Đề tài Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN - NHỮNG VẤN ĐỀ MANG TÍNH LÝ LUẬN. 3

1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN. 3

2. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN. 4

1.1. Lịch sử hình thành - Sự cần thiết thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. 6

1.2. Các mô hình công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. 13

1.3. Vai trò của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. 14

2. HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ TẠI CÁC CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN. 17

2.1. Các khái niệm cơ bản. 17

2.2. Cơ chế hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. 22

3. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI - BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM. 26

3.1. Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới. 26

3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. 34

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN. 38

1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN Ở VIỆT NAM 38

2. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN. 43

2.1. Lịch sử hình thành công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 43

2.3. Khái quát về Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 45

3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM. 53

3.1. Tình hình hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trong năm qua. 53

3.2. Các kết quả đạt được - Nguyên nhân thành công. 60

3.3. Những khó khăn tồn tại - Nguyên nhân tồn tại trong hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. 62

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM. 80

1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI. 80

1.1. Đề án xử lý nợ tồn đọng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. 80

1.2. Mục tiêu nhiệm vụ và các giải pháp chính của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. 82

2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM. 86

2.1. Về tổ chức công ty. 86

2.2. Về hoạt động của công ty. 90

3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 92

3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ, ngành liên quan. 93

3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước. 104

3.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn . 111

KẾT LUẬN 113

 

 

 

