LỜI MỞ ĐẦU 1
1. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI . . .3
2. SỰ KHÁC BIỆT CƠ BẢN TRONG CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀ KỸ THUẬT QUẢN LÝ GIỮA MỘT CÔNG TY TẦM CỠ QUẢN LÝ HIỆU QUẢ CỦA NƯỚC NGOÀI SO VỚI NHIỀU CÔNG TY CỦA VIỆT NAM .4
3. GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MARKETING VIỆT NAM VÀ ỨNG DỤNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ .6
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY MARKETING VIỆT NAM . 6
1.1.1 Bộ máy quản lý kinh doanh của công ty .6
1.1.2 Cơ cấu lao động trong công ty .6
1.2. GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ 6
1.2.1 Sử dụng hệ CSDL Access 6
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG 8
1.1 KHẢO SÁT HỆ THỐNG . .8
1.1.1. Tìm hiểu tình hình thực tế và yêu cầu quản lý tại công ty .8
1.2 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG 8
1.2.1 Khái quoát về công ty Marketing Việt Nam 8
1.2.2 Bộ máy quản lý kinh doanh và yêu cầu quản lý của công ty .8
1.2.3 Cơ cấu lao động trong công ty .11
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ .12
3.1.1 Hệ thống thông tin 12
3.1.2 Hệ thống thông tin phục vụ quản lý .13
3.1.3 Sơ đồ hệ thống thông tin quản lý nhân sự 14
3.1.4 Mô hình biểu diễn hệ thống thông tin .15
3.1.5 Các giai đoạn của việc phát triển một hệ thống thông tin .15
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỀ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ .29
4.1 HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ . .29
4.1.1Cập nhật dữ liệu .29
4.1.2 Xử lý dữ liệu .29
4.1.3 Sao lưu dữ liệu 29
4.1.4 Các loại báo cáo .29
4.2 Phân tích hệ thống 31
4.2.1 Yêu cầu của hệ thống .31
4.2.2 Các thông tin đầu vào .31
4.2.3 Các thông tin đầu ra .31
4.3 THIẾT KẾ HỆ THỐNG . .31
4.3.1 Biểu đồ phân cấp chức năng ( BDF ) .31
4.3.2 Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống .33
4.3.3 Sơ đồ mức 1 của hệ thống ( DFD ) .34
4.3.4 Sơ đồ dòng dữ liệu DFD mức 1 - Quản lý hồ sơ nhân viên .34
4.3.5 Sơ đồ DFD phân rã tiến trình quản lý các thông tin nhân sự .35
4.3.6 Sơ đồ phân rã quá trình quản lý các thông tin liên quan đến nhân sự 36
4.3.7 Sơ đồ ( DFD )phân rã quá trình tìm kiếm .37
4.4 MÔ HÌNH QUAN HỆ THỰC THỂ ERD .37
4.4.1 Xác định thực thể 37
4.4.2 Sơ đồ thực thể và các mối liên kết .39
4.4.3 Các phụ thuộc hàm .40
4.4.4 Mô tả tiến trình .41
4.4.5 Từ điển dòng dữ liệu .46
4.5 THIẾT KẾ HỆ THỐNG 49
4.5.1 Xây dựng các bảng trong cơ sở dữ liệu .49
4.5.1.1 Bảng phòng ban .49
4.5.1.2 Bảng hệ thống đăng phập 49
4.5.1.3 Bảng nhân viên 49
4.5.1.4 Bảng lý lịch .50
4.5.1.5 Bảng gia đình .50
4.5.1.6 Bảng Relationships thiết kế 51
4.6 GIỚI THIỆU MỘT SỐ FORM . 52
4.6.1 Đăng nhập hệ thống 52
4.6.2 Form giao diện .53
4.6.3 Form đổi mật khẩu .54
4.6.4 Form danh mục phòng ban .55
4.6.5 Form danh sách nhân viên .56
4.6.6 Form tra cứu nhân viên .57
4.6.7 In lý lịch nhân viên .58
4.6.8 In danh bạ điện thoại của nhân viên .59
4.6.9 In danh sách các trưởng phòng .60
4.6.10In danh sách nhân viên theo phòng ban .61
CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HƯƠNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 62
5.1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI .62
5.2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI .63
KẾT LUẬN 64
CHÚ THÍCH TRONG ĐỒÁN .65
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 66
69 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 8600 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý nhân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương tiện giúp xử lý thông tin, thông qua thông tin thì các thành viên trong hệ thống kinh tế có quan hệ với nhau, liên hệ họ với các phương tiện cho phép xử lý những thông tin này. Hoạt động của tổ chức được đánh giá là tốt hay xấu tuỳ thuộc vào chất lượng của việc xử lý, sự phù hợp của thông tin.
