Đề tài Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp trên địa bàn Huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN. ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.

DANH MỤC BẢNG BIỂU.vi

PHẦN MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .2

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .3

6. Kết quả dự kiến đạt được của để tài.3

7. Nội dung của luận văn.3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ

TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP.4

1.1. Thuế giá trị gia tăng và quản lý thu thuế giá trị gia tăng .4

1.1.1. Tổng quan về thuế Giá trị gia tăng .5

1.1.2. Khái niệm, đặc trưng của thuế giá trị gia tăng:.6

1.1.3. Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT ở Việt Nam.6

1.2. Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp.12

1.2.1. Một số quy định chung của quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp: 12

1.2.2. Nội dung của quy trình: .13

1.3.Ưu điểm và điều kiện áp dụng của thuế GTGT ở Việt Nam .21

1.3.1.Ưu điểm của thuế GTGT .22

1.3.2. Điều kiện áp dụng của thuế GTGT:.23

1.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp.24

1.5. Kinh nghiệm quản lý thu thuế GTGT ở một số địa nước trên thế giới và ở Việt

Nam .26

pdf100 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp trên địa bàn Huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật; Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước; Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế; Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế. 42 Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật. Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế. Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế. Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế. Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao. 2.3 Kết quả tình hình thực hiện thu ngân sách của Huyện Chi Lăng từ năm 2014 đến năm 2018 Chi cục thuế Huyện Chi Lăng được giao nhiệm vụ quản lý tất cả các nguồn thu thuế, lệ phí phát sinh trên địa bàn quận. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chi cục thuế đã áp dụng theo đúng các quy định trong luật quản lý thuế, các quy đinh về quyền hạn, tổ đội trong cơ quan thuế, các quyết định về quy trình quản lý thuế hiện hành. Trong quá trình thực hiện chi cục đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc cả về khách quan lẫn chủ quan nhưng với sự nỗ lực công tác của toàn thể cán bộ trong đơn vị, liên tục qua các năm chi cục thuế Huyện Chi Lăng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt 43 trong những năm 2014 và năm 2015 trong điều kiện không thuận lợi, giá cả biến động. lạm phát tăng caoảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn đồng thời ảnh hường lớn đến công tác thuế tại chi cục thuế Huyện Chi Lăng . Cụ thể như sau : Chi cục Thuế huyện Chi Lăng đã triển khai thực hiện tốt Luật quản lý thuế và các quy trình, thủ tục của Tổng Cục thuế ban hành. Do đó, số thu từ thuế của Huyện Chi Lăng luôn chiếm trên 90% thu NSNN và không ngừng tăng qua các năm, trong đó thu từ thuế GTGT chiếm hơn 35% tổng thu từ thuế. Bảng 2.3 Kết quả thu ngân sách trên địa bàn huyện Chi Lăng Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng thu nội địa 21.769 26.084 30.820 36.537 43.924 Tổng thu Thuế và phí 14.460 16.134 20.422 25.122 30.750 Thuế GTGT 7.220 7.303 7.501 9.328 11.516 Thuế TNDN 480 226 690 467 551 Thuế TTĐB 1 - - - - Thuế TNCN 649 124 1.910 