Thông thường có hai kỹ thuật để ban hành một giấy phép mở :
- Kỹ thuật thứ nhất: Giấy phép mở do luật định : kỹ thuật này yêu cầu thẩm quyền ban
hành một giấy phép mở sẽ được một văn bản pháp luật quy định, trong văn bản này sẽ chỉ định
chính xác một tổ chức quản lý tập thể sẽ có quyền đối với tất cả các tác phẩm trong quốc gia đó
ở mỗi một lĩnh vực nhất định.
Giấy phép mở này đương nhiên sẽ hình thành một cơ chế độc quyền theo luật định và vì
vậy, quy định này phải đi kèm với các biện pháp để chủ sở hữu quyền vẫn được đảm bảo tự mình
thực hiện quyền.
Ví dụ : tại nước
- Kỹ thuật thứ hai: Giấy phép mở rộng. Đây là một loại giấy phép được dựa trên cơ sở
“liên đới quản lý mở rộng”, nghĩa là một tổ chức quản lý tập thể sẽ ký kết các thỏa ước giữa một
tổ chức quản lý tập thể và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức nghề nghiệp tập hợp nhiều
chủ sở hữu quyền.
=> Hoạt động này mang tính bán cưỡng chế
Tuy nhiên, kỹ thuật này vẫn đòi hỏi các tổ chức quản lý tập thể phải có một hành lang pháp
lý nhất định để có thẩm quyền ký kết với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức nghề nghiệp;
đồng thời phải có cơ chế để các tổ chức này có đủ thẩm quyền ký kết thỏa ước.
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1881 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý tập thể quyền liên quan đến tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền bồi thường đối với các thiết bị ghi âm, đến năm 1985 mở rộng ra việc thu tiền
bồi thường đối với các phương tiện ghi âm. Việc thu tiền bồi thường này sẽ được giao cho các tổ
chức quản lý tập thể hiện có hoặc thành lập hẳn một tổ chức riêng biệt như ZPU ở Đức, COPIE
FRANCE ở Pháp chuyên thu tiền đối với việc sao chép cá nhân các bản ghi âm, ghi hình.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, các đề xuất này gặp không ít phản ứng từ dư
luận. Mặt bằng nhận thức của người dân tại Việt Nam còn khá thấp, để có thể giải thích về tiền
bồi thường, về ý nghĩa của việc đánh thuế là rất khó khăn. Mặt khác, để thiết lập được một chế
định cho việc đánh thuế, mức thu, cơ chế thu, cơ chế phân phối cần rất nhiều thời gian. Có lẽ
chính vì điều này, mà các quy định này đã được ban dự thảo Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung
ghi nhận bằng việc bổ sung điều 25 Luật sở hữu trí tuệ như sau: “Chính phủ quy định cụ thể về
20
các hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và lưu hành đĩa quang; sử dụng đĩa quang trắng
để định hình, sao chép.”
Mặt khác, việc thiết lập tiền thuế bồi thường đánh vào việc sao chép cá nhân bản ghi âm
cần phải được tiến hành song song với các hoạt động mở rộng thị trường cấp phép cho việc sử
dụng hợp pháp, nghĩa là thúc đẩy hoạt động của các tổ chức quản lý tập thể.
2.4 Giấy phép mở (Extended Collective Licence)
2.4.1 Các khái niệm cơ bản về cấp phép mở và giấy phép mở
Cấp phép mở mà kết quả cụ thể của nó là giấy phép mở là một hoạt động đem đến một lợi
thế to lớn cho quản lý tập thể.
Giấy phép mở chính là một loại giấy phép mà tổ chức quản lý tập thể cấp phép cho người
sử dụng sử dụng toàn bộ kho tác phẩm ở quốc gia đó (hoặc của toàn thế giới) có liên quan đến
quyền do tổ chức quản lý tập thể đó quản lý, không phụ thuộc vào việc chủ sở hữu quyền đã ủy
thác cho tổ chức quản lý tập thể đó quyền quản lý hay không. Việc cấp một giấy phép như vậy
được gọi là cấp phép mở.
