơ quan quản lý thị trường có một số cơ quan nhà nước trong thực thi chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của mình có khả năng và điều kiện kết hợp, phối hợp kiểm tra và phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động thương mại, buôn bán hàng hoá trên một địa bàn nhất định. Đó là các cơ quan, tổ chức sau:
- Lực lượng Hải quan, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, là lực lượng hoạt động tại các cửa khẩu, biên giới, vùng biển nên có điều kiện và khả năng kiểm tra kiểm soát chống kinh doanh, buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, chống buôn lậu
- Lực lượng Cảnh sát kinh tế (và trong một số trường hợp kể cả cảnh sát giao thông) trong hoạt động của mình có điều kiện theo dõi, kiểm tra phát hiện hoặc điều tra kết luận các hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế, thương mại, nhất là các hành vi vi phạm lớn có tính hình sự, phá hoại an ninh kinh tế và an ninh quốc gia.
- Lực lượng thuế vụ, trong quá trình kiểm tra bảo đảm thực thi nghĩa vụ nộp thuế của thương nhân có thể phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại, như kinh doanh trái phép...
- Các lực lượng thanh tra chuyên ngành, nhất là đối với các ngành hàng có nhiều đặc thù và do đó có những quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và điều kiện sản xuất kinh doanh, như: thực phẩm, thuốc chữa và phòng bệnh cho ngưngười, thuốc thú y, thuốc trừ sâu bệnh thực vật, văn hoá phẩm
Như vậy, trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngoài lực lượng chuyên nghiệp, cần có sự phối hợp hoạt động giữa lực lượng chuyên nghiệp có tính thường trực này với các lực lượng khác có liên quan. Đó là một nhu cầu cần thiết khách quan.
1.2.3.Vai trò của chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường.
- Thông qua kiểm tra, kiểm soát thị trường góp phần truyền bá, giải thích, hướng dẫn, nhắc nhở các chủ thể tham gia thị trường thực hiện các quy phạm pháp luật, các định hướng, cơ chế chính sách của Nhà nước, uốn nắn những lệch lạc, thiếu sót... giúp đỡ họ tự giác thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước; qua đó có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn những sai phạm có thể xảy ra.
Trên cơ sở theo dõi, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thực tiễn trên thương trường mới có thể phát hiện kịp thời các xu hướng phát triển của hoạt động thị trường; những lệch lạc, sai phạm, những hành vi trái pháp luật, những vụ buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, trốn lậu thuế, gian lận thương mại để có biện pháp xử lý phù hợp. Từ đó có tác dụng trực tiếp duy trì trật tự kỷ cương đối với các hoạt động trên thị trường, góp phần lành mạnh hoá hoạt động thị trường; mặt khác, còn có tác dụng răn đe, ngăn ngừa tội phạm, góp phần phát triển thị trường ổn định, có hiệu quả và lành mạnh; vừa bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước và xã hội, vừa bảo vệ lợi ích của các chủ thể kinh doanh chân chính, tôn trọng và làm đúng pháp luật.
- Thông qua kiểm tra, kiểm soát thị trường, hàng ngày hàng giờ tiếp cận với hoạt động thực tiễn của các chủ thể tham gia thị trường, đồng thời qua quá trình xử lý vi phạm, phát hiện những bất hợp lý, những sơ hở của hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách để có những kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách của Nhà nước nói chung và nhất là trong lĩnh vực quản lý thị trường.
- Đồng thời, thông qua các hoạt động nêu trên, bản thân tổ chức và lực lượng Quản lý thị trường, kiểm tra, kiểm soát thị trường được rèn luyện và đào tạo, tích luỹ được kinh nghiệm, trên cơ sở đó ngày càng có những hình thức, phương pháp, biện pháp, công cụ sắc bén hơn nhằm phát huy tác dụng của công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, góp phần đưa hoạt động thị trường ngày càng vào nề nếp, trật tự kỷ cương, ổn định, có hiệu quả, theo định hướng và pháp luật của Nhà nước.
Những tác dụng nêu trên khẳng định vai trò quan trọng của công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm thực thi một chức năng không thể thiếu của quản lý nhà nước về kinh tế cũng như quản lý thị trường. Vai trò kiểm tra, kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động thị trường càng trở nên bức thiết, khi thị trường còn trong giai đoạn sơ khai, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia thị trường còn thấp, hoạt động trên thị trường ngày càng phát triển nhộn nhịp cùng với các mối quan hệ rất phức tạp và còn nhiều lộn xộn
1.3 Cở sở pháp luật của quản lý nhà nước đối với thị trường và chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Pháp luật về thị trường và về quản lý nhà nước đối với thị trường là cơ sở của quản lý nhà nước đối với thị trường, thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường. Với quan niệm như vậy, pháp luật về thị trường và quản lý nhà nước đối với thị trường được phân thành các bộ phận quy phạm sau:
- Bộ phận quy phạm quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu bộ máy của cơ quan nhà nước có chức năng quản lý thị trường.