2.518 2.452 Thuế MB 520 551 620 658 697 Phí + thu khác 5.589 7.929 9.701 12.151 15.535 (Nguồn: Chi cục thuế huyện Chi Lăng) Công tác quản lý thuế GTGT ở Chi cục thuế huyện Chi Lăng đã có rất nhiều tiến bộ, số thu thuế GTGT đã hoàn thành vượt mức kế hoạch, ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu NSNN. Tuy đạt được những kết quả cao trên nhưng tình trạng thất thu thuế vẫn xảy ra nhiều và gây không ít khó khăn cho công tác quản lý thu thuế, nguyên nhân là do ý thức của người nộp thuế không cao, tình hình quản lý chưa thực sự sâu sát hết tấc cả các đối tượng nộp thuế, công tác tuyên truyền còn chưa mạnh mẽ, nội dung chưa nhấn mạnh vào trọng tâm. 44 2.4. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện Chi Lăng 2.4.1. Quản lý đối tượng nộp thuế (ĐTNT): Trong công tác hành chính thuế, công tác quản lý ĐTNT đóng vai trò hết sức quan trọng. Thông qua công tác này cơ quan thuế nắm được ĐTNT, các chỉ tiêu kinh tế, tài chính cơ bản của ĐTNT, từ đó có thể quản lý thu thuế một cách có hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế GTGT và khấu trừ thuế GTGT. Căn cứ vào Luật thuế và quy trình quản lý thu thuế thì bất kỳ một sắc thuế nào, đối với đối tượng kinh doanh nào, muốn thu được thuế thì trước hết phải xác định được ĐTNT. Đối với thuế GTGT cũng phải xác định đối tượng nào thuộc diện quản lý của thuế GTGT. Quản lý ĐTNT là khâu đầu tiên của quá trình quản lý thu thuế, quản lý ĐTNT tốt sẽ tạo tiền đề định hướng cho quản lý doanh thu tính thuế, chi phí hợp lý, hợp lệ trong việc xác định thu nhập chịu thuế. Trên địa bàn huyện Chi Lăng, 100% các doanh nghiệp đăng ký mã số thuế tại Cục thuế tỉnh Lạng Sơn và phân về cho chi cục thuế Chi Lăng quản lý trên địa bàn. Ngoài ra, trên địa bàn cũng có một số doanh nghiệp chịu sự quản lý trực tiếp của Cục thuế tỉnh. Chi cục thuế Chi Lăng đã có nhiều phương pháp quản lý ĐTNT khác nhau như: Quản lý theo địa bàn, quản lý theo cán bộ quản lý doanh nghiệp NQD, quản lý theo thuế môn bài, quản lý theo ngành nghề kinh doanh, quản lý theo loại hình doanh nghiệp, quản lý theo mã số thuế. Trong giới hạn của bài viết này tôi chỉ xin đưa ra một số cách thức quản lý tiêu biểu mà chi cục thuế Chi Lăng đã và đang áp dụng: * Quản lý ĐTNT theo thuế/phí môn bài: Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có nghĩa vụ nộp thuế môn bài theo bậc, tuỳ thuộc vào vốn đăng ký kinh doanh của đơn vị đó. 45 Bảng 2.4 Báo cáo thực thu thuế môn bài theo bậc của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Chi Lăng Bậc Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số đơn vị Số tiền (trđ) Số đơn vị Số tiền (trđ) Số đơn vị Số tiền (trđ) Số đơn vị Số tiền (trđ) Số đơn vị Số tiền (trđ) Bậc 1 12 36 15 45 17 51 18 54 23 69 Bậc 2 28 56 30 60 27 54 76 152 78 156 Bậc 3 37 56 44 66 45 68 136 136 148 148 Bậc 4 110 114 103 114 114 114 Tổng 187 262 192 285 203 287 230 342 249 373 (Nguồn: Chi cục thuế Huyện Chi Lăng) Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy, việc quản lý ĐTNT theo thuế môn bài của Chi cục thuế Huyện Chi Lăng: Về số lượng doanh nghiệp năm 2014 đến năm 2018 là (187/249) doanh nghiệp, làm cho số thuế môn bài thu được cũng tăng lên 112.000.000(đ). Sự tăng lên đó là do sự tăng lên của các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng bậc thuế môn bài. Từ năm 2017 thuế môn bài được chuyển thành phí môn bài [6], các bậc môn bài có thay đổi lớn, từ 4 bậc môn bài còn 3 bậc môn bài đối với doanh