Đề tài Quản lý nhà nước về thị trường RAT trên địa bàn hà nội - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

1.2. Xác lập vấn đề nghiên cứu 1

1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1

1.4. Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu 2

1.5. Phạm vi nghiên cứu 2

1.6. Những nghiên cứu có liên quan 2

1.7. Phương pháp nghiên cứu 3

1.8. Kết cấu của đề tài 4

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RAU AN TOÀN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN 5

2.1. Một số lý luận về rau an toàn 5

2.1.1. Khái niệm rau an toàn 5

2.1.2. Nguyên tắc trong sản xuất rau an toàn 6

2.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá rau an toàn 7

2.2. Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn 9

2.2.1. Quản lý nhà nước về thị trường rau an toàn 9

2.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn 9

2.2.3. Nội dung của quản lý nhà nước về thị trường RAT 10

2.2.3.1. Ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược và quy hoạch liên quan đến thị trường rau an toàn 10

2.2.3.2. Quản lý chấp hành chế độ quy định và luật pháp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh RAT 11

2.2.3.3. Quản lý cơ sở hạ tầng và hệ thống kênh phân phối 12

2.2.3.4. Quản lý, kiểm tra chất lượng RAT cung cấp trên thị trường 12

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY 14

3.1. Thực trạng thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội hiện nay 14

3.1.1. Nguồn cung RAT trên địa bàn Hà Nội hiện nay 14

3.1.2. Tình hình cung - cầu, giá cả, cạnh tranh trên thị trường RAT Hà Nội hiện nay 16

3.1.2.1. Tình hình cung RAT trên thị trường Hà Nội hiện nay 16

3.1.2.2. Tình hình cầu về RAT trên thị trường Hà Nội hiện nay 20

3.1.3. Mối quan hệ cung - cầu RAT trên thị trường Hà Nội 23

3.1.4. Tình hình giá cả RAT trên thị trường Hà Nội hiện nay 24

3.1.5. Tình hình cạnh tranh trên thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội 25

3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội 27

3.2.1. Tình hình ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược và quy hoạch liên quan đến thị trường RAT 27

3.2.2. Quản lý việc chấp hành chế độ quy định và luật pháp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Hà Nội 29

3.2.3. Tình hình quản lý, kiểm tra chất lượng RAT cung cấp trên thị trường Hà Nội 30

3.2.4. Tình hình tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác thanh kiểm tra 31

3.3. Đánh giá sự QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội hiện nay 32

3.3.1. Kết quả đạt được trong QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội 32

3.3.2. Hạn chế trong QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội 34

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội 34

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY 38

4.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường RAT của ngành nông nghiệp; phương hướng kế hoạch phát triển sản xuất và quản lý thị trường RAT 38

4.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường RAT của ngành nông nghiệp 38

4.1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về phát triển thị trường RAT 38

4.1.1.2. Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội của ngành nông nghiệp 39

4.1.2. Phương hướng kế hoạch phát triển sản xuất RAT trên địa bàn Hà Nội 39

4.1.3. Phương hướng kế hoạch quản lý thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội 39

4.2. Giải pháp quản lý nhà nước về thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội hiện nay 40

4.2.1. Một số đề xuất đối với nhà quản lý các cấp trên địa bàn Hà Nội 40

4.2.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp kinh doanh RAT trên địa bàn Hà Nội 42

4.2.3. Giải pháp đối với người nông dân và các HTX sản xuất RAT 44

4.2.4. Giải pháp đối với nhà khoa học 46

4.2.5. Giải pháp đối với người tiêu dùng 47

 

 