doc107 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khai trên thị trường. +) Bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản. +) Bán cho công ty mua, bán nợ của Nhà nước (khi được thành lập) Lập và tổ chức thực hiện đề án cơ cấu lại nợ tồn đọng bằng các biện pháp: Giãn nợ, miễn giảm lãi suất, đầu tư thêm, chuyển đổi nợ thành vốn góp theo chỉ đạo của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Sử dụng nguồn vốn của công ty để xử lý tài sản bảo đảm nợ vay được giao quản lý và khai thác bằng các biện pháp thích hợp: cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh. Riêng góp vốn, liên doanh bằng tài sản thực hiện theo đề án của công ty khi được Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chấp thuận. Mua, bán nợ tồn đọng của các Tổ chức tín dụng khác, của các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng thương mại khác theo quy định của pháp luật. Thực hiện các hoạt động khác theo uỷ quyền của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chế độ tài chính, hạch toán kế toán, trích lập và sử dụng quỹ Công ty thực hiện chế độ tài chính theo quy định của Bộ tài chính và hướng dẫn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Công ty thực hiện hạch toán, kế toán, báo cáo kế toán và báo cáo thống kê theo quy định của Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Công ty được trích lập và sử dụng các quỹ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Mô hình tổ chức của công ty: Giám đốc: Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và pháp luật về việc điều hành hoạt động của công ty. Giám đốc do Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Giám đốc có những quyền hạn và nhiệm vụ sau: +) Tiếp nhận vốn và các nguồn lực khác được Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam giao cho công ty quản lý và sử dụng. +) Trình Tổng Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam về việc: . Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty . Mở chi nhánh, văn phòng đại diện. . Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành tại trụ sở chính của công ty, cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành tại chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty . Bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Giám đốc, Tổ trưởng tổ kiểm tra nội bộ, Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đại kiện của công ty và các chức danh tương đương khác của công ty. . Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty. . Phương án hoạt động kinh doanh, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế. . Thông qua quy chế hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty để Giám đốc ký ban hành. . Giải thể công ty, chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động của chi nhánh công ty. . Tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán công ty. . Báo cáo tài chính tổng hợp và quyết toán hàng năm của công ty . Hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quy định của Nhà nước và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. +) Bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng và Phó phòng chuyên môn, nghiệp vụ của công ty (trừ Trưởng phòng kế toán, Tổ trưởng tổ kiểm tra nội bộ); Phó Giám đốc chi nhánh, Phó văn phòng đại diện; Trưởng và Phó phòng chuyên môn nghiệp vụ của chi nhánh. +) Tuyển dụng, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách cán bộ của công ty theo đúng quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và của pháp luật. +) Thực hiện phương án hoạt động kinh doanh, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế khi được Hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam phê duyệt. +) Điều hành và quyết định các vấn đề có liên quan đến các hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của công ty. +) Đại diện cho công ty trong quan hệ dân sự, tố tụng, tranh chấp, giải thể. +) Được áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp (thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn,...) và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình, sau đó phải báo cáo ngay với Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. +) Chịu sự kiểm soát của Hội đồng quản trị, kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với hoạt động của công ty. +) Báo cáo Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. +) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Các phó giám đốc: là người điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công. Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ về các hoạt động nghiệp vụ của công ty theo chương trình kiểm tra kiểm toán nội bộ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Các phòng nghiệp vụ, chức năng: Bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của công ty. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy chuyên môn nghiệp vụ do Hội đồng quản trị quyết định. Phòng nghiệp vụ kinh doanh sẽ là bộ phận thực hiện các hoạt động chính của công ty: làm việc với ngân hàng, tiếp nhận nợ và tài sản bảo đảm, tiến hành nghiên cứu, phân tích, cơ cấu lại nợ, xử lý tài sản... Phòng kế toán thực hiện công tác kế toán, thống kê của công ty, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Trưởng phòng kế toán do Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Mô hình bộ máy tổ chức của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ phòng nghiệp vụ kinh doanh phòng tài chính kế toán phòng tổng hợp phòng hành chính nhân sự CHI NHÁNH VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN Chi nhánh, văn phòng đại diện: ở những thành phố, những trung tâm lớn, tập trung hoạt động của Ngân hàng nông nghiệpvà Phát triển nông thôn như Hải phòng, Bắc ninh, Thanh Hoá... công ty có thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện để kịp thời, sâu sát nắm bắt tình hình nợ tồn đọng và đề ra biện pháp xử lý thích hợp cho hoạt động ngân hàng ở những địa bàn đó. Thực trạng hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. 3.1. Tình hình hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trong năm qua. 3.1.1. Thực trạng nợ tồn đọng đến 31/12/2000 của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Nợ tồn đọng luôn là một vấn đề nhức nhối và cần được giải quyết trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung. Tuy nhiên, không phải mọi khoản nợ đều được đưa vào chương trình giải quyết nợ đọng, cơ cấu lại tài chính cho hệ thống nhân hàng thương mại hiện nay. Theo chỉ thị số 01/2002/CT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại ban hành dựa trên tinh thần Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ thì phạm vi xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại là các khoản nợ tồn đọng còn dư nợ đến thời điểm ngày 31/12/2000. Do vậy, hoạt động mua bán nợ của các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản nói chung cũng như công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng, xét trên khía cạnh nào đó, thì chỉ liên quan đến các số liệu về nợ đọng từ thời điểm 31/12/2000 trở về trước. Tính đến thời điểm 31/12/2000 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam có số nợ tồn đọng là khoảng 7917 tỷ đồng. Nợ tồn đọng được phân chia theo 3 nhóm chính: Nhóm 1: nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm. Đơn vị: tỷ đồng Khoản mục Số lượng Nợ trên tài khoản 28.1 (xiết nợ) 18,88 Nợ trên tài khoản 28.2 (vụ án) 23,52 Nợ quá hạn trên 360 ngày 91,2 TỔNG SỐ 133,6 (Nguồn: Đề án xử lý nợ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nhóm 2: nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu. Đơn vị: tỷ đồng TT Các khoản mục Gốc Lãi Tổng cộng 1 Nợ thanh toán công nợ giai đoạn II (TK 272) 75,22 0 75,22 2 Nợ khoanh đã được vay tái cấp vốn 480,61 289,5 770,11 3 Nợ khoanh, xoá chưa được vay tái cấp vốn 226,06 19,5 245,56 4 Nợ xoá bằng nguồn dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nông nghiệp 70,96 0 70,96 5 Nợ khoanh đã được liên Bộ kiểm tra (lũ lụt ĐBSCL) 710 117,25 827,25 TỔNG SỐ 1562,85 426,25 1989,1 (Nguồn: Đề án xử lý nợ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nhóm 3: là nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ vẫn tồn tại, đang hoạt động. Đơn vị: tỷ đồng TT Các khoản mục Gốc Lãi Tổng cộng 1 Nợ khoanh đã được vay tái cấp vốn 121 11,51 132,51 2 Nợ khoanh chưa được vay tái cấp vốn 591,304 67,56 658,864 3 Nợ quá hạn trên 360 ngày 70,4 0 70,4 4 Nợ tín dụng chính sách và chương trình của Chính phủ khó thu hồi 4426,4 506,08 4932,48 TỔNG SỐ 5209,104 585,15 5794,254 (Nguồn: Đề án xử lý nợ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Như vậy, tổng số nợ tồn đọng đến 31/12/2000 là 7917 tỷ đồng, trong đó: Gốc: 6906 tỷ đồng. Lãi: 1011 tỷ đồng. Qua các số liệu trên có thể thấy tình hình nợ đọng của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã tương đối nghiêm trọng và khá phức tạp. 7917 tỷ đồng nợ đọng là một con số không nhỏ so với 2755 tỷ đồng vốn tự có đã được bổ sung năm 2000 của ngân hàng này. Trong cơ cấu nợ đọng của ngân hàng, nợ nhóm 1, nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm, chỉ chiếm 1,68% tổng số nợ. Còn lại, nợ nhóm 2 (nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu nợ) và nợ nhóm 3 (nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động) chiếm đa số với tỷ lệ 25,2% tổng số nợ là nợ nhóm 2, 73,12% tổng số nợ là nợ nhóm 3. Tình trạng nợ nhóm 2, 3 cao như vậy có thể được giải thích bằng một số lý do như sự ưu đãi, buông lỏng trong cơ chế cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước, cơ chế cho vay theo chỉ định, sự khó khăn về môi trường kinh tế đối với hoạt động của bản thân các doanh nghiệp trong thời