nghiệp, tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp chỉ tăng ở mức vừa phải nên số tiền môn bài thu được cũng tăng tương ứng. * Quản lý ĐTNT theo loại hình doanh nghiệp: Tính đến ngày 31/12/2018 đội thuế quản lý doanh nghiệp thuộc Chi cục thuế Huyện Chi Lăng quản lý tổng số 249 doanh nghiệp, trong đó đang hoạt động là 225 đơn vị, nghỉ kinh doanh với các lý do khác nhau là 24 đơn vị, trong đó doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh có công văn là 9 đơn vị và nghỉ không có công văn 15 đơn vị. Ta sẽ thấy rõ điều này qua bảng báo cáo dưới đây: 46 Bảng 2.5 Bảng báo cáo tình hình quản lý ĐTNT theo loại hình doanh nghiệp của đội QLDN STT Loại hình DN Số DN đang hoạt động Số DN tạm nghỉ kinh doanh Nghỉ có CV Nghỉ không CV 1 Công ty cổ phần 75 2 3 2 Công ty TNHH 97 7 6 3 Doanh nghiệp tư nhân 49 - 6 4 HTX 28 - - 5 Xí nghiệp 0 - - Tổng 249 249 9 15 (Nguồn: Chi cục thuế Huyện Chi Lăng) Trong 249 đơn vị đang hoạt động và 24 đơn vị đã nghỉ kinh doanh thì số lượng doanh nghiệp phát sinh tăng trong năm là do được cấp mã số mới và từ nơi khác chuyển về. Trong năm 2018, Cục thuế tỉnh Lạng Sơn đã cấp 59 đối tượng mà được chuyển về thuộc quản lý của Chi cục thuế Chi Lăng có 8 đối tượng là Công ty Cổ phần và 7 đối tượng là công ty TNHH và 4 doanh nghiệp tư nhân; đồng thời cũng đã đóng cửa 5 đơn vị. So với năm 2017 thì số lượng doanh nghiệp được cục thuế tỉnh Lạng Sơn cấp mã số thuế trong năm 2018 là cao hơn. Chi cục thuế Huyện Chi Lăng, mà trực tiếp là đội quản lý doanh nghiệp, chỉ với 3 cán bộ và 1 đội trưởng phụ trách chung thì việc quản lý 249 doanh nghiệp, hoạt động rộng khắp trên 19 xã và 2 thị trấn đã gặp rất nhiều khó khăn.Tuy nhiên, với sự hướng dẫn, chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo Chi cục thuế Chi Lăng thì đội quản lý doanh nghiệp cũng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong công tác quản lý ĐTNT. Nhìn chung, công tác quản lý ĐTNT đối với các doanh nghiệp của chi cục thuế Chi Lăng là tương đối tốt. Trong năm 2018, công tác quản lý doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến, đội quản lý doanh nghiệp chỉ đạo từng cán bộ quản lý theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của từng đối tượng để nắm được quy mô sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp, rồi đề ra các biện pháp quản lý phù hợp. Đó chính là tinh thần trách 47 nhiệm của các cán bộ Chi cục thuế nói chung, mà đặc biệt là cán bộ của đội quản lý doanh nghiệp đã bám sát, theo dõi được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn, không để sót, chậm quản lý đối với các doanh nghiệp mới thành lập; các doanh nghiệp mới phát sinh đều được hướng dẫn, đôn đốc kê khai, nộp thuế kịp thời; đối với những đối tượng có đơn nghỉ kinh doanh cũng được tăng cường kiểm tra quản lý. Bên cạnh những thành tựu kể trên cũng phải kể đến những tồn tại trong công tác quản lý ĐTNT như: Vẫn còn có những doanh nghiệp nghỉ kinh doanh mà không thông báo cho cơ quan thuế; hoặc đã có đơn xin nghỉ nhưng trên thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, gây thất thu thuế cho NSNN. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng chủ yếu là do ý thức, trách nhiệm của ĐTNT. Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đều đi lên từ những hộ kinh doanh cá thể cho nên hoạt động vẫn mang tính tự phát, nhận thức về công tác thuế còn nhiều hạn chế, đặc biệt là nghiệp vụ kế toán, các đối tượng đều không ý thức được việc báo cáo cho cơ quan thuế quản lý về tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình; mặt khác, cán bộ thuế quản lý ít với số lượng doanh nghiệp hoạt động phức tạp và không có ý thức thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. 