Như vậy hoạt động cấp phép mở góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa các tổ chức quản lý
tập thể và các đơn vị sử dụng.
2.4.2 Lợi thế của việc cấp phép mở
- Cấp phép dễ dàng, thuận lợi;
- Hạn chế những tranh cãi pháp lý;
- Khẳng định vị trí độc quyền hợp pháp của một tổ chức quản lý tập thể, giảm thiểu sự
cạnh tranh của các tổ chức tư nhân khác;
- Tạo điều kiện cho người sử dụng liên hệ với tổ chức quản lý tập thể để có được quyền sử
dụng tác phẩm hợp pháp.
Nhìn chung, nếu giấy phép mở không được áp dụng thì những lợi thế của một tổ chức quản
lý tập thể sẽ bị hạn chế hoặc thậm chí bị loại bỏ.
Để giải thích cho nhận định này, có thể lấy một dẫn chứng vừa xảy ra tại Việt Nam trong
năm 2008. Đó là vụ tranh cãi kéo dài từ tháng 6 giữa RIAV và công ty FPT Telecom đối với việc
sử dụng các bản ghi âm ghi hình. Mấu chốt của vấn đề là cả hai đều cho rằng mình nắm giữ
quyền của các hãng ghi âm, ghi hình đã ủy thác cho. Nhiều tranh cãi đã xảy ra, thậm chí hai bên
phải sử dụng những biện pháp pháp lý để chứng minh việc quản lý quyền của mình là hợp pháp
thông qua việc đưa ra các hợp đồng ủy thác quyền. Trong những tranh chấp như vậy, tư cách
pháp lý của một tổ chức quản lý tập thể như RIAV hoàn toàn tương tự với một pháp nhân dân sự
thông thường như FPT Telecom.
Cả hai đều cho rằng, mình có quyền cấp phép cho đơn vị sử dụng (ở đây là công ty Nokia).
21
Điều này đã tạo ra một sự khó khăn rất lớn cho quản lý tập thể, hạn chế sự phát triển của
một tổ chức quản lý tập thể – thậm chí trong trường hợp của RIAV được nhắc đến ở trên - nếu
như không có những hành động quyết liệt, có thể RIAV đã không thể tồn tại với sự cạnh tranh
của FPT Telecom. Bên cạnh đó, sự thiếu vắng của một giấy phép mở có thể đem đến nhiều tranh
cãi pháp lý. Tổ chức quản lý tập thể, người sử dụng và cả tác giả đều phải xem xét và đối chiếu
từng tác phẩm có nằm trong danh sách quản lý và có thuộc quyền quản lý của tổ chức quản lý tập
thể đó hay không. Chắc chắn việc này sẽ mất nhiều thời gian và thậm chí là làm cho những ưu
việt của quản lý tập thể giảm sút. Bởi vì, sau khi liên hệ để xin được giấy phép của tổ chức quản
lý tập thể, người sử dụng vẫn phải liên hệ với chính chủ sở hữu quyền để có được quyền sử dụng
đối với các tác phẩm còn lại và vì vậy sự tồn tại của có thể trở nên vô nghĩa.
2.4.3 Những tác động xấu của việc cấp giấy phép mở
Bên cạnh những lợi thế của một giấy phép mở cũng cần nhắc đến những tác động xấu có
thể xảy đến khi nhà nước cho phép một tổ chức quản lý tập thể có quyền được cấp một giấy phép
mở.
Trước hết, giấy phép mở sẽ làm giảm đi quyền tự do của chủ sở hữu quyền. Vì vậy, cần
phải chắc chắn rằng một giấy phép mở sẽ không làm hạn chế quyền tự quyết định đối với quyền
của chủ sở hữu quyền, và nhất là khi một tổ chức quản lý tập thể chưa thực sự hoạt động hiệu
quả.
Thứ hai, giấy phép mở có khả năng đem đến một tình trạng độc quyền trên thực tế hoặc
độc quyền theo luật định. Để giảm thiểu khả năng này, việc ban hành một thẩm quyền cấp một
22
giấy phép mở phải đi kèm với các biện pháp để kiểm soát khả năng độc quyền này (vấn đề này
sẽ được nói cụ thể ở phần dưới của đề tài).