Với sơ đồ quản lý hệ thống trên, ta có thể ứng dụng ngay nó vào công ty và có sơ đồ hệ thống quản lý nhân sự của công ty.
3.1.3. Sơ đồ hệ thống thông tin quản lý nhân sự
Phân hệ quản lý nhân sự
Hệ thống thông tin quản lý nhân sự
Bộ phận quản lý nhân sự
Văn bản quyết định QLNS
Thông báo của phòng nhân sự
Dữ liệu quản lý
Thông tin xử lý dạng báo cáo
Hồ sơ nhân viên
Kiểm tra hồ sơ nhận
Hồ sơ được chấp nhận
Báo cáo tổng hợp nhân viên
Hồ sơ nhân viên
Thông tin nhân sự
Lương của nhân viên
Tra cứu nhân sự
Hinh 2.3: Sơ đồ hệ thống thông tin quản lý nhân sự
3.1.4. Mô hình biểu diễn hệ thống thông tin
Cùng một hệ thống thông tin có thể được mô tả khác nhau tùy theo quan điểm của người mô tả. Có ba mô hình được đề cập tới để mô tả cùng một hệ thống thông tin: mô hình logic, mô hình vật lý ngoài và mô hình vật lý trong.
Mô hình logic mô tả hệ thống làm gì. Mô hình này trả lời câu hỏi “ Cái gì” và “Để làm gì”. Nó không quan tâm tới phương tịên được sử dụng cũng như địa điểm mà dữ liệu được xử lý.
Mô hình vật lý ngoài chú ý tới những khía cạnh nhìn thấy được của hệ thống, mô hình này cũng chú ý tới mặt thời gian của hê thống, nghĩa là những thời điểm mà các hoạt động xử lý dữ liệu khác nhau xảy ra. Nó trả lời câu hỏi: Cái gì? Ai? Ở đâu? Và khi nào?
Mô hình vật lý trong liên quan tới những khía cạnh vật lý của hệ thống, tuy nhiên không phải cái nhìn của người sử dụng mà là cái nhìn của nhân viên kỹ thuật. Mô hình giải đáp câu hỏi: Như thế nào?
Mỗi mô hình là kết quả của một góc nhìn khác nhau, mô hình logic là kết quả của góc nhìn quản lý, mô hình vật lý ngoài là góc nhìn sử dụng, mô hình vật lý trong là góc nhìn kỹ thuật. Ba mô hình trên có độ ổn định khác nhau, mô hình logic là ổ định nhất và mô hình vật lý trong là hay biến đổi nhất.
Khái niệm mô hình này là rất quan trọng, nó tạo ra một trong những nền tảng của phương pháp phân tích, thiết kế và cài đặt hệ thống thông tin sẽ được trình bày ở phần sau.
3.1.5. Các giai đoạn của việc phát triển một hệ thống thông tin.
Một hệ thống thông tin là một đối tượng phức tạp, vận động trong một môi trường cũng rất phức tạp. Do đó phân tích viên cần phải có một cách tiến hành nghiêm túc.
Một phương pháp được định nghĩa như một tập hợp các bước và các công cụ cho phép tiến hành một quá trình phát triển hệ thống chặt chẽ nhưng dễ quản lý hơn. Phương pháp được đề nghị ở đây dựa vào ba nghuyên tắc cơ sở chung của nhiều phương pháp hiện đại có cấu trúc để phát triển hệ thống thông tin. Ba nguyên tắc đó là:
Nguyên tắc 1: Sử dụng các mô hình.
Trong phần trên đã định nghĩa ba mô hình của hệ thống thông tin, đó là mô hình logic, mô hình vật lý ngài và mô hình vật lý trong. Bằng cách cùng mô tả về một đối tượng chúng ta thấy ba mô hình này được quan tâm từ những góc độ khác nhau. Phương pháp phát triển hệ thống được thể hiện cũng dùng tới khái niệm của những mô hình này và do đó cần luôn luôn phân định rõ ràng ba mức.
- Nguyên tắc thứ 2: Chuyển từ cái chung sang cái riêng.
-Nguyên tắc thứ 3: Chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình logic khi phân tích và từ mô hình logic sang mô hình vật lý khi thiết kế.
*Các giai đoạn phát triển của hệ thống
Phương pháp được đưa ra ở đây có 7 giai đoạn, mỗi giai đoạn bao gồm một dãy các công đoạn. Phát triển hệ thống là một quá trình lặp. Tùy theo kết quả của một giai đoạn có thể và đôi khi là cần thiết phải quay về giai đoạn trước để tìm cách khắc phục những sai sót. Bao gồm các giai đoạn sau.
Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu.
Giai đoạn 2: Phân tích chi tiết.