- Bộ phận quy phạm quy định các chuẩn mực buộc các đối tượng khi thực hiện các hành vi thương mại phải tuân thủ.
- Bộ phận quy phạm quy định chế tài xử lý vi phạm pháp luật về thị trường và quản lý thị trường.
Nếu căn cứ vào thứ bậc hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật có thể phân chia cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước đối với thị trường như sau:
- Các quy phạm ở cấp độ Hiến pháp, bao gồm các quy định cao nhất, có tính nguyên tắc, như khẳng định đường lối kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; quy định các thành phần kinh tế tồn tại lâu dài, cá nhân, tổ chức thuộc tất cả các thành phần kinh tế, kể cả thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đều bình đẳng trước pháp luật; quy định vốn và tài sản hợp pháp của các cá nhân và tổ chức được nhà nước bảo hộ, không quốc hữu hoá; quy định quyền tự do kinh doanh.
Các quy phạm Hiến pháp cũng quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chấp hành Hiến pháp và pháp luật, nhà nước thực hành pháp chế, nghiêm trị mọi hành động vi phạm Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, trong đó có các quyền lao động, học tập, quyền của người tiêu dùng.
- ở cấp độ lập pháp, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành một loạt các văn bản quan trọng, đáng chú ý là các văn bản sau:
+ Các Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu tư trong nước quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp; những nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp (1, ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp; 2, tổ chức đăng ký kinh doanh; hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh bảo đảm thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội; 3, tổ chức thực hiện và quản lý đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp; 4, thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mục tiêu của nhà nước, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; 5, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp; giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chế độ báo cáo tài chính định kỳ và báo cáo khác ).
Luật doanh nghiệp cũng quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ củ cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có cơ quan quản lý thị trường đối với doanh nghiệp.
Một bộ phận quan trọng là các luật, pháp lệnh quy định các chuẩn mực pháp lý cho quản lý nhà nước đối với thị trường. Không kể Bộ Luật dân sự, có các văn bản trực tiếp quy định đầy đủ vấn đề này: Luật thương mại, Luật bảo hiểm, Luật khoa học công nghệ, Pháp lệnh về tín phiếu, Pháp lệnh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
ở cấp văn bản lập quy của Chính phủ, các Bộ, Ngành, trực tiếp là Bộ Thương mại có rất nhiều văn bản quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện luật, pháp lệnh, đáng chú ý là các văn bản: quy định về xử lý vi phạm hành chính về trật tự quản lý thị trường, về quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh theo các ngành, nghề, hàng hoá cụ thể (vàng bạc, giết mổ)
Trong các văn bản trên, đáng chú ý là Nghị định 140/HĐBT 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định việc kiểm tra, xử lý sản xuất, buôn bán hàng giả; Nghị định số 02/NĐ-CP của Chính phủ ngày o5/01/1995 quy định về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh thương mại và hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thương mại có điều kiện ở thị trường trong nước
Việc xử lý vi phạm phát hiện được qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường dựa trên cơ sở Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính sửa đổi ngày 16/ 7/ 2002, và tại Nghị định 01/CP ngày 03/01/1996 của Chính phủ, được sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị định số 01/2002/NĐ-CP ngày 03/01/2002 về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Những văn bản này là cơ sở pháp lý để xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động thương mại, dịch vụ thời gian qua. Ngoài ra những hành vi vi phạm chế độ quản lý nhà nước về thị trường nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì được xử lý theo các quy định của Bộ luật hình sự.
Về tổ chức bộ máy cơ quan quản lý thị trường, Chính phủ đã ra Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ thương mại, trong đó có quản lý nhà nước lĩnh vực thương mại trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp thương mại có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.
Về tổ chức bộ máy quản lý bộ máy chuyên trách quản lý thị trường có Nghị định số 10/CP ngày 23/01/1995 của Chính phủ. Nghị định này quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của quản lý thị trường. Điều 1 của Nghị định xác định: Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách được tổ chức từ trung ương đến huyện, có chức năng kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.
Hệ thống tổ chức quản lý thị trường gồm có:
+ ở trung ương thành lập Cục quản lý thị trường trực thuộc Bộ Thương mại
+ ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập chi cục quản lý thị trường trực thuộc Sở Thương mại
+ ở quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh theo yêu cầu cụ thể trên từng địa bàn Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định việc thành lập các đội quản lý thị trường trực thuộc Chi cục hoạt động trên địa bàn huyện hoặc liên huyện.
Nghị định trên cũng quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Cục quản lý thị trường, Chi cục quản lý thị trường, đội quản lý thị trường. Điều 5 của Nghị định quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các chi cục quản lý thị trường như sau:
1. Kiểm tra, việc tuân theo pháp luật các hoạt động thương mại của các tổ chức cá nhân trên địa bàn tỉnh. Đề xuất với Sở Thương mại và Uỷ ban nhân dân tỉnh kế hoạch, biện pháp về tổ chức thị trường, bảo đảm lưu thông hàng hoá theo pháp luật, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh.