Nắm bắt được vấn đề này cũng rất tốt và rất cần thiết cho các tổ chức quản lý tập thể Việt
Nam để định hướng cho hoạt động của mình trong tương lai, nhằm phát triển bền vững và hỗ trợ
thành viên một cách tốt nhất.
Có thể dễ dàng nhìn thấy rằng, pháp luật Việt Nam chưa quy định về vấn đề quản lý tập thể
và giấy phép mở, nghĩa là, toàn bộ các quy định về vấn đề này phải dựa vào văn bản của pháp
luật sở hữu trí tuệ và pháp luật dân sự. Theo đó, các chủ sở hữu quyền chỉ có thể chuyển giao
một số quyền cho một tổ chức quản lý tập thể khi có hợp đồng ủy thác quyền.
Hiện nay, RIAV đều phải ký các hợp đồng ủy thác với từng thành viên. Điều này cũng
đồng nghĩa với việc, các thành viên có khả năng chấm dứt các hợp đồng ủy thác bất cứ khi nào,
và những tranh chấp pháp lý sẽ rất dễ xảy ra trong quá trình chuyển đổi và rút các tác phẩm của
chủ sở hữu quyền đó ra khỏi danh sách quản lý của RIAV. Điển hình là vào tháng 12 năm 2008,
phòng thu âm Viết Tân đã tuyên bố không tiếp tục ủy thác việc quản lý quyền liên quan cho
RIAV. Sau đó, trang web www.yeuamnhac.com (vốn trước đó ký hợp đồng sử dụng tác phẩm
với RIAV) đã không kịp gỡ bỏ các bản ghi của phòng thu Viết Tân và ngay lập tức, trang web
này đã bị Viết Tân studio lên tiếng cảnh cáo.
Với những lợi thế và cả bất lợi của một giấy phép mở, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phải lựa chọn và ra những quyết định phù hợp về lĩnh vực nào, thời điểm nào là phù hợp để ban
hành một giấy phép mở…
2.4.4 Những lĩnh vực cần thiết xác lập giấy phép mở
Bản chất của việc cấp một giấy phép mở chính là mang lại sự thuận lợi và hiệu quả cho
việc cấp phép, tránh phải cấp phép nhiều lần cho cùng 1 người sử dụng để họ có quyền sử dụng
nhiều tác phẩm trong cùng một loại hình.
Như vậy, ở lĩnh vực nào mà người sử dụng sử dụng rất nhiều tác phẩm trong cùng một lĩnh
vực, đồng thời các tác phẩm được thường xuyên thay đổi thì việc cho phép thiết lập một giấy
phép mở là hết sức cần thiết.Theo truyền thống, các lĩnh vực sau thường áp dụng giấy phép mở :
- Sao chép cơ học các tài liệu đã in ấn cho việc sử dụng vì mục đích giáo dục, thông tin nội
bộ trong các cơ quan hành chính và cơ quan kinh doanh;
- Ghi âm các chương trình radio và truyền hình cho mục đích giáo dục;
- Truyền phát lại chương trình phát sóng;
- Sử dụng tác phẩm trong môi trường kỹ thuật số11
11 “Collective management of copyright and related right” – Dr Daniel J Gervais. Page 265; “Extended
collective licensing” Harald Von Hielmcrone Birte Christensen-Dalsgaard, State and University Library, Aarhus,
Denmark.
23
Theo đó tại Việt Nam hiện nay có thể thấy hai lĩnh vực mà việc cấp một giấy phép mở là
hết sức cần thiết, đó chính là: Internet và việc truyền phát lại chương trình phát sóng.