2.4.2. Quản lý căn cứ tính thuế Quản lý căn cứ tính thuế luôn là vấn đề phức tạp, nan giải, vì đứng trên lợi ích của doanh nghiệp thì căn cứ tính thuế sẽ quyết định số thuế phải nộp là nhiều hay ít, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của bản thân doanh nghiệp. Còn ở góc độ quản lý, căn cứ tính thuế là căn cứ quan trọng để đảm bảo thu đúng, đủ và kịp thời thuế vào NSNN. Công tác quản lý căn cứ tính thuế được thể hiện ở các nhiệm vụ sau: 2.4.2.1. Quản lý công tác kế toán doanh nghiệp và tình hình sử dụng hoá đơn, chứng từ: a) Công tác kế toán doanh nghiệp: Công tác kế toán doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, vì nó là một phần trong cơ chế giám sát doanh nghiệp, từ đó có thể điều hành 48 hoạt động sản xuất cũng như đề ra phương hướng phát triển đúng đắn cho doanh nghiệp. Đứng trên quan điểm của nhà quản lý thuế: Thuế và kế toán có mối quan hệ khăng khít, biện chứng cho nhau. Kế toán phản ánh, ghi chép đúng, chính xác, khoa học sẽ tạo điều kiện cho việc tính đúng, tính đủ số thuế. Ngược lại, kế toán phản ánh, ghi chép không đúng, không chính xác, không khoa học thì không thể tính đúng, tính đủ số thuế; không có điều kiện để xử lý tranh chấp thuế nảy sinh. Hay nói cách khác, nếu số liệu kế toán không chính xác sẽ dẫn đến công tác quản lý thuế kém hiệu quả, công cụ thuế sẽ không phát huy hết chức năng điều chỉnh, kiểm soát vĩ mô nền kinh tế. Mặc dù rất quan trọng nhưng phần lớn các doanh nghiệp có tâm lý ngại thực hiện sổ sách kế toán, nếu có cũng chỉ là chống đối, không đúng thực tế, có nhiều nghiệp vụ bỏ ngoài sổ sách kế toán. Theo thống kê điều tra đến hết 31/12/2017, cả nước có hơn 561.000 doanh nghiệp [7], và có đến gần 70% là doanh nghiệp mới thành lập theo Luật doanh nghiệp. Phần đông trong số đó thuộc doanh nghiệp nhỏ, nên chủ yếu chỉ sắp xếp một người làm kế toán, thậm chí là kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo chính quy hoặc khi có thanh tra, kiểm tra mới thuê kế toán. Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Chi Lăng cũng không nằm ngoài đặc điểm chung của phần lớn đó. Tuỳ theo quy mô, năng lực, trình độ nhận thức mà công tác tổ chức kế toán được thực hiện là khác nhau. Ta có thể nhận thấy các sai phạm trong công tác kế toán của một số doanh nghiệp, đó là: Đưa vào khấu trừ thuế đầu vào không có hoá đơn hoặc hoá đơn không hợp pháp; kê khai hoá đơn dịch vụ không được khấu trừ của hàng hoá không dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ chịu thuế; kê khai trùng, lặp thuế GTGT đầu vào... Ví dụ: Trong quý II năm 2018, chi cục thuế Chi Lăng đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH xây dựng Thượng Thành, mã số thuế: 4900101536, thuộc xã Mai Sao- Thị trấn Đồng Mỏ - Huyện Chi Lăng ; đã có hành vi vi phạm: - Ghi chép sổ sách kế toán không kịp thời, không đúng quy định của chế độ kế toán. 49 - Sửa chữa, tẩy xoá sổ sách kế toán không đúng quy định. Chi cục thuế huyện Chi Lăng đã xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán do lập sổ kế toán không ghi rõ ràng các chỉ tiêu như: tên đơn vị, ngày tháng theo Điều 9 Nghị định số 41/2018/NĐ-CP [8], số tiền phạt là 1.000.000đ. Theo báo cáo: Năm 2018: Số quyết định xử phạt là 4 quyết