Đề tài Quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây - Thực trạng và giải pháp

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và yêu cầu

4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu

6. Đóng góp mới về mặt khoa học và luận văn

7. Kết cấu của luận văn

CHƯƠNG 1: TỔNG QUÁT VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH

1.1. Một số vấn đề lý luận về thuế

1.1.1. Khái niệm - bản chất, đặc điểm của thuế

1.1.2. Vai trò của thuế

1.2. Khu vực KTNQD và quản lý thuế đối với KT NQD

1.2.1. Đặc điểm của kinh tế NQD

1.2.2. Yêu cầu và nội dung của công tác quản lý thu thuế NQD

1.2.2.1. Mục tiêu yêu cầu của quản lý thu thuế NQD

1.2.2.2. Nội dung cơ bản của quản lý thu thuế KTNQD

1.3. Nội dung cơ bản của một số sắc thuế đối với KTNQD ở việt nam

1.3.1. Thuế môn bài

1.3.2. Thuế GTGT

1.3.3. Thuế TNDN

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH Ở HÀ TÂY

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.2. Thực trạng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (NQD) ở Hà Tây

2.2. Tình hình quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây những năm qua

2.2.1. Xây dựng bộ máy quản lý ngành thuế

2.2.2. Tổ chức quản lý thu thuế

2.2.2.1. Quản lý thu thuế các doanh nghiệp NQD

2.2.2.2. Quản lý thu thuế hộ cá thể kinh doanh

2.2.3. Công tác thanh tra chống thất thu trong quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Hà Tây

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Những kết quả đã đạt được

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

2.3.2.2. Những nguyên nhân

CHƯƠNG 3: NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ KHU VỰC KINH TẾ NQD Ở HÀ TÂY NHỮNG NĂM TỚI

3.1. Một số quan điểm cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý thu thuế ngoài quốc doanh ở Hà Tây

3.1.1. Quản lý thu thuế là nhiệm vụ chung của cơ quan thuế, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan

3.1.2. Bảo đảm bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế

3.1.3. Quản lý thuế NQD phải được đổi mới theo: ĐTNT tự tính, tự khai và tự nộp thuế

3.2. Một số giải pháp về tăng cường quản lý thuế đối với khu vực kinh tế NQD

3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác quản lý thuế đối với KTNQD trên địa bàn

3.2.2. Kiện toàn bộ máy quản lý thuế, nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

3.2.3. Hoàn thiện chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn trong quản lý thu thuế

3.2.4. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương trong quản lý thu thuế

3.2.5. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền chính sách thuế

 