Giai đoạn 3: Thiết kế logic.
Giai đoạn 4: Đề xuất các phưong án của giải pháp.
Giai đoạn 5: Thiết kế vật lý ngoài.
Giai đoạn 6: Triển khai kỹ thuật hệ thống.
Giai đoạn 7: Cài đặt và khai thác.
+) Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu.
Đánh giá yêu cầu có mục đích cung cấp cho lãnh đạo tổ chức những dữ liệu đích thực để ra quyế định về thời cơ, tính khả thi và hiệu quả của một dự án phát triển hệ thống. Giai đoạn này thực hiện tương đối nhanh và không đòi hỏi chi phí lớn. Nó bao gồm các công đoạn sau:
Lập kế hoạch đánh giá yêu cầu.
Làm rõ yêu cầu.
Đánh giá khả năng thực thi.
Chuẩn bị và trình bày báo cáo đánh giá yêu cầu.
+) Giai đoạn 2: Phân tích chi tiết.
Phân tích chi tiết được thực hiện sau khi có sự đánh giá thuận lợi về yêu cầu. Mục đích chính của giai đoạn này là hiểu rõ các vấn đề của hệ thống đang nghiên cứu, xác định những nguyên nhân đích thực của vấn đề, xác định những đòi hỏi và những ràng buộc áp đặt đối với hệ thống và xác định mục tiêu mà hệ thống thông tin mới phải đạt được. Giai đoạn này bao gồm các công đoạn sau:
- Lập kế hoạch phân tích chi tiết.
Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn tại.
Nghiên cứu hệ thống thực tại.
Đưa ra chuẩn đoán chính xác và xác định các yếu tố giải pháp.
Đánh giá lại tính khả thi.
Thay đổi đề xuất của dự án.
Chuẩn bị và trình bày báo cáo phân tích chi tiết.
Trong báo cáo phải đưa ra sơ đồ luồng thông tin và sơ đồ luồng dữ liệu của hệ thống hiện tại.
Một số khái niệm:
Sơ đồ luồng thông tin được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động. Tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ.
Sơ đồ luồng dữ liêu dùng để mô tả cũng chính hệ thống thông tin như sơ đồ luồng thông tin nhưng trên góc độ trừu tượng. Trên sơ đồ chỉ bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm tới nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý. Sơ đồ luồng dữ liệu chỉ mô tả đơn thuần hệ thống làm gì và để làm gì.
Ký pháp dùng trong sơ đồ luồng dữ liêu:
Ngôn ngữ sơ đồ luồng dữ liêu sử dụng 4 loại ký pháp cơ bản: thực thể, tiến trình, kho dữ liệu và dòng dữ liệu.
Tên người/bộ phận phát/nhận tin
Nguồn hoặc đích
Tên dòng dữ liệu Dòng dữ liệu
Tên tiến trình xử lý
Tiến trình xử lý
Tệp dữ liệu Kho dữ liệu
Các mức của sơ đồ luồng dữ liệu.
Sơ đồ ngữ cảnh (Context Diagram) thể hiện rất khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin. Sơ đồ này không đi vào chi tiết, mà mô tả sao cho chỉ cần một lần nhìn là nhận ra nội dung chính của hệ thống. Để cho sơ đồ ngữ cảnh sáng sủa, dễ nhìn có thể bỏ qua các kho dữ liệu, bỏ qua các xử lý cập nhật. Sơ đồ ngữ cảnh còn được gọi là sơ đồ ở mức 0.
+Phân rã sơ đồ
Để mô tả hệ thống chi tiết hơn người ta dùng kỹ thuật phân rã (Explosion) sơ đồ. Bắt đầu từ sơ đồ ngữ cảnh người ta phân ra thành sơ đồ mức 1, tiếp sau mức 1 là mức 2
+) Giai đoạn 3: Thiết kế logic
Giai đoạn này nhằm xác định tất cả các thành phần logic của một hệ thống thông tin, cho phép loại bỏ của hệ thống thực tế và đạt được những mục tiêu đã được thiết lập ở giai đoạn trước. Thiết kế logic bao gồm các công đoạn sau:
Thiết kế cơ sở dữ liệu.
Thiết kế xử lý.
Thiết kế các luồng dữ liệu vào.
Chỉnh sửa tài liệu cho mức logic.
Hợp thức hóa mô hình logic.
Có hai phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu:
Thiết kế cơ sở dữ liệu logic đi từ thông tin ra.
Thiết kế cơ sở dữ liệu logic bằng phương pháp mô hình hóa.
Trong đề tài này lựa chọn thiết kế bằng phương pháp mô hình hóa.
Khái niệm cơ bản
Thực thể quản lý (Entity)
Là tập hợp các đối tượng có cùng bản chất được nhà quản lý quan tâm tới.