doc49 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2423 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý nhà nước về thị trường RAT trên địa bàn hà nội - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó chất lượng cao. Thêm vào đó, trong những năm gần đây, nền kinh tế ngày một phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân Hà Nội ngày càng được nâng cao, do vậy, một bộ phận người dân đã chuyển sang sử dụng các sản phẩm RAT thay vì các sản phẩm rau đại trà. Hàng năm, trên địa bàn TP Hà Nội đã xảy ra hàng nghìn vụ ngộ độc thực phẩm. Có hàng trăm nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó, các loại rau quả với dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép là một tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Ở mức độ nhẹ, nó gây ngộ độc thực phẩm, nặng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, gây đột biến và phát sinh các căn bệnh ung thư. Việc sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo VSATTP gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Xu hướng chung là người tiêu dùng dần chuyển sang sử dụng các sản phẩm đảm bảo VSATTP. Theo phiếu điều tra ý kiến người tiêu dùng đối với câu hỏi 1 “Bạn có biết đến sản phẩm RAT không?” Có 97% người tiêu dùng trả lời rằng họ biết đến RAT, chỉ có 3% chưa biết đến RAT. Điều này cho thấy RAT đã trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng. Đối với câu hỏi 2 “Bạn biết đến sản phẩm RAT qua phương tiện nào?” Phần lớn người tiêu dùng đều trả lời là biết đến RAT thông qua giới thiệu của bạn bè, người thân (40%) và qua internet (35%), còn lại 25% là biết qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Đối với câu hỏi 3 “Khi mua rau bạn có quan tâm đó là RAT không?” Một tỷ lệ khá cao có tới 90% người tiêu dùng cho biết khi mua rau họ không để ý tới rau họ mua là RAT hay rau đại trà. Điều này cho thấy do thói quen mua bán hàng ngày của người tiêu dùng rất “dễ tính” trong sự lựa chọn sản phẩm. Ý kiến của người tiêu dùng về địa điểm họ mua rau hàng ngày được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 3.3: Kết quả điều tra về địa điểm mua rau của người tiêu dùng STT Địa điểm Số lượng ( người) Tỷ lệ (%) 1 Chợ cóc, chợ tạm gần nhà, gần trường, gần nơi làm việc 59 59 2 Siêu thị 37 37 3 Cửa hàng kinh doanh RAT 4 4 Tổng số 100 100 Nguồn: Điều tra thực tế Trong 100 người tiêu dùng được hỏi có tới 59% người tiêu dùng vẫn giữ thói quen mua rau không an toàn tại các chợ gần nhà, gần nơi làm việc. Tuy nhiên, hiện có nhiều người tiêu dùng đang chuyển dần từ thói quen mua ở các chợ hay các cửa hàng rau gần nhà sang mua các sản phẩm RAT trong các siêu thị (42%). Khi được hỏi thêm lý do khiến họ mua rau trong siêu thị, nhiều bà nội trợ cho biết vì chất lượng rau trong các siêu thị vượt trội so với rau bán ở bên ngoài. Sản phẩm rau quả trong siêu thị thường được bảo quản và chế biến dựa trên nguyên tắc chặt chẽ, đảm bảo độ tươi, ngon, chất lượng cao, đem lại sự an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng. Các loại rau tươi được đóng gói và bảo quản đông lạnh như các loại rau cải, rau cần, rau dền, rau muống, xà lách...và các loại rau được sấy khô như các loại nấm, măng tây, hành, tỏi khô... được bán ngay tại quầy, đảm bảo chất lượng VSATTP. Trong đó số người tiêu dùng đến cửa hàng kinh doanh RAT mua còn chiếm tỷ lệ khá thấp (7%). Họ cho biết: do cửa hàng kinh doanh RAT không gần nhà, đi xa lại không tiện đường nên không tới đó. Lượng RAT tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 3.4: Tình hình tiêu thụ một số loại RAT trên địa bàn Hà Nội Tên rau Lượng rau tiêu thụ (tấn/ ngày) Tốc độ tăng năm sau so với năm trước (%) 