doc107 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài. Ở Hà Tây, trong thời gian vừa qua, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã phát triển mạnh mẽ về số lượng, đa dạng về loại hình kinh doanh, đa dạng về ngành nghề và đã có những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Có thể thấy rõ thực trạng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh qua từng mặt như sau: - Về số lượng. Theo số liệu thống kê, tính đến hết ngày 31/12/2002, trên địa bàn tỉnh đã có 1293 cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh (bao gồm: 71 công ty cổ phần, 558 công ty trách nhiệm hữu hạn, 339 doanh nghiệp tư nhân, 253 hợp tác xã, 72 tổ hợp tác) 15.827/133.382 hộ cá thể kinh doanh đã đăng ký kinh doanh hoạt động với tổng số vốn đã đăng ký là: 2.950.821 triệu đồng. Trong đó, doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.615.821 triệu đồng chiếm 54,7%; hộ cá thể kinh doanh:1.335.000 triệu đồng chiếm 45,3%. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đặc biệt phát triển mạnh kể từ khi Nhà nước ban hành luật doanh nghiệp (1999) cùng với việc thực hiện bãi bỏ 84 loại 'giấy phép con" trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo quyết định số 19/2000/QĐ-TTg ngày 3/2/2000 và nghị định số 30/2000/NĐ-CP ngày 11/8/2000 chỉ tính riêng 2 năm (2001 - 2002) trên địa bàn tỉnh Hà Tây đã có thêm 41.537 hộ cá thể bằng 45,2% và 387 doanh nghiệp bằng 56,9% so với cả thời gian trước cộng lại. Trong các loại hình doanh nghiệp, công ty, trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh nhất. Năm 1992 toàn tỉnh có 53 công ty TNHH, 133 doanh nghiệp tư nhân đến nay (2002) có 558 công ty TNHH, 339 doanh nghiệp tư nhân tăng 10 lần và 2,5 lần. Biểu 1: Số lượng doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể kinh doanh qua các năm Loại hình ĐVT 1998 1999 2000 2001 2002 Hộ cá thể KD (số điều tra) Hộ 77.858 83.666 91.845 97.140 133.382 Doanh nghiệp NQD DN 263 315 680 704 1293 Nguồn [6] Các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh mẽ hầu khắp các địa bàn trong tỉnh. Tuy nhiên số lượng phân bố đồng đều giữa các huyện thị. Qua số liệu điều tra cho thấy, nhìn chung số lượng chủ yếu tập trung ở 2 thị xã lớn (Sơn Tây, Hà Đông) và các huyện có điều kiện thuận lợi về giao thông và vốn có nghề truyền thống như: Chương Mỹ, Thạch Thất, Hoài Đức, Thường Tín, Phú Xuyên. Biểu 2: Số lượng các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh phân theo địa bàn hoạt động. Địa bàn huyện thị Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh Số hộ cá thể KD DNTN TNHH CP HTX Tổ hợp tác Số hộ theo điều tra Số hộ đã ĐKKD Tổng cộng 339 558 71 253 72 133.382 15827 1 Hà Đông 66 154 13 24 8 8607 2589 2 Sơn Tây 41 34 12 5 - 5210 2061 3 Thanh Oai 16 30 8 14 1 14374 648 4 ứng Hoà 16 13 - 11 - 11633 953 5 Thường Tín 33 27 4 11 1 11736 978 6 Phú Xuyên 14 18 3 10 - 12730 1043 7 Mỹ Đức 11 17 1 13 13 7797 882 8 Chương Mỹ 44 72 7 29 32 15701 915 9 Quốc Oai 14 28 5 12 3 9061 7073 10 Hoài Đức 19 57 6 51 8 9500 1350 11 Đan Phượng 27 35 4 32 3 7130 594 12 Phúc Thọ 8 4 1 17 - 7352 940 13 Thạch Thất 22 46 3 13 - 6381 750 14 Ba Vì 8 23 4 7 3 6170 1051 Nguồn [4] - Về cơ cấu ngành nghề. Với đặc điểm quy mô nhỏ, vốn ít dễ thích nghi trong cơ chế thị trường, kinh tế ngoài quốc doanh đã làm nên một bức tranh hết sức đa dạng, phong phú về ngành nghề kinh doanh ở Hà Tây. Song có thể nói việc điều tra, phân loại, đánh giá một cách chính xác, chi tiết, cơ cấu từng nhóm ngành nghề là một việc làm gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp. Bởi vì, trong cơ chế thị trường hầu hết các cơ sở kinh doanh đều thực hiện kinh doanh