Một thực thể nhân sự ( cán bộ nhân viên, sinh viên, ngườI làm dịch vụ); tổ chức ( ngân hàng, kho bạc); nguồn lực hữu hình (tiền, đồ dùng văn phòng phẩm).
Thực thể được biểu diễn bằng một hình chữ nhật có ghi tên thực thể bên trong.
Quan hệ
Một thực thể trong thực tế không tồn tại độc lập với các thực thể khác. Có sự liên hệ qua lại giữa các thực thể khác nhau. Khái niệm quan hệ được dùng để trình bày, thể hiện mối liên hệ tồn tại giữa các thực thể.
Làm việc
Nhân viên
Phòng ban
Giữa thực thể Nhân viên và Phòng ban tồn tại mối quan hệ: một nhân viên thường chỉ thuộc về một phòng ban.
Số mức quan hệ
Ngoài việc biết thực thể này liên kết với thực thể khác ra sao còn phải biết có bao nhiêu lần xuất hiện của thực thể A tương ứng với mỗi lần xuất hiện của thực thể B và ngược lại.
+Quan hệ 1 – 1
Một lần xuất hiện của thực thể A được liên kết với chỉ một lần xuất hiện của thực thể B và ngược lại.
Có
Nhân viên
Tài khoản
1 1
Một nhân viên chỉ có một tài khoản và một tài khoản chỉ thuộc về một nhân viên.
+Quan hệ 1 – n
Mỗi lần xuất của thực thể A được liên kết với một hoặc nhiều lần xuất của thực thể B và mỗi lần xuất của thực thể B chỉ liên kết duy nhất với một lần xuất của thực thể A.
Thuộc
Bậc lương
Nhân viên
1 n
+Quan hệ n- n
Mỗi lần xuất của thực thể A được liên kết với một hoặc nhiều lần xuất của thực thể B và mỗi lần xuất của thực thể B được liên kết với một hoặc nhiều lần xuất của thực thể A.
Có
Chứng chỉ
Nhân viên
n n
Một nhân viên có thể có nhiếu chứng chỉ, ngược lại một chứng chỉ có thể có nhiều nhân viên theo học.
Khả năng tuỳ chọn của quan hệ
Trong thực tế có những lần xuất hiện của thực thể A không tham gia vào liên kết đang tồn tại giữa thực thể A và thực thể B. Trong trường hợp như vậy ta gọi là quan hệ tuỳ chọn.
Có
Bằng cấp
Nhân viên
1 n
Chiều của một quan hệ
Chiều của một quan hệ chỉ ra số lượng các thực thể tham gia vào quan hệ đó. Người ta chia các quan hệ làm 3 loại: một chiều, hai chiều, ba chiều.
+ Quan hệ một chiều là quan hệ mà một lần xuất hiện của một thực thể được quan hệ với một lần xuất của thực thể đó.
+ Mối quan hệ hai chiều là quan hệ trong đó có hai thực thể liên kết với nhau.
+ Quan hệ nhiều chiều là một quan hệ có nhiều hơn hai thực thể tham gia.
Các máy tính hiện nay không biểu diễn được mối quan hệ ba chiều ( nhiều chiều) nên chúng ta phải phân rã quan hệ này thành các quan hệ hai chiều.
Thuộc tính
Thuộc tính dùng để mô tả các đặc trưng của một thực thể hoặc mối quan hệ.
Có ba loại thuộc tính: thuộc tính mô tả, thuộc tính định danh và thuộc tính quan hệ.
+ Thuộc tính định danh (Identifier) là thuộc tính dùng để xác định một cách duy nhất mỗi lần xuất hiện của thực thể.
Giá trị của thuộc tính đó là duy nhất đối với mọi lần xuất của thực thể. Ví dụ: “Mã nhân viên” là duy nhất cho mỗi nhân viên.
+ Thuộc tính mô tả (Description) dùng để mô tả về thực thể. Ví dụ: Tên phòng ban, chức vụ
+ Thuộc tính quan hệ dùng để chỉ một lần xuất hiện nào đó trong thực thể quan hệ. Ví dụ: Thuộc tính “Mã nhân viên” là để trỏ tới thực thể “Nhân viên”.
Một quan hệ được định danh bằng việc ghép định danh của các thực thể tham gia vào quan hệ.
Thuộc tính được đặt ở bên cạnh thực thể và quan hệ, gạch chân các thuộc tính định danh trong các biểu diễn và thực thể quan hệ.
Nhân viên
Có
Chức vụ
1
Bậc lương
Chuyển đổi sơ đồ khái niệm dữ liệu thì cần chuyển nó thành tập hợp các tập các tệp và vẽ sơ đồ cấu trúc dữ liệu. Sau đây là một số quy tắc chuyển đổi từ mô hình quan hệ thực thể sang sơ đồ cấu trúc dữ liệu.