kỳ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp và thời kỳ đầu mới mở cửa với nhiều bỡ ngỡ, thử thách... Trong cơ cấu nợ, nợ tín dụng chính sách và chương trình của Chính phủ khó thu hồi chiếm một tỷ lệ đặc biệt cao, tới 85% nợ nhóm 3 và khoảng 62% tổng số nợ đọng cần xử lý của hệ thống. Như đã biết, từ trước đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn luôn phải đảm nhận một lúc hai nhiệm vụ là thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ cho bản thân ngân hàng và thực hiện hoạt động đầu tư tín dụng chính sách theo chỉ định của Chính phủ. Chính đặc điểm kinh doanh này của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã tạo nên sự khác biệt tương đối lớn trong cơ cấu nợ đọng của ngân hàng so với các ngân hàng thương mại khác. Bên cạnh đó, sự biến động bất thường của thị trường nông sản phẩm thế giới về số lượng, chất lượng, giá cả..., tình hình thiên tai, bão lụt xảy ra liên tục với sức tàn phá ngày một mãnh liệt... đã khiến việc thu hồi nợ trở nên vô cùng khó khăn, tỷ lệ nợ tín dụng chính sách và chương trình của Chính phủ khó thu hồi cao. Tình hình hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong năm qua. Bảng 2: Tình hình xử lý nợ tồn đọng của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đơn vị: tỷ đồng TT Phương thức xử lý nợ nợ nhóm 1 nợ nhóm 2 nợ nhóm 3 tổng 1 2 3 4 5 6 7 Xóa nợ Bán Đưa vào khai thác hoạt động kinh doanh Chuyển thành vốn góp Cho thuê Liên doanh Cơ cấu lại nợ 76,1274 10,1 8,1056 311,9 22,199 296,568 334,099 76,1274 10,1 8,1056 296,568 TỔNG SỐ 94,333 311,9 318,767 725 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2002 của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản NHNN&PTNT) Biểu đồ 1: tỷ lệ các nhóm nợ được xử lý Trong năm qua, tổng số nợ tồn đọng công ty đã tiến hành xử lý đạt 725 tỷ, trong đó: nợ nhóm 1 là 94,333 tỷ đồng, nợ nhóm 2 là 311,9 tỷ đồng, và nợ nhóm 3 là 318,767 tỷ đồng. Biểu đồ 2: tỷ lệ nợ nhóm 1 được xử lý bằng các biện pháp Tổng số nợ nhóm 1 đã xử lý chiếm 13% tổng số nợ được công ty xử lý. Đây là tỷ lệ không cao, tuy nhiên, vì trong tổng số nợ, nợ nhóm 1 chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, 1,68%, thì tỷ lệ xử lý nợ như vậy đã có thể coi là cao. Trong số các khoản nợ nhóm 1 được xử lý, số nợ được xử lý bằng cách bán tài sản đảm bảo tiền vay chiếm đa số (80,7%), chứng tỏ bán tài sản là biện pháp công ty sử dụng nhiều nhất. Tiếp đến là biện pháp xử lý tài sản bằng cách đưa vào hoạt động kinh doanh, chiếm 10,7% tổng số nợ nhóm 1. Số nợ được xử lý bằng cách cho thuê chỉ chiếm 8,6% nợ nhóm 1 đã được xử lý. Đây là một tỷ lệ còn tương đối thấp, chứng tỏ công ty mới chỉ bước đầu sử dụng chứ chưa thực sự phát triển mảng nghiệp vụ này. Các phương thức xử lý tài sản khác như góp vốn, liên doanh... chưa được công ty sử dụng. Tổng số nợ nhóm 2 được xử lý chiếm 43% tổng số nợ đọng được công ty xử lý trong thời gian qua. Biện pháp xử lý duy nhất đó là xoá nợ. Nếu so với tổng số nợ đọng thuộc nhóm 2, và kế hoạch xử lý nhóm nợ này thì 311,9 tỷ đồng là con số còn quá khiêm tốn. Thời gian xử lý nợ nhóm 2 đang bị kéo dài, không theo đúng lộ trình xử lý mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như công ty đã đề ra. Biểu đồ 3: tỷ lệ nợ nhóm 3 được xử lý bằng các biện pháp Số nợ nhóm 3 được xử lý chiếm 44% số nợ đã được xử lý, và chiếm 4,4% tổng số nợ tồn đọng thuộc nhóm 3 của Ngân hàng Nông nghiệp . Trong số các phương thức xử lý, cơ cấu lại nợ là phương thức được công ty áp dụng nhiều nhất, với tỷ lệ nợ được xử lý theo phương thức này tới 93%. Số nợ còn lại được xử lý bằng nguồn vốn xoá nợ do Chính phủ đồng ý phê duyệt. Cơ cấu lại nợ là một biện pháp tích cực, nếu ngân hàng doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp khôi phục hoạt động, đồng thời như vậy cũng có nghĩa là vừa có lợi cho ngân hàng vì khi đó khả năng trả nợ cho ngân hàng của doanh nghiệp sẽ được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh biện pháp xử lý là cơ cấu lại nợ, công ty vẫn chưa có những hoạt động nghiệp vụ cụ thể sử dụng các phương thức xử lý khác như chuyển nợ thành vốn cổ phần, hay đem bán các khoản nợ trên thị trường... Nhìn chung, hoạt động nghiệp vụ của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn chưa sôi động, mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng công ty vẫn chưa thực sự có kinh nghiệm và phát huy được hết những khả năng, tiềm năng hoạt động của mình. 3.2. Các kết quả đạt được - Nguyên nhân thành công. 3.2.1. Các kết quả đạt được. Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai trương hoạt động từ ngày 11 tháng 4 năm 2002, với nhiệm vụ chính là tiếp nhận, quản lý và xử lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản bảo đảm nợ đọng trong toàn hệ thống ngân hàng nông nghiệp; mua bán nợ đối với công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác. Mặc dù thời gian hoạt động chưa lâu, công ty còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ nhân viên toàn công ty cũng như sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, công ty bước đầu đã đạt được những thành quả đáng khích lệ trên các mặt: Nguồn vốn. Nguồn vốn đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Để có thể thực hiện nhiệm vụ tối đa hoá giá trị các khoản nợ tồn đọng khó đòi của ngân hàng, hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản không phải chỉ đơn thuần là mua các khoản nợ rồi sau đó bán ra, mà công ty còn phải tiến hành hàng loạt các công việc như: phân tích tài chính, cơ cấu lại các khoản nợ, hoàn thiện hồ sơ pháp lý, sửa chữa, nâng cấp tài sản bảo đảm... Những công việc này đòi hỏi công ty quản lý nợ và khai thác tài sản phải có một lượng vốn hoạt động không nhỏ. Trong năm hoạt động vừa qua, từ số vốn ban đầu là 10 tỷ đồng, công ty đã tiếp tục được Ngân hàng Nông nghiệp bổ sung thêm 20 tỷ, nâng tổng số vốn hoạt động hiện nay lên 30 tỷ đồng. Với số vốn chưa nhiều (30 tỷ đồng), trong hoạt động công ty luôn hướng tới mục tiêu sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả, tránh tình trạng đầu tư một cách lãng phí, không phù hợp, không nâng cao được giá trị thu hồi của khoản nợ và tài sản bảo đảm. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty được thể hiện rõ qua kết quả xử lý nợ và tài sản vượt mức kế hoạch đề ra ngay trong năm đầu hoạt động Hoạt động nghiệp vụ. Trong năm hoạt động vừa qua, số nợ tồn đọng đã được xử lý là 725 tỷ, trong đó số xử lý nợ nhóm 1 và nhóm 3 là 413 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch Ngân hàng Nông nghiệp giao. Trong công tác chuyên môn, công ty cũng đã làm được nhiều việc rất đáng khích lệ, phối kết hợp chặt chẽ với các chi nhánh trong công tác bàn giao, phân tích, xử lý tài sản; tổ chức nghiên cứu các Nghị định, quyết định của Chính phủ về công tác xử lý nợ; tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp đỡ các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau; cùng Đoàn Liên bộ nghiên cứu, xem xét trình Chính phủ xử lý số nợ nhóm 2 đã được khoanh... 3.2.2. Nguyên nhân thành công. Mặc dù mới đi vào hoạt động được 1 năm nhưng công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã đạt được một số thành công đáng kể trong việc xử lý nợ tồn đọng cho ngân hàng nông nghiệp là nhờ có một số thuận lợi cơ bản sau: Trong năm 2002, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là cơ cấu lại nợ, do vậy Ban lãnh đạo đã hết sức quan tâm, tập trung chỉ đạo tạo điều kiện giúp đỡ công ty hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Mặc dù mới được thành lập và đi vào hoạt động trên một lĩnh vực mới, cán bộ chưa nhiều kinh nghiệm, song với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ nhân viên toàn công ty, biết phát huy sức mạnh của tập thể, bám sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị, đặc biệt là lộ trình cơ cấu lại Ngân hàng, cơ cấu lại nợ, xác định được những nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng chương trình công tác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm tình hình của đơn vị nên công ty bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hệ thống văn bản của Nhà nước và các cơ quan, ban ngành trong lĩnh vực cơ cấu lại nợ nói chung và xử lý nợ tồn đọng nói riêng ngày càng được bổ xung đầy đủ, có hệ thống đã tạo điều kiện cho việc xử lý nợ được thuận lợi hơn. Ngày 05 tháng 10 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ cho phép các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng thương mại được chủ động xử lý các tài sản bản đảm nợ vay theo các hình thức: tự bán công khai trên thị trường, bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, bán cho công ty mua bán nợ của Nhà nước (khi được thành lập). Nếu như trước đây các ngân hàng không dám bán tài sản bảo đảm vì số tiền thu được không đủ thu nợ, thì nay Quyết định 149 nói trên đã tạo niềm tin và sự yên tâm cho các ngân hàng thương mại bằng cách quy định rõ giá bán các tài sản bảo đảm nợ vay có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị nợ tồn đọng (gốc và lãi). Trường hợp bán tài sản với giá thấp hơn giá trị nợ tồn đọng, phần chênh lệch được xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro của các ngân hàng thương mại và tiếp tục theo dõi thu hồi nợ. Đến năm 2002, theo tinh thần nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 27/2002/TT-BTC về chế độ tài chính đối với công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng thương mại, trong đó quy định rõ công ty quản lý nợ và khai thác tài sản không phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động bán tài sản bảo đảm nợ vay. Điều này đã khuyến khích, tạo điều kiện cho các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thu hồi nợ... 3.3. Những khó khăn tồn tại - Nguyên nhân tồn tại trong hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. 