tổng hợp, đăng ký kinh doanh cùng lúc nhiều ngành nghề, sản xuất chủ yếu chạy theo sự khan hiếm trên thị trường do đó mang rất nhiều yếu tố tự phát và ngành nghề có sự thay đổi. Qua số liệu của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, cơ cấu ngành nghề kinh doanh của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh khái quát như sau: Trên 75% cơ sở tập trung chủ yếu ở 2 lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ; các ngành như giao thông vận tải, xây dựng và một số ngành nghề khác chiếm không quá 25% cụ thể. + Đối với 1293 cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Ngành thương mại - dịch vụ có 591 doanh nghiệp chiếm 45,7%. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có 383 nhân dân chiếm 29,6%; ngành xây dựng có 216 doanh nghiệp chiếm 16,7%; vận tải có 52 doanh nghiệp chiếm 4,06%, còn lại các ngành khác có 51 doanh nghiệp chiếm 3,8%. [6] + Đối với 15.887 hộ cá thể kinh doanh đã đăng ký kinh doanh hoạt động: 79% số hộ (12.503) hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, còn 29% số hộ (3324) hoạt động trong lĩnh vực vận tải, xây dựng và các ngành khác. [6] Như vậy, số cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh phân bố không đồng đều giữa các ngành, các lĩnh vực. - Về quy mô vốn. Luật doanh nghiệp đã không quy định vốn pháp định là một điều kiện để thành lập doanh nghiệp, trừ một số doanh nghiệp đặc thù được quy định trong các luật chuyên ngành. Đây là một điểm mới của luật đã thực sự xoá bỏ các thủ tục phiền hà, hình thức, thực sự tạo cơ hội kinh doanh cho một số nhà đầu tư có điều kiện sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên việc quy định như vậy không có nghĩa là không cần vốn vẫn thành lập được doanh nghiệp, mà các doanh nghiệp phải đăng ký số vốn tự có khi thành lập và định kỳ báo cáo, cập nhật những thông tin về vốn với cơ quan đăng ký kinh doanh. Song thực tế ở Hà Tây cho thấy (do nhiều nguyên nhân) thời gian qua công tác thẩm định hồ sơ đăng ký kinh doanh còn lỏng lẻo, vốn đăng ký kinh doanh chỉ là hình thức và nhiều cơ sở doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh không báo cáo, không cập nhật thông tin. Do những thông thoáng của luật cùng với sự tăng lên về số lượng, quy mô vốn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây cũng tăng lên gấp bội. + Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ 45 doanh nghiệp (1992) với số vốn 11.025 triệu đồng đến nay (2002) đã có 1293 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 2950.821 triệu đồng tăng 28,7 lần về số lượng doanh nghiệp, tăng 267 lần về vốn. [6] Trong tổng số 1293 doanh nghiệp, có 857 doanh nghiệp (66,4%) vốn dưới 1 tỷ. 378 doanh nghiệp (29,4%) vốn từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ. 42 doanh nghiệp (3,3%) vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ, 7 doanh nghiệp (0,6%) vốn trên 10 tỷ. Trong 7 doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ, công ty cổ phần (6), công ty TNHH (1). [6] Như vậy quy mô vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu là dự vừa và nhỏ (95,8%). Đây cũng là điều phản ánh rõ tiền thâm của các doanh nghiệp là từ các hộ cá thể, tiểu chủ phát triển lên. + Đối với hộ cá thể kinh doanh. Quy mô vốn của các hộ các thể kinh doanh rất đa dạng và rất khó xác định mức bình quân chung. Vì nhiều loại ngành nghề có nhu cầu vốn rất khác nhau. Nhưng nhìn chung thấp khoảng vài triệu đồng trên hộ. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực lượng vốn bình quân cao hơn - chẳng hạn trong tiểu thủ công nghiệp vốn khoản trên dưới 100 triệu đồng. - Về quản lý Nhà nước. Với mục tiêu, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc thành lập doanh nghiệp, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp, luật doanh nghiệp đã chuyển trọng tâm sự quản lý của Nhà nước từ "Tiền kiểm" sang "hậu kiểm" thực hiện sự giám sát của Nhà nước cùng với xã hội công luận theo nguyên tắc minh bạch, công khai. Xuất phát từ mục tiêu đó, Chính phủ đã ban hành nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 về đăng ký kinh doanh. Theo quy định tại nghị định này, cơ quan đăng ký được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (thuộc Sở kế hoạch đầu tư) gọi là phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, ở huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (trực thuộc UBND), gọi là phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện. Trong đó phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện có nhiệm vụ đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể, phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có nhiệm vụ đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Như vậy, chức năng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp các hộ cá thể kinh doanh thuộc cơ quan đăng ký kinh doanh các cấp. Thực tế ở Hà Tây cho thấy công tác quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tuy đã thu được rất nhiều kết quả song vẫn còn những hạn chế bất cập, cụ thể: + Số hộ cá thể đăng ký kinh doanh thấp so với tổng số hộ theo điều tra. 15.827 hộ/133.382 bằng 11,8%. [6] + Công tác thẩm định hồ sơ đăng ký kinh doanh còn hình thức đặc biết sự phối hợp với các cơ quan chức năng (thuế - quản lý thị trường) quản lý sau đăng ký kinh doanh còn lỏng lẻo. Đơn cử: Năm 2002 có 32 doanh nghiệp (2,4%) không tìm thấy địa chỉ, + Nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp luật trong sản xuất kinh doanh nhưng không kịp thời xử lý. Tóm lại: Hệ thống quản lý Nhà nước từ tỉnh tới cơ sở đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn thiếu và yếu, phân công trách nhiệm chưa rõ ràng, đặc biệt công tác quản lý sau sau đăng ký kinh doanh còn buông lỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. * Đánh giá vai trò của khu vực kinh tế NQD ở Hà Tây. - Những đóng góp chủ yếu Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây thời gian vừa qua đã khơi dậy nguồn tiềm năng về đất đai tài sản, tiền vốn, sức lao động và trí tuệ, kinh nghiệm của mọi tầng lớp nhân dân vào sản xuất kinh doanh góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh. Những đóng góp của khu vực kinh tế này có thể khái quát như sau: + Đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động bình quân khoảng 20% so với tổng số lao động toàn tỉnh. Cụ thể: [6] + Năm 1998: 161.143 người chiếm 16,9% + Năm 2000: 190.972 người chiếm 19,5%. + Năm 2002: 218.947 người chiếm 21,2%. + Tạo ra nhiều sản phẩm trong nước và xuất khẩu có giá trị cao góp phần khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống. + Huy động được nguồn vốn to lớn trong nhân dân vào sản xuất kinh doanh và đóng góp một phần đáng kể cho nguồn thu các ngân sách. Như vậy, trong những năm qua, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. - Những hạn chế và khó khăn. Bên cạnh những đóng góp to lớn trong thời gian qua, đánh giá tổng quan, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây còn có những hạn chế và khó khăn như sau: Thứ nhất: Quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chế biến nông sản thực phẩm còn ít, sản xuất chủ yếu chạy theo nhu cầu thị trường do đó mang nhiều yếu tố tự phát, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh còn hạn chế. Thứ hai: Sự hiểu biết về chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, trình