+ Quan hệ hai chiều( 1 –1)
Đối với quan hệ này cần phải tạo ra hai tệp ứng với hai thực thể, thuộc tính định danh của một trong hai thực thể sẽ là thuộc tính phía khoá của thực thể kia. Trong trường hợp sự tham gia của một thực thể vào quan hệ tuỳ chọn thì tốt nhất là đặt khoá vào tệp ứng với thực thể bắt buộc trong quan hệ để tránh thuộc tính nhận giá trị rỗng.
+ Quan hệ hai chiều loại ( 1- n)
Trong trường hợp này ta tạo ra hai tệp, mỗi tệp ứng với một thực thể.
Khoá của tệp ứng với thực thể có số mức quan hệ 1 được dùng như khoá quan hệ trong tệp ứng với thực thể có số mức quan hệ có thể nhận mỗi giá trị rỗng nếu thực thể có số mức n là tuỳ chọn trong quan hệ.
+ Quan hệ nhiều chiều loại (n – n)
Trong trường hợp này ta phải tạo ra ba tệp mô tả hai thực thể và một tệp mô tả quan hệ. Khoá của tệp mô tả quan hệ được tạo thành bởi việc ghép khoá của các thực thể tham gia vào quan hệ.
+) Giai đoạn 4: Đề xuất các phương án của giải pháp.
Sau khi mô hình logic được người sử dụng lựa chọn thì cần xây dựng các phương án khác nhau để cụ thể hoá mô hình logic. Những người sử dụng các phương án khác nhau để cụ thể hoá mô hình logic. Những người sử dụng sẽ chọn lấy một phương án tỏ ra đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của họ mà vẫn tôn trọng các ràng buộc của tổ chức. Giai đoạn này gồm các công đoạn:
Xác định các ràng buộc tin học và ràng buộc tổ chức.
Xây dựng các phương án của giải pháp.
Đánh giá các phương án của giải pháp.
Chuẩn bị và trình bày báo cáo của giai đoạn đề xuất các giải pháp.
+) Giai đoạn 5: Thiết kế vật lý ngoài.
Sau khi một phương án của giải pháp được lựa chọn sẽ tiến hành thiết kế vật lý ngoài. Những công đoạn chính của giai đoạn này là:
Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài.
Thiết kế chi tiết các giao diện( vào/ra).
Thiết kế cách thức tương tác với phần tin học hoá.
Thiết kế các thủ tục thủ công.
Chuẩn bị và trình bày bào cáo về thiết kế vật lý ngoài.
+ Thiết kế giao diện người – máy
Là một giai đoạn quan trong, bởi thiết lập giao diện người – máy làm sao cho phù hợp với nhiệm vụ được giao và phù hợp với người sử dụng, người sẽ tham gia vào đối thoại với máy. Một số chỉ tiêu quan trọng có thể đánh giá khi thiết lập giao diện người – máy là:
Dễ sử dụng: giao diện phải dễ sử dụng ngay cả với người sử dụng thiếu kinh nghiệm.
Dễ học: Các chức năng thao tác của giao diện phải đảm bảo dễ học.
Tốc độ thao tác: Giao diện phải có hiệu quả trong hạn định các bước thao tác.
Kiểm soát: Người sử dụng phải kiểm soát đươc giao diện.
Dễ phát triển: Phải đảm bảo cho ứng dụng có khả năng phát triển.
Hỏi đáp: Thứ tự các câu hỏi( hoặc các dấu nhắc trên màn hình) máy tính lần lượt được người sử dụng trả lời. Những câu trả lời của người thường bị giới hạn bởi một số ít câu trả lời đúng. Vì vậy độ tính của đối thoại cũng bị giới hạn. Do đó kiểu giao diện này thích hợp với những người mới sử dụng và ít kinh nghiệm thông qua hội thoại đơn giản.
Bảng menu: Là một kiểu đối thoại đơn giản cho những người sử dụng ít kinh nghiệm, tất cả các tuỳ chọn sẽ được hiện lên màn hình như những lời gợi ý, bảng menu bị giới hạn bởi một số các tuỳ chọn mà nó có thể hiện lên màn hình.
Các biểu tượng: Được sử dụng để giới thiệu các chức năng trên màn hình, dễ đọc và thao tác nhanh. Kiểu thiết kế máy phù hợp với người sử dụng tập sự trong truy nhập hệ thống và các lệnh giao diện bắt đầu làm quen với đối thoại trên máy tính.