3.3.1. Những khó khăn tồn tại. Mặc dù công ty đã đạt được những thành tựu không thể phủ nhận trong công tác xử lý nợ tồn đọng khó đòi, hoạt động của công ty vẫn còn gặp phải rất nhiều khó khăn, tồn tại cần giải quyết để có thể hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong thời gian tới. 3.3.1.1. Khó khăn về cơ chế, chính sách. Xử lý nợ tồn đọng là một lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam, do đó đối với hoạt động của công ty trong lĩnh vực xử lý nợ tồn đọng đương nhiên cũng gặp phải không ít khó khăn về cơ chế, chính sách. Trong công tác xử lý nợ, từ hoạt động mua, tiếp nhận nợ, đến hoạt động xử lý, cơ cấu lại nợ và bán ra, công ty đều vấp phải nhiều khó khăn. Tuy Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định, chính sách về công tác xử lý nợ đọng và hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản nhưng rõ ràng vẫn chưa thể giải quyết hết được những vướng mắc. Nhiều mặt hoạt động của công ty không được quy định một cách rõ ràng cụ thể, hoặc các quy định liên quan lại không thống nhất với nhau, gây lúng túng trong quá trình công tác. Hơn nữa, quyền hạn của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản còn bị hạn chế nhiều, điều này cũng khiến công ty khó có được sự chủ động trong hoạt động, và khó đẩy nhanh được tiến độ xử lý nợ tồn đọng của ngân hàng. Đối với việc xử lý tài sản bảo đảm nợ nhóm 1. Nợ nhóm 1 là những khoản nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm. Hiện nay, nợ nhóm 1 chiếm 1,68% tổng số nợ tồn đọng của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn . Việc xử lý nợ nhóm này thực chất là việc xử lý các tài sản bảo đảm tiền vay. Khó khăn hiện nay trong việc xử lý tài sản bảo đảm nợ nhóm 1 của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là: Do đặc trưng kinh doanh, tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cho vay phát triển nông thôn nên những tài sản bảo đảm (động sản) nợ vay thường là tài sản nhỏ lẻ, giá trị thấp, lại nằm chủ yếu ở địa bàn nông thôn, nhiều tài sản chưa đủ thủ tục pháp lý, chưa thuộc quyền định đoạt của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , nhiều món nợ tồn đọng có thời gian quá dài, tài sản đảm bảo nợ hư hỏng, lạc hậu, thậm chí nhiều tài sản chỉ còn trên giấy tờ, rất khó xử lý. Nhiều tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản vẫn do khách hàng giữ và sử dụng. Không phải lúc nào người vay cũng sẵn sàng hợp tác, bàn giao tài sản cho ngân hàng xử lý, còn nếu dùng biện pháp cưỡng chế thì cũng sẽ tốn không ít thời gian. Hơn nữa, giá trị của tài sản cũng bị hao mòn đi nhiều trong quá trình sử dụng, việc bán tài sản cũng khó thu hồi giá trị của khoản vay. Thêm vào đó, tại địa bàn nông thôn tâm lý không muốn mua lại tài sản bảo đảm nợ còn nặng nề, do mối quan hệ huyết thống, hoặc sợ xui xẻo cũng là một trong những khó khăn trong việc xử lý nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Trong thời gian qua, một trong những biện pháp được công ty quản lý nợ và khai thác tài sản sử dụng nhiều nhất để xử lý tài sản bảo đảm là bán đấu giá tài sản (công khai hoặc qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản). Tuy nhiên, thị trường bán đấu giá chưa hình thành rõ rệt, chưa thành thói quen trong hoạt động kinh tế, xã hội dẫn đến việc tổ chức đấu giá tài sản cũng gặp không ít khó khăn. Đối với việc giải quyết nợ nhóm 2. Nợ nhóm 2 là những khoản nợ không có bảo đảm, không còn đối tượng để thu nợ. Trong số những khoản nợ tồn đọng khó đòi của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, nợ nhóm 2 chiếm một tỷ lệ không nhỏ, khoảng 25,2% tổng số nợ tồn đọng. Với một tỷ lệ tương đối cao như vậy nhưng công tác xử lý nợ nhóm 2 lại đang vấp phải nhiều khó khăn. Mặc dù nợ nhóm 2 đã được đoàn thẩm định liên bộ xem xét từ tháng 6/2002, nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông báo cho phép Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý số nợ trên. Vì vậy, mặc dù theo kế hoạch đặt ra là hết 2002 phải giải quyết xong số nợ này nhưng đến nay mới chỉ giải quyết được 12% nợ nhóm 2, tương đương 311,9 tỷ đồng. Đối với nợ nhóm 3. Nợ nhóm 3 là các khoản nợ không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ vẫn đang tồn tại, hoạt động. Các doanh nghiệp nhà nước vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hầu hết là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nên phụ thuộc nhiều vào môi trường tự nhiên, chính sách của Nhà nước. Đây là yếu tố dễ thay đổi nhưng lại khó dự đoán trước được. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ, giá cả nông sản phẩm trên thế giới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0060.doc
Tài liệu liên quan