định; tổng số tiền phạt là 7.302.006đ, trong đó truy thu thuế là 14.517.423đ, phạt hành chính là 4.442.000đ; Năm 2017: Số quyết định xử phạt là 07 quyết định; tổng số tiền phạt là 6.251.380đ, trong đó truy thu thuế là 13.235.098đ; phạt hành chính là 2.914.742đ. Năm 2016: Số quyết định xử phạt là 03 quyết định; tổng số tiền phạt là 4.511.778đ, trong đó truy thu thuế là 9.218.556đ, phạt hành chính là 2.454.000đ; Năm 2015: Số quyết định xử phạt là 08 quyết định; tổng số tiền phạt là 4.286.300đ, trong đó truy thu thuế là 6.205.117đ; phạt hành chính là 1.600.000đ. Năm 2014: Số quyết định xử phạt là 05 quyết định; tổng số tiền phạt là 3.679.700đ, trong đó truy thu thuế là 5.509.000đ; phạt hành chính là 1.800.000đ. Chi cục thuế Huyện Chi Lăng xử phạt theo Điều 3; Điều 7 Nghị định số 129/2013/NĐ- CP [9] * Nhận xét: Có thể nhận thấy công tác kế toán không phải là công tác được các doanh nghiệp quan tâm. Việc sai phạm của các doanh nghiệp về chế độ kế toán ngày càng tăng, mà tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp kinh doanh xây dựng, dịch vụ ăn uống, vận tải. Mà nguyên nhân một phần là do nhận thức của các doanh nghiệp về tính cấp thiết của công tác kế toán, mặt khác là do đặc thù của ngành kinh doanh không thể theo dõi một cách chính xác doanh thu, chi phí, dẫn đến chế độ kế toán còn có nhiều hạn chế. Ngược lại, với Chi cục thuế thì việc kiểm tra sổ sách ngày càng được chú trọng, quản lý ngày càng chặt chẽ, việc xử lý sai phạm ngày càng nhiều và kiên quyết hơn đối với 50 các doanh nghiệp thực hiện không tốt chế độ kế toán. b) Công tác quản lý hoá đơn, chứng từ: Chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ được thực hiện theo Nghị định số 89/NĐ- CP ngày 07/11/2002. Việc tổ chức hạch toán trong các khâu sản xuất- lưu thông- tiêu dùng cũng như việc sử dụng hoá đơn, chứng từ trong việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp và đối với cơ quan thuế trong việc quản lý thu thuế GTGT. Nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nộp thuế ngày càng nghiêm túc hơn, tất cả các doanh nghiệp đều phải tổ chức hạch toán kế toán toàn bộ hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê. Trên địa bàn huyện Chi Lăng toàn bộ các doanh nghiệp đang hoạt động đều thực hiện việc mua hoá đơn. Do lượng hoá đơn bán ra lớn, số lượng hoạt động cũng tăng nên công tác kiểm tra, hướng dẫn cũng được tăng cường và chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, các hành vi gian lận trong việc lập và sử dụng hoá đơn, chứng từ vẫn luôn tồn tại. Điều này có thể thấy ở tất cả các khâu lập và sử dụng hoá đơn đầu vào lẫn đầu ra. + Đối với các loại hoá đơn đầu vào: Các doanh nghiệp thường lập hồ sơ mua hàng hoá của nhiều gia đình, doanh nghiệp ở nhiều địa phương khác nhau để hợp pháp hoá việc khai khống thuế GTGT đầu vào, làm cho việc điều tra, xác minh gặp khó khăn, phức tạp; mua hoặc xin hoá đơn hợp pháp của đơn vị khác hoặc dùng hoá đơn thật của mình nhưng thông báo mất hoặc hết thời gian sử dụng để hợp thức hoá các khoản chi phí và thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế; tẩy xoá, chữa ngày, tháng để kê khai thuế đầu vào, từ đó nâng thuế GTGT đầu vào. Ví dụ: Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Xuân Hòa, năm 2017 đã vi phạm: - Kê khai khấu trừ thuế đầu vào. - Các hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào không ghi rõ tên và mã số thuế của đơn vị bán, tổng số thuế GTGT đầu vào đã kê khai là 