Điền mẫu: Là một dạng đối thoại được dùng phổ biến nhất với dữ liệu và nó cũng được sử dụng trong việc khôi phục dữ liệu. Mẫu được thực hiện lên màn hình tương tự như bảng báo cáo mẫu, các mẫu có ưu điểm là gần gũi với người sử dụng và sự thao tác chúng là tự giải nghĩa cho đến khi mẫu được thiết kế xong. Kiểu thiết kế giao diện này phù hợp với tất cả người sử dụng.
+Thiết kế màn hình
Mục tiêu của thiết kế: Trong thiết kế có thể tồn tại nhiều trạng thái mâu thuẫn với nhau. Do đó phải săp xếp theo thứ tự mức độ quan trọng trong trường hợp riêng biệt.
Màn hình sáng sủa không lộn xộn.
Chỉ thị rõ cái gì cần được chỉ ra.
Diễn đạt rõ cái gì cần phải thực hiện.
Định vị thông tin vào nơi cần thiết.
Kỹ thuật thiết kế: Đưa ra chỉ thị rõ ràng, khi nào dữ liệu thường trú trong hệ thống được thay đổi hoặc khi nào thao tác hệ thống được thay đổi.
Công việc “thoát ra” dễ dàng khi cần thiết.
Cung cấp sự trợ giúp dễ dàng.
Đưa ra hai mức thao tác cho mọi người sử dụng và những người sử dụng có kinh nghiệm.
+ Thiết kế báo cáo.
Đây là công việc cần thiết phục vụ cho quá trình kết xuất thông tin. Phục vụ các yêu cầu thực tế của công tác quản lý và phải đưa ra các kiểu báo cáo thường xuyên phục vụ công tác quản lý. Một số báo cáo tồi có thể gây nên sự hiểu lầm trong việc xây dựng và trong quá trình hoàn thiện hệ thống.
+Thiết kế cơ sở dữ liệu
Trong việc triển khai một ứng dụng, thiết kế tốt một cơ sở dữ liệu ngay từ ban đầu là một điều quan trọng, làm thế nào để hệ thống không bị cứng nhắc mà có thể thay đổi một cách dễ dàng, uyển chuyển đồng thời phải làm thế nào để việc duy trì, bảo dưỡng chương trình không gây tốn kém, phiền hà cho người sử dụng. Dưới đây trình bày khái quát các bước thiết kế cơ sở dữ liệu.
Bước 1: Phân tích toàn bộ yêu cầu.
Đây là bước đầu tiên, ở bước này khó khăn nhất là bước phân tích trọn vẹn những yêu cầu trong việc hình thành cơ sở dữ liệu cho một đơn vị. Trong giai đoạn này, người thiết kế phải tìm hiểu kỹ xem việc xử lý dữ liệu ở đơn vị ra sao, kể từ đó có cái nhìn tổng quát trước khi bắt tay vào thiết kế cơ sở dữ liệu.
Bước 2: Nhận diện thực thể.
Sau khi tìm hiểu kỹ tiến trình xử lý, nhà thiết kế phải nhận diện được những thực thể sẽ làm việc. Mỗi thực thể được xem như đối tượng xử lý rõ ràng, riêng biệt. Những thực thể này có thể được biểu diễn bởi những bảng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Khi cần thiết có thể thêm vào những bảng dữ liệu hoặc tách thực thể ra làm nhiều bảng khác nhau.
Bước 3: Nhận diện các mối tương quan giữa các thực thể.
Sau khi nhận diện xong các thực thể, công việc tiếp theo là phải nhận diện tiếp các mối tương quan giữa các thực thể này. Xác định xem giữa các thực thể đó quan hệ với nhau như thế nào? Giữa các thực thể có thể có các mối quan hệ 1 –1, 1- n , n – n.
Bước 4: Xác định mục khoá chính.
Trên mỗi bảng dữ liệu cần phải nhận diện một trường hay thuộc tính cho phép nhận diện duy nhất các bản ghi trong đó. Trong nhiều trường hợp, nếu có nhiều chọn lựa thì phải chọn một con đường nào có nhiều ý nghĩa nhất đối với ứng dụng để làm mục khoá chính. Ngoài ra có thể phối hợp nhiều trường khác nhau để hình thành mục khoá chính gọi là khoá tổng hợp.
Bước 5: Thêm các trường không phải là mục khoá vào bảng.
Sau khi đã khai báo định nghĩa các thực thể, các mục khoá chính và khoá ngoại lai, công việc tiếp theo là phải xác định các trường còn lại trên bảng dữ liệu thuộc cơ sở dữ liệu. Đây là bước khá quan trọng trong việc hình thành cấu trúc của bảng dữ liệu. Trong bước này phải quyết định việc đặt tên các trường sao cho thuận tiện khi xử lý dữ liệu trên bảng.
Bước 6: Chuẩn hóa các bảng dữ liệu.