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Rau muống 22 25 27 13,6 8% Cải ngọt 20 22 25 10 13,6 Bắp cải 17 18 20 5,9 11 Súp lơ xanh 15 17 21 13,3 3,5 Cải thảo 18 21 23 16,7 9,5 Rau ngót 14 17 20 21,4 17,6 … … … … … … Tổng lượng rau tiêu thụ/ ngày 214 245 295 14,5 20 Nguồn: rauhoaquavietnam.vn Mỗi ngày lượng RAT mà thị trường Hà Nội tiêu thụ khoảng 295 tấn năm 2009. Từ bảng số liệu trên cho thấy tình hình tiêu thụ RAT tăng lên hàng năm. Năm 2007 mỗi ngày Hà Nội tiêu thụ RAT là 214 tấn/ ngày, đến năm 2008 tăng lên 245tấn/ ngày (tương đương tăng 14,5%). Đến năm 2009 lượng RAT được tiêu thụ tăng lên 295 tấn/ngày (tương đương tăng 20%). Tuy nhiên, lượng RAT cung ứng cho thị trường thực tế còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu của người tiêu dùng. Có 80% người tiêu dùng sẵn sàng mua RAT nếu tin chắc đó là RAT. Nhưng khi lấy ý kiến người tiêu dùng trong câu hỏi số 5 “Bạn có thường xuyên mua RAT không?” Có 8% người tiêu dùng được hỏi trả lời là thường xuyên mua, 28% thỉnh thoảng và có tới 64% chưa mua bao giờ. Do trên thực tế chất lượng RAT vẫn là ẩn số và người tiêu dùng khó có thể kiểm định được chất lượng rau. Thêm vào đó nhiều cửa hàng kinh doanh RAT dù có giấy phép kinh doanh RAT vẫn vi phạm, họ mua rau đại trà về bán lẫn đã làm cho lòng tin của người tiêu dùng bị giảm sút. Điều này khiến cho nhiều người tiêu dùng mặc dù có nhu cầu mua RAT nhưng lại không mua RAT. Đây là một số lý do khiến cho lượng RAT tiêu thụ thực tế thấp hơn so với nhu cầu RAT của người dân. 3.1.3. Mối quan hệ cung - cầu RAT trên thị trường Hà Nội Hà Nội là nơi thực hiện việc sản xuất rau theo quy trình an toàn đã hơn 10 năm. Hiện nay, lượng RAT mới chỉ đáp ứng được khoảng 18% nhu cầu của người tiêu dùng. Có thể thấy rằng, lượng cung còn quá ít so với lượng cầu. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng RAT ngày càng tăng trong tương lai. Bài toán mất cân đối cung- cầu là điều đang tồn tại trên thị trường RAT hiện nay. Theo quy luật cung- cầu thì cung nhỏ hơn cầu làm cho giá tăng. Với lượng cung ít như vậy thì việc tiêu thụ RAT là vấn đề khá đơn giản. Nhưng thực tế lại không như lý thuyết. Hiện nay, việc tiêu thụ RAT là một vấn đề khó khăn đặt ra cho người nông dân sản xuất RAT, các nhà kinh doanh RAT và nhà quản lý thị trường. Nhu cầu của người tiêu dùng về RAT tăng. Đó là một tin vui cho những người trồng RAT vì đã có một lượng lớn người tiêu dùng sẵn sàng mua sản phẩm RAT mà họ sản xuất ra. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn là nhiều người nông dân tuy đã tham gia vào HTX sản xuất RAT nhưng khi sản xuất ra không có cơ sở thu mua RAT, họ phải tự mang rau ra chợ bán lẻ như rau đại trà. Khi RAT mang ra chợ bán thì không có ranh giới giữa RAT và rau đại trà, người nông dân không thể chứng minh rau họ bán là RAT nên giá bán không cao. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cung thiếu mà không bán được hàng, còn cầu nhiều mà chưa được đáp ứng? Hiện nay trên thị trường cửa hàng kinh doanh RAT rất ít nên chưa đủ để thu mua được hết toàn bộ lượng RAT sản xuất ra. Do vậy một lượng lớn RAT sản xuất ra người nông dân phải mang đi bán lẻ tại các chợ. Như vậy thu nhập không đảm bảo cho người dân tiếp tục sản xuất. So sánh hơn thua giữa quy trình sản xuất RAT và sản xuất rau đại trà khiến nhiều người nông dân tỏ ra không mặn mà với việc trồng RAT. Hơn thế nữa, không ít hộ trồng rau do chạy theo lợi nhuận đã không tuân thủ đúng quy trình sản xuất nên chất lượng rau không đạt yêu cầu. Thêm vào đó nhiều cửa hàng kinh doanh RAT hiện nay vì mục tiêu lợi nhuận, đã bán lẫn rau đại trà và RAT đều với giá của RAT. Nhiều khi chỉ mua một số ít sản phẩm RAT về làm mẫu, còn