3.549.820 đ. Chi cục thuế Chi Lăng đã truy thu số thuế GTGT đầu vào là 3.549.820 đ. 51 + Đối với hoá đơn đầu ra: Chủ yếu là bán hàng hoá mà không lập hoá đơn; ghi giá trị trên hoá đơn thấp hơn so với giá trị thực tế thanh toán nhằm làm giảm thuế GTGT đầu ra; sử dụng hoá đơn không phải do Bộ tài chính phát hành hoặc hoá đơn tự in nhưng chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trong năm 2018, chi cục thuế Chi Lăng đã tiến hành kiểm tra hoá đơn bán hàng của 08 đơn vị xăng dầu, qua kiểm tra đã phát hiện một số sai sót nhưng không đáng kể nên chỉ nhắc nhở và rút kinh nghiệm chung; Chi cục đã phối hợp với Công an huyện Chi Lăng kiểm tra xác minh, truy tìm và xử lý 02 trường hợp báo mất hoá đơn, xử lý truy thu và phạt tiền: 4.200.000đ; xử lý truy thu và phạt số đối với 01 trường hợp vận chuyển hàng hoá không có hoá đơn, chứng từ kèm theo, số tiền phạt là 2.230.000đ. Chi cục Thuế huyện Chi Lăng xử phạt theo Điều 3, Điều 11 Thông tư 10/2014/TT- BTC [10] *Nhận xét: Chi cục thuế Chi Lăng đã thực hiện tốt công tác quản lý hoá đơn, chứng từ. Các đối tượng mua mới phải đảm bảo đúng điều kiện, đồng thời cũng tiến hành theo dõi quy trình hoạt động kinh doanh để có các biện pháp khắc phục kịp thời. Đối với các trường hợp mua, bán hoá đơn trước đây, chi cục đã rà soát lại các thủ tục mua lần đầu và tiến hành bổ sung cho đúng theo quy định. Chi cục công khai các thủ tục mua hoá đơn lần đầu cũng như các lần tiếp theo, đồng thời chỉ đạo các bộ phận phối hợp với nhau, tạo điều kiện cho đối tượng mua hoá đơn một cách thuận tiện nhất nhưng vẫn đảm bảo quản lý tốt các đối tượng. Đối với các đối tượng mua hoá đơn là người nơi khác đến kinh doanh trên địa bàn, chi cục đã nắm bắt và quản lý một cách phù hợp, không để xảy ra tình trạng kinh doanh hoá đơn. Trên cơ sở nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh và tình hình kê khai thuế, chi cục thuế Chi Lăng đã phát hiện những doanh nghiệp có dấu hiệu buôn bán hoá đơn, lập hoá đơn khống, chi cục đã tập trung phối hợp kiểm tra, làm rõ và ngăn chặn kịp thời. Ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thủ tục ban đầu để mua hoá đơn, chi cục đã chỉ đạo đội XLDL phối hợp chặt chẽ với đội thuế, tổ thanh tra, kiểm tra nghiên cứu và xem xét kỹ 52 nhằm phát hiện những hiện tượng lợi dụng sự thông thoáng của Luật doanh nghiệp và các quy định về bán hoá đơn để mua hoá đơn sử dụng bất hợp pháp. Chi cục đã phối hợp liên ngành với các cơ quan như công an, quản lý thị trường....để kiểm tra, xác minh những đối tượng có quan hệ mua bán hoá đơn, trên cơ sở đó đối chiếu việc mua vào, bán ra để tìm ra những đối tượng kinh doanh không lành mạnh và kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm các quy định về sử dụng hoá đơn, chứng từ; trường hợp nào đã xác minh sử dụng hoá đơn bất hợp pháp thì kiên quyết tạm dừng cấp hoá đơn. Chi cục thuế Chi Lăng luôn tăng cường công tác kiểm tra, xác minh, đối chiếu hoá đơn: Bảng 2.6 Báo cáo kết quả xác minh hoá đơn đến ngày 31/12/2018 Hoá đơn gửi đi xác minh Chưa nhận 31/12/2017 Số gửi đi trong năm 2018 Đã nhận trả lời Chưa nhận 31/12/2018 Số PH Số HĐ Số PH Số HĐ Số PH Số HĐ K.quả xử lý chênh lệch (ĐV: đồng) Số PH Số HĐ 5 9 8 15 4 8 1.749.320 4 7 (Nguồn: Chi cục Huyện thuế Chi Lăng) Để góp phần vào việc quản lý sử dụng hoá đơn, chứng từ tốt thì vấn đề không phải chỉ là việc thực hiện các chính sách, cơ chế, các hoạt động kiểm tra, xác minh của cơ quan thuế mà quan trọng nhất vẫn là ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị, các cơ sở sản xuất, kinh doanh. 