Một trang web hiện nay sử dụng rất nhiều tác phẩm, chủ sở hữu cùng thường xuyên thay
đổi các bài hát, các bản ghi. Các kênh truyền hình, các tập đoàn truyền thông, các đơn vị truyền
phát lại các chương trình phát sóng cũng chính là những đơn vị sử dụng mà mức độ sử dụng các
tác phẩm hết sức đa dạng, các tác phẩm được sử dụng cũng thường xuyên thay đổi.Nếu xác định
được như vậy, các tổ chức quản lý tập thể Việt Nam nhất là RIAV phải tiến hành các biện pháp
nhằm thu thập lấy ý kiến các cơ quan nhà nước để có được thẩm quyền cấp một giấy phép mở.
Đây sẽ là một mục đích lâu dài mà các tổ chức quản lý tập thể Việt Nam cần hướng đến.
2.4.5 Các kỹ thuật để ban hành một giấy phép mở
Thông thường có hai kỹ thuật để ban hành một giấy phép mở :
- Kỹ thuật thứ nhất: Giấy phép mở do luật định : kỹ thuật này yêu cầu thẩm quyền ban
hành một giấy phép mở sẽ được một văn bản pháp luật quy định, trong văn bản này sẽ chỉ định
chính xác một tổ chức quản lý tập thể sẽ có quyền đối với tất cả các tác phẩm trong quốc gia đó
ở mỗi một lĩnh vực nhất định.
Giấy phép mở này đương nhiên sẽ hình thành một cơ chế độc quyền theo luật định và vì
vậy, quy định này phải đi kèm với các biện pháp để chủ sở hữu quyền vẫn được đảm bảo tự mình
thực hiện quyền.
Ví dụ : tại nước
- Kỹ thuật thứ hai: Giấy phép mở rộng. Đây là một loại giấy phép được dựa trên cơ sở
“liên đới quản lý mở rộng”, nghĩa là một tổ chức quản lý tập thể sẽ ký kết các thỏa ước giữa một
tổ chức quản lý tập thể và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức nghề nghiệp tập hợp nhiều
chủ sở hữu quyền.
=> Hoạt động này mang tính bán cưỡng chế
Tuy nhiên, kỹ thuật này vẫn đòi hỏi các tổ chức quản lý tập thể phải có một hành lang pháp
lý nhất định để có thẩm quyền ký kết với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức nghề nghiệp;
đồng thời phải có cơ chế để các tổ chức này có đủ thẩm quyền ký kết thỏa ước.
2.5 Vị thế độc quyền trên thực tế của tổ chức quản lý tập thể
2.5.1 Việc hình thành vị thế độc quyền trên thực tế của tổ chức quản lý tập thể
Quản lý tập thể được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Riêng quản lý quyền với
tác phẩm âm nhạc đã có thể nêu ra nhiều ví dụ như “quyền biểu diễn” (bao gồm quyền biểu diễn
công cộng, quyền phát sóng, quyền truyền đạt tới công chúng bằng các phương tiện khác),
24
“quyền sao chép cơ học”, “quyền sao chép dùng riêng”…Xu hướng được thừa nhận hiện nay
trên thế giới là mỗi nhóm quyền, tức mỗi lĩnh vực, chỉ được quản lý bởi một tổ chức liên đới
quản lý duy nhất. Ví dụ như quyền đối với bản ghi tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam thì chỉ do
riêng Hiệp hội công nghiệp ghi âmViệt Nam liên đới quản lý; hay như quyền tác giả âm nhạc tại
Việt Nam thì do một mình Trung tâm quyền tác giả (VCPMC) phụ trách, không có thêm bất kì tổ
chức nào đứng ra cùng quản lý .
Cần phân biệt là một nhóm quyền chỉ do một tổ chức quản lý, nhưng một tổ chức nếu có
khả năng vẫn có thể liên đới quản lý nhiều nhóm quyền khác nhau, vấn đề này sẽ được phân tích
kĩ hơn ở phần về hợp nhất các tổ chức quản lý tập thể.
Có thể liệt kê các lợi ích của việc một nhóm quyền chỉ được liên đới bởi một tổ chức duy
nhất như sau:
- Cấp phép an toàn về mặt pháp lý và dễ dàng;
- Khả năng ủy quyền khai thác toàn bộ kho tác phẩm thế giới chỉ với một giấy phép duy
nhất;
- Giảm đáng kể chi phí giao dịch.