2. Xây dựng và trực tiếp chỉ đạo các Đội quản lý thị trường thực hiện các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.
3. Quản lý công chức, biên chế, kinh phí, trang bị, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và xây dựng cơ sở vật chất cho lực lượng quản lý thị trường ở địa phương.
4. Thường trực giúp Giám đốc Sở Thương mại chủ trì, tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các ngành, các cấp ở địa phương có chức năng quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định nhiệm vụ, quyền hạn của công chức kiểm soát thị trường; biên chế, kinh phí và chế độ trang bị của quản lý thị trường, cấp hiệu, thẻ kiểm tra thị trường, phù hiệu, biển hiệu của quản lý thị trường.
Cụ thể hoá Nghị định 10/CP, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã ra quyết định số 217/TM/TCCB ngày 22/3/1995 về tổ chức bộ máy của Cục quản lý thị trường.
Chương 2: Thực trạng và giải pháp tăng cường thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường của cơ quan quản lý nhà nước về thị trường ở Việt Nam hiện nay.
2.1. Thực trạng thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường của cơ quan nhà nước có chức năng quản lý thị trường (1997-2002).
2.1.1. Diễn biến vi phạm pháp luật quản lý thị trường.
Trong những năm qua, thực hiện các quan điểm, mục tiêu và các chủ trương, biện pháp lớn của Đảng và Nhà nước (Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03-01-1996 của Bộ Chính trị và các Nghị định của Chính phủ), với sự hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát của các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và thị trường, các hoạt động thị trường đã có những bước phát triển mới, tích cực, thể hiện trên nhiều mặt: thị trường thống nhất cả nước hoạt động thông suốt và phát triển; kênh lưu thông nhiều mặt hàng được định hình và củng cố với sự tham gia của nhiều chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế; quan hệ giữa sản xuất và thương mại được củng cố và phát triển theo hướng liên kết ngày càng chặt chẽ hơn; hàng hoá trên thị trường ngày càng phong phú, đa dạng, dồi dào và được mua bán tự do theo giá cả tương đối ổn định, hình thành theo các quy luật thị trường và có sự điều tiết của Nhà nước khi cần thiết; chất lượng hàng hoá ngày càng được nâng cao, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và đời sống.
Bên cạnh những mặt tích cực, trên thị trường còn diễn ra các hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, các hành vi vi phạm pháp luật, như buôn lậu, sản xuất - buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, gian lận thương mại có nơi, có lúc những hành vi thuộc các loại đối tượng này ở mức rất nghiêm trọng, diễn biến phức tạp về phương thức hoạt động, thủ đoạn đối phó cũng như cách thức trốn tránh pháp luật, trốn tránh lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường:
- Về buôn lậu.
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, cùng với việc mở rộng hoạt động thị trường trong nước và hoạt động giao lưu kinh tế, buôn bán đối ngoại thì hoạt động buôn lậu cũng hồi sinh và có lúc diễn ra khá sôi động trên các tuyến biên giới, kể cả tuyến đường biển. Hàng hoá buôn lậu qua biên giới bao gồm cả hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu, nhưng chủ yếu là hàng nhập khẩu. Hàng nhập lậu thường được lưu chuyển, mua bán trên thị trường nội địa, có nhiều loại còn được mua bán công khai trên thị trường. Hàng nhập lậu qua từng thời gian có khác nhau, nhưng nhìn chung chủ yếu là những hàng cấm, hàng có thuế suất nhập khẩu cao, nhất là vào thời điểm mặt hàng có biến động lớn về quan hệ cung cầu và giá cả trên thị trường nội địa. Hàng xuất lậu có thể là gỗ quý, động vật hoang dã, hải sản, có thời điểm xuất lậu gạo, đồ cổ, kim đá quý, ngoại tệ
Hàng nhập lậu nếu lọt qua các tuyến đường hàng không, đường bộ, biên giới, biển, bưu điện đều được vận chuyển (bằng mọi phương tiện có thể và phù hợp: xe máy, ô tô, đường sắt, ghe thuyền...) tập trung về các điểm tập kết ở tuyến sau để tổ chức tiêu thụ trên thị trường nội địa.
Để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát và phát hiện của các lực lượng kiểm tra chống buôn lậu trong quá trình tập kết, vận chuyển, tiêu thụ hàng nhập lậu, bọn buôn lậu thường sử dụng nhà ở làm nơi tập kết, cất giấu hàng, thậm chí còn là nơi bán và giao nhận hàng; xếp lẫn hàng lậu với hàng hợp pháp trong khi vận chuyển hoặc bán hàng; sử dụng “hoá đơn, chứng từ hoặc tem quay vòng” để hợp thức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3614.doc