lại lấy rau đại trà về bán. Đây là nguyên nhân khiến cho người tiêu dùng không tin tưởng vào chất lượng RAT, khiến cho nhiều cửa hàng, siêu thị kinh doanh RAT rơi vào tình trạng ế ẩm. 3.1.4. Tình hình giá cả RAT trên thị trường Hà Nội hiện nay Cũng như nhiều mặt hàng khác, RAT cũng chịu sự ảnh hưởng của các quy luật trên thị trường, đặc biệt là quy luật cung- cầu. Khi cung lớn hơn cầu thì giá thấp, ngược lại khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cao. Giá RAT trên thị trường không ngừng biến động theo mùa vụ và theo từng năm. Hơn nữa, việc sản xuất các loại nông sản nói chung và sản xuất rau nói riêng đều chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết. Khi thời tiết thuận lợi rau sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao và chất lượng tốt, người nông dân được mùa. Lúc đó, cung lớn hơn cầu dẫn tới giá rau bị giảm xuống. Khi thời tiết khắc nghiệt rau sinh trưởng chậm và chất lượng rau cũng kém hơn. Bên cạnh đó, sâu bệnh, dịch hại phát sinh, cũng ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của rau. Một ví dụ điển hình cho vấn đề này là trận lụt lịch sử Hà Nội tháng 11 năm 2008. Hậu quả của trận lụt là hầu hết diện tích rau của Hà Nội đều bị ngập úng và hỏng làm cho giá rau tăng đột biến. Ví dụ như: cà chua có giá 15.000 đồng/kg, củ cải, cải thảo, cải bắp: 13.000 đồng/kg, cao hơn so với trước khi mưa lũ từ 3.000-6.000 đồng/kg. Rau muống là loại rau luôn có giá cả ổn định, ít biến động theo mùa như các loại rau khác nhưng sau khi xảy ra mưa lũ, giá một mớ rau muống là 7.000 đồng, gấp hơn 2 lần so với trước khi xảy ra mưa lũ. RAT sản xuất ra một phần cung cấp cho các cửa hàng kinh doanh RAT, cho các siêu thị, các nhà máy chế biến, các khách sạn... và các gia đình. Phần này chỉ chiếm khoảng gần 30% trong tổng số RAT được sản xuất ra. Do các cửa hàng kinh doanh RAT có giấy phép kinh doanh nên được người tiêu dùng tin tưởng hơn. Đối với các siêu thị lớn có uy tín, khi nhập RAT từ các cơ sở sản xuất RAT họ có kiểm tra chất lượng rau kỹ lưỡng đảm bảo các loại rau nhập về đều đáp ứng các tiêu chuẩn VSATTP. Chình vì vậy, giá RAT thường cao hơn giá rau đại trà. Tuy nhiên đây chỉ là một phần RAT được sản xuất ra, còn hơn 70% RAT còn lại người dân phải tự mang ra chợ bán lẻ như rau đại trà. RAT mang ra chợ bán thì khó có thể bán với giá cao hơn rau đại trà, nếu bán với giá cao họ sẽ không bán được hàng, bởi một phần người tiêu dùng không tin đó là RAT; một phần khác do người nông dân không thể chứng minh đó là RAT mặc dù đó là RAT 100%. Do vậy, đối với RAT mang ra các chợ và rau đại trà dường như giá cả của chúng không có sự phân biệt. Nhiều lắm thì giá RAT cũng chỉ cao hơn giá rau đại trà được khoảng 500 đồng/kg đối với rau su hào hay cải bắp. Bảng 3.5: Giá một số loại rau trên địa bàn Hà Nội Tên rau Rau muống Cải ngọt Bắp cải Súp lơ Cải thảo Rau ngót Giá rau (đồng/kg) Rau an toàn 2007 7000 12500 15000 9500 9000 10000 2008 7200 13500 13000 10000 12000 9000 2009 8000 15000 12500 12000 14000 8000 Rau đại trà 2007 6500 11500 13500 8500 8000 9200 2008 6700 12700 12000 9000 11200 7500 2009 7500 14500 11500 11000 13500 9400 So sánh giá rau an toàn với rau đại trà (%) 2007 7,7 8,7 11,1 11,8 12,5 8,7 2008 7,5 6,3 8,3 11,1 7,1 8,4 2009 6,7 3,4 8,7 9,1 3,7 6,7 Nguồn: rauhoaquavietnam.vn Theo đánh giá, giá của RAT cao hơn giá rau đại trà vào khoảng từ 3% đến 12%. Sở dĩ như vậy do chi phí sản xuất RAT cao hơn chi phí sản xuất rau đại trà từ 30 đến 35%. Trung bình năm 2007 giá RAT cao hơn rau đại trà khoảng 7,64%, năm 2008 khoảng 6,95%, và đến năm 2009 khoảng 5,47%. Giá RAT cao hơn giá rau đại trà tuy nhiên mức độ chênh lệch giá giữa hai loại rau này dần