Với những lợi ích rõ ràng như vậy, nguyên tắc này được áp dụng ở hầu hết các quốc gia.
Những trường hợp ngoại lệ là rất hiếm. Thậm chí ở Thụy Sĩ và Hungari, luật quốc gia về quản
lý tập thể quy định rõ chỉ một tổ chức duy nhất có thể được phép quản lý cùng một quyền giống
nhau cho cùng một nhóm chủ sở hữu quyền giống nhau.
Ngược lại với những lợi ích mà nó mang lại, nguyên tắc này khiến cho các tổ chức quản
lý tập thể có một vị thế độc quyền trên thực tế, do không có một tổ chức nào thực hiện cùng một
chức năng, tác động cùng một đối tượng với nó. Theo tư duy thông thường về kinh doanh, độc
quyền sẽ dẫn đến sự lạm dụng, triệt tiêu động lực phát triển. Nhưng vẫn rất cần thiết duy trì sự
độc quyền này? Vì như đã xác định ở phần 2.2 của đề tài. Các tổ chức quản lý tập thể hoạt động
“không vì mục đích kinh doanh” mà hoạt động để đảm bảo và phát triển các quyền mà nó quản
lý. Như vậy, các nguyên tắc về “thị trường”, “cạnh tranh”, “độc quyền” trong kinh doanh không
thể được áp dụng trực tiếp ở đây.12 Thêm vào đó, vị thế này được giữ vững do sự điều tiết cân
bằng giữa quyền lợi của chủ sở hữu, tổ chức liên đới quản lý và người sử dụng. Nếu chủ sở hữu
cùng với tổ chức quản lý của mình lạm dụng vị thế độc quyền để đưa ra những điều kiện và biểu
phí bất hợp lý thì chính tác phẩm của họ sẽ bị hạn chế sử dụng. Cụ thể hơn, nếu chủ sở hữu đưa
ra giá quá cao cho một tác phẩm, quyền lợi của người sử dụng không được bảo đảm, họ có thể
12 Quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan – Ts Mihály Fiscor, Trang 167
25
chọn cách không sử dụng tác phẩm đó nữa; lúc đó chính chủ sở hữu cũng bị thiệt hại. Do đó,
việc lợi dụng vị thế độc quyền cũng rất hạn chế.
2.5.2 Các biện pháp ngăn chặn khả năng lạm dụng vị thế độc quyền trên thực tế của
tổ chức quản lý tập thể
Mặc dù đã nhận định ở trên là khả năng các tổ chức quản lý tập thể lợi dụng vị thế độc
quyền của mình là rất hạn chế, tuy nhiên để đảm bảo thị trường kinh doanh các sản phẩm văn
hóa phát triển lành mạnh và ổn định nhưng vẫn phải dự liệu và ngăn chặn khả năng này. Các
trường hợp có thể xảy ra là:
- Tổ chức quản lý tập thể từ chối cấp phép cho người sử dụng mà không có lý do chính
đáng nào;
- Tổ chức quản lý tập thể có sự phân biệt đối xử bất hợp lý giữa những người sử dụng
thuộc cùng một nhóm; thí dụ cấp phép cho A sử dụng với giá 5 đồng, nhưng lại cấp phép cho B
với giá tới 10 đồng, trong khi A và B cùng là website cho phép người dùng nghe và tải nhạc..
- Tổ chức quản lý tập thể thiết lập biểu phí và các điều kiện cấp phép khác một cách “tùy
hứng”. Hình thức lạm dụng này rất khó xác định vì không có ranh giới rõ ràng giữa 1 biểu phí,
điều kiện cấp phép “thích hợp” và 1 biểu phí, điều kiện cấp phép “tùy hứng”.