độ quản lý kinh tế quản trị kinh doanh và tay nghề của chủ doanh nghiệp và người lao động còn thấp chưa tương xứng với yêu cầu thực tế. Thứ ba: Sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng như vai trò của các đoàn thể xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực song nhìn chung mới dừng lại ở việc đề ra các chủ trương, chưa có các biện pháp cụ thể. Theo số liệu điều tra năm 2001 ở 394 doanh nghiệp chỉ có 42 doanh nghiệp có tổ chức chi bộ Đảng bằng 10,6% và 557 Đảng viên bằng 2,34% số lao động trong các doanh nghiệp có 50 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn bằng 12,7% với số đoàn viên 6.634 người chiếm 27,3% số lao động trong các doanh nghiệp. [4] Thứ tư: Hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước từ tỉnh đến huyện đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn thiếu và yếu, phân công trách nhiệm chưa rõ ràng. Đặc biệt sự phối hợp giữa các ngành chức năng quản lý sau đăng ký kinh doanh còn lỏng lẻo, chưa đáp ứng với tình hình phát triển của khu vực kinh tế này. Thứ năm: Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn chậm và chưa làm được nhiều do vậy chưa có tác dụng khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển. Tóm lại: Tronghơn 10 năm qua (đặc biệt từ khi có Luật doanh nghiệp) khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng đã huy động được một nguồn vốn to lớn của mọi tổng hợp dân cư vào đầu tư phát triển góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm thực hiện xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, những kết quả chưa tưng xứng với tiềm năng thực có của khu vực kinh tế này mà nguyên nhân chủ yếu là: Nhận thức chỉ đạo của các cấp các ngành còn nhiều hạn chế, đặc biệt công tác quản lý Nhà nước còn chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa tương xứng với yêu cầu thực tế. 2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THUẾ KHU VỰC KINH TẾ NQD Ở HÀ TÂY NHỮNG NĂM QUA. 2.2.1. Xây dựng bộ máy quản lý ngành thuế. Cùng với 2 cuộc cải các thuế, bộ máy quản lý ngành thuế ở Hà Tây cũng được sắp xếp lại tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Từ năm 1990 đến nay, bộ máy quản lý của ngành được kiện toàn trên cả 2 mặt, con người, cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức. * Về đội ngũ cán bộ và nhân viên thuế. Hiện nay, ngành thuế Hà Tây có tổng số 1100 cán bộ, công chức, nhân viên công tác ở tất cả các đơn vị từ cục đến các chi cục. Trong đó: Cục thuế tỉnh (120), 14 chi cục (780). Từ năm 1998 đến nay, mặc dù khối lượng công việc tăng lên do khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh song biên chế của ngành không tăng mà có phần giảm do yêu cầu giảm biên và thực hiện chủ trương "Khoán thu" của ngành. Đặc biệt, trong số thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn chỉ chiếm tỷ trọng 12% tổng số thu nhưng số cán bộ, công chức ngành thuế có liên quan và trực tiếp quản lý thu thuế ngoài quốc doanh, lại chiếm trên 70% tổng số cán bộ công chức toàn ngành. Thực tế cho thấy, những năm gần đây, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành đã được nâng lên một bước. Năm 1998 với tổng số 1135 số có trình độ Đại học chỉ chiếm 25% đến nay đã tăng lên 38% trên tổng số 1100 người. Tuy nhiên số cán bộ có trình độ Đại học lại không phân bố đều ở tất cả các đơn vị trong ngành mà chỉ tập trung chủ yếu ở cục và một số chi cục có số thu lớn là Hà Đông, Sơn Tây, Chương Mỹ. Có được kết quả trên đây là do từ nhiều năm nay ngành thuế Hà Tây đã đặc biệt chăm lo đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cả về phẩm chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ. Cụ thể ngành đã quy định. - Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là một tiêu chí để bình xét Đảng viên đánh giá công chức hàng năm và là một tiêu chí xem xét đề bạt cán bộ. - Hỗ trợ tiền học phí cho người được cử đi học. - Đặt ra yêu cầu cán bộ từ cấp tổ trưởng, đội trưởng thuế đến trưởng phó phòng ban cấp cục phải có trình độ Đại học. - Định kỳ hàng năm mở từ 2 đến 3 lớp tập huấn cho tất cả cán bộ quản lý của ngành từ cấp tổ trưởng trở lên về chính sách, pháp luật và chuyên môn nghiệp vụ thuế. Cùng với việc quan tâm đào tạo từng bước nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức ngành thuế Hà Tây đã có nhiều cố gắng tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm từng bước ứng dụng tin học hiện đại hoá công tác quản lý thu thuế. Từ năm 1994 việc trang bị máy vi tính, ứng tin học và quản lý thuế lần đầu tiên được thực hiện ở cục và 3 chi cục có số thu hàng năm lớn là Hà Đông, Sơn Tây và Chương Mỹ. Tuy nhiên do hạn chế về trình độ, máy vi tính trong giai đoạn này mới chỉ dược sử dụng với mục đích đánh văn bản và lưu giữ những dữ liệu về đối tượng nợ thuế là chính. Năm 1998, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, đáp ứng việc thực hiện các luật thuế mới, cục thuế tỉnh đã thành lập phòng máy tính và 100% số chi cục thuế trực thuộc được trang bị máy tính. Song cho đến nay, trong 14 chi cục mới chỉ có 3 chi cục (Hà Đông - Sơn Tây - Chương Mỹ) bước đầu ứng dụng tin học có hiệu quả, giảm được nhiều thao tác, tính toán thủ công trong công tác quản lý thuế. Tóm lại: Trong những năm qua, ngành thuế Hà Tây đã có nhiều cố gắng từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ thu của ngành. Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển, kết quả mới chỉ là bước đầu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. * Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu ngoài quốc doanh. Từ năm 1998 trở về trước, quản lý thu thuế ngoài quốc doanh do các chi cục thuế huyện thị đảm nhiệm. Thực hiện quy trình thu mới do tổng cục thuế quy định cục thuế tỉnh thành lập phòng thuế ngoài quốc doanh (chính thức hoạt động từ ngày 01/01/1999) trực tiếp quản lý các đối tượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ bao gồm các công ty TNHH, công ty cổ phần doanh nghiệp tư nhân, các HTX, tổ hợp tác (kể cả các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý nộp thuế theo phương pháp trực tiếp). - Mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế Cục thuế tỉnh Hà Tây. LÃNH ĐẠO CỤC Các hộ cá thể nộp thuế theo kê khai Các hộ cá thể ổn định thuế Các doanh nghiệp NQD Phòng thuế NQD Phòng máy tính Phòng tổ chức cán bộ Phòng nghiệp vụ Phòng thanh tra Phòng kế hoạch kinh tế Phòng quản lý ấn chỉ Chi cục thuế Chức năng nhiệm vụ. Phòng thuế ngoài quốc doanh. + Có nhiệm vụ quản lý đối tượng nộp thuế và căn chứ tính thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Về tăng giảm, phân tích tình hình thu nhập, tham gia lập dự toán thu, khai thác nguồn thu, tham mưu đề suất với lãnh đạo cục các biện pháp quản lý đối tượng nộp thuế. Hướng dẫn đối tượng nộp thuế các thủ tục kê khai đăng ký thuế, căn cứ tính thuế, lập hồ sơ miễn giảm, hoàn thuế, quyết toán thuế, giải đáp các thắc mắc lập và tổ chức lưu giữ hồ sơ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn. + Kiểm tra các tờ khai thuế, hồ sơ miễn giảm, hoàn thuế. + Đề xuất, tham mưu cho lãnh đạo cục giải quyết các trường hợp miễn giảm, hoàn thuế. + Ấn định thuế với các doanh nghiệp không nộp tờ khai, nộp chậm tờ khai thuế. + Theo dõi, đôn đốc nhắc nhở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nộp thuế đúng hạn. Phòng kế hoạch kinh tế - phòng máy tính. + Lập dự toán thu ngoài quốc doanh hàng năm. Phân bổ dự toán cho phòng thuế ngoài quốc doanh các chi cục thuế và theo dõi tiến độ thực hiện. + Thực hiện nhập tờ khai đăng ký thuế và quản lý hệ thống mã số thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ cá thể trên địa bàn. + Xử lý tính thuế, tính nợ, tính phạt, in thông báo thuế, nhận giấy nộp tiền từ kho bạc chấm nợ. + Tổng hợp tình hình thu nộp thuế. Phòng thanh tra. + Kiểm tra, phát hiện các đối tượng có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không đăng ký kê khai nộp thuế. + Hỗ trợ phòng ngoài quốc doanh, các chi cục quản lý thu, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu. + Kiểm ta việc chấp hành các quy định về quản lý thu của các đơn vị trong ngành. Phòng hành chính. + Tiếp nhận tờ khai đăng ký thuế, tờ khai thuế, hồ sơ miễn giảm hoàn thuế, quyết toán thuế vào sổ theo dõi và chuyển cho phòng ngoài quốc doanh. + Gửi thông báo thuế, quyết định hoàn thuế, giảm thuế tới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, phòng ngoài quốc doanh, phòng kế hoạch kế toán. Phòng quản lý ấn chỉ. + Tham mưu cho lãnh đạo cục chỉ đạo các biện pháp quản lý thu thực hiện các quy trình quản lý thu đối với phòng thu ngoài quốc doanh, các chi cục. + Hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ cá thể vè việc thực hiện các quy định của luật thuế. + Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện chính sách thuế. Phòng nghiệp vụ. + Tham mưu cho lãnh đạo cục chỉ đạo các biện pháp quản lý thu thực hiện các quy trình quản lý thu đối với phòng thu ngoài quốc doanh, đối với các chi cục. + Hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ cá thể về việc thực hiện các quy định của luật thuế. + Tổng hợp đánh giá tình hình chính sách thuế. Phòng tổ chức cán bộ. + Phối hợp với các phòng nghiệp vụ, ngoài quốc doanh, các chi cục thực hiện công tác tuyên truyền, tập huấn về chính sách thuế cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ các thể nhằm thực hiện tốt các luật thuế. + Lựa chọn, bố trí sắp xếp cán bộ vào các phòng ban, các bộ phận để thực hiện quy trình quản lý thu của ngành. - Mô hình tổ chức quản lý thu ngoài quốc doanh tại chi cục. LÃNH ĐẠO CHI CỤC THUẾ Cáchộ cá thể nộp thuế theo kê khai Các hộ cá thể ổn định thuế Các doanh nghiệp NQD (do cục thuế uỷ nhiệm thu) Tổ quản lý ấn chỉ Tổ kế hoạch tính thuế Tổ kiểm tra Tổ nhân sự hành chính Tổ nghiệp vụ thu khác Đội thuế Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận như sau: Đội thuế. + Quản lý đối tượng nộp thuế trên địa bàn được giao (Đội thuế xã phường: quản lý các hộ ổn định thuế, đội thuế doanh nghiệp, quản lý các hộ cá thể nộp thuế theo kê khai và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh). + Xác định các căn cứ tính thuế. + Đôn đốc thu nộp thuế. Tổ kế hoạch tính thuế. + Lập danh bạ đối tượng nộp thuế, tính thuế, tính nợ, tính phạt, lập bộ, ra thông báo thuế, nhận giấy nộp tiền từ kho bạc. + Tổng hợp tình hình thu nộp thuế. Tổ nghiệp vụ thu khác. + Tham mưu cho lãnh đạo chi cục về việc xác định mức thuế ấn định, đánh giá mức độ thất thu và dự kiến thu cho thời gian tới. + Phối hợp với đội thuế xem xét hồ sơ miễn giảm thuế thực hiện các thủ tục trình lãnh đạo chi cục duyệt. Tổ kiểm tra. + Kiểm tra việc chấp hành các quy trình về quản lý thu và tính thuế của đội thuế và bộ phận tính thuế. + Hỗ trợ các đội thuế quản lý đối tượng nộp thuế. + Kiểm tra phát hiện các đối tượng hoạt động kinh doanh nhưng không kê khai đăng ký thuế, lập các thủ tục xử lý trốn lậu thuế. Tổ ấn chỉ. + Nhận hoá đơn tại văn phòng ấn chỉ (cục) và tổ chức