giảm xuống qua các năm. Diện tích trồng RAT tiếp tục tăng lên, năng suất tăng do áp dụng kỹ thuật và sử dụng giống mới nên nguồn cung tăng lên. Mặt khác, do người tiêu dùng còn chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng RAT trên thị trường đã làm cho cầu thực tế thấp hơn nhiều so với nhu cầu có thể có. Vì vậy, giá RAT cũng không còn cao hơn nhiều so với giá rau đại trà. Trong tương lai, Hà Nội tiến tới xây dựng toàn bộ diện tích trồng rau đều trồng RAT thì giá RAT còn có thể tiếp tục giảm. 3.1.5. Tình hình cạnh tranh trên thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội Cuộc sống văn minh hiện đại, nhu cầu sử dụng RAT ngày càng tăng, nhưng người bán RAT lại đang dần rút lui khỏi thị trường. Hiện nay trên thị trường, rau đại trà vẫn đang chiếm ưu thế. Các cửa hàng kinh doanh RAT còn ít. Theo tính toán, cứ 33km2 mới có một cửa hàng bán RAT. Trong khi đó rau đại trà được bán ở khắp mọi nơi từ chợ đến các ngõ gần nhà, chỉ cần ra khỏi cửa người tiêu dùng có thể mua được ngay. Một nguyên nhân khác là do vấn đề thu nhập. Thu nhập của người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ RAT vì giá bán của RAT cao hơn giá bán của rau đại trà nên bộ phận lớn dân cư có thu nhập thấp rất hạn chế trong việc tiêu dùng RAT. Trên các khu phố cũng xuất hiện các cửa hàng treo biển bán RAT, nhưng thực tế cửa hàng có bán RAT hay không thì chỉ có chủ cửa hàng và cơ quan chức năng đi kiểm tra mới biết. Nhiều cơ sở kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận đã mua rau đại trà về bán cùng với RAT. Giá RAT cao hơn so với rau đại trà từ 3000-5000 đồng, họ đương nhiên có lãi lớn từ cái biển treo bán RAT. Chịu thiệt hại nhiều là các cơ sở kinh doanh chân chính, họ không thể cạnh tranh nổi. Họ có ưu thế về chất lượng nhưng không thể chứng minh được. Các cơ sở kinh doanh RAT đều được cục quản lý thị trường cấp giấy phép kinh doanh, vì vậy mà chất lượng RAT của các cơ sở kinh doanh được các cơ quan chức năng và người tiêu dùng đánh giá là như nhau. Người tiêu dùng không nhận biết được chất lượng RAT trong các cửa hàng. Chỉ khi cục quản lý thị trường thanh, kiểm tra phát hiện ra cơ sở kinh doanh nào có RAT không đảm bảo chất lượng thì người tiêu dùng mới biết. Sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan nhà nước đã tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh bất chính hoạt động và thu lợi. Họ có thể đưa ra các chiến lược giảm giá, khuyến mại, vận chuyển tới tận nhà đối với những khách hàng mua với khối lượng lớn…để thu hút người mua trong khi các cơ sở kinh doanh chân chính thường lo lắng mỗi khi đưa ra các chiến lược xúc tiến bởi họ không thể cạnh tranh về giá với các cơ sở bất chính bởi nếu giảm giá thì cơ sở bất chính có thể giảm bằng hoặc thấp hơn và người chịu thiệt chính là họ (lợi nhuận thu được thấp thậm chí còn bị thua lỗ), không những thế khoản chi phí bỏ ra cho các chiến dịch xúc tiến bán không phải là nhỏ. Còn chất lượng RAT đã bị đánh đồng. “Vấn đề cạnh tranh giữa các cơ sở kinh doanh RAT chưa thực sự rõ nét” là nhận định chung từ phía các chủ cơ sở kinh doanh RAT. Trong phiếu điều tra trắc nghiệm, ở câu hỏi số 4: “Ông (bà) đánh giá như thế nào về mức độ cạnh tranh giữa các cơ sở kinh doanh RAT?” Có 5% cơ sở kinh doanh RAT nói rằng họ phải cạnh tranh gay gắt với các cửa hàng khác. Các chiến lược cạnh tranh mà họ sử dụng đó là chất lượng, quảng cáo, vận chuyển tới tận nhà… nhằm thu hút người tiêu dùng đến với cửa hàng của họ. Mối lo lắng lớn của họ là bao giờ RAT có thể thay thế rau đại trà. Có 45% cơ sở kinh doanh RAT cho biết họ phải cạnh tranh với các cửa hàng khác nhưng ở mức độ thấp. Đây chủ yếu là các cửa hàng quy mô nhỏ chỉ đáp ứng được nhu cầu của người dân khu phố đó và cách rất xa với các cửa hàng khác. Có 50% cơ sở kinh doanh RAT cho biết họ hầu như không phải cạnh tranh với các cửa hàng khác. Họ chưa phải lo lắng đến việc làm sao để thu hút khách hàng về mua rau ở cửa hàng mình. Với thực tế như vậy, RAT thực sự vẫn chưa đủ làm nên cuộc cạnh tranh lành mạnh trên thị trường Hà Nội. Hiện nay rau đại trà vẫn còn chiếm ưu thế nhiều hơn trên thị trường. 