2.4.2.2. Tình hình kê khai nộp thuế GTGT: Yêu cầu của việc kê khai nộp thuế là: + Các doanh nghiệp phải kê khai đúng và đầy đủ doanh thu, đúng thuế suất của từng mặt hàng và số thuế đầu vào phát sinh trong tháng. + Cơ quan thuế phải có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra để đảm bảo các doanh 53 nghiệp kê khai đúng quy định. Bảng 2.7: Tình hình nộp hồ sơ khai thuế GTGT của Chi Cục thuế Huyện Chi Lăng Năm Số hồ sơ khai thuế phải nộp Số hồ sơ khai thuế đã nộp Số hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn Số hồ sơ khai thuế nộp quá thời hạn 2014 804 754 618 136 2015 822 774 634 140 2016 563 563 463 100 2017 441 441 491 50 2018 663 663 617 46 (Nguồn: Chi cục Huyện thuế Chi Lăng) Theo số liệu bảng 2.7 về tình hình nộp hồ sơ khai thuế qua các năm cho thấy, số hồ sơ đã nộp đúng thời hạn quy định ngày một tăng, chất lượng tờ khai tương đối tốt, ít sai sót về mặt số học. Kế toán thuế : Hệ thống kế toán thuế bao gồm hệ thống các ổ kế toán như sổ theo dõi thu nộp, theo dõi nợ, theo dõi hoàn thuế do phòng Tin học và Xử lý dữ liệu thực hiện hạch toán, xử lý, cung cấp thông tin về tình hình thu, ĐTNT, nhất là thông tin về chấp hành pháp luật thuế GTGT phát sinh hàng tháng, tiến độ thu nợ, các thông tin về đăng ký thuế, kê khai thuế, hoàn thuế, ngừng hoạt động, xử lý vi phạm... Để kiểm soát nguồn thu thuế GTGT, hệ thống kế toán thuế sử dụng hệ thống mục lục ngân sách, với phương pháp ghi đơn hạch toán số thuế đã thu theo từng bộ, ngành hoặc theo khối trung ương, địa phương,... tương ứng với chương, loại, khoản, hạng, mục theo quy định của Luật ngân sách. Số thu về thuế GTGT được hạch toán riêng và tách bạch theo từng ĐTNT nhằm theo dõi công nợ về thuế chính xác, liên tục. Quản lý tờ khai thuế GTGT là quản lý về thời gian nộp thuế và chất lượng tờ khai. * Thời gian nộp tờ khai: Nhìn chung các doanh nghiệp NQD thuộc quản lý của Chi cục thuế Huyện Chi Lăng đều nộp tờ khai đúng thời gian, đúng mẫu quy định của Luật 54 thuế GTGT. Việc kê khai các dữ liệu trên các mẫu biểu cơ bản là đúng thuế suất, đúng nội dung, song vẫn còn một số doanh nghiệp khi kê khai doanh số bán lẻ chưa kê khai mẫu 06/GTGT, hay hoá đơn dịch vụ mua vào (hoá đơn thông thường), chưa kê khai mẫu 05/GTGT, một số doanh nghiệp mới đăng ký thuế chưa nắm rõ thời gian phải nộp tờ khai thuế, do vậy khi cán bộ quản lý đôn đốc mới nộp. * Chất lượng tờ khai thuế GTGT: Các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Chi Lăng đã kê khai số thuế phải nộp theo hoá đơn đúng quy định nhưng chưa sát với tình hình thực tế kinh doanh, chủ yếu là các doanh nghiệp xăng dầu, sắt thép, dịch vụ ăn uống đã được cán bộ quản lý đôn đốc, nhắc nhở, nhưng việc kê khai doanh số bán cho người mua không ghi hoá đơn vẫn còn tồn tại, chưa chuyển biến nhiều. Ví dụ: Trong quý 4 năm 2018, Công ty TNHH thương mại Đạt Phát, có trụ sở kinh doanh tại khu Hòa Bình 2- Thị Trấn Đồng Mỏ- Chi Lăng – Lạng Sơn, kinh doanh 01 tháng nhưng có doanh số lớn. Đội thuế đã kiểm tra chế độ kế toán và xác minh hoá đơn đầu vào, đã phát hiện đơn vị có dấu hiệu lập hóa đơn chồng chéo và có quan hệ mua bán hoá đơn với các doanh nghiệp đã bỏ trốn, đội thuế đã đề nghị tạm dừng bán hoá đơn cho công ty và xác minh lại toàn bộ hoá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_quan_ly_thu_thue_gia_tri_gia_tang_doi_voi_doanh_nghie.pdf
Tài liệu liên quan