Hai trường hợp đầu liệt kê ra trên đây khiến ta dễ dàng liên tưởng đến Điều 47 Luật cạnh
tranh:
“Điều 47. Phân biệt đối xử của hiệp hội
Cấm hiệp hội ngành nghề thực hiện các hành vi sau đây:
1. Từ chối doanh nghiệp có đủ điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi hiệp hội nếu việc từ chối
đó mang tính phân biệt đối xử và làm cho doanh nghiệp đó bị bất lợi trong cạnh tranh;
2. Hạn chế bất hợp lý hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác có liên quan tới
mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên.”
Những hành vi quy định tại Điều 47 này được xem là hành vi cạnh tranh không lành
mạnh, bị cấm và phải chịu chế tài nếu vi phạm. Hiệp hội được quy định tại Điều 47 này là hiệp
hội ngành nghề, các thành viên của nó là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh
nghiệp. Như vậy, tuy có tương đồng về danh nghĩa “hiệp hội”, với những hành vi phân biệt đối
xử có vẻ giống nhau, nhưng không có cơ sở pháp lý vững chắc để áp dụng những chế tài trong
Luật cạnh tranh cho hành vi của tổ chức quản lý tập thể. Ngoài ra, không phải mọi tổ chức quản
lý tập thể tại Việt Nam đều được thành lập và hoạt động dưới hình thức một “hiệp hội”. Có thể
nhận định rằng, tại Việt Nam đang hoàn toàn thiếu vắng những quy định về vấn đề này.
26
Với cả ba hình thức lạm dụng vị thế độc quyền của tổ chức quản lý tập thể ở trên, giải
pháp phù hợp nhất đang được thế giới áp dụng hiện nay là giải quyết tranh chấp thông qua tòa án
dân sự bình thường hoặc tòa án đặc biệt, cơ quan trọng tài được thiết lập cho mục đích nhất định
(Tòa bản quyền). Thực tiễn Việt Nam hiện nay chưa có một tranh chấp nào về vấn đề này được
đưa ra tòa án hay trọng tài. Một phần vì thực trạng quản lý tập thể ở nước ta còn mới, chưa nảy
sinh nhiều tranh chấp. Thêm vào đó, chúng ta chưa có cơ sở pháp lý quy định cụ thể, dẫn đến
việc các cơ quan chức năng lúng túng, sợ phải thụ lý giải quyết, còn các bên trong tranh chấp
cũng e ngại về hiệu quả đạt được nếu đưa ra tòa.
Riêng với trường hợp thứ ba, về việc thiết lập biểu phí và các điều kiện cấp phép một
cách tùy hứng, còn một cách ngăn chặn khác là để cho các cơ quan chức năng giữ quyền phê
chuẩn biểu phí và điều kiện cấp phép đó. Cách này tuy nhiên lại khó thuyết phục nếu áp dụng ở
những nước có chế độ quản lý tập thể tư.
2.6 Vấn đề hợp nhất các tổ chức riêng biệt vốn quản lý các quyền khác nhau và dành cho
các nhóm chủ sở hữu quyền khác nhau
Trong chương mở đầu, nhóm tác giả đã xác định phạm vi của đề tài được gói gọn trong
lĩnh vực quyền liên quan của các tác phẩm âm nhạc. Các tác giả cũng đã mạnh dạn loại trừ lĩnh
vực quyền liên quan của tổ chức phát sóng ra ngoài phạm vi đề tài với mong muốn đề tài được
viết chuyên sâu và cụ thể hơn.
Trong mục này, vấn đề về hợp nhất các tổ chức riêng biệt vốn quản lý các quyền khác
nhau và dành cho các nhóm chủ sở hữu quyền khác nhau sẽ đề cập đến việc nên quản lý tập thể
riêng quyền của người biểu diễn (ca sĩ, vũ công, nhạc công...) và quyền của nhà sản xuất bản ghi
hay là nên quản lý chung cả hai loại hình quyền liên quan này trong một tổ chức chung.
2.6.1 Lý do của việc hợp nhất tổ chức quản lý tập thể của người biểu diễn và nhà sản
xuất bản ghi
Đối với một tác phẩm âm nhạc, chủ sở hữu quyền tài sản đối với quyền liên quan của
người biểu diễn, và của người sản xuất bản ghi chính là người đã đầu tư tiền bạc và tài chính cho
cuộc biểu diễn và cho bản ghi đó13. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người lầm tưởng quyền tài sản
13 Điều 44Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Chủ sở hữu quyền liên quan
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu
diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm,
ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.