Bước này rất cần thiết trong thiết kế cơ sở dữ liệu. Chuẩn hoá lại các bảng sẽ đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu. Ta tránh được dư thừa dữ liệu và tăng tốc đọ các phép toán xử lý.
Bước 7: Khai báo phạm vi của môi trường.
Đây là bước cuốI cùng của quá trình thiết kế cơ sở dữ liệu, trong bước này phải xác định kiểu dữ liệu thích hợp cho môi trường ( kiểu số, kiểu ký tự, kiểu logic) và phạm vi giao động của các giá trị nhằm xác định độ rộng của mỗi trường.
+ Hoàn thiện chương trình
Đây là khâu cuối cùng của phương án luận. Công việc phải làm trong giai đoạn này là viết modul chương trình nhằm giải quyết những vấn đề của bài toán.
Giai đoạn này sẽ dùng đến một ngôn ngữ cụ thể để thực hiện thuật toán. Tùy theo yêu cầu của bài toán và khả năng của lập trình viên mà lựa chọn ngôn ngữ thích hợp.
Chương trình khi viết xong phải được kiểm tra kỹ sao cho không để xảy ra những sai sót về mặt thuật toán.
Ngoài ra về phương pháp thiết kế giải thuật, có một số phương pháp thiết kế chủ yếu sử dụng trong thực tế sau:
Phương pháp phân rã: Tư tưởng chủ đạo của phương pháp này là phân chia các vấn đề từ tổng quát đến tổng thể, từ vấn đề bao quát toàn bộ bài toán cần giải quyết đến những vấn để thuộc từng khía cạnh cụ thể và cuối cùng là đi đến giải quyết từng khía cạnh của bài toán đặt ra.
Phương pháp thiết kế “từ đỉnh xuống” (top down): Đây là phương pháp thiết kế giải thuật dựa trên tư tưởng của lập trình cấu trúc và phương pháp modul hoá. Nói chung các phần mềm trong lĩnh vực kinh tế thường được sử dụng một trong hai phương pháp thiết kế cơ bản nhất, trong đó có phương pháp thiết kế top down. Tư tưởng của phương pháp này là đi từ đỉnh xuống đáy, tức là mô hình hoá bài toán theo mức độ cụ thể dần dần từng bước.
Phương pháp thiết kế từ đáy lên (bottom up): Tư tưởng của phương pháp này ngược lại với phương pháp top down. Tức là đi từ cái cụ thể hay mức thấp nhất lên mức trên cùng. Để ứng dụng phương pháp thiết kế này, trên cơ sở phân tích mức độ tương tự của các tiến trình trong việc giải quyết các chức năng quản lý, người ta thường cho các vấn đề quản lý ngày càng phong phú hơn và cuốI cùng kết hợp thành từng nhóm giải quyết các vấn đề riêng lẻ thành một hệ thống quản lý thống nhất.
Kết thúc giai đoạn này cần có hai tài liệu kết quả:
+ Tài liệu chứa tất cả các đặc trưng của hệ thống mới sẽ cần cho việc thực hiện kỹ thuật.
+ Tài liệu dành cho người sử dụng và nó mô tả phần thủ công và cả những giao diện với những phần tin học hoá.
Mục đích của thiết kế vật lý ngoài là mô tả chi tiết hình thức bên ngoài cho hệ thống thông tin.
Các nhiệm vụ chính của thiết kế vật lý bao gồm:
+ Thiết kế chi tiết các giao diện vào/ra: Xác định hệ thống thông tin trình bày thông tin như thế nào cho người sử dụng khi nhập dữ liệu vào hệ thống hoặc đưa kết quả ra.
+Thiết kế cách thức tương tác với phần tin học hoá: Xác định cách thức mà người sử dụng hội thoại với hệ thống thông tin.
+Thiết kế các thủ tục thủ công.
Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài
+ Phải lựa chọn phương tiện, khuôn dạng của các dòng vào/ra.
+ Xác định cách thức hội thoại với phần tin học hoá của hệ thống.
+ Cách thực hiện các thủ tục thủ công.
Một số nguyên tắc:
+Làm sao cho người sử dụng luôn kiểm soát được hệ thống. Thiết kế hệ thống theo thói quen và kinh nghiệm của người sử dụng.
+Gắn chặt chẽ với các thuật ngữ, dạng thức và các thủ tục đã được dùng.
+Che khuất toàn bộ phần cứng và phần mềm.
+Cung cấp thông tin về tư liệu đang sử dụng trên màn hình.
+Làm sao để giảm tối thiểu lượng thông tin mà người sử dụng cần phải nhớ.
+Sử dụng các quy tắc cơ bản về mầu sắc và ký hiệu.