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội Qua kết quả của một số đợt kiểm tra hàng loạt tại các cơ sở sản xuất, siêu thị, cửa hàng bán RAT trên địa bàn Hà Nội vừa qua khiến người tiêu dùng không khỏi băn khoăn lo lắng “Liệu các sản phẩm rau trên thị trường thì bao nhiêu phần trăm là RAT”. Trong khi đó có nhiều HTX sản xuất RAT nhưng lại chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình. Nhu cầu sử dụng RAT của thành phố đang ngày càng tăng nhưng người nông dân thì lại chật vật vì không bán được. Việc tồn tại những nghịch lý này liên quan mật thiết đến thực trạng quản lý nhà nước đối với thị trường RAT hiện nay. 3.2.1. Tình hình ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược và quy hoạch liên quan đến thị trường RAT Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, chính sách quy định, hướng dẫn và hỗ trợ, khuyến khích người người nông dân, người kinh doanh RAT trong hoạt động sản xuất và cung ứng RAT cho thị trường. Tuy nhiên, khi tiến hành điều tra tại chi cục BVTV và Quản lý thị trường Hà Nội với câu hỏi 1 “Ông (bà) cho biết việc ban hành văn bản, chính sách, chiến lược và quy hoạch liên quan đến thị trường RAT như thế nào?” Có 10% cán bộ quản lý cho rằng việc ban hành văn bản, chính sách, chiến lược và quy hoạch liên quan đến thị trường RAT đã hoàn thiện, 60% là chưa hoàn thiện, 30% cho rằng còn yếu kém. Sở dĩ như vậy là do các văn bản, chính sách, quy định…còn rắc rối¸ khó thực thi, chưa có cơ chế hướng dẫn, dẫn dắt cụ thể, rõ ràng. Các quyết định của nhà nước chưa được chuyển đến các đối tượng sản xuất, kinh doanh RAT kịp thời. Mặt khác, chi phí nguồn lực đã bỏ ra nhờ có các chính sách, biện pháp…của nhà nước tác động tới thị trường RAT còn cao, trong khi đó kết quả thu được lại thấp. Chất lượng các quyết định và tính hợp lý của bộ máy tổ chức cũng như năng lực, độ tin cậy của đội ngũ cán bộ quản lý trong việc triển khai đưa các quyết định quản lý đó vào đời sống của cộng đồng kinh doanh và người tiêu dùng, dân cư còn hạn chế. Các quyết định phần lớn chưa đảm bảo kết hợp hài hòa các mục tiêu, lợi ích, chưa có tính ưu tiên, ưu đãi trong những trường hợp, đối tượng, lĩnh vực kinh doanh và phạm vi thị trường cụ thể, chưa cân đối các mục đích và phương tiện, các nguồn lực sử dụng. Hiện nay, việc thực hiện các thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh RAT khá thuận lợi và dễ dàng. Trong câu hỏi số 1 khi được hỏi: “Ông (bà) cho biết quá trình làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh RAT như thế nào?” Có 53,33% các chủ cơ sở kinh doanh RAT cho biết họ không gặp khó khăn trong việc đăng ký. Có 33,33% cho biết quá trình làm thủ tục đăng ký bình thường không phải mất nhiều thời gian. Chỉ có 13,34% cơ sở kinh doanh RAT gặp khó khăn trong việc đăng ký. Đó là do các cơ sở này còn chưa nắm rõ được các quy định và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn đã đề ra. Chình điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức muốn tham gia cung ứng RAT trên thị trường được dễ dàng hơn. Từ năm 1996, đề án RAT tại Hà Nội đã được thai nghén. Thế nhưng đến nay Hà Nội vẫn chưa có được một dự án khả thi nào. Mặc dù, nếu xét về lượng, Hà Nội đã nỗ lực phát triển các vùng sản xuất RAT