bán các loại hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ cá thể kinh doanh sử dụng. + Theo dõi, quản lý việc sử dụng hoá đơn chứng từ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ cá thể. 2.2.2. Tổ chức quản lý thu thuế. 2.2.2.1. Quản lý thu thuế các doanh nghiệp NQD: * Quản lý đối tượng nộp thuế: Yêu cầu chung đối với việc quản lý ĐTNT là: Phải làm sao đưa hết số đối tượng có hoạt động sản xuất kinh doanh vào diện quản lý thuế, và kịp thời nắm bắt những biến động về tình hình sản xuất kinh doanh của đối tượng trong diện quản lý thuế để có những biện pháp thu phù hợp. Thực hiện yêu cầu này, các nội dung chính phải làm trong quản lý ĐTNT đó là: + Hướng dẫn ĐTNT kê khai đăng ký thuế để được cấp mã số thuế. + Lập hồ sơ theo dõi ĐTNT kịp thời nắm bắt những biến động (ngừng, nghỉ kinh doanh) và đôn đốc thu nhập thuế. Ở Hà Tây từ năm 1991 đến năm 1998 toàn bộ các đối tượng nộp thuế thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được giao cho các chi cục huyện thị xã quản lý thu. Trong thời điểm này, việc quản lý đối tượng được thực hiện phổ biến theo mô hình chuyên sâu, tức là bố trí cán bộ chuyên quản các doanh nghiệp các hộ cá thể. Với mô hình quản lý này, cán bộ thuế thường xuyên bám sát cơ sở tăng cường kiểm tra, đôn đốc thu nộp, theo sát đối tượng phát sinh, kiểm tra công tác kế toán, kiểm tra việc sử dụng hoá đơn chứng từ... Kết quả là hàng năm đã phát hiện và loại trừ các chi phí không hợp lý ra khỏi giá thành, tăng lợi tức chịu thuế, tăng số nộp ngân sách. Tuy nhiên mô hình quản lý này cũng bộ lộc nhiều hạn chế như: - Do sự phát triển nhanh về số lượng và ngành nghề kinh doanh, cán bộ thuế không đủ sức bao quát hết các đối tượng nộp thuế trên địa bàn phụ trách. - Dễ xuất hiện tình trạng sai phạm, tham ô, xâm tiêu tiền thuế ảnh hưởng đến kết quả thu ngân sách. Từ năm 1999 đến nay, thực hiện các luật thuế mới, các doanh nghiệp tư nhân, công tác trách nhiệm hữu hạn HTX, tổ hợp tác và các hộ nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, việc quản lý thu thuế được giao cho phòng quản lý thuế ngoài quốc doanh đảm nhiệm. Như vậy, từ năm 1999 toàn bộ các DNNQD (315) có trên địa bàn tỉnh đều do Phòng thuế NQD (Cục) quản lý, các chi cục thuế huyện thị xã chỉ còn quản lý các hộ kinh doanh cá thể. Việc thay đổi này là xuất phát từ tình hình thực tế: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chi cục còn nhiều hạn chế, việc quản lý các DN NQD gặp rất nhiều khó khăn nhất là đối với các doanh nghiệp qui mô lớn, kinh doanh tổng hợp. Tuy nhiên, sau hai năm phân cấp mặc dù đã thu được một số kết quả nhưng đã nảy sinh vấn đề: Cán bộ thuế không bám sát địa bàn, nhiều biến động về ĐTNT không kịp thời phát hiện... Chính vì vậy từ năm 2001 việc phân cấp quản lý lại có sự thay đổi: Chuyển 313 doanh nghiệp về chi cục quản lý và phòng thuế NQD (Cục) chỉ còn quản lý các doanh nghiệp có qui mô kinh doanh lớn, quan trọng. Năm 2002 trong tổng số 1182 doanh nghiệp NQD đã có mã số thuế, Cục thuế trực tiếp quản lý 360 doanh nghiệp, số thuế thu được là 18.147 triệu đồng. Các chi cục quản lý 822 doanh nghiệp, số thuế thu được là 9881 triệu đồng. Trong thời gian này, ngành thuế đã thực hiện xoá bỏ mô hình quản lý "chuyên sâu, chuyên quản", chuyển sang mô hình hành thu 3 bộ phận theo đúng sự chỉ đạo của tổng cục thuế. Ba bộ phận quản lý thu gồm: - Bộ phận quản lý đối tượng nộp thuế, đôn đốc thu nộp thuế (bộ phận quản lý). - Bộ phận tính thuế, lập sổ thuế trình lãnh đạo cơ quan duyệt các mức doanh thu, mức thuế, phát hành thông báo thuế theo dõi thu nộp thuế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37185.doc
Tài liệu liên quan