+) Giai đoạn 6: Triển khai kỹ thuật hệ thống
Kết quả quan trọng nhất của giai đoạn này là phần mềm, các công đoạn chính gồm:
+Lập kế hoạch thực hiện kỹ thuật.
+Thiết kế vật lý trong.
+Lập trình.
+Thử nghiệm hệ thống.
+Chuẩn bị tài liệu.
Kết thúc giai đoạn này cần có tài liệu hướng dẫn sử dụng và thao tác cũng như các tài liệu mô tả về hệ thống.
+) Giai đoạn 7: Cài đặt và khai thác.
Giai đoạn này gồm các công đoạn:
+Lập kế hoạch cài đặt.
+Chuyển đổi.
+Khai thác và bảo trì.
+Đánh giá.
CHƯƠNG IV. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ
4.1. HÊ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ
Đối với hệ thống quản lý nhân sự bao gồm các nội dung sau:
4.1.1 Cập nhật dữ liệu
Trong phần này cần phải cập nhật toàn bộ dữ liệu có liên quan đến nhân viên, để làm cơ sở cho quản lý sau này. Các dữ liệu cần cập nhật là:
Hồ sơ nhân viên.
Chức vụ.
Chứng chỉ.
Phòng ban.
Trình độ .
..
4.1.2. Xử lý dữ liệu
Trên các cơ sở dữ liệu nhập vào, hệ thống phải tién hành xử lý:
Xử lý hồ sơ.
Xử lý chức vụ.
Xử lý phòng ban. .
Xử lý quá trình công tác.
..
4.1.3. Sao lưu dữ liệu
Dữ liệu phục vụ quản lý nhân sự phải được lưu dữ lâu dài, bởi vì khi cần thiết dữ liệu phải cung cấp ngay cho người sử dụng. Chương trình sau khi sử dụng phải sao lưu ra đĩa mềm hoặc thư mục khác để lưu trữ.
4.1.4. Các loại báo cáo
Báo cáo là phần quan trọng nhất cung cấp cho người sử dụng. Dựa vào báo cáo người sử dụng có thể dựa vào đó được các công việc cần thiết
Các loại báo cáo gồm:
- Báo cáo danh sách nhân viên.
- Danh sách phòng ban.
- Tra cứu nhân viên.
Trong quá trình phân tích thì sơ đồ dòng dữ liệu giúp cho ta dễ dàng, xác định được yêu cầu của người sử dụng. Sơ đồ dòng dữ liệu nêu ra một mô hình hệ thống thông tin chuyển từ quá trình này sang quá trình khác. Điều quan trọng là phải xác định được thông tin vào ra.
4.2. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
4.2.1. Yêu cầu của hệ thống
Yêu cầu đặt ra là thiết kế một hệ thống quản lý nhân sự cho công ty. Hệ thống đó phải có tính ứng dụng thực tế cao và có tính khả thi, đáp ứng được nhu cầu đặt ra trong thời kỳ mới, phải thuận tiện, an toàn, bảo mật và đạt hiệu quả cao.
Để thực hiện được điều đó thì hệ thống phải làm được những việc sau:
+ Cập nhật thông tin về hồ sơ phải nhanh chóng, thuận tiện và chính xác.
+ Xem, sửa, xoá một cách dễ dàng mà vẫn đảm bảo đẹp và rõ ràng.
+ Tim kiếm các thông tin một cách nhanh chóng, chính xác.
+ Chương trình ứng dụng đơn giản, người sử dụng không cần có trình độ đào tạo sâu về máy tính vẫn có thể sử dụng được.
4.2.2. Các thông tin đầu vào
Thông tin phục vụ cập nhật hồ sơ nhân sự ban đầu bao gồm những thông tin cơ bản về nhân viên như:
Họ tên
Giới tính
Năm sinh
Quê quán
Thường trú
Dân tộc
Tôn giáo
Hộ khẩu
Địa chỉ
..
Thông tin phục vụ cho việc cập nhật và bổ sung dữ liệu:
Bảng nhân viên
Bảng phòng ban
Bảng tra cứu nhân viên
Bảng danh bạ điện thoại của nhân viên
Bảng danh sách các trưởng phòng
..
4.2.3. Các thông tin đầu ra
Thông tin đầu ra được kiết xuất theo hai hướng:
In ra màn hình
In ra máy in
4.3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG
4.3.1. Biểu đồ phân cấp chức năng (BFD)
Quản lý nhân sự
Báo biểu
Quản lý phòng ban
Quản lý hồ sơ nhân viên
In lý lịch nhân viên
Cập nhật
Thêm nhân viên
In danh sách trưởng phòng
Cập nhật
In danh bạ điện thoại
Tìm kiếm
Tra cứu nhân viên
Sửa nhân viên
Xoá nhân viên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3510.doc