với diện tích trồng RAT lên đến trên 5.600 ha với sản lượng 125.000 tấn/năm (tức có trên 70% sản lượng rau của Hà Nội sản xuất là RAT). Tuy nhiên, hiện toàn thành phố mới chỉ có 42 ha nhà lưới trồng RAT và chỉ có 3 cơ sở được đầu tư hệ thống giếng khoan công suất lớn có xử lý nước để tưới rau. Hiện UBND TP Hà Nội đã ban hành “Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội” (Ban hành kèm theo Quyết định số 104/2009/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2009 của UBND TP Hà Nội). Quy định này quy định về điều kiện và chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT; thanh kiểm tra và xử lý vi phạm trong sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quy định áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh RAT và các tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.2.2. Quản lý việc chấp hành chế độ quy định và luật pháp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Hà Nội Hiện nay, việc quản lý các điểm sản xuất và kinh doanh RAT còn gặp nhiều khó khăn. Đó là việc quản lý việc đăng ký kinh doanh của các cửa hàng kinh doanh RAT. Chi cục BVTV Hà Nội đã cấp giấy phép cho nhiều vùng sản xuất và địa điểm kinh doanh RAT đủ điều kiện. Thống kê từ Chi cục BVTV Hà Nội cho thấy, hiện chi cục đã cấp 45 giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT cho các hộ, HTX sản xuất RAT với tổng diện tích hơn 260ha. Bên cạnh đó, cũng đã cấp 1 giấy chứng nhận sản xuất RAT theo VietGAP và 13 giấy chứng nhận đủ điều kiện sơ chế RAT cho các cơ sở. Trong khi đó, theo thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, đến thời điểm hiện tại, sở này đã cấp 137 giấy chứng nhận kinh doanh RAT cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố. Song, cũng theo danh sách, trong tổng số 137 cơ sở được cấp giấy phép, có đến hơn 100 cơ sở đã hết thời hạn, chỉ một số ít mới đăng ký vào năm 2009 còn thời hạn. Với câu hỏi điều tra thứ 6 “Ông (bà) cho biết việc kiểm soát hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh RAT hiện nay như thế nào?” 20% phiếu cho rằng đã kiểm soát được toàn bộ, 50% kiểm soát được một phần, 30% là chưa kiểm soát được. Thực tế cho thấy, hầu hết các cửa hàng dù đã hết hạn đăng ký vẫn tiếp tục kinh doanh. Theo ghi nhận của chúng em, tại một số cửa hàng như số 5 Ngô Thì Nhậm giấy phép đăng ký kinh doanh đã hết hạn từ 31-7-2008, song thời điểm hiện tại cửa hàng này vẫn tiếp tục kinh doanh RAT. Hay, cửa hàng kinh doanh RAT số 2 Phạm Ngọc Thạch, giấy phép kinh doanh đã hết hạn từ 31-12-2008, nhưng trên thực tế vẫn tiếp tục kinh doanh RAT... Từ thực trạng trên cho thấy việc quản lý các cửa hàng hiện đang kinh doanh cũng chưa chặt chẽ. Số cửa hàng trên thực tế đang hoạt động so với số cửa hàng đăng ký trên giấy tờ do Sở quản lý không trùng khớp. Trên thị trường có nhiều cửa hàng kinh doanh RAT mà không có giấy phép kinh doanh. Thêm vào đó có những cơ sở sản xuất, kinh doanh sau một thời gian không làm được, họ tự đóng cửa, không báo cáo lại cho Sở nên khó có thể nắm được chính xác hiện còn bao nhiêu đơn vị vẫn đang kinh doanh. Như vậy, việc quản lý các cửa hàng kinh doanh RAT có giấy phép kinh doanh hay không cũng đã gặp nhiều khó khăn nhưng việc quản lý các cửa hàng hiện đang hoạt động cũng không mấy dễ dàng. Lợi dụng kẽ hở trong việc đăng ký, quản lý kinh doanh RAT, khi mang hồ sơ đến đăng ký, các cơ sở chỉ trình một bộ hồ sơ cung cấp nơi sản xuất đủ điều kiện. Còn trên thực tế, lượng rau cung cấp cho cửa hàng từ nhiều nguồn khác nhau mà không được khai báo trong hồ sơ đăng ký kinh doanh. 