27
của quyền liên quan của người biểu diễn luôn thuộc về người biểu diễn; còn quyền tài sản của
quyền liên quan luôn thuộc về phòng thu, đơn vị ghi âm, ghi hình. Xác định lại việc này sẽ giúp
các tổ chức quản lý tập thể tìm được chính xác người chủ sở hữu quyền liên quan và từ đó có
cách thức tổ chức và quản lý quyền phù hợp.
Việc quản lý chung các quyền của người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi của các tác
phẩm âm nhạc được đặt ra trên nhiều lĩnh vực như: việc sử dụng bản ghi để phát sóng, quyền
truyền phát lại, quyền sao chép để dùng riêng v.v... Tuy nhiên, việc liên đới quản lý quyền này
được đề cậpnhiều nhất khi các tổ chức quản lý tập thể đối diện với các quy định thuộc điều 12
của công ước Rome.
“ Nếu một bản ghi âm đã được công bố vì mục đích thương mại, hoặc một bản sao của
một bản ghi âm như vậy được sử dụng trực tiếp để phát sóng hoặc cho bất kỳ sự truyền đạt nào
tới công chúng thì một khoản tiền thù lao hợp lý phải được người sử dụng trả cho các người biểu
diễn hoặc cho nhà sản xuất bản ghi âm hoặc cho cả hai. Trong trường hợp không có sự thỏa
thuận giữa các bên Luật quốc gia có thể quy định các điều kiện để phân chia khoản thù lao này”
Như vậy, Điều 12 không quy định độc quyền đối với việc phát sóng và quảng bá tới công
chúng mà chỉ quy định quyền hưởng thù lao tương xứng. Điều này có nghĩa là người biểu diễn
và nhà sản xuất bản ghi âm đã mất đi độc quyền cấp phép. Vì vậy, quản lý tập thể trở thành một
hình thức liên đới tối cần thiết.
* Hai lý do để liên minh quản lý tập thể quyền của người biểu diễn và quyền của nhà
sản xuất bản ghi âm:
- Điều 12 đề cập đến việc sử dụng tác phẩm âm nhạc của các tổ chức phát sóng. Ở đó, các
tổ chức phát sóng sử dụng các tác phẩm âm nhạc dưới hình thức các bản ghi âm, các bản ghi
hình. Ta nhận thấy rằng, trong các bản ghi này tồn tại cả quyền liên quan của các nghệ sĩ biểu
diễn và của các nhà sản xuất bản ghi âm. Như vậy, việc sử dụng của các tổ chức phát sóng liên
quan đến cả hai nhóm đối tượng này.
- Ngoài ra, hiện nay trên thế giới, quyền của người biểu diễn và của nhà sản xuất bản ghi
đang có xu hướng “nhập lại thành một”. Xu hướng này được xuất phát từ việc ra đời các công ty
sản xuất âm nhạc như: Sony Music, EMI music, Universal...Trong đó, các công ty này vừa quản
lý ca sĩ, vừa có hệ thống phòng thu âm, thu hình hiện đại. Hợp đồng giữa các công ty và người
biểu diễn thường quy định một tỷ lệ phân chia nhất định giữa công ty và người biểu diễn, nhưng
công ty vẫn là người nắm giữ quyền liên quan đối với các bản ghi. Vì thế quyền thu tiền thù lao
của cả người biểu diễn và nhà sản xuất đều thuộc về công ty.
Với hai lý do chính như trên, việc liên minh quản lý tập thể đem đến cho các chủ sở hữu
quyền sự tiện dụng và tiết kiệm chi phí cho việc quản lý.
28
Hơn nữa, với sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới Internet, các yêu cầu về việc sử
dụng trên Internet đòi hỏi việc cấp phép và thu tiền cho việc sử dụng phải nhanh chóng và đơn
giản. Vì vậy, việc liên minh quản lý tập thể là hết sức cần thiết.
Hiện nay, tại nhiều quốc gia đã thành lập các tổ chức liên đới quản lý quyền của người
biểu diễn và nhà sản xuất như: LSG ở Áo, SOCINPRO ở Brazil, GRAMEX ở Đan Mạch, SENA
ở Hà Lan...
Tuy nhiên, việc liên minh để quản lý không phải là không tồn tại những khuyết điểm của
nó. Dễ dàng nhìn thấy rằng, nếu hình thành một tổ chức liên minh quản lý quyền thì những nhà
sản xuất – vốn là những pháp nhân, tổ chức kinh tế - sẽ luôn luôn chiếm ưu thế so với những
người biểu diễn – vốn chỉ là những cá nhân riêng lẻ. Vì vậy, khả năng tổ chức này sẽ xem nhẹ lợi
ích của một nhóm chủ sở hữu quyền là có thể xảy ra. Đồng thời, cũng phải nhìn nhận rằng,
không cần hình thành một tổ chức liên minh thì hai tổ chức riêng lẻ vẫn có thể có sự phối hợp
hoạt động vì những mục đích chung.
Chính vì vậy, nhiều quốc gia vẫn duy trì các tổ chức riêng lẻ, độc lập đối với hai nhóm
chủ sở hữu quyền này như: ADAMI và SPEDIAM ở Pháp, IMAIE ở Tây Ban Nha đại diện cho
người biểu diễn và các tổ chức IFPI ở các quốc gia đại diện cho nhà sản xuất bản ghi.
2.6.2 Đánh giá nhu cầu thiết lập tổ chức liên minh quản lý tập thể quyền của người
biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm tại Việt Nam
Sau khi Việt Nam gia nhập công ước Rome kể từ ngày 01/03/2007, các quy định tại Điều
12 cũng được áp dụng. Tuy nhiên, Điều 12 là một điều khoản mà các quốc gia tham gia được
phép bảo lưu. Vì vậy, Việt Nam đã bảo lưu điều khoản này. Tuy nhiên, các quy định tại Điều 33
Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam năm 2005 là một sự chuyển hóa của điều khoản này. Điều 33 Luật
Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam năm 2005 quy định:
“ Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền
nhuận bút, thù lao:
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền liên quan trong các trường hợp sau đây không phải
xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thoả thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền
tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng:
a) Sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục
đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới
bất kỳ hình thức nào;
Theo hướng dẫn tại nghị định 100 thì dường như không hề thu hẹp hoạt động này, mà là
rất nhiều hoạt động khác nhau đều được quyền không xin phép và phải trả tiền
Khoản 1 điều 35 Nghị định 100/2006 hướng dẫn cụ thể như sau:
29
1. Sử dụng trực tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để
thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc tổ chức phát sóng dùng
chính bản ghi âm, ghi hình đó để phát sóng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao
gồm cả việc truyền qua vệ tinh, môi trường kỹ thuật số.
Sử dụng gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để
thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc tiếp sóng, phát lại chương
trình đã phát sóng; chuyển chương trình trong môi trường kỹ thuật số lên sóng.”
Như vậy, đối với việc truyền phát sóng thì các quyền của người biểu diễn, của nhà sản
xuất bản ghi âm đều là quyền hưởng thù lao và không có độc quyền cấp phép.
Để phân tích rõ các đặc điểm tại Việt Nam về vấn đề này, cần phân tích hai vấn đề.
- Thứ nhất, việc sử dụng các tác phẩm âm nhạc: Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật
trong nước hiện nay, các đài truyền hình, truyền thanh, các kênh IP TV (truyền hình Internet)
đang sử dụng các bản ghi với mức độ rất cao và dĩ nhiên là quyền của người biểu diễn và của
nhà sản xuất bản ghi tồn tại đồng thời trong các bản ghi này. Các đơn vị kinh doanh dịch vụ
Internet cũng có nhu cầu cấp ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản lý tập thể quyền liên quan đến tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam.pdf