3.2.3. Tình hình quản lý, kiểm tra chất lượng RAT cung cấp trên thị trường Hà Nội Thời gian qua, Chi cục BVTV Hà Nội đã chủ động phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường tổ chức các đợt kiểm tra tại các cửa hàng, siêu thị, lấy mẫu rau, quả để kiểm định chất lượng. Tuy nhiên, việc kiểm tra chất lượng rau thực hiện còn sơ sài, chưa thực sự hiệu quả, chủ yếu dựa vào cảm quan, tần suất kiểm tra còn ít. Một xã chỉ có khoảng 0,2 lượt đoàn đi thanh kiểm tra ATTP/năm (năm 2007, con số này tăng lên 0,73 lượt đoàn). Hệ thống phòng thí nghiệm kiểm nghiệm thực phẩm chưa đáp ứng kịp với yêu cầu thực tế. Kinh phí đầu tư cho công tác quản lý quá ít… Do vậy mà hiện tại, chất lượng RAT tại nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn chưa được kiểm soát hoặc còn thả nổi. Bên cạnh đó, Bộ NN và PTNT đã có một số giải pháp kiểm tra chất lượng rau quả ngay tại cửa khẩu. Đối với lô hàng thuộc diện kiểm dịch trước khi thông quan, cơ quan hải quan chỉ thực hiện thông quan khi có kết quả kiểm dịch đạt yêu cầu nhập khẩu. Với những lô hàng thuộc diện thông quan trước kiểm dịch sau, được thông quan khi chủ hàng nộp giấy đăng ký kiểm dịch, có xác nhận của cơ quan kiểm dịch. Trong quá trình làm thủ tục, chủ lô hàng nhập khẩu có trách nhiệm bảo quản hàng hóa chờ kiểm dịch. Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong việc kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm những sai phạm trong quá trình kiểm dịch hàng nhập khẩu theo đúng quy định hiện hành. Rất nhiều những trường hợp do không được kiểm soát chặt chẽ nên đã không tránh khỏi việc trong rau có dư lượng thuốc BVTV có nồng độ cao hơn mức độ cho phép. Thuốc này chủ yếu nhập từ Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. Vì vậy các cơ quan chức năng như hải quan cần quản lý chặt chẽ ngay từ nơi cửa khẩu. Để tăng cường kiểm soát chặt mặt hàng thực phẩm nhập khẩu, sắp tới Bộ NN và PTNT sẽ thành lập một tổ công tác đặc biệt xây dựng văn bản hợp tác với Trung Quốc trong việc kiểm tra nguồn thực phẩm nhập khẩu. Việc quản lý, kiểm tra chất lượng RAT ngay tại nơi sản xuất đóng vai trò quan trọng đối với việc cung ứng và tiêu thụ RAT trên thị trường. Năm 2009 trên cả nước có 22.000ha RAT trên tổng số 450.000ha trồng rau. Ngoài 5% diện tích trồng rau được áp dụng theo quy trình sản xuất RAT, 80% nước tưới cho rau là nước mặt chưa qua kiểm nghiệm, 60% diện tích trồng rau vẫn sử dụng phân hữu cơ, điều này làm cho rau nhiễm hóa chất và kim loại nặng vượt mức cho phép, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng rau được sản xuất ra. Vấn đề sử dụng thuốc BVTV không đúng cách đang là vấn đề đáng lo ngại, làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng rau. Khi được hỏi câu hỏi thứ 2 “Ông (bà) thấy việc quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay như thế nào? Có 20% cán bộ quản lý cho rằng việc quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV tốt, 70% là quản lý được một phần, 10% còn lại cho rằng chưa quản lý được. Thật vậy, vấn đề quản lý việc sử dụng thuốc BVTV ở nơi sản xuất RAT còn lỏng lẻo, chưa kiểm soát được. Theo kết quả điều tra, chỉ có khoảng 10% nông dân hỏi ý kiến tư vấn của cơ quan quản lý về sử dụng thuốc BVTV, 90% còn lại sử dụng thuốc theo tư vấn của người bán thuốc. Một mặt hầu hết những người trồng RAT hiện nay đều chưa được hướng dẫn cụ thể cách sử dụng thuốc BVTV. Mặt khác, do người nông dân vẫn giữ thói quen sử dụng thuốc BVTV tùy tiện, chưa tuân thủ nghiêm hướng dẫn sử dụng. Cục BVTV thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra việc buôn bán, sử dụng thuốc BVTV trên rau tại các tỉnh trong vùng trồng rau trọng điểm. Chỉ đạo thanh tra chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lý nhà nước về thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan